WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chiến thuật “Bia ngư dân” của TQ và phản ứng của VN

Biển Đông và đường lưỡi bò của TQ

Sau khi Quốc hội VN tuyên bố thông qua luật Biển VN ngày 21/6/2012, mà điều 1 đã xác định: 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về chủ quyền Việt Nam, Trung Quốc đã phản ứng dữ dội.

Đầu tiên là Chính phủ TQ chính thức tuyên bố thành lập khu Huyện Tam Sa thủ phủ hành chính của 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Sau đó, Chính phủ TQ trịch thượng triệu tập Đại sứ VN tại TQ để phản đối luật Biển VN. Rồi đến Quốc hội TQ đòi Việt Nam “sửa sai”.

Mấy hôm nay, truyền thông TQ cũng tham gia dữ dội vào cuộc phản công, mà nội dung chủ yếu là: “VN tuyên bố chủ quyền trên cái không phải là của mình”.

Chính phủ TQ, thông qua Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) khiêu khích mời thầu thăm dò dầu khí ở chín lô,  theo PetroVN,  thì chín lô  này cách bờ biển gần nhất của Việt Nam 57 hải lý ở Nha Trang (Khánh Hòa), cách đảo Phú Quý của Việt Nam chỉ khoảng 37 hải lý/xem http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/06/120627_petrovn_cnooc.shtml/.

Như vậy 9 lô này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế EEZ của VN.

Đặc biệt là Tờ China Daily, báo tiếng Anh của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm thứ Hai 25/6 chạy bài bình luận tựa đề “Trò hề lố bịch” đả phá điều luật này và dọa có hành động trả đũa thích đáng.

Bài xã luận bắt đầu bằng khẳng định rằng Trung Quốc hoàn toàn chính đáng khi phản đối mạnh việc Luật Biển Việt Nam bao trùm cả các vùng biển mà Trung Quốc nói là của mình.

Bài báo viết: “Bắc Kinh cũng hoàn toàn chính đáng khi cân nhắc các biện pháp phản ứng mạnh tay hơn, nếu Hà Nội từ chối sửa chữa sai lầm”.

Cho dù có mang chiếc áo khoác Mác-Lênin thì nhà nước TQ hiện nay cũng vẫn chỉ là 1 nhà nhà nước phong kiến bá quyền.

Mà phản ứng ngàn năm nay của nước bá chủ TQ, khi nước nhược tiểu không tuân lệnh bá chủ, là chinh phạt.

Như vậy giọng điệu dọa dẫm của China Daily có nguồn gốc bá quyền và là điều có thể xẩy ra.

Hơn nữa, cuộc chiến tranh “Dậy cho VN 1 bài học 1979″ vẫn chưa bị thời gian xóa nhòa, vẫn tươi máu những vết thương Việt Nam.

VN cần chuẩn bị ra sao trước những phản ứng cực đoan, hiếu chiến của tập đoàn cầm quyền hiếu chiến TQ?

1. Chủ quyền trên Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc về VN.

Bất luận TQ đưa ra luận thuyết gì về “chủ quyền lịch sử” của họ tại Hoàng Sa, Trường Sa thì sự kiện xâm lược vũ trang chiếm Hoàng Sa từ tay VNCH vào năm 1974, và 8 đảo tại Trường Sa của VN vào các năm 1988, 1992… đã bóc trần tính xâm lược, cướp đảo, cướp biển VN của họ.

Lần đầu tiên, 1 chính phủ của TQ công khai đòi hỏi chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa trước công luận thế giới là tại hội nghị San Francisco 1951 Hoa Kỳ, khi 51 quốc gia, đã tham gia tiêu diệt CN Phát Xít, nhóm họp về các vấn đề sinh ra sau thế chiến 2, trong đó có vấn đề tranh chấp chủ quyền đất, đảo.

Yêu cầu chủ quyền cho TQ trên 2 quần đảo HS, TS tại hội nghị San Francisco, đã bị bác bỏ với 48 phiếu chống của 51 nước tham gia hội nghị.

Như vậy là thế giới đã chính thức bác bỏ cái gọi là “chủ quyền không chối cãi được của TQ tại HS, TS.”

Lúc đó, Trung Quốc chưa kịp ngụy biện về “chủ quyền lịch sử” mà chỉ đưa ra được 1 lý do cho đòi hỏi chủ quyền này, là việc CHND TH đã tiếp quản 2 đảo, 1 tại HS, 1 tại TS từ tay Tưởng Giới Thạch.

