WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tháng 4-1975: Miền Nam sụp đổ

30thangTu

Hai mươi bốn năm sau khi chiến tranh kết thúc, Kissinger viết.

“Lý tưởng đã đưa nước Mỹ vào Đông Dương và sự mệt nhoài khiến chúng ta phải rút ra……

… Đông Dương sụp đổ năm 1975 vẫn còn gợi lại trong tôi những nỗi niềm u sầu khó tả. Nỗi buồn của tôi dành cho những kẻ nạn nhân bị bỏ rơi cũng bằng ngang với niềm ngậm ngùi của tôi dành cho nước Mỹ đã gây ra cho chính mình.” (1)

Cuộc chiến tranh dài nhất thế kỷ này đã để lại cho hai nước đồng minh Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa nhiều thiệt hại nặng, miền Nam bị mất về tay Cộng Sản, khoảng hai trăm ngàn binh sĩ tử trận. Hoa Kỳ với hơn 58 ngàn quân bị thiệt mạng, tốn kém nhiều trăm tỷ cũng như mất uy tín danh dự trên thế giới. Các phe đều thiệt hại lớn, miền Bắc được tiếng là chiến thắng nhưng đã phải trả cái giá quá đắt: hơn một triệu thanh niên phơi thây ngoài trận địa, hơn một triệu gia đình đau khổ, đất nước tan hoang vì bom đạn mà nhiều thập niên sau mới xây dựng lại được.

Người Mỹ bắt đầu can thiệp vào Đông Dương từ 1950 khi Trung Cộng viện trợ ồ ạt cho Việt Minh tại biên giới Việt – Hoa nhưng họ thực sự can thiệp vào VN khi đổ quân vào Đà Nẵng giữa năm 1965.

TT Johnson được Quốc hội ủng hộ cho tăng quân đều hàng năm từ 184,300 người năm 1965 lên tới 536,100 năm 1968. Nhờ vậy miền nam VN đã được bình định. Mỹ oanh tạc BV từ 1964, có leo thang nhưng hạn chế mục đích hăm dọa để Hà Nội phải đàm phán rút về Bắc. Phía CS tiếp tục cuộc chiến, họ đánh thí quân để đẩy mạnh phong trào phản chiến tại Mỹ. Số lính Mỹ bị giết tăng dần, năm 1965 có 1,863 lính Mỹ chết tại miền nam, từ 1965 tới 1968 có tất cả 35,751 người tử trận. Con số tử thương này đã khiến phong trào phản chiến càng lên cao hơn.

CS bị thảm bại Tết Mậu thân 1968, ta đánh thắng một trận lớn nhưng thua cuộc chiến, chống đối tại Mỹ lên cao, họ đòi chính phủ rút quân về nước. Năm 1968 phản chiến nói chung bất bạo động, năm sau 1969 khi Nixon lên làm TT đã tiến tới bạo động, đổ máu, sinh viên bắn súng đốt nhà, đập cửa kính, ném bom lớp học.

Cuối 1965 tỷ lệ số người ủng hộ chiến tranh VN khoảng 61% tới 1968 xuống còn khoảng 40%, tới 1971 còn khoảng 30% (2)
TT Nixon đem quân về nước, phục hồi hòa bình như đã hứa khi tranh cử. Năm 1969 ông bắt đầu cho rút quân, thực hiện VN hóa chiến tranh giúp VNCH hành quân sang Miên từ 29-4-1970 tới 22 -7-1970 để đánh vào hậu cần BV tại đây. Ta đã ruồng bố được khoảng 40,000 quân CS, giết trên 10 ngàn cán binh, tịch thu được 22,890 vũ khí cá nhân, 2,500 vũ khí cộng đồng, phá hủy nhiều cơ sở quân sự, làm suy yếu áp lực địch tại miền Nam VN.

Kế đó Nixon giúp miền nam VN mở hành quân tiến sang Hạ lào theo đường số 9 để chiếm tỉnh Tchépone rồi tiến sâu hơn vào vùng xung quanh để phá hủy các cơ sở CS. Cuộc hành quân lấy tên Lam Sơn bắt đầu ngày 8-2-1971, Quân đội VNCH chiến đấu anh dũng và hữu hiệu nhưng rồi gặp trở ngại, quân số lúc cao nhất là 17,000 người.

BV phản công mạnh hơn ta tưởng, đồng thời VNCH thiếu yểm trợ không quân của bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại Sài Gòn, ta bị thiệt hại nặng lên tới 3,000; TT Thiệu lệnh cho các Tướng lãnh ngưng tiến quân. Giữa tháng ba ta rút lui về phía nam theo đường 914 bị Cộng quân truy kích thiệt hại nhiều, cho tới 25-3-1971 cuộc hành quân coi như chấm dứt, tổng cộng chỉ kéo dài 45 ngày, nói chung hai bên đều bị thiệt hại nặng.

Nixon cho biết (3) cuộc tấn công mục đích giảm áp lực địch để Hoa Kỳ rút quân mà VNCH vẫn còn tồn tại, Nixon dự trù tới 1972 chỉ còn vài chục ngàn lính Mỹ còn ở VNCH.

Tổng thống cử Kissinger, Phụ tá an ninh Quốc gia đàm phán với BV tại Paris. Cuộc hòa đàm bắt đầu từ tháng 5-1968 dưới thời Johnson, nhưng thực sự bắt đầu từ 1969 và do Kissinger đi đêm với Lê Đức Thọ. Trong mấy năm liên tiếp phía BV lợi dụng hòa đàm để tuyên truyền chống Mỹ. Hà Nội ngoan cố đòi Mỹ phải rút quân đơn phương, loại bỏ chính phủ Thiệu, lập chính phủ ba thành phần, cắt viện trợ VNCH. Họ biết Hành pháp Mỹ bị Quốc hội và phản chiến chống đối nên lì ra không chịu ký.

Cuối tháng 3-1972, khi Hoa Kỳ đã rút gần hết , Hà Nội đưa khoảng mười Sư đoàn, hàng ngàn chiến xa, đại bác, phòng không tấn công VNCH dữ dội làm ba mũi dùi: tại Quảng Trị 6 Sư đoàn, tại Kontum 2 Sư đoàn và Bình Long 3 Sư đoàn . Hỏa lực Cộng quân rất hùng hậu khiến VNCH phải rút chạy tại nhiều nơi. TT Nixon cho mở lại cuộc oanh tạc, ông dùng hỏa lực vũ bão đánh BV, trưng dụng tối đa các chiến hạm của Đệ Thất hạm đội, hơn 400 pháo đài bay B-52 và khu trục cơ F-4 để oanh kích cả hai chiến trường Nam Bắc. Cuộc tấn công của Hà nội bị nghiền nát chấm dứt cuối tháng 9-1972, tổng cộng khoảng 100 ngàn cán binh bị giết , 75% số xe tăng bị hủy hoại.

Tại Hòa đàm Paris phần vì thấy Nixon qua thăm dò sẽ tái đắc cử Tống thống ngày 7-11-72, phần vì thất bại về quân sự nên BV đã chịu nhượng bộ rất nhiều trong phiên họp 9-10-1972. Họ không đòi lật đổ ông Thiệu, lập chính phủ liên hiệp, cắt viện trợ VNCH…Kissinger và Lê Đức Thọ chuẩn bị ký kết cuối tháng 10 nhưng VNCH chống đối bản Dự thảo, việc ký kết tháng 10 bất thành . Kissinger muốn ký kết trước bầu cử nhưng Nixon không cần vì theo thăm dò ông vượt đối thủ quá xa.

