WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Dòng hồi ức về biến cố 30 – 04 – 75

30_thang4_SaigonMới ngày nào đây, khi còn sống ở Việt Nam thân yêu, cả gia đình sum họp đầy đủ. Bây giờ kẻ còn người mất, lại thêm những người mới được sinh ra, tất cả đang sống an bình, đầy đủ vật chất, nhưng tâm hồn thì lưu lạc ở nước người. Âu, cũng là do biến cố 30 – 4 – 75 xẩy ra, đã làm thay đổi cả một đất nước, cả một lịch sử, cả một đời người. Thế mà thấm thoắt đã 39 năm trôi qua. Giật mình hồi tưởng, giống như một giấc chiêm bao. Thực và hư. Cái được và mất. Cái có và không. Vui buồn lẫn lộn. Ôi, kiếp người, nghĩ cũng lạ thay.

Nhớ lại bài thơ đã làm, lúc xa Sài Gòn:

Chầm chậm những bước chân

hôn lên hè phố

ngập ngừng em gái kiêu sa

thoảng mùi hoa lan

tiếc ngày quí phái

*

Hai bên lề đường

hàng sao hàng me

đã là

ngày của năm xưa

nghe xa mịt mờ

cây lắm khi già

bao lớp đi qua

vẫn xanh mầu lá

nghe thân quen

cuồn cuộn quay tròn

*

Đếm gốc già

thoáng đã trăm năm

cây lịch sử thở dài

dọc đường tự do mắt uống khắp thân quen

chỗ nào cũng tiếc

chỗ nào cũng thấy yêu thương

không biết có viên gạch nào biết đau

khi những bước chân dậm tủi hờn

hàng trăm năm chưa ngớt

nằm chất trong tim

đầy ắp trong thơ

tỏ bày nghìn lời với gió

gió thổi tới mai sau khôn cùng

*

Mùa hạ chiều Sài gòn mơ ngủ

thổi những cuồng giông

bất ngờ

đường phố ướt mèm

nào có làm mát da thơm

nghẹn ngào đau buồn thay lời nói

lúc xa rồi

thành phố đã thay tên

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

(Bài thơ Ngày Xa Sài Gòn, trên đây. Trích trong Thi tập TÊN EM LÀ HOA KỲ, của cùng tác giả, xuất bản tại Hoa Kỳ)

*

Ngày chấm dứt chiến tranh, tái lập hòa bình cho Việt Nam (nhưng phải là hòa bình thực sự). Cả Dân tộc mơ ước.

Không phải cho đến ngày 30 – 4 – 75 mới là ngày chấm dứt cuộc chiến. Thực ra, cuộc chiến tranh Việt Nam trên nguyên tắc đã được định đoạt  vào ngày 27 – 01 – 1973, khi Hiệp định Tái Lập Hòa Bình Ba Lê về Việt Nam, đã được bốn bên là:  Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt Cộng sản) và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tham chiến ký kết.

Tuy nói là Hiệp Định Tái Lập Hòa Bình Ba Lê, nhưng đây chỉ là Hiệp Định ngưng bắn, Hòa Bình trá hình, do các nước lớn định đoạt. Không phải là ước muốn của quân và dân sống ở miền Nam Việt Nam.

Để tiến tới được cái gọi là Hiệp Định Tái Lập Hòa Bình Paris, sự thực, đây là kết quả  một cuộc dàn xếp ngưng bắn bí mật về chiến cuộc Việt Nam giữa Bắc Kinh và Hoa Kỳ trước đó, do Ngoại Trưởng Mỹ  Henry Kissinger sang Trung Quốc đàm phán.

Trong quá trình diễn biến, mặc cả trong Hội Nghị Ba Lê, bề mặt là bốn phái đoàn của các phe lâm chiến tham dự, nhưng  thực chất là do hai phái đoàn của Mỹ và Bắc Việt, do Kissinger và Lê Đức Thọ đại diện định đoạt, còn Phái đoàn của Việt Nam Cộng Hòa và Mặt Trận Giải Phóng miền Nam chỉ là kẻ “ăn theo”, thứ yếu. Đôi lúc có những mặc cả khó khăn, Hội nghị thường gặp bế tắc, hai người chủ chốt này thường gặp nhau bí mật, ‘đi đêm’ để giải tỏa bế tắc.

Chúng ta còn nhớ, sau ngày Hội nghị Hòa Bình Paris thành công, được ký kết, cả hai  người, Kissinger và Lê Đức Thọ được trao Giải thưởng Quốc tế Nobel Hòa Bình, của Hàn Lâm Viện Thụy Điển.

Tổ chức Hội đàm Paris  kỳ này, mục đích là để Hoa Kỳ có lý do chính đáng nhằm để rút hơn 500 ngàn quân lính viễn chinh, và quân đội các nước tham chiến như: Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Nam Hàn, Phi Luật Tân, Thái Lan ra khỏi Việt Nam, vì dân chúng và Quốc Hội Mỹ không ủng hộ cuộc chiến tranh, đã làm hơn 72 ngàn binh sĩ Mỹ hy sinh và hàng trăm ngàn chiến sĩ bị thương. Hơn nữa cuộc chiến đã làm phân hóa và chia rẽ trầm trọng trong nội bộ nước Mỹ, cụ thể là vụ đặt máy nghe lén Watergate của Đảng Cộng Hòa đối với đảng Dân chủ.

Không phải khi không mà Hiệp Định Paris được tiến hành. Trước thời gian đó, từ đầu năm 1972 cuộc chiến tranh Việt Nam đã leo thang đẫm máu, Cộng quân đã cho nhiều sư đoàn thiện chiến tấn công vào các tỉnh phía bắc của miền Trung Việt Nam như tiến đánh Lộc Ninh, Bình Long, Phước Long , Kontum , rồi Khe Sanh, Đông Hà . Ác liệt nhất là trận tiến chiếm Cổ thành Quảng Trị ngày 1 – 5 -1972. Sau một thời gian chiến đấu đẫm máu khốc liệt, giằng qua kéo lại, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã chiếm lại ngày 25 – 7 – 72 và chiếm giữ phía bên này sông Thạch Hãn.

Phía Mỹ cũng đã dùng không lực từ Hạm đội 7, và các pháo đài B52 xuất phát từ những căn cứ bên Thái lan để không kích miền Bắc Việt Nam. Cuộc không kích dữ dội kinh khủng chưa từng có trước đó, được mệnh danh là Điện Biên Phủ trên không , song cũng không chiến thắng được đối phương , nên phía Mỹ phải giải quyết chấm dứt cuộc chiến trên bàn hội nghị, trong thế chẳng đặng đừng, là Hội đàm Paris như chúng ta đã biết.

Thực chất Hiệp Định Tái Lập Hòa Bình Paris, chỉ là trá hình như đã nói ở trên, không ai mong đợi, chỉ làm lợi thế cho phe Cộng sản có thời gian chuẩn bị, dễ bề thôn thính miền Nam hai năm sau đó!

Sau ngày 27 – 1 – 1973, Hội nghị Ba lê được bốn bên ký kết có hiệu lực. Cuộc ngừng bắn phải thi hành ngay tức khắc. Bên nào đóng quân ở đâu phải giữ nguyên vị trí, án binh bất động, theo như những điều khoản trong Hiệp định ngừng bắn qui định, đồng thời  các bên tham chiến thành lập Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên, lên danh sách trao trả tù binh. Nhưng  ngay sáng ngày hôm sau, khi bản văn chưa ráo mực, Việt cộng đã vi phạm và cho pháo kích, dành dân, lấn đất, ở khắp các làng quê hẻo lánh của miền Nam.

Phải nói rằng, phía Cộng sản kể từ khi ký kết cho đến 30 – 4- 75 họ luôn luôn không tôn trọng ngừng bắn, đi đến phá vỡ Hiệp định mà họ đã ký kết.

Cộng sản ngoài những vi phạm các điều trong Hiệp Định ở chiến trường, lợi dụng thời gian ngưng bắn, để chúng tăng cường hoạt động tuyên truyền, chống phá chính quyền bằng những chiêu bài:  như Phong trào Phụ nữ đòi Quyền Sống của Bà Luật sư ngô Bá Thành, Phong trào Sinh viên Học sinh của Huỳnh Tấn Mẫm, Phong trào Thanh sinh công của Linh Mục Phan Khắc Từ, Nguyễn Ngọc Lan v. v. . . Những chống phá của các Dân Biểu thân cộng như: Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, Lý Quý chung, Lý Chánh Trung. . ., những Tạp chí Đối Diện của Linh mục Chân Tín. Nguy hiểm nhất là Việt cộng nằm vùng đã trà trộn trong hàng ngũ Phật giáo của khối Ấn Quang do Thượng tọa Trích Trí Quang, Thượng tọa Thích Thiện Minh lãnh đạo.

