WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Việt nam học được gì qua chiến lược “Túi khôn” Mỹ hiến kế Ấn Độ đấu Trung Quốc

Trung quốc càng hung hăng ở biển Đông và thế giới thì càng bị cô lập thảm hại. Ngoài việc các nước có chúng biên giới và quyền lợi đảo biển đang bị Trung quốc thôn tính như Ấn độ, Nhật, Bắc Triều tiên, Philipine v.v…phải tân trang vũ khí bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cũng như hải biển của mình thì bài báo sau đây có ý nghĩa vô cùng lớn và thực tiễn với Việt nam nhất là trọng hoàn cảnh đảo biển luôn bị xâm phạm và tím cách thôn tính.

Xin trân trọng giới thiệu với các bạn bài tổng hợp sau đây của bạn Huy-Long trên báo tại Việt nam và của bạn Nhất Tâm tại Ấn độ gửi về:
“ Theo báo Diplomat của Nhật Bản vừa đăng bài viết của một chuyên gia nghiên cứu trực thuộc “túi khôn” Mỹ nhằm hiến kế cho Ấn Độ dùng chiêu “chống tiếp cận, phong tỏa khu vực” để đối phó với Trung Quốc.

Mối quan hệ Mỹ-Ấn ngày càng trở nên nồng ấm hơn trước những thách thức chung (internet)

Mối quan hệ Mỹ-Ấn ngày càng trở nên nồng ấm hơn trước những thách thức chung (internet)

Chống tiếp cận – Dĩ độc trị độc

Sau chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony tới Australia, hôm qua 6-6, tờ Thời báo Ấn Độ đã đăng tải bài viết với tựa đề rất thẳng: Ấn Độ – Australia tăng cường quan hệ phòng thủ kiềm chế Trung Quốc. Tờ Thời báo Kinh tế của Ấn Độ cũng cho biết, mặc dù cả hai nước Ấn Độ và Australia đều hết sức cảnh giác trước sự lớn mạnh của lực lượng quân sự Trung Quốc và sự đưa quân rầm rộ vào Ấn Độ Dương, nhưng họ đều phản đối bất kỳ cấu trúc hay trục chiến lược đa phương nào ở Châu Á-Thái Bình Dương được coi như một động thái “kiềm chế” Trung Quốc. Do tham vọng ở biển Đông ngày càng lớn, Trung Quốc cũng sẽ sa lầy vào các cuộc tranh chấp lãnh thổ ngày một leo thang với các nước láng giềng.

Đài truyền hình New Dehli đưa tin, vài năm gần đây Trung Quốc liên tiếp sử dụng tàu chiến và máy bay để “dọa dẫm” các nước láng giềng – trong đó có Nhật Bản. Bắc Kinh còn tăng cường lực lượng trên biển ở Ấn Độ Dương, bao gồm tàu ngầm và tàu chiến. Tờ Thời báo Hindustan còn tiết lộ, Bắc Kinh đang cố gắng gia tăng độ ảnh hưởng “hình vòng cung” ở khu vực Ấn Độ Dương. Một văn kiện mật của Bộ quốc phòng Ấn Độ cho thấy, họ cảm thấy rất lo ngại vì ngày càng có nhiều tàu ngầm Trung Quốc hoạt động ở Ấn Độ Dương.

Tàu ngầm Trung Quốc nhiều lần xuất hiện ngay 'sân nhà' Ấn Độ Dương khiến Ấn Độ lo lắng (internet)

Tàu ngầm Trung Quốc nhiều lần xuất hiện ngay ‘sân nhà’ Ấn Độ Dương khiến Ấn Độ lo lắng (internet)

Năm 2012, ít nhất có 22 vụ bị nghi là tàu ngầm Trung Quốc xuất hiện ở vùng biển này. Trung Quốc luôn nhìn mối quan hệ chiến lược mà Ấn Độ đang thiết lập và tăng cường với các nước thuộc Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương bằng ánh mắt nghi ngờ, trước đó Bắc Kinh đã tỏ ra rất quan tâm trước việc Ấn Độ lôi kéo Australia tham gia cuộc tập trận song phương với Mỹ. Do lo ngại trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng gửi gắm nhiều hy vọng vào Ấn Độ – quốc gia có thể đóng vai tạo thế cân bằng ở khu vực.

Ấn Độ luôn tỏ ra cảnh giác cao độ trước việc hải quân Trung Quốc tiến vào Ấn Độ Dương. Cho dù là mở rộng lực lượng tàu chiến hải quân hay xây dựng căn cứ quân sự ở quần đảo phía Đông, lý do quan trọng nhất là “đề phòng hải quân Trung Quốc”.

Tuy nhiên, một số chuyên gia quân sự phương Tây cho rằng, những biện pháp này vẫn chưa đủ để ngăn cản bước tiến của PLA. Hôm qua 6-6, trang tin Foreign diploma của Nhật Bản đã đăng tải bài phân tích của Evan Braden Montgomery – chuyên gia cao cấp thuộc Trung tâm chiến lược think tank và dự báo đánh giá của Mỹ cho rằng chắc chắn Trung Quốc sẽ lật đổ thế cân bằng ở khu vực Ấn Độ Dương, và hải quân Ấn Độ sẽ vấp phải sự khó khăn về ngân sách và kỹ thuật trong quá trình phát triển. Ông Montgomery gợi ý Ấn Độ nên dùng chiến lược “chống tiếp cận (anti-access) và phong tỏa khu vực (area denial) của Trung Quốc để đối phó với  chính Trung Quốc.

