WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Giáo dục Việt Nam: cố sửa hay trở về gốc?

giaoduc

Trước tình trạng khủng hoảng giáo dục, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản VN, ông Nguyễn Phú Trọng từng hỏi “Chúng ta đã ba lần cải cách giáo dục, vì sao lần này không đặt vấn đề cải cách mà là đổi mới căn bản, toàn diện?”

Rồi ông Trọng đặt câu hỏi tại Bộ Giáo dục và Đào tạo từ hồi tháng 8/2012: “Việt Nam đã có triết lý về giáo dục chưa, hay là người học ở Anh về bảo phải như thế này, người học ở Mỹ bảo thế kia.”.

Cho đến nay, công tác ‘cải cách’ vẫn không có gì tiến triển và câu trả lời ngắn gọn là trước đây tại miền Nam nền giáo dục đã dựa trên ba triết lý căn bản: dân tộc, khai phóng và nhân bản.

Cũng cần biết trong năm học tới 2014-15 nước Mỹ sẽ bước vào một cuộc cải cách giáo dục quan trọng nhất từ trước đến nay. Họ sẽ áp dụng phương cách giảng dạy và học tập mới, trở lại căn bản lấy nhân bản và khai phóng làm triết lý giáo dục.

Triết lý giáo dục Miền Nam

Năm 1958, một Đại hội Giáo dục quy tụ phụ huynh, thân hào nhân sĩ, học giả, đại diện quân đội, chính quyền, các tổ chức quần chúng và cơ quan văn hóa giáo dục đã được tổ chức tại Sài Gòn nhằm đề ra một triết lý giáo dục cho miền Nam.

Đại hội đồng thuận chọn ba nguyên tắc dân tộc, khai phóng và nhân bản làm căn bản.

Đến thời Đệ Nhị Cộng Hòa, năm 1964, một Đại Hội khác lại được tổ chức tại Sài Gòn nhằm xem xét lại triết lý nói trên. Kết quả Đại Hội tiếp tục nhìn nhận ba nguyên tắc.

Sau đó ba nguyên tắc đã được Quốc Hội Lập Hiến đưa vào Điều 11.1 Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa 1967: “Văn hóa giáo dục phải được đặt vào hàng quốc sách trên căn bản dân tộc, khoa học và nhân bản.”

Theo nguyên tắc, nền giáo dục dân tộc chủ trương tôn trọng, bảo tồn và phát huy những bản sắn và giá trị tốt đẹp của dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất đi hay tan biến trong những nền văn hóa khác.

“Miền Nam coi trọng giáo dục nhân bản chủ trương lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người làm căn bản, không xem con người như một phương tiện hay công cụ “

Nền giáo dục khai phóng chủ trương lấy tinh thần dân tộc làm gốc nhưng mở rộng tiếp nhận văn hóa văn minh nhân lọai. Sẵn sàng tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần hiện đại hóa quốc gia, làm cho xã hội tiến bộ để tiếp cận với văn minh thế giới.

Còn giáo dục nhân bản chủ trương lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người làm căn bản, không xem con người như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng hay tổ chức nào.

Triết lý nhân bản chấp nhận sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng khác biệt đó để đánh giá con người, cũng không chấp nhận kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc, chính kiến. Mọi người đều có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội bình đẳng về giáo dục.

Mục tiêu giáo dục Miền Nam

Từ triết lý căn bản chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã đề ra ba mục tiêu cho giáo dục như sau:

Giáo dục hướng vào việc phát triển toàn diện mỗi cá nhân theo bản tính và quy luật phát triển tự nhiên cả về thể chất lẫn tâm lý của mỗi người. Nhân cách và khả năng riêng của học sinh phải được lưu ý đúng mức, cung cấp cho học sinh đầy đủ thông tin và dữ kiện để học sinh tự phán đoán và lựa chọn. Không che giấu thông tin hay chỉ cung cấp những thông tin chọn lọc thiếu trung thực theo một chủ trương, một định hướng định sẵn.

Giáo dục giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi trường sống và phương cách sống của người dân; hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu thương xứ sở mình, biết tinh thần tranh đấu chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc; biết nét đẹp của quê hương xứ sở, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc; những phong tục tập quán có giá trị của quốc gia; tạo cho học sinh có tinh thần tự tin, tự lực, và tự lập.

Giáo dục giúp học sinh tổ chức những nhóm làm việc độc lập qua đó phát triển tinh thần cộng đồng và ý thức tập thể; phát triển óc phán đoán với tinh thần trách nhiệm và kỷ luật; tính tò mò và tinh thần khoa học; qua đó học sinh phát triển khả năng tiếp nhận những giá trị văn hóa văn minh của nhân loại.

Giáo dục giúp học sinh biết nét đẹp của quê hương xứ sở, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc
Nền giáo dục miền Nam không phải là một nền giáo dục thực dụng hướng nghiệp.

Mà dựa trên tinh thần khai phóng và nhân bản để đào tạo những con người biết suy nghĩ độc lập và có khả năng cần thiết để có thể tham gia vào sinh họat xã hội với tư cách là một con người tự do và tự lập.

