WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lạm bàn về giá trị

10.000 nhạc công biểu diễn "Ode to Joy" ở Osaka. Ảnh consciouslifenews.com

10.000 nhạc công biểu diễn “Ode to Joy” ở Osaka. Ảnh consciouslifenews.com

Năm ngoái, tôi tình cờ xem được một video clip, trong đó mười ngàn nhạc công người Nhật biểu diễn “Ode to Joy” trong một khán đài vĩ đại ở Osaka. Buổi biểu diễn được tổ chức sau trận động đất và sóng thần khủng khiếp năm 2011 như một lời cổ vũ mà người Nhật dành cho nhau. Dàn nhạc công biểu diễn bao gồm chủ yếu là các nghệ sĩ nghiệp dư, điều này chứng tỏ bản nhạc được rất nhiều người Nhật biết đến. Và qua điều đó, chúng ta có thể kết luận trình độ thưởng thức âm nhạc của họ rất cao.

Thiết nghĩ, tìm khắp Việt Nam cũng không thể nào có đủ một phần mười số nghệ sĩ nghiệp dư có thể trình bày bài Hoan ca đó, cũng như các bản nhạc bác học tương tự, chứ đừng nói là chỉ tìm trong một thành phố có số dân xấp xỉ Osaka. Thời gian đó, tôi đang ở Sài Gòn, mỗi khi đi đến đâu tôi bị choáng váng bởi những bản nhạc thị trường vừa thô về nhạc điệu vừa rất “ngộ” về lời ca.
Trong tâm trạng mà tôi tự nhận là “tủi thân”, tôi đã viết một status trên facebook so sánh trình độ cảm thụ âm nhạc Việt –Nhật. Ngoài dự đoán, tôi bị chỉ trích bởi khá nhiều người bạn. Đa số họ cho rằng tôi cực đoan, rằng không nên so sánh, rằng mỗi nước có mỗi nền văn hóa riêng, rằng không nên phủ nhận nền văn hóa “dân dã” của chúng ta, rằng hay hay dở là tùy cách đánh giá của mỗi người…

Giá trị từ đám đông?

Chúng ta đang sống trong thời đại của quyền lực đám đông. Sự thành công của một tác phẩm, một bộ phim, một công trình…không chỉ được đánh giá dựa trên giá trị nội tại mà nhiều khi là dựa trên mức độ phổ biến của chúng. Đã qua rồi cái thời giới trí thức tinh hoa trong xã hội là những người định giá cho chất lượng và giá trị. Ngày nay đám đông bất khả chiến bại quyết định sự thành công của bạn và đôi khi là cả giá trị của bạn nữa.

Chúng ta khó có thể xác quyết rằng các nấc thang giá trị do giới tinh hoa xác lập là hoàn toàn đúng. Nhưng cũng vô cùng khó để phủ nhận sự thật rằng những giá trị đỉnh cao đều thuộc về giới tinh hoa, hầu hết những giá trị văn hóa tinh thần của nhân loại là do họ tạo nên, những tiến bộ của loài người là do họ dẫn dắt chứ không phải quần chúng. Dù ngày nay giới tinh hoa nằm rải rác rộng rãi trong tất cả các thành phần xã hội nhưng khi đạt đến một trình độ và thành tựu nhất định, những người này sẽ mặc nhiên tự tách mình ra khỏi cái nơi mà họ xuất thân. Khi đó, những giá trị mà họ tạo ra nghiễm nhiên thuộc về cái tập hợp mà họ mới gia nhập chứ không thuộc cái gốc gác của họ nữa.

Trong bối cảnh đó, dù không thể xem thường những gì được chấp nhận rộng rãi, được công chúng ủng hộ vì có thể chúng phù hợp với ý nguyện và sở thích của nhiều người trong xã hội, nhưng nhất thiết không thể bỏ qua những gì thuộc về thiểu số tinh hoa. Có một ngịch lý rằng, những gì mang chân giá trị thường được ít người biết đến hơn những thứ dễ dãi, nhẹ nhàng. Câu hỏi lúc nhỏ của tôi giờ đã được trả lời khá dễ dàng: vì sao tác phẩm “Đại đường Tây vực ký” của chính ngài Huyền Trang – một học giả xuất chúng-hầu như không ai biết đến, trong khi một cuốn tiểu thuyết hư cấu hỗn tạp và kém cỏi về tư tưởng triết học như “Tây du ký” của Ngô Thừa Ân thì nhiều người nhập tâm.