Cũng tại hội nghị này, ngày 7-9-1951, phát biểu tại Hội nghị, trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam, Thủ tướng Trần Văn Hữu nêu rõ:

“Chúng tôi cũng sẽ trình bày ngay đây những quan điểm mà chúng tôi yêu cầu Hội nghị ghi nhận (chứng nhận): Về vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Và cũng vì cần phải thành thật lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”.

Lời xác nhận chủ quyền đó của phái đoàn Việt Nam – thành viên của khối Liên hiệp Pháp – không hề gây ra một phản ứng chống đối, hoặc 1 phản đối nào của 51 quốc gia tham dự Hội nghị.

Không có sự phản đối nào của các nước tham dự Hội nghị chính là sự thừa nhận của 51 nước Đồng Minh về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.

2. Trung Quốc sẽ tiến hành trả đũa như thế nào?

Quan sát những trả đũa của Trung Quốc trong những năm gần đây, khi có tranh chấp lãnh hải, như tranh chấp với Nhật Bản quần đảo Điếu Ngư năm 2011. Trung Quốc trả đũa bằng chặn xuất cảng đất hiếm sang Nhật Bản, hay chặn nhập chuối tiêu, hàng xuất của Philippines sang Trung Quốc trong vụ tranh chấp tại bãi cạn Scarborough , thì ta thấy họ có thể trả đũa Việt Nam bằng kinh tế.

Tuy vậy VN là con gà đẻ quả trứng vàng cho TQ khi cán cân thương mại 2011 có lợi cho TQ hơn 12 tỷ đô la.

Cho nên, nếu có trả đũa về kinh tế, thì cách trả đũa của TQ sẽ là đầu voi đuôi chuột, cũng chỉ là 1 tượng trưng,  nhằm giữ mặt mũi cho Thiên triều mà thôi.

Một cuộc chiến kiểu 1979 với VN cũng sẽ khó xẩy ra, vì như thế:

- Đẩy Việt Nam nhanh hơn về phía Hoa Kỳ.

- Trường hợp chiến tranh kéo dài, nguy cơ giấc mơ Cường quốc sẽ bị tan tành, là có thể xẩy ra.

Tuy vậy, những gì Trung Quốc đã thực tập tại bãi Scarborough từ tháng 4 tới nay là 1 điều mà tôi lo lắng.

3. Chiến thuật mà Trung Quốc sử dụng trong tranh chấp Scarborough là chiến thuật “mộc sống ngư dân”, có nguồn gốc của chiến thuật dùng dân làm mộc sống khi công chiếm thành trì trong chiến tranh xâm lược.

Trong khủng khoảng bãi cạn Scarborough xẩy ra từ 8/4/2012 tới hôm nay, Trung Quốc đã dùng chiến thuật “chiếc mộc sống ngư dân”. Đỉnh điểm của cuộc tranh chấp này là việc Trung Quốc điều đến vùng biển của bãi cạn Scarborough hơn 100 thuyền cá của ngư dân.

Tham gia đội ngũ “chiếc mộc thuyền” này có chừng 4-5 thuyền thuộc Ngư chính hay Hải giám Trung Quốc làm nhiệm vụ chỉ huy, dàn trận.

Hải quân Trung Quốc đứng ngoài tranh chấp.

Cho đến hôm nay, Trung Quốc và Philippines đều tuyên bố là đã triệt thoái hầu hết các thuyền của mình ra khỏi vùng biển bãi cạn Scarborough.

Chưa có sự chiếm đóng của Trung Quốc đối với Scarborough.

Điều này dễ hiểu, do hầu hết các đảo của bãi Scarborough đều ngập nước biển, chưa thể đóng quân được.

Câu hỏi ở đây là: Điều gì sẽ xẩy ra đối với các đảo thuộc Trường Sa khi Trung Quốc dùng chiến thuật “mộc ngư dân” này để xâm chiếm một số đảo của Việt Nam trên Trường Sa.

Trước hết ta phân tích chiến thuật “mộc người sống” trong giao tranh chiếm thành trì trên lục địa.

Đạo quân muốn chiếm đoạt 1 thành trì kiên cố là 1 đạo quân thiện chiến, có đầy đủ vũ khí công thành như thang dây, thang gỗ để vượt tường thành… Đạo quân bảo vệ thành là đạo quân có tinh thần kháng chiến cao, có nhiều lương thực và vũ khí, cung tên,… để tử thủ.

Viên tướng chỉ huy đạo quân công thành dùng 1 kế như sau :  bắt nhân dân sinh sống tại các vùng quanh chiếc thành này làm thành 1 chiếc mộc sống, đi đầu đoàn quân công thành của họ, để tiến sát vào chân thành, nhằm giảm thương vong và phát huy các binh cụ công thành.

