WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chung quanh công hàm Phạm Văn Đồng

cong-ham-ban-nuoc-1958-cua-Pham-van-Dong-sm

Vào đầu tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981đến đặt tại vùng biển gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc đã đánh chiếm của Việt Nam Cộng Hòa ngày-19-1-1974. Sự xuất hiện giàn khoan nầy làm rộ lên trở lại dư luận trong và ngoài nước vấn đề công hàm ngày 14-9-1958 của Phạm Văn Đồng, thủ tướng Bắc Việt Nam trước đây.

1.- TUYÊN BỐ CỦA TRUNG QUỐC

Từ 24-2 đến 29-4-1958, các thành viên Liên Hiệp Quốc (LHQ) họp tại Genève bàn về luật biển. Hội nghị ký kết bốn quy ước về luật biển. Riêng quy ước về hải phận mỗi nước, có 3 đề nghị: 3 hải lý, 12 hải lý và 200 hải lý. Không đề nghị nào hội đủ túc số 2/3, nên LHQ chưa có quyết định thống nhất. Lúc đó, Trung Quốc và hai miền Nam và Bắc Việt Nam không phải là thành viên LHQ nên không tham dự hội nghị nầy.

Trước cuộc tranh cãi về hải phận, ngày 28-6-1958, Mao Trạch Đông tuyên bố với nhóm tướng lãnh thân cận: “Ngày nay, Thái Bình Dương không yên ổn. Thái Bình Dương chỉ yên ổn khi nào chúng ta làm chủ nó.” (Jung Chang and Jon Halliday, MAO: The Unknown Story, New York: Alfred A. Knopf, 2005, tr. 426.) Tiếp đó, ngày 4-9-1958, Trung Quốc đưa ra bản tuyên bố về hải phận gồm 4 điểm, trong đó điểm 1 và điểm 4 được dịch như sau:

(1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Điều lệ nầy áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Đài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa [Xisha tức Hoàng Sa], quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa [Nansha tức Trường Sa], và các đảo khác thuộc Trung Quốc.

. . . . . . . . . . . . . .

(4) Điều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Đài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu [Bành Hồ], quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc… (Nguồn: <http://law.hku.hk/clsourcebook/10033.htm>).

Mục đích của bản tuyên bố ngày 4-9-1958 nhằm xác định hải phận của Trung Quốc là 12 hải lý. Tuy nhiên điểm 1 và điểm 4 của bản tuyên bố cố ý lập lại và mặc nhiên khẳng định chắc chắn rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (vốn của Việt Nam) thuộc chủ quyền của Trung Quốc và gọi theo tên Trung Quốc là Xisha [Tây Sa tức Hoàng Sa] và Nansha [Nam Sa tức Trường Sa].

Điểm cần chú ý là Trung Quốc lúc đó chưa phải là thành viên Liên Hiệp Quốc và không thể dùng diễn đàn của Liên Hiệp Quốc để bày tỏ quan điểm và chủ trương của mình, nên Trung Quốc đơn phương đưa ra bản tuyên bố nầy, thông báo quyết định về lãnh hải của Trung Quốc. Vì vậy các nước không nhất thiết là phải trả lời bản tuyên bố của Trung Quốc, nhưng riêng Bắc Việt Nam lại tự ý đáp ứng ngay.

2.- CÔNG HÀM CỦA BẮC VIỆT

Trước khi ký kết hiệp định Genève ngày 20-7-1954 chia hai đất nước, đảng Lao Động (tức đảng Cộng Sản Việt Nam) đã sắp đặt trước kế hoạch tiếp tục chiến tranh đánh miền Nam. Chủ trương nầy được đưa ra rõ nét tại hội nghị Liễu Châu (Liuzhou) thuộc tỉnh Quảng Tây (Guangxi), từ ngày 3 đến ngày 5-7-1954 giữa Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai.

Sau khi đất nước bị chia hai, Bắc Việt nằm dưới chế độ cộng sản do Hồ Chí Minh và đảng Lao Động (tức đảng Cộng Sản Việt Nam) lãnh đạo. Muốn đánh miền Nam, thì Bắc Việt cần được các nước ngoài viện trợ, nhất là Liên Xô và Trung Quốc. Vì vậy, khi Trung Quốc đơn phương đưa ra bản tuyên bố về lãnh hải ngày 4-9-1958, chẳng cần tham khảo ý kiến Bắc Việt, thì “không gọi mà dạ”, Phạm Văn Đồng, thủ tướng Bắc Việt, lại hưởng ứng ngay, ký công hàm ngày 14-9-1958, tán thành quyết định về hải phận của Trung Quốc để lấy lòng chính phủ Trung Quốc.

