Dòng hồi ức về biến cố 30 – 04 – 75
Mới ngày nào đây, khi còn sống ở Việt Nam thân yêu, cả gia đình sum họp đầy đủ. Bây giờ kẻ còn người mất, lại thêm những người mới được sinh ra, tất cả đang sống an bình, đầy đủ vật chất, nhưng tâm hồn thì lưu lạc ở nước người. Âu, cũng là do biến cố 30 – 4 – 75 xẩy ra, đã làm thay đổi cả một đất nước, cả một lịch sử, cả một đời người. Thế mà thấm thoắt đã 39 năm trôi qua. Giật mình hồi tưởng, giống như một giấc chiêm bao. Thực và hư. Cái được và mất. Cái có và không. Vui buồn lẫn lộn. Ôi, kiếp người, nghĩ cũng lạ thay.
Nhớ lại bài thơ đã làm, lúc xa Sài Gòn:
Chầm chậm những bước chân
hôn lên hè phố
ngập ngừng em gái kiêu sa
thoảng mùi hoa lan
tiếc ngày quí phái
*
Hai bên lề đường
hàng sao hàng me
đã là
ngày của năm xưa
nghe xa mịt mờ
cây lắm khi già
bao lớp đi qua
vẫn xanh mầu lá
nghe thân quen
cuồn cuộn quay tròn
*
Đếm gốc già
thoáng đã trăm năm
cây lịch sử thở dài
dọc đường tự do mắt uống khắp thân quen
chỗ nào cũng tiếc
chỗ nào cũng thấy yêu thương
không biết có viên gạch nào biết đau
khi những bước chân dậm tủi hờn
hàng trăm năm chưa ngớt
nằm chất trong tim
đầy ắp trong thơ
tỏ bày nghìn lời với gió
gió thổi tới mai sau khôn cùng
*
Mùa hạ chiều Sài gòn mơ ngủ
thổi những cuồng giông
bất ngờ
đường phố ướt mèm
nào có làm mát da thơm
nghẹn ngào đau buồn thay lời nói
lúc xa rồi
thành phố đã thay tên
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
(Bài thơ Ngày Xa Sài Gòn, trên đây. Trích trong Thi tập TÊN EM LÀ HOA KỲ, của cùng tác giả, xuất bản tại Hoa Kỳ)
*
Ngày chấm dứt chiến tranh, tái lập hòa bình cho Việt Nam (nhưng phải là hòa bình thực sự). Cả Dân tộc mơ ước.
Không phải cho đến ngày 30 – 4 – 75 mới là ngày chấm dứt cuộc chiến. Thực ra, cuộc chiến tranh Việt Nam trên nguyên tắc đã được định đoạt vào ngày 27 – 01 – 1973, khi Hiệp định Tái Lập Hòa Bình Ba Lê về Việt Nam, đã được bốn bên là: Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt Cộng sản) và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tham chiến ký kết.
Tuy nói là Hiệp Định Tái Lập Hòa Bình Ba Lê, nhưng đây chỉ là Hiệp Định ngưng bắn, Hòa Bình trá hình, do các nước lớn định đoạt. Không phải là ước muốn của quân và dân sống ở miền Nam Việt Nam.
Để tiến tới được cái gọi là Hiệp Định Tái Lập Hòa Bình Paris, sự thực, đây là kết quả một cuộc dàn xếp ngưng bắn bí mật về chiến cuộc Việt Nam giữa Bắc Kinh và Hoa Kỳ trước đó, do Ngoại Trưởng Mỹ Henry Kissinger sang Trung Quốc đàm phán.
Trong quá trình diễn biến, mặc cả trong Hội Nghị Ba Lê, bề mặt là bốn phái đoàn của các phe lâm chiến tham dự, nhưng thực chất là do hai phái đoàn của Mỹ và Bắc Việt, do Kissinger và Lê Đức Thọ đại diện định đoạt, còn Phái đoàn của Việt Nam Cộng Hòa và Mặt Trận Giải Phóng miền Nam chỉ là kẻ “ăn theo”, thứ yếu. Đôi lúc có những mặc cả khó khăn, Hội nghị thường gặp bế tắc, hai người chủ chốt này thường gặp nhau bí mật, ‘đi đêm’ để giải tỏa bế tắc.
Chúng ta còn nhớ, sau ngày Hội nghị Hòa Bình Paris thành công, được ký kết, cả hai người, Kissinger và Lê Đức Thọ được trao Giải thưởng Quốc tế Nobel Hòa Bình, của Hàn Lâm Viện Thụy Điển.
Tổ chức Hội đàm Paris kỳ này, mục đích là để Hoa Kỳ có lý do chính đáng nhằm để rút hơn 500 ngàn quân lính viễn chinh, và quân đội các nước tham chiến như: Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Nam Hàn, Phi Luật Tân, Thái Lan ra khỏi Việt Nam, vì dân chúng và Quốc Hội Mỹ không ủng hộ cuộc chiến tranh, đã làm hơn 72 ngàn binh sĩ Mỹ hy sinh và hàng trăm ngàn chiến sĩ bị thương. Hơn nữa cuộc chiến đã làm phân hóa và chia rẽ trầm trọng trong nội bộ nước Mỹ, cụ thể là vụ đặt máy nghe lén Watergate của Đảng Cộng Hòa đối với đảng Dân chủ.
Không phải khi không mà Hiệp Định Paris được tiến hành. Trước thời gian đó, từ đầu năm 1972 cuộc chiến tranh Việt Nam đã leo thang đẫm máu, Cộng quân đã cho nhiều sư đoàn thiện chiến tấn công vào các tỉnh phía bắc của miền Trung Việt Nam như tiến đánh Lộc Ninh, Bình Long, Phước Long , Kontum , rồi Khe Sanh, Đông Hà . Ác liệt nhất là trận tiến chiếm Cổ thành Quảng Trị ngày 1 – 5 -1972. Sau một thời gian chiến đấu đẫm máu khốc liệt, giằng qua kéo lại, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã chiếm lại ngày 25 – 7 – 72 và chiếm giữ phía bên này sông Thạch Hãn.
Phía Mỹ cũng đã dùng không lực từ Hạm đội 7, và các pháo đài B52 xuất phát từ những căn cứ bên Thái lan để không kích miền Bắc Việt Nam. Cuộc không kích dữ dội kinh khủng chưa từng có trước đó, được mệnh danh là Điện Biên Phủ trên không , song cũng không chiến thắng được đối phương , nên phía Mỹ phải giải quyết chấm dứt cuộc chiến trên bàn hội nghị, trong thế chẳng đặng đừng, là Hội đàm Paris như chúng ta đã biết.
Thực chất Hiệp Định Tái Lập Hòa Bình Paris, chỉ là trá hình như đã nói ở trên, không ai mong đợi, chỉ làm lợi thế cho phe Cộng sản có thời gian chuẩn bị, dễ bề thôn thính miền Nam hai năm sau đó!
Sau ngày 27 – 1 – 1973, Hội nghị Ba lê được bốn bên ký kết có hiệu lực. Cuộc ngừng bắn phải thi hành ngay tức khắc. Bên nào đóng quân ở đâu phải giữ nguyên vị trí, án binh bất động, theo như những điều khoản trong Hiệp định ngừng bắn qui định, đồng thời các bên tham chiến thành lập Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên, lên danh sách trao trả tù binh. Nhưng ngay sáng ngày hôm sau, khi bản văn chưa ráo mực, Việt cộng đã vi phạm và cho pháo kích, dành dân, lấn đất, ở khắp các làng quê hẻo lánh của miền Nam.
Phải nói rằng, phía Cộng sản kể từ khi ký kết cho đến 30 – 4- 75 họ luôn luôn không tôn trọng ngừng bắn, đi đến phá vỡ Hiệp định mà họ đã ký kết.
Cộng sản ngoài những vi phạm các điều trong Hiệp Định ở chiến trường, lợi dụng thời gian ngưng bắn, để chúng tăng cường hoạt động tuyên truyền, chống phá chính quyền bằng những chiêu bài: như Phong trào Phụ nữ đòi Quyền Sống của Bà Luật sư ngô Bá Thành, Phong trào Sinh viên Học sinh của Huỳnh Tấn Mẫm, Phong trào Thanh sinh công của Linh Mục Phan Khắc Từ, Nguyễn Ngọc Lan v. v. . . Những chống phá của các Dân Biểu thân cộng như: Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, Lý Quý chung, Lý Chánh Trung. . ., những Tạp chí Đối Diện của Linh mục Chân Tín. Nguy hiểm nhất là Việt cộng nằm vùng đã trà trộn trong hàng ngũ Phật giáo của khối Ấn Quang do Thượng tọa Trích Trí Quang, Thượng tọa Thích Thiện Minh lãnh đạo.
Song song với việc làm lũng đoạn, phá rối ở các thành thị do Mặt Trận Giải phóng Miền Nam chủ xướng, Bắc Việt đã lợi dụng Hiệp định Hòa Bình và việc Mỹ rút quân, không ngừng gia tăng bổ xung quân viện, vũ khí, lương thực, quân trang, quân dụng từ miền Bắc xâm nhập theo đường mòn Hồ Chí Minh vào các tỉnh ở Cao Nguyên và miền Trung Việt Nam nhằm chuẩn bị Chiến dịch Hồ Chí Minh, Tổng tấn công xâm chiếm miền Nam như Bộ Chính Trị Đảng Cộng sản đã hoạch định.
Lợi dụng tình hình chiến sự ngày càng bất ổn của Việt Nam Cộng Hòa, sau khi đồng minh rút quân và Mỹ cúp viện trợ quân sự, ngày 10 – 3 – 1975, Cộng quân chiếm tỉnh lỵ Ban Mê Thuật, rồi tuần tự các tỉnh Pleiku, Khánh Hòa, Lâm đồng, Đà Lạt, Phú Yên. Quân Đoàn II đã mất. Các tỉnh ở vùng 1 Chiến thuật như Đà Nẵng, Huế cũng được lệnh di tản.
Quân Cộng sản sau đó từ Nha Trang tiến chiếm Phan Rang, Phan Thiết, Bình Thuận, đã tiến công làm tan rã Sư đoàn 18 chiếm tỉnh lỵ Long Khánh, ngày 27- 4 đang tràn về tới Trảng Bom, Biên Hòa.