Song song với việc làm lũng đoạn, phá rối ở các thành thị do Mặt Trận Giải phóng Miền Nam chủ xướng, Bắc Việt đã lợi dụng Hiệp định Hòa Bình và việc Mỹ rút quân, không ngừng gia tăng bổ xung quân viện, vũ khí, lương thực, quân trang, quân dụng từ miền Bắc xâm nhập theo đường mòn Hồ Chí Minh vào các tỉnh ở Cao Nguyên và miền Trung Việt Nam nhằm chuẩn bị Chiến dịch Hồ Chí Minh, Tổng tấn công xâm chiếm miền Nam như Bộ Chính Trị Đảng Cộng sản đã hoạch định.

Lợi dụng tình hình chiến sự ngày càng bất ổn của Việt Nam Cộng Hòa, sau khi đồng minh rút quân và Mỹ cúp viện trợ quân sự, ngày 10 – 3 – 1975, Cộng quân chiếm tỉnh lỵ Ban Mê Thuật, rồi tuần tự các tỉnh Pleiku, Khánh Hòa, Lâm đồng, Đà Lạt, Phú Yên. Quân Đoàn II đã mất. Các tỉnh ở vùng 1 Chiến thuật như Đà Nẵng, Huế cũng được lệnh di tản.

Quân Cộng sản sau đó từ Nha Trang tiến chiếm Phan Rang, Phan Thiết, Bình Thuận, đã tiến công làm tan rã Sư đoàn 18 chiếm tỉnh lỵ Long Khánh, ngày 27- 4 đang tràn về tới Trảng Bom, Biên Hòa.

Lúc này gia đình tôi đã chạy hết về Sài Gòn, còn Bố mẹ tôi từ Lâm Đồng đã chạy xuống Nha Trang, được tàu Hải Quân chở về Sài Gòn, nhưng tàu chạy thế nào, nay nghe nói là còn kẹt ở Phú Quốc.

Kể từ chiều 29 – 4 khi Cộng quân tiến vào Sài Gòn qua ngả cầu Xa lộ Phan Thanh Giản, thỉnh thoảng người dân thành phố nghe thấy tiếng đại bác bắn vu vơ đâu đó từ các chiến xa T-54 , tiếng súng AK nổ dòn khiếp vía. Trong phi trường Tân Sơn Nhất, đạn pháo kích không ngớt để ngăn cản những  chiếc máy bay cất cánh chở người di tản của không lực Việt Nam Cộng Hòa còn kẹt lại.

Trước đó có tin đồn là Việt Cộng sẽ ‘tắm máu’ và sẽ trả thù sau khi họ chiếm được Sài gòn, nên ai cũng run sợ tìm cách trốn chạy.

Hầu hết mọi gia đình trong Sài Gòn, ai có phương tiện gì đều chở người nhà ra Bộ Tư Lệnh Hải Quân ở Bến Chương Dương,  các bến tàu thuộc Nha Quân Vận bên Khánh Hội, để mong xuống tàu thoát thân ra nước ngoài. Nhất là những gia đình có chồng con, hay anh em là quân nhân hết sức hốt hoảng, sợ tới bến cảng không kịp.

Phía Phi trường Biên Hòa, cửa chính vào phi trường nghe nói  cũng đã đóng, vì cộng quân pháo kích rất dữ dội. Nhiều khu vực đã bị đối phương chiếm đóng, máy bay không thể cất cánh, nhiều người bị chết hay bị kẹt không ra được.

Những chiếc chiến xa T-54 và quân xa chở Bộ đội của đối phương càng lúc càng đông, đã tiến vào trung tâm thành phố, họ đang tìm phương hướng tiến về phía Dinh Độc Lập. Lúc này mọi người đều nhốn nháo, lo sợ, không biết chuyện gì sẽ xảy ra trong nay mai.

Lúc đó tôi đang loay hoay với chiếc xe Honda cà tàng sắp hết xăng, đạp mãi không nổ máy. Chao ơi, ruột tôi nóng như lửa đốt. Làm sao về được nhà trước cảnh dầu sôi lửa bỏng này. Bỗng có anh lính Nhẩy dù chạy ngang qua như đoán biết xe tôi đang cần xăng anh tốp xe lại nói với tôi: “Anh chạy đến gần cầu Trương Minh Giảng, chỗ đó có bồn xăng mà lấy, chủ đã chạy đi ngoại quốc rồi, bà con đang phá kho lấy xăng ở đó, nhanh lên trước khi ‘bọn nó’ tràn vào.” Tôi cám ơn, rồi vội vàng đẩy xe đi.

Trên đường phố người quá đông đúc, kẻ ngược, người xuôi, ai cũng hốt hoảng, lo sợ. Những binh sĩ VNCH có người đã trút bỏ quân phục ngay trên đường phố. Quân trang, ba lô, súng đạn vất ngổn ngang, chẳng ai còn để ý tới những chuyện gì khác, ngoài chuyện phải tìm đường về đến nhà cho nhanh chóng.

Đến được cây xăng, phải chen chúc vất vả lắm mới dành giật được một bình. Tôi vội vã tìm đến nhà một người bạn để hỏi tin tức. Nhà anh bạn ở phía sau trường Đại học Vạn Hạnh. Bỗng nghe thấy một tràng súng nổ phía chợ Trương Minh Giảng, tôi dừng xe lại. Thật hãi hùng, thấy một người lính Dù nằm bất động, máu me lênh láng, trên tay vẫn còn cầm khẩu M-16. Nghe đâu anh vừa tự sát.

Gặp người bạn, cả hai chúng tôi rủ nhau, mỗi người một xe đến tòa Đại sứ Mỹ trên Đại lộ Độc Lập để tìm cách ra đi, vì anh bạn và tôi có danh sách được Mỹ di tản .

Tới được tòa  Đại sứ thật vất vả, vì cảnh người chen lấn đông đúc. Cổng trước Sứ Quán đã đóng kín, phía trong chỉ thấy lính Thủy Quân Lục Chiến nai nịt súng ống đầy mình. Trên trời máy bay trực thăng vần vũ đang lên xuống như mắc cửi trên nóc nhà Sứ Quán, chở người di tản ra Hạm đội 7 ở ngoài khơi Việt Nam. Người đông như kiến đang chen nhau tiếp cận trong khuôn viên và chen lấn nhau leo vào trong hàng rào, người nào cũng cố bám vứu leo chồng cỡi lên nhau, mong vượt rào để nhẩy lên nóc, được trực thăng bốc đi. Lính Thủy quân Lục chiến Mỹ phía trong hàng rào vẻ dữ tợn, súng lăm lăm trong tư thế nổ súng, nếu ai bất tuân lệnh.

Tiếng đạn pháo kích ở ven đô gầm rú. Nghe nói cổng phi trường vào Bộ Tư Lệnh Không Quân cũng đã đóng, lính gác cổng nhận được lệnh “nội bất xuất ngoại bất nhập”, ai bất tuân lính gác sẽ nổ súng.

Thấy không có hy vọng lọt vào trong khuôn viên Sứ quán, chúng tôi ngán ngẩm chia tay nhau, anh bạn còn ở lại xem tình hình thời cuộc, còn tôi đi về khu Khánh Hội lo cho gia đình đang tạm cư ở nhà cô em vợ .

*

Bữa qua là ngày 28- 4. Tôi về nhà ông bà cụ ở Biên Hòa để đưa chú em vừa chạy thoát chết từ Quảng Đức để về Sài gòn, vì tỉnh Long Khánh đã lọt về tay Cộng quân. Nếu không chạy kịp sẽ rất nguy hiểm. Mà bây giờ, biết chạy về đâu cho an toàn đây? Thôi thì cứ chạy về Sài Gòn rồi mọi việc sẽ tính sau. Trong lúc này ai cũng nghĩ thế. Nhưng cũng có một số người có phương tiện, chạy ra hướng Vũng Tàu để tìm cách ra biển.

Trên xa lộ Biên Hòa, từ Hố Nai trở về Sài Gòn, người người tay xách nách mang, kẻ chạy xe Honda, người đi bộ, lính tráng đầy rẫy. Họ di chuyển bằng chiến xa M48, M113  khó khăn, vì người đi bộ chật ních hai bên đường, nhiều đoàn người và xe phải tìm cách xuống ruộng để di chuyển cho nhanh. Thỉnh thoảng mỗi quãng đường có những hàng rào kẽm gai chắn ngang, nhiều chỗ vẫn còn lính địa phương quân canh gác. Có lẽ cấp trên của họ chưa nhận được lệnh di tản, nên vẫn để lính thi hành nhiệm vụ canh gác.

Chiếc xe Hon da  của tôi chở hai người ngồi sau và ít đồ dùng thường ngày, lạng lách khó khăn, nhiều quãng đường phải xuống xe dắt bộ, đôi lúc phải băng qua ruộng đồng vì trên đường thì nhung nhúc những người và xe quân sự, dân sự ách tắc, không thể vượt qua.

