“Cả 4 thằng đều kinh”
“Thế này thì chẳng biết được thằng nào sẽ thắng giải năm nay” là phát biểu được một người trong nhóm đưa ra ngay sau khi trận Italy-Anh Quốc vừa kết thúc. “Ngay cả anh Ý này cũng từng bị chê, tưởng đã phải cuốn gói về nước thế mà tối nay sao nó đá hay thế”, người mới bắn phát súng đầu lại bồi thêm phát thứ nhì để trả lời câu hỏi cả thế giới đang thắc mắc: hội tuyển nào sẽ đoạt vô địch EURO 2012.
Sau 16 ngày tranh tài đầy sôi nổi, thế giới bóng đá đã nhìn thấy 4 đội tuyển vào bán kết gồm Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ý. Mọi người đều công nhận cả 4 đội đều xứng đáng lãnh vé bán kết, nhưng nhất định không đồng ý với nhau về tuyển sẽ cầm chiếc cúp vô địch lần này.
“Ai cũng bảo thắng Ý dở hơi, hôm nay nó đá hay đến thế còn gì nữa”, anh Dũng chủ nhà nhận định về trận banh Ý thắng 4-2 sau vòng đá phạt đền. “Các ông cứ bảo thằng này dở, nên biết bọn Ý được huấn luyện để chỉ để chuyên đá những trận sống chết như trận này thôi. Vòng loại thì nó đá chẳng ra gì, nhưng từ tứ kết trở đi thì biết tay nhau ngay”.
Nhận xét của anh Dũng đưa mọi người trở lại quãng thời gian chỉ hơn 2 giờ đồng hồ trước đó. Lúc banh chưa lăn gần như cả Ba Lan lẫn Ukraine đều nghĩ đoàn tuyển thủ đại diện cho Xứ Sương Mù “sẽ ăn thằng Ý chẳng khác gì ngồi uống vài ly rượu vang ăn đĩa spaghetti”, nhưng khi trận banh bắt đầu thì mọi người lại đâm lo cho dàn quân của ông huấn luyện viên Roy Hodgson nổi tiếng với những chân sút thuộc hàng siêu sao và dàn hậu vệ cứng như đồng.
Những người ủng hộ hội tuyển Anh lo là phải. Hai phần ba thời gian banh nằm trong chân của đoàn tuyển thủ Ý, cũng gần 2 phần 3 thời gian banh nằm ở sân của Anh, chỗ nào cũng thấy những chiếc áo xanh với các đợt tấn công trông thật dũng mãnh, và biết bao nhiêu lần cả 10 chiếc ì áo trắng phải “sống chết chạy cho nhanh về bảo vệ khung thành” như lời bàn của anh Toàn. Chị Tâm vợ anh còn đưa cả tôn giáo vào trận banh này, bảo “em thấy thắng Ý không được Chúa thương, chứ không thì tối nay nó phải ăn ít nhất chục quả”. “Chục quả làm sao được, em cứ nói quá”, anh Hiệp ngắt lời vợ, “anh nghĩ đá thủng lưới nhiều lắm cũng chỉ năm hay sáu quả là cùng”.
“Bố khỉ, sao mà chúng nó đá hay thế”, ông tên Thành vừa đưa tay xoa chiếc đầu mới cạo trọc chưa được 2 ngày vừa nói. “Mình thấy thằng Đức và thằng Bồ Đào Nha đá đã hay, hôm qua nhìn thằng Tây Ban Nha đá cũng kinh, tối nay thấy được chân của thằng Ý lại còn kinh hơn”. Điều đó có nghĩa là “chỉ biết thằng có vé vào bán kết, còn chuyện thằng nào ăn thằng nào thì chẳng ai biết được”.
“Không thể nào đoán biết được trước kết quả” cũng chính là lời ông Chủ Tịch Liên Đoàn Bóng Đá Châu Âu (UEFA) Michel Platini nói trong cuộc họp báo trước ngày EURO 2012 khai mạc, và cũng là lời tất cả các viên chức của Liên Đoàn Bóng Đá Thế Giới FIFA thường nói ở World Cup. Hai năm trước đây, ông Chủ Tịch Sepp Blatter của FIFA cũng nói với báo chí rằng “cái đẹp của thể thao nằm ở chỗ không đoán biết được hội nào sẽ thắng hay thua hội nào”. Cũng ông Blatter còn bảo “không giỏi thì đã không vào đến vòng chung kết”, còn ông Platini thì cho rằng “EURO hay hơn World Cup và khó đoán hơn World Cup rất nhiều” vì “các hội thắng hay thua tài nghệ chẳng khác gì nhau”.
Nhưng chỉ còn có 4 hội tuyển mà vẫn không nhìn thấy hình dung của hội vô địch hay sao?
“Chưa nhìn ra được đâu”, anh chủ nhà trả lời câu hỏi mọi người đang thắc mắc.