Sang tháng 11, tháng 12 hòa đàm bế tắc phần vì do VNCH và nhất là BV cố tình gây trở ngại, họ đoán Quốc hội Mỹ sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh đem quân về nước nên bỏ họp ngày 13-12. TT Nixon đã cho B-52 oanh tạc BV dữ dội suốt 12 đêm từ 18-12 cho tới cuối tháng khiến BV phải trở lại bàn hội nghị. Hiệp định Paris được ký ngày 27-1-1973, các phe tham dự đều được chia phần: Nixon lấy được tù binh, Lê Đức Thọ đòi được Mỹ rút quân, Nguyễn Văn Thiệu vẫn làm Tổng thống , chính phủ Cách mạng lâm thời được coi là đảng phái chính trị của miền Nam.

Bầu cử Tổng thống 7-11-1972 Nixon thắng 47 triệu phiếu phổ phông, 60.7% số phiếu bầu , hơn McGovern 18 triệu phiếu , thắng cử lớn nhất từ xưa tới nay. Nixon đã đem quân về nước, lấy lại tù binh, không bỏ đồng minh, hòa với Nga, bang giao với Trung Cộng. Sau khi ngưng bắn, Quốc hội cắt giảm viện trợ cho VNCH dần dần : Năm 1973 Mỹ viện trợ 2 tỷ 1, năm sau còn 1 tỷ 4, năm sau 1975 còn 700 triệu, tiền mất giá thực ra chỉ còn 500 triệu. Năm 1972 đảng Dân chủ nắm 242 ghế hạ Viện, Cộng Hòa 192 ghế, Cuộc bầu cử Hạ Viện ngày 4-11-1974 khiến Dân Chủ thêm 49 ghế thành 291, Cộng Hòa mất 48 ghế còn 144, Dân Chủ chiếm 60.7% Hạ viện , Cộng Hòa 33.1%.

Quốc Hội Dân Chủ kiên quyết chống chiến tranh VN, trả thù cho thất bại nhục nhã trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1972 bằng cắt giảm viện trợ quân sự cho miền nam VN như trên để bỏ rơi Đông Dương. Theo lới kể của Kissinger (4)) Hà Nội xây dựng hệ thống đường xâm nhập tổng cộng trên 20 ngàn km để vận chuyển nhiều xe tăng, đại bác, hỏa tiễn, phòng không vào Nam. Văn Tiến Dũng nói hệ thống đường này như những sợi thừng ngày này qua ngày khác quấn quanh cổ, chân , tay con quỷ (VNCH) đợi lệnh xiết cổ cho nó chết.

Ngày 9-8-1974 Nixon từ chức vì vụ Watergate, Phó TT Gerald Ford lên thay, VNCH suy yếu vì bị cắt giảm viện trợ trong khi BV được Nga, Tầu tích cực giúp đỡ mở cuộc tấn công miền nam từ cuối năm 1974 tại Phước Long. TT Thiệu gửi thư cho TT Ford ngày 24 và 25 -1-1975 cho biết tình trạng thiếu thốn đạn dược tiếp liệu, pháo thủ phải đếm từng viên đạn. Mặc dù Ford và Kissinger nỗ lực vận động tại Quốc hội để xin viện trợ bổ túc 300 triệu nhưng bị chống đối mạnh, họ tìm cách trì hoãn viện trợ cử phái đoàn dân biểu sang Sài Gòn quan sát trong khi miền Nam đang sụp đổ dần dần.

Theo Kissinger đám người to mồm tại Quốc hội và truyền thông chống liên hệ giúp đỡ Sài Gòn, sự chống đối lên tới tột đỉnh khi họ mở chiến dịch chống cung cấp phương tiện tự vệ cho các nước Đông Dương lâm nguy. Họ không bao giờ ý thức được việc làm tàn ác của mình, đối với họ chỉ có sinh mạng của người Mỹ mới là quan trọng, sinh mạng của nhân dân Đông Dương như cỏ rác không đáng cứu vớt. Trong số báo Los Angeles Times ngày 6-3-1975 kêu gọi bác bỏ khoản viện trợ bổ túc mà còn đề nghị cắt bỏ viện trợ quân sự dưới mức 700 triệu dù đã được chấp thuận, những người này đã tiếp tay với Hà Nội xiết cổ VNCH.
Tình hình quân sự miền nam VN vô cùng bi đát, pháo binh thì hết đạn, máy bay không còn săng nhớt, các Quân đoàn, Sư đoàn rút dần, co cụm….

Ban Mê Thuột bị Cộng quân tràn ngập 13-3-1975, hai ngày sau, TT Thiệu hốt hoảng cho rút lui Quân đoàn II tại Kontum, Pleiku đưa tới sụp đổ cả hai Quân khu I và II trong vòng hai tuần lễ. Trận Long Khánh diễn ra ác liệt từ ngày 9 cho tới giữa tháng 4-1975.

Theo lời đề nghị của Kissinger ngày 10-4, TT Ford ra trước Quốc hội đề nghị viện trợ khẩn cấp 722 triệu cho VNCH nhưng bị bác bỏ ngày 18-4. Tại Long Khánh Trung Tướng Toàn cho lệnh rút ngày 20-4. CSBV hối hả chuyển đại binh bao vây dứt điểm Sài Gòn, lực lượng BV vào khoảng 20 Sư đoàn trang bị đầy đủ trong khi Quân đội VNCH tại quân khu Ba chỉ có 3 Sư đoàn thiếu thốn kiệt quệ mọi mặt, đạn chỉ đủ đánh trong hai tuần lễ.

Ngày 21-4 TT Thiệu từ chức, Phó Tổng thống Trần văn Hương lên thay được một tuần rồi bàn giao cho Tướng Dương văn Minh ngày 28-4 để hy vọng thương thuyết với BV. Ngay chiều hôm ấy năm máy bay Mỹ do CS lấy được ném bom phi trường Tân Sơn Nhất rung chuyển cả Sài Gòn, tối ấy BV pháo 300 quả 130 ly vào phí trường Tân Nhất. Hà Nội từ chối đề nghị thương thuyết của Tướng Dương Văn Minh và buộc phải đầu hàng. Sáng hôm sau tân Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu đọc văn thư yêu cầu cơ quan DAO Hoa Kỳ rút lui trong vòng 24 tiếng đồng hồ, tức thì trực thăng từ hạm đội số Bẩy bay ào ào vào Sài Gòn di tản.

Tối 29-4 trong cơn khói lửa, ông Dương Văn Minh kêu gọi các lực lượng Quân đội VNCH trên đài phát thanh, lời kêu gọi lập đi lập lại suốt đêm.

“Các vị Tư lệnh Quân đoàn, Sư đoàn hãy giữ vững vị trí và chờ lệnh mới”

Dưới đây là đoạn phim thể hiện cảnh tượng bi đát tại tòa Đại sứ Mỹ trong giờ phút hấp hối của Sài Gòn, xin lược thuật theo lời tác giả Larry Berman (5). Đại Sứ Martin chưa muốn đi ngay, ông ta xin Kissinger cho Ban tham mưu độ 20 người ở lại hai ngày.
Tại phiên họp Hội đồng an ninh quốc gia, Giám đốc CIA William Colby báo cáo CS không chấp nhận đề nghị ngưng bắn của Dương Văn Minh. Kisinger nói:

“BV cố ý làm nhục Hoa Kỳ, không thể để người Mỹ tại Việt Nam nữa”.

