WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ngày nhà báo: lời động viên có cánh và những quả bồ hòn!

Biếm họa của Kỳ Văn Cục

Nhân ngày nhà báo 21 tháng 6, bà con ta vừa được nghe những lời động viên có cánh và những ý răn đe của hai ông cựu và tân Bộ trưởng bộ Thông tin và Truyền thông (4T).

Ông “cựu” tuyên bố xanh rờn: “Có vùng cấm đối với báo chí không , tôi xin khẳng định ngay là không có vùng cấm nào, chỉ có báo chí ngại không vào mà thành vùng cấm”.

Quả bóng đã được ông chuyển sang chân các nhà báo tội nghiệp để bắt họ tự sút vào lưới nhà. Thế chưa đủ, người giữ độc quyền tác giả của khái niệm “LỀ PHẢI của báo chí” ấy còn đi xa hơn, khi ông trách các nhà báo và thúc giục: “Những vấn đề nóng bỏng của xã hội, báo chí chưa khoan đến đáy, chưa xoáy đến gốc, chưa chọc sâu đến tận cùng”.

Chỉ với hai câu ấy, ông Lê Doãn Hợp đã hàm ý giải thích tình trạng ”Việt Nam đứng gần chót bảng về tự do báo chí“ là do tội của các nhà báo (vừa hèn, vừa bất tài, vừa thiếu trách nhiệm) chứ sự lãnh đạo của Đảng mà ông đại diện luôn mở cửa rất thoáng và luôn thúc giục những con ngựa báo chí cứ phi đến tận cùng kia mà?

Chẳng cần lệnh nhốt mà tự nhốt. Nhục chưa, thưa các nhà báo “lề phải” của ta? Cúc cung nghe lệnh mà chẳng được câu khen lại bị trút hết tội lỗi lên đầu, nhục nhất là tội thiếu nhân cách nhà báo?

Nói vậy thôi chứ nhân dân hiểu. Dân không lạ gì những cú điện thoại của thượng cấp để “ra lệnh miệng”, những cuộc họp giao ban báo chí nặng nề để kiểm điểm, răn đe. Dân cũng từng biết có những chính phủ chưa dám để cho “đệ tứ quyền” được tự do. Chính quyền miền Nam trước đây cũng nhiều lúc áp dụng chính sách “hốt, cắt, đục” với báo chí đối lập, nhưng những động tác KIỂM DUYỆT ấy thực hiện công khai, ai không đồng ý cứ việc phê phán, chính phủ phải đương đầu với dư luận.

Sự lãnh đạo của ta “tài tình” ở chỗ tuyên bố không kiểm duyệt mà còn chặt hơn kiểm duyệt, bởi đã chuyển được sự kiểm duyệt của chính quyền thành sự TỰ KIỂM DUYỆT của từng nhà báo và từng tổng biên tập. Đó là “nghệ thuật” của người biết chuyển sự áp đặt bên ngoài thành tự nguyện bên trong, biến sự chiếm đoạt thành những cuộc tự dâng hiến. Đã tự dâng hiến thì còn kêu ca nỗi gì? Có đau như hoạn cũng phải ngậm bồ hòn. Chẳng thế mà có câu chuyện Humour rằng trong mọi cuộc thi đấu Olympic quốc tế thì Việt Nam luôn đoạt huy chương vàng về hai môn Ngậm miệng ăn tiền và Ném đá dấu tay! Thật đậm đà bản sắc.

Chỉ tiếc rằng những lời tuyên bố xanh rờn “đẹp như chân lý sinh ra” của ông cựu Bộ trưởng 4T chỉ cho nhân dân được thưởng thức sau khi ngài đã hạ cánh an toàn, chứ khi còn tại nhiệm nếu ngài quyết biến lời vàng ngọc ấy thành hiện thực thì chắc người kế nhiệm ngài hôm nay đã chẳng phải là vị sĩ quan gốc trinh sát Nguyễn Bắc Son. Người chỉ huy mới của ngành báo chí hiện nay cũng là sĩ quan chỉ huy từ Bộ Tư lệnh Lăng Bác, nơi mà từng cái vung tay, từng cái nhấc chân cũng phải đúng lễ nghi, khuôn phép, nhân dịp ngày nhà báo đã tuyên bố những lời huấn thị sắt đanh.