“Đồng ý là có hội hay và có những hội hay hơn, nhưng chưa thể đoán được thằng nào hơn thằng nào. Đức có cái hay của Đức, Tây Ban Nha có cái hay của Tây Ban Nha. Ngay cả 2 thằng Bồ Đào Nha và thằng Ý cũng thế, đầu Giải chẳng mấy ai nghĩ 2 đứa này qua khỏi vòng bảng, thế mà bây giờ cả hai đứa đều vào bán kết đấy”. Ngưng chừng vài giây đồng hồ, anh chủ nhà nói tiếp “cả 4 thằng đều giỏi, thế mới kinh”.
Mọi người gật đầu đồng ý với nhận xét của anh Dũng. EURO 2012 mới đi được nửa đoạn đường mà đã có những chuyện quá bất ngờ xảy ra trên sân cỏ. Thứ Tư và thứ Năm tới đây, những hội có vé vào bán kết sẽ ra sân tranh chỗ đá chung kết, và chắc chắn phải đợi cho tới tối Chủ Nhật mới biết năm nay hội tuyển nào lãnh cúp vô địch.
Cũng phải nói thêm nhóm tôi may mắn được nghe họ tranh luận là một nhóm nhỏ chỉ độ chục người, vừa uống bia, nước trà hay cà phê vừa hút thuốc lá vừa bàn chuyện bóng đá Châu Âu. Những nhóm nhỏ như thế này không chỉ có ở Ba Lan hay Ukraine mà ở khắp mọi nơi, mọi góc ở hành tinh này, và họ sẽ tiếp tục tranh cãi với nhau cho tới khi banh EURO 2012 ngưng lăn.
Ngay lúc này họ chỉ đồng ý với nhau 1 điều: “cả 4 thằng đều kinh”. Nếu không “kinh”, đã không vào sâu đến thế.
Tường thuật từ Warsaw
Cả 4 thằng đều kinh nhở ? (nói mà phải trề môi, trợn mắt như các bác người Bắc thì mời đúung điệu)
4 thằng đó là Thằng VNCS thì giết dân ( thinh không rước chủ nghĩa xa lạ, đại khai sát giới), thằng VNCH thì hại dân ( Bám đít Pháp Mỹ, tạo cớ cho CS có chánh nghĩa ), thằng Việt Kiều thì gạt dân ( 90% Việt Kiều là Kỹ Sư, Khoa Học Gia, gạt và nổ banh xác), thằng Việt Cộng thì hiếp dân ( hiếp đủ nghĩa, ăn hiếp, hiếp đáp, hiếp dâm).
Chịu nổi mới là hay, Dân đen VN vô địch muôn năm!!!
Đường nào cũng chết,
Trích: ““cái đẹp của thể thao nằm ở chỗ không đoán biết được hội nào sẽ thắng hay thua hội nào”
Trong bóng đá, chỉ đá một trận là đã đưa đến kết luận là đội thắng là đội giỏi, đội thua là đội dở thì không được chính xác. Trong khi thi đấu, yếu tố may mắn cũng chi phối. Nhưng khi hai đội đấu với nhau nhiều trận thì yếu tố may mắn giảm bớt đi, và đội nào giỏi hơn sẽ rõ ràng hơn. Đội Nga tuy mạnh hơn đội Hy Lạp nhưng lại bị thua vì bị đá vào một quả rồi không gỡ lại được. Giả sử hai đội Nga và Hy Lạp đấu với nhau 5 trận thì các trận sau, Hy Lạp khó mà trông chờ vào may mắn mà đội Nga sẽ có khả năng làm bàn nhiều hơn vì đội Nga giữ bóng và tấn công nhiều hơn. Ở Bắc Mỹ, khi tranh giải Hockey, hai đội phải đấu với nhau 7 trận mới phân thắng bại. Đấu nhiều trận thì cái ăn may giảm bớt mà ban tổ chức lại bán vé được nhiều. Thay vì bán vé chỉ cho một trận thì bán vé đến 7 trận, kiếm tiền nhiều hơn. Dân xem thi đấu cũng thích vì được xem thi đấu nhiều hơn mặc dù phải móc túi trả tiền nhiều hơn. Các tiệm bán bia cũng thích vì dân xem thì đấu càng nhiều thì càng uống bia nhiều. Thi đấu nhiều chẳng những tốt hơn cho thể thao mà tốt cho cả kinh tế. Nhưng thi đấu ít trận thì cái yếu tố hên xui, may rủi nhiều hơn thì dân hay cá độ lại càng thích thú, hồi hộp hơn vì có nhiều trường hợp ngựa về ngược, không đoán được trước.
Thưa bà con,
Cái ông đặc phái viên Nguyễn Văn Khanh chỉ giỏi tán phét bên lề, còn bàn chuyên môn bóng đá lại kém tệ thì thôi. Just Kidding :-) !