Ngày 29-4 Đại sứ Martin được lệnh phải di tản hết mọi người, ông ta không nghe lời. Kissinger tái mặt bảo:

“Không có lý do gì mà người Mỹ còn ở lại đó. Tổng thống đã lệnh cho Đại sứ phải đưa họ đi hết.. tại sao kỳ thế?

Sáu giờ rưỡi sáng 29-4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Schlesinger công bố Tổng thống ra lệnh rút khỏi VN lần cuối vào khoảng 11 giờ tối qua bằng trực thăng.
Kissinger cáu giận điện cho Martin:

“Ông phải sử dụng trực thăng để di tản tất cả người Mỹ, nhắc lại tất cả”

Ngày 30-4 một biển ngữ đặt ở sân tòa Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn “Tắt đèn ở cuối đường hầm khi bạn đi ra”. Cuộc di tản do những trực thăng CH-46 Sea Night và CH-53 Sea Stallion từ nóc tòa Đại Sứ bay ra hạm đội. Mọi liên lạc giữa phi công với Bộ Chỉ Huy Không Vận Chiến Trường và Trung Tâm Kiểm Soát đồng thời cũng chuyển về các Giới chức chỉ huy và kiểm soát Mỹ tại Hạ Uy Di và Hoa Thịnh Đốn.

Báo cáo cuối cùng do một phi công CH-53 xác nhận kết thúc chua chát của cuộc di tản:

“Tất cả nhân viên Mỹ còn lại hiện đang ở trên nóc và người Việt ở trong tòa nhà”

Người Việt phá cửa tràn vào tòa Đại sứ, từ trên nóc tòa, Thiếu tá Thủy quân lục chiến James Kean mô tả cảnh hỗn loạn ở dưới như trong phim On the Beach.

Lúc 7 giờ 51 phút sáng giờ Sài Gòn, chuyến trực thăng cuối cùng chở TQLC Mỹ về nước. Báo cáo cuối cùng của người phi công CH-46 chỉ vỏn vẹn:

“Tất cả người Mỹ đã ra đi, nhắc lại ra đi”

Tại tòa Bạch Ốc TT Ford chính thức thông báo:

“Cuộc di tản đã hoàn tất. Nó đã đóng kín một chương trong Kinh nghiệm của người Mỹ.”

Lúc 12 giờ 10 xe tăng BV húc vào cổng dinh Độc Lập, lúc 12 giờ 30 lính BV bước vào dinh. Tướng Dương Văn Minh và nội các ngồi đợi bàn giao quyền hành, Đại tá Búi Tín thay mặt quân đội CSBV nói:

‘Các ông còn gì đâu mà bàn giao, các ông phải đầu hàng”.

Bùi Tín hỏi Tướng Minh còn chơi tennis và sưu tầm hoa lan không. Bùi Tín hỏi Thủ tướng Vũ Văn Mẫu sao tóc ông dài thế vì nghe nói ông thề cắt tóc ngắn khi Thiệu còn làm Tổng thống. Tướng Minh cười, Bùi Tín nói

“Chúng tôi thắng trận chắc vì biết hết mọi chuyện”

Họ đưa Tướng Minh lên đài phát thanh bắt tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

Việt Nam Cộng Hòa không còn nữa.

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

————————————————————————–

(1) Years of Renewal, trang 463.
(2) Nguồn Wikipedia: Opposition to the US involvement in the Vietnam war
(3) No More Vietnams trang 124
(4) Years of Renewal trang 479
(5) No Peace No Honor trang 270-273.

213 Phản hồi cho “Tháng 4-1975: Miền Nam sụp đổ”

  1. T/G says:

    Vy Bui viết

    “.. Hiệp định Paris được ký ngày 27/1/1973, các phe tham dự đều được CHIA PHẦN: Nixon lấy được tù binh, Lê Đức Thọ đòi được Mỹ rút quân, Nguyễn Văn Thiệu vẫn làm Tổng Thống, Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời được coi là đảng phái chính trị cuả Miền Nam”
    ( ngưng trích).

    Thưa ông Vy bui câu này tôi dịch lại trong cuốn Kissinger của tác giả Bernard và Marvin Kalb trang 412 chứ không phải tôi nghĩ ra
    Hầu hết những chi tiết trong bài đều được dựa vào tài liệu chứ không phải T/G nghĩ ra nhưng vì không thể ghi hết trong chú thích vì nó quá nhiều
    Cám ơn ông
    TD

    • vybui says:

      Thưa ông Trọng Đạt,

      Cả hai sai lầm(?) trong bài viết cuả ông, một do chuyện ông Bùi Tín nhận ‘đầu hàng’, một do việc ông Nguyễn Văn Thiệu ‘dành được phần’ tiếp tục làm TT, đều là do ông dịch từ sách cuả người khác. Tôi tin ông dù chưa kiểm chứng.
      Phần ông, ông cho những sự kiện đó là đúng hay sai? Nếu đúng xin mời ông trình bày ý kiến cuả mình với độc giả, những người đang đọc bài cuả ông. Nếu ông cho là sai, cũng xin ông cho biết mục đích chọn tài liệu sai để dịch!

      Trân trọng.

      • UncleFox says:

        Chuyện đúng sai … kể làm gì . Hễ có bằng chứng trích dịch từ của mấy anh Tây thì nhất định đấy là chân lý rồi . Cũng như việc tác giả cứ lặp đi lặp lại cái “sự thật” năm 1973 VNCH mạnh hơn VC … Mẹc ! nếu VNCH mạnh hơn VC thì đâu có việc Chú Sam trăm mưu nghìn chước … dĩ đào vi thượng .
        Thời nào chẳng có người muốn đẽo chân cho vừa giày ! Chỉ tội nghiệp cho bác Tám Thiệu được “chia (cho cái) phần” khốn nạn quá !

  2. TD says:

    Vy Bui viết

    “.. Hiệp định Paris được ký ngày 27/1/1973, các phe tham dự đều được CHIA PHẦN: Nixon lấy được tù binh, Lê Đức Thọ đòi được Mỹ rút quân, Nguyễn Văn Thiệu vẫn làm Tổng Thống, Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời được coi là đảng phái chính trị cuả Miền Nam”
    ( ngưng trích).

