WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tôn giáo và thể thao

Chỗ nào cũng nhà thờ, những ngày Chủ Nhật đầu mùa hè 2012 vẫn cả trăm người quỳ gối dự thánh lễ ngay ở ngoài sân vì không có chỗ ngồi trong thánh đường là những hình ảnh đập vào mắt tôi ở EURO 2012.

Không chỉ người dân Ba Lan mà dân Ukraine cũng rất ngoan đạo, tới mức ngay trong sân vận động Gdanks mà tôi từng ghé có hẳn một nhà nguyện nho nhỏ, để khán giả lẫn cầu thủ có thể ghé qua làm dấu thánh giá và đọc kinh, xin Chúa ban phép lành cho họ, cho gia đình, và cho hội tuyển mà họ ủng hộ. Thật tình tôi không biết ở những sân khác có nhà nguyện hay không, nhưng chuyện dân chúng địa phương đòi hỏi phải có nhà nguyện khi xây sân Gdanks đã dẫn đến một sự trùng hợp đầy bất ngờ và thú vị: tất cả những hội banh bảng C đóng quân ở sân này đều là hội tuyển đại diện cho các quốc gia đại đa số dân theo đạo Công Giáo, từ Italy, Tây Ban Nha, Cộng Hòa Ireland cho đến Croatia.

Có 2 điều thật lý thú về sân banh được ca tụng đẹp nhất Châu Âu, cô Anna đến từ thành phố thánh thiện Gdansk đang làm việc cho một công ty tư vấn tài chánh kể cho tôi nghe lúc cả bọn cùng ngồi uống cà phê Starbuck ngay ngã tư nhộn nhịp Jana Pawla II và Solidarnosci ngay giữa lòng thủ đô Warsaw.

“Khi xây sân, chúng tôi không hề dám mơ sẽ có ngày sân này được chọn trao giải nhất về kiến trúc, sau đó lúc bốc thăm chọn bảng cũng chẳng nghĩ là 4 hội tuyển Công Giáo lại nằm chung một bảng ra quân ở thành phố này”. Điều đó có nghĩa là “ơn Chúa cho, người dân địa phương rất hãnh diện về điều đó”. Vẫn theo cô Anna, “nhà báo mấy ông chỉ chú ý tới các hội tuyển nằm trong bảng tử thần, chúng tôi thì lại bảo với nhau bảng này là bảng của Chúa đấy”.

Không chỉ ở Gdanks mới có hình ảnh tôn giáo, mà phải nói là chỗ nào cũng có. Vài ngày trước đây khi có dịp nói chuyện với linh mục Jana đang điều hành một Giáo Xứ nằm bên ngoài thủ đô, Ngài bảo với tôi là tôn giáo gắn chặt với những nước Đông Âu, “chặt tới mức không thể nào tách rời ra được”. Linh mục Jana kể lại lúc Đông Âu còn nằm dưới sự thống trị của Liên Xô, “dân chúng ngày ngày dâng lời cầu nguyện và đặt trọn niềm tin vào lời cầu nguyện họ gửi đến Chúa”. Ngay cả lúc Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan bắt đầu được thành lập, “buổi họp nào cũng bắt đầu và kết thúc bằng cầu nguyện, ngày thành công ông Lech Walesa cũng kêu gọi mọi người cúi đầu cầu nguyện, cùng nhau dâng lời cảm tạ Chúa đã nghe lời cầu xin của mọi người”.

Người Ba Lan cúi đầu cầu nguyện thì dân tứ xứ về đây cũng đua nhau đến nhà thờ cầu nguyện. “Tôi không biết họ cầu nguyện những gì”, Linh Mục Piotr của nhà thờ chính tòa Warsaw trả lời câu hỏi của những anh nhà báo hiếu kỳ. “Trách nhiệm của chúng tôi là phải có chỗ cho mọi người cầu nguyện nên trong mùa EURO, nhà thờ nào trong trung tâm thành phố cũng mở cửa suốt ngày đêm, và chúng tôi có những linh mục nói được nhiều thứ tiếng để giúp giáo dân từ những nước khác đến viếng nhà thờ”. Cũng theo Cha Piotr, “nhiều khi có đoàn cả chục người dẫn nhau vào nhà thờ, chúng tôi ra đón họ mới biết họ là khách du lịch, chỉ muốn vào xem nhà thờ ở Ba Lan có nét gì đặc sắc hay không”. Đặc sắc thì nhiều lắm, “vì rất nhiều nhà thờ ở nước này được chọn là di tích lịch sử, xây dựng cả mấy trăm năm nay rồi”.

Hôm mới đến Warsaw được hướng dẫn ghé thăm khu Phố Cổ, tôi tình cờ gặp một đoàn thanh niên nam nữ trẻ tuổi cho Sư Huynh Pavel hướng dẫn từ bên Ukraine sang, đang cùng nhau đàn hát những bản nhạc bằng tiếng nước họ. Toán này chứng khoảng 30 người, cũng phất cờ Ukraine, sau khi hát xong cũng hò hét chẳng khác gì những toán cổ động viên bóng đá của các nước khác.

“Chúng tôi đi từ Kiev đến”, Sư Huynh Pavel bảo với tôi. “Đoàn chúng tôi sang đây không với mục đích truyền đạo, mà chỉ để nhắc nhở mọi người đừng quên ước mong của Thiên Chúa là anh em các nước dù khác màu da, ngôn ngữ, nhưng phải thương yêu nhau, và chúng tôi hát những bản nhạc ca tụng hòa bình”. Đoàn “Bình Ca” này sẽ đi đến 4 thành phố có sân tranh EURO 2012 bên Ba Lan, trong lúc một đoàn khác từ Ba Lan lại sang Ukraine cũng với mục đích tương tự, cũng đi đến 4 thành phố được chọn làm địa điểm cho các hội tuyển bóng tròn tài ba của Châu Âu tranh tài. Thời gian họ hát những bài nhạc ca tụng hòa bình: “chúng tôi sẽ có mặt ở đây cho đến khi Giải hoàn tất” sau đó “có thể sẽ đến một nước nào đó để làm công tác tương tự”.

Cách chỗ đoàn thanh niên nam nữ Ukraine hát bình ca là một cuộc tập họp thầm lặng hơn của những học viên Pháp Luân Công. Vẫn với tấm biểu ngữ màu vàng chữ đỏ, họ phân phát cho khách qua đường những tài liệu ghi lại hình ảnh các học viên ở Trung Quốc bị nhà cầm quyền đàn áp rất dã man, có những người đi tù hết năm này tới năm khác, chẳng biết đến bao giờ mới được trả về chung sống với gia đình, tiếp tục con đường tu học mà họ ước mơ theo đuổi.

Nhìn toán người ngồi yên lặng dưới tấm biểu ngữ, tôi chợt nhớ đến một e-mail nhận được từ Việt Nam chỉ vài ngay trước đó. E-mail này do một nhà báo bạn gửi ra, nội dung cho biết Pháp Luân Công đang trên đường phát triển trong nước, “nhà nước mà biết đứa nào theo đạo này thì đứa ấy bị nhúm ngay”.

Tường thuật từ Warsaw

 

Phản hồi