Mở đầu bản công hàm, Phạm Văn Đồng viết: “Thưa Đồng chí Tổng lý”. Kết thúc bản công hàm là câu: “Chúng tôi xin kính gởi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.” Gọi nhau đồng chí là ngôn ngữ giao thiệp giữa đảng với đảng trong cùng một hệ thống cộng sản quốc tế, khác với ngôn ngữ ngoại giao thông thường. Nội dung bản công hàm Phạm Văn Đồng nguyên văn như sau:

“Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, quyết định về hải phận của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc trên mặt bể.”

Chắc chắn bản công hàm nầy đưọc Hồ Chí Minh và Bộ chính trị đảng Lao Động (tức đảng Cộng Sản) chuẩn thuận và được gởi thẳng cho Trung Quốc mà không tham khảo ý kiến hay thông qua quốc hội Bắc Việt. Quốc hội Bắc Việt lúc đó nguyên là quốc hội được bầu ngày 6-1-1946, gọi là quốc hội Khóa I. Sau chiến tranh 1946-1954, đất nước bị chia hai. Nhà nước Bắc Việt triệu tập những dân biểu cộng sản còn sống ở Bắc Việt vào tháng 9-1955, tiếp tục hoạt động cho đến ngày 8-5-1960, Bắc Việt mới tổ chức bầu lại quốc hội khóa II, khai mạc phiên họp đầu tiên tại Hà Nội ngày 6-7-1960.

3.- TRUNG QUỐC BIỆN MINH

Khi tự động đem giàn khoan 981 đặt trong vùng biển Hoàng Sa, vi phạm lãnh hải Việt Nam, Trung Quốc liền bị dân chúng Việt Nam biểu tình phản đối mạnh mẽ và dư luận quốc tế lên án, thì nhà cầm quyền Trung Quốc cho người sử dụng công hàm Phạm Văn Đồng ngày 14-9-1958 để nói chuyện.

Cùng ngày 20-5, hai nhân vật Trung Quốc đã lên tiếng biện minh cho hành động của Trung Quốc. Dĩ nhiên họ được lệnh của nhà nước Bắc Kinh mới được quyền lên tiếng.

Thứ nhứt, đại biện lâm thời Trung Quốc ở Indonesia, ông Lưu Hồng Dương, có bài đăng trên báo Jakarta Post (Indonesia), xác định rằng quân đảo Tây Sa [tức Hoàng Sa] là lãnh thổ của Trung Quốc. Bài báo viết: “Trong tuyên bố ngày 14-9-1958, thay mặt chính phủ Việt Nam khi đó, Phạm Văn Đồng, công khai thừa nhận quần đảo Tây Sa và các đảo khác ở Nam Hải là lãnh thổ Trung Quốc.” Lưu Hồng Dương, tác giả bài báo, còn viết: “Việt Nam rõ ràng vi phạm nguyên tắc “estoppels”. [không được nói ngược].

Người thứ hai là tiến sĩ Ngô Sĩ Tồn, giám đốc Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc, trả lời phỏng vấn hãng tin Deutsch Welle (DW) của Đức, được đưa lên Net ngày 20-5. Ông nầy nói như sau: “Năm 1958, thủ tướng Việt Nam khi đó là Phạm Văn Đồng đã công nhận chủ quyền Trung Quốc đối với Tây Sa và Nam Sa trong công hàm gửi thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai… Hà Nội chỉ thay đổi lập trường sau khi đất nước thống nhất năm 1975. Nhưng theo nguyên tắc estoppel, Trung Quốc không tin rằng Việt Nam có thể thay đổi lập trường về vấn đề chủ quyền.”

4.- CỘNG SẢN VIỆT NAM CHỐNG CHẾ

Trả lời những cáo buộc trên đây của Trung Quốc, trong cuộc họp báo ngày 23-5-2014 tại Hà Nội, ông Trần Duy Hải, phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia, cho rằng công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 không có giá trị pháp lý về vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Ông Hải nói: “Việt Nam tôn trọng vấn đề 12 hải lý nêu trong công thư chứ không đề cập tới Hoàng Sa, TrườngS, vì thế đương nhiên không có giá trị pháp lý với Hoàng Sa và Trường Sa… Bạn không thể cho ai thứ mà bạn chưa có quyền sở hữu, quản lý được. Vậy điều đó càng khẳng định công văn của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp lý…”

Ngoài ra, còn có đại sứ của hai phía Trung Cộng và Việt Cộng ở Hoa Kỳ tham gia cuộc tranh cãi, lên tiếng bênh vực lập trườøng của chính phủ mình. Báo chí hai nước cũng đưa tin và bình luận cáo buộc đối phương mà trước đây ít khi thấy. Lời qua tiếng lại còn nhiều, nhưng đại khái lập trường hai bên là như vậy.

