Tại sao Iran cần bom nguyên tử?
Kenneth N. Waltz, giáo sư chính trị học đại học Columbia.
Chuyên viên nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu “Chiến tranh và Hòa bình Saltman”
(Institute of War and Peace Studies)
Viết về “Chương trình chế tạo bom nguyên tử của Iran”- Một vấn đề đang được bàn luận sôi nổi trên thế giới
Lời giới thiệu: Trong Tạp chí song nguyệt Foreign Affairs, số tháng 7 & 8/2012, giáo sư Kenneth Waltz viết bài “Why Iran Should Get the Bomb” (Tại sao Iran cần có bom nguyên tử) một thứ lập luận bên “lề trái” thường thấy tại các đại học. Nhưng không phải là một lập luận không đáng quan tâm đối với Do Thái và nhất là Hoa Kỳ.
Trần Bình Nam lược dịch
———————————————–
Trong mấy tháng qua dư luận thế giới sôi nổi thảo luận thái độ Hoa Kỳ và Do Thái cần có để đáp ứng chương trình chế tạo vũ khí nguyên tử của Iran. Hoa Kỳ đã tăng các biện pháp trừng phạt Iran và trong tháng 1/2012, Cộng đồng Âu châu thông báo sẽ không mua dầu hỏa của Iran từ ngày 1/7 năm nay. Không khí có vẻ khẩn trương dù mới đây Hoa Kỳ, Do Thái và Iran lại ngồi vào bàn thuơng thuyết.
Mặc dù các nhà làm chính sách cũng như các nhà bình luận tại Hoa Kỳ, Do Thái và Âu châu đều cho rằng Iran có bom nguyên tử là điều nguy hiểm nhất cho thế giới, nhưng biết đâu – giáo sư Kenneth Waltz lập luận – Iran có bom nguyên tử lại làm cho thế lực tại Trung đông cân bằng và do đó được ổn định hơn.
Thế lực cần được cân bằng:
Cuộc khủng hoảng nguyên tử Iran có thể kết thúc bằng một trong 3 kịch bản sau.
Thứ nhất, Iran ngưng chương trình chế tạo trước áp lực ngoại giao và các biện pháp trừng phạt quốc tế . Nhưng điều này khó xẩy ra. Một nước khi đã quyết tâm trang bị vũ khí nguyên tử ít khi bỏ vì áp lực. Bắc Hàn chẳng hạn, đã vượt qua nhiều đe dọa và trừng phạt của Liên hiệp quốc và đã chế tạo được bom nguyên tử. Nếu Iran nghĩ rằng vũ khí nguyên tử sẽ bảo đảm an ninh quốc gia hơn thì họ sẽ đi đến cùng.
Kịch bản thứ hai, Iran không chế tạo bom ngay mà chuẩn bị hiểu biết khoa học và phương tiện kỹ thuật để ráp bom khi cần trong một thời gian ngắn. Đó là kế sách của Nhật Bản hiện nay. Kịch bản này vừa làm yên lòng thành phần có trách nhiệm về an ninh của Iran vừa tránh được sự trừng phạt của thế giới. Nhược điểm của kịch bản này đối với Iran là không biết chắc khi cần có ráp được bom hay không.
Hoa Kỳ và cộng đồng Âu châu có thể yên tâm với kịch bản này, nhưng chưa chắc Do Thái yên tâm. Và nếu Do Thái tiếp tục tìm cách phá hoại và ám sát chuyên viên nguyên tử của Iran thì Iran sẽ không thấy kịch bản này là toàn hảo.
Kịch bản sau cùng là Iran bất chấp áp lực quốc tế cứ đi tới, chế tạo và cho nổ thí nghiệm. Hoa Kỳ và Do Thái từng tuyên bố đây là một viễn ảnh kinh hoàng không chấp nhận được. Tuy nhiên tiền lệ cho thấy các nước độc quyền vũ khí nguyên tử thường tuyên bố mạnh bạo như vậy, nhưng khi đứng trước “sự đã rồi” thì mọi việc cũng êm xuôi. Và thực tế thế giới cũng không mất ổn định hơn.
Do Thái đã có bom nguyên tử từ 40 năm qua (Do Thái và bom Nguyên Tử) và dù không nói ra ai cũng thấy vùng Trung đông mất ổn định vì Do Thái ỷ có bom nguyên tử một mình thường hành động một cách quá khích. Nếu Iran có bom nguyên tử sức mạnh của Do Thái được cân bằng và tình hình Trung đông có thể sẽ bớt căng thẳng.
