Tháng 4-1975: Miền Nam sụp đổ
Hai mươi bốn năm sau khi chiến tranh kết thúc, Kissinger viết.
“Lý tưởng đã đưa nước Mỹ vào Đông Dương và sự mệt nhoài khiến chúng ta phải rút ra……
… Đông Dương sụp đổ năm 1975 vẫn còn gợi lại trong tôi những nỗi niềm u sầu khó tả. Nỗi buồn của tôi dành cho những kẻ nạn nhân bị bỏ rơi cũng bằng ngang với niềm ngậm ngùi của tôi dành cho nước Mỹ đã gây ra cho chính mình.” (1)
Cuộc chiến tranh dài nhất thế kỷ này đã để lại cho hai nước đồng minh Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa nhiều thiệt hại nặng, miền Nam bị mất về tay Cộng Sản, khoảng hai trăm ngàn binh sĩ tử trận. Hoa Kỳ với hơn 58 ngàn quân bị thiệt mạng, tốn kém nhiều trăm tỷ cũng như mất uy tín danh dự trên thế giới. Các phe đều thiệt hại lớn, miền Bắc được tiếng là chiến thắng nhưng đã phải trả cái giá quá đắt: hơn một triệu thanh niên phơi thây ngoài trận địa, hơn một triệu gia đình đau khổ, đất nước tan hoang vì bom đạn mà nhiều thập niên sau mới xây dựng lại được.
Người Mỹ bắt đầu can thiệp vào Đông Dương từ 1950 khi Trung Cộng viện trợ ồ ạt cho Việt Minh tại biên giới Việt – Hoa nhưng họ thực sự can thiệp vào VN khi đổ quân vào Đà Nẵng giữa năm 1965.
TT Johnson được Quốc hội ủng hộ cho tăng quân đều hàng năm từ 184,300 người năm 1965 lên tới 536,100 năm 1968. Nhờ vậy miền nam VN đã được bình định. Mỹ oanh tạc BV từ 1964, có leo thang nhưng hạn chế mục đích hăm dọa để Hà Nội phải đàm phán rút về Bắc. Phía CS tiếp tục cuộc chiến, họ đánh thí quân để đẩy mạnh phong trào phản chiến tại Mỹ. Số lính Mỹ bị giết tăng dần, năm 1965 có 1,863 lính Mỹ chết tại miền nam, từ 1965 tới 1968 có tất cả 35,751 người tử trận. Con số tử thương này đã khiến phong trào phản chiến càng lên cao hơn.
CS bị thảm bại Tết Mậu thân 1968, ta đánh thắng một trận lớn nhưng thua cuộc chiến, chống đối tại Mỹ lên cao, họ đòi chính phủ rút quân về nước. Năm 1968 phản chiến nói chung bất bạo động, năm sau 1969 khi Nixon lên làm TT đã tiến tới bạo động, đổ máu, sinh viên bắn súng đốt nhà, đập cửa kính, ném bom lớp học.
Cuối 1965 tỷ lệ số người ủng hộ chiến tranh VN khoảng 61% tới 1968 xuống còn khoảng 40%, tới 1971 còn khoảng 30% (2)
TT Nixon đem quân về nước, phục hồi hòa bình như đã hứa khi tranh cử. Năm 1969 ông bắt đầu cho rút quân, thực hiện VN hóa chiến tranh giúp VNCH hành quân sang Miên từ 29-4-1970 tới 22 -7-1970 để đánh vào hậu cần BV tại đây. Ta đã ruồng bố được khoảng 40,000 quân CS, giết trên 10 ngàn cán binh, tịch thu được 22,890 vũ khí cá nhân, 2,500 vũ khí cộng đồng, phá hủy nhiều cơ sở quân sự, làm suy yếu áp lực địch tại miền Nam VN.
Kế đó Nixon giúp miền nam VN mở hành quân tiến sang Hạ lào theo đường số 9 để chiếm tỉnh Tchépone rồi tiến sâu hơn vào vùng xung quanh để phá hủy các cơ sở CS. Cuộc hành quân lấy tên Lam Sơn bắt đầu ngày 8-2-1971, Quân đội VNCH chiến đấu anh dũng và hữu hiệu nhưng rồi gặp trở ngại, quân số lúc cao nhất là 17,000 người.
BV phản công mạnh hơn ta tưởng, đồng thời VNCH thiếu yểm trợ không quân của bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại Sài Gòn, ta bị thiệt hại nặng lên tới 3,000; TT Thiệu lệnh cho các Tướng lãnh ngưng tiến quân. Giữa tháng ba ta rút lui về phía nam theo đường 914 bị Cộng quân truy kích thiệt hại nhiều, cho tới 25-3-1971 cuộc hành quân coi như chấm dứt, tổng cộng chỉ kéo dài 45 ngày, nói chung hai bên đều bị thiệt hại nặng.
Nixon cho biết (3) cuộc tấn công mục đích giảm áp lực địch để Hoa Kỳ rút quân mà VNCH vẫn còn tồn tại, Nixon dự trù tới 1972 chỉ còn vài chục ngàn lính Mỹ còn ở VNCH.
Tổng thống cử Kissinger, Phụ tá an ninh Quốc gia đàm phán với BV tại Paris. Cuộc hòa đàm bắt đầu từ tháng 5-1968 dưới thời Johnson, nhưng thực sự bắt đầu từ 1969 và do Kissinger đi đêm với Lê Đức Thọ. Trong mấy năm liên tiếp phía BV lợi dụng hòa đàm để tuyên truyền chống Mỹ. Hà Nội ngoan cố đòi Mỹ phải rút quân đơn phương, loại bỏ chính phủ Thiệu, lập chính phủ ba thành phần, cắt viện trợ VNCH. Họ biết Hành pháp Mỹ bị Quốc hội và phản chiến chống đối nên lì ra không chịu ký.
Cuối tháng 3-1972, khi Hoa Kỳ đã rút gần hết , Hà Nội đưa khoảng mười Sư đoàn, hàng ngàn chiến xa, đại bác, phòng không tấn công VNCH dữ dội làm ba mũi dùi: tại Quảng Trị 6 Sư đoàn, tại Kontum 2 Sư đoàn và Bình Long 3 Sư đoàn . Hỏa lực Cộng quân rất hùng hậu khiến VNCH phải rút chạy tại nhiều nơi. TT Nixon cho mở lại cuộc oanh tạc, ông dùng hỏa lực vũ bão đánh BV, trưng dụng tối đa các chiến hạm của Đệ Thất hạm đội, hơn 400 pháo đài bay B-52 và khu trục cơ F-4 để oanh kích cả hai chiến trường Nam Bắc. Cuộc tấn công của Hà nội bị nghiền nát chấm dứt cuối tháng 9-1972, tổng cộng khoảng 100 ngàn cán binh bị giết , 75% số xe tăng bị hủy hoại.