Vì thế, tôn trọng cách thưởng thức của quần chúng không có nghĩa là chúng ta không có quyền đánh giá. Và chẳng có vẫn đề gì khi cổ vũ mọi người sống hạnh phúc theo cách của họ nhưng mặc khác, chính chúng ta vẫncó thể phân định sự cao thấp về giá trị và giáo dục cho con cháu họnhững giá trị đỉnh cao, để lớp người sau có thể mong muốn sống và được sống hạnh phúctheo cách khác với cha ông họ, trong những nấc thang giá trị cao hơn. Nếu không coi trọng chất lượng, giá trị và đỉnh cao thìcó lý do gì để chúng ta chú trọng giáo dục (dù không phải ai cũng trở nên xuất chúng từ nền giáo dục trường lớp)?

Có những quy chuẩn đánh giá

Tôi lấy làm bối rối khi có nhiều người cho rằng một tác phẩm, một công trình hay một phương pháp làm việc nào đó có giá trị hay không, tốt đẹp hay tồi dở là tùy thuộc vào“những cách nhìn nhận khác nhau”. Vậy hóa ra chúng ta đang sống trong một thế giới mà các giá trị là không thể xác định được? Đồng ý là trong một thế giới đa nguyên, văn hóa, quyền lợi, sở thích, lựa chọn, lối sống và cảm nhận về giá trị của mỗi cá nhân hay mỗi nhóm người là khác nhau và cần được tôn trọng. Nhưng việc xác định giá trị cho các thành tựu của con người lại là chuyện khác.

Các quy chuẩn về giá trị thay đổi theo thời đại nhưng trong từng thời đại nhất định, có những giá trị phổ quát được mặc định để từ đó định danh “chất người” và xác định chất lượng các thành quả của con người.Những giá trị đó tạo nên khuôn thước tương đối cho việc đánh giá các thành tựu, đạo đức và hành xử của chúng ta. Căn cứ vào những giá trị mặc định đó, chúng ta giữ cho xã hội vận hành trong những giềng mối tương đối ổn định.

Các quy chuẩn về giá trị là tương đối nhưng không dựa vào nó, mọi đánh giá khả dĩ về giá trị sẽ biến mất. Khi đó,tư duy, hành xử và nhận thức về giá trị của con người sẽ trở nên hỗn loạn.Nếu âm nhạc không có những tiêu chuẩn riêng, làm sao để đánh giá nhạc nào là bác học, nhạc nào là quần chúng, bản nhạc nào đạt trình độ cao, bản nhạc nào không? Nếu không có những giá trị căn bản được thừa nhận phổ quát như pháp trị (rule of law), tự do cá nhân, tam quyền phân lập… làm sao chúng ta đánh giá được một chính thể là dân chủ hay không; hay là chúng ta sẽ bị cuốn vào cái ngụy biện : dân chủ khác nhau tùy theo cách nhìn nhận của mỗi người?

Bàn một chút về chính trị, khi đối mặt với nhận xét của người khác về hiệu quả đấu tranh của mình, nhiều người đối kháng ở Việt Nam thường nói : “tính hiệu quả và sự hay dở trong phương cách đấu tranh là tùy cách nhìn nhận của mỗi người”. Chúng ta có thể nói: tùy hoàn cảnh và điều kiện mà mỗi người và mỗi nhóm người có những lựa chọn đấu tranh khác nhau. Điều đó đúng. Nhưng khi đã chấp nhận sự khác biệt về điều kiện, dẫn đến khác biệt về phương cách như thế, chúng ta đồng thời phải chấp nhận luôn sự khác biệt về tính hiệu quả của những công việc mình làm so với người khác.