Khoảng cách của 1 mũi tên từ thành bắn xuống là thoảng cách tạo nên thời gian cho phép tướng lĩnh trên thành quyết định bắn hay không bắn, tiêu diệt hay không tiêu diệt đoàn quân dưới thành.

Nếu bắn là tiêu diệt chính người thân của mình.

Nếu không bắn, để quân địch tiến sát vào chân thành, dùng khí cụ đánh thành, cuộc chiến sẽ có lợi cho địch.

Chiến thuật dùng người làm mộc sống này không được sự hâm mộ của các tướng lĩnh phong kiến do tính vô nhân đạo của nó, nhưng không phải là không có người sử dụng.

Hôm nay, Trung Quốc đã ứng dụng chiến thuật này cho tranh chấp trên biển.

Trở lại với câu hỏi: Điều gì sẽ xẩy ra đối với các đảo thuộc Trường Sa khi Trung Quốc dùng chiến thuật “mộc ngư dân” này để xâm chiếm một số đảo của Việt Nam trên Trường Sa.

Ta biết rằng một số đảo trên Trường Sa của Việt Nam đang được hải quân VN và gia đình của họ ở. Vậy việc chiếm đóng lâu dài của TQ là có thể xẩy ra.

Trường hợp Trung Quốc dùng chiến thuật “mộc sống ngư dân’ điều vài trăm “thuyền đánh cá”, mà trên mỗi chiếc thuyền đánh cá này, Trung Quốc ém các đặc nhiệm tinh nhuệ của thủy quân lục chiến TQ để chiếm đảo Việt Nam trên Trường Sa, thì Bộ tư lệnh hải quân VN ứng phó ra sao?.

Tôi cho rằng cần phải bàn trước tình huống này, để khỏi lúng túng, khi TQ áp dụng chiến thuật “chiếc mộc sống ngư dân” cho tranh cướp Trường Sa của Việt Nam.

4. Một đề nghị.

Trường hợp Trung Quốc dùng chiến thuật “chiếc mộc sống ngư dân”, theo tôi, Việt Nam không nên lưỡng lự.

Đây là cơ hội cho chúng ta giải phóng hoàn toàn Trường Sa.

Khi Trung Quốc điều các thuyền của ngư dân trá hình đến Trường Sa, Việt Nam cần cho tầu ngầm hay tầu chiến đâm chìm các thuyền gỗ này và vớt các ngư dân TQ lên.

Tiến hành phân loại nhanh chóng, xác định ai là ngư dân, ai là đặc nhiệm của hải quân TQ.

Giam các sát thủ TQ lại, cho người Việt Nam trà trộn vào đám tù binh này, và đơn phương tuyên bố trao trả dân thường.

Không chờ đến sự đồng ý của TQ, ta đơn phương trao trả ngư dân ngay, tại các đảo Trường Sa do TQ đóng.

Chỉ cần khi đoàn “ngư dân” này tràn lên đảo, là cuộc chiến đấu dành lại hoàn toàn Trường Sa bắt đầu.

Câu hỏi là : liệu kịch bản trên có khả thi hay không?

Mong các bạn độc giả phân tích.

© Nguyễn Nghĩa

© Đàn Chim Việt

19 Phản hồi cho “Chiến thuật “Bia ngư dân” của TQ và phản ứng của VN”

  1. Người yêu nước says:

    Bài chiến thuật “Bia ngư dân” của bạn có 3 điểm nhấn:

    1. “Khi Trung Quốc điều các thuyền của ngư dân trá hình đến Trường Sa, Việt Nam cần cho tầu ngầm hay tầu chiến đâm chìm các thuyền gỗ này và vớt các ngư dân TQ lên.”
    2. “cho người Việt Nam trà trộn vào đám tù binh này, và đơn phương tuyên bố trao trả dân thường… ta đơn phương trao trả ngư dân ngay, tại các đảo Trường Sa do TQ đóng.”
    3. “Chỉ cần khi đoàn “ngư dân” này tràn lên đảo, là cuộc chiến đấu dành lại hoàn toàn Trường Sa bắt đầu.”

    Điểm 1: TQ đâu có ngay thơ để cho VN điều tầu đâm chìm thuyền ngư dân của họ, nếu VN vừa chỉ đâm được 1 thuyền thì TQ sẽ:
    - Họ đoán trước được kịch bản này, họ sẽ chụp hình, quay phim làm bằng chứng VN gấy cớ dùng vũ lực…, rêu rao thế giới VN thế này thế nọ…
    - Là nguyên cớ cho họ đẩy sang chiến thuật chiếm luôn các đảo còn lại của VN.