Tại Hòa đàm Paris phần vì thấy Nixon qua thăm dò sẽ tái đắc cử Tống thống ngày 7-11-72, phần vì thất bại về quân sự nên BV đã chịu nhượng bộ rất nhiều trong phiên họp 9-10-1972. Họ không đòi lật đổ ông Thiệu, lập chính phủ liên hiệp, cắt viện trợ VNCH…Kissinger và Lê Đức Thọ chuẩn bị ký kết cuối tháng 10 nhưng VNCH chống đối bản Dự thảo, việc ký kết tháng 10 bất thành . Kissinger muốn ký kết trước bầu cử nhưng Nixon không cần vì theo thăm dò ông vượt đối thủ quá xa.
Sang tháng 11, tháng 12 hòa đàm bế tắc phần vì do VNCH và nhất là BV cố tình gây trở ngại, họ đoán Quốc hội Mỹ sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh đem quân về nước nên bỏ họp ngày 13-12. TT Nixon đã cho B-52 oanh tạc BV dữ dội suốt 12 đêm từ 18-12 cho tới cuối tháng khiến BV phải trở lại bàn hội nghị. Hiệp định Paris được ký ngày 27-1-1973, các phe tham dự đều được chia phần: Nixon lấy được tù binh, Lê Đức Thọ đòi được Mỹ rút quân, Nguyễn Văn Thiệu vẫn làm Tổng thống , chính phủ Cách mạng lâm thời được coi là đảng phái chính trị của miền Nam.
Bầu cử Tổng thống 7-11-1972 Nixon thắng 47 triệu phiếu phổ phông, 60.7% số phiếu bầu , hơn McGovern 18 triệu phiếu , thắng cử lớn nhất từ xưa tới nay. Nixon đã đem quân về nước, lấy lại tù binh, không bỏ đồng minh, hòa với Nga, bang giao với Trung Cộng. Sau khi ngưng bắn, Quốc hội cắt giảm viện trợ cho VNCH dần dần : Năm 1973 Mỹ viện trợ 2 tỷ 1, năm sau còn 1 tỷ 4, năm sau 1975 còn 700 triệu, tiền mất giá thực ra chỉ còn 500 triệu. Năm 1972 đảng Dân chủ nắm 242 ghế hạ Viện, Cộng Hòa 192 ghế, Cuộc bầu cử Hạ Viện ngày 4-11-1974 khiến Dân Chủ thêm 49 ghế thành 291, Cộng Hòa mất 48 ghế còn 144, Dân Chủ chiếm 60.7% Hạ viện , Cộng Hòa 33.1%.
Quốc Hội Dân Chủ kiên quyết chống chiến tranh VN, trả thù cho thất bại nhục nhã trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1972 bằng cắt giảm viện trợ quân sự cho miền nam VN như trên để bỏ rơi Đông Dương. Theo lới kể của Kissinger (4)) Hà Nội xây dựng hệ thống đường xâm nhập tổng cộng trên 20 ngàn km để vận chuyển nhiều xe tăng, đại bác, hỏa tiễn, phòng không vào Nam. Văn Tiến Dũng nói hệ thống đường này như những sợi thừng ngày này qua ngày khác quấn quanh cổ, chân , tay con quỷ (VNCH) đợi lệnh xiết cổ cho nó chết.
Ngày 9-8-1974 Nixon từ chức vì vụ Watergate, Phó TT Gerald Ford lên thay, VNCH suy yếu vì bị cắt giảm viện trợ trong khi BV được Nga, Tầu tích cực giúp đỡ mở cuộc tấn công miền nam từ cuối năm 1974 tại Phước Long. TT Thiệu gửi thư cho TT Ford ngày 24 và 25 -1-1975 cho biết tình trạng thiếu thốn đạn dược tiếp liệu, pháo thủ phải đếm từng viên đạn. Mặc dù Ford và Kissinger nỗ lực vận động tại Quốc hội để xin viện trợ bổ túc 300 triệu nhưng bị chống đối mạnh, họ tìm cách trì hoãn viện trợ cử phái đoàn dân biểu sang Sài Gòn quan sát trong khi miền Nam đang sụp đổ dần dần.
Theo Kissinger đám người to mồm tại Quốc hội và truyền thông chống liên hệ giúp đỡ Sài Gòn, sự chống đối lên tới tột đỉnh khi họ mở chiến dịch chống cung cấp phương tiện tự vệ cho các nước Đông Dương lâm nguy. Họ không bao giờ ý thức được việc làm tàn ác của mình, đối với họ chỉ có sinh mạng của người Mỹ mới là quan trọng, sinh mạng của nhân dân Đông Dương như cỏ rác không đáng cứu vớt. Trong số báo Los Angeles Times ngày 6-3-1975 kêu gọi bác bỏ khoản viện trợ bổ túc mà còn đề nghị cắt bỏ viện trợ quân sự dưới mức 700 triệu dù đã được chấp thuận, những người này đã tiếp tay với Hà Nội xiết cổ VNCH.
Tình hình quân sự miền nam VN vô cùng bi đát, pháo binh thì hết đạn, máy bay không còn săng nhớt, các Quân đoàn, Sư đoàn rút dần, co cụm….
Ban Mê Thuột bị Cộng quân tràn ngập 13-3-1975, hai ngày sau, TT Thiệu hốt hoảng cho rút lui Quân đoàn II tại Kontum, Pleiku đưa tới sụp đổ cả hai Quân khu I và II trong vòng hai tuần lễ. Trận Long Khánh diễn ra ác liệt từ ngày 9 cho tới giữa tháng 4-1975.
Theo lời đề nghị của Kissinger ngày 10-4, TT Ford ra trước Quốc hội đề nghị viện trợ khẩn cấp 722 triệu cho VNCH nhưng bị bác bỏ ngày 18-4. Tại Long Khánh Trung Tướng Toàn cho lệnh rút ngày 20-4. CSBV hối hả chuyển đại binh bao vây dứt điểm Sài Gòn, lực lượng BV vào khoảng 20 Sư đoàn trang bị đầy đủ trong khi Quân đội VNCH tại quân khu Ba chỉ có 3 Sư đoàn thiếu thốn kiệt quệ mọi mặt, đạn chỉ đủ đánh trong hai tuần lễ.