Bài viết có tựa đề ‘Quân bài chống tiếp cận của Ấn-Độ’ đã phân tích sự đối đầu giữa Trung Quốc và Ấn Độ trên Ấn Độ Dương là không thể tránh khỏi. Do ngày càng có hứng thú với Ấn Độ Dương nên Trung Quốc đã đẩy mạnh phát triển hạm đội hải quân với quy mô lớn hơn, sức mạnh mạnh hơn ở vùng biển này. Do nhu cầu xuất khẩu hàng hóa và nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên, Trung Quốc rất cần ngăn cản mọi sự gây rối đối với tuyến đường thương mại của họ, đồng thời quốc gia này cũng luôn tỏ thái độ nghi ngờ về việc phải dựa vào các quốc gia khác bảo vệ tuyến đường thương mại ở nước ngoài của họ.

Nghiên cứu cho thấy, Trung Quốc đang thông qua biện pháp phát triển tàu chiến mặt nước và hạm đội tàu ngầm cũng như xây dựng cảng thương mại nước sâu cho khu vực duyên hải và các quốc đảo để từng bước giảm bớt sức ép cho eo biển Malacca. Hải quân Ấn Độ – lực lượng có đủ khả năng đe dọa hoạt động thương mại trên biển của Trung Quốc sẽ kích thích Trung Quốc phát triển cái gọi là “chính sách chuỗi ngọc trai”, và việc Trung Quốc tăng cường lực lượng quân sự ở Ấn Độ Dương thì được coi là bước tiền trạm cho hoạt động bao vây Ấn Độ, chính vì thế mâu thuẫn giữa hai quốc gia sẽ ngày càng khó xóa bỏ.Điều khiến Ấn Độ lo ngại hơn là so với sự phát triển nhanh chóng của hải quân Trung Quốc, hải quân Ấn Độ đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn khá nghiêm trọng như các tàu chiến cũ một loạt “nghỉ hưu”, công tác chế tạo tàu chiến loại mới gặp khó khăn. Như với lực lượng dưới nước mà Ấn Độ lo ngại nhất, hải quân Ấn Độ hiện có hơn 10 tàu ngầm thường quy, đến năm 2015 ít nhất sẽ giảm đi một nửa, trong khi đó kế hoạch chế tạo tàu ngầm thường quy kiểu mới lại bị đình trệ nhiều năm.

Ấn Độ tự tin với sức mạnh hải quân sẽ đủ sức bảo vệ các lợi ích chiến lược của mình. Ảnh: Tàu sân bay Viraat của hải quân Ấn Độ (internet)

Ấn Độ tự tin với sức mạnh hải quân sẽ đủ sức bảo vệ các lợi ích chiến lược của mình. Ảnh: Tàu sân bay Viraat của hải quân Ấn Độ (internet)

Tờ Diplomat phân tích sự nỗ lực xây dựng cường quốc trên biển của Ấn Độ đang vấp phải trở ngại lớn, bao gồm đầu tư nguồn ngân sách khổng lồ và khắc phục những khó khăn về công nghệ. “Biện pháp để tiết kiệm tiền là học theo chiến lược chống tiếp cận và phong tỏa khu vực của Trung Quốc”. Tác giả bài viết cho rằng, trong các cuộc xung đột ngầm giữa Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực Ấn Độ Dương, Ấn Độ sẽ chiếm ưu thế “địa lợi”, còn Trung Quốc sẽ phải đối mặt với khó khăn đường sá xa xôi trở ngại, chính vì thế Ấn Độ phát triển “chiến lược chống tiếp cận” là điều rất khả thi.

Dùng địa lợi, khống chế ‘cuống họng’ hàng hải

Bài viết cho rằng, yếu tố then chốt quan trọng nhất trong cái địa lợi của Ấn Độ là các hòn đảo ở hai cánh trên biển của Ấn Độ, bao gồm quần đảo Lakshadweep ở bờ biển phía Tây Nam và quần đảo Andaman – Nicobar phía Đông Nam. Những hòn đảo này đều chĩa được mũi nhọn về phía tuyến đường giao thống trên Ấn Độ Dương, giúp New Dehli có điểm tựa vững chắc ở biển Arab và vịnh Bengal. Trên thực tế, Ấn Độ đã bắt đầu tăng cường lực lượng quân sự trên các hòn đảo có ý nghĩa chiến lược này.

Năm 2001, Ấn Độ xây dựng Bộ tư lệnh liên hợp ba quân chủng ở quần đảo Andaman – Nicobar đồng thời khởi động nhiều cơ sở cảng biển và trạm hàng không hải quân ở các hòn đảo nói trên, nâng cấp cơ sở hạ tầng. Trước đó, tờ Thời báo Ấn Độ tiết lộ, quốc gia này đã bố trí lực lượng đột kích thủy quân lục chiến, máy bay chiến đấu và máy bay không người lái trên các hòn đảo này. Ngày 1405, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ cũng cho biết sẽ xây dựng căn cứ quân sự và trạm hàng không hải quân ở quần đảo Lakshadweep và quần đảo Andaman – Nicobar.

