WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cái nhìn tổng quan về Việt Nam từ năm 1945 đến nay

mac danoViệt Nam là quốc gia nằm ở Đông Nam Á, có diện tích 300.000 km². Với dân số 90 triệu người, Việt Nam là nước đông dân trên thế giới. Nhờ có một nền văn hiến lâu đời cùng với lịch sử hào hùng khoảng 3000 năm, đất nước này có nhiều di sản văn hóa, kiến trúc được xây dựng từ nhiều thế kỷ. Việt Nam cũng là mảnh đất sinh sống của 54 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh là dân tộc đa số, chiếm 87 % dân số toàn quốc. Lịch sử của Việt Nam gắn liền với các cuộc đấu tranh chống quân xâm lược phương bắc để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và giữ vững nền độc lập. Lịch sử thời kì hiện đại của Việt Nam cũng gắn liền với các cuộc chiến tranh. Trong thế kỉ XX, Việt Nam là nơi diễn ra nhiều cuộc chiến tranh: Chiến tranh Đông Dương, chiến tranh với Mỹ, chiến tranh biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, hay cuộc chiến giữa quân tình nguyện Việt Nam và Khmer đỏ nhằm giải phóng Campuchia. Việt Nam thống nhất ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi quân đội miền Bắc được Liên bang Xô viết và Trung Quốc ủng hộ tiến vào Sài Gòn. Quân đội Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam trước đó được Mỹ ủng hộ, đã thua quân đội miền Bắc trong cuộc chiến ý thức hệ.

Giải phóng Sài Gòn (theo cách gọi của phe Xã hội chủ nghĩa) và Sài Gòn bị thất thủ (theo cách gọi của phương Tây) đã chấm dứt cuộc chiến tàn khốc kéo dài 20 năm. Việc các nhà lãnh đạo Việt Nam áp dụng các chính sách kinh tế và chính trị theo mô hình xã hội chủ nghĩa ở miền Nam đã khiến hơn 800.000 người Việt Nam phải rời bỏ quê hương để chạy chốn chủ nghĩa cộng sản. Từ “thuyền nhân” được nhắc đến trên nhiều trang báo ở các nước phương Tây để chỉ những người Việt Nam rời bỏ đất nước bằng thuyền hoặc bằng bè tự tạo, họ lênh đênh trên biển với hi vọng sẽ có tàu nước ngoài cứu giúp. Đây là một giai đoạn đen tối trong lịch sử của đất nước.

Việt Nam ngày nay vẫn là một nước nghèo, được xếp vào nhóm các nước đang phát triển. Tuy nhiên, đất nước có nhiều tiềm năng to lớn. Việt Nam có dân số trẻ vì 70 % người Việt Nam sinh ra sau chiến tranh, đây là nguồn nhân lực quan trọng để phát triển và đổi mới đất nước. Di sản văn hóa phong phú và độc đáo cũng trở thành nguồn lực cho phát triển du lịch, dịch vụ… Hơn 4 triệu người Việt Nam sống ở 70 nước trên thế giới luôn hướng về quê hương, họ có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Họ mong muốn các nhà lãnh đạo Việt Nam sớm thay đổi cách thức quản lí và điều hành đất nước bằng cách xây dựng thể chế chính trị kiểu mới.

Từ 1945 đến nay, đảng cộng sản Việt Nam luôn giữ độc quyền lãnh đạo. Một số nguyên tắc được đặt ra từ thời điểm đó đến nay vẫn không có gì thay đổi: Các đảng phái chính trị khác bị cấm không được phép hoạt động, trừ đảng cộng sản, sùng bái lãnh tụ vẫn được duy trì, báo chí thuộc quyền quản lí của Nhà nước, các quyền tự do bị hạn chế bằng các đạo luật mơ hồ thiếu cơ sở…

Con rồng Annam đã bắt đầu thức giấc và đảng đã bắt đầu biết sợ vì đảng không còn nắm độc quyền về thông tin. Đã qua rồi thời kì công dân chỉ được đọc những gì mà đảng muốn, hôm nay, công dân có quyền đọc những gì mà mình thích, nhờ có sự phát triển của Internet và nhờ sự xuất hiện của các trang mạng xã hội. 30 triệu người Việt Nam trong đó chủ yếu là những người trẻ tuổi có cơ hội sử dụng Internet.