5.- HIỂU CÁCH NÀO?

Bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Trung Quốc đưa ra hai chủ điểm: 1) Xác định hải phận của Trung Quốc là 12 hải lý. 2) Mặc nhiên xác nhận chủ quyền của Trung Quốc trên một số quần đảo trên Biển Đông trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vốn của Việt Nam từ lâu đời.

Dầu công hàm Phạm Văn Đồng không có chữ Hoàng Sa và Trường Sa như ông Trần Duy Hải nói, nhưng công hàm Phạm Văn Đồng “ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc”, có nghĩa là nhà nước Bắc Việt cộng sản công nhận hai chủ điểm của bản tuyên bố của Trung Quốc.

Trần Duy Hải còn nhấn mạnh rằng sau hiệp định Genève, Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng Hòa và “Bạn không thể cho ai thứ mà bạn chưa có quyền sở hữu, quản lý được.” Ông Hải nói chuyện lạ lùng như một người nước ngoài. Nếu Nam Việt không phải là một phần của Việt Nam, thì tại sao Bắc Việt lại đòi “Chống Mỹ cứu nước” hay “Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.”? Khi xâm lăng Nam Việt, thì Bắc Việt nhận Nam Việt là một phần của Việt Nam. Khi cần xin viện trợ thì Bắc Việt bảo rằng đó là của Nam Việt, rồi Bắc Việt dùng để trao đổi với nước ngoài? (Một giải thích lạ lùng hơn nữa là bà Nguyễn Thị Thụy Nga (Bảy Vân), vợ Lê Duẫn, trả lời trong cuộc phỏng vấn năm 2008 của đài BBC rằng “ngụy nó đóng ở đó nên giao cho Trung Quốc quản lý Hoàng Sa.” (CTV Danlambao – danlambaovn.blogspot.com)

Một nhà nghiên cứu trong nước còn nói rằng công hàm Phạm Văn Đồng không thông qua quốc hội nên không có giá trị pháp lý trong bang giao quốc tế. (BBC Tiếng Việt 21-5-2014, “Hoàn cảnh lịch sử công hàm 1958”).

Khái niệm nầy chỉ đúng với các nước tự do dân chủ. Trong các nước tự do dân chủ, tam quyền phân lập rõ ràng. Những quyết định của hành pháp phải được lập pháp thông qua, nhất là những hiệp ước về lãnh thổ, lãnh hải phải có sự đồng ý của quốc hội. Tuy nhiên dưới chế độ cộng sản, cộng sản không cai trị theo luật pháp, mà cộng sản thống trị theo nghị quyết của đảng cộng sản. Với cộng sản, tam quyền không phân lập mà tam quyền đồng quy vào trong tay đảng CS, nên CS chẳng cần đến quốc hội. Chủ trương nầy được đưa vào điều 4 hiến pháp cộng sản mà ai cũng biết.

Trung Quốc là một nước cộng sản từ năm 1949. Đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng thống trị đất nước họ như đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN). Vì vậy, giữa hai nước cộng sản với nhau, Trung Quốc rất am hiểu truyền thống của nhau, am hiểu ngôn ngữ cộng sản với nhau. Chính công hàm của Phạm Văn Đồng cũng viết theo ngôn ngữ cộng sản: “Thưa Đồng chí Tổng lý”. Vì vậy, Trung Quốc hiểu công hàm Phạm Văn Đồng theo cách thống trị đất nước của nhà nước cộng sản, nghĩa là quyết định của đảng cộng sản là quyết định tối hậu, trên tất cả, chẳng cần gì phải có chuyện quốc hội phê chuẩn.

Hồ Chí Minh và đảng Lao Động (tức đảng CSVN ngày nay) ủng hộ hay không ủng hộ bản tuyên bố về hải phận của Trung Quốc, dân chúng Việt Nam không cần quan tâm. Tuy nhiên, đối với dân chúng Việt Nam, chuyện Phạm Văn Đồng cùng Hồ Chí Minh và đảng Lao Động tán thành “quần đảo Tây Sa [Hoàng Sa], …, quần đảo Nam Sa [Trường Sa], … thuộc Trung Quốc” là một hành vi bán nước và phản quốc.

6.- LIÊN MINH QUÂN SỰ?

Trước hiểm họa Trung Quốc đe dọa ngày nay, vì Việt Nam không đủ sức chống lại Trung Quốc nên có ý kiến cho rằng nhà nước CSVN cần phải liên minh với nước ngoài để chống Trung Quốc. Ví dụ liên minh với Hoa Kỳ hay với khối ASEAN chẳng hạn.