Cứ xem thành tích từng thằng một sẽ thấy bọn nó rất ư là đáng KÍNH TRỌNG.
Xin phép “review” lý lịch trích ngang bọn nó, qua tham khảo Wikipedia trộn lẫn với kinh nghiệm riêng nhé
1/
Tuyển TÂY BAN NHA:
Đội tuyển bóng đá quốc gia Tây Ban Nha, còn có biệt danh là “La Furia Roja”. Thành tích lớn nhất của đội cho đến nay là chức vô địch bóng đá thế giới 2010 và hai chức vô địch châu Âu giành được vào các năm 1964 và 2008.
Tóm lược, đương kim vô địch túc cầu thế giới và Âu Châu. Ứng cử viên nặng ký nhất kỳ này.
Qua thực tế cho thấy kỹ thuật toàn đội rất cao và sở trường lối đá gọi là “Tiki taka”, khiến đối phương mất ăn mất ngủ !
Tiki-taka (commonly spelled tiqui-taca in Spanish; Spanish pronunciation: [ˈtiki ˈtaka] ) is a style of play in association football, characterised by short passing and movement, working the ball through various channels, and maintaining possession.
Recently the style is primarily associated with La Liga club FC Barcelona (particularly Josep Guardiola’s squad from 2008-2012) and the Spanish national team under managers Luis Aragonés and Vicente del Bosque, whose national squads have featured Barça players.
2/
Tuyển Ý (Đại Lợi)
Đội tuyển bóng đá quốc gia Ý, còn có biệt danh là “Azzurri”, hay ta vẫn thường gọi bằng cái tên thân thương là tuyển áo “màu thiên thanh” (da trời) !
Tuyển Ý luôn luôn là một trong những đội tuyển hàng đầu thế giới, với bốn lần vô địch thế giới vào các năm 1934, 1938, 1982, 2006 cùng một lần vô địch châu Âu vào năm 1968. Ngoài ra, đội tuyển Italia cũng đã vô địch Olympic vào năm 1936 tại Berlin (Đức).
Tuyển Ý nổi tiếng với chiến thuật phòng ngự chặt (chém đinh chặt sắt) phản công nhanh ! Tiêu biểu là thời thủ môn Dino Zoff làm đội trưởng và trung phong cắm Paolo Rossi trong WC 1982.
Paolo Rossi đã cùng đội tuyển Ý giành chức vô địch World Cup 1982, ghi được 6 bàn thắng trong giải, giành danh hiệu Vua phá lưới và Cầu thủ xuất sắc nhất, dĩ nhiên là một trong những nhà vô địch WC đó. Cho đến nay, Rossi là cầu thủ duy nhất đoạt được cả 3 danh hiệu đó trong một World Cup và là cầu thủ đầu tiên lập được thành tích này trong một giải đấu chính thức của FIFA (mới có Sergio Agüero lập lại được thành tích này trong giải U-20 thế giới 2007 tổ chức tại Canada)
3/
Tuyển ĐỨC:
Đội tuyển bóng đá quốc gia Đức (Tiếng Đức: Die deutsche Fußballnationalmannschaft), còn có biệt danh là “Die Mannschaft”; nhưng báo giới và dân hâm mộ bóng đá thế giới đặt tên riêng là “cỗ xe tăng” Đức. Bởi các hảo thủ Đức đá không huê dạng, nhưng hiệu quả và lắm khi lội ngược dòng ngoạn mục. Đó chính là nhờ vào những cá tính nổi bật, như kỷ luật hơn người và luôn luôn xung trận bằng tinh thần quyết chiến quyết thắng đến giây phút cuối cùng, dù đang ở thế hạ phong.
Đức luôn là một trong những đội tuyển hàng đầu thế giới, với 3 lần vô địch thế giới vào các năm 1954, 1974 và 1990; cùng 3 chức vô địch châu Âu vào các năm 1972, 1980 và 1996. Đây là một trong những bảng thành tích đẹp nhất của bóng đá thế giới. Ngoài ra, đội tuyển Đông Đức cũng đã 1 lần vô địch Olympic năm 1976. Đức là quốc gia duy nhất trên thế giới đã từng vô địch cả World Cup nam lẫn World Cup nữ. (Tôi nhiều lần xem tuyển nữ Đức đá rất hào hứng và so ra không thua gì với tuyển nam giới về mặt kỷ luật, thần kinh thép, kỹ thuật).
Tôi không thể nào quên trận đối đầu lịch sử giữa tuyển Đức và Hòa Lan ở WC 1974 tổ chức ở Tây Đức. Thủ quân tuyển Đức có nick là “hoàng đế” Franz Beckenbauer, nổi tiếng trong vai trò trung vệ thòng (dịch sát nghĩa theo danh từ phương Tây là hậu vệ “quét”), đã chỉ huy đồng đội vững vàng chống lại “cơn lốc màu da cam” Hòa Lan, để chiến thắng chung cuộc bằng tỉ số 2-1, nhờ bàn thắng tuyệt đẹp của trung phong cắm là “oanh tạc cơ” Gerd Muller.