Lúc này gia đình tôi đã chạy hết về Sài Gòn, còn Bố mẹ tôi từ Lâm Đồng đã chạy xuống Nha Trang, được tàu Hải Quân chở về Sài Gòn, nhưng tàu chạy thế nào, nay nghe nói là còn kẹt ở Phú Quốc.
Kể từ chiều 29 – 4 khi Cộng quân tiến vào Sài Gòn qua ngả cầu Xa lộ Phan Thanh Giản, thỉnh thoảng người dân thành phố nghe thấy tiếng đại bác bắn vu vơ đâu đó từ các chiến xa T-54 , tiếng súng AK nổ dòn khiếp vía. Trong phi trường Tân Sơn Nhất, đạn pháo kích không ngớt để ngăn cản những chiếc máy bay cất cánh chở người di tản của không lực Việt Nam Cộng Hòa còn kẹt lại.
Trước đó có tin đồn là Việt Cộng sẽ ‘tắm máu’ và sẽ trả thù sau khi họ chiếm được Sài gòn, nên ai cũng run sợ tìm cách trốn chạy.
Hầu hết mọi gia đình trong Sài Gòn, ai có phương tiện gì đều chở người nhà ra Bộ Tư Lệnh Hải Quân ở Bến Chương Dương, các bến tàu thuộc Nha Quân Vận bên Khánh Hội, để mong xuống tàu thoát thân ra nước ngoài. Nhất là những gia đình có chồng con, hay anh em là quân nhân hết sức hốt hoảng, sợ tới bến cảng không kịp.
Phía Phi trường Biên Hòa, cửa chính vào phi trường nghe nói cũng đã đóng, vì cộng quân pháo kích rất dữ dội. Nhiều khu vực đã bị đối phương chiếm đóng, máy bay không thể cất cánh, nhiều người bị chết hay bị kẹt không ra được.
Những chiếc chiến xa T-54 và quân xa chở Bộ đội của đối phương càng lúc càng đông, đã tiến vào trung tâm thành phố, họ đang tìm phương hướng tiến về phía Dinh Độc Lập. Lúc này mọi người đều nhốn nháo, lo sợ, không biết chuyện gì sẽ xảy ra trong nay mai.
Lúc đó tôi đang loay hoay với chiếc xe Honda cà tàng sắp hết xăng, đạp mãi không nổ máy. Chao ơi, ruột tôi nóng như lửa đốt. Làm sao về được nhà trước cảnh dầu sôi lửa bỏng này. Bỗng có anh lính Nhẩy dù chạy ngang qua như đoán biết xe tôi đang cần xăng anh tốp xe lại nói với tôi: “Anh chạy đến gần cầu Trương Minh Giảng, chỗ đó có bồn xăng mà lấy, chủ đã chạy đi ngoại quốc rồi, bà con đang phá kho lấy xăng ở đó, nhanh lên trước khi ‘bọn nó’ tràn vào.” Tôi cám ơn, rồi vội vàng đẩy xe đi.
Trên đường phố người quá đông đúc, kẻ ngược, người xuôi, ai cũng hốt hoảng, lo sợ. Những binh sĩ VNCH có người đã trút bỏ quân phục ngay trên đường phố. Quân trang, ba lô, súng đạn vất ngổn ngang, chẳng ai còn để ý tới những chuyện gì khác, ngoài chuyện phải tìm đường về đến nhà cho nhanh chóng.
Đến được cây xăng, phải chen chúc vất vả lắm mới dành giật được một bình. Tôi vội vã tìm đến nhà một người bạn để hỏi tin tức. Nhà anh bạn ở phía sau trường Đại học Vạn Hạnh. Bỗng nghe thấy một tràng súng nổ phía chợ Trương Minh Giảng, tôi dừng xe lại. Thật hãi hùng, thấy một người lính Dù nằm bất động, máu me lênh láng, trên tay vẫn còn cầm khẩu M-16. Nghe đâu anh vừa tự sát.
Gặp người bạn, cả hai chúng tôi rủ nhau, mỗi người một xe đến tòa Đại sứ Mỹ trên Đại lộ Độc Lập để tìm cách ra đi, vì anh bạn và tôi có danh sách được Mỹ di tản .
Tới được tòa Đại sứ thật vất vả, vì cảnh người chen lấn đông đúc. Cổng trước Sứ Quán đã đóng kín, phía trong chỉ thấy lính Thủy Quân Lục Chiến nai nịt súng ống đầy mình. Trên trời máy bay trực thăng vần vũ đang lên xuống như mắc cửi trên nóc nhà Sứ Quán, chở người di tản ra Hạm đội 7 ở ngoài khơi Việt Nam. Người đông như kiến đang chen nhau tiếp cận trong khuôn viên và chen lấn nhau leo vào trong hàng rào, người nào cũng cố bám vứu leo chồng cỡi lên nhau, mong vượt rào để nhẩy lên nóc, được trực thăng bốc đi. Lính Thủy quân Lục chiến Mỹ phía trong hàng rào vẻ dữ tợn, súng lăm lăm trong tư thế nổ súng, nếu ai bất tuân lệnh.
Tiếng đạn pháo kích ở ven đô gầm rú. Nghe nói cổng phi trường vào Bộ Tư Lệnh Không Quân cũng đã đóng, lính gác cổng nhận được lệnh “nội bất xuất ngoại bất nhập”, ai bất tuân lính gác sẽ nổ súng.
Thấy không có hy vọng lọt vào trong khuôn viên Sứ quán, chúng tôi ngán ngẩm chia tay nhau, anh bạn còn ở lại xem tình hình thời cuộc, còn tôi đi về khu Khánh Hội lo cho gia đình đang tạm cư ở nhà cô em vợ .
*
Bữa qua là ngày 28- 4. Tôi về nhà ông bà cụ ở Biên Hòa để đưa chú em vừa chạy thoát chết từ Quảng Đức để về Sài gòn, vì tỉnh Long Khánh đã lọt về tay Cộng quân. Nếu không chạy kịp sẽ rất nguy hiểm. Mà bây giờ, biết chạy về đâu cho an toàn đây? Thôi thì cứ chạy về Sài Gòn rồi mọi việc sẽ tính sau. Trong lúc này ai cũng nghĩ thế. Nhưng cũng có một số người có phương tiện, chạy ra hướng Vũng Tàu để tìm cách ra biển.
Trên xa lộ Biên Hòa, từ Hố Nai trở về Sài Gòn, người người tay xách nách mang, kẻ chạy xe Honda, người đi bộ, lính tráng đầy rẫy. Họ di chuyển bằng chiến xa M48, M113 khó khăn, vì người đi bộ chật ních hai bên đường, nhiều đoàn người và xe phải tìm cách xuống ruộng để di chuyển cho nhanh. Thỉnh thoảng mỗi quãng đường có những hàng rào kẽm gai chắn ngang, nhiều chỗ vẫn còn lính địa phương quân canh gác. Có lẽ cấp trên của họ chưa nhận được lệnh di tản, nên vẫn để lính thi hành nhiệm vụ canh gác.
Chiếc xe Hon da của tôi chở hai người ngồi sau và ít đồ dùng thường ngày, lạng lách khó khăn, nhiều quãng đường phải xuống xe dắt bộ, đôi lúc phải băng qua ruộng đồng vì trên đường thì nhung nhúc những người và xe quân sự, dân sự ách tắc, không thể vượt qua.
Thật muôn vàn khó khăn, khi tới được chân cầu Phan Thanh Giản SG, đã gần 10 giờ đêm. Người nào người nấy đói khát muốn lả. Lúc này không thể nào tìm được một quán ăn, phải cố gắng chạy về nhà ở mãi bên Kho 5, Khánh Hội. Đường xá ách tắc đầy rẫy người đi lánh nạn, kẻ đi tìm người nhà. Người nào cũng hớt ha hớt hải, lo sợ không biết khi quân Cộng sản vào tới thành phố mọi sự sẽ ra sao? Tiếng pháo kích khắp ven Đô kinh hoàng không ngớt. Cơn hỗn mang khắp thành phố, mọi người giao động đến cùng độ. Thành phố đã về đêm, mò mẫm mãi rồi anh em chúng tôi cũng đã tới nhà, đúng 12 giờ đêm, trong nỗi kinh hoàng và khốn khổ cùng cực.
Về đến nhà, sau khi cơm nước, tôi quyết định ra bến tàu để tìm đường di tản, kẻo không bao lâu nữa Việt Cộng sẽ tiến vào thành phố, lúc đó có muốn ra đi cũng không còn kịp. Tôi nói với chú em tôi “ Hai anh em mình đi một xe Honda, còn chú Tín (người em rể) đi một xe”.
Chúng tôi ra bến tàu ở Kho 5, Khánh Hội. Thành phố vẫn nhốn nháo trong cảnh sợ hãi. Cổng bến tàu vẫn còn cảnh sát đứng canh gác. Chúng tôi vào trình giấy tờ, mấy người em mặc quân phục, mang lon trung úy nên nhân viên gác cổng cũng dễ dãi.
Tôi nói với chú em: “Chú xuống tàu xem có còn chỗ trống, có thể đi được không? Mấy giờ thì ông Chỉ Huy cho khởi hành? Rồi lên cho anh biết, để anh về nhà di chuyển cả gia đình đến cho kịp giờ, không thôi tàu chạy mất sẽ không đi được.”
Nói xong, mấy người em của tôi vào trong. Chừng một lúc, chú em lên cho tôi biết: “Mọi thứ cần thiết như lương thực, nước uống đã được chuẩn bị đầy đủ”. Đại tá Cục trưởng nói: “Chừng 1 giờ nữa thì ông cho tàu khởi hành”. Tôi nói với chú em: “Chú ở lại đây cho chắc ăn, để anh về thu xếp mang cả gia đình cùng đi”.
Lúc tôi về đưa gia đình ra tới nơi, thì tàu đã khởi hành, vì thời gian quá gấp rút, họ đã đã không còn chờ đợi được. Thế là tôi và gia đình phải kẹt ở lại, không còn phương tiện nào để ra đi!
Đêm 29 – 4 – 75, Đài phát thanh Sài Gòn ra rả đọc tuyên bố của Tổng Thống Dương Văn Minh, nội dung mời Cách Mạng tới bàn giao Chánh phủ. Và Nhật lệnh của Thiếu Tướng tân Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH, ra lệnh tất cả Quân nhân các đơn vị buông vũ khí, giao nộp cho Cách Mạng.