Một số nhà trí thức đã sử dụng các trang báo mạng để trao đổi thông tin và truyền bá tri thức cho đồng bào mình. Họ phê bình thẳng thắn một số chính sách của đảng và Nhà nước, họ khuyên đảng thay đổi cho phù hợp với thời cơ và vận hội mới. Nhiều người Việt Nam mong muốn đảng nên chấp nhận đa nguyên, để cạnh tranh với các đảng phái khác, theo họ đất nước cần sớm áp dụng thể chế dân chủ theo kiểu phương Tây, (theo chế độ nghị viện hoặc chế độ tổng thống). Họ mong muốn Việt Nam nên xa rời Trung Quốc, một Nhà nước cộng sản theo kiểu maoïs, vì nước này hay can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.

Việt Nam cần xa rời cái bóng của người láng giềng phương bắc mới có cơ hội trở thành một nước dân chủ, lớn mạnh. Càng gần Mỹ và phương Tây, Việt Nam càng có nhiều cơ may rời xa vòng kiềm tỏa củaTrung Quốc, để thoát khỏi tầm ảnh hưởng của con rồng lớn này. Tuy nhiên, đối lập với những nguyện vọng chính đáng của nhiều người yêu nước, các nhà lãnh đạo bảo thủ của Việt Nam luôn lo sợ thay đổi vì đảng có thể mất quyền điều hành đất nước, và điều này, những người cộng sản chưa sẵn sàng chấp nhận. Vì thế cuộc đấu tranh cho dân chủ tự do ở Việt Nam sẽ còn lâu dài. Điều đáng mừng là càng ngày càng có nhiều người tham gia vào sự nghiệp cao cả này, các nhà lãnh đạo tỏ ra lo lắng và họ tìm ra nhiều kế đối phó.

Diễn trình lịch sử của Việt Nam trong thế kỉ XX gắn liền với các phong trào dân tộc dân chủ trong nửa đầu thế kỉ. Trong nửa sau thế kỉ, lịch sử mang đậm dấu ấn của quá trình trưởng thành và lớn mạnh của đảng cộng sản Việt Nam. Lịch sử của đất nước trong thế kỉ XXI sẽ gắn với các hoạt động đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền, tiếp đến là sự nghiệp xây dựng đất nước để theo kịp Nhật Bản, Hàn Quốc và phương Tây. Vì vậy nghiên cứu thể chế chính trị của Việt Nam từ 1945 đến nay để rút ra những bài học cho tương lai là công việc hết sức quan trọng. Ôn lại lịch sử một cách trung thực không phải để gây chia rẽ giữa những người Việt với nhau, trái lại, càng làm cho tất cả người Việt chúng ta gắn bó, quý mến nhau hơn, để cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp, lấy văn hóa Việt cùng truyền thống của cha ông làm nền tảng cho mọi suy nghĩ và việc làm.

I. Xây dựng chế độ chính trị dân chủ ở Việt Nam, sau thời điểm năm 1945, ước muốn không thành hiện thực

Sau khi Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9 tháng 3 năm 1945, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và các đại diện khác của Việt Minh ra lời kêu gọi nhân dân Việt Nam nổi dậy giành chính quyền. Vua Bảo Đại thoái vị ngày 25 tháng 8 năm 1945, sau đó được mời làm cố vấn tối cao trong Chính phủ Liên hiệp. Hồ Chí Minh đại diện cho chính quyền lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc Tuyên ngôn độc lập tại quảng trưởng Ba Đình ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945.

Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam được các học giả đại diện cho các nhóm người khác nhau trong xã hội biên soạn, Hiến pháp được công bố năm 1946 trước quốc dân đồng bào. Đây là bản Hiến pháp dân chủ dựa theo các bản Hiến pháp của Pháp từ thời nền cộng hòa đệ nhất đến nền cộng hòa đệ tam (1793-1940). Các nguyên tắc cơ bản để xây dựng nền dân chủ và Nhà nước pháp quyền ở thời điểm đó đều được nhắc đến trong văn bản này: Chế độ nghị viện, đa đảng, trưng cầu dân ý, tôn trọng các quyền cơ bản của công dân, bảo vệ thiểu số… Nhưng điều đáng tiếc là bản Hiến pháp này chưa bao giờ được áp dụng trong đời sống chính trị xã hội Việt Nam, do những nguyên nhân khách quan và cả do ý chủ quan của các nhà lãnh đạo.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, là thời kì chiến tranh lạnh giữa hai phe tư bản và xã hội chủ nghĩa, Liên bang Xô viết và các nước Đông Âu và Trung Âu theo chế độ cộng sản. Mỹ và Tây Âu theo chế độ kinh tế chính trị tư bản. Chiến tranh hạt nhân giữa Mỹ và Liên bang Xô viết không thể diễn ra vì nếu có, sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Raymond Aron nhận xét: “Đó là thời kì chiến tranh không thể có và hòa bình không thể đạt được”.

