WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tâm sự của người không quen biết gởi tù nhân Cù Huy Hà Vũ: Thà bị giết chết chứ không tự chết

76476 Cu Huy Ha Vu

Theo dõi trên mạng, tôi biết không nhiều về cuộc đấu tranh của anh, nhưng khi đọc thư tuyệt mệnh của anh về cuộc tuyệt thực mà anh đang tiến hành trong tù, tôi thật sự xúc động.

Vì là người cũng đã trải qua tù đày, nên tôi hiểu và tin lời lẽ trong thư của anh, anh rất quyết liệt với hành động tuyệt thực này. Tôi lo cho anh quá, và khá buồn vì nhiều lẽ.

Tôi mạo muội có đôi lời chia sẻ cùng anh.

Chắc anh đã từng nghe nói về cảnh tù tội trong Nam đối với những người kháng chiến “chống Mỹ cứu nước” của một thời gian khổ Mặt trận Giải phóng Miền Nam, mà tôi cũng là một thành viên bé mọn trong ấy. Tôi có trải qua nhưng cũng không thể nào biết hết các kiểu đau thương của cái gọi là tù tội, tuy có thể tạm biết thế nào là hậu quả của chiến tranh, một cuộc đọ sức có tính chất định mệnh, và những gì ở bên dưới các chiến thắng, dù là chiến thắng của phía nào. Tôi nghe nói về những cách tra tấn, cách giam cầm hết sức khủng khiếp của chế độ Miền Nam vào thập niên 1955-1965. Nhưng sau đó, tôi có trải qua “thực nghiệm” nên có vài ghi nhận, theo cái biết của mình, một số điều sau đây.

Khi tôi vào tù, thì “chế độ tù” được mô tả ở giai đoạn trước1965, nay đã có phần thay đổi, có cải tiến khá hơn, so với thời Ngô Đình Diệm. Tôi có hưởng được chế độ tù cải tiến ấy, không nghiệt ngã như giai đọan trước. Nhưng vì lý do gì đưa đến sửa đổi này? Do sự đấu tranh của người tù? Do sự quan tâm và áp lực của dân chúng? Do sự “tự tiến bộ” của nhà cầm quyền lúc ấy? Tôi không tin nhiều về lý do thứ ba. Hay là do sự hiện diện trực tiếp nhiều hơn của người Mỹ, từ khi họ ào ạt đổ quân vào Việt Nam từ 1965 trở về sau? Tôi không quá ngây thơ để tin rằng “Đế quốc Mỹ” là thuần khiết tốt với Việt Nam, hay “vì Việt Nam”. Họ vì chiến lược chống Chủ nghĩa Cộng sản bành trướng, họ nghĩ thế, và muốn có một cơ chế xã hội ở miền Nam tương đối giống họ, nằm trong khung Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, với lý tưởng của Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền. Họ muốn có một xã hội Miền Nam có tự do, dân chủ và phát triển để người dân không theo Cộng sản, họ nghĩ thế. Họ lật đổ nhà Ngô vì cho là độc tài không chinh phục được lòng dân. Họ làm nhiều việc để nâng tầm chế độ ấy lên, tuy kết quả toàn cục không đến đâu, nhưng riêng về chế độ lao tù có nhiều cải tiến. Năm 1970, một phái đoàn Nghị sĩ Mỹ qua Việt Nam điều tra và tố cáo chế độ hà khắc ở nhà tù Côn Đảo, sau đó, chế độ “chuồng cọp” khốc liệt nhất tại đây bị bãi bỏ (Tôi chỉ nêu một thí dụ sơ sài, trong phạm vi bức thư này).

Về sự tra tấn tù nhân và chế độ giam giữ tù nhân

Tôi thấy có một vài cách biệt đáng nói.

- Điều tra, tra tấn

Ngành an ninh điều tra của họ có nhiều phương pháp và thủ thuật tra tấn rất dã man, nhất là đối với đối tượng Cộng sản mà họ “đặt ra ngoài vòng pháp luật” theo Hiến pháp của họ. Họ nhằm vào tra tấn thể xác với nhiều đòn tàn độc, cũng uy hiếp và trấn áp tinh thần, cũng tấn công vào tình cảm thiêng liêng của người thân, với mục đích moi thông tin từ đối tượng cho bằng được. Họ rất cần chứng cứ. Chứng cứ thật sự đối với họ là quan trọng, vì họ phải ứng xử, đối phó với thanh tra ngành, với cấp trên, với tòa án, với báo chí, với các phe nhóm khác, bởi Miền Nam lúc bấy giờ đã bước đầu hình thành một xã hội công dân, với thiết chế chính trị cơ bản là Tam quyền phân lập, dù không thể nói là hoàn hảo. Đối với đối tượng chính trị được cho là “nguy hiểm”, tuy cấp trên có thể cho phép họ tra tấn đến chết nhưng xác định người nào được giao quyền này, chứ không phải ai cũng có quyền đánh, có quyền tra tấn, có quyền hành hạ tù nhân. Và khi tra khảo, họ không căm thù “con người”, mà căm tức cái đầu của đối tượng, cái niềm tin lý tưởng ở trong đó mà họ không hiểu nổi, không cảm hóa được, nên họ gọi đối tượng ấy là “bị tẩy não”. Nhưng sẩy tay, sai người, sai quy định lập tức bị cách chức, hạ cấp bậc, thi hành kỷ luật theo luật định, không có sự thu xếp tự bên trong; họ không dám hành xử cẩu thả do không có sự độc quyền lãnh đạo của một đảng nào. Họ rất dè dặt với dư luận quần chúng, rất ngại giới báo chí, rất sợ các cơ quan lập pháp (Nghị sĩ, Quốc hội) và cơ quan Tư pháp (Tòa án các cấp). Ví các cơ quan này độc lập với cơ quan Hành pháp, theo Hiến pháp quy định. Cũng có những hiện tượng chạy chọt qua mối thân quen, hoặc đút lót tiền bạc, để cứu vớt những đối tượng bị bắt có chứng cứ mơ hồ. Nhưng đối với tù chính trị có bằng chứng thì khó thoát.

Sau khi qua giai đoạn điều tra, tra tấn, kết cung ra tòa án, họ trở thành người tù chính thức thì có quy chế cho tù nhân khá rõ ràng. Họ có quy chế riêng về tù binh, về tù chính trị, về tù dân sự. Người tù bị mất quyền công dân, chứ không mất quyền làm người. Trong tù, không bị đánh đập, nhục mạ về nhân phẩm, không bị thù hằn, không bị biệt lập với gia đình. Nhưng đối với tù đặc biệt, như tù ở Côn đảo thì khó có chế độ thăm nuôi thường xuyên và nhiều hạn chế mối quan hệ xã hội. Đối với tù dân sự, thì không có sự hà khắc đặt biệt nào, càng không có chuyện người chết khơi khơi, hoặc chết thình lình trong đồn công an, khi bị “lịch sự” mời đến làm việc, bởi vi phạm nào đó, như không đội mũ bảo hiểm, chọc gái, gây lộn, ăn cắp, trộm chó, hoặc vì một sự kiện xung đột nào đó, v.v. Cái hỗn độn kiểu này ngày ấy hiếm có, dù là thời ấy đang chiến tranh, mà thời nay là hòa bình gần 40 năm.