Thật muôn vàn khó khăn, khi tới được chân cầu Phan Thanh Giản SG, đã gần 10 giờ đêm. Người nào người nấy đói khát muốn lả. Lúc này không thể nào tìm được một quán ăn, phải cố gắng chạy về nhà  ở mãi bên Kho 5, Khánh Hội. Đường xá ách tắc đầy rẫy người đi lánh nạn, kẻ đi tìm người nhà. Người nào cũng hớt ha hớt hải, lo sợ không biết khi quân Cộng sản vào tới thành phố mọi sự sẽ ra sao? Tiếng pháo kích khắp ven Đô kinh hoàng không ngớt. Cơn hỗn mang khắp thành phố, mọi người giao động đến cùng độ. Thành phố đã về đêm, mò mẫm mãi rồi anh em chúng tôi cũng đã tới nhà, đúng 12 giờ đêm, trong nỗi kinh hoàng và khốn khổ cùng cực.

Về đến nhà, sau khi cơm nước, tôi quyết định ra bến tàu để tìm đường di tản, kẻo không bao lâu nữa Việt Cộng sẽ tiến vào thành phố, lúc đó có muốn ra đi cũng không còn kịp. Tôi nói với chú em tôi “ Hai anh em mình đi một xe Honda, còn chú Tín (người em rể) đi một xe”.

Chúng tôi ra bến tàu ở Kho 5, Khánh Hội. Thành phố vẫn nhốn nháo trong cảnh sợ hãi. Cổng bến tàu vẫn còn cảnh sát đứng canh gác. Chúng tôi vào trình giấy tờ, mấy người em  mặc quân phục, mang lon trung úy nên nhân viên gác cổng cũng dễ dãi.

Tôi nói với chú em: “Chú xuống tàu xem có còn chỗ trống, có thể đi được không? Mấy giờ thì  ông Chỉ Huy cho khởi hành? Rồi lên cho anh biết, để  anh về nhà di chuyển cả gia đình đến cho kịp giờ, không thôi tàu chạy mất sẽ không đi được.”

Nói xong, mấy người em của tôi vào trong. Chừng một lúc, chú em lên cho tôi biết: “Mọi thứ cần thiết như lương thực, nước uống đã được chuẩn bị đầy đủ”. Đại tá Cục trưởng nói: “Chừng 1 giờ nữa thì ông cho tàu khởi hành”. Tôi  nói với chú em: “Chú ở lại đây cho chắc ăn, để anh về thu xếp mang cả gia đình cùng đi”.

Lúc tôi về đưa gia đình ra tới nơi, thì tàu đã khởi hành, vì thời gian quá gấp rút, họ đã  đã không còn chờ đợi được. Thế là tôi và gia đình phải kẹt ở lại, không còn phương tiện nào để ra đi!

Đêm  29 – 4 – 75, Đài phát thanh Sài Gòn ra rả đọc tuyên bố của Tổng Thống Dương Văn Minh, nội dung mời Cách Mạng tới bàn giao Chánh phủ. Và Nhật lệnh của Thiếu Tướng tân Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH, ra lệnh tất cả Quân nhân các đơn vị buông vũ khí, giao nộp cho Cách Mạng.

Cả đêm qua, tôi không chợp mắt được. Có lẽ nhiều người cũng mang tâm trạng sợ hãi như tôi. Câu hỏi cứ hiện ra trong đầu, không biết ngày mai mọi sự sẽ ra sao? Tất cả có được bình an như người Tổng Thống lâm thời mong muốn “Buông vũ khí giao nộp Cách Mạng để tránh đổ máu.”

Quá nửa đêm thấy người em rể cột chèo hớt hải vác về một bao gạo Mỹ, cậu thở không ra hơi vất bịch xuống giữa nhà nói: “Các kho ở Khánh Hội dân chúng đã phá để vào lấy lương thực, em cũng chen vào dành được một bao, phải khó khăn lắm mới mang về được nhà, vì người hôi của túa ra đông như kiến, dành giật, xô ngã dẫm cả lên nhau, có người phải bỏ gạo lại, vì chen chân và vác bao gạo không nổi. “Sau đó tôi cũng theo cậu em ra kho, kiếm một bao cho gia đình, để phòng hờ, sợ mai này không có ai  buôn bán.

Sáng 30 – 4, lệnh đầu hàng của Tổng Thống Dương Văn Minh đã chính thức đọc trên Đài Phát thanh Quốc gia tại Sài gòn. Thành phố, tình hình thế sự nghẹt thở đến rợn người, vẻ yên tĩnh giả tạo, thỉnh thoảng cũng có tiếng đại bác 130 ly gầm rú, nhưng tiếng gầm rú khủng khiếp nhất là ở trong tâm thức mỗi người. Một vài tràng AK nổi lên đâu đó, cũng có những tiếng súng M16 của người lính VNCH chen lẫn. Phải chăng có tốp lính nào phẫn uất còn chống trả, dù chống trả trong tuyệt vọng. Cũng có thể có người lính nào đó tự sát, vì họ không muốn nhục nhã cúi đầu hàng giặc. Hay cũng có thể một vụ trả thù, ám sát. Vì từ đêm hôm rồi, người ta đã thấy những người mang băng đỏ trên cánh tay áo đi lùng sục ‘phản động’ khắp nơi trong thành phố. Những người mang băng đỏ đó là các cán bộ Cộng sản nằm vùng, hay những người hoạt động bí mật trong khu phố ra mặt chỉ điểm những ai mà chúng cho là nợ máu nhân dân. Quyền sinh sát bây giờ nằm trong tay họ. Cả thành phố bây giờ không khí rất nặng nề, bao trùm sự sợ hãi .

Thỉnh thoảng có xe bọc thép hay xe quân sự tuần tiễu ngang qua. Nhà nào cửa cũng đóng im ỉm, thỉnh thoảng họ lén nhìn ra khe cửa xem có động tĩnh gì không?

Lúc này điều sợ nhất là tiếng gõ cửa vì những tên nằm vùng. Dân chúng thường gọi là “Cách mạng 30”. Không ít người  trước đây là Sĩ quan, công chức cao cấp của Chánh phủ, đã bị gõ cửa bắt, rồi họ bị trói tay, dắt đi mà không thấy trở về. Cũng có không ít người, chỉ vì thù oán cá nhân, lợi dụng tấm băng đỏ trên cánh tay áo, ám chỉ là những tay sai của bên thắng trận, vu oan, hãm hại nhau vì tư thù.

Người ta không ngạc nhiên khi thấy những sinh viên, học sinh trước đây trong phong trào Tranh đấu như Nguyễn Hữu Thống, Võ Như Lanh . . . đeo băng đỏ đã đành, mà người ta còn ngạc nhiên khi thấy Nhà văn được mến mộ Cung Tích Biền, Sơn Nam, Vũ Hạnh . . . cũng đeo băng đỏ. Thật lúc này không thể tin được ai, trắng đen lẫn lộn.

(Sau ngày này, cũng có một số tên tuổi gọi là sinh viên, trí thức, theo đóm ăn tàn, cố phô trương mình là người của Cách mạng , bợ đỡ, bưng bô cho một số Cán bộ Việt cộng, chức to quyền rộng, để hãm hại anh em. Một ngày nào đó chịu không nổi cảnh hà khắc của họ, đã tìm cách vượt biên. Bây giờ thấy bọn họ sống ở hải ngoại cũng vênh vang, hò hét chống Cộng hơn ai hết.

Nhiều người chống Cộng thực sự ngán ngẩm bởi nhiều tên muốn làm tay sai, để về Việt Nam kiếm chút bổng lộc. Khốn khổ thay, Cộng sản lại từ chối. Nhưng bọn này vẫn chưa sáng mắt ra, muốn về việt Nam để ‘xây dựng’ đất nước! Bài học của cha con ông Thiếu tướng Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ còn rành rành).

Sáng 30 – 4, Thành phố Sài gòn giống như một thành phố chết, không sinh hoạt buôn bán, mọi công việc tất cả đã ngừng hoạt động, cảnh chết chóc bi thương, lo sợ, bao trùm lên hầu hết mọi người dân, bất kỳ già trẻ.

Những xe Jeep của chế độ cũ, bây giờ được những tên nằm vùng và bộ đội xử dụng, làm xe tuần tiễu giữ gìn an ninh trật tự. Những tốp lính của Quân đội Bắc Việt còn trẻ măng, mặt búng ra sữa, lúc nào cũng kè kè súng AK, hay mang súng lục dắt sau mông đít, quần áo màu cứt ngựa tơi tả. Người nào cũng ngơ ngơ ngáo ngáo. Họ thẫn thờ nhìn hết cái này cái nọ, ra chiều ngạc nhiên, từ chiếc xe Honda, xe đạp. Cái nhà cao tầng ’hiện đại ‘quá , như có anh bộ đội không kiềm chế được phải la to lên. Nhất là Phụ nữ Sài Gòn, sao xinh đẹp và tử tế quá, người nào cũng quần là áo lượt, quí phái làm sao.