Hiểu đúng về tinh thần khoan dung

Trong các lĩnh lực văn hóa-tinh thần và nghệ thuật, tôn trọng sự khác biệt là điều cần thiết để tạo lập một xã hội hài hòa, bao dung và đề cao tự do cá nhân. Tôn trọng sự khác biệt nghĩa là chúng ta chấp nhận sự tồn tại của những thứ khác với mình trong sự khoan dung và không kỳ thị. Nhưng không ai có thể ngăn chúng ta đánh giá về giá trị của chúng. Tôn trọng, tức là để cho những gì khác biệt được tồn tại bên cạnh chúng ta trong phẩm giá, chứ không phải cào bằng mọi thứ và đặt chúng trên cùng một nấc thang giá trị. Bình đẳng về sự bảo vệ pháp lý và cơ hội thăng tiến không đồng nghĩa với sự ngang nhau về chất lượng và hiệu quả.Một bản giao hưởng và một bản nhạc thị trường, cả hai đều nhận được sự bảo vệ pháp lý như nhau với tư cách là những tài sản trí tuệ, nhưng nếu phải ưu tiên để đưa vào giáo trình của một Học viện âm nhạc, chúng ta sẽ chọn cái nào?Trả lời câu hỏi này xong thì chúng ta sẽ cảm nhận được sự tồn tại của các nấc thang giá trị, sẽthấy hữu lý khi có ai đó so sánh về chất lượng của chúng, mà không chụp cho họ cái mũ cực đoạn, kỳ thị.

Trong bất cứ lĩnh vực nào, đặc biệt trong văn hóa- nghệ thuật, nếu kém cỏi, chúng ta chọn cách học hỏi cầu tiến, để tiến càng gần đến đỉnh cao càng tốt, chứ không ngụy biện về sự khác biệt để lấp liếm. Trên bất cứ phương diện nào, không có đỉnh cao là đáng thất vọng. Chúng ta không nên tự thỏa mãn và giới hạn mình trong những giá trị thấp nhân danh “tôn trọng sự khác biệt”. Việc xây dựng một Việt Nam phồn thịnh trong tương lai không chỉ là xây dựng một không gian bao dung cho mọi sự khác biệt, mà còn là nỗ lực hướng đến, giáo dục thế hệ trẻ hướng đến những đỉnh cao giá trị, những sản phẩm đặc sắc về tư tưởng, văn học, nghệ thuật…của nhân loại chứ không chỉ mò mẫm trong mớ rau, bó lúa của văn hóa nông nghiệp. Nếu không, mãi mãi chúng ta sẽ chỉ là một đất nước vừa nhỏ, vừa thấp kém.

Sài Gòn, ngày 10 tháng 6 năm 2013

© Huỳnh Thục Vy

© Đàn Chim Việt

 

10 Phản hồi cho “Lạm bàn về giá trị”

  1. Lâm Vũ says:

    Trích: “Chúng ta không nên tự thỏa mãn và giới hạn mình trong những giá trị thấp nhân danh “tôn trọng sự khác biệt””

    Like!

  2. My Lien says:

    Tôi ngưỡng mộ bạn Huỳnh Thục Vy. Bạn ấy có thể đóng góp nhiều cho cộng đồng nhưng “đỉnh cao trí tệ” lại không cho bạn ấy cơ hội.

  3. Kỳ Lưu says:

    Đĩnh cao cuã văn hoá thì nhửng người có văn hoá hất thụ họ tự gần nhau qua văn mà quý nhau , là nhửng người cao quý quân tử dưả trần tạo ra.

    Thơ Tiển Bạn
    Gặp lần này tiển bạn mấy vần thơ
    Ân nghiả củ mình ghi lòng tạc dạ
    Phút chia ly xin cầu mong tất cã
    Hởi người đi chân cứng đá mềm

    Chia ly rồi tóc lộng gió bốn phương
    Mà đường trần thì trăm ngàn vạn lý
    Mình mong bạn trỡ thành người cao quý
    Sống hiên ngang và nặng nghiã cho đời

    Gần xa nhau lỏng giạ có rối bời
    Ta lấy riệu nồng cay thay cười khóc
    Mình mong bạn dẩu bạc vàng gấm vóc
    Vẩn trọn tình vẹn nghiã bạn cùng quê.
    Kỳ Lưu
    Hãy là người cao quý rồi mới leo từng nấc thang văn hóa vì.

    Hiền tài chí lớn xưa nay
    Kinh qua vạn đắng ngàn cay dưã đời
    Thì may rút viết châu lời
    Chói ngời triết lý muôn đời ngóng theo