Ngày 21-4 TT Thiệu từ chức, Phó Tổng thống Trần văn Hương lên thay được một tuần rồi bàn giao cho Tướng Dương văn Minh ngày 28-4 để hy vọng thương thuyết với BV. Ngay chiều hôm ấy năm máy bay Mỹ do CS lấy được ném bom phi trường Tân Sơn Nhất rung chuyển cả Sài Gòn, tối ấy BV pháo 300 quả 130 ly vào phí trường Tân Nhất. Hà Nội từ chối đề nghị thương thuyết của Tướng Dương Văn Minh và buộc phải đầu hàng. Sáng hôm sau tân Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu đọc văn thư yêu cầu cơ quan DAO Hoa Kỳ rút lui trong vòng 24 tiếng đồng hồ, tức thì trực thăng từ hạm đội số Bẩy bay ào ào vào Sài Gòn di tản.
Tối 29-4 trong cơn khói lửa, ông Dương Văn Minh kêu gọi các lực lượng Quân đội VNCH trên đài phát thanh, lời kêu gọi lập đi lập lại suốt đêm.
“Các vị Tư lệnh Quân đoàn, Sư đoàn hãy giữ vững vị trí và chờ lệnh mới”
Dưới đây là đoạn phim thể hiện cảnh tượng bi đát tại tòa Đại sứ Mỹ trong giờ phút hấp hối của Sài Gòn, xin lược thuật theo lời tác giả Larry Berman (5). Đại Sứ Martin chưa muốn đi ngay, ông ta xin Kissinger cho Ban tham mưu độ 20 người ở lại hai ngày.
Tại phiên họp Hội đồng an ninh quốc gia, Giám đốc CIA William Colby báo cáo CS không chấp nhận đề nghị ngưng bắn của Dương Văn Minh. Kisinger nói:
“BV cố ý làm nhục Hoa Kỳ, không thể để người Mỹ tại Việt Nam nữa”.
Ngày 29-4 Đại sứ Martin được lệnh phải di tản hết mọi người, ông ta không nghe lời. Kissinger tái mặt bảo:
“Không có lý do gì mà người Mỹ còn ở lại đó. Tổng thống đã lệnh cho Đại sứ phải đưa họ đi hết.. tại sao kỳ thế?
Sáu giờ rưỡi sáng 29-4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Schlesinger công bố Tổng thống ra lệnh rút khỏi VN lần cuối vào khoảng 11 giờ tối qua bằng trực thăng.
Kissinger cáu giận điện cho Martin:
“Ông phải sử dụng trực thăng để di tản tất cả người Mỹ, nhắc lại tất cả”
Ngày 30-4 một biển ngữ đặt ở sân tòa Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn “Tắt đèn ở cuối đường hầm khi bạn đi ra”. Cuộc di tản do những trực thăng CH-46 Sea Night và CH-53 Sea Stallion từ nóc tòa Đại Sứ bay ra hạm đội. Mọi liên lạc giữa phi công với Bộ Chỉ Huy Không Vận Chiến Trường và Trung Tâm Kiểm Soát đồng thời cũng chuyển về các Giới chức chỉ huy và kiểm soát Mỹ tại Hạ Uy Di và Hoa Thịnh Đốn.
Báo cáo cuối cùng do một phi công CH-53 xác nhận kết thúc chua chát của cuộc di tản:
“Tất cả nhân viên Mỹ còn lại hiện đang ở trên nóc và người Việt ở trong tòa nhà”
Người Việt phá cửa tràn vào tòa Đại sứ, từ trên nóc tòa, Thiếu tá Thủy quân lục chiến James Kean mô tả cảnh hỗn loạn ở dưới như trong phim On the Beach.
Lúc 7 giờ 51 phút sáng giờ Sài Gòn, chuyến trực thăng cuối cùng chở TQLC Mỹ về nước. Báo cáo cuối cùng của người phi công CH-46 chỉ vỏn vẹn:
“Tất cả người Mỹ đã ra đi, nhắc lại ra đi”
Tại tòa Bạch Ốc TT Ford chính thức thông báo:
“Cuộc di tản đã hoàn tất. Nó đã đóng kín một chương trong Kinh nghiệm của người Mỹ.”
Lúc 12 giờ 10 xe tăng BV húc vào cổng dinh Độc Lập, lúc 12 giờ 30 lính BV bước vào dinh. Tướng Dương Văn Minh và nội các ngồi đợi bàn giao quyền hành, Đại tá Búi Tín thay mặt quân đội CSBV nói:
‘Các ông còn gì đâu mà bàn giao, các ông phải đầu hàng”.
Bùi Tín hỏi Tướng Minh còn chơi tennis và sưu tầm hoa lan không. Bùi Tín hỏi Thủ tướng Vũ Văn Mẫu sao tóc ông dài thế vì nghe nói ông thề cắt tóc ngắn khi Thiệu còn làm Tổng thống. Tướng Minh cười, Bùi Tín nói
“Chúng tôi thắng trận chắc vì biết hết mọi chuyện”
Họ đưa Tướng Minh lên đài phát thanh bắt tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.
Việt Nam Cộng Hòa không còn nữa.
© Trọng Đạt
© Đàn Chim Việt
————————————————————————–
(1) Years of Renewal, trang 463.
(2) Nguồn Wikipedia: Opposition to the US involvement in the Vietnam war
(3) No More Vietnams trang 124
(4) Years of Renewal trang 479
(5) No Peace No Honor trang 270-273.
Phải nói rõ , cho chính xác , là : Ngày 30 – 04 – 1975 , Mỹ cút – Ngụy nhào . Chế độ bù nhìn của miền Nam sụp đổ !
Cũng phải nói cho hơn, từ ngày đảng CSVN vâng lệnh CS quốc tế tàn sát dân VN. Thì chế độ XHCNVN là chế độ đồ tể.
Trích :
“Phải nói rõ , cho chính xác , là : Ngày 30 – 04 – 1975 , Mỹ cút – Ngụy nhào . Chế độ bù nhìn của miền Nam sụp đổ !”
Đúng thế ! Phải nói rõ như thế này :
Nếu không “Mỹ cút, Ngụy nhào”
Bố bảo thằng Tàu dám “mó” Biển Đông
“bác Hồ” đánh Mỹ lập công
Để đem nước Việt …Đại đồng Trung Hoa .