Cả đêm qua, tôi không chợp mắt được. Có lẽ nhiều người cũng mang tâm trạng sợ hãi như tôi. Câu hỏi cứ hiện ra trong đầu, không biết ngày mai mọi sự sẽ ra sao? Tất cả có được bình an như người Tổng Thống lâm thời mong muốn “Buông vũ khí giao nộp Cách Mạng để tránh đổ máu.”
Quá nửa đêm thấy người em rể cột chèo hớt hải vác về một bao gạo Mỹ, cậu thở không ra hơi vất bịch xuống giữa nhà nói: “Các kho ở Khánh Hội dân chúng đã phá để vào lấy lương thực, em cũng chen vào dành được một bao, phải khó khăn lắm mới mang về được nhà, vì người hôi của túa ra đông như kiến, dành giật, xô ngã dẫm cả lên nhau, có người phải bỏ gạo lại, vì chen chân và vác bao gạo không nổi. “Sau đó tôi cũng theo cậu em ra kho, kiếm một bao cho gia đình, để phòng hờ, sợ mai này không có ai buôn bán.
Sáng 30 – 4, lệnh đầu hàng của Tổng Thống Dương Văn Minh đã chính thức đọc trên Đài Phát thanh Quốc gia tại Sài gòn. Thành phố, tình hình thế sự nghẹt thở đến rợn người, vẻ yên tĩnh giả tạo, thỉnh thoảng cũng có tiếng đại bác 130 ly gầm rú, nhưng tiếng gầm rú khủng khiếp nhất là ở trong tâm thức mỗi người. Một vài tràng AK nổi lên đâu đó, cũng có những tiếng súng M16 của người lính VNCH chen lẫn. Phải chăng có tốp lính nào phẫn uất còn chống trả, dù chống trả trong tuyệt vọng. Cũng có thể có người lính nào đó tự sát, vì họ không muốn nhục nhã cúi đầu hàng giặc. Hay cũng có thể một vụ trả thù, ám sát. Vì từ đêm hôm rồi, người ta đã thấy những người mang băng đỏ trên cánh tay áo đi lùng sục ‘phản động’ khắp nơi trong thành phố. Những người mang băng đỏ đó là các cán bộ Cộng sản nằm vùng, hay những người hoạt động bí mật trong khu phố ra mặt chỉ điểm những ai mà chúng cho là nợ máu nhân dân. Quyền sinh sát bây giờ nằm trong tay họ. Cả thành phố bây giờ không khí rất nặng nề, bao trùm sự sợ hãi .
Thỉnh thoảng có xe bọc thép hay xe quân sự tuần tiễu ngang qua. Nhà nào cửa cũng đóng im ỉm, thỉnh thoảng họ lén nhìn ra khe cửa xem có động tĩnh gì không?
Lúc này điều sợ nhất là tiếng gõ cửa vì những tên nằm vùng. Dân chúng thường gọi là “Cách mạng 30”. Không ít người trước đây là Sĩ quan, công chức cao cấp của Chánh phủ, đã bị gõ cửa bắt, rồi họ bị trói tay, dắt đi mà không thấy trở về. Cũng có không ít người, chỉ vì thù oán cá nhân, lợi dụng tấm băng đỏ trên cánh tay áo, ám chỉ là những tay sai của bên thắng trận, vu oan, hãm hại nhau vì tư thù.
Người ta không ngạc nhiên khi thấy những sinh viên, học sinh trước đây trong phong trào Tranh đấu như Nguyễn Hữu Thống, Võ Như Lanh . . . đeo băng đỏ đã đành, mà người ta còn ngạc nhiên khi thấy Nhà văn được mến mộ Cung Tích Biền, Sơn Nam, Vũ Hạnh . . . cũng đeo băng đỏ. Thật lúc này không thể tin được ai, trắng đen lẫn lộn.
(Sau ngày này, cũng có một số tên tuổi gọi là sinh viên, trí thức, theo đóm ăn tàn, cố phô trương mình là người của Cách mạng , bợ đỡ, bưng bô cho một số Cán bộ Việt cộng, chức to quyền rộng, để hãm hại anh em. Một ngày nào đó chịu không nổi cảnh hà khắc của họ, đã tìm cách vượt biên. Bây giờ thấy bọn họ sống ở hải ngoại cũng vênh vang, hò hét chống Cộng hơn ai hết.
Nhiều người chống Cộng thực sự ngán ngẩm bởi nhiều tên muốn làm tay sai, để về Việt Nam kiếm chút bổng lộc. Khốn khổ thay, Cộng sản lại từ chối. Nhưng bọn này vẫn chưa sáng mắt ra, muốn về việt Nam để ‘xây dựng’ đất nước! Bài học của cha con ông Thiếu tướng Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ còn rành rành).
Sáng 30 – 4, Thành phố Sài gòn giống như một thành phố chết, không sinh hoạt buôn bán, mọi công việc tất cả đã ngừng hoạt động, cảnh chết chóc bi thương, lo sợ, bao trùm lên hầu hết mọi người dân, bất kỳ già trẻ.
Những xe Jeep của chế độ cũ, bây giờ được những tên nằm vùng và bộ đội xử dụng, làm xe tuần tiễu giữ gìn an ninh trật tự. Những tốp lính của Quân đội Bắc Việt còn trẻ măng, mặt búng ra sữa, lúc nào cũng kè kè súng AK, hay mang súng lục dắt sau mông đít, quần áo màu cứt ngựa tơi tả. Người nào cũng ngơ ngơ ngáo ngáo. Họ thẫn thờ nhìn hết cái này cái nọ, ra chiều ngạc nhiên, từ chiếc xe Honda, xe đạp. Cái nhà cao tầng ’hiện đại ‘quá , như có anh bộ đội không kiềm chế được phải la to lên. Nhất là Phụ nữ Sài Gòn, sao xinh đẹp và tử tế quá, người nào cũng quần là áo lượt, quí phái làm sao.
Hầu hết họ không tin đây là sự thực, vì như nhiều người trong bọn họ đều có cùng một suy nghĩ, Sài Gòn phải là một thành phố tàn tạ, rách nát, nghèo khổ, điêu linh cơ. Chứ sao lại là một Thành phố vô cùng tráng lệ, diễm kiều như vậy, có người còn trầm trồ , đặt câu hỏi: “Đây có phải là nước Thiên Đàng của Chúa?” Vì trước đây họ đã luôn được học tập tuyên truyền trước khi tham gia Chiến Dịch Hồ Chí Minh: Sài Gòn là Thành phố tạm chiếm, do Mỹ Ngụy chà đạp, kìm kẹp, bóc lột người dân, nên Cách mạng phải mau về Giải phóng, để Nhân dân được hưởng ấm no hạnh phúc!
Sau ngày 30- 4 này, hậu quả kế tiếp là những Sĩ Quan phải ra trình diện học tập cải tạo (thực chất là đi ở tù). Có những cuộc bắt bớ, ám sát, thủ tiêu, tịch thu nhà cửa, tài sản; những Cải tạo Công thương nghiệp, áp bức đi xây dựng vùng kinh tế mới. Những ai còn chút tài sản, bán đi lấy tiền vượt biên.v.v. . . tuần tự diễn ra. Cho đến nay vừa tròn 39 năm. Nghĩ lại, nhiều người vẫn còn sợ hãi.
© Quỳnh Thi
© Đàn Chim Việt
Cẩn thận đấy bạn Thécméc Thư sinh!
Các Cụ nhà ta đã chẳng dạy rằng: (Phải đấm ngực bảy lần) rồi hãy nói, hay (bút sa gà chết).
Để cho dễ hiểu, xin bạn hãy hỏi đồng chí Đỗ Mười, Lê Đức Anh, các đồng chí trong bộ chính trị thắp hương cầu khẩn trước xác ướp của đồng chí Hồ Chí Minh và đặc biệt, cho nhiều chứng cứ rõ ràng là ngài Nguyễn Thanh Sơn thắp hương lia lịa khắp mọi nơi, như biển đảo, ngay cả nhà của mấy chiến hữu Việt Kiều ở Mỹ (kể cả nghĩa trang Biên Hòa của “Ngụy Quân, Ngụy Quyền”.v.v. Vậy thì lúc đó họ Cầu Xin Đấng Nào?
Và nếu họ không giống chúng tôi là Cầu Xin những người đã khuất thì có lẽ họ đang Cầu Xin những Vị Thánh Sống chăng.
Chào đồng chí.
Chống Cộng nói:
. . . .
“Nói rằng, Mỹ cúp viện trợ, không đủ vũ khí, xăng dầu, phụ tùng thay thế để đánh nhau là hoàn toàn không đúng”
“
(hết trích)
Dốt đến thế thì thôi, dốt hơn con bò.. hết ý kiến, cãi với thằng ngu chỉ tốn nước bọt
stop it
Gặp người lái chiếc xe đưa Dương Văn Minh đi tuyên bố đầu hàng
Gần 40 năm đã qua nhưng cảm xúc của người lái chiếc xe chở tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh và các thuộc cấp chính quyền Sài Gòn đến Đài phát thanh Sài Gòn để tuyên bố đầu hàng vô điều kiện vẫn như còn vẹn nguyên.
“Dường như tôi và chiếc xe Jeep mang biển số 15770 ấy có “duyên số” gì với nhau thì phải. Từ lúc nó trở thành chiến lợi phẩm của quân đội ta ở chiến dịch Đà Nẵng đến khi miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, tôi đều được lái nó. Ngày nay, thỉnh thoảng mọi người cũng nhắc đến tôi trong vai trò người cầm vô lăng của chuyến xe đặc biệt ấy” – ông Đào Ngọc Vân – mở đầu câu chuyện về những kỷ niệm của ngày giải phóng miền Nam 39 năm trước.
Ông Đào Ngọc Vân (sinh năm 1950) là công nhân giao thông của Phòng Thị chính thị xã Thanh Hóa (giống đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải bây giờ) từ năm 1970 đến năm 1971. Năm 1972, trước khi xung phong nhập ngũ để vào chiến trường B, ông Vân cũng từng tham gia đội xe giải phóng giao thông cầu Hàm Rồng. Sau một thời gian huấn luyện, tháng 7/1972, chiến sĩ Vân có mặt tại chiến trường Quảng Trị vừa được giải phóng, rồi được biên chế vào đại đội 14, trung đoàn 66, sư đoàn 304 (C14, E66, F304).