Hầu hết họ không tin đây là sự thực, vì như nhiều người trong bọn họ đều có cùng một suy nghĩ,  Sài Gòn phải là một thành phố tàn tạ, rách nát, nghèo khổ, điêu linh cơ. Chứ sao lại là một Thành phố vô cùng tráng lệ, diễm kiều như vậy, có người còn trầm trồ , đặt câu hỏi: “Đây có phải là nước Thiên Đàng của Chúa?” Vì trước đây họ đã luôn được học tập tuyên truyền trước khi tham gia Chiến Dịch Hồ Chí Minh: Sài Gòn là Thành phố tạm chiếm, do Mỹ Ngụy chà đạp, kìm kẹp, bóc lột người dân, nên Cách mạng phải  mau về  Giải phóng, để Nhân dân được hưởng ấm no hạnh phúc!

Sau ngày 30- 4 này, hậu quả kế tiếp là những Sĩ Quan phải ra trình diện học tập cải tạo (thực chất là đi ở tù). Có những cuộc bắt bớ, ám sát, thủ tiêu, tịch thu nhà cửa, tài sản; những Cải tạo Công thương nghiệp, áp bức đi xây dựng vùng kinh tế mới. Những ai còn chút tài sản, bán đi lấy tiền vượt biên.v.v. . . tuần tự diễn ra. Cho đến nay vừa tròn 39 năm. Nghĩ lại, nhiều người vẫn còn sợ hãi.

© Quỳnh  Thi

© Đàn Chim Việt

 

 

154 Phản hồi cho “Dòng hồi ức về biến cố 30 – 04 – 75”

  1. Chiến Thắng says:

    @HPĐ: để cho các bác ấy tự sướng tí đi, các bác ấy cũng chẳng đủ đầu óc mà hiểu nữa rôi, mấy năm nữa đi theo VNCH nữa là xong thôi mà!

  2. DâM TiêN says:

    HUỲNH du kích con con, viết kiếm cơm thừa, còn dám u ơ như ri rà, ới đồng bào Nam Kỳ ơi !

    ” Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi thì vai trò lịch sử của Mặt trận DTGPMNVN và chính phủ CMLTCHMNVN cũng đã hoàn thành nhiệm vụ và kết thúc vai trò lịch sử của 2 tổ chức đó. ”

    Này nghe, Chánh ủy TW đảng DâM TiêN hỏi du kích Huỳnh tí :

    Ấy à, vì sao trong ngày 30.4.1975, toàn thể tướng tá, binh lính, cán bẹo MTGPMN ” biến mất?”

    Ấy, vì sao con mụ Bình, tên tướng bù nhìn Trà… thiết tha xin cho thêm ” năm năm ” trước khi
    cho thống nhát ? (Hà hà…dự tính trong năm năm,, xin Tàu Pháp vô cứu giúp đó mà , láu cá…

    (Ta bảo thiệt : không một tí tẹo mưu thâm, tội ác cộng Phỉ chúng mi, qua mắt được Thầy DâM !)

  3. HPĐ says:

    Các vị cứ mở cái miệng ra là ” cộng sản buôn dân bán nước ” Vậy hỏi các vị cộng sản họ buôn dân bán nước ở chổ nào ???
    Này nhé ! trước năm 1975 VNCH kiểm soát được có 5 đảo ở Trường Sa, còn bây giờ cộng sản họ kiểm soát những 21 đảo lớn nhỏ và các bãi ngầm, tất cả đều có quân đội nhân dân Việt nam đồn trú. Vậy các vị bảo cộng sản họ bán thì bán chổ nào ?
    Còn các vị thì sao? làm mất đảo Hoàng sa về tay Trung quốc, mất đảo Ba Bình về tay Đài Loan, và một số đảo ở Trường Sa về tay Philippin …đó là chưa kể việc các vị đem các chiếm hạm ( tài sản quốc gia) bán cho quân đội Philippin trong lúc tháo chạy nữa đó nhá. Mấy cái tội trên đủ để nã đạn vô đầu các vị rồi đấy ! —

    • vu trung says:

      Đồn trú quân để làm gì nếu địch tới ko đc bắn?

      Đúng là, hoan hô bác nầy nói đúng, VN ko đc bán cái gì, nói chi đến chiến hạm. Chỉ nên mua về thôi, để làm tài sản quốc gia, như cái ụ nổi của liên xô đấy, con tàu phế thải của ý, và đáng giá hơn vàng là 16 chữ của TQ. Thế mới ngoan.

    • DâM TiêN says:

      HPD đi ngược lại chính sách nhà lước đoảng ta rồi đó, nha !

      Biết chăng là, chánh phù và nhân dân ta trong dịp đầu năm qua

      đã hoan ca, vinh danh NGỤY VĂN THÀ và Việt Nam Cộng Hòa

      Thì sao HPD còn bức xúc, còn ba hoa, lu loa…phản chính sách
      ru mà ? Cho đi cải tạo mút mùa Sơn La, vợ con HPD khóc òa…

    • HCM không khoái nghe chửi nữa says:

      Trên diễn đàn này , chừng như mấy tháng qua bọn dư lợn viên nghe mọi người chửi Việt cộng bán biển ,đảo chưa đủ, nay chúng lại viết lại những câu bá láp đặng nghe chửi nữa . Trong khi thằng bán nước nằm trong hòm kiếng ở Ba Đình than thở ” Tai nghe bị chửi đến thủng màng nhĩ, mà miệng câm nên không sao lệnh cho bọn dư lợn viên ngưng lại được !”

    • Bút Thép VN says:

      HPĐ says: “Các vị cứ mở cái miệng ra là ” cộng sản buôn dân bán nước ” Vậy hỏi các vị cộng sản họ buôn dân bán nước ở chổ nào ???

      Mở banh mắt ra mà coi: “Công Hàm bán nước Phạm Văn Đồng 1958

      Trích: “Còn các vị thì sao? làm mất đảo Hoàng sa về tay Trung quốc, mất đảo Ba Bình về tay Đài Loan, và một số đảo ở Trường Sa về tay Philippin …

      Nếu Hồ Chí Minh và CSVN không xua quân tấn chiếm miền Nam thì VNCH đã không bị chi phối, đã không phải quân dội và dồn nỗ lực bảo vệ lãnh thổ, không bị các nước khác lạm dụng thời cơ để xâm phạm chủ quyền VN!

    • Hồ Bác Cụ says:

      Vậy thì ai đã ra lệnh cho Phạm Văn Đồng ky’ vào công hàm bán đảo năm 1958???? Ông Đại Sứ Ung văn Khiêm là đại diện cho ai ngoài băng cướp CSVN ra??? Các đảo kia chỉ là đảo nhỏ so với TS, HS là nơi có vị trí quan trọng về quân sự và chiến lược. Đảo Ba Bình thì lọt vào tay Tàu Tưởng nhân cơ hội bọn cướp Hồ chí minh và đảng CSVN của hắn chiếm miền Bắc. Mỗi khi có tranh chấp với Tàu về biên giới biển đảo, là mỗi lần bọn cướp Hồ chí minh và đảng CSVN lại….khép nép ngoan ngoãn chui háng bọn Tàu, ra công hàm công nhận chủ quyền, Đại Sứ VC tuyên bố công nhận chủ quyền của Tàu (mà không có theo lệnh của tên bịp bợm Hồ chí minh hay sao????), CSVN in ra sách giáo khoa và bản đồ công nhận chủ quyền của Tàu, đàn áp bắt bớ đánh đập bỏ tù tra tấn người biểu tình chống bọn Tàu xâm lăng, cấm báo chí sách vở nói về sự xâm lăng của Tàu hoặc nếu có thì tuyên truyền một cách sai lạc có lợi cho Tàu, ai đã ra lệnh cho quân đội CSVN đóng trên đảo Gạc Ma không được bắn trả và chịu bị bắn cho đến chết. Trong khi đó, chính quyền VNCH và nhân dân miền Nam luôn anh hùng hiên ngang chống giặc Tàu xâm lược cho dù thấy cái chết ngay trước mắt… Khi được VNCH yêu cầu cùng lên tiếng phản đối hành động xâm lăng TS năm 1974, bọn đảng cướp CSVN đã ngậm miệng lại còn ra thông cáo công nhận hành động của bọn Tàu. Ai phản quốc, ai bán nước, ai tay sai cúc cung tận tụy làm chó săn cho Tàu????? Chính là bọn Hồ chí minh cùng đồng đảng cướp CSVN, còn nhục nhã hơn cả Lê Chiêu Thống…Tội phản quốc của bọn cướp Hồ chí minh và đồng đảng CSVN “dẫu có đốn hết tre trên ngàn làm giấy, lấy hết nước sông Hồng làm mực, cũng chưa kể hết tội”. Nhân dân VN ta phải tùng xẻo băm vằm bọn tay sai bán nước và bọn chó theo đuôi chúng ra làm vạn mảnh cũng chưa nguôi hờn oán!!!!