Không có súng đạn Tàu – Nga
Việt cộng lấy…đéo gì mà đánh nhau ?
Nói thì phải ngó trước sau .
Chính Hồ (mới) là kẻ theo hầu ngoại nhân (*)
“Bù nhìn” từ đầu xuống chân (**)
http://www.rusarchives.ru/evants/exhibitions/vietnam1/23.shtml
http://xoathantuong.tripod.com/hcm_thuccrd.htm
Đọc hai bức thư Hồ chí Minh gửi Xít Ta Lin để xin chỉ thị thi hanh CCRĐ tai VN , để biết ai là thằng Bù Nhìn
(*) Karl Marx – Vladimir Lenin – Iosif Vissarionovich Stalin – Mao Trạch Đông ..mà Hồ Chí Minh tôn thờ đều là ngoiạ bang
(**) Từ cái mũ đến quần áo, giày dép hoàn toàn theo “mốt” của Mao xếnh xáng .
Kính xin BBT, vì sự thật, vui lòng không xóa đoạn văn trả lời Sử gia Đạt như sau đây :
Ông Trọng Đạt gay gắt trả lời DâM TiêN như ri rà :
“Ông hỏi ông Bùi Tín về việc đầu hàng sáng ngày 30-4, ông Bùi tín nào mà trả lời hạng người
như ông?
Ông nói viết sử không thể cẩu thả được, ông coi lại đoạn này: tôi viết theo lời Giáo sư
Larry Berman trong No Peace No Honor trang 270-273. Như thế có phải ông hồ đồ hay không?
Là người có tuổi cần để cho người khác nể nang hơn là làm trò khỉ cho người ta khinh rẻ.”
DÂM TIÊN xin trả nhời rằng : Ông Đạt ơi, ông viết cho ai đọc ? có phải cho độc giả, trong đó
có Dâm Tiên này chăng ? Ông có trách nhiệm phải trả lời cho độc giả. Ông viết có ý gì ?
Viết về sử liệu Việt Nam Cộng Hòa…mà mà mà ông cứ đi tra cứu dựa hơi nơi những kẻ đã ăn
gian chiến thắng như cu Lê đứcThọ, hay những người Mỹ, vì kế hoạch riêng, đã không tiếc
lời bơi xấu VNCH; thì ông tin họ như tin thánh sống,, rồi theo lời nói của họ mà mang vô bài
này sao, đành ? Chính ông, tác giả, phải biết rõ mình viết gì trước đã, và những tham khảo
chứng minh lời ông viết, nói ra. Đàng này, ông hóng chuyện như cái tape recorder…,rồi cứ
thế mà phát lại. .. Độc giả có ý kiến cùng ông, thì ông vùng vằng ghê nơi..Quel âge as – tu ?
Thưa ông Đạt nóng tính và tự ái có thừa, ông nên theo gương một Bùi Quyền đang đi khắp
nơi, tìm gặp trực tiếp những ” người trong cuộc” để rà soát lại quân sử. Sử gia Jay Veith
khi muốn viết lại trang sử Xuân Lộc, đã trức tiếp tìn gặp chính tư lệnh chiến trường
Xuân Lộc, tất cả các cấp chỉ huy chiến trận, …và chính Trung sĩ Dâm tuê này, rồi sau hàng
năm trời,, mói tự tin viết ra cuốn Fighting is an Art…
Ông Đạt ơi, ông có trách nhiệm trả lời độc giả đấy nhé. Esto Vir, Sois un homme, nhá!
Cuối cùng, xin ông không nên đánh giá DâM Tiên cùng ông Bùi Tín nhá. Trung sĩ Dâm tui
hình như được đào tạo chính quy hơn ông Tín một tí, và có mang Đệ tứ đằng Bảo quốc
Huân Chương tại mặt trận đấy, ông ạ. Nay kính bái Sữ gia Tape Recorder. (DâM TiêN)
NHÌN LẠI QUÁ KHỨ
Đã đúng 39 năm trôi qua từ ngày Miền Nam cũ hoàn toàn sụp đổ và không còn nữa.
Nhưng thật ra toàn cục đó đã diễn ra chính thức kể từ năm 1945 mà không là gì khác.
Có nhìn toàn cục, tức có nhìn nguyên nhân chung, thực tế chung, và kết quả chung, mọi người mới thật sự nhìn ra được sự thật, còn không thực chất hay ở những mức độ nào đó cũng chỉ là nói theo cách nói hươu nói vượn mà không hẳn là đã hoàn toàn sát sao với thực tế.
Để giúp cho có cơ sở xác đáng nhìn đúng bao quát sự thật, người ta phải có quyền hay nên có những câu hỏi, những giả định nào đó được đặt ra có liên quan tới. Bởi nếu không có tiêu chuẩn xác đáng chung, mạnh ai nấy nói, có bao giờ là có được sự thống nhất hay chính xác, có bao giờ là trung thực, khách quan hay hoàn toàn chính xác, đúng đắn được.
Bởi toàn bộ những vấn đề hoặc những sự kiện nào đã xảy ra ở đây, không phải chỉ thuần trên ngôn ngữ, lời nói, thuần trên suy nghĩ hay quan điểm, mà chính là những sự kiện lịch sử có thật, những số liệu hay con số có thật. Bởi cuộc chiến tranh không phải chỉ xảy ra chóng vánh, không phải chỉ qua đêm thức dậy thì mọi chuyện đều đổi khác, mà nó dai dẳng suốt cả một chặng đường dài lịch sử đất nước. Người ta nói là cuộc chiến tranh lớn nhất thế kỷ ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Nghĩa là nó kéo dài, tốn kém mọi mặt, khốc liệt hơn cả hai cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai đã có trước đó.
Cụ thể Miền Nam bị chết 200 ngàn quân. Mỹ 58.000 quân, tức cũng già 1/4 số đó, còn Miền Bắc cũng trên 1 triệu quân. Đó là chưa nói mọi tốn kém, mọi đau khổ của mỗi bên về những gì có liên quan đến tổng số những người chết đó.
Tất nhiên mọi người chết thì không thể bao giờ sống lại, họ phải ra đi trong vĩnh viễn, là điều không có gì bù đắp nổi. Nhưng còn điều là những gì họ đã từng suy nghĩ trong cuộc chiến, từng là mục đích trực tiếp hay gián tiếp cho cái chết của họ, từng là niềm tin hay sự căm ghét của họ, dù điều đó của họ là chủ động hay bị động tùy theo trường hợp mỗi người, sự thực cho tới ngày nay thì mọi điều đó đều hoàn toàn khác hẳn, đó là tính cách nghĩa lý hay phi nghĩa lý trong cái chết của họ.