Bài viết phân tích thêm một bước rằng, Ấn Độ có thể tiếp tục tăng cường lực lượng quân sự cho các hòn đảo này để củng cố xu thế chiến lược của quân đội Ấn Độ tại Ấn Độ Dương, lợi dụng sự lệ thuộc của Trung Quốc vào tuyến đường hàng hải trên

New Dehli không những coi những hòn đảo này là trung khu giám sát hành động hoặc căn cứ tác chiến thủy quân lục chiến, mà còn có thể coi chúng là trung tâm phong tỏa khu vực, đặc biệt là quần đảo Andaman – Nicobar. Quần đảo này cách eo biển Malaca không xa, tựa như “miệng cống” thiên nhiên kẹp chặt eo biển, kiểm soát con đường hàng không và đường biển chiến lược giữa châu Á- Thái Bình Dương, châu Âu và khu vực Đại Tây Dương.

Tờ Diplomat cho rằng, lấy những quần đảo này làm căn cứ địa, dưới sự hỗ trợ của máy bay tác chiến, tàu ngầm và tên lửa hành trình chống tàu, Ấn Độ có thể kiểm soát tàu chiến Trung Quốc ra vào biển Đông, cắt đứt mối liên hệ giữa tàu chiến và hậu phương chi viện của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương hoặc buộc tàu thuyền Trung Quốc chỉ có thể vòng qua “khu vực phong tỏa”, lựa chọn tuyến đường phía Nam, điều này rõ ràng sẽ phải mất rất nhiều thời gian và đội chi phí lên cao.

Ngoài ra, một “Túi khôn” khác của Mỹ là công ty Rand cũng đưa ra báo cáo và cho rằng, nếu quân đội Mỹ muốn tấn công Trung Quốc thì Port Blair – thủ phủ của quần đảo Andaman và Nicobar sẽ là địa điểm lý tưởng cho căn cứ quân sự máy bay không người lái của Mỹ. Nếu quan hệ Trung Quốc – Ấn Độ xấu đi, Mỹ không những có được trợ thủ kiềm chế Trung Quốc, mà khi xảy ra chiến tranh còn có thể lợi dụng các căn cứ quân sự mà Ấn Độ đã bỏ ra rất nhiều tiền để xây dựng, rõ ràng là một mũi tên trúng hai đích. ”

Việt nam càng có uy thế về chiến lược này nếu phát huy cách phòng thủ theo hoàn cảnh của mình.

Theo các nhà bình luận quân sự thì Việt nam có những điều kiện địa lý, bờ biển ưu việt hơn hẳn cả Ấn độ, Úc và các quốc gia trong khu vực để ngăn chặn sự bành trướng của bất kỳ kẻ nào muốn thôn tính hay chiếm đọa đảo viển của mình.

Với hàng ngàn km dải bờ biển hình chữ S lại có nhiều Vịnh ăn sâu vào trong đất liền. Đó là nơi không gì bằng cho tầu ngầm hiện đại và các độ tầu chiến tang hình đồn trú.  Nhưng điều cơ bản mà họ nói đến là Việt nam vì nền kinh tế có hạn nên việc mua sắm phải có tính toán thật tốt, chỉ nên tân trang vũ khí độc để chống kẻ thù. Theo các nhà bình luận thì tốt nhất Việt nam nên sắm máy bay săn tầu ngầm và hạ tầu chiến cùng va các hỏa tiễn các tầm xa, Trung và tầm ngắn di động. Đặc biệt phải có Trung tâm theo dõi sự di chuyển của các tầu chiến kẻ thù qua Sentanis viễn thông. Khi xác định được chúng thì việc bắn hạ mục tiêu rất dễ dàng và hiệu quả vì vũ khí hiện đại khi mục tiêu đã xác định tức là sẽ bị hủy diệt trong nháy mắt khi bấm nút bắn. Mua may bay, sắm tầu to, hiện đại rất tốn kém làm sao có thể sánh với kẻ lắm tiền, trong khi với số tiền đó, nếu sắm hỏa tiễn và máy bay săn tầu ngầm và tầu chiến thật hiện đại vẫn là tốt hơn hết và hiệu quả hơn. Một vài khẩu đội S300 nghe phong phanh Nga đã gửi cho Syria đã khiến Hoa kỳ va Israel phải dựng đứng lên huống là Việt nam có mua 20 đến 30 dàn hỏa tiễn như thế?