Ngay trong lần thử lửa đầu tiên, chiến sĩ Vân đã được tham gia những trận đánh ác liệt tại đường 9 Nam Lào, rồi lần lượt là các chiến trường A Sầu, A Lưới, Thượng Đức, Đại Lộc… Tại chiến trường Đại Lộc, trong số những chiến lợi phẩm mà trung đoàn E66 thu được của địch bỏ lại khi tháo chạy, có chiếc xe Jeep mang biển số 15770.
Ông Vân nhớ lại: “Anh em trong đơn vị không ai biết lái, còn tôi từng lái xe dọc ngang đất Thanh Hóa rồi, nên nhảy ngay lên xe “phóng lượn” vèo vèo. Đồng đội vỗ tay tán thưởng ầm ầm, còn tôi chưa từng được lái chiếc xe nào mà ga số “xịn” như thế, mái xe, thành, vách thoáng như vậy, nên càng “biểu diễn” hăng hơn. Các thủ trưởng trung đoàn thấy vậy cũng vui vẻ cho phép tiểu đội tôi được thu giữ chiếc xe Jeep này để tiếp tục hành quân xuống giải phóng Đà Nẵng”.
“Năm ngoái, khi các đồng đội cũ ở trung đoàn về tìm tôi để cùng tham gia phục dựng chiếc xe Jeep này cho Bảo tàng Quân đội, tôi mới biết, nó là chiếc xe Jeep kiểu M151A2 do Mỹ sản xuất vào những năm của thập kỷ 60 của thế kỷ trước và đưa vào sử dụng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1970”.
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra ngay sau đó, với khí thế chiến thắng như chẻ tre, đơn vị ông lần lượt vượt qua Phan Rang, Phan Thiết, Nha Trang rồi đến Xuân Lộc, cửa ngõ Sài Gòn. Khoảng 6 giờ sáng ngày 30/4/1975, Trung đoàn 66 cùng với xe tăng của Lữ đoàn xe tăng 203 (Quân đoàn 2) tiến sát cầu Sài Gòn. Phát hiện được lực lượng của ta, địch dùng 8 chiếc xe bọc thép M113 và 4 chiếc xe tăng M41 cùng bộ binh chống trả quyết liệt trên cầu Sài Gòn. Lực lượng xe tăng của Lữ đoàn 203 tập trung binh lực đánh mạnh xe tăng địch. Đại úy Phạm Xuân Thệ, trung đoàn phó Trung đoàn 66 nhận lệnh của Bộ Tư lệnh Sư đoàn 304 dùng xe Jeep nhanh chóng dẫn đơn vị vượt qua cầu Sài Gòn, thọc sâu vào nội đô cùng phối hợp chiến đấu với các binh đoàn khác.
“Vẫn tôi là người lái chiếc xe Jeep 15770 đưa đại úy Phạm Xuân Thệ vượt cầu Sài Gòn trong mịt mù khói lửa và ầm ầm đủ loại súng tăng súng máy nổ vang trời. Tôi tăng ga lao nhanh, nhưng do chưa từng vào nội đô bao giờ, nên còn lúng túng khi xác định đường đến mục tiêu cuối cùng – Dinh Độc Lập của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Đại úy Thệ mời một người đàn ông trung niên dáng chắc nịch, mặc áo sơ mi cộc tay, cầm cờ Giải phóng lên xe để chỉ đường. Khi nhìn thấy tòa nhà cao tầng, trên nóc có treo cờ ba sọc, người dẫn đường nói to: “Đó chính là Dinh Độc Lập”.
“Lúc này, chiếc xe tăng 390 của Lữ đoàn 203 đã húc đổ cổng chính của Dinh và lao vào trong. Tôi nhấn ga lái chiếc xe Jeep vượt qua cổng rồi vòng theo đường viền bên phải tiến vào sảnh Dinh, để mọi người nhanh chóng ra khỏi xe, di chuyển lên tầng hai tòa nhà” – ông Đào Ngọc Vân nhớ lại.
“Ít phút sau, tôi được lệnh ra xe để tiếp tục làm nhiệm vụ. Lúc đó là 10 giờ 30 phút. Tôi thấy Trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ dẫn theo hai người đàn ông tiến lại chiếc xe Jeep 15770 mà tôi cầm lái. Trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ và cùng một người ngồi hàng ghế phía trên, người kia ngồi phía dưới cùng trung úy Phùng Bá Đam, trung úy Nguyễn Khắc Nhu. Hai chiến sĩ Nguyễn Huy Hoàng và Bàng Nguyên Thất ngồi hai bên thành xe. Mãi sau này tôi mới biết người béo ục ịch, đeo kính trắng, đi giầy đen ngồi ngay bên cạnh mình là Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh, và vị quan chức mặc bộ comple, sơ mi trắng ngồi phía sau là Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa Vũ Văn Mẫu.
Xe ra khỏi tòa nhà, theo chỉ dẫn của một thanh niên mặc áo trắng trạc 35 tuổi đứng ngay phía ngoài tay lái, trên bậc cửa xe, chúng tôi đến Đài phát thanh Sài Gòn chỉ sau ít phút đồng hồ… Vào lúc 11giờ 30 phút ngày 30/4/1975, các loa phóng thanh Sài Gòn cùng phát lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện của Tổng thống Dương Văn Minh”.
“Gần 40 năm đã đi qua nhưng những hình ảnh, những thanh âm của cái ngày lịch sử hôm đó vẫn còn in dấu vẹn nguyên trong trí nhớ của tôi, từng lời Tổng thống Dương Văn Minh nói, tôi nhớ từng câu, từng chữ: “Tôi, Đại tướng Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn kêu gọi quân lực cộng hòa hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện quân giải phóng miền Nam –Việt Nam. Tôi tuyên bố, chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn, giao chính quyền từ trung ương đến địa phương lại cho Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam – Việt Nam”.
“Lúc đó, tôi nhảy ra khỏi xe, mừng vui đến trào nước mắt, ôm lấy đồng đội và nhân dân bên đường mà hét to lên rằng: “Giải phóng hoàn toàn miền Nam rồi”. Cả thành phố cũng sôi động trong tiếng reo hò không ngớt”.
Sau ngày thống nhất đất nước, ông Vân trở về với cuộc sống thường nhật ở quê nhà, bên vợ con tại phường Ngọc Trạo, thành phố Thanh Hóa. Đến một ngày đầu năm 2008, khi Bảo tàng Lịch sử Quân đội Việt Nam phục dựng chiếc xe Jeep của thời khắc lịch sử ấy, ông Đào Ngọc Vân cung cấp thêm một tư liệu rất quý, bức ảnh ông chụp kỷ niệm với anh Phùng Bá Đam bên cạnh chiếc xe Jeep tại Sài Gòn vào tháng 8/1975. Phóng to bức ảnh, xác định được trên biển xe có một ngôi sao trắng và một dãy số 1577…, Viện Kỹ thuật hình sự (Bộ Công an) đã giám định và xác định được số 0 nằm ở cuối. Và chiếc xe Jeep “lùn”, kiểu M151A2 mang biển số 15770 đã được phục dựng thành công, như một chứng tích của lịch sử…
Nguyễn Thùy
Nhà văn Miền Bắc Việt Dương Thu Hương: “Cuộc chiến giải phóng miền Nam là cuộc chiến ngu xuẩn nhất trong lịch sử dân tộc” .
Nhà văn Miền Bắc Tô Hoài: ” Cái động lực gây nên cuộc chiến đó chính là chủ nghĩa cộng sản: “Đấy chính là một tà giáo đại bịp nhất trong lịch sử loài người mà những tên lãnh tụ tối cao của chúng dựa vào đó để gây chiến tranh nồi da xáo thịt, để tiến hành âm mưu hiểm độc tiêu diệt mọi lòng tin khác, mọi nhận thức, mọi tình cảm, mọi tình yêu, kể cả lòng yêu nước của con người” .
Cứ thế , khi thì số xe là 15770 , khi thì số xe là….15778… láo …lòi…láo… loạn cào cào trên các Web của Đảng …
Thiệt…chán mớ đời…
Miền Nam được Cộng láo giãi phóng để rồi cùng nhau…ăn cám xú, của cãi tích luỹ bằng sức lao động mần ăn nhiều đời bị Cộng nó vô cướp sạch, thân lại đi…tì.
Cò mồi chuyên…tra tấn dân ngu bằng loa rè tự sướng kiểu này 40 năm, chưa đủ sao?
Nghe, thì rất hồ hởi phấn khởi, như khi người ta tìm được thứ thuốc
chữa bệnh Sởi ! Chuyện như ” vầy,” mà Mỹ nó SỢ quá, bỏ lơ :
Số là, sang ngày 30 tháng Tư ,1975, không hề có mặt một người
lính, cao hơn nữa là một đại diện của MTGPMN nào trong Dinh Độc
Lập khi ông Tổng thống ” bất đắc dĩ’ DV Minh đọc lời đầu hàng.
Xin quý bạn bên này hay bên kia vĩ tuyến nhớ cho : Vì sao Mỹ nó
không giữ lại hai ông Thiệu và Hương là những tổng thống hợp hiến
để…đầu hàng, mà lại chon ông Minh ” vi hiến ” mà…đầu hàng ?
Lại nhớ cho : ông tổng thống vi hiến Minh đọc ” Lời đầu hàng” với
chánh phủ của MTGPMN ( vắng mắt) đã bị Nón Cối Bắc Kỳ cướp
danh nghĩa và cướp lá cờ xanh đỏ MTGPMN để diễn tuồng.
Vậy thì, một tổng thong vi hiến đọc Lời đầu hàng với MTGPMN bị
tiếm danh,– thì cái sự đầu hàng đó được hiểu ra như thế nào?
( Và vì sao cả Mỹ, Tàu, Nga,Anh Pháp…cả LHQ …đều im lặng vậy ?
Vậy thì, Cộng Sản Bắc Việt đang …có công, là ” quản lý ” một Miền
Nam tạm thời vắng chủ nhà). Cộng Sản BV tuy thống nhất theo
cách ” quản lý,” nên cái Dinh độc Lập còn bỏ trống ! và không có
tượng đại ông Hố hay ông Lê Nin nào to lớn được dựng tại Saigon.)