Nhưng những người không chết như họ thì cũng phải bị trả giá mọi thứ. Bởi bên nào cũng có những thương hay bệnh binh còn lại. Lại còn sự vượt biên ồ ạt ở miền Nam khi đó, đó là điều có thật, không thể chối bỏ hay giải thích sai trái theo cách nào đó. Rồi cái vụ đi học tập cải tạo gần suốt cả trên một thập niên của các viên chức chính quyền cũ miền Nam, mà thực chất cũng chẳng “cải tạo” được ai, vì cuối cùng họ vẫn cứ là họ của chính họ. Ngoài cuộc Cải cách ruộng đất đầy tăm tiếng đã xảy ra ngay từ đầu tại miền Bắc, đến cuộc đại cải tạo công thương nghiệp trong suốt hai ba năm rồi cuối cùng cũng hoàn toàn thất bại về mọi mặt kinh tế lẫn xã hội ở miền Nam. Cũng trong suốt thời kỳ dài đó, đã thực hiện nền kinh tế hoàn toàn “tập thể” ở miền Bắc, sau đó cũng bắt đầu tại miền Nam sau khi miền Nam sụp đổ, và sau này khái niệm chung được gọi là nền kinh tế “bao cấp” khi thật sự bước vào “đổi mới” từ cuối thập niên 80 của thế kỷ trước. Tức tới này dù là nền kinh tế thị trường đa phần, vẫn còn gắn với hay vẫn chưa thoát ra khỏi được cái đuôi hay cái “định hướng” XHCN. Nói chung, cho mãi tới nay thì cái ý niệm kinh tế xã hội theo cách “ý thức hệ” vẫn cứ được giữ chặt, không hề bị buông bỏ, dù là chỉ còn trong ngôn ngữ lý luận hay chỉ trong lý thuyết. Nhưng còn đặc điểm đáng nói nhất, là về giáo dục và văn hóa, gần như trong suốt thời kỳ dài đó, chỉ có độc tôn một thứ giáo dục và văn hóa bao trùm tất cả, đó là học thuyết Mác Lênin ở miền Bắc và cả toàn nước VN khi miền Nam hoàn toàn sụp đổ. Ai cũng còn nhớ tới bao nhiêu năm náo động, bao nhiêu ngân sách phải bỏ ra in ấn và tuyên truyền, giảng dạy, truyền bá mọi mặt, thật hết sức tốn kém, tức mọi ý nghĩa hoàn toàn phi kinh tế, cho mãi tận đến nay đều chỉ nhằm xiển dương học thuyết Mác Lênin mà không là gì khác. Tức toàn thể nền văn hóa của đất nước, của xã hội là nhằm được chính trị hóa, nhằm được ý thức hệ hóa, tức cụ thể là cốt nhằm Mác Lênin hóa là chủ yếu mà không là gì khác. Đó là nguồn gốc và mục đích muốn đạt đến thật sự của toàn cuộc chiến đã có mà không ai có thể phủ nhận được. Như vậy lý do giải phóng đất nước nếu có thật cũng chỉ cốt là nhằm thực hiện cho được duy một mục đích đó mà không phải chỉ thuần túy giải phóng vì giải phóng. Đây là một sự thật, cho dù ý nghĩa hay bản chất nó là thế nào, chỉ những kẻ đui mù hay câm điếc mới không thấy hay không thể nói ra điều ấy. Bởi nó là những gì đã hoàn toàn có thật trong thực tế thì cho dẫu là kẻ có ba đầu sáu tai cũng không thể nói ngược hay phủ nhận được.
Nhưng kết quả về mặt kinh tế xã hội cho đến nay thì như thế nào ? Mọi người ngày nay không thể phủ nhận GDP hiện tại tính theo đầu người của VN là 1.960 USD/ năm, trong khi đó Mỹ 49.000, Canada 41.000, Nhật 35.200, Hàn quốc 32.100, Nga 17.000, Thái Lan 9.500, TQ 8.500, Kampuchia 2.200. Sự cách nhau một trời một vực như vậy có khiến chăng nhiều người VN đau đầu và thất vọng thật sự ngày nay ?
Như vậy vấn đề đặt ra nếu không có chủ thuyết Mác, không có nhà nước Liên Xô và TQ trước đây, không có thực dân Pháp xâm chiếm VN, hay nếu Mỹ cũng không can thiệp vào bất kỳ cuộc chiến CS nào, liệu VN có xảy ra chiến tranh như vậy không ? Giả dụ nếu ông HCM không phải là người CS ngay từ đầu mà kiểu chỉ như Phan Chu Trinh, Pha Bội Châu hay nhiều nhà ái quốc ở các nước không CS khác thì đất nước sẽ thế nào ? Nếu chủ thuyết Mác hoàn toàn đúng trong bản chất của nó, thì tại sao khối LX phải sụp đổ, tại sao TQ phải xét lại, tại sao sau này VN cũng phải đổi mới và đi vào kinh tế thị trường, tức bỏ kinh tế bao cấp, tập thể kiểu mác xít lêninít đã thật sự thất bại ?
Đó đều là những câu hỏi hay những vấn đề hết sức cốt lõi mà cho tới nay bất kỳ người VN sáng suốt, chân chính nào đều cũng phải ngay thật hay thẳng thắn nhìn lại. Có như vậy mới thấy được rằng cái gọi là MTDTGPMN trước năm 1975 của các ông Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, hay cái gọi là thành phần thứ ba vào những ngày gần cuối 1975, đều là những công cụ ngụy tạo, hầu hêt không đúng sự thật. Như vậy cuộc chiến tranh đã có, nếu nó không phải thuần túy là ý thức hệ (tức mácxít lêninít), thì chính yếu hay cốt lõi của nó không thể phủ nhận được nó chính là như vậy. Kể cả ông Bùi Tín, người cao cấp nhất tiếp nhận chính quyền của ông Dương Văn Minh khi ấy, nhưng ngày nay mọi phát biểu của ông đều nói lên tât cả.