Người ta thông cảm tại sao Do Thái (TBN: sống giữa một khối A Rập thù nghịch) muốn mình là lực lượng duy nhất trong vùng có bom nguyên tử và sẵn sàng dùng sức mạnh để duy trì ưu thế này. Do Thái đã đánh bom phá hủy cơ sở sản xuất bom nguyên tử của Syria năm 2007 và giờ đây cho biết sẽ làm như vậy với Iran.
Ưu thế của Do Thái kéo dài sự bất thăng bằng quyền lực tại Trung đông đã khá lâu. Và các nước trong vùng thấy cần phải làm gì đó (thí dụ Iran quyết định chế tạo bom nguyên tử) để chấm dứt ưu thế của Do Thái. Với góc nhìn đó cuộc “khủng hoảng nguyên tử Iran” có thể xem là sự việc giúp chấm dứt sự bất cân bằng quyền lực tại Trung đông .
Nỗi sợ hãi thiếu căn cứ của thế giới
Một trong những lý do thế giới phập phồng lo sợ Iran có bom nguyên tử vì chưa tìm hiểu thấu đáo tâm lý của các quốc gia có bom. Thế giới Tây phương cho rằng các nhà lãnh đạo Iran là những kẻ nguy hiểm dựa vào những lời tuyên bố sắt máu của họ (TBN: như đòi xoá bỏ Do Thái trên bản đồ thế giới). Nhưng thực tế chứng tỏ các nhà lãnh đạo Iran có đủ tỉnh táo để lãnh đạo đất nước một cách khôn ngoan. Sẽ là một sự nhầm lẫn lớn nếu Hoa Kỳ và Do Thái nhất quyết tin rằng các nhà lãnh đạo Iran chế bom nguyên tử không phải để ngăn ngừa một cuộc tấn công của Do Thái, và (khi đã có bom) có thể làm những hành động phiêu lưu đưa đến sự diệt vong của Iran.
Lẽ dĩ nhiên không ai có thể đoan chắc Iran sẽ hành động như thế nào. Nhưng chắc chắn Iran quyết chế tạo bom để bảo vệ an ninh quốc gia chứ không phải để tấn công phủ đầu Do Thái. Sự tồn tại của Iran là quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo Iran và họ – dù có hay không có bom nguyên tử – cũng không muốn tự diệt. Mới đây, trước các đe doạ trừng phạt Iran cho biết sẽ đóng eo biển Hormuz, nhưng rồi Iran không làm gì cả vì Iran biết đóng eo biển Hormuz đụng chạm đến quyền lợi sinh tử của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ ắt phải hành động.
Một số nhà quan sát và lãnh tụ chính trị khác tuy nghĩ rằng các nhà lãnh đạo Iran không đến nổi điên, nhưng cũng nghi hoặc rằng một khi có vũ khí nguyên tử che chở, Iran sẽ bạo dạn chi viện cho các tổ chức khủng bố hay cung cấp vũ khí nguyên tử cho bọn khủng bố đánh Hoa Kỳ.
Nhưng nếu theo dõi cách hành xử của các quốc gia có bom nguyên tử từ năm 1945 đến nay chúng ta thấy gì? Nước nào chế được bom đều biết họ ở trong tầm nhắm của các thế lực khác và trở nên thận trọng hơn. Thí dụ Trung quốc từ năm 1964 khi có vũ khí nguyên tử Mao trở nên ít hung hăng. Ấn độ và Pakistan cũng vậy, trở nên mềm mỏng hơn khi có vũ khí nguyên tử. Iran cũng sẽ đi vào mẫu mực đó.
Chuyển vũ khí nguyên tử cho khủng bố cũng không nước nào dám làm vì không thể giữ kín xuất xứ và sẽ lãnh đủ nếu khủng bố dùng để tấn công một nước Tây phương, nhất là tấn công Hoa Kỳ.
Sự lo sợ khác là nếu Iran có bom nguyên tử các nước trong vùng (như Saudi Arabia, Iraq, Syria, Ai cập …) cũng sẽ chế tạo bom nguyên tử tạo thành một cuộc chạy đua vũ khí tại Trung đông. Nhưng từ thập niên 1960 khi Do Thái có bom nguyên tử đến nay nếu các nước A Rập vốn không thân thiện với Do Thái đã không chạy đua chế tạo bom thì hôm nay không có lý do gì thấy Iran có bom lại hoảng sợ .