    Thưa ông Vy bui câu này tôi dịch lại trong cuốn Kissinger của tác giả Bernard và Marvin Kalb trang 412 chứ không phải tôi nghĩ ra
    Hầu hết những chi tiết trong bài đều được dựa vào tài liệu chứ không phải T/G nghĩa ra nhưng vì không thể ghi hết trong chú thích vì nó quá nhiều
    Cám ơn ông
    TD

  3. T/G says:

    Thy Lan nói

    “Đấy, chú Dâm TiêN góp ý chân thành, đâu có sai tí nào đâu.
    . Tác giả nên khai thác kinh nghiệm và suy nghĩ của mình
    làm bước đầu; nếu cần, mới tìm tài liệu tham khảo, và nên
    gạn lọc, đối chiếu cho thiệt chính xác.
    Ý tưởng ( ideas của mình ( tác gỉa )) là chính yếuThy Lan.”
    ………………..

    t/g xin trả lời

    “Đấy, chú Dâm TiêN góp ý chân thành, đâu có sai tí nào đâu.”
    (Thy Lan)
    Xin trả lời Thy Lan: Câu góp ý của nick name Dâm Tiên về việc Bùi Tín tiếp thu dinh Độc lập mà Dâm Tiên cho là t/g cẩu thả viết sai lịch sử là vì Dâm Tiên chưa đọc kỹ đoạn này. T/G chỉ thuật lại lời kể trong cuốn sách khá nổi tiếng No Peace No Honor (trang 270-273) của Giáo Sư Larry Berman chứ không phải là lời của T/G (TĐ), nếu Dâm tiên có ý kiến về vấn đề Bùi tín hay ai tiếp thu dinh Độc lập thì NÊN LIÊN LẠC TRỰC TIẾP VỚI GIÁO SƯ Larry Berman mà góp ý thì đúng hơn

    Câu thứ hai Thy Lan nói
    [Tác giả nên khai thác kinh nghiệm và suy nghĩ của mình
    làm bước đầu; nếu cần, mới tìm tài liệu tham khảo, và nên
    gạn lọc, đối chiếu cho thiệt chính xác.
    Ý tưởng ( ideas của mình ( tác gỉa )) là chính yếu. Thy Lan.}
    ……
    T/G xin trả lời vì đây là bài biên khảo chứ không phải bình luận hoặc tự sự nên T/G chỉ khai thác kinh nghiệm và suy tư của mình ít thôi mà bài viết căn cứ vào sách vở nhiều
    Còn về phương pháp nghiên cứu thì T/G đã được đào tạo tại một số trường đại học về phương thức khảo cứu, cách tìm dữ kiện, cách tham khảo tài liệu…….

    Các dữ kiện chính nêu ra trong bài đều đã được T/G ghi chú thích ở cuối bài, vì lý do giới hạn của bài viết nên không thể ghi chú thích hết đối với những chi tiết nhỏ, dù sao đây chỉ là MỘT CÁI NHÌN TỔNG QUÁT về tình hình VN từ 1965-1975 nên XIN QUÍ VỊ VUI LÒNG CHO THÔNG QUA NHỮNG CHI TIẾT NHỎ
    Xin cám ơn quí vị

    • Vân Nam says:

      Một ông chủ nhà hàng, kiêm đầu bếp dọn món ăn cho khách hàng, bị khách chê (nấu không đúng cách) , ông thần này đã không xem lại cách mình nấu nướng như thế nào, vội ” bật” lại: ” tôi chỉ nấu theo ‘recipe’, nếu quý khách không vừa ý, xin gặp người viết ra recipe mà …’complain’!

      Bựa rất!

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Dear Vân Nam,

        Thi phê cũng phải trúng khía chớ.
        Chủ nhà hàng có quyền cho biết lý do ra sao?
        Không lẽ mần thinh khi thây mình bị kêt án (oan) !?

        Ưu điểm, tác giả chịu khó trao đổi với độc giả là qúi lắm rồi
        Hiêm khi có trường hợp chủ nhà bàng trao đổi ý kiến với khách.
        Bên nào cũng có chủ quan ít nhiều, biết dừng lại đúng lúc là hay nhất

        Lão Ngoan Đồng
        Tổ sư Y trị :-) !

  4. Nguyễn Trọng Dân says:

    Merci DCV .

    Dạ kính thưa “Lão Đại” Thắc Mắc ,

    Sử có Hai loại sử : Kiến Sử & Chính Sử

    Kiến Sử : là nhận định , phê bình tâm Ý của Sử gia khi trình bày ( or tell the story )..sự kiện lịch sữ It has no value as history fact .

    Chính Sử : là Sự thật xãy ra như thế nào thì kê khai như thế đó & đào sâu thêm sư thật …( facts )

    Hầu hết do bởi ảnh huởng của Khổng Giáo , bà con ta kể cả Lão Đại ĐỀU LẦM LẪN …KIẾN SỬ LÀ CHÍNH SỬ

    Cứ hễ thấy tài liệu , sử kÝ là cứ mê tơi ( Sử KÝ Tư Mã Thiên , Sử KÝ Bảo Đại , Hồi kÝ Kissinger ,…) , COI ĐÓ LÀ “FACTS OF HISTORY”…TRẬT LẤT !

    Rule#1 : KHI VIẾT MỘT BÀI KHẢO CỨU VỀ LỊCH SỬ (History research ) , BẤT CỨ LÀ NGẮN HAY DÀI , KHÔNG THỂ LẤY KIẾN SỬ LÀM TÀI LIỆU DƯỚI MỌI HÌNH THỨC!!!!

    Rule# 2 : KHI VIẾT MỘT BÀI PHẢN ÁNH QUAN ĐIỄM VỀ LỊCH SỬ , MỌI TÀI LIỆU TRÍCH DẪN & BÀI PHẢN ÁNH QUAN ĐIỄM KHÔNG THỂ COI LÀ CHÍNH SỬ , FACT OF HISTORY

    Rule# 3 Lời kể lại , nhớ lại của người ĐƯƠNG CUỘC VĨNH VIỄN KHÔNG THỂ COI LÀ TÀI LIỆU CHO CHÍNH SỬ ( FACTS OF HISTORY ) VÌ SỰ KỂ LẠI BAO GIỜ CŨNG THIÊN LỆCH

    Ví dụ :

    1. Kiến Sử :

    Triều đình Nhà Nguyễn đã không chịu canh tân đất nước , lại bế quan tõa cảng khiến tình trạng kỸ thuật quân sự lạc hậu. Mùng tám tháng ba năm Nhâm Ngọ 1882 , khi Pháp hạ chiến thư cưỡng chiếm Hà Thành , dù binh lực đông nhưng vì vũ khí thô sơ , trận chiến diễn ra 2 khắc giờ & tổng đốc Hoàng Diệu đã phải tuẫn tiết , quân Pháp tràn vào thành như chổ không người ( too manY smoke screen ) MỘT binh sĩ trong thành đã Kể rằng đạn bay nổ lớn đến nổi tường thành hoàn toàn vở

    2. Chính Sử :

    Năm 1882 : Pháp tấn công thành Hà Nội.

    2a. Lực lượng Pháp

    Chiến hạm : XYZ
    Số lượng Vũ khí : XYZ
    Số Binh Chũng : XZ
    Tên từng quân nhân : XYZ
    Chỉ huY trưởng :

    2b. Lực Lượng triều đình nhà Nguyễn
    Chiến hạm : XYZ
    Số lượng Vũ khí : XYZ
    Số Binh Chũng : XZ
    Tên từng quân nhân : XYZ
    Chỉ huY trưởng :

    3. Kế hoạch trận đánh:
    Bản đồ hành quân( hình chụp , hình Vẽ…)

    4. Vũ khí, đạn dược
    5. Hình tường thành trước tấn công
    6. Hình tường thành sau khi tấn công
    7. Xương khảo cứu của lính tử trận

    Bởi vậy , cách trình bày các công trình khảo cứu Về Sử có bố cục khác với các bài kiến sử ( Research Report Form )

    Cho nên , tài liệu cho CHÍNH SỬ THUỜNG KHÁC VỚI TÀI LIỆU CHO KIẾN SỮ HAY NÓI MỘT CÁCH KHÁC KIẾN SỬ KHÔNG THỂ BAO GIỜ ĐƯỢC GỌI LÀ SỬ ( Chỉ là loại Tam Quốc Chí diễn nghĩa cho tuồng chèo )