Nhân ngày nhà báo long trọng này, mong những lời động viên có cánh của ông Cựu Bộ trưởng sẽ khiến cho các nhà báo “lề phải” của ta có thêm nhuệ khí để… bay lên…
© H.S.P

4 Phản hồi cho “Ngày nhà báo: lời động viên có cánh và những quả bồ hòn!”

  1. Thiên Phú says:

    VIẾT VỀ NGÀY BÁO CHÍ, MỖI NGƯỜI NÊN NHÌN LẠI CHÍNH MÌNH

    Đọc một loạt bài viết nhân Ngày báo chí Việt Nam 21-6, tôi nghĩ các cây viết – mà theo tôi đó cũng các nhà báo – nên nhìn lại chính mình. Mặc Lâm (RFA) có bài “Những hạt sạn trong Ngày Nhà báo Việt Nam”. Phan Sông Ngân có bài “Giải thưởng nào cho “nhà báo trong lòng dân?” (SGTT.VN). Đoan Trang có bài “Làm báo thời thổ tả”… Nếu tự coi mình là nhà báo mà viết thế là không ổn. Các bài viết đều nhấn mạnh đến “sự thật”, “khách quan” nhưng chính mình lại thiếu khách quan. Lại còn dùng những ngôn từ bậy bạ kiểu chợ búa như Đoan Trang mà cũng dám phê phán báo chí thì thật kỳ lạ.
    Nói còn những hạt sạn trong Ngày Nhà báo Việt Nam tôi không cãi. Xã hội nào, lĩnh vực nào, hoạt động nào mà chẳng có sạn. Không chờ đến bài báo của Mặc Lâm mọi người mới biết có sạn trong Ngày Nhà báo Việt Nam. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã nói tới điều đó và có những xử lý thích đáng đối với những nhà báo chạy theo đồng tiền, theo kiểu thương mại hóa báo chí. Chỗ này phải sòng phẳng nói thẳng ra rằng nhiều người Việt Nam chạy ra nước ngoài bây giờ chỉ viết vì tiền, không phân biệt đúng sai, phải trái. Nhiều bài viết theo kiểu “viết lấy được”, dùng từ ngữ chợ búa, miễn sao được ông chủ trả tiền hậu hĩnh. Đó mới là điều đáng phê phán, đáng nguyền rủa. Có những bài viết mà ngay cả những người “cùng hội cùng thuyền” cũng cảm thấy kinh tởm, không thể chấp nhận. Phải nói thẳng, đó không chỉ là sạn mà còn là cặn bã. Vậy thì còn vài hạt sạn trong Ngày Nhà báo Việt Nam hay trong giới báo chí có gì là lạ.
    Viết rằng chỉ có “nhà báo công dân” mới có những bài viết xung quanh vụ Tiên Lãng hay Văn Giang là không không đúng, thiếu khách quan. Hàng trăm bài viết xung quanh những vụ việc đó đều do các nhà báo có thẻ, có lương của nhà nước viết. Họ là những nhà báo thật sự, trong số đó có những nhà báo trẻ đã cải trang, lăn lộn ở Tiên Lãng để có những trang viết nóng hổi. Những giải thưởng trong Ngày báo chí Việt Nam có rất nhiều giải của những nhà báo chân chính viết về “người thực việc thực” đã phanh phui những vụ việc tiêu cực.
    Không thể phủ nhận những thông tin do nhân dân cung cấp. Đó là lẽ thường tình. Nhà báo có thể tự mình lăn lộn, thậm chí hy sinh tính mạng của mình để có được thông tin, có được những bài báo có giá trị. Nhưng nhà báo cũng có quyền (và phải) lấy thông tin từ nhân dân, “từ quần chúng mà ra, trở lại nơi quần chúng”. Nhân dân chính là những người cung cấp thông tin – những nguồn nhựa sống – cho các nhà báo. Nhà báo không dựa vào thông tin của quần chúng nhân dân để viết cho hay, cho thật, cho hùng hồn thì sao gọi là nhà báo. Dựa vào quần chúng để hoạt động báo chí là nhiệm vụ của nhà báo. Ngồi một chỗ, viết một chiều, không khách quan, theo sự điều khiển của đồng tiền thì sao gọi nhà báo. Còn chuyện nhân dân cung cấp thông tin với việc trao giải thưởng cho họ, đó là hai chuyện khác nhau. Chẳng lẽ cứ nhân dân cung cấp thông tin cho các ngành chức năng của nhà nước(chẳng hạn thông tin về tội phạm cho công an) là tặng thưởng?
    Đã viết nhân Ngày báo chí thì phải có một cái nhìn toàn diện, thấu đáo, cả bề rộng lẫn chiều sâu. Báo chí đâu chỉ có việc viết bài phê phán tiêu cực. Nếu chỉ tập trung vào mấy sự kiện Tiên lãng, Văn Giang, Đồi Ngô để khen chê báo chí, để nói về Ngày báo chí Việt Nam thì những người viết về những bài đó chưa hiểu gì về nghề báo, nhà báo hay Ngày báo chí Việt Nam. Họ đang tự đánh mất hai chữ “nhà báo” của mình, bởi vì cách viết như vậy chẳng khác gì báo lá cải. Họ đang đánh lạc hướng dư luận, điều mà báo chí không bao giờ được phép làm. Cuộc sống phong phú và đa chiều. Trách nhiệm của nhà báo là phản ánh cuộc sống và định hướng dư luận. Nếu nghĩ rằng nhà báo chỉ quanh quẩn mấy vụ việc tiêu cực, hoặc chỉ viết phê phán mấy cái xấu trong xã hội thì đó là lối nghĩ quẩn, nghĩ và nói bằng cái đầu của người khác. Báo chí là phải “phò chính trừ tà”.
    Cuối cùng phải nói rằng đừng nhân mấy vụ việc tiêu cực chỗ này chỗ nọ mà la lối om sòm, mà gán ghép tất cả cho Ngày Báo chí Việt Nam hay cho các nhà báo Việt Nam. Năm ngón tay có ngón dài ngón vắn. Nhà báo cũng có người thế này thế khác. Nhà báo nào không giữ được đạo đức nghề nghiệp, không đồng hành được cùng dân tộc, tự sa thải, đào ngũ thì phải chịu hậu quả. Trong giới báo chí Việt Nam cũng có những người như thế. Họ đang phải trả giá, hối hận về hành động, việc làm không chân chính của mình. Chuyện đó có liên quan gì đến Ngày Nhà báo Việt Nam. Nói đúng ra, những con sâu đó tuy có làm rầu nồi canh nhưng chính thông qua đó để thấy đa số các nhà báo Việt Nam vẫn là đội ngũ các nhà báo chân chính, luôn luôn xác định được tôn chỉ, mục đích hoạt động của báo chí, và họ thật sự đã có nhiều đóng góp đáng kể cho nền báo chí Việt Nam và sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Đáng lên án là những nhà báo, có một thời chân chính, nhưng bị đồng tiền làm lóa mắt, đã chạy ra nước ngoài viết bài đi ngược lại lợi ích của dân tộc, phản bội lại Tổ quốc. Họ đáng bị nhân dân phỉ nhổ.

