WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tháng 4-1975: Miền Nam sụp đổ

30thangTu

Hai mươi bốn năm sau khi chiến tranh kết thúc, Kissinger viết.

“Lý tưởng đã đưa nước Mỹ vào Đông Dương và sự mệt nhoài khiến chúng ta phải rút ra……

… Đông Dương sụp đổ năm 1975 vẫn còn gợi lại trong tôi những nỗi niềm u sầu khó tả. Nỗi buồn của tôi dành cho những kẻ nạn nhân bị bỏ rơi cũng bằng ngang với niềm ngậm ngùi của tôi dành cho nước Mỹ đã gây ra cho chính mình.” (1)

Cuộc chiến tranh dài nhất thế kỷ này đã để lại cho hai nước đồng minh Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa nhiều thiệt hại nặng, miền Nam bị mất về tay Cộng Sản, khoảng hai trăm ngàn binh sĩ tử trận. Hoa Kỳ với hơn 58 ngàn quân bị thiệt mạng, tốn kém nhiều trăm tỷ cũng như mất uy tín danh dự trên thế giới. Các phe đều thiệt hại lớn, miền Bắc được tiếng là chiến thắng nhưng đã phải trả cái giá quá đắt: hơn một triệu thanh niên phơi thây ngoài trận địa, hơn một triệu gia đình đau khổ, đất nước tan hoang vì bom đạn mà nhiều thập niên sau mới xây dựng lại được.

Người Mỹ bắt đầu can thiệp vào Đông Dương từ 1950 khi Trung Cộng viện trợ ồ ạt cho Việt Minh tại biên giới Việt – Hoa nhưng họ thực sự can thiệp vào VN khi đổ quân vào Đà Nẵng giữa năm 1965.

TT Johnson được Quốc hội ủng hộ cho tăng quân đều hàng năm từ 184,300 người năm 1965 lên tới 536,100 năm 1968. Nhờ vậy miền nam VN đã được bình định. Mỹ oanh tạc BV từ 1964, có leo thang nhưng hạn chế mục đích hăm dọa để Hà Nội phải đàm phán rút về Bắc. Phía CS tiếp tục cuộc chiến, họ đánh thí quân để đẩy mạnh phong trào phản chiến tại Mỹ. Số lính Mỹ bị giết tăng dần, năm 1965 có 1,863 lính Mỹ chết tại miền nam, từ 1965 tới 1968 có tất cả 35,751 người tử trận. Con số tử thương này đã khiến phong trào phản chiến càng lên cao hơn.

CS bị thảm bại Tết Mậu thân 1968, ta đánh thắng một trận lớn nhưng thua cuộc chiến, chống đối tại Mỹ lên cao, họ đòi chính phủ rút quân về nước. Năm 1968 phản chiến nói chung bất bạo động, năm sau 1969 khi Nixon lên làm TT đã tiến tới bạo động, đổ máu, sinh viên bắn súng đốt nhà, đập cửa kính, ném bom lớp học.

Cuối 1965 tỷ lệ số người ủng hộ chiến tranh VN khoảng 61% tới 1968 xuống còn khoảng 40%, tới 1971 còn khoảng 30% (2)
TT Nixon đem quân về nước, phục hồi hòa bình như đã hứa khi tranh cử. Năm 1969 ông bắt đầu cho rút quân, thực hiện VN hóa chiến tranh giúp VNCH hành quân sang Miên từ 29-4-1970 tới 22 -7-1970 để đánh vào hậu cần BV tại đây. Ta đã ruồng bố được khoảng 40,000 quân CS, giết trên 10 ngàn cán binh, tịch thu được 22,890 vũ khí cá nhân, 2,500 vũ khí cộng đồng, phá hủy nhiều cơ sở quân sự, làm suy yếu áp lực địch tại miền Nam VN.

Kế đó Nixon giúp miền nam VN mở hành quân tiến sang Hạ lào theo đường số 9 để chiếm tỉnh Tchépone rồi tiến sâu hơn vào vùng xung quanh để phá hủy các cơ sở CS. Cuộc hành quân lấy tên Lam Sơn bắt đầu ngày 8-2-1971, Quân đội VNCH chiến đấu anh dũng và hữu hiệu nhưng rồi gặp trở ngại, quân số lúc cao nhất là 17,000 người.

BV phản công mạnh hơn ta tưởng, đồng thời VNCH thiếu yểm trợ không quân của bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại Sài Gòn, ta bị thiệt hại nặng lên tới 3,000; TT Thiệu lệnh cho các Tướng lãnh ngưng tiến quân. Giữa tháng ba ta rút lui về phía nam theo đường 914 bị Cộng quân truy kích thiệt hại nhiều, cho tới 25-3-1971 cuộc hành quân coi như chấm dứt, tổng cộng chỉ kéo dài 45 ngày, nói chung hai bên đều bị thiệt hại nặng.

Nixon cho biết (3) cuộc tấn công mục đích giảm áp lực địch để Hoa Kỳ rút quân mà VNCH vẫn còn tồn tại, Nixon dự trù tới 1972 chỉ còn vài chục ngàn lính Mỹ còn ở VNCH.

Tổng thống cử Kissinger, Phụ tá an ninh Quốc gia đàm phán với BV tại Paris. Cuộc hòa đàm bắt đầu từ tháng 5-1968 dưới thời Johnson, nhưng thực sự bắt đầu từ 1969 và do Kissinger đi đêm với Lê Đức Thọ. Trong mấy năm liên tiếp phía BV lợi dụng hòa đàm để tuyên truyền chống Mỹ. Hà Nội ngoan cố đòi Mỹ phải rút quân đơn phương, loại bỏ chính phủ Thiệu, lập chính phủ ba thành phần, cắt viện trợ VNCH. Họ biết Hành pháp Mỹ bị Quốc hội và phản chiến chống đối nên lì ra không chịu ký.

Cuối tháng 3-1972, khi Hoa Kỳ đã rút gần hết , Hà Nội đưa khoảng mười Sư đoàn, hàng ngàn chiến xa, đại bác, phòng không tấn công VNCH dữ dội làm ba mũi dùi: tại Quảng Trị 6 Sư đoàn, tại Kontum 2 Sư đoàn và Bình Long 3 Sư đoàn . Hỏa lực Cộng quân rất hùng hậu khiến VNCH phải rút chạy tại nhiều nơi. TT Nixon cho mở lại cuộc oanh tạc, ông dùng hỏa lực vũ bão đánh BV, trưng dụng tối đa các chiến hạm của Đệ Thất hạm đội, hơn 400 pháo đài bay B-52 và khu trục cơ F-4 để oanh kích cả hai chiến trường Nam Bắc. Cuộc tấn công của Hà nội bị nghiền nát chấm dứt cuối tháng 9-1972, tổng cộng khoảng 100 ngàn cán binh bị giết , 75% số xe tăng bị hủy hoại.

Tại Hòa đàm Paris phần vì thấy Nixon qua thăm dò sẽ tái đắc cử Tống thống ngày 7-11-72, phần vì thất bại về quân sự nên BV đã chịu nhượng bộ rất nhiều trong phiên họp 9-10-1972. Họ không đòi lật đổ ông Thiệu, lập chính phủ liên hiệp, cắt viện trợ VNCH…Kissinger và Lê Đức Thọ chuẩn bị ký kết cuối tháng 10 nhưng VNCH chống đối bản Dự thảo, việc ký kết tháng 10 bất thành . Kissinger muốn ký kết trước bầu cử nhưng Nixon không cần vì theo thăm dò ông vượt đối thủ quá xa.

Sang tháng 11, tháng 12 hòa đàm bế tắc phần vì do VNCH và nhất là BV cố tình gây trở ngại, họ đoán Quốc hội Mỹ sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh đem quân về nước nên bỏ họp ngày 13-12. TT Nixon đã cho B-52 oanh tạc BV dữ dội suốt 12 đêm từ 18-12 cho tới cuối tháng khiến BV phải trở lại bàn hội nghị. Hiệp định Paris được ký ngày 27-1-1973, các phe tham dự đều được chia phần: Nixon lấy được tù binh, Lê Đức Thọ đòi được Mỹ rút quân, Nguyễn Văn Thiệu vẫn làm Tổng thống , chính phủ Cách mạng lâm thời được coi là đảng phái chính trị của miền Nam.

Bầu cử Tổng thống 7-11-1972 Nixon thắng 47 triệu phiếu phổ phông, 60.7% số phiếu bầu , hơn McGovern 18 triệu phiếu , thắng cử lớn nhất từ xưa tới nay. Nixon đã đem quân về nước, lấy lại tù binh, không bỏ đồng minh, hòa với Nga, bang giao với Trung Cộng. Sau khi ngưng bắn, Quốc hội cắt giảm viện trợ cho VNCH dần dần : Năm 1973 Mỹ viện trợ 2 tỷ 1, năm sau còn 1 tỷ 4, năm sau 1975 còn 700 triệu, tiền mất giá thực ra chỉ còn 500 triệu. Năm 1972 đảng Dân chủ nắm 242 ghế hạ Viện, Cộng Hòa 192 ghế, Cuộc bầu cử Hạ Viện ngày 4-11-1974 khiến Dân Chủ thêm 49 ghế thành 291, Cộng Hòa mất 48 ghế còn 144, Dân Chủ chiếm 60.7% Hạ viện , Cộng Hòa 33.1%.

Quốc Hội Dân Chủ kiên quyết chống chiến tranh VN, trả thù cho thất bại nhục nhã trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1972 bằng cắt giảm viện trợ quân sự cho miền nam VN như trên để bỏ rơi Đông Dương. Theo lới kể của Kissinger (4)) Hà Nội xây dựng hệ thống đường xâm nhập tổng cộng trên 20 ngàn km để vận chuyển nhiều xe tăng, đại bác, hỏa tiễn, phòng không vào Nam. Văn Tiến Dũng nói hệ thống đường này như những sợi thừng ngày này qua ngày khác quấn quanh cổ, chân , tay con quỷ (VNCH) đợi lệnh xiết cổ cho nó chết.