Gerd Müller là một cựu cầu thủ bóng đá Tây Đức và là một trong những tay săn bàn xuất sắc nhất mọi thời đại trong lịch sử bóng đá thế giới.
Với kỉ lục 68 bàn trong 62 lần khoác áo đội tuyển quốc gia, 365 bàn trong 427 trận tại Bundesliga và kỉ lục quốc tế 66 bàn trong 74 lần khoác áo CLB tại cúp Châu Âu, ông là tiền đạo xuất sắc nhất thời kì đó. Chỉ có Josef Bican, Romário và Pelé là có số bàn thắng cao hơn ông trong danh sách các tay săn bàn xuất sắc nhất mọi thời đại. Biệt danh của Müller là “Bomber der Nation” (vua dội bom) và “kleines dickes Müller”.
4/
Tuyển BỒ ĐÀO NHA.
Thành tích lớn nhất của đội cho đến nay là ngôi vị hạng ba World Cup 1966 và ngôi á quân Giải vô địch bóng đá châu Âu 2004.. Tuy nhiên không nên xem thường đội này, bởi một trong những cầu thủ sáng giá nhất nhì thế giới là thủ quân Cristiano Ronaldo, ngày càng đá lên chân thấy rõ, nhất là ở hai trận cuối cùng. Hiện nay anh đang nằm trong danh sách vua phá lưới với ba bàn thắng.
Xem lại quá khứ, điển hình ở WC 1966, Bồ Đào Nha khởi đầu thành công ở giải đấu với cả 3 chiến thắng ở bảng C trước Hungary, Bulgaria và đương kim vô địch Brasil. Vòng 2 họ đánh bại ngựa ô đến từ châu Á Bắc Triều Tiên 5-3, trong đó Eusébio ghi liền 4 bàn sau khi đội nhà bị dẫn trước 0-3. Họ vào đến bán kết và chịu thua chủ nhà Anh 1-2. Bồ Đào Nha sau đó đánh bại Liên Xô 2-1 để giành lấy hạng ba, thành tích tốt nhất của họ tại World Cup cho đến nay. Eusébio là Vua phá lưới của giải với 9 bàn thắng.
Eusébio là một cầu thủ bóng đá Bồ Đào Nha gốc Mozambique, chơi ở vị trí tiền đạo. Ông giúp đội tuyển quốc gia Bồ Đào Nha có vị trí thứ 3 tại World Cup 1966, đồng thời đoạt danh hiệu vua phá lưới của giải đấu. Eusébio được bầu là cầu thủ xuất sắc nhất Châu Âu năm 1965. Ông từng chơi 15 năm cho câu lạc bộ Benfica và là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong lịch sử đội bóng này.
Với biệt danh “Báo đen” hay “Viên ngọc đen”, Eusébio nổi tiếng với tốc độ, sức mạnh cùng những cú sút chân phải đầy uy lực. Ông được coi là cầu thủ nổi tiếng nhất Bồ Đào Nha và là tiền đạo đẳng cấp thế giới đầu tiên người châu Phi. Ông được bầu ở vị trí thứ 9 trong cuộc bình chọn Cầu thủ bóng đá vĩ đại nhất thế kỉ 20 của IFFHS.
Tóm tắt, mỗi đội một vẻ, khó mà đoán được chính xác như ở các giải vô địch túc cầu quốc tế quan trọng, như Euro hay World Cup. Bởi các đội chênh lệch tài nghệ không bao nhiêu. Thành bại thường nằm ở tinh thần của các đấu thủ khi xuất trận, chiến thuật chiến lược áp dụng trong từng trận đấu … cũng như thần may mắn có mỉm cười hay chăng !
Cứ nhìn cơn lốc màu da cam hùng hùng hổ hổ nhập trận, nhưng rồi … ôi buồn qúa cho đội nhà ko sao gõ tiếp bàn phím được.
Kính cáo,
Lão Ngoan Đồng
Thưa bà con,
Sau khi điểm qua lý lịch từng đội vào bán kết, giờ ta thử tìm hiểu các đội đối đầu nhau trong hai trận quan trọng sắp đến nhé.
Thứ nhất là trận giữa hai đội Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Thứ hai là đối đầu giữa Đức và Ý. Xin lần lượt thử lượng giá từng đội hiện nay ra sao nhé.
1/
Chỗ dựa chính yếu của Bồ Đào Nha (BĐN) chính là cầu thủ cột trụ Cristiano Ronaldo. Anh đang đá cho câu lạc bộ Real Madrid ở vị trí tiền vệ cánh hay tiền đạo, và cũng là đội trưởng của đội tuyển bóng đá BĐN, đá ở vị trí tiền đạo. Như thế Ronaldo không lạ gì với chiến thuật “tiki taka” của tuyển Tây Ban Nha, cũng như một số hảo thủ của TBN.