    NAY QUAY SANG NHỮNG BÀI VIẾT TRÍCH DẪN CỦA ÔNG TRỌNG ĐẠT:

    Những bài viết này vĩnh viễn KHÔNG CÓ GIÁ TRỊ KHẢO CỨU MÀ CHỈ LÀ KIẾN SỬ….. Nhưng bản thân tác giả LẠI LẦM TƯỞNG LÀ MÌNH ĐANG… ĐÚC KẾT LỊCH SỮ ( sic)

    TÀI LIỆU MÀ ÔNG ẤY DÙNG TOÀN LÀ KIẾN SỬ , bao gồm tâm trạng của những kẻ trong cuộc , VĨNH VIỄN KHÔNG CÓ GIÁ TRỊ SỬ HỌC MÀ CHỈ CÓ GIÁ TRỊ VỀ QUAN ĐIỄM (perspective )

    “IT IS NOT VALUE AS A FACTS OF HISTORY!” ( even though it might be or is true )

    Facts : có một thuớc phim quay lại ngày , giờ , lúc Dương Văn Minh đọc bản tuyền bố , thuớc phim nàY là tài liệu cho chính sử ,chiếu rõ có bao nhiêu người ngày hôm đó

    Not a facts : Ông Minh kể lại a b c…Ông Bùi Tín Kể lại a b c , Ông Trọng Dân có mặt ngày hôm đó kể lại a b c ….

    Tại sao?

    Mọi người kể lại theo DNA của riêng mình

    MỘT TRONG NHỮNG LÃNH VỰC CẦN PHẢI GIẢI PHÓNG DÂN TRÍ CHÍNH LÀ BÃI BỎ QUAN NIỆM KIẾN SỮ LÀ CHÍNH SỬ

    ( Bao thế hệ bị CS lừa cũng vì tập quán sai lầm này )

    NÓI NGẮN , BÀI VIẾT CỦA ÔNG TRỌNG ĐẠT LÀ TIỂU THUYẾT TAM QUỐC CHÍ…KHÔNG CÓ MỘT GIÁ TRỊ SỬ HỌC NÀO CẢ !

    VD 1: “TT Thiệu hốt hoảng cho rút lui Quân đoàn II tại Kontum, Pleiku đưa tới sụp đổ cả hai Quân khu I và II trong vòng hai tuần lễ” Kiến sử ! Bằng chứng đâu thấy ông Thiệu ” hốt hoảng” zzzz! ( Tam quốc chí diễn nghĩa )

    VD2 : “Ta đã ruồng bố được khoảng 40,000 quân CS, giết trên 10 ngàn cán binh, tịch thu được 22,890 vũ khí cá nhân, 2,500 vũ khí cộng đồng, phá hủy nhiều cơ sở quân sự, làm suy yếu áp lực địch tại miền Nam VN.” >>> Kiến sử ! Bằng chứng đâu là địch suy yếu? zzz! ( Tam quốc chí diễn nghĩa )

    ĐÓ LÀ CHƯA KỂ SỰ THẬT BỀ NGOÀI CHE DẤU SỰ THẬT BÊN TRONG…

    Toàn là dân tay ngang viết bậy viết bạ lịch sử không !

    ( Ná ná giống như ca sĩ Karaoke )

    Xin lão đại cho tạm dừng nơi đây….mõi tay quá !

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Tôi có ý kiến khác với NTD như sau:

      1/
      CHÍNH SỬ của NTD theo tôi thuộc loại BIÊN NIÊN SỬ

      Ghi chép sự kiện (facts) trung thực, theo lớp lang thứ tự.
      Giống như là viết gia phả, X hay Y là con A với B ..
      sinh và chết ngày nào, ở đâu, học hành tới đâu, làm gì.

      Ưu điểm là chính xác từng từ ngữ một.
      Khuyết điểm lớn là KHÔNG PHẢN ÁNH được chi tiết tình hình thực tế lúc đó ra sao ?

      Chẳng hạn là con cầu tự hay gì gì đó
      Lúc sinh ra thì sinh dễ dàng bình thường hay sinh ngược, hoặc bà mẹ đau đẻ lâu lắm
      Thông minh học một biết mưới, đậu bằng này bằng nọ liền tù tì.
      Quan lộ hạnh thông hay lên voi xuống chó và tai sao ?

      Điển hình như ta xem ông Đoàn Thêm viết “1945-1964 Việc Từng Ngày” (hình như chả khác gi viết công báo vậy), khiến ta khó hình dung ra tình hình thực tế ra sao ngay trong thời chúng ta đang sống. Như thế đám con cháu làm sao biết được, để dựng lại phim ảnh hay víêt truyện lịch sử đời trước. Cũng như làm sao mà phê bình cho chính xác những sự việc lúc đó. Chẳng hạn sự kiện đảo chánh ông Diệm ?
      Có thể mỗi tác giả nhìn dưới khía cạnh khác nhau nên thuật lại cũng khác. Anyway đời sau hay người đương thời như chúng ta có những cơ sở để suy đoán, hơn là gần như không có chỗ bấu víu từ biên niên sử (chinh sử như NTD gọi), bởi coi như chỉ là một thừ thống kê thiếu phần báo cáo sự việc tại sao ra thế.

      2/
      KIẾN SỬ cũng là một thứ sử liệu, dĩ nhiên có ít nào chủ quan của người viết
      Lợi điểm cho ta hình dung ra được bối cảnh lịch sử lúc đó ra sao.

      Việt Nam Sử lược của Trần Trọng Kim, Lịch sử dân tộc VN của Phạm Cao Dương … thuộc loại giữa một và hai. Cũng là một loại biên niên sử nhưng có thêm chi tiết cho rõ ràng hơn.

      Lịch sử Nội Chiên ở Việt Nam của Tạ Chí Đại Trường (giải thưởng văn học toàn quốc bộ môn sử năm 1973 ở thời VNCH) hay Phan Khoang viết Việt sử xứ đàng trong, hoặc cụ Hoàng Văn Chí viết tiếng Anh được dịch ra Việt ngữ “Từ Thực đân đến Cộng sản” (From colonialism to Communism. A case history of North Vietnam) … đó là viết sử đi vào chi tiết với bình luận rât có giá trị cho đời sau

      3/
      DÃ SỬ hay GIẢ SỬ, tức bắt chước làm giả sử thật.

      Chẳng hạn Tàu hay có những bộ truyện dà sử như Phong Thần, Tam Quốc Chí, Tây du ký, Đông Chu Liệt Quốc, 108 Anh hùng Lương Sơn Bạc, Tiết Nhơn Qúi chính tây, TNQ chinh đông, Tiết Đinh San, Phàn Lê Huê, Thuyết Đường, Tàn Đường …

      Ở ta có Kỵ Nữ gò Ôn Khâu của Hoài Điệp Ngọc Thứ Lang, Lửa Cháy Thành Phiên Ngung, Tiêu Sơn tráng sĩ của Khái Hưng, Mùa Biển Động của Nguyễn Mộng Giác, Khu Rừng Lau của Doãn Quôc Sĩ, Giòng sông Thanh Thủy của Nhất Linh …

      Đó là dựa vào một hay nhiều sự kiện lịch sử có thật (historic fact), rồi sối dầu chế mỡ qua trí tưởng tượng phong phú của tác giả (fiction) tạo nên truyện. Tây phương còn gọi đó là loại FACTION = FACT + FICTION.