Bởi vậy lịch sử phải là sự trung thực. Nếu lịch sử mà không trung thực cũng không thể gọi là đúng đắn hay khách quan. Những người nào đã tạo ra lịch sử, hay viết lại lịch sử sau này cũng phải là như thế. Nhất là mọi người dân, nếu để bị hướng dẫn hiểu sai về lịch sử đích thực, thì tội lỗi của những người nào làm ra điều này là hết sức nặng nề, bởi vì đã vô tình hay cố ý coi thường cả một dân tộc, một đất nước vì che giấu mọi sự thật, làm hạ giá chính con người và chính dân tộc đó về mặt nhận thức và về mặt ý nghĩa khách quan.
THƯỢNG NGÀN
(27/4/14)
Viết tang tác giả Trọng Đ. :Đây; Chân lý của tuồng hề ngày 30/4/75 tại Dinh Độc Lập, Saigon
Sau vở tuồng hát bộ sáng ngày 30 tháng Tư năm ấy tại Đinh Độc Lập, Sàigòn, một trận chiến toàn cầu nổ ra giữa thế giới cộng sản với nhau, không thương tiếc. Cộng sản Bắc Việt như chú mèo đói, đã lần lượt thanh toán thằng đàn em dị mộng MTGPMN, làm thịt luôn Khmer Đỏ Pol Pot, đều là đàn em chí thiết của Trung Cộng.
Như một lễ hội trâu điên húc trâu điên, cờ đỏ đánh cờ đỏ tưng bừng. Trung Cộng xót ruột trước cái chết…tức tưởi của hai đàn em, ra tay dạy cho CS Bắc Việt bài học “thứ nhất” nơi biên giới, tháng Hai 1979. Liên Sô cũng xót ruột nhìn đàn em Bắc Việt bị đòn, xua hàng triệu quân áp sát biên giới Trung Cộng. Một trận thư hùng sống chết suýt vỡ ra giữa Nga Hoa, nếu bên Hoa không biết tinh khôn và tự chế. Và khi chú Sam ra tay triệt hạ anh khổng lồ Liên Sô, thì Trung Cộng lẳng lặng ngồi dùng trà Ô Long, ngó nhìn.
Từ đo, cái mục đích chiến tranh của Hoa Kỳ mượn đất xứ Văn Lang này, sau 1975, đã dần dần hé mở ra.
DâM TiêN nói
“Kính xin BBT đừng vội xóa đi, nhân vì sự thật , Rất cảm ơn.
Nhân đọc qua bài này, chúng tôi nhờ ông Bùi Tín xác nhận lại thêm một lần:
Vào buổi sáng ngày 30 tháng Tư 1975 tại Dinh Độc Lập, ông có mặt trong
lúc ông Tổng thống Dương văn Minh đọc ” lời đầu hàng ” không ạ ?
Và nếu ông có mặt, thì ông Minh hướng vào nhân vật nào để đọc cái ‘ Lời
đầu hàng ?” — hướng vào ông chánh ủy lữ tăng 203, hay hướng vô nhà
báo Bùi Tín.
(Ghi lại ; ông Bùi Tín, tuy là thượng hay đại tá, nhưng không cầm quân, chỉ là
“phó ” tổng biên tập của tờ báo Nhân Dân mà thôi.)
Cuối cùng, xin góp ý : viết về Sử, hay ghi Sử liệu ,thì không thể nào cẩu thả
được, không phải viết để ký tên, mà việt để trọng sự thật. Xin đừng gây ra
nhầm lẫn về ngày 30 tháng Tư 1975 nhiều hơn nữa. Xin giũ lòng tự trọng.
Cảm ơn.”
(thôi trích)
Ông hỏi ông Bùi Tín về việc đầu hàng sáng ngày 30-4, ông Bùi tín nào mà trả lời hạng người như ông?
Ông nói viết sử không thể cẩu thả được, ông coi lại đoạn này: tôi viết theo lời Giáo sư Larry Berman trong No Peace No Honor trang 270-273. Như thế có phải ông hồ đồ hay không?
Là người có tuổi cần để cho người khác nể nang hơn là làm trò khỉ cho người ta khinh rẻ
“Cuộc thử thách của thời gian nào rồi cũng nảy sinh ra một kết quả nào đó.
Lại kính tặng Siêu Sử Gia Trọng Đạt vô vàn kính chiếu ”
“Cuốn hồi ký “Đại thắng mùa xuân” được các cán bộ tuyên giáo đề cao lên tít tận mây xanh, hồ hởi, tự hào, phấn khời, bỗng dưng có lệnh thu hồi chỉ một năm sau ngày nó ra đời, có ý là hãy vô hiệu hóa nó đi. Đóng cửa khoe khoang trong nội bộ với nhau thì được; sao lại vạch áo cho người (ngoài) xem lưng?
Bây giờ người Mỹ đã quay rở lại. Đại thắng ơi, bây giờ mi ở đâu ? “
DAM TIEN viết:
Cuối cùng, xin góp ý : viết về Sử, hay ghi Sử liệu ,thì không thể nào cẩu thả
được, không phải viết để ký tên, mà việt để trọng sự thật. Xin đừng gây ra
nhầm lẫn về ngày 30 tháng Tư 1975 nhiều hơn nữa. Xin giũ lòng tự trọng.
Cảm ơn.”
Hoàn toàn đồng ý với t/v DAM TIEN.
.
Trích đoạn cuối của bài;
“Ngày 21-4 TT Thiệu từ chức, Phó Tổng thống Trần văn Hương lên thay được một tuần rồi bàn giao cho Tướng Dương văn Minh ngày 28-4 để hy vọng thương thuyết với BV. Ngay chiều hôm ấy năm máy bay Mỹ do CS lấy được ném bom phi trường Tân Sơn Nhất rung chuyển cả Sài Gòn, tối ấy BV pháo 300 quả 130 ly vào phí trường Tân Nhất.”
Sự thật tên lừa thầy phản bạn NTT cùng 3 tên trở cờ lấy 4 (bốn) chiếc A-37 của SĐIKQ/ KLVNCH bỏ lại ở Đà Nẵng và bay vào thả bom Tân Sơn Nhứt lúc 6 giờ chiều ngày 29/4/75.
Vào khoảng 04 giờ sáng ngày 29/4/75 từ Phú Lâm, BV pháo vào phi trường TSN.
Xin ông Trọng Đạt và các sử Gia nên tôn trọng sự thật.