Nếu như hai cường quốc về hạt nhân không đối đầu trực diện, chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và chiến tranh Việt Nam (1954-1975) lại phản ánh quá trình tham gia của các quốc gia này. Việt Nam với vị trí địa chính trị quan trọng ở Đông Nam Á, lại ở bên cạnh nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc, đã trở thành tiền đồn của hai phe Tư bản và Xã hội chủ nghĩa. Trước năm 1954, Việt Nam là thuộc địa của Pháp trong suốt hơn 80 năm. Nước Pháp đã công nhận độc lập cho Việt Nam với điều kiện Việt Nam phải nằm trong khối Liên hiệp Pháp vì nước Pháp muốn duy trì một số quyền lợi ở Đông Dương. Các cuộc thương lượng giữa hai bên đã diễn ra tại Hội nghị Fontainebleau năm 1946, tuy nhiên mọi cố gắng đều dẫn đến thất bại. Cuộc chiến không hề mong muốn từ cả hai bên đã diễn ra.

II. Xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa theo mô hình Liên xô, Trung Quốc từ 1954 đến 1986

Sau hiệp định Genève, Việt Nam bị tạm thời chia cắt thành hai miền, vĩ tuyến 17 được chọn làm giới tuyến phân chia. Miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn này trở thành đồng minh của Liên Xô và Trung Quốc. Đảng lao động Việt Nam đã thông qua Hiến pháp 1959, dựa theo Hiến pháp Liên Xô năm 1936. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ xã hội chủ nghĩa được khẳng định trong Hiến pháp mới, thay cho các nguyên tắc dân chủ của Hiến pháp năm 1946: Hệ tư tưởng Mác-Lênin, đảng cộng sản nắm quyền (đảng lao động Việt Nam), nguyên tắc tập trung dân chủ, loại bỏ sở hữu tư nhân đề cao sở hữu nhà nước… Miền Bắc đề ra mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho miền Nam.

Người Mỹ ngày càng can thiệp quân sự sâu vào Việt Nam với mục đích chống lại sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á và trên toàn thế giới vì họ cho rằng học thuyết này đe dọa đến tự do của nước Mỹ. Việt Nam Cộng hòa được Mỹ giúp đỡ để chống lại miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Chiến tranh kết thúc ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi quân đội miền Bắc tiến vào Sài Gòn. Năm 1976, Quốc hội quyết định đổi tên gọi Sài Gòn thành thành phố Hồ Chí Minh.

Kể từ ngày thống nhất đất nước đến nay, Việt Nam vẫn chưa phải là Nhà nước dân chủ, sau năm 1975, đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế, do cách điều hành và quản lí yếu kém của những người lãnh đạo. Bên cạnh đó, Nhà nước có các biện pháp mạnh đối với những người “bên thua cuộc”. Hàng trăm nghìn người Việt Nam trước đây là sĩ quan trong quân đội Việt Nam cộng hòa, hay là các viên chức cao cấp trong bộ máy nhà nước Việt Nam Cộng hòa phải đi tập trung cải tạo (không biết con số chính thức).

Nhà nước chủ trương xây dựng nền kinh tế bao cấp, nông dân lao động trong các hợp tác xã. Tự do trao đổi hàng hóa bị hạn chế, quyền tự do đi lại và tự do ngôn luận của công dân bị vi phạm nặng nề. Đời sống của người Việt Nam trong thời điểm đó hết sức khó khăn thiếu thốn.

Chính sách đổi mới và mở cửa bắt đầu được thực hiện từ năm 1986, bằng cách xóa bỏ bao cấp và áp dụng nền kinh tế thị trường. Do Chủ nghĩa xã hội ở Liên bang Xô viết và tại Đông Âu sụp đổ, Việt Nam không còn đồng minh cũng như các đối tác thương mại. Đây là những lí do chính khiến đảng cộng sản Việt Nam buộc phải mở cửa mạnh mẽ hơn và tiến đến bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc để giữ vững quyền lãnh đạo đất nước.