Tuy nhiên, trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh vào ngày 25-8-2010, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Quốc phòng CSVN đã đưa ra chủ trương “ba không” của đảng CS và nhà nước CSVN là: Không tham gia liên minh quân sự, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự và không cùng một nước khác chống lại nước thứ ba. (Xem Internet: chủ trương ba không của CSVN.)

Về phía Hoa Kỳ, thì vừa qua, ngày 28-5-2014, trong bài diễn văn trình bày tại lễ tốt nghiệp Học viện Quân sự West Point, New York, tổng thống Obama đưa ra nét căn bản về chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ: “Hoa Kỳ sẽ sử dụng quân đội, đơn phương nếu cần thiết, nếu cần cho lợi ích cốt lõi của chúng ta – trong trường hợp người dân chúng ta bị đe dọa, nguồn sống chúng ta gặp nguy hiểm hay an ninh của các nước đồng minh bị thách thức …” (BBC Tiếng Việt, 29-5-2014.)

Chủ trương sử dụng sức mạnh để bảo vệ lợi ích cốt lõi của nước mình không phải là chủ trương riêng của Hoa Kỳ hay của một nước nào mà là chủ trương chung của tất cả các nước trên thế giới. Nước nào cũng vì quyền lợi của nước mình mà thôi. Vậy thử hỏi Hoa Kỳ có quyền lợi gì khi giúp Việt Nam (90 triệu dân) nhằm đổi lại với việc Hoa Kỳ giao thương với Trung Quốc (hơn 1 tỷ dân)? Ngoài ra, Hoa Kỳ khó trở thành đồng minh của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chỉ vì một lý do đơn giản là CHXHCNVN là một nước cộng sản vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng.

Hơn nữa, Hoa Kỳ mới liên minh trở lại với Phi Luật Tân để ngăn chận Trung Quốc từ xa. Vì Phi Luật Tân ở xa, nằm phía bên kia bờ Biển Đông phân cách Phi Luật Tân với lục địa Trung Quốc, nên an toàn hơn cho Hoa Kỳ. Vì vậy, Hoa Kỳ có cần liên minh với CSVN hay không?

Các nước trong khối ASEAN cũng không khác gì Hoa Kỳ, tập họp với nhau vì quyền lợi kinh tế của mỗi nước. Có nước chẳng ưa thích gì Việt Nam như Cambodia, Lào vì truyến thống lâu đời. Có nước chẳng có quyền lợi gì trong vấn đề Việt Nam và Biển Đông như Miến Điện, Mã Lai. Đó là chưa nói hầu như các nước ASEAN đều quan ngại thế lực của Trung Quốc về nhiều mặt và các nước ASEAN còn muốn Việt Nam luôn luôn ở thế yếu kém, bị động để đừng quay qua bắt nạt các nước láng giềng.

Như thế, chỉ là ảo tưởng nếu nghĩ rằng nhà nước CSVN có thể liên minh với bất cứ nước nào để chống Trung Quốc. Trung Quốc dư biết điều đó. Cộng sản Việt Nam phải tự mình giải quyết lấy bài toán của mình do những sai lầm của Hồ Chí Minh và đảng CSVN gây ra. Nhờ Trung Quốc đánh Pháp chẳng khác gì nhờ một tên ăn cướp đuổi một kẻ ăn trộm. Còn nhờ Trung Quốc chống Mỹ không phải là giải pháp để cứu nước mà là con đường dẫn đến mối nguy mất nước …

7.- PHẢI QUYẾT ĐỊNH

Lịch sử cho thấy từ bao đời nay, dân tộc Việt Nam luôn luôn chiến đấu để bảo vệ lãnh thổ, chống lại các cuộc xâm lăng của nước ngoài. Ngược lại, từ giữa thế kỷ 20, đảng CSVN cướp được chính quyền năm 1945, đã dùng đất đai do tổ tiên để lại như một vật trao đổi nhằm mưu cầu quyền lực, mà công hàm Phạm Văn Đồng là một ví dụ điển hình.

Muốn thoát khỏi tấn bi kịch hiện nay, một trong những việc đầu tiên là phải vô hiệu hóa công hàm Phạm Văn Đồng, chấm dứt sự thừa nhận của Phạm Văn Đồng và đảng Lao Động tức đảng CSVN đối với tuyên bố của Trung Quốc.