Ngày 9-8-1974 Nixon từ chức vì vụ Watergate, Phó TT Gerald Ford lên thay, VNCH suy yếu vì bị cắt giảm viện trợ trong khi BV được Nga, Tầu tích cực giúp đỡ mở cuộc tấn công miền nam từ cuối năm 1974 tại Phước Long. TT Thiệu gửi thư cho TT Ford ngày 24 và 25 -1-1975 cho biết tình trạng thiếu thốn đạn dược tiếp liệu, pháo thủ phải đếm từng viên đạn. Mặc dù Ford và Kissinger nỗ lực vận động tại Quốc hội để xin viện trợ bổ túc 300 triệu nhưng bị chống đối mạnh, họ tìm cách trì hoãn viện trợ cử phái đoàn dân biểu sang Sài Gòn quan sát trong khi miền Nam đang sụp đổ dần dần.

Theo Kissinger đám người to mồm tại Quốc hội và truyền thông chống liên hệ giúp đỡ Sài Gòn, sự chống đối lên tới tột đỉnh khi họ mở chiến dịch chống cung cấp phương tiện tự vệ cho các nước Đông Dương lâm nguy. Họ không bao giờ ý thức được việc làm tàn ác của mình, đối với họ chỉ có sinh mạng của người Mỹ mới là quan trọng, sinh mạng của nhân dân Đông Dương như cỏ rác không đáng cứu vớt. Trong số báo Los Angeles Times ngày 6-3-1975 kêu gọi bác bỏ khoản viện trợ bổ túc mà còn đề nghị cắt bỏ viện trợ quân sự dưới mức 700 triệu dù đã được chấp thuận, những người này đã tiếp tay với Hà Nội xiết cổ VNCH.
Tình hình quân sự miền nam VN vô cùng bi đát, pháo binh thì hết đạn, máy bay không còn săng nhớt, các Quân đoàn, Sư đoàn rút dần, co cụm….

Ban Mê Thuột bị Cộng quân tràn ngập 13-3-1975, hai ngày sau, TT Thiệu hốt hoảng cho rút lui Quân đoàn II tại Kontum, Pleiku đưa tới sụp đổ cả hai Quân khu I và II trong vòng hai tuần lễ. Trận Long Khánh diễn ra ác liệt từ ngày 9 cho tới giữa tháng 4-1975.

Theo lời đề nghị của Kissinger ngày 10-4, TT Ford ra trước Quốc hội đề nghị viện trợ khẩn cấp 722 triệu cho VNCH nhưng bị bác bỏ ngày 18-4. Tại Long Khánh Trung Tướng Toàn cho lệnh rút ngày 20-4. CSBV hối hả chuyển đại binh bao vây dứt điểm Sài Gòn, lực lượng BV vào khoảng 20 Sư đoàn trang bị đầy đủ trong khi Quân đội VNCH tại quân khu Ba chỉ có 3 Sư đoàn thiếu thốn kiệt quệ mọi mặt, đạn chỉ đủ đánh trong hai tuần lễ.

Ngày 21-4 TT Thiệu từ chức, Phó Tổng thống Trần văn Hương lên thay được một tuần rồi bàn giao cho Tướng Dương văn Minh ngày 28-4 để hy vọng thương thuyết với BV. Ngay chiều hôm ấy năm máy bay Mỹ do CS lấy được ném bom phi trường Tân Sơn Nhất rung chuyển cả Sài Gòn, tối ấy BV pháo 300 quả 130 ly vào phí trường Tân Nhất. Hà Nội từ chối đề nghị thương thuyết của Tướng Dương Văn Minh và buộc phải đầu hàng. Sáng hôm sau tân Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu đọc văn thư yêu cầu cơ quan DAO Hoa Kỳ rút lui trong vòng 24 tiếng đồng hồ, tức thì trực thăng từ hạm đội số Bẩy bay ào ào vào Sài Gòn di tản.

Tối 29-4 trong cơn khói lửa, ông Dương Văn Minh kêu gọi các lực lượng Quân đội VNCH trên đài phát thanh, lời kêu gọi lập đi lập lại suốt đêm.

“Các vị Tư lệnh Quân đoàn, Sư đoàn hãy giữ vững vị trí và chờ lệnh mới”

Dưới đây là đoạn phim thể hiện cảnh tượng bi đát tại tòa Đại sứ Mỹ trong giờ phút hấp hối của Sài Gòn, xin lược thuật theo lời tác giả Larry Berman (5). Đại Sứ Martin chưa muốn đi ngay, ông ta xin Kissinger cho Ban tham mưu độ 20 người ở lại hai ngày.
Tại phiên họp Hội đồng an ninh quốc gia, Giám đốc CIA William Colby báo cáo CS không chấp nhận đề nghị ngưng bắn của Dương Văn Minh. Kisinger nói:

“BV cố ý làm nhục Hoa Kỳ, không thể để người Mỹ tại Việt Nam nữa”.

Ngày 29-4 Đại sứ Martin được lệnh phải di tản hết mọi người, ông ta không nghe lời. Kissinger tái mặt bảo:

“Không có lý do gì mà người Mỹ còn ở lại đó. Tổng thống đã lệnh cho Đại sứ phải đưa họ đi hết.. tại sao kỳ thế?

Sáu giờ rưỡi sáng 29-4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Schlesinger công bố Tổng thống ra lệnh rút khỏi VN lần cuối vào khoảng 11 giờ tối qua bằng trực thăng.
Kissinger cáu giận điện cho Martin:

“Ông phải sử dụng trực thăng để di tản tất cả người Mỹ, nhắc lại tất cả”

Ngày 30-4 một biển ngữ đặt ở sân tòa Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn “Tắt đèn ở cuối đường hầm khi bạn đi ra”. Cuộc di tản do những trực thăng CH-46 Sea Night và CH-53 Sea Stallion từ nóc tòa Đại Sứ bay ra hạm đội. Mọi liên lạc giữa phi công với Bộ Chỉ Huy Không Vận Chiến Trường và Trung Tâm Kiểm Soát đồng thời cũng chuyển về các Giới chức chỉ huy và kiểm soát Mỹ tại Hạ Uy Di và Hoa Thịnh Đốn.

Báo cáo cuối cùng do một phi công CH-53 xác nhận kết thúc chua chát của cuộc di tản:

“Tất cả nhân viên Mỹ còn lại hiện đang ở trên nóc và người Việt ở trong tòa nhà”

Người Việt phá cửa tràn vào tòa Đại sứ, từ trên nóc tòa, Thiếu tá Thủy quân lục chiến James Kean mô tả cảnh hỗn loạn ở dưới như trong phim On the Beach.

Lúc 7 giờ 51 phút sáng giờ Sài Gòn, chuyến trực thăng cuối cùng chở TQLC Mỹ về nước. Báo cáo cuối cùng của người phi công CH-46 chỉ vỏn vẹn:

“Tất cả người Mỹ đã ra đi, nhắc lại ra đi”

Tại tòa Bạch Ốc TT Ford chính thức thông báo:

“Cuộc di tản đã hoàn tất. Nó đã đóng kín một chương trong Kinh nghiệm của người Mỹ.”

Lúc 12 giờ 10 xe tăng BV húc vào cổng dinh Độc Lập, lúc 12 giờ 30 lính BV bước vào dinh. Tướng Dương Văn Minh và nội các ngồi đợi bàn giao quyền hành, Đại tá Búi Tín thay mặt quân đội CSBV nói:

‘Các ông còn gì đâu mà bàn giao, các ông phải đầu hàng”.

Bùi Tín hỏi Tướng Minh còn chơi tennis và sưu tầm hoa lan không. Bùi Tín hỏi Thủ tướng Vũ Văn Mẫu sao tóc ông dài thế vì nghe nói ông thề cắt tóc ngắn khi Thiệu còn làm Tổng thống. Tướng Minh cười, Bùi Tín nói

“Chúng tôi thắng trận chắc vì biết hết mọi chuyện”

Họ đưa Tướng Minh lên đài phát thanh bắt tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

Việt Nam Cộng Hòa không còn nữa.

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

————————————————————————–

(1) Years of Renewal, trang 463.
(2) Nguồn Wikipedia: Opposition to the US involvement in the Vietnam war
(3) No More Vietnams trang 124
(4) Years of Renewal trang 479
(5) No Peace No Honor trang 270-273.

213 Phản hồi cho “Tháng 4-1975: Miền Nam sụp đổ”

  1. Nguyễn Trọng Dân says:

    Merci DCV vô cùng

    Tính bề nghĩ ngơi đi du ngoạn thì bạn bè gọi tới liên tục , hỏi sao không thấy….tiếp. Không ngờ mần ăn được mối khá quá , mắt cứ hí lại vừa uống trà… viết tiếp…rồi dọt đi ăn phở bình dân

    Ki’nh
    *****************************

    SỬ HỌC( tt)

    CÁC PHƯƠNG THỨC “PHUN KHÓI” PHỔ BIẾN TRONG SỬ ( tt)

    Sau đây là một phương thức vô cùng chiến lược không thể bỏ qua của các chiến lược gia mà ta sẽ KHÔNG NHẬN RA mặc dù TRÀN NGẬP TRONG SỬ

    PHƯƠNG THỨC 5 :Nước Đục Thả Câu

    Ý nghĩa của thành ngữ này là khi nước bị đục , nếu ta thả câu thì cá sẽ không thấy.

    Nếu mục tiêu hàng đầu của các chiến lược gia là che đậy những âm mưu toan tính kế hoạch trước sự soi mói của nhân thế thì phương thức tung mọi hỏa mù ( nước đục ) là một điều cần phải làm

    Vì vậy , hàng loạt những sự kiện , quan niệm , đối sách mà ta thấy trong sử là hệ lụy từ những nổ lực không ngừng nghĩ của các chiến lược gia để làm rối mù dư luận mà nếu chúng ta chỉ trích dẫn , chúng ta sẽ lý luận sai lầm.

    Một Cuộc Cách Mạng Tháng 10 Nga được tân bốc là ngoạn mục ,vĩ đại với phương thức Trosky ( nước đục ) hóa ra là nằm trong kế hoạch ( thả câu ) của gián điệp Phổ , đưa Lênin về làm cách mạng để loại bỏ nước Nga ra khỏi cuộc chiến ở mặt trận phía Đông mà nước phổ không tốn một viên đạn.