      Thiên hạ thích đọc loại truyện dã sử này lắm, bởi càng ngày càng trở nên tinh vi khéo léo. Chẳng hạn Kim Dung đã viết nên những bô truyện kiêm hiệp dài với nhiều tình tiết éo le gây cấn ở trong.

      Thôi thôi tạm loạn ngôn như thế nhé bạn hiền :-)
      Cám ơn đã gợi hứng cho tôi viết góp ý này cho dui cửa dui nhà

      Lão Ngoan Đồng
      Tổ sư Y trị :-) !

  5. vybui says:

    Thưa ông Trọng Đạt,

    Đáng lẽ tôi không xen vào cuộc thảo luận cuả ông với một vài đôc giả, nếu không có ‘phản hồi’ cuả ông với độc giả ‘Thắc Mắc”. Cũng từ đó mà tôi đọc ‘lại’ bài cuả ông để có ý kiến sau. Ông viết:
    “Hiệp định Paris được ký ngày 27/1/1973, các phe tham dự đều được CHIA PHẦN: Nixon lấy được tù binh, Lê Đức Thọ đòi được Mỹ rút quân, Nguyễn Văn Thiệu vẫn làm Tổng Thống, Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời được coi là đảng phái chính trị cuả Miền Nam” ( ngưng trích).

    Nếu đoạn trên được viết một cách nghiêm chỉnh thì nó sẽ được diễn tả như sau:
    ” Hiệp Định Paris….., các phe tham dự it nhiều đã đòi hỏi được điều mình yêu cầu( hay muốn): Mỹ đem về được tù binh cuả họ, VNDCCH(Bắc Việt) đã đòi được Mỹ rút quân, VNCH ĐÒI ĐƯỢC NGUYỄN VĂN THIỆU VẪN LÀM TỔNG THỐNG, Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời dành được quyền là một trong những lực lương chính trị tại miền Nam”.

    Thưa ông TĐ và quý độc giả, trong suốt cuộc hoà đàm bốn bên để kết thúc chiến tranh tại Hoà Đàm Paris, VNCH đã có khi nào ( bằng văn thư chính thức, bằng những nhắn gửi trong hậu trường…) đòi hỏi để cho NVThiệu vẫn làm Tổng Thống VNCH như ông viết? Nếu có, tôi ao ước ông TĐ đem ra như một bằng chứng để cho độc giả rõ và quan trọng hơn để lịch sử ghi nhận (sự thiếu sót to lớn này).

    Trong cuốn sách “(The) White House Years”, với hơn 1500 trang, Henry Kissinger đã nói rất rõ lập trường của VNCH qua Nguyễn Văn Thiệu. Ông TĐ và quý độc giả thông thạo Anh ngữ có thể chỉ cần đọc chương XXXIII với 9 tiểu mục:
    -Hanoi goes public
    -Election Interlude
    -Haig visits Saigon again
    -The meeting with Le Duc Tho Resume
    -The December talks: Breakdown of the Negotiation
    -The Chistmas bombing
    -Negotiation Resume
    -January Round, và
    - Thieu relents.
    Nếu không có thì giờ, ông TĐ chỉ cần đọc 2 tiểu mục Negotiation Resume và Thieu Relents.
    Cả chương này hể nói đến đòi hỏi cuả VNCH thì đều nói đến lập trường dứt khoát là, quân đội CSBV phải rút khỏi miền Nam.
    Sau rất nhiều trao đổi, gửi đại diện qua lại, phiá VNCH với những ông Nguyễn Phú Đức, Ngoại Trưởng Trần Văn Lắm, phiá HK là tướng Haig, và đích thân Kissinger(không kể gặp gỡ giữa Nixon và NV Thiêu), trước sau như một, lập trường đòi hỏi quân BV phải rút khỏi miền Nam được lập đi lập lại. Sau những đe doạ cắt viện trợ quân sự lẫn kinh tế (thật ra cuối cùng thì QH do đảng Dân Chủ cới đa số ghế đã bỏ phiếu cắt “funds”), thậm chí đe doạ tính mạng cuả NVThiệu, nhưng cho đến ngày 20 tháng 12 năm 1972, NVT vẫn “ương ngạnh” với lập trường là QĐ BV phải rút khỏi miền Nam thì ông ta mới ký vào Hiệp Định.(xem tiểu mục Negotiation Resume). Ngày 21 tháng 1 năm 1973, cũng theo Kisssinger, thì với áp lực vô cùng nặng nề, NVT dù rút đi những đòi hỏi về (các điều khoản) chính trị, ông ta vẫn yêu cầu HK phải bảo đảm 2 điều kiện trước khi đặt bút ký là:
    1)Sau khi ký kết hiệp định, HK phải công nhận Saì Gòn là một chính phủ hợp pháp.
    2)Hà nội không được quyền duy trì quân đội ở miền Nam.
    (xin xem tiểu mục “Thieu relents”)
    Để cho việc ký kết hiệp định hoàn tất, Nixon phải “bảo đảm miệng” rằng, nếu BV vi phạm HĐ, HK sẽ can thiệp,. Cuối cùng không thể cưỡng lại được thế lực ngoại bang và nghĩ rằng vớt vát được chút nào hay chút đó, ” có còn hơn không”, NVT đành phải …ký (bản án tử cho VNCH)!.

    Nói về áp lực của Mỹ, tôi xin trích dẫn một đoạn nhỏ mà Kissinger đã viết trong chươnh 33:
    Ngày 29 tháng 11, 1972, khi gặp Nguyễn Phú Đức, đại diện cuả Thiệu, ” Nixon informed Duc, finally, that if the agreement failed, Congress would probably CUT OFF FUNDS by mid-January. All this fell on the stolid Duc without any noticeable effect. When it was all over Nixon remarked resignedly to me that, Thieu was playing ‘chicken’ and that we have probably no choice except to TURN ON him”(cut off FUNDS thì rõ quá rồi, con ‘turn on” thì là một người thông thạo Anh ngữ, chắc ông hiểu Nixon muốn nói gì)

    Thưa ông Trọng Đạt, tôi không nên lặp lại những chữ “đầu trâu”, “mặt ngựa”, nhưng không thể không nói rằng, ông là một người rất NGOAN CỐ và hợm hĩnh!
    Nếu ông vẫn coi mình là người cuả VNCH, là người tỵ nạn CS, thiết tưởng ông nên cẩn trọng với những bài viết mang tính cách lịch sử.

    Trân trọng.

    • Thích Nói Thật says:

      vybui says: Thưa ông Trọng Đạt, tôi không nên lặp lại những chữ “đầu trâu”, “mặt ngựa”, nhưng không thể không nói rằng, ông là một người rất NGOAN CỐ và hợm hĩnh! Nếu ông vẫn coi mình là người cuả VNCH, là người tỵ nạn CS, thiết tưởng ông nên cẩn trọng với những bài viết mang tính cách lịch sử.

      Vậy là góp ý của tui ở bên dưới trúng phóc rồi!

      “Nếu ông TD nói sai về VNCH mà bị “đẽo vạc” thì có thể do người QG”.

      Đồng ý với bác vybui!

  6. http://chemgiocatuan.blogspot.com/2014/04/tong-thong-nguyen-van-thieu-mang-gi-khi.html
    Tổng thống Nguyễn Văn THiệu mang theo những gì khi trốn chạy ra nước ngoài?