Ronaldo sáng chói ở hai trận cuối, bằng sự đá lọt lưới ba bàn quí giá, nên là một ứng viên sáng giá đoạt danh hiệu vua phá lưới của giải. Nhưng anh sẽ là đối tượng để đối phương kèm chặt, hơn nữa anh đã lãnh một thẻ vàng, nên anh sẽ phải chú ý đá giữ chân cẳng để hy vọng có mặt trong trận chung kết, nếu trời thương chúa giúp phật độ cho tuyển BĐN hạ gục bò tót TBN tại đấu trường. Coach BĐN và chính bản thân Ronaldo phải chọn hướng đi thích hợp cho mình trong trận quyết tử sắp tới.
Ngoài ra các chuyên gia phân tích rằng, “Ronaldo có kĩ thuật cá nhân rất tốt với đôi chân nhanh nhạy và khéo léo. Vì thế anh thường xuyên là mục tiêu phạm lỗi của các cầu thủ đối phương. Thế nhưng anh chỉ thực sự phát huy được khả năng xử lý bóng của mình khi có những khoảng trống, còn trong không gian hẹp, anh lại được đánh giá không cao” (wikipedia)
Tuy nhiên cũng phải nói rõ là, trong hai trận đầu vòng bảng khi Ronaldo còn bị “ẩn ức tâm lý” như các thày dùi bàn luận, thì tuyển BĐN vẫn đứng vững, chứng tỏ họ còn có các hảo thủ giỏi khác trong hàng ngũ mình. Chẳng hạn hậu vệ Pepe là cầu thủ bóng đá người Bồ Đào Nha gốc Brasil, đang thi đấu ở vị trí trung vệ cho câu lạc bộ Real Madrid và đội tuyển bóng đá quốc gia Bồ Đào Nha. Rồi tiền đạo Nani …
2/
Tuyển Tây Ban Nha (TBN) thì không cần phải quảng cáo nhiều về họ ở đây. Điều mà người ta ít bàn đến là chiến thuật “tiki-taka aka tiqui-taca” huyền diệu (the Magic Tiki Taka) thực ra cũng có những điểm yếu, theo cái nhìn của một vài chuyên gia đã phân tích căn kẽ như sau:
“Lối chơi tiqui-taca sẽ cùng chơi bóng ngắn và giữ bóng nhiều. Điều đó khiến thủ môn của họ nhiều khi trở nên tự mãn do không có nhiều việc phải làm trong khoảng thời gian dài. Đồng thời các hậu vệ cũng mất đi khả năng phán đoán nhanh nhạy do nghĩ rằng mình đang kiểm soát thế trận. Cụ thể, do kiểm soát bóng vượt trội, các hậu vệ Tây Ban Nha thường có xu hướng dâng lên quá cao trong trận đấu.
Sự tự tin của Tây Ban Nha còn là việc hai hậu vệ cánh thường dâng lên khung thành đối phương để tham gia tấn công. Bàn thắng mở tỉ số 1-0 của Tây Ban Nha trong trận tứ kết với Pháp được kiến tạo bởi hậu vệ Jordi Alba, sau khi anh dũng mãnh vượt qua một hậu vệ tuyển Pháp rồi chuyền chính xác cho Xabi Alonso đánh đầu ghi bàn.
Nhìn thì đẹp, nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu hàng thủ Pháp kèm Alonso và bóng lập tức chuyền cho các tiền vệ? Điều này đã không xảy ra với Pháp. Và Pháp cũng không có Cristiano Ronaldo.
Thực tế Tây Ban Nha có một chút may mắn trong ba giải đấu lớn gần đây nhất. Chẳng hạn, dù có hàng thủ không tốt nhưng may mắn họ chỉ phải trả giá một vài lần. Pháp đã có một số cơ hội để tấn công trước Tây Ban Nha nhưng không thể tận dụng được. Nhưng Bồ Đào Nha thì khác.
Không có cầu thủ nào có khả năng tàn phá hoặc hiệu quả hơn trong lối chơi phòng ngự phản công so với Ronaldo. Rất ít cầu thủ trên thế giới có thể ngăn chặn tốc độ của Ronaldo. Hậu vệ Alba có thể gây nhiều khó khăn cho Ronaldo, nhưng anh ta chỉ có thể làm được điều này nếu không tham gia tấn công.
Tây Ban Nha đã thi đấu như ru ngủ đối phương và chiến thắng các trận đấu với tỉ số thấp. Điều này hầu như luôn đòi hỏi họ phải ghi bàn đầu tiên để nắm quyền kiểm soát bóng và không cảm thấy áp lực trong các pha dàn xếp tấn công.