“Hỏa lực Cộng quân rất hùng hậu khiến VNCH phải rút chạy tại nhiều nơi. TT Nixon cho mở lại cuộc oanh tạc, ông dùng hỏa lực vũ bão đánh BV, trưng dụng tối đa các chiến hạm của Đệ Thất hạm đội, hơn 400 pháo đài bay B-52 và khu trục cơ F-4 để oanh kích cả hai chiến trường Nam Bắc. Cuộc tấn công của Hà nội bị nghiền nát…” – Tác giả: Trọng Đạt
Tiến sĩ Lewis Sorley, tác giả cuốn “A Better War”, The Unexamined Victories and Final Tragedy of America’s Last Years in Vietnam”, từng được đề cử cho Giải Pulitzer.vào năm 1972 , viết: Việt nam Cộng hòa đã vượt qua một thách thức quan trọng khi đẩy lùi được cuộc tiến quân ồ ạt của lực lượng miền Bắc trong chiến dịch Xuân-Hè năm 1972, được báo chí gọi là “Mùa Hè Đỏ lửa”.
Ông nhận định: “Cuộc xâm lăng miền Nam, băng qua khu phi quân sự ở miền Bắc, dẫn tới một trận chiến ác liệt kéo dài nhiều tháng. Rốt cuộc miền Nam đã thắng thế. Lực lượng bộ binh Mỹ lúc bấy giờ hầu hết đã ra đi, không đóng vai trò nào trong trận ác chiến, mặc dù có sự tham gia của Không quân và Hải quân Mỹ. Với sự yểm trợ đó, người miền Nam đã đẩy lùi được cuộc xâm lăng của một lực lượng hùng hậu từ miền Bắc có quân số tương đương với 20 sư đoàn.”
Thế mà trước thắng lợi đó, vẫn có người chỉ trích rằng miền Nam đã không lấy lại được ưu thế nếu không có sự yểm trợ của không quân và hải quân Mỹ. Tiến sĩ Sorley nói lời chỉ trích đó không công bằng.
“Đó là một lời chỉ trích lạ lùng, bởi vì thời ấy, chúng ta cũng có hàng trăm ngàn binh sĩ Mỹ trú đóng ở Âu Châu để giúp các đồng minh trong trường hợp họ cần được giúp đỡ, như chúng ta đã giúp Việt Nam. Ngoài ra, chúng ta còn có 50,000 binh sĩ trên bán đảo Triều Tiên để giúp người Nam Triều Tiên nếu họ cần tới chúng ta. Không có ai chỉ trích người Âu Châu hay người Triều Tiên vì họ không có khả năng tự bảo vệ nếu không được Hoa Kỳ tiếp tay, vậy mà Việt nam Cộng hòa lại bị chỉ trích. Tôi cho rằng lời chỉ trích đó rất là bất công.”
Tiến sĩ Sorley nói lúc ấy Tướng Creighton Abrams đã ca ngợi thành tích của quân đội miền Nam, ông nói tuy không lực Mỹ đóng một vai trò quan trọng, nhưng nếu các binh sĩ miền Nam không đứng lên chiến đấu quyết liệt như họ đã làm, thì hỏa lực Mỹ dù mạnh gấp 10 lần, cũng không giúp họ dành được thắng lợi.
***Đại tướng Louis C. Wagner Jr., khi còn là sĩ quan cấp tá, giữ chức vụ cố vấn trưởng các đơn vị Bộ Binh và Thiết Giáp Việt Nam Cộng Hòa tại Vùng 1 Chiến Thuật.
Trong cuốn STEEL and BLOOD, South Vietnamese Armor and the War for Southeast Asia, Tướng Wagner đã hết lời ca ngợi các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa :
Tôi chỉ muốn nói thêm rằng đại đa số các đơn vị Việt Nam Cộng Hòa mà tôi đã phục vụ đều đã chiến đấu giỏi. Luôn luôn bị địch quân đông gấp bội tấn công, họ vẫn ngăn chặn và sau cùng đánh bại cái đội quân trang bị và huấn luyện tốt của Bắc Việt. Không lực Hoa Kỳ, được các sĩ quan cố vấn Lục quân và Thủy quân Lục chiến Hoa-Kỳ phối hợp, đã giữ một vai trò chủ chốt trong sự thành-công, bù đắp cho những khiếm khuyết về trang bị trong ngành pháo binh và không quân Việt Nam. Điều này nói lên đặc tính của các đơn vị tác chiến thuộc Nam Việt Nam thời bấy giờ.
Hãy làm vài so sánh dưới đây :
Thứ nhất, về xe tăng – thiết giáp là vũ khí khá quan trọng của lục quân trong chiến tranh. Quân lực VNCH được trang bị xe tăng M41, M48, và xe thiết giáp M113, V100. Xe thiết giáp M113 và V100 là xe thiết giáp có vỏ hợp kim nhôm hoặc thép mỏng dễ bị bắn cháy bằng B40, B41 của quân đội CS. Thực chất đó là xe chiến đấu hạng nhẹ và không thể so sánh với lớp thép dầy của xe chiến đấu bộ binh hạng trung của BMP 1 và BMP2 có trong quân đội Cộng sản. Đặc biệt khi đối đầu thì M113 hay V100 không có hệ thống tên lửa chống tăng như BMP do LX sản xuất nên không thể là đối thủ của BMP.
Khi nói đến xe tăng chiến đấu chủ lực thì quân lực VNCH chỉ được trang bị xe tăng hạng trung M48 và hạng nhẹ M41. So với T54-55 của quân đội CS thì xe tăng hạng nhẹ M41 không thể sánh nổi. Duy nhất chỉ có M48 có thể coi làm tạm sánh ngang với các thông số của T54-T55 như “nòng pháo của T54 là 100 còn M48 là 90″. Nhưng thực chất thì quân lực VNCH lại không có nhiều M48 để đương đầu với T54-55. Theo thống kê cho đến năm 1975 thì quân lực VNCH chỉ có 162 M48A3 còn lại 221 M41. Trong khi quân đội CS khi tấn công miền Nam năm 1975 dùng 365 xe tăng T54 (Trích” Tài liệu quân sử Việt Nam – Nhà Xuất bản Quân Đội Nhân Dân Việt Nam ). Như vậy về số lượng gần tương đương nhau nhưng chất lượng theo thông số kỹ thuật của xe tăng VNCH không được bằng CS.
Bên cạnh đó, quân đội VNCH không được trang bị xe tăng lội nước chuyên nghiệp như T-59, K63, PT76 của quân đội CS được Liên Xô và Trung cộng viện trợ. Và một điều rất quan trọng đó là xe tăng của quân lực VNCH phải chống chọi với không chỉ xe tăng mà con là tên lửa chống tăng AT3, Pháo, B41, B40, DKZ… của quân đội CS. Trong khi đó quân lực VNCH chi được trang bị M72 để chống tăng.