III. Việt Nam tiếp tục kiên định chủ nghĩa xã hội hay lựa chọn thể chế dân chủ trong tương lai?

Sau hơn hai thập niên đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Việt Nam đã thành công trong việc xóa đói giảm nghèo, từ gần 50 % các hộ gia đình đói nghèo xuống còn 17 %. Tổng thu nhập quốc nội đã tăng gấp 3 lần. Kinh tế đất nước tăng trưởng liên tục với mức độ trung bình từ 6 % đến 7 %. Tuy nhiên Việt Nam vẫn là nước thuộc diện đói nghèo ở Đông Nam Á, đứng trên Lào, Campuchia và Miến Điện. Trong tương lai gần, các nước này sẽ có nhiều khả năng phát triển hơn Việt Nam.

Là nước theo nền kinh tế thị trường, nhưng Việt Nam lại không tuân theo quy luật cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế vì Nhà nước nắm giữ nhiều lĩnh vực kinh tế chủ chốt. Các công ty nhà nước được hưởng nhiều ưu đãi, đây là nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh giữa Nhà nước và tư nhân. Nhiều tổng công ty quốc doanh là môi trưởng cho tham nhũng lãng phí, dẫn đến nguy cơ phá sản, gây thấp thoát rất lớn cho đất nước. Tuy nhiên các nhà lãnh đạo xem ra vẫn chưa rút ra được bài học gì.

Các trí thức tiến bộ mong muốn đảng cộng sản tiến hành cải cách triệt để về kinh tế và chính trị. Đợt sửa đổi Hiến pháp vừa qua là thời cơ lớn cho đảng thay đổi thể chế chính trị để đáp ứng những đòi hỏi của nhiều người Việt Nam trong và ngoài nước. Nhưng cơ hội hiếm hoi này đã bị bỏ qua vì thế cuộc đấu tranh vì dân chủ và quyền con người vẫn sẽ là mục tiêu quan trọng trong thời gian tới.

Một số đảng viên cộng sản ủng hộ thay đổi thể chế chính trị bằng con đường ôn hòa, tránh dùng bạo lực. Họ hợp tác với các trí thức ưu tú để xây dựng xã hội dân sự. Nhiều người yêu cầu đảng phải tôn trọng các quyền cơ bản của con người đã được Hiến pháp công nhận. Cạnh tranh chính trị và cạnh tranh kinh tế cần được đảm bảo. Về phía các nhà lãnh đạo, họ tỏ ra lúng túng và thường đối phó bằng các biện pháp trấn áp cứng rắn. Họ đang ở giữa “hai dòng nước”. Cần phải tiếp tục theo chế độ cộng sản do các nhà các mạng sáng lập ra chế độ đã vạch ra, hay cần tiến hành cải cách chính trị toàn diện theo mong muốn của nhiều người Việt Nam? Đây là điều khó khăn đối với đảng cộng sản, nhưng đó là đòi hỏi của thời đại mới. Nếu các nhà lãnh đạo bỏ qua cơ hội đổi mới, họ sẽ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử. Các thế hệ tương lai sẽ đánh giá đúng về con người cũng như những việc làm của họ.

Một câu hỏi lớn được đặt ra: Liệu thay đổi đất nước bằng con đường ôn hòa, tránh xử dụng bạo lực có phải là phương pháp đúng đắn không? Và liệu có đến đích được không?

Người viết bài này chỉ xin đưa ra một vài nhận xét và đây cũng là kết luận cho bài viết:

Dân chủ là một quá trình lâu dài đòi hỏi người dân có trình độ hiểu biết ở mức độ nhất định về văn hóa pháp luật và văn hóa chính trị, điều này đang được nhiều nhà trí thức, cũng như nhiều người có tâm huyết tiến hành bằng con đường khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. Dân chủ được củng cố nhờ đời sống vật chất đầy đủ, tầng lớp có thu nhập trung bình chiếm số đông theo tỉ lệ dân số, dân chủ cũng gắn liền với phát triển đô thị.