Muốn vô hiệu hóa công hàm Phạm Văn Đồng thì phải vô hiệu hóa chính phủ đã ký công hàm. Phạm Văn Đồng đã chết. Chính phủ Phạm Văn Đồng không còn. Tuy nhiên, chính phủ thừa kế chính phủ Phạm Văn Đồng còn đó ở Hà Nội. Vậy chỉ còn cách giải thể nhà nước cộng sản hiện nay ở Hà Nội mới có thể vô hiệu hóa công hàm Phạm Văn Đồng. Có hai cách giải thể:

Thứ nhứt, đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay, hậu thân của đảng Lao Động trước đây, thừa kế chính thức của nhà nước do Phạm Văn Đồng làm thủ tướng, phải tìm cách tự lột xác như ve sầu lột xác (kim thiền thoát xác), mới phủ nhận những điều do nhà cầm quyền cũ ký kết. Trên thế giới, đã có hai đảng cộng sản theo thế kim thiền thoát xác là trường hợp Cộng sản Liên Xô với Yeltsin và cộng sản Cambodia với Hun Sen.

Vấn đề là những nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam hiện nay có vì sự sống còn của đất nước, có chịu hy sinh quyền lợi của đảng CS, có chịu giải thể đảng CS như Yeltsin đã làm ở Liên Xô, để cùng dân tộc tranh đấu bảo vệ non sông?

Thứ hai, nếu những nhà lãnh đạo cộng sản vẫn cương quyết bám lấy quyền lực, cương quyết duy trì đảng CSVN, thì chỉ còn con đường duy nhứt là toàn dân Việt Nam phải tranh đấu lật đổ chế độ cộng sản. Cuộc tranh đấu sẽ rất cam go, khó khăn, nhưng hiện nay đất nước chúng ta đang đứng bên bờ vực thẳm, đang lâm vào thế cùng. Cùng đường thì phải tranh đấu để biến đổi và tự cứu mình.

Vậy chỉ còn con đường duy nhứt là chấm dứt chế độ CSVN để chấm dứt công hàm Phạm Văn Đồng, đồng thời chấm dứt luôn những mật ước giữa đảng CSVN với đảng Cộng Sản Trung Quốc từ thời Hồ Chí Minh cầu viện, qua thời Thành Đô và cho đến hiện nay.

Đã đến lúc phải quyết định dứt khoát: Hoặc CSVN theo thế “ve sâu lột xác”, hoặc CSVN phải bị lật đổ mà thôi. Nếu không, hiểm họa một thời kỳ Hán thuộc mới đang chờ đợi Việt Nam.

TRẦN GIA PHỤNG

(Toronto, 5-6-2014)

© Đàn Chim Việt

 

46 Phản hồi cho “Chung quanh công hàm Phạm Văn Đồng”

  1. XYZ says:

    ‘Ông Phạm Văn Đồng không bao giờ tuyên bố bỏ Hoàng Sa’

    http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/180968/-ong-pham-van-dong-khong-bao-gio-tuyen-bo-bo-hoang-sa-.html

    Giáo sư Ngô Vĩnh Long, giảng viên Khoa Lịch sử, Đại học Maine, Mỹ, khẳng định: “Ông Phạm Văn Đồng không bao giờ tuyên bố bỏ Hoàng Sa, không bao giờ nói chịu nhượng bộ bất cứ đảo nào của VN, bất cứ đâu”.

    Tiếp tục mổ xẻ luận điệu của TQ bám vào Công thư 1958 để bịa ra việc VN bỏ Hoàng Sa và thừa nhận chủ quyền của TQ đối với quần đảo này, Giaó sư Ngô Vĩnh Long, giảng viên Khoa Lịch sử, Đại học Maine, Mỹ đã bác bỏ cách diễn giải hòng giành lấy chủ quyền về dư luận theo cách TQ đang làm.

    “Ông Phạm Văn Đồng không bao giờ tuyên bố bỏ Hoàng Sa, không bao giờ nói chịu nhượng bộ bất cứ đảo nào của VN, bất cứ đâu. Ông Phạm Văn Đồng chỉ đồng ý theo yêu cầu của ông Chu Ân Lai rằng, lãnh hải có 12 dặm bởi vì quốc tế lúc đó nói lãnh hải chỉ có 3 dặm thôi. Ông Đồng đồng ý vấn đề đó, không có nghĩa là hiến cả Hoàng Sa cho TQ.”

    Đồng quan điểm với giáo sư Ngô Vĩnh Long, giáo sư Monique Chemillier -Gendreau, nguyên Chủ tịch Hội luật gia Dân chủ Thế giới phân tích, công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ là “ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của TQ nhưng không có sự khẳng định công nhận yêu sách của TQ với hai quần đảo.”

    Công thư không có giá trị pháp lý

    TQ cho rằng, quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của mình và VN đã hơn một lần công nhận chủ quyền của TQ đối với quần đảo này.