Chuyện chốt trên các đảo là quan trọng nhưng trong điều kiện kẻ thù lớn lạnh về quân sự hơn Việt nam gấp nhiều lần, lại nhiều tầu chiến, thái độ hung hăng không biết lẽ phải, không chịu ngồi vào đàm phán một cách thện chí, chỉ nhất quyết chiếm biển và đảo thì cách tốt nhất là rút toàn bộ quân về và ra lệnh phong tỏa biển như là thông báo lệnh thử vũ khí, hỏa tiễn trên vùng biển mà kẻ thù định vào hay vẫn hay vi phạm. Lệnh này nếu kéo dài chỉ cần 3 tháng là kẻ thù phải khuất phục và quân đồng trú chiếm đóng đảo biển của Việt nam cũng phải bỏ chạy khi chỉ cần bắn đi 1 đến vài quả hỏa tiễn tầm xa chính xác vào các mục tiêu cần nhắm tới. Bài học như Bắc Triều tiên mặc du bị cấm vận khắc nghiệt, họ đã làm để bảo vệ biển của mình khiến ngay Mỹ, Nhật, Hàn quốc cũng phải chờn, khống thể coi thường, đáng để Việt nam xem xét.

Giới quân sự của nước lân bang đang rất tức tối và lo lắng về việc Việt nam sắm tầu ngầm hiện đại là một bước đi vô cùng sáng suốt va chính xác, nó đã làm tan biến sự hoang tưởng của việc muốn lấy sức mạnh lấy đông tầu, nhiều vũ khí, nhiều tiền và việc xử dụng tầu sân bay làm con áo ộp dọa người. Qua các kênh ngoại giao hay đàm phán trực diện họ đã hỏi điều này với sự hằn học khi chất vấn phái đoàn Việt nam về điều này. Như vậy, nếu Việt nam thực hiện kế hoạch trên đây thì buộc họ phải ngồi vào đàm phán bình-đẳng khi thấy rằng không thể nuốt trôi được biển đảo của nước này. Đó là điều chắc chắn. Còn việc khi thấy họ hung hãn xâm phạm biển đảo, đâm tầu bè của ngư dân nước ta, cắt cáp thăm dò địa lý khi đang hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền lãnh hải của mình v.v… mà chỉ lên án qua loa qua báo chí thì chỉ tổn khiến họ coi thường, xem nhờn và hung hăng hơn mà thôi. Trong khí đó lại làm cho lòng dân bất an, khi lòng yêu nước va sự bức xúc của người dân lên cao, họ phải xuống đường biểu tình bày tỏ thái độ, phản đối nước vi phạm thì lại bị cấm đoán, hay bắt bớ là việc làm rất phản cảm, vi phạm đạo đức xưa nay, nó được xem là dùng gáo nước lạnh để dập tắt ngọn lửa yêu nước và cũng là vi phạm chính luật biểu tình mà hiến pháp Việt nam đã quy định. Nhưng nếu để tiếp diễn thì  lại lo sợ vấn đề an ninh, lo các thế lực thù địch  lợi dụng v.v… Nhũng biện pháp đè nén bên trong, để đối lại kẻ thù hung hăng ở bên ngoài như vậy nói về mọi phương diện đều là không khôn khéo và không hiệu quả.

Bài học với những kẻ thù truyền thống thì “sự mền dẻo nhưng phải kiên quyết và cứng rắn” như cha ông ta đã làm là điều quyết định sự thắng lợi.
Biển chỉ yên lặng khi gió dừng không thổi, chủ quyền đất nước chỉ bình an khi kẻ thù lo sợ xâm phạm là bị tiêu diệt. Nói thì dễ nhưng làm được hay không thì còn phải chờ đợi sự quyết định của người cầm lái.

© Nguyễn Hoàng Hà
© Đàn Chim Việt

 

9 Phản hồi cho “Việt nam học được gì qua chiến lược “Túi khôn” Mỹ hiến kế Ấn Độ đấu Trung Quốc”

  1. Trung Hoàng says:

    GÚT THẮT THÒNG LỌNG.

    Trong khu vực Châu Á, ẤnĐộ và Trung Quốc là hai nước có số dân số đông nhất thế giới, tiềm năng tiềm lực cuả hai nước đều có sự tương đối cân bằng. Về kinh tế, Trung Quốc đã và đang có được sự phát triển, có thể gọi là nhảy vọt qua các tư nhân nước ngoài vào đầu tư, với giá thành sản xuất rẻ nhờ trả lương công nhân rất thấp ở đó. Trái lại, Ấn Độ có sự phát triển kinh tế dường như kém hơn Trung Quốc, nhưng trên mặt nhân sự tư bản trong nước là số đông, nên sự phát triển xem ra bền vững và chắc chắn hơn Trung Quốc rất nhiều.

    Đề tìm được lối ra biển lớn, mủi vùi tiến công cuả các nhà LĐCSBK hiện nay, sẽ là hướng Nam Trung Hoa để tiến sâu vào Ấn Đô Dương. Hướng tiến đó, vưà giử huyết lộ giao thương tối cần thiết cho Trung Quốc, mà còn là một hướng mà có thể nói, đã được sự tiếp hơi đẩy sức cuả CSVN, qua sự cần tồn tại cầm quyền cuả hai đảng CS nầy. CSBK tất nhiên hiểu rất rõ sự cần thiết nầy cuả ĐCSVN. Thế nên, sự tồn tại cuả ĐCSVN, nếu còn, sẽ tiếp tục giúp Trung Quốc thẳng hướng tiến nầy, để vượt rào cản là Việt Nam để Trung Quốc có thể thông ra biển lớn.