Nếu Bồ Đào Nha có thể gây choáng Tây Ban Nha bằng một bàn thắng trước, đội bóng xứ bò tót sẽ gặp rắc rối lớn. Bồ Đào Nha có các cầu thủ phòng ngự tốt để đặt xe buýt trước cầu môn. Đồng thời nhanh chóng cung cấp bóng cho Ronaldo và Nani tổ chức tấn công mỗi khi có cơ hội.
Tây Ban Nha không phải là đội bóng được xây dựng để giành chiến thắng từ hàng thủ, đặc biệt nếu họ có ý định bắt đầu trận đấu mà không có một tiền đạo thật sự. Nếu Ronaldo có thể tận dụng tối đa 3-5 cơ hội có được, đó sẽ là một trận chiến tuyệt vời để xem.”
(còn tiếp)
Thưa bà con,
Hôm nay trên web VN Express dịch một bài viết khá hay, tựa đề “Siêu kinh điển tại Euro 2012″. Tôi xin lược qua vài nét chính ở đây, để thêm lời “bàn loạn” về trận bán kết sắp đến giữa hai lân bang TBN và BĐN:
[trích]
Tiền vệ Cesc Fabregas của TBN đã ví trận bán kết giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sẽ giống như trận cầu “kinh điển” của hai club bóng đá lớn nhất xứ bò tót là Barcelona và Real Madrid.
Fabregas cho rằng, cách thức tấn công của tuyển Bồ Đào Nha rất giống với club Real Madrid, qua sự tận dụng bùng nổ của cặp đôi Ronaldo và Nani. Trong khi tuyển Tây Ban Nha lại sở trường lối giao banh ngắn nhờ hàng tiền vệ đậm chất “Barca”.
Trong đội hình chính của TBN có tới 5 ngôi sao đến từ đội bóng câu lạc bộ xứ Catalan, tức club Barca, gồm Pique, Xavi, Iniesta, Busquet và Fabregas. Bên phía Real Madrid cũng có 4 người gồm Casillas, Arbeloa, Ramos và Alonso. Tuy nhiên, lối chơi tuyển Tây Ban Nha lúc này lại mang đậm nét Barca, điển hình qua chiến thuật “tiki taka”, giao bóng bật tường từng nhóm nhỏ để đưa đối phương vào mê lộ rồi công thành phá lưới kẻ địch.
Trong trận bán kết tới, Fabregas sẽ phải đối mặt với Ronaldo, Pepe cùng Coentrao, những cầu thủ Bồ đá thuê cho club Real Madrid, đang hiện diện trong tuyển Bồ Đào Nha.
“Có thể so sánh trận đấu này với trận siêu kinh điển giữa Barca và Real nếu dựa trên lối chơi của hai đội. Tuy nhiên, những con người ở đây khác nhau và vì thế trận đấu cũng khó lường hơn”, tiền vệ của Barca kết luận.
Cách đây 2 năm, tại vòng bát kết World Cup 2010, Tây Ban Nha từng đánh bại Bồ Đào Nha với tỷ số 1-0. Chắc chắn fan tuyển TBN đang mong mỏi thành tích trên sẽ lặp lại trong trận đấu tới đây vào đêm 27/6 ở Donetsk, Ukraina.
[hết trích]
3/
Nếu như sự đối đầu giữa đội bóng quốc gia nằm kề cận nhau là TBN và BĐN, ít nhiều mang vóc dáng một cuộc tranh chấp nội bộ giữa hai đại gia bóng đá của xứ bò tót, đó là câu lạc bộ bóng đá Barcelona và Real Madrid, bởi đa phần các cầu thủ của hai club này nằm trong đội hình của tuyển TBN và BĐN, cũng như chiến thuật chiến lược đã được coach hai đội này áp dụng, như một số chuyên gia bình loạn, thì trận sống mái (knock-out) giữa hai lân bang Đức với Ý lại mang mầu sắc một cuộc phục thù, ngọt ngào hay cay đắng chưa rõ nét.
Tôi xin trích dẫn nguyên vẹn bài bình luận sắc nét của Thiên Cầm, đăng hôm nay thứ ba 29 tháng sáu, trên web VN Express có tựa đề “Đức – Italy, đã đến lúc lịch sử sang trang” như sau:
[trích]
Gặp Italy ở bán kết là cơ hội cho Đức đòi món nợ thua trên sân nhà năm xưa và hướng tới chức vô địch châu Âu sau 16 năm chờ đợi.
Đức sẽ gặp Italy ở trận bán kết EURO 2012, một cuộc đối đầu đầy duyên nợ. Lần gần nhất họ gặp nhau, đoàn quân thiên thanh đã giành chiến thắng cũng ở vòng bán kết World Cup 2006 sau hai pha lập công của Grosso và Del Piero. Nhưng giờ thế hệ vàng của chức vô địch ngày ấy đã ra đi gần hết, liệu Italy có thể một lần nữa vượt qua người Đức, đội bóng đang ở vào thời kỳ chin muồi của cuộc Cách mạng bóng đá với rất nhiều những cái tên có thể tỏa sáng?