    Sự kiện Lênin ký hòa ước với Phổ bị lờ đi mà cường độ lý giải về thành công của cuộc cách mạng thì tràn ngập trong sử

    Đưa ra một kế hoạch quân sự không đâu dính vào đâu, tự để cho mình bị vây ở thung lũng rừng núi xa xôi khó tăng viện trong khi đang thiếu phương tiện tăng viện , để cho bại trận với một thiệt hại chỉ với vài ngàn quân nhân ( nước đục ) , lại còn đánh bóng thổi phòng thất bại bại này tối đa, giới tướng lãnh Pháp đã âm thầm mở đường cho người hùng tướng De Gaule quay trở lại quyền lực để tập trung hiện đại hóa quân đội , dẹp bỏ tư tưởng Thực Dân cựu trào &” priority ” chú trọng đến Thịnh Vượng an nguy của Tây Âu với phương thức Free Trade cài sẳn của Hoa Kỳ( thả câu )

    Dàn dựng & hổ trợ âm thầm cho sự xáo động đầy ấn tương của Phật Giáo ( nước đục ) để loại bỏ chính quyền Ngô Đình Diệm vốn là đồng minh thân thiết của chính phủ phe Cộng Hòa Tướng Lãnh cựu trào Eisenhower , phe Dân Chủ thiên về những quan niệm chiến lược dưới gốc nhìn dân sự của John F Kennedy , LBJ lần hồi có đủ điều kiện để thực hiện chiến lược toàn cầu đẩy mạnh cường độ chiến tranh khu vực cho kinh tế Liên Xô chảy máu & kiệt quệ ( Kiến nghị & report , dự đoán kinh tế của Liên Xô bởi một nhóm kinh tế gia đại học Harvard gởi cho Kennedy , LBJ – 05-1962 ), để rồi 20 năm sau , Ronald Reagan có cơ hội knock out Liên Xô vì KHỦNG HOÃNG KINH TẾ

    Buộc Tưởng Giới Thạch phải chấp nhận quân Mao đứng chung liên danh kháng Nhật để viện trợ & tạo điều kiện cho quân Mao có cơ hội thoát hiễm & lớn mạnh( nước đục ) , Hoa Kỳ che dấu một kế hoạch cài sẳn ăn cháo đá bát nhằm khỏi phải “Marshall plan ” cho Trung Quốc phục hồi kinh tế khi chiến tranh đệ Nhị chấm dứt . Nhờ có Mao, Hoa Kỳ kéo dài thêm thời gian chậm tiến của Trung Quốc để Tây Âu lần hồi được tập trung tài lực mà phát triển vọt lên trước ( priority list of policy ). Tiếng nói chính trị & quyền lực của người bạn đồng minh từ thuở gian truân của những năm 1936–1943 , họ Tưởng , cũng lần hồi bị yếu đi và chỉ còn vẽn vẹn một Đài Loan vững mạnh ( điểu tàn cung tận )

    Thâm thúy hơn nữa , Winston Churchill , làm sững sốt người bạn già Franklin Roservelt , khi TỰ Ý đồng ý để cho đòan quân Staline tràn ngập Đông Âu & Đông Đức ( nước đục ) thay vì dùng những điều khoản viện trợ mà Nhà Trắng đã cài sẳn vào năm 1941 cho Staline để buộc đoàn quân Staline dừng lại ở biên giới Ba Lan , đãm bảo một nước Ba Lan đau thuơng & tận tụy cho Tư Do được yên bình& hạnh phúc.

    Kế hoạch của Churchill thâm trầm & kinh hoàng khi ông lý giải lý do cho người bạn già thật thà hiền lương F Roservelt.

    Đã từ lâu , người Anh đã bao nhiêu lần can thiệp để bình ổn lục địa Âu Châu , nhưng vừa xong thì lại bị Âu Châu hất cẵng. Ông gọi bọn này là ” NHỮNG ĐỒNG MINH BẤT TRỊ ” & ông không muốn lịch sử lập lại nữa.

    Franklin ngậm ngùi nghiệm suy nhưng kế hoạch dã man thâm trầm kinh khiếp này & âm thầm để cho Churchill múa máy. Dầu sao , kế hoạch này chỉ có lợi 100 % cho Hoa Kỳ như là món quà mà nước Anh cám ơn người Mỹ.

    Quyền uy của Liên hiệp Quốc cũng từ đó khá hơn khi xưa

    Các gọng kiềm về tài chánh do Hoa Kỳ ( co’ Anh ) nắm lần hồi cũng được cũng cố để Hoa Kỳ có thế trừng phạt những quốc gia Bất Trị từ Chrrchill plan

    Kế hoạch của Churchill MƯỢN TAY Cộng sản tạo ra một nền chính trị bất an trên toàn cầu ( nước đục ) nhằm KHẲNG ĐỊNH QUYỀN UY & VỊ THẾ LÃNH ĐẠO CẦN CÓ CỦA HOA KỲ TRÊN TOÀN CẦU ( thả câu ) là nguồn gốc của mọi sự kiện hỏa mù mà ta thể trích dẫn hàng hà sa số trong sử , TRONG ĐÓ CÓ CUỘC CHIẾN VIỆT NAM

    Mưu kế càng lớn ,ảnh huởng càng rộng , tham vọng & khả năng càng cao thì các kế hoạch nhước đục càng tinh vi mà các sử gia kiểu Trọng trích chỉ là vô tình làm công cụ cho sự rối mù

    Xin hãy nhớ :

    SỬ LÀ NƠI MÀ SỰ THẬT ĐƯỢC CHE ĐẬY KỸ LƯỠNG NHẤT !

  2. Thắc-Mắc says:

    Tôi muốn nói rõ hơn về ” lò nguyên-tử ở Đà-lạt ” như ABC đề-cập ngày 04/05/14. Đúng ra nên gọi là “nguyên-tử-lực-cuộc” như danh-từ đã được dùng trước 1975.
    Tôi không biết có phải nguyên-tử-lực-cuộc này khánh-thành tháng 10/1963 chăng, nhưng điều tôi biết chắc, đó là Giáo-sư Nguyễn Tư Bân, có học-vị Tiến-sĩ Khoa-học Mỹ, vừa làm việc tại nguyên-tử-lực-cuộc Đà-lạt (có thể là người đứng đầu cơ-sở này), vừa dạy Tỉnh-Điện cho K16 SVSQ Trường Vỏ Bị Quốc Gia Đà-lạt vào giữa năm 1962, tức là mùa Văn-hóa trong chương-trình huấn-luyện của khóa này (cũng nên nói rõ thêm : K16 này là khóa đầu-tiên áp-dụng chương-trình huấn-luyện 4 năm tại Trường Vỏ Bị Đà-lạt – Mỗi năm họ học Văn-hóa 9 tháng từ tháng 1 đến tháng 9 ; và học Quân-sự 3 tháng từ tháng 10 đến tháng 12). Vậy nguyên-tử-lực-cuộc hiện-hữu it nhất trước tháng 6/1962. Các cụ ông K16 nay còn sống khoảng 100 người, tuổi trung-bình là 74, hầu hết ở Mỹ, có thể xác-nhận điều tôi trình-bày ở trên. Và điều thứ hai tôi biết chắc, đó là nguyên-tử-lực-cuộc Đà-lạt đã và đang không hề hoạt-động làm ra sản-phẩm nào trong mọi lãnh-vực từ trước cho đến tháng 4/1968, là thời-điểm khóa 4 Chỉ-Huy Tham-Mưu tại Đà-lạt – có tôi – được tạo điều-kiện đi tham-quan nguyên-tử-lực-cuộc nói trên.và được giải-thích về điều này.

    • Thắc-Mắc says:

      Xin bổ-túc thêm để khỏi gây hiểu lầm về việc thụ-huấn của SVSQ Đà-lạt nói chung. Họ học Văn-hóa 9 tháng từ tháng 1 đến tháng 9, tuy nhiên trong thời-gian này, họ cũng học về lý-thuyết quân-sự ; còn trong mùa Quân-sự từ tháng 10 đến 12 là thời-gian thực-tập dã-ngoại tại các bãi tập, rừng, đồi, núi bên ngoài cơ-sở của trường.

    • Người lính xưa says:

      “Và điều thứ hai tôi biết chắc, đó là nguyên-tử-lực-cuộc Đà-lạt đã và đang không hề hoạt-động làm ra sản-phẩm nào trong mọi lãnh-vực từ trước cho đến tháng 4/1968, là thời-điểm khóa 4 Chỉ-Huy Tham-Mưu tại Đà-lạt – có tôi – được tạo điều-kiện đi tham-quan nguyên-tử-lực-cuộc nói trên.và được giải-thích về điều này.”

      Ngon lành!

      • Tien Ngu says:

        Trật!

        Điều thứ ba mà Tien Ngu biết được rằng thì là:

        “First, the Diem government had a declared interest in research on nuclear power from a pretty early date. An article in the government mouthpiece CACH MANG QUOC GIA (National Revolution) on 7 November 1955 noted that the Diem government had publicly called for American help to build a nuclear research center “in a Southeast Asian country.” (The article left little doubt about which Southeast country the government had in mind.) Second, a short piece in the May 1959 South Vietnamese journal NGHIEN CUU HANH CHANH (Administrative Research) announced that Washington and Saigon had concluded an agreement the previous month to cooperate in the construction of an atomic research facility.”

        Đây chỉ là một cái nhà mày nhỏ, nuclear reactor research project, the 250-kilowatt Triga Mark IV reactor, which operated from 1962 to 1968,
        Sau 1968 thì vì…. giặc từ miền Bắc vô đây chúng nó phá hoại dữ quá, đành…dẹp tiệm.

        South VN mà không bị giặc Cộng phá hoại everyday, nuclear power ở miền Nam VN chắc cũng theo đuôi sát nút tụi Nhật.

        Lính xưa này chắc nay cũng là bồ tèo với Nguyễn Phuong Hùng, Nguyễn ngọc Nập?

  3. Thích Nói Thật says:

    TS Cù Huy Hà Vũ đã nói gì sau cuộc điều trần ở Mỹ hôm 06.05.2014?

