Thường Sơn & Thụy My: Thoái khẩu nghị trường
Không còn mang ý nghĩa sống động như những người đại diện cho quyền lợi và tiếng nói của dân chúng, cũng không thể hiện được giao cảm cầu nối giữa Quốc hội và cử tri, các nghị sĩ và báo chí sẽ ra sao trong nỗi bức bách thoái cảm và thoái khẩu?
Song thoái
Nghị trường Việt Nam chưa bao giờ rơi vào cơn nghịch lý não trạng như hiện thời.
Mùa hè 2013. Trong lúc nhiều cuộc biểu tình chống trưng thu đất đai và lên án người bạn “Mười sáu chữ vàng” vẫn liên tiếp làm rúng động Thủ đô, một tâm thế thoái khẩu như bao trùm mọi hàng ghế và các ngóc ngách của hội trường Quốc hội.
Một cựu dân biểu kể lại rằng theo ghi chép của ông, có đến hàng trăm nghị sĩ bị “thoái khẩu” trong khá nhiều kỳ họp của cơ quan đại diện tối cao cho nhân dân này.
Thoái đảng cũng lại là một làn gió mới ở Trung Quốc, được phe phẩy bởi cái quạt của Chủ tịch nước Tập Cận Bình. Vào tháng 5/2013 và trùng với kỳ họp lần thứ 5 của Quốc hội Việt Nam, tờ phụ trương của Nhân dân nhật báo đăng một bài viết cho rằng cần chỉ cần giữ lại 30 triệu tấm thẻ đảng trong tổng số tám chục triệu đảng viên như hiện nay.
Tính đảng cũng luôn được đề cao trong Quốc hội Việt Nam, với mật độ thẻ đảng lên tới 90%.
Chỉ có điều, mật độ trên lại có vẻ quá dày đặc, nếu đối chiếu với hiện tượng 500 nghị sĩ hầu như thể hiện vai trò “người tốt im lặng”.
Biểu thị rõ rệt nhất của nghịch lý người tốt im lặng đã diễn ra bằng vào trạng thái kín tiếng quá đỗi của quá nhiều nghị sĩ, lồng trong bối cảnh quá nhiều vấn nạn và tai ương đang diễn biến rộng khắp trên bề mặt Chữ S.
Tình thế đã quá đỗi khẩn trương.
Món nợ chính phủ
Khác hẳn với không khí có vẻ khá bình yên của Quốc hội cách đây 7 năm, khác nhiều với ánh hồng lạc quan của một chính phủ mới được Quốc hội thông qua cách đây hai năm và cũng chưa có quá nhiều dư luận về những cuộc đấu tranh quyết liệt trong nội bộ hay về một chính khách cao cấp nào đó cần phải bị “thoái đảng”…, tới giờ này hầu như mọi lối ra của nền kinh tế đều bị bít kín.
Hoàn toàn không giống với thời gian năm 2006 khi ông Nguyễn Tấn Dũng mới chấp nhiệm chức vụ thủ tướng và Quốc hội cũng chưa có quá nhiều vấn đề gai góc cần phải mổ xẻ, cũng khác bẳn với năm 2011 là thời điểm mà giới nghị sĩ Quốc hội còn mải trông chờ vào những lời hứa hẹn của Chính phủ trong khi kinh tế chưa bị phanh phui cái thực chất suy thoái của nó, cho đến giờ hậu quả lớn nhất mà Quốc hội đang phải đối mặt là những món nợ khủng khiếp do công tác điều hành của chính quyền gây ra.
Chỉ trong vòng hai năm, ít nhất 100.000 doanh nghiệp đã bị đưa lên “đoạn đầu đài” khi buộc phải phá sản và giải thể – theo một con số công bố chính thực của Ủy ban thường vụ quốc hội vào đầu năm 2013.
Nhiều vấn nạn vốn đã bị che giấu trong suốt những năm qua, nay đang bộc lộ một cách chẳng đặng đừng. Nợ xấu và nợ công là những tử huyệt mang tầm cỡ quốc gia mà có thể để lại khối ung thư di truyền cho nhiều thế hệ tương lai.
Vào năm 2011, vài đại biểu Quốc hội đã không giấu được mối nghi ngờ về triển vọng nợ xấu thực tồn trong hệ thống ngân hàng. Nhưng cũng khi đó, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình lại khẳng định tỷ lệ nợ xấu này chỉ là 3,4% – một con số quá nhỏ bé so với ước tính đến 13% của Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings vào cùng thời điểm.