Anh Hà Vũ,

Anh làm luật sư, chắc anh biết rành về chuyện này, thật đáng phẫn nộ!

Ở xã hội miền Bắc trước 75, tội về chính trị, sai quan điểm hay lập trường thế nào đó, không bị đánh đập dã man như “Đế quốc”, mà chỉ “nhẹ nhàng” đi “cải tạo” lâu dài, hay suốt đời ở xó xỉnh nào đó, bị cô lập không được giao du với ai, “tự do” bươi kiếm cái ăn, trong một xã hội mà thực phẩm thì được phân phối và quản lý chặt chẽ. Hoặc biện pháp cô lập tại chỗ với nhiều hình thái khác nhau, từng bước giảm nguồn lương thực, giảm thiểu dần đến số không, kể cả nước uống, cho đến lúc “tự chết”, chứ không ai mó tay vào. Đối với người tù, xã hội vẫn còn đó, nhưng không chạm được vào tay, cô độc như ở trong một cảnh giới khác. Người ta hãi hùng về hai chữ “cô lập”. Sống mà là đang chết, mà sau cùng chết theo cách khốn cùng của một con vật, chứ không còn là con người, nghiệt ngã thảm thương như chuyện bên Tàu, chắc anh rõ, như chuyện Chủ tịch nước Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ, là điển hình cho hàng vạn, hàng triệu con người. Cách giữ tù mà không cần nhà tù cố định, mà trong một không gian vô định, và thời gian vô định, xã hội và người thân không biết được, kể cả bản thân người tù. Đó được gọi là “nhà tù kín” mà ngày nay còn đang hiện diện nhiều ở Trung Quốc.

Miền Bắc xã hội chủ nghĩa đã từng theo mô hình ấy.

Cách nào tàn độc, đau đớn, tinh vi hơn cách nào? Cách nào là sự thù hận “con người”, cách nào là bảo vệ luật pháp?

Tôi tin là thời kỳ khủng khiếp đó không còn nữa.

Những thế hệ đi trước đã để lại những dấu vết khó phai.

Nhưng ngày nay chúng ta có một chế độ lao tù rõ ràng hơn không, và sinh mạng tù nhân có được bảo vệ bởi luật pháp? Và ai có thể biết những gì xảy ra trong tù? Mọi việc chỉ có Đảng làm, Đảng biết, và Đảng xử lý. Cái ghế của Đảng ngồi có phép thuật, như Tề Thiên Đại Thánh có thể biến thành trăm vạn cái ghế khác mang nhiều khuôn mặt khi cần. Người dân mà còn bị cô lập từng cá nhân đơn lẻ (không cho tụ họp) thì nói chi đến người tù!

-   Chức năng người giữ tù

Trong nhà tù, tù nhân được “tự do” trong khuôn khổ được quy định của mỗi loại tù. Chức năng của trại tù và người giữ tù được quy định, có vai trò quan trọng trong cách xử sự.

Người giữ tù, với tư cách là một viên chức, họ phải hành xử theo quy định của luật pháp. Không có vấn đề tư tưởng, tôn giáo, chính kiến, chủ nghĩa, hay các thứ khác dính vào đây. Họ không có trách nhiệm và không có tư cách để giáo dục, dạy dỗ ai cả, về cái gì cả cho tù nhân. Họ không có quyền đánh đập, hành hạ tù nhân, truy bức tư tưởng, triệt hạ nhân cách, khủng bố tâm lý. Họ chỉ có một chức trách là giữ đúng quy chế của trại tù. Nhà tù có thể tạo điều kiện cho tù nhân được thỏa mãn một số nhu cầu tinh thần và vật chất mà không trái với luật pháp. Tùy theo điều kiện khách quan của từng nơi, họ cho phép tù nhân có thể tiến hành những nghi lễ tôn giáo, như xưng tội, cầu nguyện, lạy Phật, đọc kinh… Người giữ tù phi chính trị trong vai trò của mình. Cá nhân người giữ tù có thể có lập trường chính trị, theo đảng phái hay tôn giáo nào đó là chuyện riêng, không liên quan đến chức năng trong công việc mà họ được giao phó. Vì thế, người giữ tù cũng có được sự “tự do” theo nhân cách của mình, không bị o ép phải hành động theo xu hướng nào, ngoài quy chế của trại tù. Dĩ nhiên cũng có tiêu cực vặt vãnh trong những chuyện vặt vãnh đời thường khó tránh khỏi. Đôi khi cũng có sự lạm quyền, hà khắc do cá nhân và tư cách của anh trưởng trại tù nào đó khi chưa bị phát hiện.

Đặc biệt, đối với tù chính trị, người giữ tù thường tôn trọng về mặt tinh thần hơn đối với tù hình sự như du côn, cướp giật, hiếp dâm. Vì dù sao, người tù chính trị, cũng vì việc chung của xã hội, dù khác chính kiến với nhà cầm quyền, vẫn ở hệ giá trị cao hơn. Tù chính trị Cộng sản vẫn có một quy chế rõ ràng, nghĩa là có luật pháp bảo vệ, dù bị “đặt ngoài vòng luật pháp” như Hiến pháp của họ quy định.

Ngày nay, Điều 4 Hiến pháp là cái gốc rễ căn bản có thể xóa nhòa mọi ranh giới.

Chức năng người giữ tù cũng giống chức năng của quân đội. Người thanh niên bước chân vào quân ngũ, có hai điều phải thực hiện: hệ thống kỷ luật của quân đội, và không được phản quốc, tức là trung thành với Tổ quốc, một khái niệm chung không cụ thể, có tính chất tượng trưng và thiêng liêng. Nhân sinh quan là thuộc quyền của mỗi người. Nhưng Điều 4 Hiến pháp là gốc rễ để biến Đảng thành “Thượng Đế”, có thể đặt “ngoài vòng luật pháp” mọi thứ mà Đảng muốn.

Anh Hà Vũ quý mến,

Anh có tin rằng chế độ lao tù trong xã hội ta đang sống có hà khắc không? Sẽ được cải tổ để tốt hơn không? Tôi tin rằng có, nhưng không biết đến bao giờ! Sẽ do áp lực của quần chúng nhân dân và áp lực quốc tế, và có sự “tự chuyển biến” theo hướng tiến bộ của nhà cầm quyền?

Thời gian là quả thật vô định.

Tôi lo cho anh.

Anh Hà Vũ, anh là người tù thuộc loại nào?

Anh lớn lên trong lòng chế độ, có truyền thống yêu nước từ Ông Cha, và anh đã tiếp nối con đường ấy.

Tôi nghĩ, anh không đứng trong một tổ chức chính trị hay đảng phái nào khác, anh còn là một trí thức trưởng thành trong chế độ này – Tiến sĩ, Luật gia. Anh đấu tranh cho sự tiến bộ xã hội về dân chủ, về luật pháp và nóng lòng với giặc ngoại xâm, với phương thức hòa bình, bất bạo động. Thế rồi anh bị bắt, bị xử tội về sự khác chính kiến, theo cách không sòng phẳng và trở thành người tù. Bản án của anh làm dư luận rộng rãi bất bình, và dành cho anh nhiều chia sẻ, cảm mến và kính phục.