    Chính vì sự cấp thiết để hổ trợ cho hướng tiến chủ yếu nầy, tân Thủ Tướng Lý Khắc Cường cuả CSBK, ngồi vào ghế chưa nóng đít, đã phải vội vả đến Ấn Độ để tìm một sự thông hoà ở đây. Ấn Độ hẳn nhiên cũng biết là mình là chủ với thế thượng phong mà CSBK cầu đến, nhưng các phiến quân Mao Ít dọc theo biên giới Ấn Trung, luôn là một dấu ấn khó phai nhạt trong lòng các nhà cầm quyền Ấn Độ. Qua sách lược chưả cháy xa nhà cuả CSTQ, không ai không biết sự hà hơi tiếp sức cuả CSTQ cho các phiến quân Mao Ít nầy từ trước đến nay. Phá rối sân sau Ấn Độ, để giử không cho người dân Tây Tạng có được một chổ dựa, để giành quyền tự chủ độc lập cho Tây Tạng.

    Cho dù có sự nôn nóng và vuốt ve Ấn Độ, nhà cầm quyền LĐBK có thể nói là đã thất bại to lớn trên bước đầu cuả một Tân Thủ Tướng. Bởi vì, ngay sau đó Thủ Tướng Ấn Độ công du Nhật Bản, ký kết nhiều hiệp ước quan trọng trên mọi mặt giưả Ấn Nhật. Sự việc nầy cuả Thủ Tướng Ấn Độ, cho ta thấy rỏ ràng đường hướng cuả Ấn Độ chọn lưạ, mà đó cũng là cái tát tay vô hình vào mặt các nhà LĐBK hiện nay. Cay cú hơn, là sự ngoại giao trên tầm vóc chiến lược Nhật Ấn, một nước Nhật Bản hiện đang có sự cố đang tranh chấp biển đảo với CSBK, một sự tranh chấp mà Nhật sẽ không có một sự khoan nhượng nào với Bắc Kinh, qua lời tuyên bố công khai rất rỏ ràng trước thông tin quốc tế toàn cầu vưà qua.

    Một bước lùi mới đây cuả TT Hoa Kỳ ở Syria, vẫn là một tính toán đầy khôn khéo tinh tường cuả người lảnh đạo Hoa Kỳ hiện nay. Ở khu vực đó, Hoa Kỳ có người đồng minh như hình với bóng là Do Thái, cũng như dưới sự trợ lực khá tận tình tận sức cuả một Âu Châu tự do lâu đời trong vùng nầy. Tập trung mủi vùi vào một khu vực Á Châu, cho dù có cắt giảm ngân sách quốc phòng, nhưng qua sự tập trung lực lượng cuả mình, Hoa Kỳ cũng khá đủ để có thể giử được sự bất ổn, khi mà sự trổi dậy cuả Trung Quốc lúc nào cũng cố thực hiện hướng tiến chủ yếu, bằng vào võ lực thô bạo bất chấp luật pháp quốc tế, như đã từng làm để chiếm đoạt lấy Hoàng Sa và Trường Sa cuả Việt Nam.

    Mong tìm được một ổn định ngoại giao với Hoa Kỳ, qua chuyến công du cuả Tập Cận Bình vưà qua, vưà muốn thông hoà với siêu cường thế giới, nhưng cũng rất muốn cài đặt quấy rối sân sau cuả Hoa Kỳ, muốn tìm lấy một Cuba mới cho Châu Mỹ như trước đây qua ngoại giao mền kinh tế, nhưng e rằng tiền mất mà tật vẫn còn mang, vì bộ mặt thật bá quyền bành trướng cuả CSBK đã bị lộ rỏ. Những công du nôn nóng vội vả cuả Lý Khắc Cường và Tập Cận Bình, đã cho các nhà quan sát quốc tế thấy được sự thất bại trên nhiều mặt cuả nhà LĐBK hiện nay. Sự thất bại đó cũng là một tất yếu phải có và phải đến, nó chẳng khác nào một sự tuột giốc nghiêm trọng trong tương lai cuả nền kinh tế Trung Quốc, khi mà các nhà đầu tư thế giới rút ống dẫn máu cho nền kinh tế nầy rút lui, để tìm một nơi an toàn và lý tưởng hơn. Bất kỳ một động thái nào cuả Trung Quốc có xử dụng võ lực xung đột, nền kinh tế cuả Trung Quốc sẽ bị nghiêng đổ, nội loạn sẽ phải xảy ra mà hầu như là rất khó tránh khỏi một cuộc Hội Đồ Sư trong tương lai không xa.

    Ấn Độ sẽ là một nút thắt khoá chặt lại hướng tiến chủ yếu nầy cuả Trung Quốc, vưà an toàn cho khu tiếp giáp lảnh thổ với Trung Quốc, tăng sức trổi dậy cho người dân Tây Tạng, thắt gút dần cái thòng lọng, tròng vào cổ Con Ngưạ Hoang Dã còn sót lại trên bình nguyên xanh mát cuả toàn cầu trong thế kỷ mới ngày nay.