Thứ hai : Nói đến chiến trường bộ binh vào giai đoạn chiến tranh Việt Nam thì pháo binh là một yếu tố quan trọng. Trên thực tế quân đội VNCH chỉ được trang bị pháo 105mm và 155 mm có tầm xa tác xạ không quá 15 km. Họ có được trang bị pháo 175mm nhưng chỉ với số lượng không đáng kể. Với số lượng chỉ có khoảng 1500 khẩu pháo có tầm bắn ngắn ngủi đó so với gần 2500 khẩu pháo 130 mm có tầm bắn 30 km thì thật là quá sức chênh lệch. Thật ra tầm bắn của 105mm, 155mm bên phía quân đôi VNCH chỉ ngang bằng so với tầm bắn của khoảng 1000 khẩu 122mm của quân đội CS. Ngoài ra quân đội CS còn được trang bị rất nhiều loại pháo và súng cối từ 80mmm, 85mm…
Thứ ba : Quân lực VNCH có ưu thế về không quân với rất nhiều loại máy bay như UH1, A37, L19, C130, C119, A-H1, F5… nhưng phía CS bù lại có sức mạnh về phòng không cực mạnh do Liên Xô chi viện như pháo phòng không 122 mm, pháo 12, 7mmm, tên lửa SA-1, SA-2, tên lửa phòng không vác vai SA-7. Như vậy rõ ràng ưu thế không quân của VNCH đã bị giảm xuống đáng kể trước đối phương có hệ thống phòng không dày đặc và hiện đại ở thời điểm đó mà ngay cả không quân Mỹ cũng bị tổn thất nghiêm trọng. Như vậy một lần nữa ta thấy sự thật quân lực VNCH không được trang bị hiện đại như quân đội CS.
Trong một chiến tranh như chiến tranh Việt Nam, ở một thời điểm quyết định như năm 1975 mà không được tiếp liệu đầy đủ, vũ khí thua thiệt cả về Xe tăng, Pháo binh và ngang ngửa về Không quân đối đầu với Phòng không thì liệu có chiến thắng được không?
(Trích)
“Kế đó Nixon giúp miền nam VN mở hành quân tiến sang Hạ lào theo đường số 9 để chiếm tỉnh Tchépone rồi tiến sâu hơn vào vùng xung quanh để phá hủy các cơ sở CS. Cuộc hành quân lấy tên Lam Sơn bắt đầu ngày 8-2-1971, Quân đội VNCH chiến đấu anh dũng và hữu hiệu nhưng rồi gặp trở ngại, quân số lúc cao nhất là 17,000 người.
BV phản công mạnh hơn ta tưởng, đồng thời VNCH thiếu yểm trợ không quân của bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại Sài Gòn, ta bị thiệt hại nặng lên tới 3,000; TT Thiệu lệnh cho các Tướng lãnh ngưng tiến quân. Giữa tháng ba ta rút lui về phía nam theo đường 914 bị Cộng quân truy kích thiệt hại nhiều, cho tới 25-3-1971 cuộc hành quân coi như chấm dứt, tổng cộng chỉ kéo dài 45 ngày, nói chung hai bên đều bị thiệt hại nặng.
Nixon cho biết (3) cuộc tấn công mục đích giảm áp lực địch để Hoa Kỳ rút quân mà VNCH vẫn còn tồn tại, Nixon dự trù tới 1972 chỉ còn vài chục ngàn lính Mỹ còn ở VNCH.”
Nếu chủ đích của Nixon là giúp đỡ miền nam tấn công Hạ Lào để giảm áp lực Vixi ,một khi Mỹ rút
quân mà VNCH vẫn còn tồn tại . Tại sao lại từ chối yểm trợ không quân ? . Nếu không được yểm trợ phi
pháo ,ông Thiệu không ngu gì mà mở cuộc hành quân tiến sang Hạ Lào . Theo Nguyễn Kỳ Phong ,thì
trong cuộc hành quân này thì quân đội VNCH chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng cho lắm ,cả đến chiếc áo
chống lạnh (khí hậu cao nguyên Lào ,lạnh hơn miền nam VN ) cũng không có .
Thua, thế làm gì không thua!
Cái đại thắng mùa xuân, nhìn cho kỹ, thiệt ra chỉ là một sự nhường lại sân khấu có chủ đích, — bởi người Mỹ đã ra đi và đã trở lại, vẫn trong tư thế của ông hộ phú đếm tiền và chi tiền.
Rất có thể hòa nhịp với lý do đó, ông Tổng thống Thiệu ra lệnh rút quân bỏ thành, rồi từ chức, và ông Minh kế nhiệm, ra lệnh cho toàn quân buông súng, và mở cửa chờ đón đối phương.
Cho nên cái gọi là đại thắng mùa xuân, là một sự thừa thắng xông lên qua những vùng đất, những thành phố bỏ trống, và một chi đội xe tăng cấp nhỏ phoong phoong tiến về Saigon không gặp một phản ứng nào.
Kính xin BBT đừng vội xóa đi, nhân vì sự thật , Rất cảm ơn.
Nhân đọc qua bài này, chúng tôi nhờ ông Bùi Tín xác nhận lại thêm một lần:
Vào buổi sáng ngày 30 tháng Tư 1975 tại Dinh Độc Lập, ông có mặt trong
lúc ông Tổng thống Dương văn Minh đọc ” lời đầu hàng ” không ạ ?
Và nếu ông có mặt, thì ông Minh hướng vào nhân vật nào để đọc cái ‘ Lời
đầu hàng ?” — hướng vào ông chánh ủy lữ tăng 203, hay hướng vô nhà
báo Bùi Tín.
(Ghi lại ; ông Bùi Tín, tuy là thượng hay đại tá, nhưng không cầm quân, chỉ là
“phó ” tổng biên tập của tờ báo Nhân Dân mà thôi.)
Cuối cùng, xin góp ý : viết về Sử, hay ghi Sử liệu ,thì không thể nào cẩu thả
được, không phải viết để ký tên, mà việt để trọng sự thật. Xin đừng gây ra
nhầm lẫn về ngày 30 tháng Tư 1975 nhiều hơn nữa. Xin giũ lòng tự trọng.
Cảm ơn.