    Yêu sách đó dựa trên công thư của Thủ tướng VN Dân chủ cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai vào ngày 14 tháng 9 năm 1958 đã thừa nhận tuyên bố của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ấn định chiều rộng lãnh hải TQ 12 hải lý. Tuyên bố của TQ nói sự mở rộng lãnh hải này áp dụng cho “các quần đảo Đài Loan, Đông Sa, Trung Sa, Tây Sa và Nam Sa và tất cả các đảo thuộc TQ”.

    Liệu sự im lặng về tình trạng của Hoàng Sa và Trường Sa trong công thư này có được coi như là sự ngầm công nhận đối với chủ quyền của TQ trên hai quần đảo này?

    Ở đây, đối tượng của một sự cam kết đơn phương cần phải thật chính xác. Việc giải thích ý chí của một quốc gia phải thận trọng.

    Công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng có mục đích đáp ứng yêu cầu của TQ đối với các nước xã hội chủ nghĩa nhằm ủng hộ cuộc đấu tranh của họ chống lại chính sách tự do trên biển của Mỹ theo đuổi trong eo biển Đài Loan, đe dọa tới nền an ninh quốc gia của TQ vào thời kỳ đó.

    Công thư cho thấy một sự cam kết mang tính chính trị nhiều hơn pháp lý, một hình thức thường được các nước xã hội chủ nghĩa sử dụng để thể hiện sự đoàn kết về mặt tư tưởng.

    Mặt khác, phù hợp với nguyên tắc theo đó “các hạn chế sự độc lập không thể suy diễn”, sự từ bỏ phải được nói rõ và không được suy diễn. Công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không chứa đựng bất kỳ sự từ bỏ rõ ràng nào chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Hơn nữa, căn cứ vào chức năng quyền hạn của mình, một Thủ tướng không có thẩm quyền từ bỏ hoặc chuyển nhượng lãnh thổ. Thẩm quyền đó thuộc về Quốc hội VN.

    Tác giả E. Suy trong tác phẩm Các hành vi pháp lý đơn phương trong công pháp quốc tế cho rằng, “Khó có thể tìm được trong thực tiễn quốc tế các ví dụ từ bỏ hoàn toàn đơn phương. Trên thực tế, một chủ thể luật không thể dễ dàng hi sinh một quyền mà không nhận được các ưu đãi đổi lại. Do vậy, một sự từ bỏ trong phần lớn các trường hợp được cân bằng bởi sự quy thuộc các quyền khác, điều đó một lần nữa lại đưa chúng ta tới hình bóng của luật điều ước. Ngay cả khi, mới chỉ thoạt nhìn ta tin rằng có sự hiện diện của một sự từ bỏ hoàn toàn đơn phương thì cũng nên nghi ngờ bởi vì nó có thể là câu trả lời cho một sự mời mọc hoặc một đề nghị nào đó…”

    Phạm Văn Đồng, Hoàng Sa
    Giáo sư Ngô Vĩnh Long
    Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, VN và TQ đã đồng ý rằng, các tranh chấp của hai nước sẽ được giải quyết trong một thời điểm thích hợp thông qua đàm phán.
    Công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không nằm trong bối cảnh tranh chấp giữa Hà Nội và Bắc Kinh. Vì thế, “không gì có thể ngăn cản các bên đạt thỏa thuận bằng con đường thông thường, đó là một thỏa thuận với điều kiện có đi có lại.”

    Công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không chứa đựng đặc điểm có đi có lại. Do đó, không thể xem công thư này như là sự từ bỏ chủ quyền đối với quần đào Hoàng Sa và Trường Sa.

    “Khi Công thư 1958 gửi TQ, lúc bấy giờ, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang thuộc quyền quản lý của VN Cộng hòa, theo Hiệp định Genève năm 1954 và TQ là một bên tham gia. Theo logic thông thường, bạn không thể cho người khác những gì khi bạn chưa có được. Do đó, Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có giá trị trong việc công nhận chủ quyền đối với cái gọi là Tây Sa hay Nam Sa theo cách gọi của TQ” – Phó trưởng ban Biên giới quốc gia Trần Duy Hải.

    Như vậy, chỉ có một sự thực rõ nhất đó là TQ đã dùng vũ lực để chiếm đóng Hoàng Sa. Điều này không thể được xem một quyền theo luật pháp quốc tế”.
    Sau khi TQ giành được quyền kiểm soát quần đảo Hoàng Sa bằng vũ lực, VN đã mất đi yếu tố vật chất của mình trên quần đảo này nhưng người VN vẫn tiếp tục duy trì yếu tố tinh thần của mình bằng các công hàm và tuyên bố không ngừng phản kháng lại sự chiếm đóng bất hợp pháp đó, bảo tồn các quyền đã có từ xưa.