    Điểm 2: Cho dù bước 1 VN làm được đi nữa thì khi bước 2 của VN sẽ thất bại, bởi khi trà trộn thì chính những ngư dân TQ sẽ nhận ra ngay bởi
    - Người VN trà trộn vào có biết tiếng Trung không?, chỉ cần ngư dân TQ hỏi mà không trả lời được là bị lộ liền, thế là nguy hiểm cho bản thân người trà trộn, đồng thời ngư dân TQ sẽ báo ngược về TQ…

    Điểm 3: Khi VN trao trả “ngư dân” lên đảo TQ chiếm đóng, bạn đối phó với những điều sau đây như thế nào?
    - Quá tình tiếp nhận “ngư dân” lên đảo thì lính TQ sẽ nhận ra người trà trộn khi kê khai danh sách, tên họ…
    - Bạn (VN) trà trộn bao nhiêu người, quân bị và tác chiến ra sao để có thể đánh chiếm lại đảo?
    - Dù bạn có chiếm lại được 1 đảo từ TQ thì TQ để yên cho VN hả?
    - Hệ quả việc bạn trao trả “ngư dân” lên đảo TQ chiếm đóng thì ngầm hiểu bạn đang công bố với thế giới là bạn xác nhận CHỦ QUYỀN của TQ tại đảo này, vậy thì bạn đấu pháp lý quốc tế ra sao khi tranh chấp chủ quyền.

    Kết luận: Chiếm thuật của bạn hoàn toàn thất bại và gây hại nghiêm trọng cho VN. Bạn cần suy nghĩ cách hóa giải hoặc chiến thuật khác.

  2. Hà Huy says:

    Quá khó cho nhà nước hiện tại để sử lý các tình huống nêu trên vì hai nước đang là Đồng minh của nhau về thể chế . VN đang phụ thuộc quá nhiều về kinh tế , chính trị với TQ thì mọi việc sử lý rất khó khăn . Miến Điện đã nhạt nhẽo với TQ từ khi chuyển sang chế độ Dân chủ , nên người Dân dễ bề ủng hộ , còn VN ta thì các Anh lãnh đạo rất e dè với nhà cầm quyền TQ . Cách tốt nhất là Chính phủ không ra mặt mà để các địa phương như Đà Nẵng hay khánh Hòa lên tiếng thôi . Cứ cực lực phản đối còn TQ có chiếm đóng các biển đảo thì phải đợi Quốc tế giúp sức thôi . VN hiện tại không đủ sức thu hồi những vùng đất của mình được . Hãy tạm cho TQ mượn sau này con cháu sẽ đòi sau . Giả thuyết TQ chiếm các đảo thì Bác nào có cách hay góp ý kiến cho nhà nước , làm cách nào đòi lại được .

  3. Việt gian says:

    Hình như chiêu thức này cũng hay, có thể áp dụng tốt đấy.

  4. kbc3505 says:

    Nếu nói tới chiến tranh thì có nhiều phương cách, không nhất thiết phải là quân sự mà có thể bằng kinh tế, ngoại giao, hay chính trị…v…v…

    Ở đây chỉ góp ý giới hạn theo bài chủ. Nếu tiến hành tấn công bằng quân sự để đòi lại đảo trong tình hình hiện nay là điều bất khả thi vì địch (Tàu cộng) hoàn toàn mạnh hơn và sẽ tạo cớ để địch hung hăng tấn chiếm toàn bộ những đảo khác. Ngay cả bằng kinh tế cộng sản VN cũng thua vì kinh tế đang suy yếu và chế độ sẽ sụp đổ luôn (rất tốt cho đất nước), trừ phi được thông qua hiệp định TTP với đầu tư mạnh mẽ từ Hoa Kỳ và các nước Tây Phương thay thế Tàu cộng.

    Nhưng Hà Nội nên vận động mạnh mẽ thêm về chính trị và ngoại giao, đây là 2 mặt trận mà nếu Tàu cộng ép quá thì HN sẽ ngả hẳn theo phương tây và đưa vấn đề ra LHQ. Hà Nội sẽ thắng 2 mặt trận này nhưng thời điểm này chưa phải lúc HN dám làm vì sẽ là thời điểm dứt khoát đối nghịch với đàn anh khi vẫn chưa nhận được cam kết hợp tác toàn diện kể cả kinh tế và quân sự từ Hoa Kỳ. Tiến hành 2 mặt trận này để đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa cũng có nghĩa là tiến trình dân chủ sẽ hình thành và cs sẽ dần dần đi vào bóng tối.