    TS Cù Huy Hà Vũ: sẽ tiếp tục đấu tranh, sẵn sàng trở về Việt Nam.

    Đấu tranh trong tù, nay ra ngoài vẫn tiếp tục đánh trâu và sẽ về Việt Nam………….NO comment! Let’ wait and see!

    • tonydo says:

      Let’s wait and see….What?
      Ông Thần này thì rồi lại cũng như anh em mình, chứ ở với thằng đàn anh “lửng lơ con cá vàng” này thì còn làm cái quái gì được.
      Nhưng nếu ngài con cái các cụ có muốn xông về nước chơi xả láng (đâu có dại thế) thì cũng bị nó giữ ở phi trường dăm ba tiếng rồi đuổi ngược lại, vậy thôi.
      Welcome to America-Song!

      • Việt kiều Nguyễn Hữu Hay says:

        Hồi nào đến giờ, mới nghe thầy Đu, í quên, thầy Đô phán câu thật hay.

        “Let’s wait and see….What?
        Ông Thần này thì rồi lại cũng như anh em mình, chứ ở với thằng đàn anh “lửng lơ con cá vàng” này thì còn làm cái quái gì được.
        Nhưng nếu ngài con cái các cụ có muốn xông về nước chơi xả láng (đâu có dại thế) thì cũng bị nó giữ ở phi trường dăm ba tiếng rồi đuổi ngược lại, vậy thôi.”

        Quá hay!

  4. Nguyễn Trọng Dân says:

    Coi bộ mần ăn ngày càng khấm khá , phản hồi được post ngon lành , nên thừa thắng xông lên viết tiếp vậy…

    Merci DCV

    SỬ HỌC( tt)

    CÁC PHƯƠNG THỨC “PHUN KHÓI” PHỔ BIẾN TRONG SỬ ( tt)

    Như vậy , từ các phản hồi trước , chúng ta thấy rõ sử mà ta trích dẫn bấy lâu tràn ngập smoke screen che đậy bao gồm những tài liệu kín kín hở hở , lời đồn lập lại thuờng xuyên cho đến thao quang những sự việc để dưỡng hối những âm mưu toan tính tham vọng của các chiến lược gia

    Sau đây là một phương thức phun khói VÔ CÙNG PHỔ BIẾN trong sử

    PHƯƠNG PHÁP 4 : Vu Khống Trực Diện

    Sử mà chúng ta trích dẫn tràn ngập những Vu Khống Trực Diện nhằm che đậy những âm mưu , toan tính , ám sát chiếm đoạt tấn công mà các chiến lược đang tiến hành .

    Vu khống khác lời đồn ở chổ hệ thống chỉ trích được dàn dựng công phu , logic , phù hợp với định kiến & tập quán suy luận dân tộc tính và được lập lại ở một cường độ ngày mỗi tăng , với chứng cớ dàn dựng rất kỹ lưỡng

    “Việt Nam Cộng Hòa là tay sai của Mỹ” là một ví dụ rất điển hình cho sự Vu Khống Trực Diện
    trong sử. Nhờ sự vu khống này ,mà Cộng sản thành công trong việc huy động của và người cho tham vọng cộng sản hóa Đông Dương

    Hệ thống chỉ trích được dàn dựng công phu , gia tăng cường độ cũng như bằng chứng theo kiểu tình ngay lý gian. Nếu mặt trái của Cộng Sản không phơi bày ra trong thời kỳ Quá Độ một cách quá rõ thì chắc chắc không có một ai nghi ngờ gì nữa về sự vu khống này & sự vu khống này sẽ là sự thật , là sử để các sử gia Trọng Trích trích dẫn

    Nhà Hán dàn dựng công phu bôi nhọ vu khống Tần Thủy Hoàng & Hạng Võ , nhưng khác với Cộng Sản , nhà Hán minh trị thái bình sau đó khiến nay , ai cũng tin Hạng Võ thất phu , Thủy Hoàng tâm quỹ , & cái láo của nhà Hán đã thành sử để các sử gia Trọng Trích trích dẫn ,

    Nhà Lý sau khi hất nhà Tiền Lê mạnh quân bạo tướng thông qua một chiến dịch vu khống tinh vi và tin đồn lợi hại mà không cần binh biến mạnh, đã thịnh trị mấy trăm năm khiến nay cái láo của nhà Lý lại thành sự thật của sử

    Gần đây là chuyện ông Diệm bị vu khống tới bến lien tuc , rất tinh vi từ bằng chứng đến lý lẽ của cả hai phe Langley & Cộng Sản

    Hai thầy trò Lưu Thiếu Kỳ , Đặng Tiểu Bình , đứa chết đau thuơng, đứa có thằng con gãy giò cũng được vu khống kỹ lưỡng bởi bè đảng Giang Thanh

    Một chuyện VU KHỐNG TRỰC DIỆN để các chiến lược gia che đậy tội ác dùm cho Staline là vu khống trực diện Đức Quốc Xã tàn sát gần 50 ngàn ( lâu quá không nhớ rõ “exact bao nhiêu ) sĩ quan , quân binh QUỐC GIA không Cộng Sản người Ba Lan . Vụ vu khống này bị giới khảo cổ học lật tẫy cách đây độ chừng 18 năm nay mà thôi là chính đoàn quân Xo Viet nhận lệnh của Staline xơi tái banh xát những người bất chấp công lý

    Một vụ khống khác lừng danh trong lịch sử nhân loại nhằm che dấu tham vọng gia tăng sức mạnh đảng phái là chiến dịch vu khống của bè đảng Hittler , ĐỔ LỖI TẠI NGƯỜI DO THÁI MÀ NƯỚC ĐỨC THUA TRẬN ĐỆ NHẤT.

    Sự Vu Khống Trực Diện này LÀM NỨC NỞ LÒNG HA`NG TRIEU NGƯỜI DÂN ĐỨC & Làm đảng Quốc Xã của Hittler có được sự ủng hộ sâu rộng của mọi thành phần dân chúng , tạo nên momentum ( trớn đẩy ) cho đảng Quốc Xã phát triển mạnh từ 2000 thành viên lên gần 1 triệu người chỉ trong vòng hơn một năm

    Đức Quốc Xã bị bại trận nên kế hoạch Vu Khống Trực Diện này bị bễ dĩa

    Ngày nay , sử của ta tràn ngập vu khống Việt Nam Cộng Hòa bởi bọn cộng sản Ba Đình mà nếu Trọng Trích lung tung , chúng ta sẽ trở thành công cụ một cách vô hình.

    Cũng may , Cộng Sản không đủ tài cán trị quốc như nhà Lý khiến mọi VU KHỐNG TRỰC DIỆN & LÁO TINH VI cứ lần hồi bị bể dĩa khiến yankee TonyDo , ( ex VC) & tù nhân Cù Huy Hà Vũ , (ex prisoner) …phải gặp nhau ở nước Mỹ hợp tác trình bày sự thật

    Khoái chí nhấm nháp một ngụm trà…

    Ki’nh

  5. Nguyễn Trọng Dân says:

    Thấy coi bộ mần ăn khá, được DCV cho post , khoái chí uống trà đọc nhâm nhi rồi viết tiếp tục…

    Merci DCV

    SỬ HỌC( tt)

    CÁC PHƯƠNG THỨC “PHUN KHÓI” PHỔ BIẾN TRONG SỬ ( tt)

    Như vậy , sử mà ta đọc trước mắt tràn ngập những che đậy( smoke screen) thông qua những kế hoạch tinh vi tiết lộ tài liệu hay những tin đồn khó lật tẫy như tin đồn về Lê Long Đĩnh ngọa triều chẳng han… bởi những âm mưu tranh dành quyền lực , chiến tranh , etc… thì không thể che đậy nếu muốn thành công

    Sau đây là một phương pháp phun khói “smoke screen” thứ ba TRÀN NGẬP Ở MỌI SÁCH SỬ , TÀI LIỆU SỬ

    PHƯƠNG PHÁP 3 : Thao Quang Dưỡng Hối

    Nghĩa là trình ra cái bề ngoài để che đậy bề trong

    Chiếc xe tăng cán cửa dinh Độc Lập treo cờ của Mặt Trận ( thao quang ) để ai cũng lầm tưởng là xe tăng của Mặt Trận mà thực chất che dấu sự xâm lược của cộng sản Bắc Việt ( dưỡng hối ) vào Việt nam Cộng Hòa vi phạm hiệp định Paris 1973 là một ví dụ rõ nét

    Vua Quang Trung ( giả) lên ngôi ở Phú Xuân rầm rộ ( thao quang ) để che dấu tung tích của mình đang ở Tam Điệp ( dưỡng hối ) là một điển hình

    Tướng Patton bị mang tiếng là bị kỹ luật bọp tai lính tráng , phải ra hùng hổ đóng quân sát mé mũi Calais( thao quang ) làm Đức Quốc Xã đoán lầm để không ai để ý tới hai tướng Montgomery & Bradley spear head( tiên phuông ) cho cuộc đổ bộ Normande( dưỡng hối ) sắp xảy ra

    Cho nên trong sử tràn ngập những sự kiện nổi bật( thao quang ) để dấu đi sự thật( dưỡng hối )

    Những ví dụ trên quá đơn giãn chỉ để cho bình dân bá tánh chúng ta nhận ra…. còn những âm mưu THAO QUANG DƯỠNG HỐI tinh vi hơn thì thiệt là nhức óc tìm tòi mới khám phá nổi

    Ví dụ như Hoa Kỳ dư sức nuốt chững Bắc Việt nhưng lại ầm ĩ làm lớn tiếng truyền thông tham chiến phòng thủ be bờ miền Nam Việt Nam( thao quang) để che dấu một kế hoạch , âm mưu, tham vọng & trách nhiệm bên trong (dữơng hối )mà bấy lâu nay , KHÔNG CÓ MỘT SỬ GIA NÀO CHỊU VẠCH TRẦN (HAY KHÔNG NHÌN THẤY?)

    Tạm thời , hãy khoang phân tích sâu hơn về việc này mà nên tạo cho mình một khả năng , cách nhìn mới về sử với SỰ HIỂU BIẾT SÂU KỸ về những phương thức smoke screen trong sử trước đã .