Tôi cho đó là hạnh phúc của người đấu tranh.

Bản án của anh, được tiếp nối những bản án khác, cùng với sự đàn áp liên tục những người biểu tình, chỉ để bày tỏ sự bất bình về hành động xâm lược của Trung Quốc đang chiếm đóng biển đảo và bức hại ngư dân.

Đất nước đang đứng trước tình thế khó khăn bởi sự đe dọa chủ quyền, Nhà nước lại tự mình làm khó khăn thêm bằng những biện pháp không thích đáng, mất lòng dân, gây phẫn nộ, nó đang báo hiệu một tương lai đi xuống, chứ không “đi lên” đâu cả. Dân chúng cũng không chịu nổi như anh, mà đang ráng chịu, cũng đang quằn quại như anh, vì các chữ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc có từ Tuyên ngôn Độc Lập vào mùa Thu năm 1946, mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã long trọng hứa hẹn.

Chừng nào mà Hiến pháp được thay đổi theo hướng dân chủ, tiến bộ hơn, phù hợp hơn, không còn toàn trị, hơi thở của trí tuệ nhân dân được tôn trọng, thì lúc ấy mọi sự sẽ khác đi, quyền sống của tù nhân cũng được minh định rõ ràng hơn. Nhưng điều đó chưa đến, nó đang được thử thách.

Lời bày tỏ thật tình

Tôi biết đã có bao người như anh, và đang có những người như thế, rất tâm huyết như trong lá thư anh viết, tôi hiểu như một lời tuyệt mệnh, và tôi đang xót xa.

Nhưng có đôi điều tôi suy nghĩ khác, rất chân thành với anh.

Tôi không muốn anh chết, vì không muốn mất đi một người yêu nước, biết đấu tranh cho độc lập, và tiến bộ xã hội.
Tôi muốn anh có cách chấm dứt tuyệt thực.

Không bỏ cuộc, không đầu hàng trong ý chí của mình, và anh cần giữ mạng sống. Hai điều này không mâu thuẫn nhau.

Tôi đã trải qua nhà lao Chí Hòa, Côn Đảo, học tập những người đi trước, cùng đồng đội chịu đựng qua tra tấn, không đầu hàng, nhưng sau đó nâng niu từng giọt thở, tiết kiệm từng chút năng lượng còn lại để duy trì sự sống, với tâm nguyện dành cho cuộc đấu tranh tiếp tục, lâu dài, trừ khi họ chủ động ra tay giết chết, thì chịu!

Nhưng ở đây, cuộc đấu tranh này là có tính chất nội bộ dân tộc, dù hết sức gay go, nhưng chúng ta cũng không thể hành xử theo cách bạo động. Tôi cho rằng anh đang bạo động với bản thân mình. Ông Gandhi, ông Nelson Mandela đấu tranh bất bạo động, có tuyệt thực để bày tỏ, chứ không tuyệt thực đến chết. Chúa Jesus không khuyên tín đồ của mình tự sát. Đức Phật cũng thế. Trong mọi loại đấu tranh, sự hy sinh là không tránh khỏi, nhưng phải đúng lúc. Vì mạng sống của một con người thật đáng quý. Như Ngài Thích Quảng Đức tự thiêu, là một sự cúng dường cao cả, đã làm bật nút đúng thời điểm cho một sự chuyển động đầy ý nghĩa.

Nhưng chúng ta không thể biến bán cầu não trái của ai đó thay đổi nhanh chóng được.

Những người tù Côn Đảo thuộc nằm lòng những câu thơ này:

Thân anh, anh bắc nên cầu

Để mai em bước lên lầu Tự do.

Nhưng hàng hàng lớp lớp đã trải thân ra bắt cầu, cầu vẫn chưa xong mà ngày mai thì vẫn ở tận chân trời. Bao người đã ra đi, đã chết trong giấc mơ đẹp mà đau của mình, đáng trân trọng và thân thương biết bao, nó để lại nỗi hoài cảm u uất trong lòng người sống, không thể không xót xa.

Anh Hà Vũ,

Tinh thần đấu tranh của anh được sự trân quý của nhiều người, anh không có ý định lao vào một cuộc đấu tranh “ăn thua đủ” rất không cân xứng này, phải không? Và cũng không xứng đáng với đối tượng là một anh cai tù cấp nào đó? Nhưng họ đang “ăn thua đủ” với anh, vì sự hãnh tiến quyền lực, nó đơn thuần về sức mạnh vật chất, và họ có dư thứ của cải này. Còn anh thì nặng về bày tỏ, cảnh tỉnh, và mục tiêu là sự cảm hóa. Điều này thì anh đã làm được rất nhiều rồi. Trường hợp anh Chí Đức – người bị khiêng như khiêng một con heo, lại bị giẫm giày vào mặt – để làm nhục tính cách “con người” của anh ấy, nhưng sau cùng, anh không phải là người thua cuộc, mà vẫn là con người đàng hoàng tiếp tục đấu tranh hàng ngày, và cũng vì không có mục đích là thua thắng với ai; nhưng đằng kia, ông Đại úy Thanh không phải là người thắng cuộc, mà là người “tự thua”, thua trắng, thua đậm và thua vĩnh viễn trong đời sống xã hội, thậm chí thua trong gia đình, trong đầu con cháu và cả trong tâm của ông ta nữa. Thái độ thù hận “con người”, thích hủy hoại “nhân phẩm” của ông ta còn là tấm gương mà đồng đội ông ta đang soi vào.

Anh Hà Vũ,

Anh nên tự tuyên bố chấm dứt cuộc tuyệt thực.

Đây thuần túy chỉ là lời đề nghị.

Nếu họ lùi cho một bước, là anh thắng cuộc sao? Là chẳng phải quyền lực và bạo hành đang lên ngôi đó sao?

Anh không nên phung phí ý chí của anh lúc này và ở chỗ này.

Nếu tôi ở phía quyền lực, tôi sẽ lùi cho anh mười bước, anh sẽ là người thua, tôi mới là người thắng.

“Thắng nhân giả hữu lực. Tự thắng giả cường”

Câu chân lý này đang thích hợp cho cả đôi bên.

Anh cần thực hành đức nhẫn nhục của một người tu sĩ lúc này, để sau đó, có thể cùng mọi người tiếp tục dấn bước trong cuộc hành trình dài hơi của dân tộc. Hãy cứ để cho họ lên ngôi và thưởng thức sự đắc thắng.

Thử xem “lòng tin chiến lược” sẽ đặt ở đâu, nếu không đặt trong lòng nhân dân qua từng sự việc cụ thể này?

Tôi trân trọng và quý mến anh.

Kính nhờ chị Dương Hà chuyển bức thư này đến tay anh Cù Huy Hà Vũ nếu có thể.

Hạ Đình Nguyên, một người Sài Gòn không quen biết.

Ngày 8-6-2013

Theo BVN

24 Phản hồi cho “Tâm sự của người không quen biết gởi tù nhân Cù Huy Hà Vũ: Thà bị giết chết chứ không tự chết”

  1. Yêu Nước Việt says:

    Tuyệt thực thì sao chết được ngay, sao không tuyên bố tự thiêu như Bùi Hằng nhỉ? nếu bây giờ lũ rận mà tuyên bố đồng loạt tự thiêu thì tôi xin bán nhà để mua xăng tài trợ cho bọn chúng.