    Cộng sản Hà Nội có dám làm không? Câu trả lời tùy theo sức ép của Tàu cộng.

    kbc3505

  5. Bách Việt says:

    So sánh lực lượng kiểu gì VN cũng yếu hơn TQ. Nếu ta chỉ đánh đối kháng từng trận, trên từng địa điểm riêng biệt sẽ bi đối phương áp đảo. Do đó chiến thuật thích hợp hơn đối với VN là, nếu TQ thực sự bắt đầu đánh chiếm Trường Sa, quân ta vừa chống trả ở TS vừa chủ động tấn công Hoàng Sa tạo thành một thế trận tranh chấp trên toàn bộ 2 quần đảo cũng tức là trên Biển Đông. Đây là cách để thực hiện “trường kỳ kháng chiến” vốn là truyền thống của dân tộc VN. Chiến tranh càng lâu dư luận quốc tế dẽ càng đứng về phía VN.

  6. Cu Tý says:

    Rồng Tiên Hồng Lạc trong ngoài,
    Nguyện nguyền góp sức chung tay MỘT LÒNG:

    “THỀ RẰNG GIỬ VẸN BIỂN ĐÔNG” !!!

  7. Vũ duy Giang says:

    Thay vì xử dụng chiến thuật”biển người”như trong chiến tranh”nam-Bắc Triều Tiên”để chống quân đội Mỹ và Liên hiệp Quốc,bây giờ TQ dùng chiến thuật”biển tầu”(=đánh cá+tầu Ngư chính)để tràn ngập lãnh hải ở Scarborought của Phi Luật Tân,và thử xem hải quân nước này,và”đồng minh Mỹ”có tháo chạy?Hiện nay thì 2 tầu hải quân Phi đã rút khỏi vùng này,và tầu Ngư Chính của Tầu(!)cũng rút đi(nhưng với lý do tránh bão!),nhưng vẫn để lại các thuyền chài của ngư dân(hay hải quân trá hình?)của TQ

    Chiến dịch”Rung cây Phi,nhát khỉ VN và ASEAN”này của TQ chưa thành công,thì QH của VN lại thông qua Luật Biên(đã”khất lần” từ kỳ họp QH năm 2010,có lẽ vì sợ hải”răng lạnh cắn môi hở”để cho một bài học như năm 1975?!),thì có phải vì VN có thêm đồng minh cùng tranh chấp biển đảo với TQ,như Phi,Nhật,Ấn, và cả”đồng minh tháo trở lại”là Mỹ.

    Nhưng TQ tiếp tục chiến thuật”rung cây”như tác giả diển tả trong bài viết, cùng với đề nghị cho quân VC”giả dạng”làm tù binh Tầu Quen(TQ)được VN thả về các đảo TS do TQ chiếm đóng,để”giải phóng”
    những đảo này cho VN! Mưu kế này không thua gì Tôn Tử đã dậy rằng”Tướng giỏi không cần đánh,mà thắng”,tức là chỉ cần”Rung cây,dọa khỉ”chạy!Vậy tự hỏi rằng Tầu Quen có ngu,dại không?

    Hơn nữa đây là việc”để nhà nước lo”(như công an CSVN dùng làm lý do để đàn áp người VN biểu tình chống TQ),cho nên CSVN chưa bao giờ chính thức thông tin về những chiến thắng chống TQ của người VN ở nước ngoài,khi họ gửi mails cảnh báo các báo chí Âu Mỹ,Úc phải tránh cạm bẫy của CSTQ bắt ngay cả các nhà khoa học TQ gửi bản đồ TQ có đường”lưỡi bò liếm biển Đông”để đăng cùng các bài viết về khoa học.

    Đã có phản hồi của một vài báo chí Âu Mỷ rằng họ(như National Geography) đổi ngay chú thích: HS,TS tranh chấp bởi các nước(chớ không của TQ),hay họ sẽ cảnh giác(như các magazines Nature,Science,etc..). Đây là chiến thắng đầu tiên của VN tại Biển Đông do người VN ở nước ngoài
    tranh đấu,kể từ trận hải”chiếm”Hoàng Sa của TQ(với sự”thờ ơ”của Hạm đội 7 Mỹ), và sau đấy là
    “chiếm” thắng mấy đảo ở TS của VNDCCH bởi Tầu TQ và Đài Loan.

    Vậy từ đấy,”nhà nước CSVN” đã”lo” những gì cho dân chài HS,TS? Hay chỉ”lo”chạy để cho Tầu Quen”cướp của,giết dân chài”VN,và cắt”đuôi”(hay cáp)tầu”nhà nước”,rồi tổ chức các đội”thuyền thúng”của dân chài ra đối đầu với Tầu Quen.Như vậy phải đợi tới bao giờ thì CS”VN cần cho tầu ngầm hay tầu chiến đâm chìm các thuyền gỗ này,và vớt các ngư dân TQ lên” theo như tác giả NN”hiến kế ?!