Thay đổi đất nước bằng con đường ôn hòa bằng cách phê phán cơ chế vận hành của thể chế hiện nay chứ không phải gạt bỏ những người trong thể chế đó. Bởi vì thay đổi để cho xã hội tốt đẹp lên, nhằm phục vụ con người tốt hơn nhờ tuân theo các nguyên tắc công bằng, bình đẳng đem lại hạnh phúc cho con người, chính vì vậy không có lí do gì để đàn áp con người bằng bạo lực để đạt được mục đích. Biện pháp này ẩn chứa nhiều nguy cơ và không hợp với dân chủ vì dân chủ dựa trên phản biện đối kháng để tìm ra giải pháp.

Thay đổi đất nước bằng con đường ôn hòa là phương pháp tốt để tạo nền tảng cho dân chủ lâu dài, dựa trên thỏa hiệp, tranh luận, nhằm tạo thêm sức mạnh cho những người muốn thay đổi đất nước. Khi họ đã có đủ lực tạo thế cân bằng với nhà cầm quyền, khi đó hai bên buộc phải có đối thoại. Bằng giải pháp bạo lực, con người có thể giành chính quyền được một thời gian, nhưng để giữ được chính quyền, người lãnh đạo phải cần đến bạo lực và “nuôi dưỡng” bạo lực,và cứ như vậy bạo lực sẽ tiếp diễn, sẽ rất khó thiết lập được nền dân chủ trong bối cảnh căng thẳng và bất ổn như thế vì nền dân chủ ở thời kì đầu rất mong manh.

(March 23rd, 2014)

© Phan Thành Đạt

Nguồn: gocnhinalan.com

 

6 Phản hồi cho “Cái nhìn tổng quan về Việt Nam từ năm 1945 đến nay”

  1. Tien Ngu says:

    Thưa,

    Một cách…giãn đơn (nói theo kiểu cò mồi văn hoá đảng Cộng), thật thà.

    Cái nhìn tổng quát về VN từ 1945 đến nay,

    Việt Nam thiệt là…xui, bị cái nạn Cộng…láo nó khũng bố, cai trị.

    Cái nạn này bắt nguồn từ câu chuyện chính phủ Trần Trọng Kim quá…yếu. Nhật trao trả độc lập nhưng chẳng làm nên được cơm cháo gì cả, để Cộng có dịp cướp chính quyền khơi khơi…

    Lúc có được nhân tài Ngô đình Diệm dành tự do cho nữa nước, thì lại bị nạn…nịnh, (bơm ông Diệm theo kiểu cs), đảng phái ganh tị, thầy chùa ngây thơ mà ham vui, cùng nhau làm tanh bành cái thế thanh bình, thịnh trị, mở đường cho Cộng láo thanh toán cả nước.

    Láo độc lập, láo tự do, láo hạnh phúc, láo…đỉnh cao trí tuệ của loài người…

    Mất một mớ đất biên giới, biển, đảo về tay Tàu Cộng.
    Dân Việt lừng danh…giang hồ đệ nhị thần thâu…đủ thứ trên toàn thế giới, chỉ thua dân Tàu cs chút chút.

    Quá…thãm.