  2. Tuần Triệt says:

    Chưa từng thấy đời này sự lạ
    Bổng khiến người giá họa cho dân ( Nguyễn Bỉnh Khiêm )

  3. Lê Thiện Ý says:

    “Gắp lửa bỏ tay người” Lê Doãn Hợp quả đúng là cáo già, gian manh trong “lãnh đạo”! Hắn xứng với chức Thủ tướng thay Nguyễn Tấn Dũng, kẻ kém ăn nói và thiếu khôn ngoan lưu loát. Tiếc thay, vì ít vây cánh, không đủ hậu thuẩn trong đảng nên hắn phải chấp nhận làm “cựu” !
    Cà cuống đến chết đít còn cay, rủi cho hắn mà cũng may cho giới cầm bút !

  4. NON NGÀN says:

    TA VÀ DÂN

    Ta đứng trên dân chỉ chuyện thường
    Dân ngu há dễ để thành cương
    Quyền ta vốn nắm ta ban phát
    Dân chủ mọi bề đủ thứ vương
    Báo chí cóc gì ta phải sợ
    Toàn quyền lãnh đạo đặng lên hương
    Xưa nay sự thế đà như thế
    Vứt bỏ cho bùa lại hết nương

    ĐẠI NGÀN
    (24/6/12)

Leave a Reply to Tuần Triệt