    Dãi phong trần lở vận ngèo
    Lòng không uẩn khúc tự deo lẻ tr
    Ngản năm thiên hạ dưả đời
    Nhửng người có đức lời thơ chí tình.
    Kỳ Lưu
    Xưa nay cõi trần bi nhửng ai xuất văn đạt đến đỉnh cao như bàh thơ trên đều
    có khả năng ảnh hưởng rất lớn về mặt tích cực cho xả hội, còn muôn dòng văn khác chỉ lôi kéo muôn dân đến mê muội suy đồi nó hợp với loại người bầy đàn trụy lạc.
    Bài thơ đó là đề thi văn hoá cho toàn thế giới loài người sau hội Long Hoa và trường tồn ngàn vạn năm sau.
    Người có đức lời thơ chí tình là người ta đã có chân lý có lẻ phãi là có văn đễ hoá dãi mâu thuẩn dưã dương trần, họ là nhửng người xử công cầm cán cân công lý cho muôn dân khi thời bình, mà thời loạn họ sẻ là lảnh tụ dúp nước kíu dân.
    Còn xã hội vô đạo như Việt Nam hôm nay thì khen là nịnh hót đễ cầu điạ vị, chúng nó còn mua báo chí nói tốt cho mình đễ thuận lợi trong việc leo thang quyền lực, hởi ơi ma quỷ thũ đoạn thì văn hoá cái chi dạy con cháu làm ma chứ đâu biết làm người.
    Tôi viết vậy ai hiểu sao thì hiễu mà ai thắc mắc gì thì cứ lên diển đàn tôi sẻ cố hết sức cùng mọi người cho bí mật được sáng tỏ.
    KỲ Lưu

    ời

  4. Kỳ Lưu says:

    Huỳnh Thực vi.
    Người Viết luận bàn về giá trị nhưng chỉ đưa toàn thắc mắc đễ diển dãi về mâu thuẩn nhưng hoàn toàn không có lẻ phãi để dải quyết mâu thuẩn dúp cho xả hội lành mạnh hơn.
    Tôi chĩ góp ý nhõ gọn mong bạn đọc lưu tâm.
    Văn là gì? Là ngôn ngữ cuã con người nó được người đưa ra đễ dãi then ý cuả lòng người ta.
    Minh là sáng, là anh xuất văn nhưng đã qua kiểm duyệt cuả trí để người khác nhận thức đưỡc rỏ ý trong tấm lòng cuã mình.
    Các bạn phãi hiểu cho được văn minh khoa học là đễ làm sáng tõ muôn bí mật về các hiện tượng tự nhiên. Khi loài người đã hiểu biết hay nắm bắt được nhửng bí mẫt về tự nhiên thì họ biết lối dãi quyết nhửng khó khăn để phục vụ cho mơ ước về hưởng lạc dưả trần.
    Cơ sỡ khoa học và giá trị cuã Văn Minh khoa học mọi người có thễ dùng vật chất mà đo lường, lấy kinh tế đễ xác định giá trị tất nhiên tất cả chỉ là tương đối không lấy gì làm chuẩn mực được.
    Tôi lấy ví dụ đễ nhân dân Việt Nam được truyền dạy khoa học thì đất nước phãi đánh đổi mất hàng núi sông tài nguyên phãi chịu mất nước nô lệ tám mươi năm. Không ai manh khoa học đi cho không ai cã.(ta ví dụ rộng nhẳm đúp bạn học hiểu thấu hơn về Lịch sử.
    Còn Văm hoá là sao, cái này lại thuộc về tấm lòng cuả con người trong xã hội loài người, tuy nhìn nhận thì đơn dản nhưng dãi thíc rất trìu tượng và phãi dùng lẻ phãi là phãi dưạ vào cơ sở chân lý thì mới tõ tường. Kỳ lưu tôi xin tạm dừng dải thích.
    Kỳ Lưu

  5. Rau Muống Rửa Trong Bồn Cầu Của Mỹ Ngụy says:

    Tác giả Hùynh Thục Vy đã có bài phân tích rất hay và chính xác về trình độ thuởng thức âm nhạc tại VN hiện nay, đặc biệt là sau 1975. Càng ngày, những loại văn hóa rác rưởi đem từ Tàu vào cũng có, mà do chính bọn V+ ngu dốt đẻ ra cũng có, tràn lan khắp mọi miền đất nước đã làm băng hoại nhiều thế hệ trẻ VN ngày nay. Cái chế độ XHCNVN chỉ chú tâm đến chính trị, quền lực mà lại rất thờ ơ, ngu dốt về mọi mặt khác như văn hoá, kinh tế, giáo dục, y tế, giao thông, đã đưa đến tình trạng xã hội hủ lốn nhu hôm nay.