Nó giúp cho học sinh biết rõ bản sắc dân tộc nhưng giải phóng họ thóat khỏi những trói buộc của tinh thần nô lệ do những định kiến, những suy nghĩ hay những phương cách giải quyết vấn đề có sẵn không còn phù hợp với hòan cảnh và thời đại.

Nói chung giáo dục miền Nam giúp học sinh năng lực cơ bản và tổng quát để khi cần có khả năng tham gia vào các sinh họat xã hội trong mọi tình huống và mọi ngành nghề.

Cải cách giáo dục ở Hoa Kỳ

Tác giả Hà Giang trong bài viết tháng 3/2014 trên báo Người Việt ở California viết: “Tiêu chuẩn giảng dạy mới cho từng lớp được đặt ra với mục đích tối hậu là đào tạo được một lớp trẻ có khả năng suy luận sắc bén, nắm vững được các khái niệm tổng quát, biết cách diễn đạt và giải thích quyết định hay lựa chọn của mình, vì đây là vốn liếng cần có để chuẩn bị cho đại học, hay trở thành một nhân viên giàu khả năng.”

Trả lời phỏng vấn báo Người Việt, bà Sandra Gephart, hiệu trưởng trường trung học Arleta High School, giải thích: “Sự thay đổi này đòi hỏi chúng tôi từ giờ sẽ không còn dạy học sinh những điều phải học thuộc lòng, học sinh sẽ không được chỉ hiểu qua loa một vấn đề, một bài học, mà phải hiểu một cách thấu đáo, và áp dụng những khái niệm mình đang học vào đời sống thực tiễn.”

Ông David Nguyễn, giáo viên Toán thuộc ABC Unified School District được trích lời nói: “Chúng tôi phải dạy các học sinh cách biết nhận định, phân tích, tạo ra giả thuyết, và tự mình kiểm chứng những giả thuyết đó. Các em sẽ được đào tạo để suy nghĩ như một nhà toán học thay vì chỉ biết làm toán, để phát triển nhận thức nhạy bén nhằm phân tích những vấn đề mà sẽ phải đối diện trong thế kỷ 21.”

Thời đại đã thay đổi, nước Mỹ đang mất dần khả năng thu hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới.

Trọng tinh thần thực dụng và muốn tiếp tục giữ địa vị cường quốc số một trên thế giới người Mỹ đã quay lại với căn bản giáo dục khai phóng và nhân bản.

Trở về căn bản

Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia vừa thu hồi độc lập, nghèo, lại chiến tranh, nên nền giáo dục tại miền Nam khó có thể so sánh được với nền giáo dục tại Mỹ và các quốc gia Tây Phương.

Nhưng chính nhờ được đào tạo căn bản nên sau 30/4 năm 1975 ngay thế hệ đầu tiên nhiều người Việt đã nhanh chóng xây dựng được sự nghiệp vững chắc trên đất Mỹ hay tại các quốc gia họ định cư.

Cũng nhờ được giáo dục lấy dân tộc làm gốc, đa số người Việt cũng luôn hướng về đất nước vận động cho nhân quyền tự do và dân chủ. Họ cũng ước mong một ngày không xa sẽ mang những kiến thức tân tiến và thực tiễn về phụng sự dân tộc.

Từ kết quả của nền giáo dục miền Nam và trong tình trạng khủng hoảng xã hội hiện nay, Việt Nam cần quay lại với triết lý giáo dục lấy dân tộc, khai phóng và nhân bản làm căn bản, để từng bước thoát khỏi khủng hoảng, đưa đất nước đi lên hòa nhập cùng văn minh nhân loại.

Tác giả gửi đăng. Bài đã đăng trên BBC

3 Phản hồi cho “Giáo dục Việt Nam: cố sửa hay trở về gốc?”

  1. Hồ Bác Cụ says:

    Khi những thằng CSVN lưu manh bịp bợm, Vô giáo dục lại đi làm giáo dục thì bọn trẻ tại VN bi giờ chỉ còn biết có tiền, bài bạc, ma túy, ăn nhậu, gái gú, đâm chém giết hiếp xảy ra hàng ngày, sẽ là hậu quả tất nhiên thôi!!!!