Gần như tương tự, chủ đề nợ công vẫn được Chính phủ “kềm chế quyết liệt” dưới 55% GDP.
Nhưng trong suốt năm 2012, chỉ rải rác tiếng nói của đại biểu Quốc hội về hiện trạng nợ xấu và nợ công. Tuy thế, ngoài việc Ngân hàng nhà nước bất ngờ thông báo tỷ lệ nợ xấu tăng vọt lên 10% vào giữa năm 2012, để rồi bị cơ quan này đột ngột “rút” xuống 6% vào đầu năm 2013, không một ngôn ngữ nào của giới nghị sĩ được biến thành cầu nối truyền khẩu từ nghị trường đến người dân.
Như câu ngạn ngữ “Khi giả dối lên tiếng thì sự thật phải câm lặng”…
Món nợ Quốc hội
Cùng với nợ xấu, nợ công là hệ quả tổng lực của tất cả những gì bị nhân dân và giới chuyên gia phản biện độc lập cáo buộc là “yếu kém trong công tác điều hành của Chính phủ” trong những năm qua.
Hệ quả đó cũng là sự dồn tích, đè nén để sau hết bộc lộ trong tận cùng bi quan ở đoạn cuối con đường “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Trong lúc con số của Chính phủ vẫn tràn đầy “quyết tâm” về tỷ lệ nợ công chỉ khoảng 55,4%, nhiều chuyên gia tài chính lại phản biện thẳng thừng rằng tỷ lệ này phải lên đến ít nhất 95%, thậm chí đến 106%.
Nguồn cơn tạo ra chênh lệch quá lớn như thế là do các cơ quan tham mưu quan yếu nhất của Việt Nam như Bộ tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư đã “quên” không tính nợ của doanh nghiệp – như một thành phần không thể thiếu theo tiêu chuẩn chính thức của Liên hiệp quốc – vào phạm trù nợ công quốc gia.
Nợ công quốc gia lại là đầu mối biểu hiện của quan điểm sắt đá về độc quyền. Quá nhiều vấn đề của khối doanh nghiệp đã tập trung chủ yếu vào các tập đoàn kinh tế độc đoán của nhà nước. Từ cuối năm 2011, một báo cáo của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia đã cho biết có đến ba chục tập đoàn như thế khó có khả năng trả nợ.
Cũng như nhiều vấn đề tồn tích từ các thị trường đầu cơ tài chính như chứng khoán, vàng và thị trường bất động sản, cùng vô số hệ lụy từ đầu tư trái ngành và lỗ lã ngập ngụa của khối doanh nghiệp nhà nước đã khiến cho nền kinh tế, các doanh nghiệp sản xuất và người dân vô hình trung trở thành một thứ con tin của những nhóm lợi ích ở Việt Nam.
Trong vòng hai chục năm qua, chưa bao giờ cảnh tượng thất nghiệp lại được phổ cập hóa như hiện nay, cho dù những người phụ trách Bộ lao động, thương binh và xã hội vẫn thản nhiên với điều trần “Suy thoái không ảnh hưởng nhiều đến người nghèo”.
Cũng như không thể có chuyện vòng quay vốn xã hội giảm từ hơn 2 lần xuống còn 0,8 lần trong hai năm 2011 và 2012, nhưng mức tăng trưởng GDP vẫn được báo cáo trên 5%.
Song thay vì mổ xẻ những nguồn cơn vừa sâu xa vừa trực tiếp gây ra các hậu quả quá trầm kha về kinh tế, giới nghị sĩ Quốc hội lại vẫn dành quá nhiều thời giờ cho những bài diễn văn đường lối và những gì phải thể hiện tính “nghị quyết”.
Từ nhiều kỳ họp trước, bất chấp hậu quả kinh tế đã lừng lững ập xuống, đại đa số nghị sĩ Việt Nam đã chỉ thể hiện một cách ứng xử mà bị giới truyền thông lề dân phác họa thành “nghị gật”.
“Người tốt im lặng”
Song hiện trạng kinh tế chỉ là một phần của cuộc sống. Phần tất yếu không kém của đời sống ấy thuộc về những giá trị được coi là tinh thần và tất nhiên là dân tộc tính.