    Không phải chỉ riêng một mình cô HTV đang nêu ra vấn nạn này, mà có nhiều người khác nữa. Thí dụ như người viết Văn Quang trong bài “Không thể lạm dụng ăn hóa” đã kể lại từ SàiGòn một nhạc sĩ (???) đã làm những bài nhạc với tựa đề “Khuyến mãi tình dục”, có lời như sau: “một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, một tuần, hai tuần, ba tuần, bốn tuần, năm tuần, sáu tuần, một năm hai ba bốn năm sáu năm, triệu triệu năm… bỏ lại như đàn kiến lửa… thiên sứ cởi truồng, thiên sứ cởi truồng…”.Trong bài khác, tựa đề “Cái nường 8″ có những lời như “Bẹn ơi, mông ơi, háng ơi, nõn nường ơi”. Đúng là một thảm họa cho không chỉ nhạc Việt mà cho cả văn hóa Việt Nam trong thời đại này. Tôi xin lỗi độc giả vì đã buộc phải ghi rõ những câu chữ “bẩn” này trong bài viết, những câu chữ khiến cho người nghe, người viết và người đọc cũng phải ngượng ngùng.
    Tôi chỉ có thể nghe đến đây và cũng chi dám tường thuật những cái được gọi là “ca từ” của ông này với bạn đọc bằng ấy câu chữ thôi, không đủ can đảm thuật lại nhiều hơn.

    Khi nói đến “Tội Ác của bọn V+”, thì một trong những tội ác lớn nhất của tên Hồ chí minh và đồng bọn tay sai CSVN đã làm, đó là tiêu diệt văn hóa Việt. Chắc hẳn mọi người còn nhớ bài viết kể về chuyện bọn V+ đã thiêu hủy những di cảo, bút tích quy’ giá của dòng họ cụ Nguyễn Tiên Điền (Nguyễn Du) trong CCRĐ như thế nào. Tiêu diệt văn hóa Việt và giết hại nhân tài nước Việt là một trong những âm mưu thâm độc của Tàu, và được thì hành một cách “cúc cung tận tụy” bởi Hồ chí minh cùng đàn em của ông ta cho đến mãi tận hôm nay. Dân VN ơi, xin chớ quên Tội Ác của bọn V+!!!

  6. Dunguyen says:

    rất đồng ý với TG. “đám đông là 1 lũ ngu ,
    lựa đúng thời điểm ta huýt còi thì họ lao theo ta như bầy
    gà con ” Machiavel….

  7. nguenha says:

    Qua bài viết,chúng ta thấy được thực trạng Xã-hội VN trong lảnh vực văn hóa -nghệ thuật. VH-NT là “phần hồn’ của Xả -Hội. Có lần tôi về VN,gặp người bạn, làm GD viện Đông Y (cố BS Th.).Hai chúng tôi đi “dạo phố” Saigon,ông bạn hỏi tôi : cậu đi xa lâu về thấy Saigon hơn xưa không? Bằng trực giác,tôi trả lời : hơn nhiều ,nào xe cộ,nhà cửa…nhưng đó là phần XÁC,còn phần HỒN làm sao tìm lại một thuở SGon xưa!! Hai chúng tôi im lặng, vào một quán café đường Tự Do( ĐKhởi),rồi nói chuyện khác.Thiệt là buồn cho một Đất nước, cái Suy,cái Nghĩ đều giao tron cho ban Văn hóa Trung ương Đảng,bây giờ chỉ huy cái ban nầy là tên Đinh thế Huynh dốt nát! Đúng là “Bục Công an ở giửa trái tim người”!! Muốn thăng hoa Văn hóa -nghệ thuật ,không chỉ tài nghệ ở người sang tác ,mà còn trình độ của người thưởng ngọan nửa.Một nền giáo dục Một-chiều,làm và nghỉ theo Già Hồ, thì làm sao khá được. Giáo dục là dạy cho con trẻ SỰ-LỰA- CHỌN! làm thế nào để có sự lựa chon Tốt.
    Giáo dục là ngón tay chỉ hướng,chứ không phải cầm-tay dắt đi.Không có Tự do Lựa chọn, thì Vô
    hình dung đả giết chết cả nền Học-thuật Đất nước.,vì KHÔNG CÓ SÁNG-TẠO. Đảng CSVN có biết điều nầy không??Chính ở điều nầy, mà người ta kết tội HCM là tên tội Đồ dân tộc,quả không sai.!!
    Cám ơn bài viết ,đả cho tôi ý nghĩ trên.