  2. Long Simon says:

    Hahaaa… hồi xưa bà Công Nhân cũng tuyệt thực để rồi béo ú ra ấy… lại nhớ tới ông Hải Điếu Đóm (Hải Cụt) bị tung tin cịt tay trong tù… hahaaa… tự nhiên người đang lành lặn lại bị gắn cái mác Hải Cụt. Giờ ông Vũ tuyệt thực thì gắn tên gì đây???

  3. Lại Mạnh Cường says:

    thichtudo says:
    12/06/2013 at 16:28

    Thưa bác LMC/LNĐ,
    Tui vẫn hằng theo dõi các còm của bác. Nói chung , tuy nhiều cái hơi dài, nhưng tựu trung
    rất chất lượng.

    (…)

    Với vụ bác CHHV, tui tuyệt đối MONG bác í SỐNG, để làm tiếp. Xem rất nhiều vụ tự
    thiêu thật ở Tây Tạng, và những hy sinh mạng sống ở Thiên An Môn ! Không phải là “vô bổ”, nhưng có lẽ chưa hội đủ ỳếu tố “ngoại lai” nên chưa đủ tiếng vang chăng ?

    ===

    Dear thichtudo,

    1/
    Xin phép đi thẳng vào điểm, CHHV nên hay kô nên hy sinh ?

    Lập trường của tôi rõ ràng là, CHHV rõ hơn ai hết phải làm gì trong tình thế hiện nay. KHÔNG CẦN AI PHẢI DẬY KHÔN ANH PHẢI LÀM GÌ HẾT !
    Chính vì thế tôi tôn trong mọi quyết định của anh, và xin tỏ dấu ủng hộ hết lòng bằng sự xoá tan những rác rưởi nhằm bôi đen anh, ít ra ở đây.

    Tôi độ chừng, anh đang “tháu cáy” lớn bọn CS !,

    Nếu chết, anh sẽ lưu danh muôn thuở và bíêt đâu sẽ có tác động lớn như vụ tự thiêu của thượng toạ Quảng Đức năm xưa ? Biết đâu Mỹ đang chực chờ cơ hội tốt để cố đẫy CS ra khỏi vòng tay học trò từ thày Tàu cộng ??

    Qua thực tế cho phép tôi đánh giá, CHHV là con người lý tưởng (idealist) !
    Một loại quân tử thời đại ! “Quân tử thi ân bất cầu báo” … !

    Chống CS là công cuộc đầu tranh nhân dân trường kỳ, cần có nhiều hy sinh và đóng góp của toàn dân, trong thời gian dài. Đã đến lúc phải tận dụng mọi phương tiện, nhân vật lực cho cuộc cách mạng dân chủ dân sinh mau bước đến thành công !

    Theo tôi nhìn vào thực tế hiện nay, những chiến sĩ dân chủ tầm cỡ CHHV không ít trong hàng ngũ tiên phong trong nước hiện nay. Với thời gian họ sẽ xuất hiện ngày một đông đảo và con số người trẻ đủ thành phần tầng lớp dân tộc sẽ còn đông đảo hơn bao giờ hết.
    Ban đầu ta còn thấy lơ thơ vài người, như Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Phạm Hồng Sơn … trong đám những cựu chiến binh CS, như Hoàng Minh Chính và đông chí. Chúng ta có phần hơi “khi dễ” anh em trong nước. Có người như Nguyễn Gia Kiểng, lại quan niệm hiện thời nên để phía hải ngoại cầm chịch thay cho trong nước ! Thực ra cho dù đa phần phía hải ngoại quan niệm, trong là chính ngoài là phụ, trong là điểm ngoài là diện bla bla bla, nhưng trong bụng chả tin tưởng lắm, khi thực tế cho thấy chuyện linh mục Nguyễn Văn Lý và đồng chí bị đàn áp tơi bời, đến giáo hội cato trong nước và Vatican cũng nín thinh nhẫn nhịn nhiều phen; Tệ hại nhất là vụ Tổng Kiệt, khiến Vatican mất mặt luôn với đồng bào trong và ngoài nước, mặc dù cố tạo ra màn kịch trao qua trả lại cái gây chăn chiên của Tổng Kiệt với một viên chức cao cấp đại diện cho giáo chủ Kitô đến Hà Nội tham dự đại lệ bên Catho cách nay đã vài năm!
    Hiện giờ con số blogger lề trái và số lượt người vào thăm và/ hay góp ý đã tăng nhanh đáng kể. Những bức xúc được tuôn ra như thác đổ, và blog chủ cũng sẵn sàng hiển thị các phê bình thuộc loại quốc cấm. Chả còn các con chữ, mà hình ảnh và video clip tràn ngập. Điển hình nhất là blogger Tễu Nguyễn Xuân Diện, trong các vụ biểu tình chống Tàu cộng kèm theo sự trấn áp dã manh của bọn CSCA Cộng Sản ra sao.
    Các blogger lề trái phải chịu đựng nhiều đánh phá của hackers chuyên nghiệp CS, bị công an khó dễ lung tung … nhưng chả ai sợ chúng hết. Càng đàn áp càng chống lại kịch liệt hơn bao giờ hết.
    Cần chú ý cho kỹ là, người tham dự biểu tình quả có ít thật, nhưng người bàng quang đứng ngoài lại ủng hộ hết sức, nhất là khi thấy người biểu tình bị đàn áp thô bạo bọn dân phòng và công an cảnh sát. Người ta bất bình khi bọn chúng lấy thịt đè người và ra tay hành sự như phường lưu manh trộm cướp đối với các nạn nhân vô tội kô tấc sắt trong tay, biểu tình ôn hòa.

    Chuyện của người Tibet thực tình tôi không quan tâm bao nhiêu, bởi mỗi chuyện VN đã làm tôi nhức đầu. Lại thêm quan sát tình hình thế giới ở lò lửa Trung Đông, ở Đông Á như vụ Biển Đông cùng các hội nghị lớn nhỏ làm mình … tắt thở !

    2/
    Tibet quả có khác VN ta ở nhiều điểm then chốt, mà tôi xin lược kể sơ thôi nhé.

    Thứ nhất, đó là một thuộc quốc, kiểu như Nội Mông, Tân Cương, Thanh Hải và Mãn Châu. Bốn ngôi sao nhỏ trên cờ Tàu cộng là tượng trưng cho bốn địa phương này, tôi cho là thế. VN chỉ là một chư hầu, một vệ tinh phải quay theo chung quanh Tàu cộng. Tóm lại, lệ thuộc về chính trị và ngoại giao quốc tế là then chốt.

    Thứ hai, lịch sự Tibet chưa từng có đụng độ ác liệt như giữa Ta với Tàu. Dân Tibet chưa thể có tinh thần bài Tàu như dân Ta (chả khác gì dân Miên bài dân Việt vậy. Bọn chính trị gia Miên, quốc hay cộng, khi cân vẫn lôi trò rởm này ra mị dân, để kiếm điểm kiếm phiếu).