    Ô kia !!! Tong Tong đúng tròng !!!

    Xin trân trọng.

  2. This is one awesome blog.Thanks Again. Much obliged.

  3. Lâm Vũ says:

    Tin mật của wikileak cho biết viện nghiên cứu lịch sử thuộc Viện Đ/H Nhân Dân Bắc Kinh đang ráo riết sửa sang lại bộ truyện Tây Du Ký, để dùng làm chứng cớ cơ bản là Ấn Độ đã là của Tầu từ thời nhà Đường, bằng chứng là “Đường Tăng” Tam Tạng đã đặt chân lên đất Thiên Trúc… Đây là một phần chủa chiến dịch mở rộng bờ cõi hướng Tây Nam của TQ, dự tính kết thúc vào 2025…

    (Dĩ nhiên là chuyện vui thôi. Nhưng việc Tầu xâm chiếm VN đã diễn tiến ra y như vậy và sẽ kết thúc khoảng 2015-16. Nhưng đó là dân VN, chứ Tầu đụng tới Ấn Độ thì chỉ có một mất một còn).

  4. Lại Mạnh Cường says:

    Thưa tác giả và qúi đồng hương,

    Tác giả xem ra còn tin tưởng nhiều về sự chọn lựa của CSV\N là sẽ ngả theo Mỹ, để ngăn chặn bành trướng của Tàu cộng tại Biển Đông, nên trong nhận định đã đưa ra những khả năng quân sự phòng thủ chống Tàu ra sao ?

    Thực tế cho thấy, CSVN không có ý chí chống Tàu thực sự. Trái lại, chúng bị LỆ THUỘC hoàn toàn vào Tàu cộng, cũng như mong muốn HỢP TÁC TOÀN DIỆN với Bắc Kinh, để củng cố quyền lực.
    Tất cả đều nhât nhất theo đuôi Tàu cộng ,từ chính trị đến quân sự, kinh tế, văn hóa, thể dục thể thao, chống tham nhũng gọi là để mị dân.
    Tàu cộng và Việt cộng là hai cha con, giống nhau như hai giọt nước. Chúng đã từng hát vang: Việt Nam Trung Hoa núi liền núi, sông liền sông, chung một ý chung một lòng, anh ở bên đó, tôi ở bên đây, sáng sáng nghe tiếng gà gáy rạng đông ….

    Mô hình tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội hoàn toàn giống nhau như đúc. Cho nên khủng hoảng chinh trị (do độc tài độc đảng), kinh tế (bởi các nhóm lợi ích độc quyền thao túng, khiến mảng tư nhân không phát triển nổi so với mảng nhà nước), xã hội (chênh lệch giầu nghèo, giữa thành thị với thôn quê; xung đột tôn giáo, sắc tộc; khủng hoảng đất đai; ô nhiễm môi sinh …).

    Hiện nay các khủng hoảng trên ngày một trầm trọng, khiến xung đột nội bộ không thể che dấu như xưa, mà biến thành công khai lộ liễu hơn lúc nào hết. Tấn Dzũng cấu kết với phe Sinh Hùng trong quốc hội, làm đầu tàu cho nhóm lợi ích, đã thắng thế phe tổng Trọng và chủ tịch nước Sang. Tham nhũng càng có cơ hội phát triển.
    Tuy nhiên dù thế nào đi nữa, chúng vẫn một lòng duy trì cái khung hình cổ lỗ độc tài độc đảng, nhất định không chịu tu chính hiến pháp ! Nghĩa là sẵn sàng tuyên chiến với bất cứ ai, kể cả những blogges lề trái (Trương Duy Nhất, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Tường Thụy …), các đảng viên và trí thức xã nghĩa chân chính (như Nguyễn Quang A, tướng hồi hưu Nguyễn Trọng Vĩnh, Nguyễn Chí Đức, Võ Nguyên Giáp …), cũng như những kẻ một thời ăn bã CS (Hùynh Tấn Mẫm …).

    Nó tóm tắt, chúng gây hấn với toàn dân, từ dân oan giáo oan cho đến tầng lớp học sinh sinh viên lẫn trí thức và đảng viên, các cảm tình viên ngày xưa. Chúng đang tự đào hố chôn mình.