    Ngoài ra , sau khi nắm được những phương thức smoke screen , bước kế tiếp là chúng ta sẽ bàn tới NHỮNG TECHNIQUE dàn dựng smoke screen như thế nào theo những phương thức smoke screen vừa liệt kê của các chiến lược gia trong sử

    Khi có những khái niệm này rồi , chúng ta sẽ bàn tới sự dưỡng hối bên trong của cuộc chiến Việt Nam thông qua sử

    Chỉ xin bật mí một điều nhỏ là mối bận tâm của Hoa Kỳ khi tham chiến Việt Nam không phải là để chiến thắng tại Việt Nam mà là trách nhiệm tiếp tục một hồ sơ chưa chấm dứt do Roservelt & Truman để lại

    Hoa Kỳ đã từng cách chức công khai một vị tướng lừng danh , thầy của cả Eisenhower là Mac Authur vì vị tướng này muốn thấy một chiếc thắng quân sự tuyệt đối đi ngược lại với đường lối bí mật của các chiến lược gia quyền thế bên trong

    Cũng là thao quang , những lý luận lo sợ abc…cho nên mới cách chức Mac Authur chỉ là che dấu những lý do sự thật bên trong

    Vì tướng này hiểu được điều đó nên cũng âm thầm vè hưu cho cuộc cờ được êm xuôi

    Tạm thời, chúng ta hãy ráng có một nhận thức về sử : TRÀN NGẬP SMOKE SCREEN VỚI NHIỀU PHƯƠNG THỨC KHÁC NHAU.

    Ki’nh

  6. Nguyễn Trọng Dân says:

    Trước hết , xin thành tâm Merci DCV đã cho phổ biến phản hồi trên & nhanh chóng cho đính chính .

    SỬ HỌC( tt)

    CÁC PHƯƠNG THỨC “PHUN KHÓI” PHỔ BIẾN TRONG SỬ ( tt)

    Như đã đề cập ở phản hồi trước , trong sử tràn ngập những ” smoke screen ” mang tính che đậy nhằm đãm bảo mục đích được giử bí mật & thành công. Một phương pháp hữu hiệu của sự che đậy là TUÔN RA những tài liệu được coi là MẬT một cách có tính toán tinh vi , khó lật tẫy nỗi , làm dư luận & các sử gia dễ đi vào LẦM LẪN trong suy luận

    Người ta có lừa được cả một hệ thống tình báo dày dạn kinh nghiệm & tinh vi thì lừa DƯ LUẬN , LỪA SỬ bằng tài liệu MẬT là một phương thức hữu hiệu mà các chiến lược gia không thể bỏ qua

    Sau đây là một phương pháp thứ hai TRÀN NGẬP Ở MỌI SÁCH SỬ , TÀI LIỆU SỬ

    PHƯƠNG PHÁP 2 : Rumor & tin đồn

    Sử mà chúng ta bấy lâu tin là sự thật điều tràn ngập tin đồn. Ly’ giải cái chết của Vua Henry đệ III , hay của Henry đệ Tứ nước Pháp thực tế là che đậy bàn tay & thế lực sát thủ

    Riêng Sử Việt , thì một ông Vua nằm trong danh sách 7 Vị Vua/Quân Vương chưa từng chiến bại lại bị mang tiếng là LIỆT CHIẾU NẰM TẠI CHỔ ( Bảy Vị quân Vương chưa từng chiến bại : Đinh Bộ Lĩnh , Lê Hoàn, Lê Long Đĩnh , Lê Thánh Tôn , Chúa Hiền , Chúa Sãi , Quang Trung ) . Đức Vua Lê Long Đĩnh , giỏi về quân sự , tánh tình cẩn thận Bắc Phạt Nam Phạt thành công nhưng lại bị thế lực chính trị tài ba lỗi lạc rất tinh vi là Vạn Hạnh làm cho danh liệt , cơ nghiệp phải về tay họ khác

    (Vạn Hạnh trở thành tổ sư của giới chiến lược gia theo kiểu Langley của Việt Nam )

    Trong cuộc chiến Việt Nam , thì chúng ta thấy toàn dân miền Bắc vẫn tin là miền Nam bị MỸ xâm lược cho đến năm 1975 thì mới vỡ lẽ.

    Gần đây nhất thì mọi người cũng thấy là chuyện LỜI ĐỒN tông Thiệu ôm 16 tấn vàng đã trải dài…39 năm?

    Mới nóng hổi là chuyện Hồ Tập Chương bút tích , hình sử KHÓ MÀ CÃI LẠI

    Mục tiêu của lời đồn, cũng giống như TÀI LIỆU MẬT , che đậy những âm mưu & đánh lừa hoặc điều khiễn DƯ LUẬN . Phương thức lời đồn được các chiến lược gia sử dụng thuờng Xuyên ( Trương Lương dạy trẻ con hát , các tướng lãnh tuyên bố sẽ dùng vũ khí Hạch tâm , ..etc…)

    LÂU DẦN , NẾU SỰ THẬT NẰM IM , THÌ LỜI ĐỒN SẼ THÀNH SỬ NHƯ LÊ LONG ĐĨNH LÀ ÔNG VUA LÊ NGỌA TRIỀU TRONG SỬ CỦA TA NGÀY NAY

    Bởi vậy khi đọc sử & trích sử chúng ta cần phải nhớ , sử mà ta đọc trước mắt là sử mà các chiến lược gia muốn mình đọc, bao gồm tài liệu dài giống như 7000 trang tài liệu của Langley hay chỉ là một chuổi những lời đồn kiểu Lê Ngọa Triều của Vạn Hạnh…..KHÔNG PHẢI LÀ SỰ THẬT CỦA SỬ , chớ có nên TRÍCH DẪN SUY TƯ LẦM LẪN

    • tonydo says:

      Nguyễn Trọng Dân:
      LÂU DẦN , NẾU SỰ THẬT NẰM IM , THÌ LỜI ĐỒN SẼ THÀNH SỬ. (hết trích).
      Hồi nhỏ học sử Tầu, thấy Võ Tắc Thiên dâm đãng, đến nỗi không trai tráng nào thỏa mãn được bà ta, thấy mà khiếp (tin quá). Rất may sau này quần thần mò ra được Lã Bất Vi thì Nữ Hoàng mới được cung phụng đầy đủ trên giường (cũng lại tin).
      Sau khi nướng gần hết quân Tết Mậu Thân 1968, bốn năm sau Việt Cộng mang gần hết lính tráng từ miền bắc vô, tố xả láng vào mùa hè 1972.
      Các bố viết sử của cả hai bên đều nói bên mình dũng cảm xông lên, ào ào như thác đổ, địch quân thì te tưa chạy tụt cả quần.v..v.
      Tôi dự trận An Lộc (Bình Long) khi đó và điều căn bản mà phía VNCH còn giữ được Thành và các chiến binh sinh bắc tử nam phải tháo lui chỉ vì hỏa lực B52.
      Rất nhiều xe tăng của Nga Xô bị B52 dội lật chổng càng từ điểm xuất phát (sở cao su Chúp).
      Ngoài Khe Sanh thì cũng vậy.
      Ấy thế nhưng các bố chuyên nghề viết lách ăn lương thì lại bơm cái tinh thần anh dũng, hào hùng không coi cái mạng mình ra gì cả, nên thắng trận.
      Kính cám ơn.

  7. HXH says:

    Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông
    Chúng bảo nhau rằng “ấy ái uông”

  8. Nguyễn Trọng Dân says:

    SỬ HỌC( tt)

    CÁC PHƯƠNG THỨC “PHUN KHÓI ” PHỔ BIẾN TRONG SỬ HỌC :

    Như đã đề cập đến phản hồi trước , mọi sự việc xảy ra trong sử bởi do chính trị , quân sự , ngoại giao , ám sát…etc… đều cần có sự che đậy để mục đích & âm mưu có thể tiến hành suông sẽ và thành công. Do đó sử học tràn ngập những sự kiện mang tính smoke screen để che đậy . Qua năm tháng đào bới sự thật , các sử gia hiện đại lần hồi đúc kết được một số biện pháp phun khói che đậy trong sử

    Phuong Pháp 1 : KÍN KÍN HỞ HỞ

    Tung ra những tài liệu…”MẬT” có tính toán

    Thí dụ :

    “Cuối tháng 1, tướng Westmoreland cảnh báo rằng, nếu tình hình gần khu phi quân sự và tại Khe Sanh xấu đi một cách trầm trọng, có thể sẽ phải sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí hóa học”, một tài liệu TUYỆT MẬT khác (dài 106 trang) viết.” _ Trích từ Thái An ,

    MỨC ĐỘ KHẢ TÍN CỦA MỘT TÀI LIỆU TUYỆT MẬT

    Thử lấy về một thí dụ khả tín của LIỆU TUYỆT MẬT xem chơi nhá

    Các viên chức phân tích tình báo DÀY DẠN KINH NGHIỆM của Đức Quốc Xã đã lấy được một tài liệu TUYỆT MẬT VÔ CÙNG KHẢ TÍN từ xác của một viên chức cao cấp của Đồng Minh khi liên hệ với các tổ chức kháng chiến người Pháp trong lục địa.

    Tài liệu này cho thấy rõ ràng quân đội Đồng Minh sẽ đỗ bộ lên Calais , Boulohne Sur Mer hơn một khả năng đổ bộ lên Normande

    Song song đó , CÁC DOUBLE AGENTS cũng đã liên tục gởi về những bản coppy về những đòi hỏi của Eisenhower về khả năng đất đất đai có thể bị lún hay không ở Calais

    Chưa hết , cường độ dò thám ở Calais càng lúc càng tăng

    Một tướng lãnh thuợng hạng có một không hai của Đồng Minh , general George Patton cũng đã được đến đây trấn nhận với hai quân đoàn xe tăng lừng danh Cá hình chụp từ trên không cho thấy rõ ràng quân đoàn thiết giáp của Patton đang tập trung về Calais( điều bằng plastic) Tướng Patton cần phải tiên phong trong cuộc đổ bộ là tất yếu cần thiết cho chiến thắng của quân đội Đồng Minh, KHÔNG THỂ CHỐI CÃI ( quá khứ của những cuộc đổ bộ trước đó đã quá rõ ràng )

    Ngoài ra , một bản tài liệu mật tình cờ bị gió bay rớt ra ngoài cửa sổ của bộ tồng tham mưu Liên Quân lộ ra CHI TIẾT BẢN ĐỒ CALAIS về hành quân cho Eishenhower khảo nghiệm

    KHÔNG CÒN NGHI NGỜ GÌ NỮA , CẢ ROMEL , Hittler , & toàn bộ ban tham mưu , ban phản gián dày dạn kinh nghiệm ….VỚI NHỮNG TÀI LIỆU QUÁ KHẢ TÍN , QUÁ MẬT , QUÁ THẬT…. ĐIỂU ĐI ĐẾN KHẲNG ĐỊNH….