    Thứ ba, đó là một quốc gia duy nhất vẫn còn theo Thần Quyền là ông vua cũng là giáo chủ quốc giáo trong nước là Phật giáo theo hướng Mật Tông. Cho đến vài năm vừa qua họ đã phải cải tổ lại, qua chuyện ông Đạt Lai lạt ma phải từ bỏ chức vua thế tục mà chỉ còn lo phần hồn mà thôi !
    Cái thế kẹt của ông này là, ông chỉ có thể chủ trương tranh đâu hoà bình qua đối thoại, trước một con khủng long chuyên ăn thịt mọi động vật, kể cả đồng loại của chúng ! Phải thay đổi tư duy, nếu không công cuộc phục quốc không có cơ hội thành công, nhất là khi ông Đạt Lai Lat Ma trăm tuổi, ko kiếm ra truyền nhân thay thế. Dẫu có truyền nhân nhưng cũng ko đủ uy tín như ông được. Chả thế mà ở Nam Phi cha già dân tộc Nelson Mandela gần trăm tuổi gần chết mà dâm và phe ông muốn ông lột da sống đời, bởi ông là biểu tượng sáng chói nhất của hoà giải hoà hợp dân tộc, là kô tham quyền cố vị, là trong sạch, là … tất cả !
    Nói cho ngay thậm chí khi Đạt Lai lạt ma còn sống, mà lắm nước phương Tây, trong đó có Hòa Lan, và cả Nam Phi nữa, dưới áp lực ngoai giao từ Bắc Kinh, đã bỏ ngay ý đính đón tiếp ông như quốc khách, cách nay khoảng 5-10 năm chi đó.

    Thứ tư, vị trí đia lý chính trị của Tibet kô có gì quan trọng, mặc dù ông bác sĩ kiêm văn sĩ Ngô Thế Vinh trong hai tác phẩm mới là “Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng” và “Dòng sông nghẽn mạch” đã dùng con mắt của vệ tinh, cảnh báo nguy cơ Tàu cộng dùng chiến lược kiểm soát nguồn nước ở Á châu, bởi các con sống lớn phát nguồn từ Tibet. Điển hình trên sông Mekong Tàu cộng cho tiến hành xây cât 14 con đập bậc thềm gây nguy hại cho vùng hạ lưu trong đó có ba nước Đông Dương, nhất là tác động cực kỳ tai hại lên đồng bằng Cửu Long cũng như Bỉển Hồ ở Miên !

    Trên đây chỉ là khái quát nét lớn, bạn nên tìm hiểu thêm qua sách báo tôi liệt kê nhé. Chúc thành công.

    LMC

    • Lê Anh Dũng says:

      Một buổi sáng cuối tháng 9, nắng nhẹ, tôi đứng bên trong cửa sổ của phòng Ðức Ðạt Lai Lạt Ma ở điện Potala, Lhasa nhìn ra ngoài. Trời xanh cao trong veo, sự ấm áp hiền hòa, sự hiện diện của Ðạt Lai Lạt Ma vẫn tràn đầy căn phòng mà ông đã sống từ bé thơ, đã rời xa trên 40 năm. Năm xưa, cũng từ khung cửa sổ nhỏ này, chỗ tôi đứng này, cậu bé nghịch ngợm Tenzin Gyatso mơ mộng nhìn ra ngoài, từ bờ thành cao của Hồng Cung, cậu đã nhìn xuống chân đồi, đã chiêm nghiệm về sinh tử, khi thấy dân chúng dẫn những gia súc đi sát sanh (quí vị nhìn hình Potala có 2 phần: Hồng Cung đỏ sậm và Bạch Cung trắng, một dành cho sinh hoạt tôn giáo, tâm linh, một dành cho công việc hành chánh, thế sự, vì Ðạt Lai Lạt Ma ngoài địa vị tôn giáo, còn đứng đầu Tây Tạng). Ðất nước Tây Tạng bị Trung Quốc xâm chiếm, chùa chiền, tự viện bị tàn phá, tăng sĩ bị giết hại, thiếu niên Ðạt Lai Lạt Ma phải rời đất nước. Rồi từ đó sự tranh đấu ôn hòa bền bỉ, lòng từ bi, trí tuệ là cuộc đời của Tenzin Gyatso, và là tấm gương, là cảm hứng cho triệu, triệu người khắp quả đất. Cái nhìn của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma là một cái nhìn quán chiếu, toàn diện, trước sau, nhân quả. Quan hệ giữa Trung Quốc và Tây Tạng, cũng như của loài người, là một chuỗi xâm chiếm và bị xâm chiếm lẫn nhau. Ðức Ðạt Lai Lạt Ma cũng nhắc, nhớ tới hành động vũ dũng của tổ tiên ông khi uy hiếp Trung Quốc, chiếm đóng Thanh Hải, Tứ Xuyên… Nhà Đường hàng năm phải triều cống “Thổ phiên”, thậm chí năm 735, vì Trung Quốc thiếu phẩm vật, Tây Tạng đem quân bao vây Trường An. Tổ tiên của Ðạt Lai Lạt Ma nếu không ngon lành, không đánh cho Trung Quốc te tua, thì công chúa Văn Thành làm gì phải lên chốn sơn cùng, thủy tận lấy vua Tây Tạng. Cũng chính vị công chúa này đã mang đạo Phật từ Trung Quốc tới với vua Tây Tạng, song song với đường khác từ Ấn Ðộ. Dòng sống miên viễn, có qua, có lại, nhân quả không cùng, từ chiến tranh mà một nàng công chúa phải lấy chồng trên núi thẳm, vạn dặm xa quê hương, để rồi hạt giống từ bi, hiểu biết theo nàng được gieo từ trên xuống dưới ở Tây Tạng. Tôi được chiêm ngưỡng bức tượng Phật mà công chúa Văn Thành đã đem vào Tây Tạng năm xưa.

      (trích http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=4495&rb=0307)

      • Lại Mạnh Cường says:

        WIKIPEDIA:
        Người ta biết rất ít về Tây Tạng trước thế kỷ 17, mặc dù tiếng Tạng liên hệ một cách chặt chẽ với các ngôn ngữ thuộc nhóm Tạng-Miến và cũng có liên hệ với tiếng Hán.

        Theo truyền thuyết, vào thế kỷ 14, Mani Bka’ ‘bum, người Tạng ra đời từ sự hợp nhất của một con khỉ và một hòn đá quỷ. Con khỉ là một kiếp đầu thai của Avalokiteśvara (tiếng Tạng là Spyan ras gzigs, phát âm như xen-re-zik), còn gọi là Quan Âm trong Phật giáo tại Đông Á, hay vị Bồ tát của lòng từ bi. Hòn đá quỉ là một kiếp của Bồ tát Tara (tiếng Tạng là ‘Grol ma phát âm như là drol-ma).