Hãy tên tâm
Năm 1991 khi Ấn độ và Pakistan nhận ra rằng sự đe dọa (deterrence) lẫn nhau của hai kho vũ khí nguyên tử không làm cho quan hệ giữa hai nước căng thẳng bằng sự tìm cách phá hoại lẫn nhau (TBN: để làm giảm tiền lực nguyên tử của nhau) nên đã ký thỏa ước cam kết không đánh kho bom của nhau. Từ đó đến nay có lúc quan hệ giữa hai nước rất căng thẳng nhưng không đi đến chiến tranh. Giữa Iran và Do Thái cũng sẽ như thế. Khi Iran có bom hai nước có khả năng đe dọa lẫn nhau và sẽ không dễ đi đến đánh nhau. Và Trung đông sẽ ổn định hơn.
Kết luận, Hoa Kỳ, Do Thái và các nước đồng minh không cần phải quá lo Iran có bom nguyên tử. Giữ quan hệ tốt với Iran, giúp Iran sống với cộng đồng thế giới và hủy bỏ kế hoạch trừng phạt Iran. Chính sách trừng phạt hiện nay chỉ làm cho dân Iran khổ mà không mang lại một kết quả cụ thể nào cả.
Cộng đồng thế giới cần nhìn nhận một sự thật (khó nghe!) là nơi nào có vũ khí nguyên tử nơi đó ổn định hơn. Chẳng thà thế giới đã không làm ra bom nguyên tử. Nhưng khi lỡ có rồi thì độc quyền sở hữu mới là mối đe dọa cho thế giới.
Kenneth N. Waltz
(Trần Bình Nam lược dịch)
June 27, 2012
© Đàn Chim Việt
Trích: “Chuyển vũ khí nguyên tử cho khủng bố cũng không nước nào dám làm vì không thể giữ kín xuất xứ và sẽ lãnh đủ nếu khủng bố dùng để tấn công một nước Tây phương, nhất là tấn công Hoa Kỳ.”
Lập luận trên là một lập luận sai. Giả sử, Iran hay Bắc Hàn lén cung cấp thông tin hay vật liệu cho một tổ chức khủng bố Hồi giáo chẳng hạn. Tổ chức khủng bố này cho nổ một bom nguyên tử tại thành phố New York thì liệu Mỹ có đem bom nguyên tử ra ném tại một thành phố của Iran hay Bắc Hàn hay không? Điều thứ nhất là có khi Mỹ không rõ nước nào thật sự giúp đỡ tổ chức khủng bố đó, điều thứ hai là trả đũa bằng cách ném bom vào một nước khác, không trực tiếp tấn công Mỹ là điều khó làm, còn trả đũa tổ chức khủng bố đó thì không biết họ ở đâu vì họ không có lãnh thổ. Hơn nữa phải ngăn ngừa trước, không thể ngồi yên để cho kẻ khủng bố có thể nổ bom nguyên tử ở Mỹ rồi mới đi trả đũa vì dù có trả đũa thì việc bị nổ bom nguyên tử xóa sạch một thành phố, gây ô nhiễm phóng xạ cho cả nước là một tai họa quá lớn.
Tác giả viết: “Thí dụ Trung quốc từ năm 1964 khi có vũ khí nguyên tử Mao trở nên ít hung hăng”. Trung Quốc có ít hung hăng hơn sau 1964 như tác giả viết hay không? Sau khi có bom nguyên tử Trung Quốc vẫn tiếp tục bành trướng bằng cách giúp CSVN, và ngày nay cũng vẫn là thái độ hung hăng. Tác giả này viết theo trí tưởng tượng của mình mà không nhìn vào thực tế.