    • Thích Nói Thật says:

      Trương anh Dũng says: “Tổng thống Nguyễn Văn THiệu mang theo những gì khi trốn chạy ra nước ngoài?

      Trong chém gió, Lý Quý Chung viết;: “Chuyến bay của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu mang số 231 đi Đài Loan vào lúc 9 giờ 20 đã mang theo 18 tấn vàng của ngân khố Sài Gòn?…

      Tất cả chỉ là nghi vấn, hay CSVN và các thế lực đen cố tình đổ oan để làm giảm uy tín của ông Thiệu?

      Những tài liệu sau này, kể cả ông Bùi Tín đều xác nhận không có chuyện ông Thiệu “ăn cắp” 18 tấn vàng, mà kẻ “ăn cướp” chính là CSVN!

      Trích: “Lần kiểm kê cuối cùng vào đầu tháng 6-1975″, theo HÙYNH BỬU SƠN, người quản lý kho bạc, sau hơn 1 tháng Sài Gòn sụp đổ số vàng vẫn còn lại trong kho!

      Câu chuyện 16 tấn vàng tháng 4-1975 .

      • UncleFox says:

        Nhiều thằng ham nói, mà nói ngu như chó sủa . Mjạ ! Nguyễn Văn Thiệu chứ có phải là Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng … đâu mà cứ muốn lấy vàng, (tài sản quốc gia) làm của riêng thì lấy “vô tư” . Nhất là khi lúc ấy Bác Tám đã trở thành … cựu Tổng Thống .
        Mấy thằng bịa chuyện đã ngu, mấy đứa sủa hùa theo lại càng ngu hơn !

      • Trần Tưởng says:

        “Chém gió ” nghĩa là nói dóc . Ông hơi đâu mà bàn loạn những cái tin vớ
        vẩn ,vô căn cứ này .

        1/ Ông Thiệu không còn là tổng thống ,khi bước chân lên chuyến bay đi Đài
        Loan . Nếu đem theo 18 tấn vàng ,làm sao mà giữ của , chúng nó thiến ổng liền ,để
        cướp . Tui nghĩ ông Thiệu không ngu như thế .

        2/Khi bước xuống máy bay ở phi cảng nào đó ở Đài Loan . Cho rằng chánh
        phủ ĐL làm ngơ để ông Thiệu chiếm trọn số vàng đó . Hổng lẽ ông Thiệu và vài
        người thân tín bồng súng M16 đứng canh, để cu li Đài Loan khuân 18 tấn vàng lên
        xe ba gác ,chở về tư gia của ổng .

        Vixi chỉ là bọn dốt , hư cấu toàn chuyện phong thần ,để bịp dân đen nhẹ dạ
        18 tấn vàng ,chúng cứ tưởng chỉ nặng bằng bao gạo 10 lb. ,đi đâu cũng có
        thể vác theo được . Chán cái bọn nói dóc không căn .

      • Thích Nói Thật says:

        - UncleFox says: “Nhiều thằng ham nói, mà nói ngu như chó sủa
        - Trần Tưởng says: “Vixi chỉ là bọn dốt , hư cấu toàn chuyện phong thần ,để bịp dân đen nhẹ dạ 18 tấn vàng ,chúng cứ tưởng chỉ nặng bằng bao gạo 10 lb. ,đi đâu cũng có thể vác theo được .

        Hoàn toàn đồng ý với bác Fox và bác Trần Tưởng! Các bác biết những kẻ “phịa” ra tin này là ai không?

        Gởi tặng bác Trương anh Dũng những tấm hình tuyệt đẹp do bạn đọc post lên trong bài dưới đây;

        Bồi bút Hồ Chí Minh được lãnh lương .

  7. nhạc của tui says:

    Ba mươi năm mới có một ngày
    Cả Sài Gòni gòn phấp phới cờ bay
    Cả Miền Nam câu ca chiến thắng
    Vang lừng non nước hôm nay
    Sài Gòn ơi giữa nơi đây thủ đô Hà Nội
    Nước sông Hồng sóng nổi xôn xao
    Sài Gòn ơi
    Muôn triệu trái tim nao nức quanh người
    Triệu trái tim của người Hà nội
    Gửi về thành phố Hồ Chí Minh
    Anh dũng tuyệt vời

    • Chúc mừng says:

      Chúc mừng dư lợn viên đã được bộ Công An nhận vào chuồng heo .

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Thơ Bút tre:

      Hai mươi năm
      mới đến ngày này

      Gái Củ Chi
      chỉ cu
      hỏi giai giải phóng

      PHỎNG GIÁI CHƯA !?

      Lão Ngoan Đồng
      Tổ sư Y trị :-) !

      • DâM TiêN says:

        Lão Ngoan Đồng ơi…ngoan đồng, ngày mai sáng tươi quê ta tự do..
        phải chăng chúng mình vi tình người… sẽ trở về Saigon, mau thôi.

        Ông là quân ý sĩ kiêm quân văn sĩ, quân họa sĩ…chiến trướng xưa

        Phom tai tu tai, tui hay rigolo ông vì tôi …cậy thâm niên đè ông tí.

        Thực trong cõi lòng, tôi kính trọng ông cùng tất cả các quân y sĩ
        VNCH, qua khắp chiến trường, qua khắp thời gian không gian,
        là những BẠN HIỀN vô vàn nhân ái của lính chúng ta, ngay của
        lính thù.
        Nên, thỉnh thoảng cho phép tui “dỡn mặt khó làm việc tí ‘” thôi.

        Gratefully Yours, Toubib.

      • Lão Ngoan Đồng says:

        hhehehhihii

        kính quan anh
        nghe rõ 5 trên 5

        Tât cả vui thôi, vui thôi !
        Đúng như Boàng Dzúi biểu

    • Hồ Bác Cụ says:

      Thơ Của Bác…….

      Ba mươi năm mới có một ngày
      Cả SàiGòn phỏng giái lá “quần lót” bay
      Miền Nam tan nát trong tay giặc
      Dân lành vô tội chết như rươi

      39 năm sau ngày quê huơng phỏng giái
      Quốc nhục ngày mỗi lớn hơn
      Mất nước nay mai cầm như chắc
      Tiếng Tàu ngôn ngữ của tương lai

      Đi ra ngoại quốc phải che mặt
      Kẻo người ta biết Việt “chôm” thì phiền
      Giống khỉ dẫu áo lụa là
      Cái đuôi còn đó, khó mà thành Nhân

    • DâM TiêN says:

      Tâm sự một đảng viên
      (DâM TiêN sao lục)

      Tôi đã biết mình lầm đường lạc lối
      Từ sau cái ngày “giải phóng” Miền Nam
      Đi giữa Sài Gòn, tôi nghe mình thầm khóc.
      Một mùa xuân tang tóc năm bảy lăm

      Tôi khóc Miền Nam tự do vừa mất
      Và khóc cho mình, chua xót đắng cay
      Nửa đời người theo đảng đến hôm nay
      Tưởng cứu nước đã trở thành tội ác.

      Bởi tôi quá tin nghe theo lời bác
      Rằng đảng ta ưu việt nhất hành tinh
      Đường ta đi, chủ nghĩa Mac Lê nin
      Là nhân phẩm, là lương tri thời đại.

      Rằng tại Miền Nam, ngụy quyền bách hại
      Dìm nhân dân dưới áp bức bạo tàn
      Khắp nơi nơi cảnh đói rách cơ hàn
      Đang rên siết kêu than cần giải phóng.