        Tây Tạng là một đế quốc hùng cường từ giữa thế kỷ 7 và thế kỷ 10. Đặc điểm của nó là có một dạng xã hội đặc biệt, trong đó đất được chia thành 3 kiểu làm chủ khác nhau là bất động sản của các gia đình quí tộc, đất trống tự do và bất động sản của các tu viện, đặc biệt là trong các bộ phái Phật giáo. Sự phân chia này tăng lên sau sự suy yếu của các triều vua Tây Tạng trong thế kỷ 10. Dạng xã hội này đã tiếp tục cho tới thập niên 1950, lúc đó hơn 700.000 người làm nghề nông trong tổng số 1,25 triệu dân.
        Trong thế kỷ 13 Tây Tạng đã bị sáp nhập vào Đế quốc Mông Cổ. Những người cầm quyền Mông Cổ đã chấp nhận cho phái Phật giáo Tây Tạng Shakya quyền lãnh đạo tại đó vĩnh viễn. Theo sau đó là giai đoạn trung gian của các triều đại trong 300 năm. Mông Cổ một lần nữa xâm chiếm vào đầu thế kỷ 16 và tuyên bố dòng dõi Phật còn lại là những Đạt Lai Lạt Ma sẽ là người nắm chính quyền chính thức.

        Đầu thế kỷ 18 Trung Quốc thiết lập quyền để có các cố vấn chính quyền thường trú gọi là amban, ở Lhasa. Khi người Tạng nổi dậy chống lại Trung Quốc năm 1750 và giết amban, quân Trung Hoa đã tiến vào lãnh thổ này và đặt lại một amban mới, nhưng hằng ngày chính quyền Tây Tạng vẫn tiếp tục quản lý quốc gia như trưóc.

        Năm 1904, Anh gửi một lượng lớn quân đội người Ấn để chiếm Lhasa, buộc Tây Tạng phải mở cửa biên giới với British India. Hiệp ước 1906 với Trung Hoa lập lại các điều kiện biến Tây Tạng thành xứ bảo hộ thuộc về Đế quốc Anh.

        Sau năm 1907, một hiệp ước mới giữa Đế quốc Anh, Trung Quốc và Nga công nhận quyền của Trung Hoa ở Tây Tạng. Trung Hoa thiết lập quyền lực lần đầu tiên vào năm 1910. Mặc dù vậy, điều này không tồn tại lâu vì quân Trung Hoa phải rút về nước để chiến đấu trong cuộc cách mạng 1911, để lại cho vị Đạt Lai Lạt Ma lúc đó một cơ hội tái lập quyền kiểm soát. Năm 1913, Mông Cổ và Tây Tạng ký hiệp ước và ra tuyên bố chung công nhận lẫn nhau và độc lập với Trung Hoa.

        Năm 1914 một hiệp ước được bàn thảo ở Ấn Độ với sự tham dự của đại diện Trung Hoa, Tây Tạng và Anh: Hiệp định Simla. Trong đó, quyền thống trị của Trung Hoa lên Tây Tạng và Khu tự trị Tây Tạng đều được công nhận, ngoài ra, biên giới điều đình giữa Anh-Ấn và Tây Tạng đã rất có lợi cho Anh. Hiệp ước này đã được kí kết riêng lẻ giữa Anh và Tây Tạng. Mặc dù vậy, phía Trung Hoa đã từ chối ký kết vì cho rằng nó đã nhượng bộ quá nhiều. Trung Hoa chưa bao giờ công nhận bản hiệp ước này và cũng như các ranh giới tạo ra bởi nó, do đó, tạo ra một cơ sở cho việc tranh cãi giữa Ấn Độ và Trung Hoa ngày nay về vùng Arunachal Pradesh.

        Hậu quả của sự bùng nổ Thế chiến I và cuộc nội chiến Trung Hoa là nguyên nhân làm cho các thế lực Tây phương và Trung Hoa mất đi sự chú ý đến Tây Tạng, do đó, Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 của Tây Tạng lên nắm quyền mà không bị ngăn cản, phá rối. Trong thời gian này thì Tây Tạng kiểm soát tất cả Ü-Tsang (Dbus-gtsang) và miền tây Kham (Khams) trùng hợp một cách ngẫu nhiên với các biên giới của vùng tự trị Tây Tạng ngày nay.

        Cả Trung Hoa Dân Quốc lẫn Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đều không chịu từ bỏ việc xác định chủ quyền lên Tây Tạng. Năm 1950, Quân đội Nhân dân giải phóng tiến vào Tây Tạng tiêu diệt quân đội non trẻ của Tây Tạng và phá hủy khoảng 6.000 chùa chiền. Năm 1951, Kế hoạch giải phóng hoà bình cho Tây Tạng, một hiệp ước được ký bởi sức ép của Trung Quốc lên các người đại diện của Đại Lai Lạt Ma và Ban Thiền Lạt Ma, đặt nền thống trị kết hợp bởi Trung Quốc và Tây Tạng.

        Trong khi đó, vào năm 1956 miền Đông Kham và Amdo đã nổ ra các cuộc kháng chiến và cuộc chiến này đã lớn rộng ra ngoài vùng. Cuộc kháng chiến này được ủng hộ của chính phủ Hoa Kỳ có lúc đã đến tận Lhasa. Nó đã bị dẹp tan năm 1959 và hàng chục ngàn người Tạng đã bị giết. Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 và những người chủ chốt trong chính quyền trốn sang Ấn Độ, nhưng sự kháng cự riêng lẻ còn tiếp diễn trong Tây Tạng cho đến 1969.

        Trung Quốc đã đặt Ban Thiền Lạt Ma, một người được cộng đồng quốc tế xem là tù nhân ảo, làm nhân vật lãnh đạo Lhasa, và tuyên bố rằng ông ta là người đứng đầu hợp pháp của chính quyền Tây Tạng với sự vắng mặt của Đạt Lai Lạt Ma, ngưòi lãnh đạo truyền thống của chính phủ. Năm 1965, phần đất U-Tsang và miền Tây Kham vốn thuộc quyền điều khiển của Đạt Lai Lạt Ma từ thập niên 1910 đến 1959 đã được đặt thành vùng tự trị. Trong thời gian cách mạng văn hóa, Hồng vệ binh đã hủy hoại nhiều di sản văn hóa trong toàn nước CHNDTH bao gồm cả các tài sản Phật giáo ở Tây Tạng. Trong số hàng ngàn tu viện, chỉ còn một ít nguyên vẹn không bị hủy hoại, và hàng ngàn tăng ni Phật giáo đã bị giết hoặc bị cầm tù.

        Các nguồn tin đưa ra về số người Tây Tạng bị giết từ 1950 rất khác nhau. Con số ước tính thấp nhất là của Warren W. Smith làm từ các báo cáo dân số cho là vào khoảng 200.000 người Tây Tạng đã mất tích

        Các cuộc đổi mới đã bắt đầu sau cuộc viếng thăm của Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung quốc Hồ Diệu Bang đến Lhasa vào 1980. Hầu như tự do tôn giáo đã bắt đầu chính thức phục hồi nhưng một số sư và ni cô vẩn còn bị bỏ tù, và hàng ngàn người Tạng lúc đó còn tiếp tục bỏ trốn hàng năm.