    LMC

    =====

    Sỹ quan cốt cán VN sang TQ tập huấn
    BBC – thứ sáu, 7 tháng 6, 2013

    Tin cho hay 22 cán bộ chính trị cao cấp thuộc diện cốt cán của quân đội Việt Nam vừa lên đường sang tập huấn nửa tháng ở Trung Quốc.
    Báo Quân đội Nhân dân nói số cán bộ này bao gồm các “tướng lĩnh, sỹ quan cấp cao là cán bộ chủ trì công tác Đảng, công tác chính trị tại các đơn vị cấp chiến lược, chiến dịch toàn quân”.
    Những người này “được đào tạo cơ bản, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và là nguồn quy hoạch cho nhiệm kỳ tới”.
    Nói ngắn gọn, đây là đại diện cho cấp lãnh đạo Quân đội Nhân dân Việt Nam trong tương lai gần.
    Theo báo quân đội, đoàn cán bộ này rời Hà Nội hôm 6/6 và sẽ tập huấn ở Học viện Chính trị Tây An, Trung Quốc, trong 15 ngày theo khuôn khổ Đề án 165 của Ban Tổ chức Trung ương và thỏa thuận hợp tác quốc phòng giữa hai nước.
    Từ năm 2009 đến nay, đây là đoàn cán bộ quân đội thứ sáu được cử sang tập huấn tại Trung Quốc.
    Được biết, các cán bộ chính trị này sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác Đảng và công tác chính trị của quân đội Trung Quốc.
    Gìn giữ hòa bình
    Một đoàn cao cấp khác của quân đội Việt Nam, do Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng, dẩn đầu cũng vừa kết thúc chuyến thăm Trung Quốc.
    Ông Vịnh đồng chủ trì cuộc đối thoại chiến lược quốc phòng Việt-Trung lần thứ tư với Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Thích Kiến Quốc.
    Trung tướng Thích Kiến Quốc là cựu chiến binh cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979, mới được bổ nhiệm chức phó tổng tham mưu trưởng hồi tháng 10/2012.
    Sáng thứ Năm 6/6, ông Nguyễn Chí Vịnh đã tới chào xã giao Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn.
    Trong cuộc gặp, ông Vịnh đã bày tỏ quan tâm của phía Việt Nam tới hoạt động gìn giữ hòa bình của quân đội Trung Quốc.
    Đoàn đại biểu quốc phòng Việt Nam cũng đã đi thăm Trung tâm Gìn giữ Hòa bình thuộc Bộ quốc phòng Trung Quốc hôm 5/6.
    Việt Nam đang chuẩn bị tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ lần đầu tiên, chủ yếu trong lĩnh vực quân y và công binh, hậu cần.
    Trong khi đó Trung Quốc đã tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ từ đầu thập niên 1990 với tổng cộng 23.000 lượt quân có mặt trong các hoạt động ở nước ngoài.
    Nước này hiện đang có hơn 1.700 quân tham gia gìn giữ hòa bình ở các nơi trên thế giới.

    ====

    Nông dân Gia Lai vỡ nợ và tuyệt vọng vì cao su

    Uyên Nguyên, RFA
    2013-06-05

    Nếu như trước đây 12 năm, đi ngang qua quốc lộ 14, đoạn từ thành phố Plâyku đến huyện Chư Sê, sẽ được nghe người ta nhắc nhiều nhất về mũi nhọn kinh tế trồng cao su lấy mủ, lấy gỗ, sự lớn mạnh của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai và sự vụ Tin lành Đề Ga. Thì sau đó 12 năm, đi ngang qua con đường này, những câu chuyện lại cũng xoay quanh ba vấn đề này theo một chiều hướng khác.
    Nếu như trước đây tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai được không ít người xem là thánh địa của sự cứu rỗi sức lao động cho đa phần cư dân nghèo Tây Nguyên thì bây giờ, nó được xem là thủ phủ, tổng hành dinh của một trạm lâm tặc lớn nhất Đông Nam Á, và dự án trồng cao su lấy mủ, lấy gỗ, một dự án nông nghiệp tràn trề hy vọng trước đây thì bây giờ trở thành một đống nợ kinh hoàng đối với bà con nông dân tỉnh Gia Lai.
    Dưới cái nắng trưa gay gắt của Tây Nguyên, những người nông dân hì hục đào bứng từng chiếc rễ cây cao su để lấy mặt bằng canh tác. Gặp một người nông dân, hỏi thăm về tình hình cây cao su ở đây, người đàn ông trạc 50 tuổi này lấy tay áo quệt mồ hôi và nói như khóc rằng đây là nỗi khổ lớn nhất của ông, từ thời cha sanh mẹ đẻ đến giờ, ông chưa bao giờ bị dính một vố quá nặng như bây giờ, sự nghiệp làm rẫy suốt ba mươi mấy năm của ông cộng với một khoản vay nợ ngân hàng lên đến hơn nửa tỉ đồng bây giờ trở thành những đống củi khó chịu.

    =====

    Global Witness tái khẳng định Hoàng Anh Gia Lai đã vi phạm pháp luật
    RFA
    2013-05-21
    Thông cáo báo chí của tổ chức Global Witness ra ngày hôm qua 20/5, một lần nữa khẳng định rằng việc trồng cao su của tập đoàn HAGL tại Lào và Campuchia do ông Đoàn Nguyên Đức làm chủ có vi phạm pháp luật, gây ra những tác động xấu tới người dân và môi trường tại các quốc gia này. Global Witness khẳng định tính xác thực và bằng chứng đã đưa ra.