Tham vọng của con người không phải là để cân bằng thế lực gì cả mà muốn bành trướng quyền lực của mình càng nhiều càng tốt. Trung Quốc chế tạo bom nguyên tử nhưng đồng thời cũng có tham vọng bành trướng. Thời xưa thì viện trợ cho CSVN để CSVN đánh nhau hộ bành trướng thế lực của Trung Quốc xuống Đông Nam Á. Tham vọng bành trướng của CS Nga, CS Tàu và CS Việt Nam giống nhau nên họ dựa vào nhau, giúp đỡ nhau. CSVN đánh đuổi Pháp nhưng cùng lúc nuôi tham vọng bành trướng thế lực ở Đông Dương và Đông Nam Á. Ngày nay Trung Quốc cũng vẫn tiếp tục bành trướng ra khắp nơi. Iran chế tạo bom nguyên tử nhưng cũng bành trướng bằng cách giúp tổ chức của người Hồi Giáo Shiai như Hezbollah ở Liban, Hamas ở Palestine, bành trướng ảnh hưởng ở Iraq, Syria. Những người Hồi Giáo bắt chước giáo chủ Mohamed của họ dùng vũ lực thánh chiến họ muốn tiêu diệt Do Thái thật sự chứ chẳng phải chỉ nói miệng. Nếu bản thân họ họ còn dám tự nổ bom chết thì họ có thương tiếc gì dân Do Thái khi có thể dùng bom nguyên tử mà tiêu diệt Do Thái. Họ còn nuôi mộng biến toàn thế giới thành Hồi Giáo. Khi Pakistan có bom nguyên tử chẳng những dân Pakistan vui mừng hãnh diện mà những người Hồi Giáo cũng vui mừng vì họ thấy các nền văn minh khác có bom nguyên tử mà chỉ có Hồi Giáo là chưa có. Pakistan cũng bành trướng ảnh hưởng của mình bằng cách nuôi dưỡng phong trào Taliban, gửi quân khủng bố phá Ấn Độ. Các nước Tây phương đã bành trướng thế lực của mình vào thế kỷ 19, 20 nhưng các nước khác, các nền văn minh khác họ cũng nuôi ý định chống lại Tây phương rồi bành trướng. Trước đây là phong trào Cộng Sản, ngày nay là phong trào Hồi Giáo. Những người CS Trung Quốc đi theo Mao vì thấy Mao nói “Gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây”. Bản tính của con người là như thế. Trong cái thế thời Chiến Quốc, nước nào cũng muốn bành trướng. Nước nào càng lớn thì sẽ càng mạnh, ai không chịu gia nhập cuộc chạy đua đó thì sẽ bị tiêu diệt.
Sau khi 2 quả bom nguyên tử thả xuống Nhật, Mỹ trở thành cường quốc hạt nhân và không muốn bất cứ nước nào có nó, kể cả Anh, Pháp là đồng minh thân cận. MỸ đã từng phản đối Anh, Pháp thử vũ khí hạt nhân là gì! Khi Nga Xô thử nghiệm thành công, Nga cũng “buộc” Trung cộng không nên “tham gia chạy đua” nếu cần Nga sẽ cung cấp. Nhưng sau khi Trung cộng thử nghiệm thành công có trong tay bom A và bom H, chuyện Nga và Mỹ đe doạ trừng phạt Trung cộng cũng giảm dần. Những năm 1990s củs thế kỷ XX, khi Ân và Pakistan thử nghiệm vũ khí hạt nhân, Mỹ cũng lên án mạnh mẽ và đòi trừng phạt. Hai nước có trong tay vũ khí hạt nhân, Mỹ lại trở thành “đồng minh” thân thiết. Mềm nắn, dắn buông, thói đời là vậy.
Ai cũng biết vì sao 1 anh chàng Do Thái bé như cái kẹo dám vo ve vác súng đánh tất cả hàng xóm, nếu không có Mỹ đứng sau lưng, cung cấp đủ các loại vũ khí kể cả bom A và bom H gây rối loạn vùng Trung Đông để thủ lợi về dầu mỏ. Chính Do Thái là kẻ hiếu chiến nhất sau Mỹ!
Ngay Bắc Hàn, nếu không có Trung Cộng và Nga đứng sau lưng (môi hở răng lạnh) chắc Mỹ và Nam Hàng-Nhật bản bóp chết từ lâu. Nay Bắc Hàn có bom A, Mỹ và Nam Hàn cũng như Nhật phải e dè, nhỡ “nó phát khùng cho 1 thằng 1 quả nguyên tử” không chết cũng què!
Nếu như thế giới này không có độc quyền hạt nhân chắ yên ổn hơn là chỉ có mấy thằng “Siêu cường có vũ khí hạt nhân” ngang ngược, bắt nạt các nước nhược tiểu.
Nếu Vn cũng có bom A và bom H chắc thái độ Trung cộng cũng khác, chẳng thể bắt nạt Dzịt-nàm nhàn mãi được. Tôi ủng hộ Vn phát triển bom hạt nhân để đối trọng với Trung cộng!