        Chính phủ Tây Tạng lưu vong cho rằng hàng triệu người Trung Hoa nhập cư vào vùng TTTT là để đồng hóa người Tạng thông qua văn hóa và thông qua các cuộc hôn nhân dị chủng. Các nhóm Tạng lưu vong cho rằng mặc dù có nỗ lực bề ngoài để phục hồi văn hóa nguyên thủy Tây Tạng để thu hút khách du lịch, thì lối sống truyền thống Tây Tạng bây giờ đã hoàn toàn bị thay đổi. Chính phủ CHNDTH đã phủ nhận cáo giác này, chỉ ra các quyền cho người nói tiếng Tạng trong giáo dục và trước toà án cũng như là các đề án xây dựng cơ sở hạ tầng cộng cộng đã nâng cao rất nhiều đời sống của người Tạng và cho rằng cho rằng đời sống người Tạng đã được nâng cao một cách vượt bậc so với thời của Đạt Lai Lạt Ma trị vì trước năm 1950. Hiện nay, Đạt lai Lạt Ma người đưng đầu của chính phủ Tây Tạng, vẫn đang đề nghị CHDCTH trả lại quyền tự trị cho nhân dân Tây Tạng. Nhân dân nhiều nước trên thế giới đã bảy tỏ sự yêu chuộng hòa bình và “Free Tibet” bằng cách tẩy chay Olympic Bejing tại bất cứ đâu ngọn đuốc Olympic được rước qua.

      • Lại Mạnh Cường says:

        Chọn lọc từ wikipedia:

        Theo truyền thống của người Tây Tạng, Đạt-lại Lạt-ma là hiện thân lòng từ của chư Phật và Bồ Tát, người chọn con đường tái sinh trở lại kiếp người để cứu giúp chúng sanh. Danh hiệu Đạt-lại Lạt-ma cũng được hiểu là Hộ Tín, “Người bảo vệ đức tin”, Huệ Hải, “Biển lớn của trí tuệ”, Pháp vương, “Vua của Chánh Pháp”, Như ý châu, “Viên bảo châu như ý”…

        Danh hiệu Đạt-lại Lạt-ma được vua Mông Cổ Altan Khan phong cho phương trượng của trường phái Cách-lỗ (bo. དགེ་ལུགས་པ་, hay Hoàng giáo) vào năm 1578. Kể từ 1617, Đạt-lại Lạt-ma thứ 5 trở thành người lãnh đạo chính trị và tinh thần của Tây Tạng. Kể từ đó, người Tây Tạng xem Đạt-lại Lạt-ma là hiện thân của Quán Thế Âm và Ban-thiền Lạt-ma là người phụ chính. Mỗi một Đạt-lại Lạt-ma được xem là tái sinh của vị trước. Vị Đạt-lại Lạt-ma thứ 6 có trình độ học thuật rất cao thâm và cũng là một nhà thơ.

        Trái với quan điểm thông thường, Đạt-lại Lạt-ma không phải là người lãnh đạo tinh thần cao nhất của trường phái Cách-lỗ, địa vị này có tên là Ganden Tripa.

        Vị Đạt-lại Lạt-ma hiện nay là vị thứ 14, sống lưu vong tại Ấn Độ từ 1959 đến nay. Sư được trao giải Nobel Hòa bình năm 1989, đồng thời là người đại diện Phật giáo xuất sắc hiện nay trên thế giới. Các tác phẩm Sư viết trình bày Phật giáo Tây Tạng và Phật pháp nói chung được rất nhiều người đọc kể cả người trong các nước Tây phương.

        1/
        Vai trò và trách nhiệm lãnh đạo

        Vào ngày 17 tháng 11 năm 1950, Đạt-lại Lạt-ma 14 đã khoác lên mình một trọng trách là người lãnh đạo thế quyền của người dân Tây Tạng (head of the State and Government) sau khi có khoảng 80.000 quân lính của Trung Quốc tấn công vào Tây Tạng.

        Năm 1954, Sư đã đến Bắc Kinh để thương thuyết hòa bình với chủ tịch Mao Trạch Đông và những nhà lãnh đạo Trung Hoa khác, gồm Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán trong chuyến đi này không mang lại kết quả, cuối cùng Sư đã quyết định muốn cứu vãn cho Tây Tạng, đành phải ra nước ngoài.

        2/
        Chính phủ lưu vong tại Dharamsala, Bắc Ấn Độ

        Ngày nay, với hơn 120.000 người Tây Tạng lưu trú tại vùng đất Dharamsala, Ấn Độ, được biết như là một “Lhasa nhỏ”, lập thành một chính quyền lưu vong Tây Tạng với một Hội đồng Dân cử Tây Tạng vào năm 1960.

        Trong những năm đầu lưu vong, Đạt-lại Lạt-ma đã kêu gọi Hoa Kỳ lên tiếng về vấn đề của Tây Tạng, kết quả ba quyết nghị đã được thông qua tại Hội đồng Lập Pháp của Hoa Kỳ vào năm 1959, 1961 và 1965, kêu gọi nhà cầm quyền Bắc Kinh phải tôn trọng nhân quyền của người Tây Tạng và ước muốn tự trị của họ. Với việc thành lập một chính phủ lưu vong Tây Tạng, Đạt-lại Lạt-ma thấy rằng công việc khẩn cấp phải làm là cứu nguy dân tị nạn và nền văn hóa của Tây Tạng. Các lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế, văn hóa, giáo dục đã dần được tái hoạt động tại Ấn Độ. Trẻ em Tây Tạng được đi học và một Đại học Tây Tạng được thành lập tại Ấn Độ. Có khoảng 200 tu viện Tây Tạng được xây dựng tại Ấn Độ để tăng chúng tu học, duy trì và bảo vệ văn hóa và tôn giáo của Tây Tạng.

        Năm 1963, Đạt-lại Lạt-ma đã ban hành một hiến pháp dân chủ (democratic constitution) hoàn toàn dựa trên giới luật của nhà Phật và bản Hiến chương Nhân quyền của Liên hiệp quốc để biên soạn và chuẩn bị cho một mô hình đất nước Tây Tạng tự do ở tương lai.

        Năm 1965, Sư đến tham dự đại lễ Phật Đản Phật lịch 2500 tại Ấn Độ, đã gặp được Thủ tướng Ấn Độ là ông Jawaharlal Nehru, và ông Chu Ân Lai, đàm phán về vấn đề của Tây Tạng.

        Ngày nay, thành viên của quốc hội Tây Tạng sẽ được bầu cử bởi dân chúng. Hội đồng nội các được bầu cử bởi quốc hội. Đạt-lại Lạt-ma nhấn mạnh rằng nhiệm vụ chính của chính quyền Tây Tạng là chăm lo cho đời sống người dân và Sư cũng nói thêm, khi Tây Tạng giành lại nền độc lập, Sư sẽ không còn ngồi ở văn phòng chính phủ nữa.

        Năm 1987, Đạt-lại Lạt-ma tham dự một hội nghị nhân quyền tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ. Sư đề xuất một Chương trình Hòa bình Năm điểm bao gồm:

        - Biến Tây Tạng thành một khu vực hòa bình;
        - Chấm dứt việc di dân Trung Hoa đang de dọa sự tồn tại của dân tộc Tây Tạng;
        - Tôn trọng các quyền dân chủ, tự do và quyền làm người của dân Tây Tạng;
        - Phục hồi và bảo vệ môi sinh của Tây Tạng và chấm dứt việc sử dụng đất Tây Tạng để sản xuất vũ khí nguyên tử và bỏ đồ phế thải nguyên tử;
        - Khởi sự thương thảo ngay về quy chế tương lai của Tây Tạng và bang giao giữa Tây Tạng với Trung Hoa.