    Global Witness cho biết họ có tài liệu về những vi phạm pháp lý mang tính hệ thống của HAGL tại cả Campuchia và Lào trong năm 2012. Các dẫn chứng nêu trong báo cáo ‘Rubber Barons’ (những ông trùm cao su) cho thấy HAGL đã thu nạp những diện tích đất lớn, gấp khoảng năm lần mức giới hạn cho phép theo pháp luật ở Campuchia, và đã tỏ ra không cần biết tới các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và xã hội, gây ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của người dân và rừng tự nhiên ở địa phương.
    Ngoài ra, Global Witness cũng trích lời bà Megan MacInnes cho rằng “Thay vì nhìn nhận các bằng chứng đưa ra trong báo cáo và cải thiện cuộc sống cho hàng trăm người bị ảnh hưởng ở địa phương, HAGL dường như chỉ tìm cách bảo vệ hình ảnh của mình trước công chúng.”
    Global Witness cũng cho biết họ đã gặp gỡ với đại diện của HAGL vào hôm 22/8/2012 tại Pleiku để đưa ra những bằng chứng đồng thời đề xuất các bước đi mà HAGL nên thực hiện để khắc phục vấn đề. Tuy nhiên, ông Đức cho rằng không có cuộc họp này và Global Witness khẳng định lời phủ nhận của ông Đức là không đúng.

    ===========

    Nông dân Tây Nguyên khốn đốn vì người TQ lừa mua rễ tiêu
    Nhóm phóng viên tường trình từ VN
    2013-06-07

    Trong những năm gần đây, trồng hồ tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của người nông dân Tây Nguyên, đặc biệt, hai tỉnh Gia Lai và Đắc Lắc, sản phẩm tiêu sọ và tiêu đen chiếm lĩnh hầu hết thị trường. Chưa kịp vui vì nguồn thu nhập sung mãn từ hồ tiêu, người nông dân Đắc Lắc, Gia Lai đang phải đối diện với nguy cơ nợ nần bởi người Trung Quốc đã bắt đầu dùng thủ đoạn mua rễ hồ tiêu để làm thuốc với giá hời, có rất nhiều chủ vườn phải điêu đứng vì chuyện này.

  5. Hi x Pham says:

    Cac ngai dung quen rang tu luc cuop chinh quyen tu chinh phu TRAN TRONG KIM Cac ngai giac Cong da co sach luoc giet bot dan Viet de cac ngai ay tho ngai Mao chu tich : “Giet giet nua ban tay khong ngung nghi, Cho ruong dong lua tot thue mau xong ; Cho dang ben lau cho nuoc chung long, Tho Mao chu tich Xit ta Lin bat diet” De mau dua dat Viet vao dat Tau Cong : …”Ben nay bien gioi la nha, Ben kia bien gioi cung la que huong” Chung ta can ghi nho ke hoach cung nhu sach luoc cua ho moi mong giup duoc dan Viet lau dai. Cam on lam lam ./-

  6. NẮNG NGÀN says:

    TÀU BAY TÀU LẶN

    Tàu bay bay vút lên trời
    Chỉ riêng tàu lặn ngút hơi khó dò
    Nhưng mà yếu tố con người
    Vẫn điều quyết định cả ngàn lần hơn
    Phải yêu độc lập tự do
    Mới thành thiết yếu nhất cho con người
    Còn như ý thức này cùn
    Tàu bay tàu lặn cũng buồn vậy thôi
    Cho nên đứng trước nạn Tàu
    Tinh thần tự chủ trước sau luôn cần
    Vậy mà ru rú trong sân
    Cũng đừng trách lẩn trời gần trời xa
    Chủ trương bởi tại lòng ta
    Cứ luôn yếu kém còn ra nỗi gì !

    GIÓ NGÀN
    (10/6/13)

  7. Ngo Dong says:

    Một con chó đã cúp đuôi và sợ cả tiếng sủa của mình thì còn mong gì nó giữ được nhà.

  8. Austin Pham says:

    Thưa ông,
    Sỹ quan ta sang đó để tập quỳ “bồng súng” cho các quan Thiên triều. Sau đó là tập “đo và chùi….bi” cho các sỹ quan chệt. Mãn khóa thì sẽ có màn…thổi kèn tàu, ôm hôn cái bô-di sản của Mao chủ tịch.

  9. hoàng says:

    Bọn csvn chỉ là bọn đầu trộm đuôi cướp,ông cha ta không sinh ra chúng,chúng không được học-hành,chúng chỉ là một lủ dốt tham-lam,chúng dùng tiền của dân mua vủ khí…trước là để tham-nhũng,kế là thị oai với ngươôi dân,chớ dù cho vủ khí có tối tân đến đâu,chúng xem như đồ chơi nylon của trẻ con.Từ ngày chúng mua vủ khí của nga về…chó có xử dụng cho quê-hương VN được một lần nào không.Như mọi người đều biết,chắc chắn là không…chúng mua vủ khí là để dể có lý do để tham nhũng và vủ khí đó để bảo vệ thằng tàu,và cũng để đàng áp người dân VN.Có bao giờ thằng tàu lên tiếng chống đối thằng csvn mua vủ khí,tăng cường quân lực…không bao giờ.Vì thằng tàu hiểu rò là csvn có thêm vủ khí là để bảo vệ chúng mà thôi.
    Đừng có ngu mà xúi csvn tung thêm tiền mua vủ khí,chúng sẻ dùng lái lý do đó để trấn lột người dân mà thôi.csvn sẻ không bao giờ đủ chí khí của kẻ trượng phu mà bảo vệ đất nước chống lại kẻ ngoại xâm là thằng tàu chó chết.

Leave a Reply to Trung Hoàng