Vào những ngày Quốc hội đang họp ở Hà Nội, tại Biển Đông lại xảy ra sự kiện một “tàu lạ” đâm thẳng vào tàu cá Việt Nam và khiến một ngư dân bị chết. Toàn bộ câu chuyện đó lồng trong bầu không khí họp hành hết sức nghiêm túc của nghị trường – nơi không một tiếng nói nào cất lên để phản đối hành vi cố sát của “người lạ”, trái ngược hoàn toàn với cuộc xuống đường của hàng trăm người dân Hà Nội không còn chịu nổi tâm thế nhu nhược.
Nhưng không những không được đáp ứng nguyện vọng biểu thị lòng yêu nước, số người xuống đường chống sự xâm phạm của Trung Quốc còn phải tổ chức một cuộc biểu thị khác – biểu tình nằm – nhằm chống lại sự can thiệp đầy bất công của công an Hà Nội.
Hai bất công trong cùng một động thái – từ Bắc Kinh xuống Hà Nội và ngay trong lòng Hà thành.
Những người phản đối hành vi xâm phạm chủ quyền lại nhanh chóng rơi vào tâm thế vi hiến. Cũng cho tới nay, vẫn chưa có bất kỳ một văn bản nào được cấp chính quyền triển khai để thực thi quyền biểu tình của người dân – điều đã được Hiến pháp năm 1992 hiến định.
Luật biểu tình cũng vì thế lại một lần nữa bị lỗi hẹn. Nhưng điều đáng kinh ngạc là vào lần này, trong khi cơ quan hành pháp cao nhất là Chính phủ thậm chí còn tỏ thái độ đồng thuận với dân chúng khi đề xuất Luật biểu tình, thì chính Ủy ban thường vụ Quốc hội lại kín đáo loại nó ra.
Không chỉ Luật biểu tình, mà cả những quyết sách lớn liên hệ mật thiết đến dân quyền và dân sinh như Luật trưng cầu ý dân, vấn đề thu hồi đất liên quan đến các dự án kinh tế xã hội cũng bị Ủy ban thường vụ quốc hội – thay mặt cho 500 đại biểu – bác bỏ việc đưa vào chương trình nghị luật năm 2014.
Nhưng trước tất cả những gì bị coi là nghịch lý khó có thể giấu diếm như thế, đại đa số nghị sĩ Việt Nam dường như vẫn công nhiên kiên định với tâm thế “người tốt im lặng” – như một tinh thần của vở “Người hảo tâm thành Tứ Xuyên” của nhà soạn kịch người Đức Bertol Brecht.
Quá nhiều ẩn ý trong vở kịch trên về đất nước Trung Hoa vào đầu thế kỷ 20 đang có thể ứng nghiệm với nghị trường Việt Nam giờ đây.
Win – Win?
Những gì được xem là thủ pháp tự sự biện chứng trên sâu khấu của Brecht rốt cuộc chỉ nên xem là nỗi tư biện trong từng con người nghị sĩ.
Tư biện lại là một biểu hiện của điều bị giới truyền thông trong nước lên án như một thái độ vô cảm. Mỗi người dân – khi tỏ ra thờ ơ với cảnh đồng loại của mình bị cướp giật công khai trên đường phố và giữa ban ngày – đều có những lý do riêng tư để điều trần cho cách hành xử đáng kính như vậy.
Báo chí trong nước – với sĩ số 700 tờ và đã từ khá lâu nay không còn thật sự mặn mà với những cuộc tranh luận về cái gọi là “suy thoái tư tưởng và đạo đức” nơi nghị trường, vào lần này đã trở thành một tiêu chí nổi bật phản ánh không khí nín lặng của các nghị sĩ.
Một ít tờ báo như Vietnamnet, Vneconomy, Tuổi Trẻ và vài ba gương mặt nghị sĩ như Dương Trung Quốc, Trương Trọng Nghĩa, Lê Thị Nga dường như là tất cả những gì được xem là tiếng nói nhỏ nhặt của Quốc hội trong thời buổi nước sôi lửa bỏng hiện thời.