Vẫn lối chơi hào hoa và đẹp mắt, điều trái ngược với hình ảnh đội Đức vinh quang trong quá khứ nhưng phiên bản năm 2012 của Die Mannschaft là một khối gắn kết và đồng đều hơn trên khắp mặt sân. Sau 3 trận thắng chưa hết sức tại vòng bảng – được coi là tử thần, đội Đức bước vào trận tứ kết với Hy Lạp trong tâm thế rất tự tin. Sự tự tin ấy thể hiện rõ qua việc dùng người của HLV Joachim Loew khi ông cất các trụ cột đang thi đấu khá tốt như Lukas Podolski, Mario Gomez và Thomas Mueller lên băng ghế dự bị. Thay vào đó là sự góp mặt của những cầu thủ trẻ lần đầu tiên góp mặt vào 1 kỳ EURO như Marco Reus, Andrea Schuerrle hay 1 lão tướng chưa thể hiện được gì nhiều trong những lần được vào sân thay người ở vòng bảng.
Nhưng ngay lập tức cả Reus lẫn Klose đều chứng minh rằng người thầy của họ… làm gì cũng đúng bằng những bàn thắng nâng tỷ số lên 3-1, 4-1 trong chiến thắng 4-2 trước Hy Lạp. Toàn bộ các tuyến của đội tuyển Đức đều đã ghi bàn. Ở hàng hậu vệ có đội trưởng Philipp Lahm với cú lai má ngoài chân phải tuyệt đẹp mở tỉ số trận tứ kết và cầu thủ trẻ lần đầu tiên khoác áo Die Mannschaft cho 1 giải đấu chính thức Lars Bender. Ở hàng tiền vệ, trung phong đá lùi Lukas Podolski, Sami Khedira cũng đã tỏa sáng và những bàn thắng của họ đều tới trong những khoảnh khắc cần khai thông bế tắc cho đội tuyển Đức. Ở hàng tiền đạo, 2 cái tên đi cùng “Đại bàng sông Ranh” đến Ba Lan lần này cũng đều khai hỏa. Nếu Mario Gomez đang dẫn đầu danh sách ghi bàn của đội tuyển Đức với 3 lần lập công thì lão tướng Klose – năm nay đã 34 tuổi vẫn cho thấy cái duyên ghi bàn của anh không hề mất đi với cú đánh đầu quen thuộc trong trận gặp Hy Lạp.
Ngược lại, đội tuyển Italy lại không có được lợi thế nhiều như Đức. Họ đã có khởi đầu rất chật vật tại vòng bảng với 2 trận hòa. Lực lượng của họ cũng có vấn đề khi HLV Cesare Prandelli thừa nhận rằng 3 tiền đạo chủ lực của “Thiên Thanh” không đạt được phong độ tốt nhất để phối hợp ăn ý với Andrea Pirlo. Và trong trận tứ kết vừa diễn ra trước đội tuyển Anh, có thể thấy đội tuyển Italy đang trông cậy rất nhiều vào Pirlo, cá nhân còn sót lại của chức vô địch 6 năm về trước. So sánh với hàng công của đội tuyển Đức, người Italy lúc này đang thua kém hoàn toàn. Thứ duy nhất lúc này họ có thể bấu víu để vượt qua Mannschaft (ngoài Pirlo) là quá khứ. Mà lịch sử, thì luôn có thể bị thay đổi.
Chuỗi 15 trận thắng liên tiếp của đội tuyển Đức, một kỷ lục thế giới không chỉ chứng minh tài cầm quân của ông Joachim Loew mà còn là động lực rất lớn để đội bóng này hướng đến chức vô địch châu Âu sau 16 năm chờ đợi.
[hết trích]
Thực tôi không đồng ý với tác giả ở một điểm chính yếu then chốt là, hiện nay tuyển “Áo Da Trời” đã LỘT XÁC hoàn toàn khi chọn lối chơi CHỦ CÔNG, thay cho lối chơi kinh điển “phòng thủ chặt tấn công nhanh” nổi tiếng xưa nay, nhất là qua giải WC 1982 với thủ môn mọi thời đại Dino Zoff làm đội trưởng, phối hợp với trung phong cắm Paolo Rossi, vua làm bàn nổi tiếng thế giới.
Trong khung gỗ vẫn còn đó đôi bàn tay vàng của Gianluigi Buffon, thủ môn nổi tiếng nhất WC 2006.