Còn quá nhiều chi tiết ẩn dấu, mà các bạn ta vô tình chưa thấy. Vấn
đề rất tế nhị, có viết bài gửi đăng, thì BBT cũng chưa hiểu ra đâu).
Bên trong còn lắm điệy hay. Ngày 30.4.75 đánh dấu sự vắng mặt của
VNCH, nhưng cũng khởi đầu cho một giai đoạn chiến lược mới đối
với Cs quốc tế và CSVN ,– Nay, CS Liên Sô, Đông Ấu đã chết. Và…
Nay kính, Tô Mã Ý
.
.
TUỔI CHIỀU
Ai xui ta nhớ về chiều
Ai xui ta nhớ những điều không đâu
Sông dài chưa hẳn là sâu
Mưa nhiều chưa phải thấm lâu suốt mùa
Tuổi xuân sa thoáng hạt mưa …
Tay chưa kịp hứng gió lùa ngàn thâu…
Tình người như kẻ bắc cầu
Bao lần lỡ nhịp nỗi đau ngậm ngùi
Một cuộc vui, hai cuộc vui
Nắng mai mới hửng buông lơi cánh diều
Phải rằng tuổi đã về chiều
Đau lòng chợt nhớ những điều trao nhau
Nhớ lá trầu, nhớ buồng cau
Nhớ cái bờ cỏ rầu rầu đêm thanh
Nhớ cái xấu hổ mong manh
Nhớ vòng tay ấm chợt gần chợt xa
Nụ cười là một bông hoa
Sắc tàn hoa rụng xót xa nụ cười
Chiều nay đứng ngắm mưa rơi
Soi gương trời – thấy buồn ơi tuổi chiều…
THT
Nghe thơ…lâm vố, tiêu điều
Cò mồi chẳng hiểu, hết…chiều đến…mai
Trăm năm thoáng cái vụt bay
Hai muơi năm kế, tình…quay trở về
Cộng mà…còn,
thiệt hết…mê
Lại lấy quần đội, lại..ê mặt nghèo
Mạng người thời Cộng, rẻ…bèo
Kiếp nào cũng phãi nên…khèo chúng đi
Về..chiều, hết…khí, xá gì…
Người liệt sĩ cùng đoàn quân tiến vào giải phóng Sài Gòn
Không chiến thắng nào không có những mất mát, hy sinh. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, hàng vạn chiến sĩ QĐNDVN đã ngã xuống cho hòa bình của đất nước. Sự hy sinh nào cũng khiến đồng đội đau lòng và tiếc thương.
Sự hy sinh anh dũng của liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Hoàng Thọ Mạc ngay tại cửa ngõ Sài Gòn, đến hôm nay vẫn còn khắc ghi trong trái tim những người lính đã cùng anh sát cánh chiến đấu trên cầu Vĩnh Bình.
Trong thời khắc kỷ niệm 39 năm giải phóng miền Nam, Thượng tướng, Giáo sư, Viện sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Trung đoàn trường Trung đoàn 27 (Trung đoàn Triệu Hải), Sư đoàn bộ binh 320B của Quân đoàn 1 (Binh đoàn Quyết Thắng), đã kể cho chúng tôi nghe câu chuyện đầy xúc động ấy…
Sáng 30/4, Trung đoàn bộ binh 27 và Trung đoàn bộ binh cơ giới 202 cùng tấn công theo hướng cầu Vĩnh Bình để tiến vào Sài Gòn. Lúc đó, tất cả các lực lượng đã hợp thành một, riêng bộ binh và bộ binh cơ giới là 2.000 người, còn tính cả bộ đội xe tăng, pháo binh, phòng không thì gần 3.000 người.
Trên đường đi, đâu đâu cũng thấy lính nguỵ, xe tăng, xe thiết giáp, xe ô tô quân sự, “Vua chiến trường”, các loại pháo và vũ khí, quân trang, quân dụng của chúng vứt ngổn ngang đầy đường, đầy phố. Ta vừa đi vừa đánh mở đường. Tới 9 giờ 30 phút, thì đoàn quân đã đến cầu Vĩnh Bình, cách Sài Gòn 10 cây số. Dọc đường, ta đã bắn cháy 3 xe tăng của địch, phía ta cũng bị địch bắn cháy 1 xe tăng.
Tại cầu Vĩnh Bình, địch đang co cụm lại, xe tăng, xe thiết giáp của địch nhiều vô kể, quân ta phải dùng pháo phòng không 37 mm hạ nòng xuống để đánh kìm đầu bộ binh địch. Lúc đó, xe thiết giáp số 454 (loại có pháo nòng trơn) do đồng chí Hoàng Thọ Mạc, Đại đội trưởng Đại đội 3 (Tiểu đoàn bộ binh cơ giới 66 – Trung đoàn bộ binh cơ giới 202) chỉ huy, đã liên tiếp bắn cháy 5 xe tăng của địch. Khí thế đang hừng hực thì xe bị hỏng. Lợi dụng thời gian hỏa lực địch bị chế áp, Đại đội trưởng Hoàng Thọ Mạc lao từ trên xe xuống mặt cầu, rút khẩu súng K54 anh luôn mang theo mình ra để chỉ huy tổ B40 và B41 chiến đấu, bắn cháy thêm 3 xe tăng của địch. Khẩu súng hiện vẫn được lưu lại tại Bảo tàng Lực lượng Tăng thiết giáp (Hà Nội).
Trong lúc đang chỉ huy chiến đấu, một mảnh đạn M79 của địch găm đã vào ngực Đại đội trưởng Hoàng Thọ Mạc, máu tuôn ra ướt đẫm cả áo. Nén đau, anh tự băng bó cho mình, rồi tiếp tục hô anh em xông lên chiến đấu đánh bật địch ra khỏi cầu. Ngay lúc ấy, một chiến sỹ trẻ lao lên tiếp cận mục tiêu nhưng bị địch phát hiện và tập trung hỏa lực bắn xối xả. Một quả đạn M79 khác bay tới nổ, mảnh đạn văng khắp nơi, trong khoảnh khắc ấy Hoàng Thọ Mạc đã lao vọt tới, xô người chiến sĩ ngã xuống và lấy thân mình nằm đè lên, che đạn cho đồng đội, cứu sống người chiến sĩ trẻ ấy. Còn anh đã anh dũng hy sinh.
Chứng kiến hành động dũng cảm ấy, tất cả đồng đội của anh đều bật dậy, lao về phía quân thù. Ngọn lửa căm thù rực cháy tiếp thêm sức mạnh cho các chiến sĩ xe tăng và bộ binh ào qua cầu Vĩnh Bình như cơn lốc, đè bẹp sự kháng cự của địch, cùng các cánh quân khác tiến vào giải phóng Sài Gòn.
“Lúc đó đã gần 10 giờ sáng ngày 30/4, tôi đã quyết định đưa đồng chí Hoàng Thọ Mạc lên xe, chở đồng chí cùng đoàn quân tiến vào Sài Gòn”, tướng Hiệu bùi ngùi kể.
Đường đã thông, đoàn quân ào ào tiến tới. Nhiệm vụ đơn vị của Trung đoàn trưởng Hiệu là đánh chiếm Bộ Tư lệnh thiết giáp của quân Ngụy và Lục quân Công xưởng ở Gò Vấp. Lục quân Công xưởng gồm 13 căn cứ, trong đó căn cứ 25, 26 là căn cứ truyền tin, căn cứ 30 là căn cứ hậu cần (có đủ cả xăng dầu, quần áo, quân nhu…). Sau khi chiếm được những căn cứ này, thì đoàn quân tiến về tiếp quản Tổng quân y viện Cộng hòa vào lúc 10 giờ 30 phút sáng.
“Tổng quân y viện Cộng hòa lúc đó có 400 người, từ bác sĩ tới nhân viên phục vụ, cùng vài trăm thương binh của quân ngụy. Khi tiếp cận, người đầu tiên chúng tôi gặp là Chuẩn tướng ngụy Phạm Hà Thanh, Cục trưởng Cục Quân y của quân ngụy Sài Gòn, người Nam Định. Khi nghe tôi nói, ông ta nhận ra tôi cũng là người Nam Định, nên nói: ‘Thưa quý ông, tôi cũng là người Nam Định, tôi xin bàn giao bệnh viện này’. Tôi trả lời ông ta: ‘Không, các ông đã thua trận, các ông phải đầu hàng vô điều kiện và quân giải phóng sẽ tiếp quản bệnh viện này, nhưng yêu cầu ông phải để nguyên đội hình bác sĩ, cả ông cũng phải ở lại’.
Mọi yêu cầu đều được Chuẩn tướng ngụy Phạm Hà Thanh tuân theo. Và để đảm bảo sức khỏe cho thương binh của ta, Trung đoàn trưởng Nguyễn Huy Hiệu đã yêu cầu hai điều với ông Phạm Hà Thanh: Phải cho thương binh hưởng chế độ chăm sóc cao nhất từ trước tới nay; phải đảm bảo không để thương binh nào chết, nếu không sẽ phải chịu trách nhiệm. “Nghe tới từ trách nhiệm thì ông ta rất lo sợ, ông ta trình bày: ‘Thưa quý ông, chết có nhiều nguyên nhân, nên quý ông phải có 1 hội đồng của các ông và chúng tôi để xem xét xem nguyên nhân nào dẫn đến cái chết’. Tôi đồng ý, thế là ông ta bắt đầu tháo quân hàm chuẩn tướng ngụy và làm nhiệm vụ của mình, với sự giám sát của những bác sĩ phía ta”, tướng Hiệu nhớ lại.
Sau khi đơn vị của Trung đoàn trưởng Hiệu đã chiếm xong Lục quân công xưởng thì cũng là lúc các đoàn quân tiến vào, chấm dứt những giây phút cuối cùng của quân ngụy tại Sài Gòn. “Theo kế hoạch phối hợp hiệp đồng, một bộ phận đơn vị chúng tôi đã cùng với các đơn vị bạn tiến đánh các mục tiêu còn lại, kết thúc thắng lợi chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử”, tướng Hiệu kể.