    Bởi vì “việc sở hữu một lãnh thổ không chấm dứt chỉ do việc mất đi sự chiếm giữ vật chất, cần phải kèm theo việc mất đi đó ý định từ bỏ lãnh thổ.”
    “Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm đóng quân sự, kết quả của việc sử dụng vũ lực trái với các điều khoản của Hiến chương LHQ. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là một đối tượng thụ đắc bởi một quốc gia khác do đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào bằng sự đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực đều là bất hợp pháp” – trích Nghị quyết 2625 của Đại Hội đồng LHQ, ngày 24 tháng 10 năm 1970.
    Theo VOV

    Ghi chú: Căn cứ vào hiến pháp nước VNDCCH, chức năng quyền hạn của Thủ tướng không có thẩm quyền từ bỏ hoặc chuyển nhượng lãnh thổ. Thẩm quyền đó thuộc về Quốc hội NƯỚC VNDCCH. Nhưng nội dung cái gọi là CÔNG HÀM của ông Phạm Văn Đồng gửi cho TQ công nhận lãnh hải TQ rộng 12 dặm không thông qua quốc hội nước VNDCCH, nghĩa là không được quốc hội nước VNDCCH chấp thuận. Vì vậy, theo Công pháp quốc tế, thực chất đó chỉ là cái CÔNG THƯ, chứ không phải CÔNG HÀM.

    • Bạch Đại Trạng says:

      He he he …

      Hy vọng vài bữa nữa – sau khi đã Cân (và) Nhắc …kỹ càng – đảng CSVN sẽ dùng các “nuận cứ” của Ngô Vĩnh Long để đi kiện Trung Cộng .

      Còn chờ gì nữa ?? Mời ông Ngô Vĩnh Long ra tòa đi chứ !

      Mịa – “ráo sư sử học” (?) chứ có phải giáo sư luật học (deck) đâu mà cãi….ngang – khiền cho người ta phải bịt mũi .

      Sao lại cứ ở trong xó bếp, rồi dùng mấy cái bài “viết theo đơn đặt hàng” để Viết cho nhau đọc và nói cho nhau nghe hoài vậy?

      Không thấy nhàm và chán à ??

      • bùi lễ says:

        “… Ghi chú: Căn cứ vào hiến pháp nước VNDCCH, chức năng quyền hạn của Thủ tướng không có thẩm quyền từ bỏ hoặc chuyển nhượng lãnh thổ. Thẩm quyền đó thuộc về Quốc hội NƯỚC VNDCCH. Nhưng nội dung cái gọi là CÔNG HÀM của ông Phạm Văn Đồng gửi cho TQ công nhận lãnh hải TQ rộng 12 dặm không thông qua quốc hội nước VNDCCH, nghĩa là không được quốc hội nước VNDCCH chấp thuận. Vì vậy, theo Công pháp quốc tế, thực chất đó chỉ là cái CÔNG THƯ, chứ không phải CÔNG HÀM. …”

        Đất thì bị người ta lấy và đang tiếp tục lấy . Còn ông than nước mặn này thì
        lo nói dzóc tổ đem kiểu lương lẹo chữ nghĩa áp dung kiểu lương lẹo
        “chức phận” ! Họ nói chuyện cứ nghĩ là nói cho nhau nghe, trúng hay sai
        thì cũng có lý vì mình là kẻ to miệng . Nhưng nếu theo kiểu to miệng này
        đem ra nói cho thế giới nghe thì là gio6′ng như: “cu việt thức thì cu ba ngũ” …

        Thầy chạy!

    • vb says:

      Nói trong xó bếp với nhau làm gì, đem ra toà rồi trưng bằng cớ, biện luận bẻ gãy luận điệu cuả Trung Cộng trước toà án Quốc Tế và công luận thế giới, đó mới là giải pháp đúng đắn!

      ” Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Việt Nam, Trung Quốc đã đồng ý rằng, CÁC TRANH CHẤP GIỮA HAI NƯỚC sẽ được giải quyết trong một thời điểm thích hợp thông qua đàm phán” (trích).

      Tranh chấp khi nào? TC tuyên bố chủ quyền, H.C .Minh, P .V. Đồng và đồng bọn đồng ý và tuân thủ những gì TC tuyên bố!

    • ABC says:

      Chỉ nội cái việc đổi tên là ” công thư” thay vì công hàm, thì người ta biết tỏng chú mày là loài dư lợn rồi !
      Càng lãi nhải nhiều, càng rỏ thêm cái tội bán nước !
      Đợi đó, sẽ có ngày người dân xử tội chúng mày !