    “Đồng Minh sẽ đỗ bộ lên Normande !”

    Hai cho đến ba quân đoàn Thiết giáp KINH KHIẾP của Đức Quốc Xã ồ ạt chờ đợi tai Calais , bỏ trống Normande , sao vi yêu cầu của Romel , mới điều bớt một quân đoàn thiết giáp về phòng thủ phía sau Normandee …just in case

    Và hiển nhiên , vì những tài liệu mật này , cuộc đổ bộ lên Normande bị coi là đánh lạc huớng cho đến khi biết mình lầm , các quân đoàn thiết giáp Kinh khiếp của Đức quốc Xã resereve ở Calais mới đổ về Normande thì quá muộn. Đồng Minh đã tiến quá sâu

    Đem thí dụ trên ra cho thấy , các chiến lược gia SỬ DỤNG RẤT TÀI TÌNH TẬP QUÁN TIN TƯỠNG VÀO NHỮNG TÀI LIỆU MẬT ĐẦY KHẢ TÍN , KHÔNG THỂ CHỐI CỦA NHÂN LOẠI

    Sử của nhân loại nói chung & sử của chiến tranh Việt Nam nói riêng… TRÀN NGẬP CÁC TÀI LIỆU MẬT ĐẦY KHẢ TÍN VỚI MỘT MỤC ĐÍCH DUY NHẤT….LỪA ĐẢO DƯ LUẬN !

    Các chiến lược gia biết rõ thiên chức của sử gia là ĐÀO BỚI ĐỂ TÌM SỰ THẬT , cho nên lần hồi , các chiến lược gia họ cần…feed in những tài liệu mật để lạc huớng , và che đậy những âm mưu đang tiến hành

    Việt Nam là một unfinished business mà các chiến lược gia KHÔNG THỂ NÀO CHO CÔNG LUẬN BIẾT TẠI SAO HOA KỲ MUỐN… THUA TRONG CUỘC CHIẾN

    Cho nên , họ phải dựng lên bao nhiêu là sai lầm giã tạo , ngu dốt , thậm chí dựt dây cho media thổi phòng cao trào phản chiến , chưa kể release có tính toán nhưng memoir của Henry Kisinger, Mac Namara, Nguyễn Cao Kỳ , etc… , & những tài liệu….mật từ Nhà Trắng , từ Langley

    ( Thí dụ như Tài liệu mật về Thích Trí Quang , tài liệu mật về sử dụng hạch tâm để tấn công , memoir cua Mac Namara , etc..)

    Những âm mưu càng lớn , càng sâu kín thì tài liệu mật hé mở cứ gọi là…. nườm nượp

    Tuy Nhiên , bằng các biện pháp xet nghiệm khoa học , lần hồi , những kín kín hở hở giã tạo bị khám phá.

    Merci DCV

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Xin lỗi copy and paste bị rớt…”

      “ĐỒNG MINH SẼ KHÔNG ĐỔ BỘ LÊN NORMANDE MÀ ĐỔ BỘ LÊN CALAIS ! ”

      Xin lỗi mọi người nhá, mắt mũi hơi nhòe bởi không đeo kính

      Ki’nh

      • Thích Nói Thật says:

        “mắt mũi hơi nhòe bởi không đeo kính” chứng tỏ người lính đã già nhưng mà vẫn còn gân, vì trên bàn phím cũng như trên chiến trường, tinh thần mới là quan trọng!

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        Merci Thích Nói Thật

  9. Huy says:

    MỸ KHÔNG CHỊU HỌC BÀI HỌC BẠI TRẬN CỦA PHÁP TẠI VIỆT NAM

    BBC: Mỹ đã làm gì trong trận Điện Biên Phủ?

    Vào thời điểm này 60 năm trước, quân đội viễn chinh Pháp đã bị các lực lượng Việt Nam đánh bại ở Điện Biên Phủ.
    Sử gia Julian Jackson cho rằng sự kiện này là bước ngoặt trong lịch sử của hai nước và trong thời Chiến tranh Lạnh.
    Và cũng trong trận chiến này, một số người ở Mỹ dường như đã tính đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân.
    Chiến trường Chiến tranh Lạnh
    “Ngài có muốn hai quả bom nguyên tử không?”, đây là những lời được cho là của Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles nói với Ngoại trưởng Pháp Georges Bidault hồi tháng 4 năm 1954, theo trí nhớ của một nhà ngoại giao Pháp cấp cao.
    Bối cảnh của lời đề nghị này là tình cảnh tuyệt vọng của quân Pháp trong cuộc chiến với các lực lượng của ông Hồ Chí Minh ở Điện Biên Phủ thuộc vùng núi tây bắc Việt Nam.
    Trận chiến Điện Biên Phủ ngày nay bị lu mờ bởi sự can thiệp sau đó của người Mỹ vào Việt Nam vào những năm 1960. Nhưng trong thời gian tám năm từ năm 1946 cho đến năm 1954 người Pháp đã trải qua một cuộc chiến đẫm máu để duy trì đế chế của họ ở Viễn Đông.
    Sau khi phe cộng sản lên nắm quyền ở Trung Quốc vào năm 1949, cuộc chiến ở Đông Dương đã trở thành chiến trường chính của Chiến tranh Lạnh.
    Trung Quốc viện trợ vũ khí và hậu cần cho Việt Nam trong khi người Mỹ chi trả cho cuộc chiến của người Pháp. Tuy nhiên lính Pháp mới là người chiến đấu và bỏ mạng.
    Cho đến năm 1954, quân Pháp ở Đông Dương lên đến 55.000 người.
    Vào cuối năm 1943, tư lệnh của người Pháp ở Điện Biên Phủ là Tướng Navarre đã quyết định xây dựng một cứ điểm chắc chắn ở lòng chảo Điện Biên Phủ nằm cách Hà Nội khoảng 280 dặm.
    Lòng chảo này được bao quanh bởi các ngọn núi và ngọn đồi có cây cối. Đây là vị trí có thể phòng vệ được miễn là người Pháp có thể giữ được những ngọn đồi bên trong và được tiếp viện bằng không vận.
    Điều mà người Pháp không nghĩ đến là Việt Minh có pháo hạng nặng và khả năng Việt Minh tập trung các khẩu pháo lên gần các ngọn đồi này. Hàng ngàn dân công đã tham gia kéo pháo. Họ đã kéo pháo qua hàng trăm dặm xuyên rừng cả ngày và đêm.
    Vào ngày 13/3 năm 1954, quân Việt Minh khai hỏa ồ ạt , trong vòng hai ngày hai trong số các ngọn đồi đã bị chiếm giữ và đường băng sân bay tiếp vận bị tê liệt. Lính Pháp phòng vệ ở Điện Biên Phủ bị cô lập và thòng lọng đã xiết chặt xung quanh họ.
    Học thuyết domino
    Chính trong tình cảnh này mà người Pháp đã phải kêu gọi Mỹ giúp đỡ trong tuyệt vọng. Nhân vật diều hâu nhất bên phía Mỹ lúc này là phó Tổng thống Richard Nixon, người không có quyền lực chính trị, và Đô đốc Radford, chủ tịch Hội đồng Liên quân Mỹ. Một nhân vật khác cũng rất hiếu chiến là Ngoại trưởng John Foster Dulles, người luôn bị ám ảnh bởi cuộc chiến chống Cộng sản.
    Về phần mình, Tổng thống Eishenhower thì do dự hơn. Tuy nhiên, ông cũng có một buổi họp báo vào đầu tháng Tư khi ông phát biểu về ‘học thuyết domino’, tức là lần lượt từng nước sẽ nối đuôi nhau ngả về phía cộng sản.
    “Anh dựng lên một dãy các con cờ domino. Anh làm đổ con đầu tiên và điều gì sẽ xảy ra với con cờ cuối cùng? Chắc chắn là nó cũng sẽ đổ rất nhanh,” ông nói.
    “Do đó cần bắt đầu quá trình phân rã có tác động sâu sắc nhất,” ông nói thêm.
    Thứ Bảy ngày 3/4 năm 1954 đã đi vào lịch sử nước Mỹ là ngày ‘chúng tôi không muốn chiến tranh’.
    Vào ngày này, Ngoại trưởng Dulles đã gặp các lãnh đạo Quốc hội và các vị này đã nói rất quyết liệt rằng họ sẽ không ủng hộ bất kỳ hành động can thiệp quân sự nào trừ phi nước Anh cũng tham gia.
    Tổng thống Eisenhower đã gửi một lá thư cho Thủ tướng Anh Winston Churchill cảnh báo hậu quả đối với phương Tây nếu Điện Biên Phủ sụp đổ.
    Cũng chính vào lúc này, tại một cuộc gặp ở Paris, Ngoại trưởng Dulles được cho là đã đưa ra đề xuất bất ngờ cho người Pháp về bom hạt nhân.
    Trên thực tế, ông Dulles không bao giờ có quyền đưa ra một đề xuất như vậy và cũng không có chứng cớ rõ ràng rằng ông đã đề xuất như vậy.
    ‘Không mặn mà’
    Có khả năng trong bầu không khí lo sợ của những ngày đó những người Pháp hoảng hốt đã hiểu lầm câu nói của ông Dulles hay có thể lời của ông đã bị mất ý khi qua phiên dịch.
    “Ông ấy thật sự không đề xuất gì cả, ông ấy chỉ gợi ý và đặt câu hỏi mà thôi. Ông ấy đã thốt lên hai từ chết chóc ‘bom hạt nhân’,” ông Maurice Schumann, cựu ngoại trưởng Pháp, nói trước khi ông qua đời hồi năm 1998.
    “Ngoại trưởng Bidault đã phản ứng như thể ông không mặn mà với đề xuất này,” ông Schumann nói thêm.
    Theo Giáo sư Fred Logevall của Đại học Cornell thì Ngoại trưởng Dulles ‘ít nhất đã nói rất chung chung về khả năng này, về người Pháp sẽ nghĩ sao về việc có thể sử dụng hai hoặc ba vũ khí hạt nhân chiến thuật ở các vị trí của quân địch.’
    Ông Bidault đã từ chối, Schumann cho biết, ‘bởi vì ông ấy biết rằng nếu vũ khí này giết rất nhiều quân Việt Minh thì nó cơ bản cũng phá hủy cứ điểm Điện Biên Phủ’.
    Cuối cùng, người Mỹ không hề làm gì để can thiệp vì người Anh từ chối tham chiến.
    Những tuần cuối cùng trong trận đánh Điện Biên Phủ diễn ra hết sức ác liệt. Mặt đất trở thành sình lầy khi mùa mưa bắt đầu.
    Binh lính bám trụ ở những hố bom hay chiến hào giống như trong trận chiến Verdun hồi năm 1916 trong Đệ nhất Thế chiến.
    Cuối cùng, vào ngày 7/5 năm 1954, sau 56 ngày đêm bao vây, quân đội Pháp đã đầu hàng. Về phía Pháp có 1.142 người chết, 1.606 người mất tích, 4.500 người bị thương.
    Vào năm nay khi sẽ diễn ra hai lễ kỷ niệm quan trọng – 100 năm Đệ nhất Thế chiến và 70 năm ngày đổ bộ của quân Đồng minh trong Đệ nhị Thế chiến, chúng ta không thể quên trận chiến đã diễn ra cách nay 60 năm này.
    Ảnh hưởng tới ngày nay
    Trong lịch sử của quá trình phi thực dân hóa trận đánh Điện Biên Phủ là lần duy nhất một đội quân chuyên nghiệp ở châu Âu bị đánh bại hoàn toàn trong một trận đánh chính quy.
    Thất bại tại Điện Biên Phủ đánh dấu sự kết thúc của Đế quốc Pháp ở Viễn Đông và là sự khích lệ cho các phong trào giải phóng dân tộc khác trên thế giới.
    Không hề trùng hợp khi một vài tuần sau đó người dân ở một thuộc địa khác của Pháp ở châu Phi là Algeria đã nổi dậy – bắt đầu một cuộc chiến đẫm máu và đau thương khác kéo dài tám năm.
    Quân Pháp đã cố bám trụ ở Algeria một phần là để lấy lại danh dự mà họ đã đánh mất ở trận Điện Biên Phủ.
    Quân đội Pháp bị ám ảnh vì điều này đến nỗi vào năm 1958 họ đã ủng hộ một hành động chống chính phủ mà họ tin rằng đang có hành động mà các tướng lĩnh lên án là ‘trận Điện Biên Phủ về ngoại giao’.
    Hành động nổi loạn này đã đưa Tướng de Gaulle trở lại nắm quyền. Tướng de Gaulle đã thiết lập nền Cộng hòa thứ Năm của Pháp kéo dài cho đến ngày nay.
    Do đó, những cơn sóng từ trận đánh Điện Biên Phủ vẫn có tác động cho đến bây giờ.
    Cũng chính vào năm 1954 người Pháp đã bắt đầu xây dựng khả năng hạt nhân quân sự của mình.
    Đối với người Việt Nam thì trận Điện Biên Phủ mới chỉ là vòng chiến đấu đầu tiên. Người Mỹ, trước đó không chịu tham chiến trực tiếp hồi năm 1954, dần dần đã bị đẩy vào cuộc chiến – chiến tranh Việt Nam lần thứ hai trong những năm 1960.