Tại sao mấy năm nay chính sách hiếu chiến của Trung cộng lộ rõ? Bởi vì thời kỳ “Dấu mình chờ thời” đã chấm dứt, Mỹ không thể làm mưa làm gió với 1 nước Trung Cộng hôm nay!
“Tôi ủng hộ Vn phát triển bom hạt nhân để đối trọng với Trung cộng!”
Đây mới là vấn đề cần thiết cho VN. Thế cho nên cs Hà Nội nhất quyết xây dựng các lò điện hạt nhân. Và để giảm bớt sự hung hăng ngang ngược của Tàu cộng đe dọa lợi ích của mình, Mỹ PHẢI giúp VN làm bom nguyên tử để đối trọng và ổn định khu vực ĐNÁ trong tương lai.
kbc3505
Yên tâm đi ở hai bán cầu đã có VN thức để canh cho Cuba ngủ và ngược lại . Mấy thằng nhãi ranh ở Trung Đông chỉ giám bắt nạt phụ nữ thôi . Thời đại văn minh này mà mấy nước Ả Rập còn lạc hậu đến thế là cùng ( Không được hôn nhau ban ngày , phụ nữ không được để hở mặt , .. ) Nếu không Dân chủ thì vài năm nữa VN sẽ cử các anh cựu lãnh đạo như : Nông Đức Mạnh , Nguyễn Minh Triết , Lê Đức Anh hay Đỗ Mười , … sang tận các nước này giảng dạy về Dân chủ như ở VN mà bài học của Anh Tổng Trọng đã rao giảng ở Cu ba hay đến mức mà mấy nước Nam Mỹ Dân chúng sợ ( Vãi cả ra quần , mọi nhà không giám ra ngoài vì sợ gặp phải người Việt là Việt Cộng )
Tin Iran cũng giống như tin Tàu Cộng.
Trên tương quan chính trị, ngoại giao và quân sự nếu để sống trong hòa bình thì việc Iran có bom nguyên tử là việc tốt để ổn định khu vực vùng Trung Đông, nhưng Israel không muốn như vậy vì với dân số chỉ vài triệu lại sống bao bọc bởi hàng trăm triệu kẻ thù chung quanh với vũ khí nguyên tử thì vấn đề bị hủy diệt sẽ chỉ là thời gian. Đó là lý do Israel luôn muốn được trên cơ về sức mạnh quân sự chứ không muốn cân bằng. Hơn nữa, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đã từng tuyên bố sẽ xóa Israel trên bản đồ thế giới thì làm sao Israel dám để Iran có bom nguyên tử?
Sống chung với anh hàng xóm hiền lành không vũ khí sẽ cảm thấy yên tâm hơn với anh hàng xóm hung hăng hay gây chuyện lại có vũ khí trong tay, nhất là anh hàng xóm này lại có giao du với quân đầu trộm đuôi cướp, ai bảo đảm mạng sống mình? Quan niệm của tác giả Kenneth Waltz trong bài viết chỉ đúng khi tương quan về lãnh thổ và dân số không chênh lệch nhiều và quan trọng là mục đích. Nếu mục đích để đem lại hòa bình thì có thể chấp nhận, nhưng nếu có bom nguyên tử để răn đe tiêu diệt nước khác thì Israel, Hoa Kỳ và quốc tế không chấp nhận là điều đúng đắn.
kbc3505
Chán cái ông Kenneth N. Waltz này quá,một khi Iran có bom thì còn cân bằng cái quái gì ở Trung Đông và khối Ả Rập.Cơn bão quét từ Tunisia và nay đang ở đỉnh điểm tại Syria cho thấy tụi hồi giáo cực đoan là làm ăn phát đạt,qua cuộc bầu cử ở Ai Cập cho ta thấy gì, nhóm anh em hồi giáo lên nắm quyền.Tuy nhiên phía quân đội đang do dự mặc cả vì đứa con nít cũng biết là nếu tụi hồi giáo cực đoan thành công thì như vậy sẽ là phong trào cho cả khối Ả Rập nay mai.Iran cực đoan lãnh đạo bởi nhóm ” mắt sâu, râu rậm” xem phụ nữ như nô lệ,bọn này chuyên ủng hộ bạo lực và bàn tay bê bết máu tanh người vô tội.Khi bọn này có bom H thì trật tự thế giới sẽ bị khủng hoảng,lúc đó phải lôi anh Nguyễn Minh Triết cùng bộ sậu đcsvn ra lo canh giữ hòa bình thế giới.