WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Người dân Hy Lạp ‘chọn ở lại eurozone’

Đảng Tân Dân chủ, đảng muốn giữ cam kết với các điều khoản trong gói cứu trợ, đang trên đà giành được nhiều ghế nhất trong cuộc tổng tuyển cử vừa diễn ra ở Hy Lạp.

Lãnh đạo đảng này là ông Antonis Samaras nói người dân Hy Lạp đã lựa chọn ở lại trong khu vực đồng euro và kêu gọi thành lập một ‘chính phủ cứu quốc’.

Ông cho biết ông muốn thành lập chính phủ sớm nhất có thể.

Alexis Tsipras, lãnh đạo của Đảng cực tả Syriza chủ trương chống gói cứu trợ, đồng ý để ông Samaras đứng ra đàm phán thành lập chính phủ liên minh trước tiên.

Đức lên tiếng rằng họ xem kết quả bầu cử Hy Lạp là quyết định ‘tiếp tục thúc đẩy’ cải cách của nước này.
‘Ở lại eurozone’
Với 80% số phiếu đã được kiểm, Bộ Nội vụ Hy Lạp dự đoán Đảng Tân Dân chủ giành được gần 30% số phiếu, Đảng Syriza 26,7% trong khi Đảng Xã hội Pasok chỉ giành được 12,4% phiếu bầu.

Phát biểu sau khi có kết quả kiểm phiếu ban đầu, ông Samaras nói: “Người dân Hy Lạp đã lựa chọn tiếp tục đi trên con đường châu Âu và ở lại khu vực đồng euro.”
“Sẽ không có sự phiêu lưu nào nữa. Sẽ không có chuyện nghi ngờ về sự hiện diện của Hy Lạp ở châu Âu,” ông nói.

“Sự hy sinh của người dân Hy Lạp sẽ giúp đưa đất nước trở lại con đường thịnh vượng,” ông hứa hẹn.

Ông cũng khẳng định rằng Hy Lạp sẽ ‘tôn trọng các cam kết’ của mình.

Phóng viên BBC Mark Lowen hiện đang theo dõi cuộc bầu cử ở Athens cho biết ông Samaras muốn thúc đẩy cắt giảm chi tiêu mà các chủ nợ quốc tế yêu cầu.

Các lãnh đạo châu Âu đã liên tục cảnh báo rằng nếu chính phủ mới của Hy Lạp bác bỏ các điều kiện của gói cứu trợ thì nước này sẽ buộc phải từ bỏ đồng euro.
Trong khi đảng cánh tả cấp tiến Syriza và các đảng nhỏ khác chống lại gói cứu trợ thì các đảng chính thống của Hy Lạp như Tân Dân chủ và Pasok nói họ chỉ muốn đàm phán lại một số điều khoản của gói cứu trợ.

Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble nói ông xem kết quả bầu cử là quyết định của người dân Hy Lạp ‘muốn tiến về phía trước với các cuộc cải cách kinh tế và tiền tệ sâu rộng’.

Trong một thông cáo, các bộ trưởng tài chính các nước sử dụng đồng euro nói rằng những cuộc cải cách như thế là ‘đảm bảo tốt nhất để Hy Lạp có thể vượt qua các thách thức kinh tế và xã hội hiện tại và đảm bảo cho một tương lai thịnh vượng hơn của nước này trong khu vực sử dụng đồng euro.’

Thông cáo cũng cho biết châu Âu hy vọng các đại diện của Ủy ban châu Âu, Ngân hàng trung ương châu Âu và Quỹ tiền tệ quốc tế – hay còn được gọi là bộ ba quyền lực – sẽ trở lại Athens ngay sau khi Hy Lạp có chính phủ mới.

Đàm phán khó khăn

Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle nói rằng cần cho Hy Lạp thêm thời gian để tuân thủ các cam kết.
“Không hề có chuyện thay đổi lớn đối với các thỏa thuận, nhưng tôi có thể hình dung việc đàm phán lại lịch trình thực hiện,” ông nói.
Lãnh đạo Đảng Syriza Tsipras đã chúc mừng chiến thắng của ông Samaras và thừa nhận ông này có quyền lập chính phủ.

Nhưng có vẻ như ông Tsipras loại trừ khả năng tham gia vào một chính phủ liên hiệp khi phát biểu rằng Syriza sẽ ‘không hy sinh lập trường’ chống đối các chương trình khắc khổ.

Nếu kết quả dự đoán của Bộ Nội vụ Hy Lạp là chính xác thì Đảng Tân Dân chủ sẽ có thể thành lập một liên minh đa số trong Quốc hội cùng với Đảng Pasok.
Do về đầu nên đảng này sẽ được thưởng thêm 50 ghế trong Quốc hội gồm có 300 ghế của nước này.

Tuy nhiên, các cuộc đàm phán để lập chính phủ liên minh sẽ không hề dễ dàng. Sau cuộc bầu cử sáu tuần trước, từng đảng cũng lần lượt đàm phán lập chính phủ nhưng đều thất bại.

Lãnh đạo Đảng Pasok là cựu Bộ trưởng Tài chính Evangelos Venizelos đề xuất thành lập một liên minh rộng rãi bốn đảng phái bao gồm các Đảng Tân Dân chủ, Pasok, Dân chủ Cánh tả và Syriza.

“Nếu không có sự đoàn kết dân tộc như thế thì không thể đưa ra quyết định nào cả,” ông nói.

Các nhà phân tích cho rằng ông Venizelos nghi ngờ về khả năng đứng vững của một chính phủ liên minh với đa số mong manh.

Khi Đảng Pasok của ông nắm quyền, nhiều đảng viên đã phản kháng hoặc từ bỏ đảng khi đảng này cố áp đặt các biện pháp khắc khổ không được lòng dân.

Phóng viên Mark Lowen nhận định rằng với thành tích đáng kể của Đảng Syriza, Hy Lạp sẽ đối mặt với mùa thu phản kháng của những người chống lại gói cứu trợ.
Bốn đảng nhỏ khác cũng chống lại gói cứu trợ có khả năng giành được từ 60 đến 70 ghế. Các đảng này bao gồm Đảng cực hữu Bình minh vàng vốn được dự đoán sẽ giành được khoảng 7% số phiếu.

Tin BBC

 

Phản hồi