  8. Trần Hữu Cách says:

    Chuyện gì có người tính thì cũng đều khả thi. Nhưng sau đó thì sao? Tôi ngại 300 chiếc tàu hải giám bằng sắt kia quá! 800 ghe và thúng mủng của mình làm sao đánh lại? Còn đàn tàu ngầm nhung nhúc dưới kia thì ngay các hạm đội Mỹ cũng phải e dè.

    Trở lại nhận xét về chiến thuật của Trung Quốc, tôi cho rằng ở Scarborough đã diễn ra một đòn hư binh và Philippines đã không mắc mưu. Trung thật sự muốn leo thang tranh chấp để có thêm lý do đưa tàu quân sự tới. Nếu Phi đánh đắm một vài tàu của Trung, chúng ta sẽ thấy ngay sự khai triển đó.

    Bây giờ nếu một đàn tàu hải giám bao vây chỉ một đảo của Việt Nam, tôi e rằng phản ứng của Việt Nam sẽ còn kém Phi.

    • vietnam says:

      Ông Trần Hữu Cách khỏi phải lo. Hãy xem các chuyên gia quân sự TQ nói gì nhé:

      1)BÁO HONGKÔNG * CUỘC CHIẾN HOA VIỆT
      Nếu khai chiến trên biển Đông,
      khả năng Trung Quốc sẽ thua Việt Nam
      Một số tờ báo của Hồng Công gần đây như “Đại công báo”, “Văn Hối”, “Đông phương” và nguyệt san “Phòng vệ Hán Hoà” dẫn lời các nhà quan sát quân sự Bắc Kinh cho rằng tuy từ đầu năm 2009 đến nay, các bước chuẩn bị đấu tranh quân sự của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Hoa Nam) vô cùng rầm rộ.
      (2) Hiện nay, còn rất nhiều rào cản khiến Trung Quốc chưa thể áp dụng hành động quân sự thực tế trong tranh chấp chủ quyền biển Đông. Các chuyên gia quân sự Trung Quốc cũng cảnh báo nếu Bắc Kinh Trung áp dụng hành động quân sự, cái giá phải trả sẽ rất đắt, thậm chí ảnh hưởng quốc tế tiêu cực của hành động này đối với Trung Quốc còn lớn hơn cả phát động một cuộc chiến tranh tại Eo biển Đài Loan. Dưới đây là tổng hợp nội dung cơ bản của các bài viết này.

      (3)1- Rào cản chính trị: – Tại khu vực Biển Đông, hiện nay có ba nước tồn tại bất đồng lớn nhất với Trung Quốc về lãnh hải và hải đảo là Việt Nam, Philippin và Malaixia, trong đó Việt Nam là hàng đầu. Vì thế, khả năng bùng nổ xung đột quân sự tại khu vực biển Đông chỉ có thể là Trung Quốc tấn công quân sự chiếm các đảo, bãi mà Việt Nam đang kiểm soát tại quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọil à Nam Sa).

      (4)Khả năng Trung Quốc và Malaixia nổ ra xung đột quân sự do tranh chấp đảo Layan Layan (đá Hoa Lau), cơ bản bằng không. Thế nhưng, quan trọng là Trung Quốc áp dụng hành động quân sự quy mô lớn với Việt Nam, sẽ thiêu huỷ hoàn toàn hình tượng quốc tế “hoà bình phát triển” mà Trung Quốc tạo dựng trong gần 20 năm qua. Hệ quả là sự cảnh giác của Ôxtrâylia, Mỹ, Nhật Bản và cả Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN) đối với Trung Quốc sẽ tăng cao.

      (5)- Gần đây, hợp tác và trao đổi quân sự giữa Mỹ với ASEAN và Việt Nam đã có những bước tiến lớn, một khi Trung Quốc áp dụng hành động quân sự, dư luận và báo chí chính thức của Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và các nước phương Tây khác sẽ đứng về phía Việt Nam. Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản thậm chí còn cung cấp cho Việt Nam chi viện về tình báo và hậu cần quân sự cho Việt Nam . “Học thuyết quân sự mới” biển Đông là “biên cương lợi ích” của Ôxtrâylia sẽ có cớ phát triển.
      (6)- Chiến tranh bùng nổ, sẽ thúc đẩy nhanh hơn sự thành lập chính thức của tập đoàn “NATO biển Đông”, bước đi Nam tiến của Lực lượng Tự vệ trên biển của Nhật Bản cũng sẽ trở thành hiện thực và tạo ra căn cứ hợp pháp để Mỹ can thiệp quân sự trực tiếp. Hơn thế, “Hiệp ước đồng minh Mỹ – Xinhgapo – Ôxtrâylia” và từ sau năm 1995, Mỹ cùng với 6 nước ASEAN là Philippin, Thái Lan, Xinhgapo, Malaixia, Inđônêxia và Bruney tổ chức cuộc diễn tập quân sự “Karat”.