    • Trúc Bạch says:

      HPĐ viết :

      “Này nhé ! trước năm 1975 VNCH kiểm soát được có 5 đảo ở Trường Sa, còn bây giờ cộng sản họ kiểm soát những 21 đảo lớn nhỏ và các bãi ngầm, tất cả đều có quân đội nhân dân Việt nam đồn trú. Vậy các vị bảo cộng sản họ bán thì bán chổ nào ?”

      Câu hỏi anh, chứng tỏ anh rất ấu trĩ về cả nhận thức lẫn tri thức !

      Xin đưa một ví dụ thế này cho anh dễ hiểu (nếu cũng không hiểu, (xin lỗi – nói theo dân giả) thì anh thuộc loại “Ngu lâu hết thuốc chữa” rồi

      Cứ ví Biển Đông như một khu vườn của VN , trước khi có HĐ Paris 1973 thì VNCH chỉ cần một anh lính gác ở cổng là cũng đủ, vì lúc ấy, bố bảo thằng Tàu cũng không dám bén mảng vào khu vườn của VNCH.

      Nhưng bất hạnh thay, sau khi đảng CSVN nhận vũ khi và chỉ thị từ Nga Tầu để :

      “Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào” …..thì cũng
      đồng nghĩa với rước Tàu vào Biển Đông”

      Nghĩa là sau khi HĐParis được ký kết (cái này là công của bác Hồ và đảng CSVN) thì thằng Tàu đã tràn vào Biển Đông (từ 1974 về sau) với sự mặc nhiên chấp nhận của CSVN, điều này cũng có nghĩa là Tàu đã tràn vào khu vườn của (cái gọi là) CHXHCNVN …

      Lúc này bọn CSBa Đình mới hoảng hồn cho quân ra ôm giữ 21 cái gốc cây trong vườn để xí phần .

      Tóm lại :

      Như thế, hay so sánh việc trước 1973 – VNCH chỉ cần (dù chỉ) một anh lính gác cổng vườn là đủ để cho thằng Tàu không dám vào vườn hái trộm trái cây, với việc sau 1973 – VC mời Tàu vào vườn cho nó chiếm hết mấy cái cây ngon lành, rồi mới cho 21 thằng ra ôm 21/100 cái gốc cây để giữ , thì cái nào hay hơn ?

      Còn việc đảo Ba Bình thì anh nên về đọc lại Lịch sử để biết rằng quân Tưởng Giới Thạch đã có mặt để giải giới quân nhật và ở lỳ tại đây ngay từ khi nước VN còn dưới thời của chính phủ Hồ Chí Minh ….vậy chính Hồ Chí Minh mới phải chịu trách nhiệm về việc mất Ba Bình .

      Riêng việc mấy bãi đá do Philipine chiếm đóng và tuyền bố chủ quyền thì hoàn toàn xảy ra trước khi chính phủ VNCH được thành lập (1957), anh có thể xem thêm để biết một câu chuyện có thật mà tưởng như Huyền Thoại về các đảo Song Tử Đông và Song Tử Tây , xem để biết lòng yêu nước của các chiến sĩ QLVNCH thế nào :

      http://www.rfavietnam.com/node/1181

      Ghi chú : thời kỳ này , VNCH và Philippine là đồng minh, nên việc dùng vũ lực để lấy lại Song Tử là “thiếu khôn ngoan”, nên các chiến sĩ VNCH phải dùng đến “Mỹ Nhân Kế” .

      Còn anh hỏi đảng CSVN bán nước, buôn dân chỗ nào ư ”

      - Đây là bằng chứng bán nước :

      http://conghambannuoc.tripod.com/

      - Còn đây là bang chứng buôn dân :

      http://www.youtube.com/watch?v=vEo9tXIFxpM (

      clip trên này chỉ là một trong hàng ngàn, hàng vạn bằng chứng “buôn dân” của đảng CSVN) .

      Với cách giải thích này, tôi hy vọng (dù rất mong manh) rằng anh HPĐ “nắm” được vấn đề mà anh thắc mắc!

      Chào quyết thắng bọn CS buôn dân, bán nước !

    • UncleFox says:

      Hoàn toàn nhất trí với đồng chí HPD . Tất cả đất đai, đồi núi, biển đảo bác Hồ và đảng ta chỉ biếu không cho Trung quốc chứ có bán bao giờ . Thế mà bọn lưu vong cứ vu oan cho bác đảng bán nước . Khốn nạn thật !

  4. Cảm xúc mới says:

    VIỆT NAM
    RỰC RỠ SẮC MÀU
    Lóng lánh sắc hoa…
    Ngăn ngắt màu trời…
    Xanh mênh mang biển…
    Việt Nam của tôi!
    Nếu kể về Việt Nam, tôi sẽ gói mỗi địa danh bằng màu sắc.
    Trong dải màu Việt Nam rực rỡ, mỗi mảnh đất là một sắc màu tình tứ.
    Sắc màu kỳ ảo không vẽ được trên trang giấy, mà vẽ ở trong tim!
    Cứ mỗi một mùa qua, những người mê mải đi và yêu thương
    từng vùng đất, lại háo hức gói ghém đam mê để lên đường.
    Bước chân đi miết, trái tim và ánh mắt mở ra, ùa vào lòng là
    những sắc màu và thanh âm cuộc sống, này là nên thơ bay
    bổng, là cổ kính, kia là rực rỡ ồn ào, đây là êm đềm mộc mạc.
    Những góc Việt Nam rất khác cứ ánh lên kỳ ảo, lung linh.
    Mùa này tam giác mạch Hà Giang đã rực hồng rồi đấy, những
    con đèo quanh co Sủng Là mơ mộng đã chìm trong mùa hoa
    tình tứ. Mùa này lúa Tú Lệ đã ươm vàng tràn thung lũng,
    những cô gái Thái đeo hom thoăn thoắt như múa giữa cánh
    đồng. Mùa này Đà Nẵng đang trắng xóa mưa. Mùa này biển
    Phú Quốc trong veo màu ngọc bích. Mùa này Sài Gòn ngầm
    ngập nắng, đi giữa phố phường cứ thấy nắng mật ong xuôi
    ánh vai thon…
    Mùa này, mùa này, mùa này… Việt Nam đẹp lắm!
    Một Việt Nam thống nhất với những sắc màu như quyện hòa
    làm một màu của quê hương
    Việt Nam rực rỡ, của bạn và của tôi!

    • DâM TiêN says:

      “Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,

      Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,

      Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,

      Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt !!!

      (Ô hô! một lũ côn đồ chết tiệt ! )

  5. tèo says:

    “30/4:
    Đối với những người chống cộng đương nhiên 30 tháng 4 không phải là ngày ‘giải phóng’ vì họ đã mất đi địa vị ‘lên voi’, buồn hận vì chén cơm bị đá đổ! Buồn hận kiểu này có nên được thông cảm không nhỉ? Chẳng lẽ họ là vàng còn cả dân tộc là cỏ rác hay sao?
    Mỹ và VNCH đã nghĩ ra viễn cảnh thua cuộc và tuyên truyền là sẽ bị trả thù ghê gớm, nhưng chuyện đó đã không xảy ra. Họ chỉ bị đi cải tạo…..”(trích)

    Có chén cơm mà bị tụi ăn cướp đá đỏ thì giận lắm chứ?Sao không ?
    Mà không phải là kẻ “lên voi” hận mà cả dân tộc đều hận vì cả họ cũng mất “chén cơm ” vì bị bọn đói ăn ăn cướp hết,vơ vét hét. Làm sao đẻ không chế được cái lũ lưu manh,côn đồ thổ phỉ đói meo ,không đi ăn cướp mà ăn mà nhộng đây.?Cả dân tộc không là rác dưới con mắt của thằng hồ và đông chí lưu manh của nó thì là gì? Dân Dương Nổ (mới nhất) không phải tụi bây coi là rác.quét sạch đẻ chiếm của cải cho đầy túi tham lam vô bờ hay sao ?
    Cả miền Nam buồn , Cả dân tộc buồn .chó có riêng ai ? Tắm máu có thể xảy ra như ở campuchia,sao không ? Một tên vc đã dọa là có 4 khẩu liên thanh săn sàng làm thịt tất cả bọn ngụy miền Nam sao ? Bị tù cải tạo không ngày về cũng là một cách tăm máu kẻ thù,,ác độc và nham hiểm hơn. Có tên cb đã nói là giết thì dể nhưng không có lợi .Giữ tù lại đẻ sản xuát ,là công cụ không tốn kém nhiều (bằng cách cho ăn cầm hơi) và nếu chết càng tốt vì mổi người tù sẻ bón phân cho cây csvn,cho cây cs quốc tế lớn mạnh ,,,
    Và đó là lý do tại sao đưa một thằng diên ,tên thiến heo lên ngôi…đẻ hắn ,chính hắn là nguyên do mọi suy sụp ,nghèo đói và bất lực của csvn Rồi thằng sau theo thằng trước .vn bị chúng vắt kiệt máu nên èo uột mãi ,do đó chúng phải thả tù .Nghe tụi nó khoe là Mỹ phải trã một người tù một máy cày (như ở Cuba) ,không được thì đòi tiền. Một người tù HO do ngươi Mỹ (không phải cùng máu mủ an em) nhân đạo tiếp nhận tụi rợ Hồ kiếm được bao nhiêu ? Rồi vượt biên rồi xuất khẩu công nhân .xuát khấy dàn bà con gái /làm lao nô ,làm đĩ .làm “vợ “khắp toàn cầu.lấy đất chia chác cho nhau,,,Tôi ác ngập trời”trời không dung đất không tha,trúc rừng ghi không hết ,nước biển rữa không sạch” vì tội ác chống người vn của bọn tay sai tàu .bán đất rừng biển cao nguyên cho bọn Tàukhựa.
    Không có con vật nào lâu mở mắt như con này. Chó cũng 10 ngày…Cho nên phải goi hcm là con quái thú thời tiền cộng sản…
    (tèo)