  2. NON NGÀN says:

    NHÌN VỀ LỊCH SỬ CẬN ĐẠI VIỆT NAM

    Người Việt Nam nếu không biết nhìn lịch sử VN hay không nhìn đúng thì chẳng có gì đáng nói nữa. Vậy nếu nhìn đúng, tức vượt ra ngoài tất cả mọi sự tuyên truyền chính trị nhất thời hay lệch lạc kiểu thế nào đó, thì như thế nào ?
    Việt Nam trước tháng 9 năm 1945 chịu tác động của các sự kiện xung đột : chế độ thực dân Pháp, chế độ quân phiệt Nhật, phong trào cộng sản quốc tế, việc chấm dứt thế chiến thứ hai với thắng lợi của phe Đồng Minh đánh bại phe Trục phát xít Đức, Nhật.
    Điều đó có nghĩa sau thế chiến thứ hai, hầu hết các nước thuộc địa cũ đều được độc lập, hoặc được tự do hoàn toàn, tức không đi theo chủ nghĩa CS, hoặc rơi vào chủ nghĩa CS.
    Ở trường hợp sau này có các nước Đông Âu, Trung Quốc và Việt Nam. Đến khi Liên Xô sụp đổ, khối Đông Âu cũng sụp đổ và tan rã. Giờ thì chỉ còn Trung Quốc và VN gần như là hai nước CS đang gắn bó nhau.
    Thật ra sau tháng 9/1945 VN bước vào hai cuộc chiến tranh khốc liệt. Cuộc chiến tranh đầu 1945-1954 là cuộc chiến giữa phe Việt Minh và phe Pháp. Phe VM được sự hỗ trợ của CS quốc tế, phe Pháp được sự hỗ trợ phần nào của Mỹ, kể cả những người VN không đứng về phía VM tức phía CS.
    Cuộc chiến thứ hai từ 1957 cho đến 1975. Trong cuộc chiến lần thứ hai, chủ yếu là phe Mỹ với miền Nam VN, và phe CS với miền Bắc VN. Rõ ràng đây chủ yếu là cuộc chiến ý thức hệ cộng với các quyền lợi thực tế quốc tế của cả hai bên.
    Nhưng do chiến lược toàn cầu và sự cân bằng lực lượng, đổi chác giữa hai bên, cuối cùng đến 30/4/75 miền Nam tức VNCH hoàn toàn sụp đổ, tan rã. Miền Bắc tức VNDCCH hoàn toàn chiến thắng, cầm quyền trong cả nước, dưới hình thức nhà nước thống nhất CHXHCNVN cho đến ngày nay.
    Có điều thực tế, sau khi LX và Đông Âu tan rã, VN đã không còn áp dụng CNCS nguyên xi như cũ mà đã theo nguyên tắc đổi mới (tức hình thức xét lại toàn diện mà trước đó hầu như nguyên tắc này cấm được nói đến). Đổi mới tức cơ bản chuyển thành nền kinh tế thị trường, thương mại tự do, giao thương quốc tế mọi mặt, nhưng quyền chính vẫn duy nhất ở trong tay những người CS hay đảng CS với những nguyên tắc hoàn toàn bất biến không hề lay chuyển từ đầu đến cuối của nó về mô hình tổ chức cũng như cả mặt ý thức hệ về suy nghĩ và lời nói mà không ai có quyền đi ngược lại.
    Đấy bức tranh lịch sử xã hội của VN từ năm 1945 cho đến hiện nay tức 2014, tức gần non thế kỷ là như thế. Có nghĩa lịch sử VN cận đại là một tập mờ, mọi đường biên của nó đều không rõ rệt, không phủ nhận có ý nghĩa giành độc lập, nhưng cũng không phủ nhận có ý nghĩa định hướng của CNCS. Cái đuôi định hướng XHCN ngày nay vẫn luôn còn chính là như thế.
    Tóm lại, VN đã từ một nước thuộc địa rồi rơi vào CNCS để trở thành một nước CS và cuối cùng là một nước kinh tế thị trường lại có cái đuôi định hướng XHCN cho tới ngày nay. Nói chung những diễn tiến này đều do những người CS đầu tiên quyết định, còn toàn thể dân chủ thì lúc đầu chỉ có hăng hái chống Pháp và sau khi Pháp rút đi, thì chỉ còn tuân thủ chủ trương một cách bắt buộc của những người CS mác xít mà thôi. Miền Nam cũ thì không theo kiểu này vì lúc được thành lập thì được Mỹ hỗ trợ mà lúc đó Mỹ đã hoàn toàn hất cẳng Pháp. Vậy có thể nói miền Nam cũ chỉ là giai đoạn ngắn ngủi của nhà nước VN không CS để tiếp theo đó là nhà nước VN theo CNCS cho đến nay. Mầm mống này thật sự đã có từ những năm 1930 của thế kỷ trước và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc hay Hồ Chí Minh là lãnh tụ cộng sản quốc tế và điều đó chỉ có người nào ngụy biện, dốt nát hay ngây thơ mới hoàn toàn phủ nhận. Đó là quá khứ cận đại của VN, còn tương lai VN diễn tiến trong sau này như thế nào thì cho đến nay cũng chỉ có Trời biết.

    ĐẠI NGÀN
    (04/4/14)

    • Khách qua đường says:

      Trích comment của NON NGÀN: “Đấy bức tranh lịch sử xã hội của VN từ năm 1945 cho đến hiện nay tức 2014, tức gần non thế kỷ là như thế. Có nghĩa lịch sử VN cận đại là một tập mờ, …”

      Khoảng thời gian cách ngày nay bao nhiêu năm trở về trước thì được gọi là CỔ ĐẠI, cách ngày nay bao nhiêu năm trở về trước thì được gọi là CẬN ĐẠI mà NON NGÀN cho rằng từ năm 1945 đến nay là thời CẬN ĐẠI? Những sự việc diễn ra sau 30/4/1975 đến nay mới gần 40 năm mà cũng gọi là thời CẬN ĐẠI hay sao? Vậy thời HIỆN ĐẠI (hiện tại) có hay không, nếu có thì nó nằm trong khoảng thời gian nào?