      (7)- Trường Sa có một số đảo nằm sát bờ biển Malaixia, có một số đảo gần đường trung tuyến Việt Nam – Malaixia, cách Trung Quốc xa như vậy, nói là của Trung Quốc thật khó có sức thuyết phục. Do vậy, khi Trung Quốc áp dụng hành động quân sự, hình tượng quốc tế của các nước hữu quan, nhất là Việt Nam sẽ tốt hơn nhiều so với Trung Quốc, theo đó các nước lớn châu Âu, thậm chí cả Mỹ và Ấn Độ sẽ đề nghị cung cấp vũ khí cho Việt Nam, bất lợi với Trung Quốc.

      (8)2- Rào cản về quân sự
      - Các nhà quan sát quân sự Bắc Kinh nêu rõ nhìn bề ngoài, so sánh sức mạnh quân sự giữa Trung Quốc với Việt Nam, phía Trung Quốc có vũ khí hiện đại mang tính áp đảo, nhất là ưu thế về số lượng và chất lượng tàu mặt nước, tàu ngầm cỡ lớn. Thế nhưng, phân tích sâu về học thuyết địa – quân sự, thực sự bùng nổ chiến tranh trên không và trên biển với Việt Nam, ưu thế sức mạnh quân sự không hẳn nghiêng về Trung Quốc.

      (9)Bởi vì đặc điểm mới của chiến tranh kỹ thuật công nghệ cao với vũ khí tên lửa là không có khái niệm so sánh sức mạnh của nước mạnh, nước yếu. Theo đó, nước yếu có một số ít tên lửa hiện đại, trong chiến tranh trên biển và trên không, vẫn có thể dựa vào ưu thế thiên thời, địa lợi, nhân hòa v.v.để vẫn thắng được nước mạnh.

      (10)- Cụ thể hơn, về hải quân và không quân của Trung Quốc tham gia cuộc chiến tranh này sẽ chủ yếu là Hạm đội Nam Hải (Bộ Tư lệnh đặt tại Trạm Giang, Quảng Châu). Còn Việt Nam lực lượng không quân được trang máy bay chiến đấu “Su-30MKV” và “Su-27SK/UBK”. Hải quân Việt Nam được trang tàu tên lửa tốc độ cao “Molniya-12418” và tới đây có cả tàu ngầm “KILO-636”,xu thế sức mạnh tại biển Đông đang phát triển theo hướng bất lợi cho Trung Quốc.
      (11)- Trong tương lai gần, khi Hải quân Việt Nam đưa tàu ngầm “KILO- 636” vào sử dụng, quyền kiểm soát cục bộ dưới nước có thể sẽ nghiêng về phía Hải quân Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc phải tính đến nhân tố máy bay chiến đấu “Su-30MKV” của không quân Việt Nam có thể sẽ được trang bị tên lửa siêu âm không đối hạm “BRAHMOS” (của Ấn Độ) và “YAKHONT” (của Nga) với tầm bắn đạt 300km.

      (12)- Về năng lực phòng không, Trung Quốc và Việt Nam đều được trang bị tên lửa đất đối không hiện đại “S-300PMU1”. Lực lượng phòng không của Việt Nam có 2 tiểu đoàn, còn con số này của Trung Quốc là 20. Thế nhưng, lực lượng này (của Trung Quốc) chủ yếu bố trí trên đất liền, do vậy vai trò có thể phát huy trong chiến tranh trên biển và không phận trên biển khá hạn chế.
      (13)3- Rào cản về địa lý
      - Toàn bộ 29 đảo, bãi mà Việt Nam kiểm soát hiện nay tại Trường Sa, cách đất liền từ 400 – 600 km. Tại khu vực này, Việt Nam có các căn cứ không quân tại vịnh Cam Ranh (Nha Trang), Đà Lạt (Lâm Đồng) và ở Thành phố Hồ Chí Minh, đa số không phận tại khu vực tranh chấp này đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay tấn công “Su-22” của không quân Việt Nam, chưa kể đến máy bay chiến đấu “Su-30MKV” và “Su-27SK” với bán kính tác chiến lên đến 1.500 km.