    • Rau Muống Rửa Trong Bồn Cầu Của Mỹ Ngụy says:

      Tác giả Hùynh Thục Vy đã có bài phân tích rất hay và chính xác về trình độ thuởng thức âm nhạc tại VN hiện nay, đặc biệt là sau 1975. Càng ngày, những loại văn hóa rác rưởi đem từ Tàu vào cũng có, mà do chính bọn V+ ngu dốt đẻ ra cũng có, tràn lan khắp mọi miền đất nước đã làm băng hoại nhiều thế hệ trẻ VN ngày nay. Cái chế độ XHCNVN chỉ chú tâm đến chính trị, quền lực mà lại rất thờ ơ, ngu dốt về mọi mặt khác như văn hoá, kinh tế, giáo dục, y tế, giao thông, đã đưa đến tình trạng xã hội hủ lốn nhu hôm nay.

      Không phải chỉ riêng một mình cô HTV đang nêu ra vấn nạn này, mà có nhiều người khác nữa. Thí dụ như người viết Văn Quang trong bài “Không thể lạm dụng ăn hóa” đã kể lại từ SàiGòn một nhạc sĩ (???) đã làm những bài nhạc với tựa đề “Khuyến mãi tình dục”, có lời như sau: “một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, một tuần, hai tuần, ba tuần, bốn tuần, năm tuần, sáu tuần, một năm hai ba bốn năm sáu năm, triệu triệu năm… bỏ lại như đàn kiến lửa… thiên sứ cởi truồng, thiên sứ cởi truồng…”.Trong bài khác, tựa đề “Cái nường 8″ có những lời như “Bẹn ơi, mông ơi, háng ơi, nõn nường ơi”. Đúng là một thảm họa cho không chỉ nhạc Việt mà cho cả văn hóa Việt Nam trong thời đại này. Tôi xin lỗi độc giả vì đã buộc phải ghi rõ những câu chữ “bẩn” này trong bài viết, những câu chữ khiến cho người nghe, người viết và người đọc cũng phải ngượng ngùng.
      Tôi chỉ có thể nghe đến đây và cũng chi dám tường thuật những cái được gọi là “ca từ” của ông này với bạn đọc bằng ấy câu chữ thôi, không đủ can đảm thuật lại nhiều hơn.

      Khi nói đến “Tội Ác của bọn V+”, thì một trong những tội ác lớn nhất của tên Hồ chí minh và đồng bọn tay sai CSVN đã làm, đó là tiêu diệt văn hóa Việt. Chắc hẳn mọi người còn nhớ bài viết kể về chuyện bọn V+ đã thiêu hủy những di cảo, bút tích quy’ giá của dòng họ cụ Nguyễn Tiên Điền (Nguyễn Du) trong CCRĐ như thế nào. Tiêu diệt văn hóa Việt và giết hại nhân tài nước Việt là một trong những âm mưu thâm độc của Tàu, và được thì hành một cách “cúc cung tận tụy” bởi Hồ chí minh cùng đàn em của ông ta cho đến mãi tận hôm nay. Dân VN ơi, xin chớ quên Tội Ác của bọn V+!!!

  8. Lu Quá Sắc says:

    Lạ lùng thay một cô gái còn rất trẻ mà đã thấy và dám nói một cách mạch lạc những chuyện như thế này.
    Xin được gởi lời chào kính nể và xin chúc cô và gia đình nhiều sức khỏe.

  9. NON NGÀN says:

    VĂN NGHỆ VÀ CUỘC SỐNG

    Văn minh, văn hóa song sinh
    Cả hai như một trong tình anh em
    Đầu tiên văn hóa đi lên
    Văn minh theo đó cũng lên đồng thời
    Tức là tách bạch mà chơi
    Cả hai thật sự đều là tinh hoa
    Con người giữa cõi ta bà
    Có minh, có hóa, mới ra con người
    Nên “văn” là sự ở đời
    Giống như văn nghệ, khiến đời vui tươi
    Gồm chung âm nhạc, thi thơ
    Vốn là giá trị, hay là tinh hoa
    Nói gần để lại nói xa
    Thước đo phát triển chính là ở đây
    Hiện nay ca nhạc giả cầy
    Chỉ rằng thế cuộc bầy hầy bao nhiêu
    Thật là khác với ngày xưa
    Tinh hoa âm nhạc bốc cao tận trời
    Vậy ra mới biết sự đời
    Nhạc sao đời vậy, như lời người xưa !

    ĐẠI NGÀN
    (24/6/13)

Phản hồi