  2. NON NGÀN says:

    VỀ CÂU CHUYỆN GIÁO DỤC

    Câu chuyện giáo dục có bốn yếu tố : mục đích giáo dục, chương trình giáo dục, con người giáo dục, phương pháp giáo dục.
    Mục đích giáo dục cao nhất là tạo nên con người tốt đẹp có năng lực cho chính đối tượng giáo dục, tức học sinh, sinh viên. Mục đích giáo dục tồi nhất, thấp kém nhất, nguy hại nhất là tạo đối tượng giáo dục thành các công cụ để phục vụ mục đích của người khác, phục vụ cho những mong muốn
    Con người giáo dục là các thầy cô mọi cấp học mcủa người khác.
    Chương trình giáo dục tốt là chương trình tiên tiến, hiện đại, có tính khoa học, tiết kiệm mọi mặt, hiệu quả mọi mặt, tích cực mọi mặt, có như thế thì mới đạt kết quả tốt nhất về mọi mặt. Ngược lại nếu chương trình chỉ nặng nề, lạc hậu, thiếu thức thời, thiếu tiên tiến, kém khoa học, chỉ là những vết mòn cố hữu đã có, tất nhiên không thể tạo nên nền giáo dục tốt mà thật sự chỉ có thể ngược lại.
    Con người giáo dục là các thầy cô mọi của cấp học, các giáo viên, giáo sư giảng dạy nói chung, đều phải nhất thiết là những con người có nhận thức độc lập, suy nghĩ độc lập, làm chủ được những khả năng tri thức độc lập, thật sự có năng lực độc lập, có mục đích giáo dục độc lập, tốt đẹp mà mình hoài bão. Chỉ có những máy cái tốt như thế mới tạo được những máy con tốt. Còn kiểu dạy theo công thức định sẳn, dạy theo giáo án, theo cách rập khuôn, dạy theo kiểu giả dối hay mục tiêu giả dối, thiếu khách quan, không chính xác, thật khó mà đào tạo được những người có năng lực thật sự hay những tài năng đúng nghĩa cho xã hội.
    Phương pháp giáo dục là phương pháp cởi mỡ, nhân văn, tự do, trong sáng, không nhằm cưỡng chế về mặt tư duy, không nhằm sử dụng rập khuôn như biện pháp nô lệ, khuyến khích và phát huy sự tự do nhận thức, tự do phê phán một cách hữu lý và khoa học, không nhằm tính cách giáo điều, ý thức hệ giả tạo, không nhằm nhồi nhét nông cạn, giả dối. Có như thề mới tạo nên được những tâm hồn lành mạnh, những năng lực tư duy độc lập và có ích thật sự, tạo nên những nhân cách con người đúng nghĩa thật sự.
    Cuối cùng yếu tố tình cảm trong giáo dục cũng là một giá trị đúng nghĩa. Tình cảm cao quý đó không gì khác hơn là lòng yêu nước thật sự, yêu con người và yêu xã hội thật sự. Nếu chỉ cốt dạy yêu lãnh tụ, yêu chủ nghĩa, yêu Đảng một cách không cần thiết hoặc giả tạo, tức đã chính trị hóa giáo dục thì cũng có nghĩa đã phủ nhận hay từ chối yêu cầu giáo dục lành mạnh, trong sang, và đó thực chất lại chính là phản giáo dục, phi giáo dục theo cách nhân văn và khoa học đích thực. Bởi chỉ cần đào tạo ra con người đúng đắn, rồi nó sẽ yêu ai ghét ai là do sự lựa chọn, sự phán đoán hữu lý và giá trị tự thân của nó. Còn nếu chỉ đào tạo như một công cụ để thương ghét theo ý người khác, thì thật sự chỉ là phi giáo dục, phản giáo dục một cách hoàn toàn thảm hại.
    Những kết quả giáo dục không thành, tức là bệnh hoạn hay giả dối trong thực tế, phi kết quả thực tế, đó chính là do nguồn gốc hay nguyên nhân ngay từ đầu của giáo dục. Không sửa cái gốc mà chỉ đi sửa cái ngọn là những điều hoàn toàn không thực tế, không đạt được kết quả, hay thực chất cũng chỉ là ảo tưởng hoặc giả tạo, hay giả dối. Phải tìm ra và công nhận sự giả dối ngay từ đầu là những cái gì để nhằm loại bỏ dứt khoát, mạnh tay, thì mới có hi vọng xây dựng được nền giáo dục tốt trong tương lai. Bằng không cũng chỉ giậm chân tại chỗ, hoặc càng ngày càng làm cho tệ lậu hơn cả một tương lai nền giáo dục của đất nước hay xã hội.
    Tất cả mọi yêu cầu chính đáng trên toàn thể xã hội lúc nào cũng có năng lực đóng góp giải quyết, nếu họ được toàn quyền tự do phát biểu. Còn như chỉ có một nhóm người nhỏ nào đó ôm khư khư như là đặc quyền đặc lợi của riêng mình thì nền giáo dục thực tế cũng chỉ như một thứ cây kiểng, trồng chơi để thỏa mãn thị hiếu của chỉ một thiểu số con người.

    NGÀN KHƠI
    (03/4/14)

  3. Huong Nguyen says:

    Nhũng suy nghĩ như thế này không phải là mới lạ nhưng vẫn hữu ích cho những ai muốn xây dựng 1 nền giáo dục nhân bản… Chỉ có đến đoạn cuối thì tôi… bổ ngữa…

    “… Việt Nam cần quay lại với triết lý giáo dục lấy dân tộc, khai phóng và nhân bản làm căn bản, để từng bước thoát khỏi khủng hoảng, đưa đất nước đi lên hòa nhập cùng văn minh nhân loại….”

    Việt-Nam này là Việt-Nam nào? Tác gỉa không phải không biết mình đang đứng ở đâu hay chỉ thích làm người đi trên mây?

Leave a Reply to Huong Nguyen