      (14)- Nếu so sánh, không quân Trung Quốc kể cả cất cánh từ sân bay tại đảo Hải Nam, khoảng cách đường thẳng đối với 29 đảo bãi Việt Nam đang kiểm soát đã lên đến từ 1.200 – 1.300 km, còn cất cánh từ Hoàng Sa, khoảng cách đến Trường Sa cũng lên đến từ 900 – 1.000 km…buộc máy bay chiến đấu “J-10” và “J-8D” và cả “Su-30MKK” và “Su-27SK” của Trung Quốc đều cần được tiếp dầu trên không, thời gian tác chiến so với máy bay Việt Nam ngắn hơn 50%.

      (15)- Khi chiến tranh bùng nổ, sân bay trên đảo Vĩnh Hưng (Hoàng Sa) và thậm chí cả sân bay trên đảo Hải Nam của không quân Trung Quốc nhiều khả năng trước tiên sẽ bị máy bay chiến đấu “Su-22” của không quân Việt Nam thực hiện tấn công phủ đầu. Căn cứ Toại Khê, Căn cứ Quế Lâm (Quảng Tây) của Sư đoàn không quân số 2 cũng nằm trong phạm vi bán kính tác chiến tấn công của máy bay chiến đấu “Su-30MKV” của Không quân Việt Nam.

      (16) Ngoài ra, còn một yếu tố quan trọng khác là xung đột không chỉ hạn chế ở khu vực biển Đông, toàn bộ các mục tiêu chiến lược tại đảo Hải Nam, Hồng Kông, Côn Minh (Vân Nam) và Nam Ninh (Quảng Tây) đều nằm trong phạm vi bán kính tác chiến của máy bay chiến đấu “Su-30MKV” của Không quân Việt Nam.

      (17)- Địa hình Việt Nam dài hẹp, máy bay “Su-27SK” và “J-10A” của Trung Quốc tham chiến, trên đường bay trở về căn cứ đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay chiến đấu “MiG-21Bis” của Không quân Việt Nam cất cánh từ các căn cứ không quân miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Do vậy, MiG-21Bis của Việt Nam có thể cất cánh đánh chặn máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã hết vũ khí và thiếu nhiên liệu vào bất cứ lúc nào.

      (18)4- Rào cản về chiến thuật
      - Máy bay chiến đấu “Su-22” của không quân Việt Nam có thể sẽ áp dụng chiến thuật không kích siêu thấp và có được sự yểm hộ hoả lực trong tấn công đảo, bãi. Vì thế, ngay cả khi Trung Quốc chiếm lĩnh được các đảo bãi Việt Nam, bảo vệ lâu dài là vấn đề cực kỳ khó khăn. Việt Nam áp dụng chiến thuật không kích tầm siêu thấp, sẽ tránh được sự theo dõi của các loại rada trên tàu của Trung Quốc, tấn công các tàu cỡ lớn của Trung Quốc.
      (19)- Hải quân Việt Nam không có tàu mặt nước cỡ lớn, cho nên không ngại Trung Quốc áp dụng không kích tầm siêu thấp, khiến cho tàu ngầm hiện đại của Trung Quốc không thể phát huy, chỉ có thể tấn công tàu vận tải của hải quân Việt Nam. Việt Nam hiện nay, đa số là tàu vận tải cỡ nhỏ lớp từ 300 – 500 tấn trở xuống, nên điều động tàu ngầm hiện đại để tiêu diệt là không hiệu quả mà có khi lại làm mồi cho các loại phương tiện săn ngầm của VN do Nga trang bị./.
      Reply

      • Trần Hữu Cách says:

        Đúng là được mở tầm mắt! Xin cám ơn. Trân trọng.

  9. Phận Trầm Luân says:

    “Không chờ đến sự đồng ý của TQ, ta đơn phương trao trả ngư dân ngay, tại các đảo Trường Sa do TQ đóng.” Điều này không ổn. Vì như thế là gián tiếp công nhận những đảo mà TQ đang chiếm là của họ.
    VN là một nước pháp trị với chủ quyền toàn diện trên lãnh thổ và lãnh hải của mình. Trước tiên là phải đưa về đất liền cho giới chức trách địa phương truy tố theo đúng luật lệ. Sau đó mới tới phần thi hành án lệnh đó. Phạt vạ, phạt tù hay cả hai hoặc gia giảm theo những yêu cầu về nhân đạo, chính trị và ngoại giao.
    Bàn theo lý thì nó vậy.

  10. Trung Hoàng says:

    Thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay và tương lai, phải được khắc đậm sâu 6 chữ HOÀNG SA-TRƯỜNG SA-VIỆT NAM trong trái tim mình.

    Hoàng Sa LÀ trái tim ta,
    Trường Sa là máu con nhà Việt Nam.

    Xin trân trọng.

Leave a Reply to Người yêu nước