        Ngày 15 tháng 6 năm 1988, tại Strasbourg, Pháp, Sư nhắc lại Chương trình Hòa bình Năm điểm và yêu cầu nhà cầm quyền Bắc Kinh trao trả lại nền độc lập cho Tây Tạng. Ngày 9 tháng 10 năm 1991, trong khi phát biểu tại Đại học Yale, Hoa Kỳ, Sư bày tỏ ý định muốn trở về thăm Tây Tạng để đích thân đánh giá tình hình chính trị nơi ấy.

        3/
        Chính trị / Người Tây Tạng bầu giới lãnh đạo

        Ðạt Lai Lạt Ma khuyến khích người Tây Tạng lưu vong hãy đi theo hệ thống dân chủ để bầu lên một nhà lãnh đạo, nói rằng đó là điều thiết yếu để theo kịp thế giới rộng lớn hơn và để bảo đảm sự liên tục của chính phủ của họ.

        Trong một đoạn phim được chiếu cho hàng trăm nhà sư, ni cô và người thường tại thành phố Dharamsala núi non ở phía Bắc Ấn Ðộ vào chiều tối thứ Bảy, 20 tháng 6, 2009 nhà lãnh đạo nói hiện giờ không còn cần thiết phải đè nặng vai trò lãnh đạo tinh thần và chính trị lên một người.

        “Các vị Ðạt Lai Lạt Ma đã giữ vai trò lãnh đạo thế tục và tinh thần từ 400 năm đến 500 năm qua. Ðiều đó có thể hầu như hữu ích. Nhưng thời kỳ đó đã qua,” Ðạt Lai Lạt Ma nói trong đoạn phim, được dịch cho giới báo chí. “Ngày nay, đối với toàn thể thế giới, rõ ràng nền dân chủ là hệ thống tốt nhất mặc dù có những khiếm khuyết nhỏ. Ðó là lý do tại sao người Tây Tạng cũng phải chuyển động cùng với cộng đồng thế giới rộng lớn hơn”.

        Trước đây Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đã đề nghị tùy người Tây Tạng quyết định về việc muốn duy trì định chế tinh thần sau khi ngài chết hay không, và có thể tổ chức một cuộc bầu cử trong số những người Tây Tạng ở nước ngoài. Ðức Ðạt Lai Lạt Ma cũng có thể tự mình lựa chọn một người kế nghiệp từ các thành viên của chính phủ lưu vong của ngài, hoặc một hội đồng các lạt ma cao cấp sẽ chọn một người nào đó trong hàng ngũ của họ, loại bỏ sự thần bí của tiến trình lựa chọn truyền thống.

        “Khi chúng ta đặt hết trách nhiệm vào con người của vị Ðạt Lai Lạt Ma, đó là điều nguy hiểm. Nên có một nhà lãnh đạo được bầu lên một cách dân chủ để cầm đầu một phong trào của dân chúng,” ngài nói. “Trong thực tế, một sự thay đổi đang diễn ra về trách nhiệm của vị Ðạt Lai Lạt Ma trong tư cách một lãnh tụ thế tục và tinh thần. Theo tôi, điều này rất tốt. Một nhà lãnh đạo tôn giáo phải đảm nhận cả vai trò lãnh đạo chính trị, thời kỳ đó đã qua rồi,” ngài nói.

        Việc kế nghiệp Ðức Ðạt Lai Lạt Ma là một vấn đề tế nhị khi ngài ngày càng lớn tuổi và sức khỏe suy giảm. Nhiều người Tây Tạng sợ rằng cái chết của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, người đã sống lưu vong tại Ấn Ðộ kể từ khi trốn thoát một cuộc nổi dậy bất thành chống chế độ Trung Quốc vào năm 1959, có thể tạo ra một khoảng trống lãnh đạo mà Bắc Kinh có thể lợi dụng để siết chặt nắm tay của họ. Người Tây Tạng lưu vong đã bầu vị thủ tướng đầu tiên của họ vào năm 2001.

        Vị thủ tướng lúc này, ông Samdhong Rinpoche, một nhà sư Tây Tạng và là một học giả Phật Giáo, đã phục vụ hai nhiệm kỳ, và Ðức Ðạt Lai Lạt Ma thường nói ngài ở trong tình trạng “nửa về hưu” trong tư cách một lãnh tụ tinh thần, khi yêu cầu ông Rinpoche cầm đầu trong việc giao tiếp với người Tây Tạng. “Với cuộc bầu cử diễn ra mỗi năm năm, bất kể vị Ðạt Lai Lạt Ma có đó hay không, hệ thống chính trị lưu vong sẽ vẫn an toàn, ổn định và có thể tồn tại lâu dài,” ngài nói trong đoạn phim được phát ngày 20/6.

  4. Lão Ngoan Đồng says:

    Ôi cái lưỡi không xương
    nhiều đường lắt léo:-( !

    CS phải dùng đến cái lưỡi gỗ
    TÔ TẦN TRƯƠNG NGHI tân thòi
    cốt để lung lạc lòng người chiến sĩ !

    Rác rưởi sao lại chễm chệ ở vị trí bài chủ !?

  5. Cù Nhầy says:

    Mong Đỗ Lê Như Quynh hãy nói một nhời ủi an với anh Vũ chị Hà.

    Sao cô XUI thế ? Làm tanh banh gia thất người ta, xô người ta
    xuống hố.

    Hay là, trong chính trị, cô là…”điệp viên” chăng là ? Tội cho anh Vũ.

  6. Vũ duy Giang says:

    Tác giả bài viết khuyên đúng CHHV là”đừng tuyệt vọng,mà tuyệt thực đến tuyệt mệnh”,thì chỉ giúp CSVN không cần giết,mà CHHV tự chết.

    Vì CSVN không tôn trọng các hậu duệ của những”công thần”(đã chết)của họ,như Cù Huy Cận,và đặc biệt là Hồ Tùng Mậu(đồng môn cách mạng của HCM),mà con trai là Hồ đức Việt,học giỏi,tài cao(hay vì là COCC?“)nên đã lên tới chức trưởng Ban tổ chức TW đảng(và nhắm chức TBT,hay CT. Quốc hội như Nguyễn văn An?),nhưng vì”mê tín,dị đoan”,nên đã bị PQ.Nghị(bí thư thành ủy Hà nội)loại trừ(để thay thế bằng Tô huy Rứa),khiến HĐV lâm bệnh,mới chết,và được đảng làm”quốc tang”!

  7. VIỆT says:

    Hay, quá chính xác. Chớ đánh đồng mình với những trí thức hiện thời để che dấu tội phản quốc, khủng bố dân lành.

  8. “Tình hình đúng là hết sức đáng lo ngại, tăng trưởng sản xuất giảm ở cả lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, bức tranh vô cùng ảm đạm. Chỉ cần nhìn số lượng hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản, phần còn lại thì đến 65% báo lỗ thì biết khả năng phục hồi kinh tế khó khăn đến mức nào”.

  9. quandannambo says:

    tặng tác giả
    *
    đem thân đầy tớ bắc cầu
    để cho tàu cộng lên lầu tam sa
    rước tàu cởi cổ dân ta
    cái thân cầu cống ấy là đình nguyên *

Leave a Reply to Yêu Nước Việt