    • Ăn mày dĩ vãng " chiến thắng 75" says:

      Hàng năm tổ chức ăn mừng “chiến thắng 75 ” vì hiên tại có đếch gì mà khoe:Đất đai, biển đảo thì đang mất dần vào tay giặc Tàu, đất nước vẫn nghèo mạt rệp, giáo dục xuống cấp, đạo đức suy đồi, v…v…Mặc cảm tự tin đớn hèn của bọn Việt cộng !

  6. Chúc an lạc says:

    Hi, cứ dịp 30/4 là mấy người trước kia thua trận, trưowcs gắn chặt lợi ích với VNCH lại hầm hè khoét thêm mâu thuẫn với bên thắng cuộc, bây giờ trong nước người ta không phân biệt nữa rồi, miễn là các vị đừng có buôn bán hận thù là được, chúc quý vị tâm trạng sớm được an lạc, vui vẻ nhé!

    • DâM TiêN says:

      “Chúc ăn lạc ” ơi:

      Cứ bỏ qua cộng đồng hải ngoại này đi ! Cộng đồng đã là MỸ zồi.
      Hãy nhìn quanh mình ngay trong nước mà suy :

      Hiểm họa chết người được báo trước là (1) các đảng viên phản tỉnh;
      (2) nhân dân oán thù thấu trời — ( sự im lặng thật đáng SỢ!)

      Bá nó, một nước nhỏ, , mà có đến 180 thằng tướng Côn đồ công an!
      SỢ, cũng không thoát đâu ! Chuông gọi hồn Cộng nô , đang điểm…

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Đã là MỸ Việt đề huề , nâng cao tầm chiến lược thì còn nhắc đến 30/4 làm gì

      Chỉ còn bọn Cộng Sản là còn ôm thù hận MỸ Việt , nhắc nhở chiến tranh máu me…công lao chiến công giết người MỸ

      Toàn thể nhân dân Việt Nam Yêu nhân nhân MỸ vô cùng … đâu ai còn thù hận ai

      Tình hữu nghị MỸ- Việt đời đời bền Vững ! ( Lotus Hồ dạy thế )

    • Thích Nói Thật says:

      Tôi nghĩ mấy người trước kia gắn chặt lợi ích với VNCH thua trận chẳng có gì phải hậm hực cả, dù rằng tài sản của họ đã bị “bên thắng cuộc” (CSVN) cướp hết rồi, nhưng mà bây giờ, phần vì họ lớn tuổi, phần vì đã có đời sống đầy đủ tiện nghi trên những đất nước văn minh tân tiến như Mỹ, Úc, Pháp. Nơi mà rất nhiều cán bộ, đảng viên cao cấp của CSVN khao khát, vậy thì cớ gì họ “hầm hè”?

      Họp mặt thương phế binh tại Dòng Chúa Cứu Thế.

      Chỉ tội cho “bên chiến thắng” (CSVN) nuốt không vô nhả không ra, lo sợ bị tan rã, vậy thì lời “chúc an lạc” đối với họ xét cũng cần thiết đấy!

    • Nguyễn Thị An Bình says:

      Tên em Nguyễn Thị An Bình
      Ăn chay ăn lạc tâm hồn lạc an
      Tháng Tư, Ba Chục, Bảy Lăm
      Em lên lớp bảy và tròn mười hai
      Mộng mơ tài sức mai đây
      Mà đem ra giúp để xây quê nhà
      Nhưng không, . . .lý lịch xét ngang
      Thôi đành bỏ học mà vào xung phong
      Đắp đê, cuốc ruộng, đào mương
      Cơm thì không có chỉ toàn bo bo
      Đói xanh mặt, khát nhăn răng
      Vậy mà Độc Lập Ấm No nổi gì?

      Cho nên mới có câu nầy:

      Dép Râu giẫm nát đời son trẻ
      Nón Tai Bèo che khuất ánh tương lai

      Năm nay, năm mốt tuổi đời
      Hằng ngày chứng kiến cảnh đời quái thai
      Biển Đảo Tàu Cộng làm vua
      Nhà nước hốt của dân oan làm giàu
      Ông chúc an lạc mĩm cười
      Khuyên đời Chó đẻ thôi Thù ông đi ?

      • Tập Làm Văn says:

        Ông chúc an lạc mĩm cười
        Vì là cướp giật của người giàu sang
        Nhờ vậy mà sống huy hoàng
        Nuốt đồ ăn cướp nên càng vô tâm

  7. Khánh Nam says:

    Sóng ngầm trong hậu trường chính trị Sài Gòn tháng 4/1975

    Trong cơn hấp hối của chế độ Sài Gòn, chính trường Sài Gòn vẫn rộn lên những đợt sóng ngầm của các thế lực cả trong và ngoài nước.

    Sài Gòn tranh tối tranh sáng
    Sau khi để mất Tây Nguyên và duyên hải miền Trung, Nguyễn Văn Thiệu đã nhìn thấy sự sụp đổ trong nay mai của chế độ Sài Gòn. Về phía Cách mạng, sau thắng lợi ở Tây Nguyên, ta đã nhìn rõ và quyết tâm chớp thời cơ thực hiện phương án dự phòng để tiến lên giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975, chứ không chờ đến năm 1976 như kế hoạch đã đề ra.
    Nhưng vào lúc đó, ở Sài Gòn, giới chính trị vẫn tin vào một giải pháp với “lực lượng thứ ba” có thể trì hoãn được bước tiến của quân Giải phóng. Người Mỹ cũng cho đó là một con bài tốt. Bởi vậy họ lập tức tìm cách nắm lấy nó với hy vọng nếu thành công thì họ vẫn còn ảnh hưởng ở miền Nam sau khi Thiệu sụp đổ.
    Bây giờ Mỹ mới quay lại với những tuyên bố phản đối Thiệu của Hà Nội và tin rằng Thiệu là sự cản trở duy nhất cho cuộc nói chuyện với Hà Nội. Với ý nghĩ như vậy, Mỹ ép Thiệu phải từ chức vào ngày 21/4/1975 để Trần Văn Hương lên làm Tổng thống.
    Thiệu ra đi để lại một khoảng trống quyền lực và ngay tức khắc, tạo ra một cuộc tranh giành giữa các phe phái trong giới chính trị Sài Gòn. Nhân dịp kỷ niệm 39 năm Ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam (30/4/1975 – 30/4/2014), xin giới thiệu tới độc giả các bài viết về hồ sơ chiến tranh Việt Nam với những thông tin đầy đủ, sinh động và giàu giá trị tham khảo. Kính mời độc giả theo dõi, đón đọc.

    Đầu tiên là Trần Văn Hương. Ông lão 70 tuổi này là Phó Tổng thống dưới thời Thiệu. Theo Hiến pháp chế độ Sài Gòn, Hương lên làm Tổng thống thay Thiệu. Tuy nhiên, Hương chưa yên tâm vì Thiệu vẫn còn ở Sài Gòn.
    Lấy lý do rằng nếu để Thiệu ở lại có thể phía bên kia sẽ cho rằng Chính phủ của Hương chỉ là một “chính phủ Thiệu mà không có Thiệu”. Do vậy, Hương tìm cách đẩy Thiệu rời Việt Nam.
    Để thuận tiện, Hương ký nghị định cho Thiệu được làm đặc sứ của chế độ Sài Gòn sang Đài Bắc phúng điếu Tưởng Giới Thạch vừa qua đời. Tối 25/4, Thiệu đã rời Sài Gòn sang Đài Loan trên máy bay Mỹ. Và để chứng tỏ mình có thực quyền, ông Hương đã yêu cầu gỡ bỏ hết các áp phích chống cộng, đồng thời cử người đến trại Davis trong sân bay Tân Sơn Nhất nói chuyện với phái đoàn của Chính phủ CMLTCHMNVN nhưng không đem lại kết quả gì.