Chiều 30/4, ngay sau khi trận chiến kết thúc, Trung đoàn trưởng Nguyễn Huy Hiệu đã đi tìm chiếc quan tài đẹp nhất để an táng Đại đội trưởng Hoàng Thọ Mạc. Sự mất mát trong giờ phút chiến thắng, khiến ai cũng thấy bùi ngùi…
“Sau trận đánh, Hoàng Thọ Mạc được truy tặng Huân chương Quân công giải phóng hạng Ba. Và với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong suốt nhiều năm tham gia chiến đấu, ngày 12/9/1975, Nhà nước đã quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Hoàng Thọ Mạc. Liệt sĩ Hoàng Thọ Mạc là người duy nhất thuộc cánh quân của chúng tôi được phong Anh hùng lực lượng vũ trang”, tướng Hiệu xúc động kể.
39 năm rồi nhưng có lẽ mỗi năm vẫn như “ngày 30/4 năm ấy” với tướng Hiệu mỗi khi ngày 30/4 tới. Bởi ông vẫn nhớ như in cái cảm giác khi đoàn quân tiến vào Sài Gòn, trùng trùng, điệp điệp; cảm giác khi hàng vạn người dân Sài Gòn đổ ra đường, chật kín cả hai bên phố để đón chào đoàn quân chiến thắng; cảm giác khi ông đứng trước cả ngàn quân ngụy để giải thích cho họ về chính sách khoan hồng của ta, rồi cho họ trở về với gia đình để đoàn tụ trong giờ phút đất nước thống nhất…
Hoàng Thọ Mạc sinh năm 1947, trong một gia đình có truyền thống cách mạng, thuộc xã Xuân Trường (Xuân Thủy, Nam Định). Phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, gia đình và nhất là người cha thân yêu là liệt sĩ trong kháng chiến chống Pháp, năm 1965, Hoàng Thọ Mạc đã tình nguyện tham gia lực lượng Thanh niên xung phong, phục vụ trên tuyến đường Trường Sơn. Tháng 6/1967, anh được chuyển sang bộ đội chủ lực và năm 1972 được điều về Trung đoàn bộ binh cơ giới 202. Với tinh thần tích cực học tập, rèn luyện, anh đã nhanh chóng làm chủ nhiều loại vũ khí, trang bị và trở thành một sĩ quan chỉ huy mẫu mực. Thiếu úy Hoàng Thọ Mạc được bổ nhiệm làm Đại đội trưởng Đại đội bộ binh cơ giới số 3 – Tiểu đoàn bộ binh cơ giới 66 – Trung đoàn bộ binh cơ giới 202 và trực tiếp tham gia chiến đấu trên chiến trường. Khẩu súng K54 anh luôn mang theo để chiến đấu và tham gia 5 chiến dịch lớn, lập được nhiều chiến công xuất sắc. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đơn vị anh phối thuộc với Sư đoàn bộ binh 320B tiến công trên hướng Bắc Sài Gòn, có nhiệm vụ: Đánh chiếm Chi khu Lái Thiêu, cầu Vĩnh Bình và nhanh chóng tiến về Sài Gòn. 18 giờ ngày 25 tháng 4 năm 1975, tại vị trí tập kết chiến đấu, trong lễ tuyên thệ xuất quân, Hoàng Thọ Mạc đã thay mặt cho cán bộ, chiến sỹ trong Đại đội hứa quyết tâm: “Được tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là một vinh dự lớn, là khát vọng cháy bỏng của chúng tôi. Dù phải hy sinh, chúng tôi cũng kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ”. Anh ngã xuống cách Sài Gòn 5 km và trước giờ toàn thắng chỉ hơn 1 giờ.
Tuyết Anh
*** Võ nguyên Giáp:… trong suốt 60 ngày đêm của chiến dịch thành cổ, cứ 5 giờ 30 phút chiều, khi trời bắt đầu chập choạng tối, một đại đội ta ở bên này bờ sông Thạch Hãn, lặng lẽ bơi sang để đánh vỗ mặt thành, 8 giờ 30 phút bơi trở về chỉ còn được mươi, mười lăm người. Lần nhiều nhất là 35 đồng chí (cả lành lặn, cả bị thương). Lần ít chỉ còn 5, 7 đồng chí thương tích đầy người, thậm chí có lần cả một khúc sông, không một bóng người, chỉ có tiếng gió hú ghê rợn như những âm hồn vọng vang khắp đáy sông. Như vậy, trung bình mỗi ngày ta tiêu hao một đại đội chủ lực (khoảng 135 người) và 60 ngày đêm tấn công thành cổ ta mất gần một vạn người, biến thành cổ Quảng Trị thành nấm mồ chôn thanh niên, sinh viên, trí thức Việt Nam.
***Nhà văn Cộng sản Bảo Ninh trong Nỗi Buồn Chiến Tranh viết về tiểu đoàn 27 mà cho đến năm 1975 chỉ còn sống sót 10 người trong số 500 người lúc đầu .
***Nhà thơ Cộng sản Chế Lan Viên hối hận đã khuyến khích thanh niên lao đầu vào lửa đạn chết như những con thiêu thân :
AI TÔI ?
Mậu Thân, 2000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm còn sống sót có 30
Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2000 người đó ?
Tôi !
Tôi – người viết những câu thơ cổ võ
Ca tụng người không tiếc mạng mình
trong mọi lúc xung phong
Một trong 30 người khi ở mặt trận
về sau mười năm
Ngồi bán quần trên đường nuôi đàn con nhỏ
Quán treo huân chương đầy mọi chỗ
Chả Huân chương nào nuôi được người lính cũ !
Ai chịu trách nhiệm vậy ?
Lại chính tôi!
Người lính cần một câu thơ giải đáp về đời
Tôi ú ớ!
Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm
Mà tôi xấu hổ!
Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay
giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ
Giữa buồn tủi chua cay
Tôi có thể cười!…
***Trong cuộc chiến Việt Nam 1954- 1975, quân đội Việt Nam Cộng Hoà mất 275,000 người và con số bị thương là 1,170,000 người.
Theo sử gia Bill Laurie,” 275,000 tử trận trong tổng số dân Miền Nam 17 triệu. Nếu so với số dân 200 triệu của nước Mỹ vào thời điểm đó, thì con số này lên đến 3,235,000 người”.
Theo tài liệu đúc kết từ Đại Hội 4 của Việt cộng năm 1976, ít nhất là 4.000.000 thanh niên miền Bắc đã chết trên chiến trường – gồm cả số người chết trên đường xâm nhập từ Bắc vào Nam.
Hoàng Thọ Mạc sinh năm 1947, trong một gia đình có truyền thống cách mạng, chống thực dân Pháp thì còn chấp nhận, vì thời chống Pháp có phong trào Việt Minh, trong đó có đủ mọi thành phần dân tộc, và dĩ nhiên có cả Hồ Chí Minh và bọn cướp CSVN trá hình!
Tội nghiệp cho nhân dân và thanh niên miền bắc bị CSVN lừa gạt và lạm dụng lòng yêu nước, bị đẩy vào chiến trường miền Nam với “sinh bắc tử nam” mà Hoàng Thọ Mạc là một “trong những nạn nhân”, tình nguyện tham gia lực lượng Thanh niên xung phong, phục vụ trên tuyến đường Trường Sơn. Hoàng Thọ Mạc hung hăng tiến vào Sài Gòn làm mũi dùi tấn công, nhưng đã gục ngã chỉ hơn 1 giờ trước khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.
May mắn cho Mạc, vì chết ở Sài Gòn nên thi thể được chôn cất đàng hoàng, còn rất nhiều đồng chí của Mạc bị mất xác phải nhờ đến những nhà ngoại cảm tìm hài cốt, thế nhưng nhiều hài cốt bộ đội được đưa lên bàn thờ là xương thú vật;
Video gây rúng động: Chôn xương động vật giả hài cốt liệt sĩ.
Khốn nạn ở chỗ, ngay cả một số cán bộ có chức có quyền cấp cao đã lừa đảo và ăn tiền trên xương máu, hài cốt của đồng đội mình. Ôi con người CSVN là thế?
Luôn luôn (và mãi mãi?) có hai đối nghịch:
- Một phiá mù quáng (do bị tẩy não hay ngu đần, hoặc ngoan cố?) luôn tìm cách bào chưã, bênh vực cho HCM và CSVN trong việc tàn phá dân tộc và đất nước theo châm môn “cứu cánh biện minh phương tiện” nhằm phục vụ mưu đồ “phiên thuộc hoá” VN cuả Tàu.
- Một phiá không bao giờ “tự sờ gáy” để nhận biết được tội “tôi làm tôi mất nước” khi đã tiếp tay cho bọn tay sai bán nước, quân phiệt và tham ô làm suy yếu chính nghiã Quốc Gia dẫn đưa đến mất nốt Miền Nam về tay CS và biến toàn bộ nước VN ĐÃ THÀNH PHIÊN THUỘC CUÃ TÀU và chẳng bao lâu sẽ thành trực thuộc Tàu như Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay!! Tệ hại hơn, đôi lúc họ đã khiên người dân dửng dưng với công cuộc kháng chiến chống CS bán nước cho Tàu vì có cảm tưởng là cuộc kháng chiến chính nghiã chống cộng đã bị lợi dung bởi bọn “cướp bị bọn cướp khác cao thủ hơn phỗng tay trên” mà thôi!
Chua sót thay cho những người VN yêu nước! Có tấm lòng, nhưng chưa có thể dẹp bỏ cả hai bè lũ khốn nạn đã, đang và còn làm hại đất nước và dân tộc VN: Bè lũ CS tay sai Tàu và bè lũ quân phiệt, tham ô suốt đời chỉ làm tay sai ngoại bang!
Người Quốc Gia VN yêu nước chống cộng khác và không phải bọn quân phiệt, tham ô và tay sai bán nước!
Nguyễn Thế Viên
Thưa,
Nghe thầy ba đu lên lớp, mà Tiên Ngu…phục sát đất…
Tìm kiếm bấy lâu, rồi thì cũng có ngày…hạnh ngộ. Phen này người VN có thầy ba đu dìu dắt, chắc chắn sẽ thoát nạn cs.