    • Khe Sanh: Chảo rang quân CSBV says:

      Bài học gì ? Quân Cộng sản Bắc Việt xâm lược bị trừng trị đích đáng chết thảm :

      ***Nhà báo Oriana Fallaci – nhà báo Ý nổi tiếng, đã từng được phỏng vấn Henry Kissinger, Đặng tiểu Bình, Indira Gandhi, Võ nguyên Giáp- có dịp đi quan sát trận địa Khe Sanh, viết:

      “Toàn bộ sư đoàn 325- niềm tự hào của tướng Giáp – đã biến mất dưới những trận mưa bom của Mỹ và được gọi là: “Điện Biên Phủ thứ hai”! ”

      “…Và nhóm 50 người đầu tiên của đại đội Delta đã tới được những giao thông hào và ở đó người ta tìm thấy hàng chục khẩu moóc chê để lại, những dàn phóng rốc két, rồi liên thanh hạng nặng, những cái nón do Liên Xô chế tạo, thùng còn đầy đạn, nhiều ba lô và 400 cái xẻng mới ..”.

      ***Vài trích đoạn từ cuốn sách tác phẩm A fellowship of Valor – The battles of the US Marines , tác giả là đại tá Joseph H. Alexander – sử gia, một nhà biên khảo quân sử cho Hệ thống Lou Reda Productions và The Arts and Entertainment Net Work – :

      “….Cuộc chiến đã trở lại với Lữ đoàn 26 trước rạng sáng ngày 5/2. Những sensors điện tử rãi dọc theo đường tiến sát bắt đầu báo động liên tục về mức độ chuyển quân của CSBV. Đại tá Lownds và những sĩ quan quân báo của Ông đã xác nhận những vùng xâm nhập và lập tức tung ra một đợt tập trung hỏa lực ‘target on time’ bằng 500 khẩu pháo binh và súng cối…

      …Đaị đội E của Tiểu đoàn 2/26 bị rối loạn. Những xạ thủ TQLC bị đánh bật ra khỏi vị trí phòng thủ bằng B40, B41 và lựu đạn chày. Đ/U Earl Breeding ra lệnh cho thành phần còn lại rút vào tuyến phòng thủ thứ hai.

      Một mệnh lệnh kế tiếp được thi hành tức khắc. Mang mặt nạ vào và xử dụng hơi ngạt. Cả một vùng đồi dầy đặc một màn sương khói. Tuy không giết chết tức khắc nhưng có tác dụng gây mê trong một khoảng thời gian cần thiết. Quân CS Bắc Việt còn đang lục lạo những thức ăn, những tư trang, có tên còn đang cầm quyển Playboy. Chúng bật ra gần như chết ngạt. Thật là một khoãng thời gian chết chóc, những người lính của Đ/U Earl Breeding tung hoành hò hét giữa đám khói mù. Lưỡi lê, báng súng, dao đi rừng, cả nắm đấm cũng được xử dụng. Đám quân CS Bắc Việt bị những người lính TQLC tàn sát một cách tận tình…

      …..ở cao độ 35.000 bộ những anh bạn phi công vẫn kiên nhẩn nối đuôi nhau trút xuống hàng ngàn tấn bom đủ các loại. Những chiếc Phantoms, Intruders, Skyhawks, Crusaders, Thunderchiefs và Super Sabers liên tục vần vũ trên bầu trời. Nhưng mãnh liệt hơn cả phải kể đến những pháo đài bay B52 cất cánh từ căn cứ không quân Utapao (Thái lan), Okinawa (Nhật) và Guam Islands trên Thái bình dương…

      Trận đánh dữ dội nhất diễn ra tại La Chữ, nơi quân CSBV đã đặt bộ chỉ huy chiến dịch của tướng Hoàng Sâm và Chính ủy Lê Chưởng. Hàng trăm phi vụ oanh tạc và trực thăng vỏ trang oanh kích tối đa .
      ……
      Để bảo vệ Khe sanh, TQLC có 205 tử thương và 1.668 bị thương. Sự thiệt hại của TĐ 37 BĐQ VNCH được ghi nhận là vừa phải. Nhưng quân CS Bắc Việt đã bị nghiền nát hoàn toàn bởi hỏa lực khủng khiếp của quân đội Hoa kỳ. Hơn 15.000 tên địch bị tàn sát được ghi nhận…”

  10. Tiểu My says:

    Bạn Yamato thân mến,
    Lâu lắm rồi giới trẻ chúng tôi mới nhận được một bài viết nói lên sự thật ở đất nước tôi, dù sự thật ấy làm chúng tôi hết sức đau buồn.
    Xin cám ơn bạn. Ở đất nước tôi có câu “sự thật mất lòng” nhưng cũng có câu “thương cho roi cho vọt”, “thuốc đắng đả tật”.
    Bức thư của bạn đã làm thức dậy trong tôi niềm tự ái dân tộc lâu nay được ru ngủ bởi những bài học giáo điều từ nhà trường như “Chúng ta tự hào là một nước nhỏ đã đánh thắng hai cường quốc Pháp và Mỹ”.

    Bạn đã nói đúng: “Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt, khó lắm. Thật vậy sao?”
    Bạn biết đặt câu hỏi như thế là bạn đã có câu trả lời rồi. Những gì tôi viết sau đây chỉ là những lời tâm tình của một người trẻ thiếu niềm tin, với một người bạn đến từ một đất nước vững tin vào dân tộc mình, vào chính bản thân mình.
    Bạn nói đúng. So với nước Nhật, nước Việt chúng tôi đẹp lắm. Đối với tôi không có tấm bản đồ của nước nào đẹp như tấm bản đồ của nước tôi. Tấm bản đồ ấy thon thả đánh một đường cong tuyệt đẹp bên bờ Thái Bình Dương ấm áp. Trên đất nước tôi không thiếu một thứ gì cho sự trù phú của một dân tộc . Nhưng chúng tôi thiếu một thứ.
    Đó là Tự Do, Dân Chủ.
    Lịch sử của chúng tôi là lịch sử của một dân tộc buồn.