      • SÓNG NGÀN says:

        HOAN HÔ

        Hoan hô vị khách qua đường
        Hỏi chơi tréo ngoảy dễ thương quá trời
        Thời gian chẳng khác ngàn khơi
        Dễ nào lấy mốc việc đời hay sao
        Mịt mùng sóng cuộn lao xao
        Biển ngàn ai biết ranh nào mà đo
        Cho nên chuyện cũ thảy qua
        Coi như quá khứ có là sai chi
        Điều gì đang xảy i sì
        Thì xem hiện đại có gì sai đâu
        Đổi đời cần tính trước sau
        Nhắm điều đang có mới mau thành hình
        Đêm qua thì đến bình minh
        Sửa điều hiện tại mới thành tương lai !

        NON NGÀN
        (05/4/14)

  3. Lão Độc Nhãn. says:

    Tác giả vừa viết : Thay đổi đất nước bằng con đường ôn hòa bằng cách phê phán cơ chế vận hành của thể chế hiện nay chứ không phải gạt bỏ những người trong thể chế đó……Biện pháp này ẩn chứa nhiều nguy cơ và không hợp với dân chủ vì dân chủ dựa trên phản biện đối kháng để tìm ra giải pháp.

    Lại viết : Thay đổi đất nước bằng con đường ôn hòa là phương pháp tốt để tạo nền tảng cho dân chủ lâu dài, dựa trên thỏa hiệp, tranh luận, nhằm tạo thêm sức mạnh cho những người muốn thay đổi đất nước.

    Phải chăng tác giả chủ trương đấu tranh bằng con đường ôn hòa vừa dựa vào phản biện đối kháng để hù dọa, thuyết phục đối phương vừa dựa trên thỏa hiệp để lôi kéo các nhóm đối phương cảnh tỉnh ? Đấu tranh với CS, một bè đảng lấy bạo lực làm phương tiện mà ông bà này nói chuyện y như là đang đấu tranh với các hội đoàn từ thiện. Quan điểm mang dáng dấp “liêu trai” hơn là tranh đấu.

    Dân chủ là một quá trình lâu dài đòi hỏi người dân có trình độ hiểu biết ở mức độ nhất định về văn hóa pháp luật và văn hóa chính trị, điều này đang được nhiều nhà trí thức, cũng như nhiều người có tâm huyết tiến hành bằng con đường khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.OK. Nói chỉ cốt cho luôn vần “khai dân trí, chấn dân khí”. Xin hỏi tác giả khi dân trí đã được khai thì thỏa hiệp với chủ nghĩa Mác Lê ở chổ nào ? Khi đã thỏa hiệp với đám CS bóc lột, tham lam, xem mạng sống dân đen như cỏ rác thì lấy gì mà chấn dân khí ?

    Chủ trương ôn hòa, thỏa hiệp là chủ trương của những con buôn chính trị, muốn tìm một vài chức vụ trong nhà nước để kiếm chác bỏ túi rồi “tẩu”, mặc cho đất nước trôi dạt về phương trời bất ổn, bất định.

    Bằng giải pháp bạo lực, con người có thể giành chính quyền được một thời gian, nhưng để giữ được chính quyền, người lãnh đạo phải cần đến bạo lực và “nuôi dưỡng” bạo lực,và cứ như vậy bạo lực sẽ tiếp diễn, sẽ rất khó thiết lập được nền dân chủ trong bối cảnh căng thẳng và bất ổn như thế vì nền dân chủ ở thời kì đầu rất mong manh.

    Ngay cả thời phong kiến lạc hậu, triều đại này triệt tiêu triều đại kia bằng bạo lực, nhưng không hẳn người lành đạo mới nào cũng phải xử dụng bạo lực để giữ được chính quyền. Tác giả cần nghiên cứu lịch sử thâm sâu hơn trước khi bàn đến một vấn đề mang tính lịch sử.