Trước đây mà thầy ba ra nghề, chắc chắn VN cũng sẽ thoát nạn…VNCH độc tài quân phiệt…
Ý mà trước khi có VNCH độc tài quân phiệt, cũng đã có các anh…quốc gia yêu nước ra nghề rồi thầy? Coi bộ còn…tệ bạc hơn…quân phiệt, có khá gì hơn đâu thầy ba?
Xin tất cả người VN, hãy cùng nhau sắp hàng theo dưôi thầy ba Viên, với thầy lang Cường, để đi tới VN…khá hơn…
Chúc thầy ba…may mắn…
Cảm xúc dâng trào khi tiến vào Dinh Độc lập trong ngày lịch sử 30/4
Nhà báo Ngọc Đản: “Có người nói rằng: “Giải phóng Sài Gòn không vỡ một cửa kính” nhưng nói như vậy là nói thế trận chung nhưng thực tế, sự hy sinh của người lính kéo dài cho đến giây phút cuối cùng”.
Trong câu chuyên vào một buổi chiều tháng 4, tại một góc quán cà phê trên đường Hai Bà Trưng, Hà Nội, nhà báo Đậu Ngọc Đản nguyên là phóng viên chiến trường của Tổng cục Chính trị và của Thông tấn xã Việt Nam, một nhà báo từng qua nhiều chiến trường, từng chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử và những hy sinh, mất mát của bộ đội ta, đã kể cho chúng tôi câu chuyện về cảm xúc dâng trào khi tiến vào Dinh Độc lập trong ngày lịch sử 30/4/1975…
Xe của quân đoàn 3 tiến vào Bộ Tổng Tham mưu của Nguỵ quân Sài Gòn (Ảnh: Ngọc Đản)
Những sự hy sinh ngay trước giờ Độc lập
Kể về những sự hy sinh ngay trước giờ chiến thắng ngày 30/4/1975, nhà báo Ngọc Đản rưng rưng chia sẻ: “Buổi sáng ngày 30/4, tôi đi theo Lữ đoàn xe tăng 203 vào Sài Gòn. Phối hợp với Lữ đoàn 203 là Tiểu đoàn Thông tin 18 của Sư đoàn 304 mà trước đó họ vừa đánh chiếm căn cứ Nước Trong (căn cứ thiết giáp của quân Nguỵ). Nhiều lính Nguỵ đã bỏ chạy, nhưng còn một số phần tử ngoan cố tụ tập lại và nấp hai bên đường 15. Lúc bộ đội ta đang thừa thắng xông lên thì bất ngờ bị những phần tử này nổ súng. Có những chiến sỹ của ta đã hy sinh trên đường tiến vào Sài Gòn.
Tôi đã được chứng kiến tận mắt hình ảnh khi bộ đội ta hy sinh anh dũng, những người lính của địch ở căn cứ thiết giáp biết là không chống được nữa nên đã cởi bỏ quân phục và trang bị của lính ngụy, lấy áo quần của bộ đội ta đã hy sinh để mặc, lấy ba lô của các chiến sỹ ta đã hy sinh đeo lên vai rồi bỏ trốn. Chúng tôi chỉ phân biệt được họ qua đôi giày của lính nguỵ.
Ngay sau đó, khi phát hiện ra sự việc như vậy, quân ta đã vô cùng tức giận và tôi có thể cảm nhận được sự căm tức của chiến sỹ ta đã lên đến tột độ. Khi những người lính ngụy ấy bị bắt, có chiến sỹ của ta đã giương lưỡi lê lên định đâm vào người lính thất trận kia, nhưng các cán bộ chỉ huy đã ngăn lại. Những chiến sỹ kia đã vô cùng tức giận nhưng vẫn phải hạ lưỡi lê xuống trước người đã giết đồng đội của mình, bởi trước chiến dịch Hồ Chí Minh, quân ta được giáo dục tính nhân đạo và ý thức kỷ luật khi vào vùng mới giải phóng. Những chiến sỹ khi đó đã phải nén đau thương lại để thực hiện lòng nhân đạo và chính sách hoà hợp dân tộc – một lợi ích lớn hơn của đất nước. Đến nay, giá trị nhân ái đó đã tạo nền tảng cho sự hào hợp của dân tộc của đất nước.
Ngay trước của ngõ Sài Gòn tôi cũng đã được chứng kiến nhiều chiến sỹ xe tăng của ta đã hy sinh khi xe tăng bị những tên địch ngoan cố bắn cháy. Đó là những sự hy sinh ngay trước giờ toàn thắng. Có người nói rằng: “Giải phóng Sài Gòn không vỡ một cửa kính” nhưng nói như vậy là nói thế trận chung, trong thực tế sự hy sinh của người lính kéo dài cho đến giây phút cuối cùng”.
Chiến sĩ biệt động Nguyễn Trung Kiên (tức Cao Thị Nhíp, quê Tiền Giang) dẫn đường cho các chiến sĩ Sư đoàn 10 đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất sáng 30 – 4 – 1975 (Ảnh: Ngọc Đản)
“Một chiến thắng như được chuẩn bị từ trước”
Thưa ông, cảm xúc khi tiến vào Dinh Độc lập của ông lúc đó như thế nào?
Nhà báo Ngọc Đản: Khi thế trận đi vào những giờ phút chiến thắng thì tất cả chỉ mừng vui, sung sướng, bất chấp lửa đạn, không sợ bất kỳ sự hy sinh nào nữa. Số phận đã cho tôi một sự may mắn. Trên xa lộ ngã ba đường 15 vào Sài Gòn cũng như khi đến cầu Thị Nghè, phía quân Nguỵ vẫn bắn vào quân ta rất mãnh liệt. Lúc đó, tôi là phóng viên đã nhô đầu lên nắp cửa ở tháp pháo của xe tăng để ghi nhận tình hình thực tế và chụp ảnh. Đó thực sự là một tình huống nguy hiểm, bởi chỉ cần một viên đạn lạc thôi thì mình đã hy sinh rồi. Nhưng lúc đó tôi không hề nghĩ đến sự hy sinh bởi tinh thần chiến thắng chung đã khiến mình như vậy.
Khi gặp hình ảnh đồng bào ta tràn ra đường cầm cờ đón chào chúng tôi thì chúng tôi cảm thấy như chiến thắng đã được chuẩn bị từ trước. Lúc đó tôi như một chiến sỹ mà quên mất mình là một nhà báo. Sau này cuộc đời đi làm báo thì lúc nào cũng tỉnh táo, nhưng vào thời điểm đó không phải lúc nào cũng tỉnh táo được.
Trong tinh thần chiến thắng, đối với tôi, những người lính Nguỵ bại trận không còn là kẻ thù nữa, bởi họ cũng là người Việt Nam. Thực sự là như vậy.
Trong không khí chiến thắng như vậy, ông có khóc?
Nhà báo Ngọc Đản: Trong tinh thần chiến thắng như thế tôi cười chứ không khóc. Dù đã chứng kiến nhiều sự hy sinh của bộ đội nhưng tôi cũng không khóc, bởi tất cả khi đó đều trong một tinh thần chiến đấu để đất nước được thống nhất.
Nhưng tôi đã khóc khi vào các bệnh xá để lấy thông tin và hình ảnh về sự khó khăn và thương vong của bộ đội ta. Ở đó, có những người chiến sỹ lúc chưa bị thương thì to cao là thế mà khi bị thương rồi điều trị vết thương, vì chiến đấu ăng thẳng, nhiều ngày đêm mất ngủ và ăn uống thất thường nên họ rất gầy và ốm yếu. Nhìn những vết thương các chiến sỹ phải chịu, tôi đã khóc. Sau này nền y học của thế giới cũng không thể hiểu được là chúng ta đã chữa cho các thương binh như thế nào trong hoàn cảnh chiến tranh thiếu thốn, khó khăn như thế…
Cảm xúc dâng trào
Trong ngày 30/4/1975, cảm xúc lần đầu tiên khi ông gặp Dương Văn Minh như thế nào?
Nhà báo Ngọc Đản: Đó là lần đầu tiên tôi gặp Dương Văn Minh. Ông ta lúc đó trong tư thế của một người bại trận, lúc nào cũng cúi đầu, im lặng. Tôi nhận thấy ông Dương Văn Minh đã hiểu được sự thất bại của VNCH và chấp nhận sự thất bại đó…
Trong quá trình tiến vào Sài Gòn, khoảnh khắc nào khiến cảm xúc của ông dâng trào nhất?
Nhà báo Ngọc Đản: Khó có thể phân chia ra là thời điểm nào. Tôi theo Lữ đoàn xe tăng đánh chiếm căn cứ Nước Trong tối 29/4/1975 và rạng sáng ngày 30/4/1975, chúng tôi vượt qua xa lộ 15 để tiến vào Dinh Độc lập.
Anh hùng Phạm Xuân Thệ dẫn Nội các Dương Văn Minh ra đài phát thanh tuyên bố đầu hàng (Ảnh: Ngọc Đản)
Chứng kiến những đoàn lính nguỵ đông đến hàng ngàn người thất trận lê bước trên các xóm làng, các con đường, các góc phố, thì khi đó niềm vui rạo rực nhất, cảm xúc trào dâng nhất, dù trước đó chúng tôi đã có mấy ngày đêm không ngủ, ăn uống thất thường. Khi bắt gặp hình ảnh hàng ngàn người dân Sài Gòn đứng hai bên đường đón chào đoàn xe tăng của quân ta, dù lúc đó chưa tiến vào Dinh Độc lập, chúng tôi đã cảm nhận ta đã hoàn toàn chiến thắng và đất nước đã hoàn toàn thống nhất.
Tôi còn nhớ như in biểu tượng chiến thắng của quân ta khi tôi chụp anh Thệ (Đại uý Phạm Xuân Thệ và nay là Trung tướng Phạm Xuân Thệ) đưa Nội các Dương Văn Minh ra đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng không điều kiện Quân giải phóng. Trong ống kính của tôi, vì cận cảnh nên hình ảnh của anh Thệ cao to, đó là tư thế của người chiến thắng; và phía sau là hình ảnh nội các Dương Văn Mình thấp nhỏ hơn, đó là hình ảnh của chế độ, của đội quân bại trận, tôi không bao giờ quên được…
Xin trân trọng cảm ơn Nhà báo Ngọc Đản đã chia sẻ!
Hết Tuyết Anh, Hoàng Thăm, rồi Nguyễn Thuỳ…, mắc cười quá.