Chưa kể dân Ý nổi tiếng ma lanh bậc thày quốc tế, như ta thấy họ đã vô hiệu hóa siêu sao Zizou tuyển Pháp ra sao trong trận chung kết WC 2006
Wikipedia (lược dịch):
Giải vô địch bóng đá thế giới 2006 hay còn gọi là Cúp bóng đá thế giới 2006 được tổ chức từ 9 tháng 6 đến 9 tháng 7 năm 2006 tại 12 thành phố của Cộng hòa Liên bang Đức. Đây là giải vô địch bóng đá thế giới lần thứ mười tám và là lần thứ 2 được tổ chức ở Đức (lần trước vào năm 1974). Bài hát chính thức của giải là bài “The Time of Our Lives”, của Il Divo. Bài hát chào mừng (anthem) của giải là bài “Celebrate the Day”, của Herbert Groemeyer. Sau trận chung kết với Pháp, Đội tuyển bóng đá quốc gia Ý giành giải vô địch lần thứ tư vào ngày 9 tháng 7, 2006.
Là đội hạt giống của bảng E, tuyển Ý dẫn đầu với 7 điểm, sau khi thắng với Ghana 2-0, hoà 1-1 với Mỹ và thắng Cộng hòa Tiệp (Xéc) 2-0.
Vào vòng các trận knock-out, Ý thắng: Úc 1-0 ở bát kết; Ukraine 3-0 ở tứ kết; Đức 2-0 ở hiệp phụ trận bán kết và Pháp ở chung kết bằng kết quả 5-3 qua đá luân lưu ở chấm phạt đền.
Quả bóng vàng được trao cho Zinedine Zidane (Pháp) – một quyết định gây tranh cãi. Bộ đôi tấn công của nước chủ nhà Đức chia nhau hai giải cá nhân: Chiếc giày vàng thuộc về Miroslav Klose (5 bàn), còn Lukas Podolski được bình chọn là Cầu thủ trẻ hay nhất (ghi 3 bàn). Gianluigi Buffon của Ý được bình chọn là thủ môn hay nhất (chỉ để thủng lưới 2 bàn, trong đó có một bàn phản lưới nhà).
[hết trích]
(còn tiếp)
wikipedia:
* Gianluigi Buffon (sinh ngày 28 tháng 1 năm 1978 tại Carrara, Ý) biệt danh Gigi, là một trong những nhà vô địch World Cup 2006. Hiện nay Buffon đang chơi cho câu lạc bộ Juventus và là đội trưởng của Đội tuyển bóng đá quốc gia Ý. Ngày 15 tháng 11 năm 2008, anh và Peter Schmeichel được IFFHS bầu là hai thủ môn giỏi nhất trong khoảng 20 năm trở lại (1988 – 2008).
* Andrea Pirlo (sinh ngày 19 tháng 5 năm 1979) là một cầu thủ bóng đá Ý. Anh hiện đang thi đấu cho câu lạc bộ Juventus F.C. và cũng là thành viên Đội tuyển bóng đá quốc gia Ý. Pirlo đã giữ một vai trò quan trọng trong chức vô địch thế giới lần thứ 4 của đội tuyển Ý tại World Cup 2006. Hiện nay Pirlo là tiền vệ tổ chức hàng đầu của bóng đá Ý, anh được người hâm mộ đặt cho biệt danh là Maestro (Nhà ảo thuật) vì khả năng kỹ thuật tốt, chuyền bóng thông minh và có cú sút phạt nguy hiểm.
[hết trích]
PIRLO VỚI CÚ ĐÁ PHẠT ĐỀN QỦI KHỐC THẦN SẦU (Pirlo amazing penalty made in Panenka)
trong trận tứ kết với tuyển Anh của Euro 2012
http://www.youtube.com/watch?v=Q-ERhn8E56o&feature=related
http://www.youtube.com/watch?v=Dmhk4nYogRE
Pirlo: Tôi đánh tâm lý các cầu thủ Anh
Khi trả lời phỏng vấn với Rai Sport, tiền vệ Andres Pirlo – cầu thủ xuất sắc nhất trận – cho biết: “Joe Hart có nhiều chuyển động lạ, tôi đã quyết định sút bóng như vậy và đã thành công. Nó đã tạo áp lực lên các cầu thủ Anh và sau đó Young đã sút hỏng”.
Cách sút phạt luân lưu của Pirlo mang tên Panenka, xuất phát từ Antonin Panenka khi ông bấm bóng thành công từ chấm phạt 11m, giúp Tiếp Khắc thắng Tây Đức trong trận chung kết Euro 1976.
Đọc tựa đề bài viết : ” Cả 4 thằng đều kinh” nếu không theo dõi Euro cup tôi lại nghĩ 4 thằng này là:
Sang – Trọng Hùng- Dũng, cả 4 thằng này đều đáng “kinh tởm” vì bọn này luôn luôn đứng về phe bọn cướp đất, bọn tham nhũng và bọn Tàu phù chứ không bao giờ bênh vực dân Việt.