    Một thế lực khác được coi như đại diện “lực lượng thứ ba” là phe nhóm của tướng Dương Văn Minh. Theo hồi ký của dân biểu Lý Quí Chung – một thành viên trong nhóm, từ đầu tháng 4, phe nhóm này đã bàn bạc và hạ quyết tâm giành lấy quyền lực chính trị ở Sài Gòn để thương lượng với Hà Nội và Chính phủ CMLTCHMNVN về một giải pháp chính trị cho miền Nam.
    Cũng theo hồi ký của ông Chung và một vài người khác trong nhóm sau này khẳng định, mục đích của họ chỉ nhằm đi đến chấm dứt chiến tranh để máu không còn phải đổ nữa. Để thực hiện việc đó họ dự liệu các biện pháp: hoặc thương lượng, hoặc bàn giao chính quyền hoặc là đầu hàng.
    Tuy nhiên, nhiều thông tin khác cũng chỉ ra rằng vào ngày 28/4 khi ông Minh lên nắm quyền ông đã không đầu hàng ngay mà vẫn hi vọng vào một giải pháp chính trị. Điều này thể hiện trong câu chuyện giữa ông Minh và viên tướng Timmes.
    Cuốn sách của Nguyễn Hữu Thái (Chủ tịch đầu tiên của Tổng hội Sinh viên Sài Gòn từ 1963 đến 1964)) viết: “Ngay trong sáng hôm đó (28/4), một nhân viên CIA cao cấp và là người quen biết lâu năm của tướng Minh là tướng Timmes đến chào xã giao. Khi hỏi tướng Minh còn có thể làm được gì với tình hình hiện nay. Ông Minh nói nghiêm chỉnh rằng còn có giải pháp và trình bày vắn tắt ý đồ của ông. Nghe xong, tướng Timmes thở dài và nghĩ rằng: Cho đến lúc này mà tướng Minh vẫn còn ảo tưởng bám lấy ý đồ không tưởng đó của Pháp”.

    Những người Pháp “mộng du”
    Những ngày cuối cùng của chính quyền Sài Gòn, các đại sứ quán phần lớn di tản khỏi Sài Gòn nhưng sứ quán Pháp thì lại hoạt động tích cực hơn bao giờ hết. Thông qua ông đại sứ Mérillon, Chính phủ Pháp tích cực vận động một giải pháp chính trị cho miền Nam. Họ cũng cử một viên tướng già tên là Vanuxem giả danh ký giả của báo Carrefour (Ngã Tư) đến Sài Gòn để giúp sức Mérillon.
    Ông Mérillon tuyên bố: “Chính phủ CMLTCHMNVN xác định họ mong muốn thương thảo để có được một sự chấm dứt êm đẹp cho cuộc chiến. Bản thân người Pháp cũng muốn đóng vai trò tích cực nhằm tránh một cuộc tắm máu tại Sài Gòn”.
    Nhưng mục đích thật sự của Pháp chỉ là kéo dài thời gian, làm chậm bước tiến của quân Giải phóng để tạo ra một chính phủ trung lập ở miền Nam. Sâu xa hơn, người Pháp muốn quay lại lấp chỗ trống ở xứ này sau khi Mỹ rút đi. Họ sẽ lợi dụng những người thuộc lực lượng thứ ba thân Pháp để làm suy giảm thế lực cách mạng và kéo dài một chế độ miền Nam kiểu cũ trong vòng tay Pháp.
    Đợt hoạt động ngoại giao của Pháp cũng đã được nhà sử học Gabriel Kolko nhắc đến trong cuốn Giải phẫu một cuộc chiến tranh. Kolko viết: “Trong lĩnh vực ngoại giao, có một đợt hoạt động liên tục. Người Pháp bây giờ tích cực nhảy vào cuộc và được những nhà chính trị đầy mưu đồ của Sài Gòn giúp đỡ nhằm thiết lập lại ảnh hưởng của họ trên thuộc địa cũ. Sau khi Buôn Ma Thuột bị mất, Pháp đề nghị với Cộng sản một phương án mới gạt Thiệu và thi hành Hiệp định Pa-ri”.
    Cách mạng cũng không lạ gì tâm địa Pháp, nhưng những hoạt động của họ cũng tạo ra những điều tốt nhất định cho Cách mạng. Kolko viết tiếp: “Đảng quyết định nghe họ một cách lịch sự, không làm nản lòng bất kỳ cố gắng nào có thể làm yếu Việt Nam cộng hòa và tránh cho họ phải mất thêm sinh mạng một cách không cần thiết”.
    Cho tới khi Xuân Lộc đã mất, vòng vây quanh Sài Gòn đã khép chặt và trận pháo kích vào Tân Sơn Nhất như tuyên bố rằng giờ đây mọi thương thảo là không còn giá trị, thì người Pháp vẫn ngoan cố vận động. Theo Nguyễn Hữu Thái, đến tận sáng 30/4 người Pháp vẫn chưa từ bỏ ý định của mình mà vẫn còn khuyên tướng Minh cầu viện ngoại bang để duy trì miền Nam.
    Ông Thái kể: “Vanuxem cho biết ông muốn hiến kế cho ông Minh để cứu vãn tình hình tuyệt vọng của chế độ Sài Gòn. Theo Vanuxem, nên lên tiếng kêu gọi sự can thiệp của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc), và chỉ cần có một yêu cầu chính thức của chính quyền miền Nam là Trung Quốc sẽ can thiệp ngay”. Nhưng Dương Văn Minh trả lời thẳng thừng rằng trong đời ông ta đã làm tay sai cho Pháp rồi cho Mỹ và bây giờ ông không muốn làm tay sai cho một nước nào nữa.

    Như thế, trong 10 ngày cuối cùng của chế độ Sài Gòn, trước diễn biến tất yếu của lịch sử, vẫn còn nhiều thế lực ngoại bang thèm muốn miền Nam. Thậm chí Trung Quốc lại rất tức dận vì Việt Nam đã thống nhất.
    Trong hoàn cảnh đó, tất nhiên nếu ông Dương Văn Minh giữ đầu óc hiếu chiến hạ lệnh cho quân đội quyết chiến thì cũng không thể xoay ngược bánh xe lịch sử. Có hai nguyên nhân căn bản. Thứ nhất thế và lực của quân Giải phóng là áp đảo không gì cản nổi. Thứ hai lực lượng của QLVNCH cũng không còn bao nhiêu. Trong số ít ỏi đó cũng chỉ có một số rất ít là có đầu óc hiếu chiến và sẵn sàng tử chiến, còn phần lớn đã rã ngũ để về lo cho gia đình mình. Tuy nhiên, ý nghĩa trong quyết định đầu hàng của ông Minh là giúp cho máu của người Việt Nam bớt đổ như cách nói của tướng Nguyễn Hữu Hạnh là “Không nên để đổ máu ở giờ thứ 25”.

    Khánh Nam

    • DâM TiêN says:

      Thực tế là, MTGPMN đã bị đẩy ra ngoài hết, không hoạt động nữa.

      Thằng Bắc Kỳ tiếm danh MTGPMN ép DVM đầu hàng với MTGPMN!

      Vậy, DVM dek đầu hàng với thằng nào hết ! ( Sẽ có Xóa Bài Làm
      lại, khi “thằng’ Mỹ nó muốn. Mà nó sẽ làm nay mai. Có thấy vào đầu
      năm 2014, nở rộ lên phong trào ca ngợi tinh thần VNCH không ?)

      Cuối cùng Miền Nam sẽ thắng — Finally, South Viet Nam WILL WIN.

      • Huỳnh says:

        Cả 2 tổ chức: Mặt trận DTGPMNVN và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các bạn cứ tưởng là 2, nhưng thực chất chỉ là một. Cũng tương tự như vậy, chính phủ CMLTCHMNVN và chính phủ VNDCCH cứ tưởng là 2, nhưng thực chất chỉ là một. Và, đảng nhân dân cách mạng miền Nam Việt Nam và Đảng Lao động Việt Nam (nay là đảng CSVN) các bạn tưởng là 2 đảng, nhưng cũng thực chất chỉ là một, đó là đảng CSVN ngày nay.

        tSở dĩ người ta sinh ra 2 cái tổ chức: Mặt trận DTGPMNVN và chính phủ CMLTCHMNVN, đó chỉ là đường lối chiến lược của đảng Cộng sản và chính quyền VNDCCH. Chiến lược đó chỉ nhằm tập hợp lực lượng và sự ủng hộ của quốc tế để phục vụ cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trong thực tế. chiến lược đó đã được sự ủng hộ hết sức mạnh mẽ của các nước XHCN, của các nước không liên kết (thế giới thứ 3), của các nước dân chủ xã hội (như các nước Bắc Âu), của các đảng Cộng sản, các đảng cánh tả, các phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của phe phản chiến và của các lực lượng yêu chuộng công lý, hòa bình trên thế giới… Chiến lược đó đã thành công mỹ mãn, vượt mọi mong ước của đảng Cộng sản và chính quyền VNDCCH.

        Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi thì vai trò lịch sử của Mặt trận DTGPMNVN và chính phủ CMLTCHMNVN cũng đã hoàn thành nhiệm vụ và kết thúc vai trò lịch sử của 2 tổ chức đó. Vì vậy, sau ngày đất nước Việt Nam thống nhất thì Mặt trận DTGPMNVN và chính phủ CMLTCHMNVN lại trở về trong lòng dân tộc, đất nước và nhân dân Việt Nam. Tức là Mặt trận DTGPMNVN lại trở về trong lòng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, chính phủ CMLTCHMNVN lại trở về trong lòng chính quyền VNDCCH, đó là những nơi đã sinh ra 2 tổ chức đó.

      • DâM TiêN says:

        Huỳnh ui, đây là chân tình anh em ĐCV.Info mí nhau…

        Huỳnh nhìn xem thằng MTGPMN như thề là sai 90 degrees.

        MTGPMN nó đồng sàng dị mộng đấy. Nó đang cựa quậy
        để tái sinh, nhưng cả hai thằng Mỹ và thằng Ha Noi, sẽ
        lại chôn nó vĩnh viễn .. ( khi những H Cơ Minh, M V Hạnh,
        Ng Đình Huy, Việt Tân…lơ răng đờ la lung lay…không ngóc
        đầu lên nổi, cũng vì cái lý do về thằng MTGPMN đó mà..)

        Thằng MTGPMN và Khmer Rouge Pol Pot cùng một giuộc)

        Huỳnh có hiểu ra chút nào chưa ? Ván cờ sắp chấm dứt,
        nghiêng về phía Dâm TiêN, Tiên Ngu, Nguyễn Trọng Dân,
        Y tá Cà Mau….và TonyDo, ha ha …. Sự đời sao mà hay…

      • UncleFox says:

        Thôi đi, càng ný rải rông rài thì càng lòi ra cái bản mặt ăn cướp …
        Nếu “kháng chiến chống Mỹ cứu nước … đã được sự ủng hộ hết sức mạnh mẽ của các nước XHCN, của các nước không liên kết (thế giới thứ 3), của các nước dân chủ xã hội (như các nước Bắc Âu), của các đảng Cộng sản, các đảng cánh tả, các phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của phe phản chiến và của các lực lượng yêu chuộng công lý, hoà bình trên thế giới ” … thì đâu cần phải lập ra cái gọi là Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam để lừa gạt mọi người ?
        Nếu “đánh Mỹ, giải phóng miền Nam, cứu nước” có chính nghĩa thì tại sao cứ chối bay chối biến rằng không có một tên chó đẻ nào “sinh Bắc tử Nam” cả vậy ?

      • Thích Nói Thật says:

        DâM TiêN says: “Thực tế là, MTGPMN đã bị đẩy ra ngoài hết, không hoạt động nữa. Thằng Bắc Kỳ tiếm danh MTGPMN ép DVM đầu hàng với MTGPMN

        Đúng ra thì như thế này; “thằng CS bắc kỳ” núp dưới váy MTGPMN ép DVM đầu hàng. Sau khi đạt được mục đích rồi thì “thằng bắc CS bắc kỳ” mới đá MTGPMN văng xuống đường mương, một mình một cõi chễm chễ trên ghế lãnh đạo!

        Cuối cùng thì miền Nam không thắng (CS-Bắc / CS-Nam), mà lý tưởng (Dân chủ tự do) của VNCH sẽ thắng!

    • DâM TiêN says:

      Thui em Nam ui,

      DâM mới ” tự ý” thả cho hai trái CBUs, mà cả hai quân đoàn các em khựng lại,
      mét bu, kêu trời…

      Bạn anh tự ý thả bom, hiện ở Houston đó mà…

      Anh mà choảng cho chừng dăm qủa nữa, là các em sinh bắc tử nam bạt ngàn…

      (Sở dĩ có ” thằng” nó can anh thôi ném bom, để nó còn dùng các em làm con chó dẫn đường cho nó trong một giai đoạn đó …( Hãy hỏi… Tư Xoang xem bao giờ…giải tán?)

  8. 30/4 says:

    Kỷ niệm 30/4 mọi người đều vui đơn giản vì ngày này năm xưa hoà binh yên tiếng súng, yên bom đạn, trong nhà không còn phải xây cái hầm trú ẩn to tổ chảng chình ình, mọi người ra đường đỡ bị cảnh xét hỏi giấy tờ, bắt quân dịch hay đi bộ đội….

  9. Hoa Phượng Đỏ says:

    Anh đi bỏ lại đôi giầy
    Đem theo thù hận đọa đầy lưu vong
    Quê hương trăm nhớ ngàn mong
    Giầy nay đã nở thắm bông rồi kìa

    Ngày xưa đất nước phân chia…
    Nỗi đau dân tộc chia lìa làm hai
    Bây chừ thống nhất huy hoàng
    Non sông một dải muôn vàn đổi thay
    Nhân dân đất nước chứ ai
    Mong anh rũ bỏ tháng ngày hận căm

    Chìa tay đón lấy tình thâm
    Hồi hương xóa bỏ tháng năm hận thù !!!!

    • Cù Lần Lửa says:

      Non sông một dải muôn vàn “đổi thay…”

      Mỹ vàààào nắm cổ chúng bay

      Bùa, liềm, hoa, máu …một ngày đi đooong..

    • Đếch ham quốc tịch Việt nam says:

      Cập nhật: 22/04/2014 19:16
      Chính sách chiêu dụ Việt kiều giữ quốc tịch Việt Nam đã bị phá sản

      Trên tờ Vnexpress cho biết, trong số khoảng 4,5 triệu Việt kiều khắp thế giới thì chỉ có khoảng 6,000 người chịu đi ghi danh quốc tịch. Đó là chưa nói con số 2055 trường hợp xin thôi quốc tịch Việt Nam. Một con số quá thấp, số người chịu đi ghi danh quốc tịch Việt Nam chỉ 0,13%. Phải nói rằng, chính sách chiêu dụ Việt kiều giữ quốc tịch Việt Nam đã bị phá sản.

      Cách đây 2 tuần, các tờ báo quốc nội thật sự “lo lắng” cho Việt kiều vì hàng triệu người có nguy cơ bị mất quốc tịch Việt Nam nếu không chịu ghi danh trước ngày 1/7. Thế nhưng, trái ngược với sự lo lắng đó thì hàng triệu Việt kiều vẫn dững dưng với quốc tịch Việt Nam.

    • Muôn vàn đổi thay says:

      Nhân ngày :

      “Bây chừ thống nhất huy hoàng
      Non sông một dải muôn vàn đổi thay”

      Tặng Hoa Phượng Đỏ cái này :

      http://www.youtube.com/watch?v=VkMJcZCtF_s

      Và cái này :

      http://www.youtube.com/watch?v=7we6ZMhH84k

      39 Năm, đất nước ta thay da đổi thịt hàng ngày, mỗi năm đều đạt thành tích cao về xóa đói giảm nghèo…Thành tích năm sau cao hơn năm trước, trong xuốt 39 năm qua đời ta có đảng

      Nhân dân Việt Nam được đảng “lột da xẻo thịt” hàng ngày nên sắp biến thành người Tàu gốc Việt rồi đó .

      Nhưng cũng không sao vì – như thi sĩ Chế Lan Viên đã viết :

      “Bên kia biên giới là nhà,
      Bên ni biên giới cũng là quê hương !”….( có phải không Hoa Phượng Đỏ ?)

  10. Hồ chủ tịt says:

    30/4 nói

    “Đối với những người chống cộng đương nhiên 30 tháng 4 không phải là ngày ‘giải phóng’ vì họ đã mất đi địa vị ‘lên voi’, buồn hận vì chén cơm bị đá đổ! Buồn hận kiểu này có nên được thông cảm không nhỉ? Chẳng lẽ họ là vàng còn cả dân tộc là cỏ rác hay sao?
    Mỹ và VNCH đã nghĩ ra viễn cảnh thua cuộc và tuyên truyền là sẽ bị trả thù ghê gớm, nhưng chuyện đó đã không xảy ra. Họ chỉ bị đi cải tạo. Cải tạo càng lâu thì càng có khả năng đi Mỹ. Có nhiều người còn nuối tiếc rằng mình không được cải tạo đủ lâu để được đi Mỹ!”
    (thôi trích)

    Anh dư lơn viên này nói trật lất: ngày 30-4 không phải những người chống CS buồn mà cả miền Nam VN buồn vì sao?
    Vì bọn chết đói vào khuân hết đồ từ TV, Honda, lúa gạo, vàng bạc…
    Nhờ những ngưòi đi Mỹ gửi bơ thừa sữa cặn về bọn Vẹm, dư lợn viên mới có cái mà bỏ vào mồm chứ?

Phản hồi