Anh cò cứ…tỉnh rụi, mần như diển đàn viên DCV ai cũng…ngu, nhìn không ra.
Cò mồi cứ loa rè tự sướng theo kiểu này, thành ra qua 40 năm, đảng và nhà nước VN Cộng…láo vẫn còn bị…nhổ phẹt phẹt.
Tự sướng kém…trình độ…
Thời buổi này, còn ai không rành cái…cộng sản nữa? Xứ nào bị chúng…giãi phóng, là xứ đó…đi an mày, dân bị trị vừa dốt vừa…láo. Ấy thế mà chúng cứ thả cò mồi, khoe…giãi phóng.
Cái bất lương kế tiếp là giãi phóng quá…đói, phải mở cửa theo tư bản, sau khi không còn nơi dựa đề láo mà lây lất…
Bớt đói, có dịp cho cán với cò lên đời..xe con.
Nhưng, cái tật láo cũng không bỏ, cái gì Cộng và cò cũng khoe là…nhờ giãi phóng mới có.
Thiệt, chán mớ đời.
VC và quân lực VNCH hợp đồng tác chiến năm 1975 theo kịch bản rất hoàn hảo, nhìn thấy cảnh chạy chỉ thấy dân và lính, mấy ông tướng đạo diễn vở kích này nấp sau cánh gà và giật dây kéo phông kết thúc vào sáng 30/4/75.
Quá thãm…
Cộng với cò sinh ra tính bản…ác. Thành ra chúng cứ thích lấy mạng người làm…trò đùa.
Cò mồi của Cộng có sỉ nhục, bôi nhọ các tưỡng lãnh VNCH cở nào, cũng không làm cho họ chết trong lòng người Việt tự do, không thích cộng sản.
Dân VN thiệt…xui. Đất nước mất vào tay Cộng láo, chúng tha hồ…láo…
có hàng triệu người buồn khi cuộc chiến kết thúc, nhưng đó cũng là kết cục ít đổ máu hơn dự tính của mọi người, cứ thử đặt mình vào những năm bom đạn sẽ thấy…..
Kết cục ít đổ máu
Để rồi sống với…láo
Ròng rã 40 năm
Toàn dân biến thành…cáo
Nhục…cỡi truồng tuột quần
Nhục…ra ngoài chôm chĩa
Nhục…lạc hậu, sụt cân
Nhục…Tàu Cộng ăn hiếp
Nhục…mất biển đảo xa
Nhục…ngư Việt quì lạy
Nhục…biên giới sát nhà
Nhục…tự hào tự sướng…
( vân vân và…vân vân…)
PS: Cò à, hồi này ăn uống phải…cẫn thận nghe. Dể bị bệnh…sỡi lắm đó…
Ai ngu như con bò?
Trích comment của Hồ chủ tịt says:
21/04/2014 at 22:10
“Suốt cuộc chiến trước 1975, không bao giờ quân dội bên này dùng súng của bên kia, quân đội miền nam VN tịch thu được nhiều súng của CS nhưng cất đi không xài. Quân đội CSBV lấy được súng của VNCH cũng chỉ giao cho du kích, không bao giờ xử dụng súng của miền nam
Nói ngu như con bò thế mà cũng nói được”.
Vậy xin mời Hồ chủ tịt thông minh thua con bò xem hình ảnh quân chính quy CSVN hiện nay đang sử dụng súng Mỹ theo các link sau đây:
http://kienthuc.net.vn/quan-su-viet-nam/lai-lich-khau-sung-my-tren-tay-bo-doi-viet-nam-dieu-binh-333640.html
http://vnexpress.net/photo/thoi-su/luyen-tap-dieu-binh-ky-niem-60-nam-chien-thang-dien-bien-phu-2980661.html
http://www.baomoi.com/Khong-quan-Viet-Nam-o-chien-truong-Campuchia-1-dung-chim-sat-My/119/12829774.epi
http://thomasviet.blogspot.com/2010/09/uan-oi-nhan-dan-thay-ak47-bang-m18-cua.html
http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-vn/71/6/234/psa/Default.aspx
http://news.zing.vn/Viet-Nam-hoa-phep-vu-khi-chien-loi-pham-nhu-the-nao-post314300.html
Ngoài ra lính Mỹ rất thích súng AK47 và có rất nhiều hình ảnh lính Mỹ và lính VNCH dùng súng AK47 của Cộng quân: http://news.zing.vn/Vi-sao-linh-My-trong-chien-tranh-VN-thich-AK47-hon-M16-post380385.html
Đang bàn chuyện năm 1975, Miền Nam bị thiếu đạn dược, thiếu các cơ phận bảo trì hay thay thế, thiếu săng nhớt …thì dư lợn viên lại đưa ra các hình ảnh bộ đội cầm vũ khí Mỹ chỉ trong các cuộc diễn hành làm kiểng hay một số nhỏ các phi cơ Mỹ được dùng trong cuộc chiến Kampuchea !
Có thừa súng mà thiếu đạn thì đánh nhau được không ? Có thừa xe tăng, phi cơ mà thiếu cơ phận thay thế, thiếu bom đạn , thiếu săng nhớt có đánh nhau được không ?
Bạn Lý luận dỏm có đọc trích đoạn comment của nick Hồ chủ tịt không vậy? Chống Cộng đang phản biện nội dung đoạn trích dẫn trên từ comment của nick Hồ chủ tịt đấy:
Trích comment của nick Hồ chủ tịt: “Suốt cuộc chiến trước 1975, không bao giờ quân dội bên này dùng súng của bên kia, quân đội miền nam VN tịch thu được nhiều súng của CS nhưng cất đi không xài. Quân đội CSBV lấy được súng của VNCH cũng chỉ giao cho du kích, không bao giờ xử dụng súng của miền nam
Nói ngu như con bò thế mà cũng nói được”.
Chính nick Hồ chủ tịt thông minh THUA CON BÒ nhưng lại chửi Chống Cộng là NGU NHƯ CON BÒ.
Nên biết rằng, CSVN có chủ trương “lấy súng địch đánh địch”. Nhờ vậy mà từ chỗ chỉ có gậy tầm vông, giao găm, giáo, mác và súng kíp, họ đã thu vũ khí, khí tài quân sự của giặc Pháp để trang bị cho hàng sư đoàn quân chủ lực. Mãi đến năm 1950, sau khi Trung Cộng giành chính quyền ở Trung Hoa Đại lục, và chiến dịch Biên giới năm 1950 của quân đội Việt Minh thành công, giải phóng hàng trăm km biên giới Việt Trung khỏi tay giặc Pháp, thì lần đầu tiên Việt Minh Cộng sản mới nhận được vũ khí, khí tài quân sự của Trung Cộng và sau đó là của Nga Sô.
Trong chiến tranh Mỹ Việt, quân chủ lực của Cộng quân thu chiến lợi phẩm và dùng rất nhiều vũ khí, khí tài quân sự của Mỹ và QLVNCH, nhiều nhất là súng phóng lựu M79, đại liên 30, 50, pháo 105mm, các loại lựu đạn, máy truyền tin PRC25, giai đoạn những năm 1973 đến 1975 họ còn dùng cả xe tăng M41, M48 pháo 155mm, 175mm thu được của Mỹ.
Đây là những hình ảnh Cộng quân sử dụng xe tăng, xe thiết giáp thu được của Mỹ để chiến đấu – http://news.zing.vn/Tang–thiet-giap-Viet-Nam-trong-nhung-nam-chien-tranh-post323753.html
Không đọc báo chí à?! Năm 1975, Quốc Hội Hoa ky đa khẳng định không viện trợ cho Miền Nam nữa. Và khi sự việc đó xảy ra, thì Miền Nam phải đầu hàng trước quân Bắc Việt xâm lược thôi, có gì là hèn, có gì là lạ.
Giả dụ Trung- Xô cũng hành động như Quốc hội Hoa ky , thì Bắc Việt cũng phải ngưng ngay công cuộc xâm lược, mà rút lẹ về Miền Bắc- như Thoát Hoan, Tôn sĩ Nghị triệt thoái về Tàu ngày trước.
Dương Danh Dy -nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu :” Trong những năm chiến tranh,khi nhân dân Việt Nam chiến đấu cho sự giải phóng quốc gia,lương thực,y phục và nhiều đồ dùng thường ngày của biết bao nhiêu bộ đội,cán bộ và dân chính là do Trung Hoa cung cấp,kể cả những vũ khí mà họ sử dụng.Bây giờ hãy còn những xe vận tải Jiefang do Trung Hoa cung cấp chạy trong các thành phố cũng như tại nông thôn,những công trình xây cất nhờ ở viện trợ Trung Hoa rất nhiều ở phiá bắc vĩ tuyến 17,và rất nhiều người Trung Hoa “vị nghĩa hi sinh” được chôn cất ở trên đất Việt”.
Trong tập hồi ký Mùa Xuân Đại Thắng, Đại tướng Cộng sản Văn Tiến Dũng đã viết về động cơ thúc đẩy Cộng sản mở cuộc tổng tấn công ở miền Nam là do Mỹ đã giảm viện trợ làm cho kế hoạch tác chiến và xây dựng lực lượng quân đội Sài Gòn không thể thực hiện theo như ý muốn. Đó là vì “hỏa lực đã sút giảm gần 60% vì thiếu bom, đạn; khả năng di động cũng giảm đi 50% vì thiếu máy bay, xe cộ, và nhiên liệu.”…” .
Trung Cộng trả lời về quyển Bạch Thư của Bộ Ngoại Giao Cộng sản Việt Nam ( tháng 10.1979) :
“Trong những năm chiến tranh,khi nhân dân Việt Nam chiến đấu cho sự giải phóng quốc gia,lương thực,y phục và nhiều đồ dùng thường ngày của biết bao nhiêu bộ đội,cán bộ và dân chính là do Trung Hoa cung cấp,kể cả những vũ khí mà họ sử dụng.Bây giờ hãy còn những xe vận tải Jiefang do Trung Hoa cung cấp chạy trong các thành phố cũng như tại nông thôn,những công trình xây cất nhờ ở viện trợ Trung Hoa rất nhiều ở phiá bắc vĩ tuyến 17,và rất nhiều người Trung Hoa “vị nghĩa hi sinh” (martyrs) được chôn cất ở trên đất Việt “.