      Tôi đã xung phong với bầu máu nóng
      Đi cứu Miền Nam ruột thịt nghĩa tình
      Chẳng quên mang theo ký gạo để dành
      Biếu người bà con trong nầy túng thiếu.

      Người dân Miền Nam thật là khó hiểu
      Nhà khang trang bỏ trống chẳng còn ai
      Phố phồn hoa hoang vắng u hoài
      Giải phóng đến sao người ta chạy trốn?

      Đến Sài Gòn, tưởng say men chiến thắng
      Nào ngờ đâu sụp đổ cả niềm tin
      Khi điêu ngoa dối trá hiện nguyên hình
      Trước thành phố tự do và nhân bản.

      Tôi tìm đến người bà con trong xóm
      Nhà xinh xinh, đời sung túc tiện nghi
      Kí gạo đem theo nay đã mốc xì
      Tôi vội vã dấu vào trong túi xách.

      Anh bà con tôi- một ngươi công chức
      Nét u buồn nhưng cũng cố làm vui
      Đem tặng cho tôi một cái đồng hồ
      Không người lái, Sei-ko, hai cửa sổ.

      Rồi anh nói: “Ngày mai đi cải tạo
      Cái đồng hồ tôi cũng chẳng cần chi
      Xin tặng anh, mong nhận lấy đem về
      Một chút tình người bà con Nam bộ.”

      Trên đường về, đất trời như sụp đổ
      Tôi thấy mình tội lỗi với Miền Nam
      Tôi thấy mình hổ thẹn với lương tâm
      Tôi đã khóc, cho mình và đất nước./.

      .

      __,_._,___

  8. Ôg chống Vc says:

    Gửi kụ Ý,

    Những giọt nước mắt thật thà – không được liệt kê trong “bảng vàng” của những người sĩ quan VNCH…có học (chưa được tù đày trên 3 năm) !!

    http://www.youtube.com/watch?v=WQBcCzEEooI

    Respecfully yours,

    Ôg chống Vc

    • DâM TiêN says:

      Vô cùng cảm ơn. Xem đoạn clip, không còn biết
      nói gì hơn, là mím môi lại. Thưa, cách đây ba năm,
      YY đánh bạo gởi một lá thư song ngữ tới mấy báo
      Mỹ, tời Hồng Thập tự, tới Quốc Hội HK, được bà
      Barbara Boxer hai lần replied, chỉ đại ý : chúng tôi
      ghi nhận tấm tình của ông, và sẽ thảo luận khi
      có appropriate time. Vẫn còn buồn ghê. Kính,YY

  9. Thy Lan says:

    “Tài liệu thì nhiều nhưng đúng sai thì cũng không dám chắc.”
    ( Trọng Đạt)

    Đấy, chú Dâm TiêN góp ý chân thành, đâu có sai tí nào đâu.

    Tác giả nên khai thác kinh nghiệm và suy nghĩ của mình
    làm bước đầu; nếu cần, mới tìm tài liệu tham khảo, và nên
    gạn lọc, đối chiếu cho thiệt chính xác.

    Ý tưởng ( ideas của mình ( tác gỉa )) là chính yếu. Thy Lan.

  10. TD says:

    Cám ơn ông Thắc Mắc
    Tài liệu thì nhiều nhưng đúng sai thì cũng không dám chắc
    Thưa ông Thắc mắc
    Riêng năm nay tôi bị đầu trâu mặt ngựa tấn công hơi nhiều, đây là thế giới ảo, cũng chẳng biết chúng là người hay ma, là VC hay QG
    Nhưng thôi cứ cho nước chẩy qua cầu

    • DâM TiêN says:

      Ới anh Trọng Đạt ui:

      Thắc Mắc ” nó ” là bạn của tui mờ.
      Thắc Mắc lại về hùa mí Trọng Đạt.

      Thì BA ta cùng là một phe, chứ sao.

      ( Gỡ cái đầu trâu mặt ngựa ra, nhé !)

      PS. BTW, pardon nhá. Phục TĐ chịu khó đọc về Chính sử và Quân sử.
      Theo ý DT, trước hết, chính mình phải ” thiền học” trước; không nên
      để những tài liệu khác nhau dẫn mình theo chủ đề riêng của nó. –DT

    • Ôgià chống Vc says:

      Thưa ông TD,

      Em đoán chừng ông cũng có chút ăn học (em nghĩ, ông từng “viết sử” trên các tờ báo hải ngoại, và hình như ông cũng là cây bút trong quân đội VNCH – em đoán như thế).

      Thưa ông, with all respect, những ý kiến cá nhơn của ông đầy dẫy những emotional feelings – em nghĩ – trong khuôn khổ của bài viết này (“Tháng 4-1975: Miền Nam sụp đổ”) ông đã đi quá xa rồi đấy!

      Hãy dừng là vừa, thưa ông!

      Respectfully yours,

      Ô. già chống Vc

      • Thích Nói Thật says:

        Ôgià chống Vc :”Em đoán chừng ông cũng có chút ăn học (em nghĩ, ông từng “viết sử” trên các tờ báo hải ngoại, và hình như ông cũng là cây bút trong quân đội VNCH – em đoán như thế)

        Chết thật!

        “Đoán như thế” thì làm sao tránh khỏi cãi nhau chí choé như mổ bò?

        Bắt tận tay day tận mặt mà còn chưa ăn ai, huống gì là “đoán mò”, đúng là Ôgià chống Vc, một tay chống gậy một tay lò mò, rờ rà hi vọng tìm ra Vc để chống?

      • Trần Tưởng says:

        “Thưa ông TD,
        Em đoán chừng ông cũng có chút ăn học (em nghĩ, ông từng “viết sử” trên các tờ báo hải ngoại, và hình như ông cũng là cây bút trong quân đội VNCH – em đoán như thế).”

        Hồi xưa , những tay viết lách trong làng báo miền nam (VNCH) xài chữ khác với
        báo chí miền bắc VC . Trong nam xài chữ :” Hiệp Định Ba Lê “, miền bắc xài : “Hiệp
        định Paris” ….
        Có lẽ ông TĐ không là cây bút trong quân đội VNCH . Chỉ là cách suy đoán theo
        cách viết . Còn sự thật thế nào ,thì để ông Đạt … giả nhời

    • Thích Nói Thật says:

      TD says: “Riêng năm nay tôi bị đầu trâu mặt ngựa tấn công hơi nhiều, đây là thế giới ảo, cũng chẳng biết chúng là người hay ma, là VC hay QG

      Xin góp ý!

      - Nếu ông TD nói sự thật về CSVN mà bị “đầu trâu mặt ngựa” tấn công hơi nhiều, thì ngay chóc, chúng là VC (CAM và DLV).
      - Nếu ông TD nói sai về VNCH mà bị “đẽo vạc” thì có thể do người QG.
      - Nếu ông TD tà tà ba phải mà bị tấn công thì chính là “lũ ma” ảo !

      Kẻ nào “chê ta” mà phê bình đúng, người ấy là thầy ta.
      Kẻ nào “khen ta” mà khen sai, ngươi ấy là kẻ thù của ta! ”

      “Đầu trâu trán ngựa” không biết phê bình hay khen – chê, chúng chỉ biết cúi đầu húc như đám bò tót húc bừa vào mảnh vải đỏ?

Phản hồi