    Cắt…

    BBT: Đề nghị viết ngắn gọn

    • Việt cộng tàn phá đất nước says:

      “CHÚNG TA ĐANG XẺ THỊT TỔ QUỐC MÌNH ĐỂ SỐNG” – Ngô Minh : “Hết rừng rồi thì bán đất rừng. Hơn 300.000 héc ta rừng đầu nguồn đã bị các tỉnh bán cho doanh nhân Trung Quốc khai thác 50 năm. Nghĩa là 50 năm năm , chúng muốn biến mảnh đất rừng đó thành căn cứ quân sự, lô cốt, hầm ngầm.v.v… là quyền của họ…”

      “Người bán gỗ, bán than, thì có kẻ lại bán núi, bán đất ruộng làm giàu “. Xem ra bán núi bán đất dễ giàu có hơn. Trong những chuyến đi thực tế ở vùng Đông Bắc hay Thanh Hóa, Ninh Bình…, tôi thấy nhiều ngọn núi bị san bằng trơ trọi, để khai thác đá sản xuất xi măng, đá xây dựng. Bây gìờ tỉnh nào cũng hai ba nhà máy xi măng, hàng chục công trường khai thác đá hàng ngày ra sức san phá núi. Có tỉnh bán luôn cả ngọn núi cho Trung quốc làm xi măng, không chỉ bán phần dương mà còn bán cả phần âm tới 30 mét sâu, nghĩa là 50 năm sau, núi thành hồ ! Hình sông thế núi Việt Nam ngàn đời hũng vĩ , bây giờ đang bị xẻ thịt nham nhở. Liệu con cháu tương lai sẽ sống như thế nào, có còn hình dung ra nước non Việt tươi đẹp xưa nữa không, khi mà quanh chúng núi non bị gậm nhấm, thân thể Tổ Quốc ghẻ lở, xác xơ ? Tài nguyên của mình, nước ngoài đến khai thác rồi chế biến thành sản phẩm xuất khẩu của họ, trong lúc hình hài non sông bị xâm hại.

    • Trực Ngôn says:

      Cắt…
      BBT: Đề nghị viết ngắn gọn
      ————————————————–
      Kính gởi BBT

      Tôi không biết bạn đọc Tiểu My viết đoạn cuối thế nào mà bị BBT “cắt…”! Nhưng phần “được hiển lộ” cho thấy bạn đọc (Tiểu My) này là người tử tế, đứng đắn.

      Ngược lại những nick như; Thécméc Thư sinh, Nắn sỉ, Mắm sỉ, Lữ Dương, Tạ Bảo Công, Cưa sỉ, không chỉ viết dài, dai, dở, mà còn bác bổ tôn giáo, miệt thị và xúc phạm bạn đọc.

      Vậy mà còm của họ vẫn được hiển lộ đầy đủ, sao lại như thế?

      • UncleFox says:

        Tôi nghĩ BBTĐCV muốn cho mọi người thấy cái “văn hoá” Việt Cộng nó như thế nào nên mới để những thằng ấy tha hồ phun phân …

      • Tiểu My says:

        Cám ơn ông Trực Ngôn đã “can thiệp” vì trực ngôn , sau đây là thư của Tiểu My tiếp theo nếu BBT cho đăng hay không TM cũng kính xin cám ơn tất cả .

        . . . .Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Người đã từng nhận được đỉa vàng tại đất nước Nhật của các bạn năm 1970 (bán được trên 2 triệu bản) với bài hát “Ngủ Đi Con” đã từng khóc cho đất nước mình như sau:
        “Một ngàn năm nô lệ giạc Tàu
        Một trăm năm nô lệ giạc Tây
        Hai mươi Năm nội chiến từng gày
        Gia tài của mẹ để lại cho con
        Gia tài của mẹ là nước Việt buồn”.
        Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong “hai mươi Năm nội chiến từng ngày” ông sống tại miền nam Việt Nam nên nỗi đau của ông còn nhẹ hơn nỗi đau của người miền Bắc chúng tôi. Ông còn có hạnh phúc được tự do sáng tác, tự do gào khóc cho một đất nước bị chiến tranh xâu xé, được “đi trên đồi hoang hát trên những xác người” được mô tả người mẹ điên vì đứa con “chết hai lần thịt xương nát tan”.
        Nếu ông sống ở miền Bắc ông đã bị cấm sáng tác những bài hát như thế hoặc nếu âm thầm sáng tác ông sẽ viết như sau:
        “Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
        Một trăm năm nô lệ giặc Tây
        Bảy mươi năm Cộng Sản đọa đày
        Gia tài của mẹ, để lại cho con
        Gia tài của mẹ là nước Việt Buồn”
        Bị đô hộ bởi một nước Tàu tự coi mình là bá chủ ở phương Bắc, bị một trăm năm Pháp thuộc . Một ít thời gian không bị ngoại bang đô hộ chúng tôi không có minh quân như Minh Trị Thiên Hoàng ở nước bạn. Huống gì thay vào đó chúng tôi bị cái xui là một trong những nước hiếm họi bị thống trị bởi một chế độ bị coi là quái vật của thế kỷ.
        Tại sao người Việt tham vặt.
        Vì họ đã từng đói kinh khủng.Trong cuộc chiến tranh gọi là chống Mỹ chống Pháp người dân miền Bắc chúng tôi đã đói đến độ mất cả tình người. Vì một ký đường, một cái lốp xe đạp, vài lạng thịt người ta tố cáo nhau, chơi xấu nhau dù trước đó họ là người trí thức.
        Cho nên ăn cắp là chuyện bình thường.
        Tôi cũng xin nhắc cho bạn , năm 1945 hàng triệu người Việt miền Bắc đã chết đói vì một lý do có liên quan đến người Nhật các bạn đấy. Xin bạn tìm hiểu phần này trong lịch sử quân Phiệt Nhật ở Việt Nam.
        Tất nhiên người Việt vẫn nhớ câu “nghèo cho sạch, rách cho thơm” nhưng “thượng bất chính , hạ tắc loạn”.
        Khi chấm dứt chiến tranh. Người Việt biết họ phải tự cứu đói mình chứ không ai khác. Kẻ có quyền hành tranh dành nhau rừng vàng biển bac, kẻ nghèo xúm lại hôi của những xe chở hàng bị lật nhào .
        Thật là nhục nhã, thật là đau lòng.
        Bạn bảo rằng ở nước bạn người dân giữ gìn vệ sinh công cộng rất tốt. Còn ở Việt Nam cái gì dơ bẩn đem đổ ra đường.
        Đúng vậy. Nhưng Tự Do , Dân Chủ đã ăn vào máu của các bạn để các bạn ý thức rõ đây là đất nước của mình.
        Còn chúng tôi? Chúng tôi chưa thấy nước Việt thực sự là của mình.
        Ngày trước Nước Việt là của Vua , Có khi nước Việt thuộc Tàu, rồi nước Việt thuộc Pháp, rồi nước Việt là của Đảng Cộng Sản.
        Ruộng của cha ông để lại đã từng trở thành của của hợp tác xã, rồi ruộng là của nhà nước chỉ cho dân mượn trong một thời gian nhất định. Đất là của nhà nước nếu bị quy hoạch người dân phải lìa bỏ ngôi nhà bao năm yêu dấu của mình để ra đi.
        Cái gì không phải là của mình thì người dân không cảm thấy cần phải gìn giử.
        Nhưng sự mất mát đau lòng nhất trên đất nước chúng tôi là mất văn hóa và không còn nhuệ khí.
        Biết làm sao được khi chúng tôi được dạy để trở thành công cụ chứ không được dạy để làm người.
        Tiếc thay bản chất thông minh còn sót lại đã cho chúng tôi nhận ra chúng tôi đang bị dối gạt. Nhất là trong những giờ học về lịch sử, văn chương.
        Lớp trẻ chúng tôi đã mất niềm tin và tìm vui trong những trò rẻ tiền trên TV trên đường phố.
        Nhớ năm nào nước của bạn cất công đem hoa anh đào qua Hà Nội cho người Hà Nội chúng tôi thưởng ngoạn. Và thanh niên Hà Nội đã nhào vô chụp giựt , bẻ nát cả hoa lẩn cành , chà đạp lên chính một nơi gọi là “ngàn năm Thăng Long văn hiến”.
        Nhục thật bạn ạ. Nhưng lớp trẻ chúng tôi hầu như đang lạc lối, thiếu người dẫn đường thật sự chân thành thương yêu chúng tôi, thương yêu đất nước ngàn năm tang thương , đau khổ.
        Thật buồn khi hàng ngày đọc trên báo bạn thấy giới trẻ nước tôi hầu như chỉ biết chạy theo một tương lai hạnh phúc dựa trên sắc đẹp và hàng hiệu. Họ không biết rằng nước Hàn có những hot girls, hot boys mà họ say mê còn là một quốc gia cực kỳ kỷ luật trong học hành, lao động.
        Bạn nói đúng. Ngay cả bố mẹ chúng tôi thay vì nói với chúng tôi “con hãy chọn nghề nào làm cuộc sống con hạnh phúc nhất” thì họ chỉ muốn chúng tôi làm những công việc , ngồi vào những cái ghế có thể thu lợi tối đa dù là bất chính.
        Chính cha mẹ đã chi tiền để con mình được làm tiếp viên hàng không, nhân viên hải quan, công an giao thông… với hy vọng tiền thu được dù bất minh sẽ nhiều hơn bội phần.
        Một số người trẻ đã quên rằng bên cạnh các ca sĩ cập với đại gia có nhà trăm tỉ, đi xe mười tỉ còn có bà mẹ cột hai con cùng nhảy sông tự tử vì nghèo đói. Mới đây mẹ 44 tuổi và con 24 tuổi cùng nhảy cầu tự tử vì không có tiền đóng viện phí cho con. Và ngày càng có nhiều bà mê tự sát vì cùng quẩn sau khi đất nước thái bình gần 40 năm.
        Bạn ơi. Một ngày nào chúng tôi thực sự có tự do, dân chủ chúng ta sẽ sòng phẳng nói chuyện cùng nhau. Còn bây giờ thì :
        “trải qua một cuộc bể dâu
        Những đều trông thấy mà đau đớn lòng”.
        Dù sao cũng biết ơn bạn đã dám nói ra những sự thật dù có mất lòng.
        Và chính bạn đã giúp tôi mạnh dạn nói ra những sự thật mà lâu nay tôi không biết tỏ cùng ai.

        Thân ái.
        Tiểu My

Phản hồi