Đã ngậm ngùi trôi qua cái thời của những đại biểu cho dân như Nguyễn Ngọc Trân, Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Lân Dũng, Đỗ Trọng Ngoạn – những người đã xoáy vào “nỗi đau” của Chính phủ bằng nhiều câu hỏi liên quan đến vụ án Vinashin hay bằng thái độ phủ nhận đối với tính độc quyền man dã của các tập đoàn kinh tế nhà nước như Petrolimex (xăng dầu), EVN (điện lực)…
“Quốc hội nào, Chính phủ nấy” – như một ẩn ý của Dương Trung Quốc. Sự im lặng triết học của ông vào kỳ họp Quốc hội cuối năm 2011 có lẽ đã trở thành điểm nhấn cuối cùng cho hình ảnh “nghị gật” phổ biến trong đại trà nghị trường.
Giờ đây, không còn mang ý nghĩa sống động như những người đại diện cho quyền lợi và tiếng nói của dân chúng, cũng không thể hiện được giao cảm cầu nối giữa Quốc hội và cử tri, các nghị sĩ và báo chí sẽ ra sao trong nỗi bức bách thoái cảm và thoái khẩu?
Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm lần đầu tiên trong lịch sử Quốc hội Việt Nam đang sắp diễn ra. Nhưng đối diện với những gì bạc nhược như đang biểu thị một cách khó có thể vô cảm hơn, liệu giới cử tri phổ thông có thể nhìn ra một tương lai nào khác ngoài thực tồn “Win – Win” – tất cả cùng thắng?
Theo blog Thụy My
-Ảnh: Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (phải) và đại biểu Đỗ Thị Huyền Tâm (trái), vợ mới của cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh tại phiên khai mạc Quốc hội Việt Nam ngày 20/05/2013.
theo
tin vỉa hè
*
thì
vợ mới của mạnh dê hiện nay
*
là bồ ruột
của
nông quốc tuấn
trước đây
*
tin này
củng giống như
*
cuộc họp thành đô
và
công hàm 58
*
rất khó kiểm chứng*
Bà Nông thị Trưng,bị” Bác Kính yêu” “đục” khi còn ở trong hang(Pac Bó) đẻ ra thằng (khùng) NĐM. Nông đúc Tuấn là con của NĐM,nói cho cùng ,chúng nó đều là người Dân-tộc cả. Vì thế theo
phong tục vùng cao,vợ của con,mà con không còn “xài’,thì Bố “xài” củng chẳng sao!,vì phong tục mà!! Có gì đâu mà khó kiểm chứng! Hảy dựa theo phong tục và tập quán của Đảng :cái gì củng chung cả!
Tui xin đính chính là anh đã viết sai tên của nữ hộ lý cho “cụ”. Người miền nam gọi là Nong Thì….Sưng. Giới giang hồ của cánh Hà Nam Ninh phát âm chuẩn hơn, chính xác hơn nên tên của cô ấy trở thành… Lông Thì….Sung. Hình như “Bác” cũng gọi nàng bằng tên này trước khi….giết.
Dòm kỷ lại thì té ra anh đang nói về bu của thang NDM, xin lỗi nghen. Đối với “bác” thì em nào cũng là…Lông Thì Sung cả, lỡ mà em mậu ngò về sau này toàn là vì tai nạn ( bị “bác” dùng mồm…tỉa tận gốc, trốc tận rễ mà ra. )
Bạn Austin Phạm, có thể bạn nhầm chăng?? Nông thị Xuân là “vợ” của “Bác kính yêu”khi đả về Hanoi,
bác xài xong đem giết, có với bác một thằng con trai tên là Vủ tất Trung ,hiện đang song ở Hanoi,trong tình trạng nửa điên,nửa khùng. Nt Xuân khác với mẹ của NĐM,vì bà nầy khôn hơn,khi có bầu với Bác ở trong Hang(pacbo),thì lén chuồng êm,nên bảo toàn tính mạng.!Còn NT Xuan đòi công khai nên bị “xủ trảm’.
Hồi xưa người ta mặc áo dài trơn, không hoa, lá
Nay hai bà lớn mặc áo dài thêu hoa lá cành.. tùm lum trông thật đúng là thứ nhà quê
Quê một cục, cái thứ CS dù có ngồi trên đống vàng cũng vẫn là cái đồ nhà quê đặc, đất nước giao vào tay một lũ nhà quê chỉ có nước chết!!
Vote of Confidence Bình bầu tín nhiệm cho Bà Ngân là chí lí, chí lí!