  4. vb says:

    Đúng như đầu đề của bài viết:” Cái nhìn tổng quan về VN từ 1945 đến nay”, có điều không rõ tác giả viết cho ai, người Việt hay người…ngoại quốc? Với một người Việt từng quan tâm đến tình hình đất nước, chắc không cần đến loại kiến thức “Tổng Quan” này.

    Dù vậy, độc giả (Việt) cũng nên đưa ra một vài thắc mắc để làm vui lòng người viết:
    1) Hiến Pháp 1946 tạm gọi là dân chủ, được ban bố nhưng chưa bao giờ được thi hành. Sao vậy?
    Theo giải thích cuả tác giả thì có cả yếu tố khách quan lẫn yếu tố chủ quan (do chủ ý cuả người CS). Khách quan là gì? Là theo cách giải thích của chính quyền ông Hồ, do cuộc chiến tranh với Pháp cản trở. Thế tại sao sau khi “hoà bình lập lại’, dành được nửa nước HP 1946 VẪN KHÔNG ĐƯỢC THI HÀNH, phải ‘đợi’ cho đến khi có một HP mang tính cách XHCN, HP 1959?
    Thực ra, HP 1946 chỉ là cái bẫy của người CS để ‘sập’ con mồi là những thành phần quốc gia, chỉ là bánh vẽ trao tặng một cách hào phóng cho nhân dân VN. Bởi từ khởi đầu, ông Hồ và các đồng chí của ông đã đánh một ván bài vô cùng xuất sắc. Khi Uỷ Ban Soạn thảo HP do sắc luật số 34/SL ký ngày 20/9/1945, với 7 nhân sự thì đã có tới 5 ông CS gộc, HCM, Đặng Xuân Khu, Nguyễn Lương Bằng, Đặng Thái Mai và Lê Văn Hiến. Một ông cảm tình viên CS là luật gia Vũ Trọng Khánh, người duy nhất biết về luật, có khả năng tham khảo HP một vài nước phưong tây như Pháp, Anh…và nhân vật chót là ông “ất ơ’ Vĩnh Thuỵ tức cựu Hoàng Bảo Đại, ngồi cho đủ chỗ. Có ai ngờ rằng người CS chiếm tuyệt đại đa số trong Ủy Ban soạn thảo lại chấp nhận…HP dân chủ kiểu Tây Phương, cho đến khi các lực lượng QG hiểu chút it về CS thì sự đã rồi, gạo đã nấu thành cơm. Một số bị giết, một số lưu vong và CS chờ thêm một thời gian nữa cho cựa, cho sừng đủ sắc, đủ chắc mới ban hành một HP sặc mùi “Dân Chủ Cộng Hoà’! Như thế hoàn toàn không có cái gọi là khách quan!

    2)Thay đổi đất nước bằng con đường nào, ÔN HOÀ hay BẠO LỰC?
    Tác giạ chủ trương ôn hoà và chỉ nên phê phán cơ chế vận hành của chế độ chứ không gạt bỏ con người của chế độ đó. Phải dựa trên phản biện, đối kháng để tìm ra giải pháp v.v…chú không dung bạo lực! Nhưng nếu các Đảng viên CS trong chế độ không chấp nhận đối thoại, không chịu từ bỏ lợi , quyền, nhất định không thay đổi thì lực lượng dân chủ và nhân dân tiếp tục “vận động’ hay…chờ? (để khỏi mang tiếng là dân chủ đem công bình, hạnh phúc cho con người sao lại đem bạo lực để đàn áp).

    Lập luận rằng, khi con người dùng đến bạo lực để lật đổ một chính quyền hư hỏng, và để giữ chính quyền mới, họ lại cần đến bạo lực và rồi nuôi dưỡng bạo lực thì chỉ đúng cho các c/q độc tài, CS mà không đúng cho những người theo dân chủ. Chẳng lẽ nền Cộng Hoà Pháp được xây dựng trên ôn hoà? Các cuộc cách mạng khởi đầu đầy bạo lực trong thời nay cũng bạo lực tiếp nối bạo lực? Dĩ nhiên cũng có và có nhiều trường hợp như thế nhưng chỉ là bưóc đầu xáo trộn, mất mát đau đớn nhưng cái đau đớn để trở dạ của bà mẹ so với sau đó hạnh phúc nhìn thấy đưá con mình được sinh ra thì đáng gì!

Leave a Reply to NON NGÀN