Dân Nam Kỳ, màu mỡ, mắt hớp hồn, môi trơn, đồi núi chập chờn …
Bà Ngân ạ, xin một ghế Tổng giám đốc cho ngài TRÙM nhé, OK?
“hoan hô” QH VNCS bỏ phiếu tín nhiệm! Thế nhưng,có một người”đếch cần” bỏ phiếu tín nhiệm,nhưng có quyền “sinh sát’ tất cả,đó là TBT Phú-Trọng! Thì té ra,Đảng là bất khả xâm phạm! Đảng là cha,là mẹ! Đảng
là “ông trời”.Thưa quý vị Đại biểu ,dẩu biết răng quý vị là “hình nộm”, nắm cả hành-pháp,lập pháp,tư pháp,nhưng vẩn gọi
là”đại biểu của Dân”,vì cục-đất đả bắt thành hòn rồi! Dân chủ kiểu gì lạ vậy! Dân-chủ thời Trung cổ,thời mọi rợ, thời con người còn ăn lông lổ,thời mà :” Hà nam danh giá nhất Ông Cò—Trông thấy ai ai chẳng dám ho”.
Ông Cò thời nay chính là me-xừ TBT Đảng!!!
Bài viết dùng nhiều từ Hán rối rắm, tối nghĩa, không cần thiết như “thoái khâu nghị trường” “giao cảm cầu nối” “bức bách thoái cảm” “thoái khẩu” “nghịch lý não trạng” lại dùng từ “nghị sĩ” thật không hợp với một quốc hội bù nhìn hàng chục năm nay. Chứng tỏ tầm nhìn còn hạn hẹp nội bộ. Mong được đọc những bài hay hơn.
Bà Huyền Tâm, Tim Đen, vợ mới của Nông-đút-Mạnh vô nghị trường mần chi,
sao không ở nhà nấu cơm nếp, cất rượn cần cho…công tử người Tày ?
Nghĩ lại, già Hồ ranh ma thiệt, chon các cô miền núi, vừa kín đáo, vừa dèo
dai leo núi, lật xuồng, vác cày qua núi…đàng nào cũng giỏi giang.
Xin hoải thăm,, con ông Mạnh — cậu Tuấn — có triển vọng gì hôn? Tại Saigon
thành ủy sắp cất cái tượng đen đủi ông nội đi dâu, lấy cớ đúc tượng mới,
phòng khi có Tổng nội dậy, thì tượng bác cũng sẽ như tượng Lênin bên Nga…
ĐẢNG VÀ QUỐC HỘI
Đảng lãnh đạo việc này ai cũng biết
Nhưng thế nào việc ấy có ai hay
Một là theo Mác Lênin
Hai là theo hướng toàn dân cần làm
Mác Lênin giờ đây đã hết
Vậy hỏi xem Đảng biết làm gì ?
Còn mà theo ý toàn dân
Hỏi xem Quốc hội đóng vai trò nào ?
Bởi muốn tốt phải cần người giỏi
Chỉ ươn ươn vào đó làm chi
Vào chơi cốt để gật đầu
Vậy thì thử hỏi dân bầu ích chi ?
Đấy nghịch lý từ khi “đổi mới”
Bởi Mác Lê cũng được đổi rồi
Phải chăng còn lại cái “đuôi”
Để nhằm trang sức người ta nhìn vào !
Nhưng tiếc Đảng vẫn nhiều kịch tính
Không theo dân chỉ thích theo mình !
Chỉ coi “Quốc hội” như con
Sai đâu làm đó quả còn ra chi !
Bởi vốn nói “hồng” cần số một
Còn chuyên thì thủng thỉnh tính sau
Khiến cho vàng ít cát nhiều
Hóa ra Quốc hội lại thành trò vui !
Cứ vô đó ngồi chơi xơi nước
Đảng trước tiên, đâu phải vì dân
Bởi vì thật Đảng như “cha”
Bởi vì có Đảng mà ta sinh thành !
Quốc hội thế bù nhìn đâu khác
Cứ vào đây ngậm miệng ăn tiền
Dễ gì vì nước vì dân
Mà vì Đảng trước để mình lên hương !
Nên khỏi nói, chuyện thường là vậy
Nói mà chơi, chỉ nói mà chơi
Không đâu hơi sức ở đời
Mà lo trời sụp, để người cười ta !
NON NGÀN
(11/6/13)