      • Trúc Bạch says:

        ABC says :

        “Chỉ nội cái việc đổi tên là ” công thư” thay vì công hàm, thì người ta biết tỏng chú mày là loài dư lợn rồi !”

        He he he …

        Có đứa còn “đề nghị” gọi là Văn Thư cho nhẹ nhàng hơn đấy; Không chừng vài bữa nữa, cái ông giáo sư “xử học” Ngô Vĩnh Long lại còn “khẳng định” đổi tên cái Công Hàm bán nước 1958 – không phải là “công thư” nữa, mà là Tình Thư , cho nó “đậm đà bản chất xhcn” anh (&) em .

        Chắc cái ông ráo xư này chưa đọc được bài báo đăng trên tờ Nhân Dân Nhật Báo – “Cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng , chính phủ và nhân dân VN” – đã đăng bản “công hàm” như một hình thức Công Báo , công khai cho “toàn đảng, toàn quân, toàn dân” biết, và tờ báo này – lúc ấy – đã gọi đích danh nó là Công Hàm – tìm xem bản chụp bài báo ấy trong link dưới đây:

        http://conghambannuoc.tripod.com/

    • Hồ Bác Cụ says:

      Loạ hén…..Một lá thư bán nước của TT gởi cho TT nước khác thì chỉ gọi là “công thư”, còn ba cái giấy lăng nhăng chứng nhận tình trạng độc thân của một người thì lại gọi là “công hàm độc thân”. Chưa từng thấy và chưa từng được biết có đám súc vật nào trên thế giới ngu như đám súc vật “đỉnh cao trí tuệ” CSVN!!!!!

  2. Minh Đức says:

    Bày trò nói quanh co để vô hiệu quá bức công hàm cũng vô ích vì Trung Quốc đưa cho Liên Hiệp Quốc sách địa lý của miền Bắc nói là Tây Sa, Nam Sa là của Trung Quốc.

    Dùng vũ lực đánh lại Trung Quốc không được. Dùng pháp lý, đưa ra Liên Hiệp Quốc thì cũng thua. Nói chuyện song phương thì Trung Quốc không thèm nói.

    Nhưng mà ông Hồ Chí Minh thời đó đã chấp nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc rồi, mà vẫn được thế giới ngưỡng mộ là người yêu nước, con cháu của Bác nếu không đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa được thì cũng chỉ lùi về ngang với thời ông Hồ Chí Minh cầm quyền mà thôi chứ đâu có thua thiệt gì hơn!

  3. Trần Ngọc says:

    Ngày 8/6/2014, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc ra bản tin với tựa đề “Hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981: Sự khiêu khích của Việt Nam và lập trường của Trung Quốc”.

    Trong bản tin ngoài công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, bản tin còn dẫn sách Địa Lý lớp 9
    do Nhà xuất bản Giáo Dục phát hành năm 1974 nói Tây Sa và Nam Sa, tức là quần đảo Hoàng Sa
    và Trường Sa, là một phần của Trung Quốc:

    Chương về Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa:
    … Vòng cung đảo từ các đảo Nam Sa, Tây Sa đến các đảo Hải nam, Đài loan, quần đảo Hoành bồ, Châu sơn… làm thành một bức “trường thành” bảo vệ lục địa Trung quốc…
    Trích Sách địa lý lớp 9 (1974).

    Đây là một phần tài liệu mà Trung Quốc chuyển tới Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Ban Ki-moon, và yêu cầu ông này chuyển tới tay các quốc gia thành viên vào hôm thứ Hai 9/6/2014. Đây là lần thứ hai Trung Quốc đệ trình tài liệu lên Liên Hiệp Quốc nói Việt Nam xâm phạm chủ quyền, lần thứ nhất là vào tháng 5/2014.

    • tonydo says:

      Hồi đồng chí Phạm Văn Đồng còn làm Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng, khi không thể chối được là miền bắc đưa người và vũ khí vào miền nam thì đồng chí này tuyên bố:
      Người Việt Nam có thể đi bất kỳ nơi nào trên đất nước của họ để đánh đuổi quân xâm lược.
      Ấy vậy mà năm 1974 khi Tầu Cộng xâm chiếm Hoàng Sa thì ngài này không hé miệng, nhưng lại còn viết Công Hàm công nhận quần đảo đó là của đàn anh Vĩ Đại.
      Ừ thì chuyện đánh đấm, chiếm đi, chiếm lại đất của nhau, ngay cả nuốt hết một dân tộc, cũng là chuyện bình thường của loài người.
      Khi lực ta yếu thì có mất đi ít đảo, vài ngàn thước đất là có thể chấp nhận được.
      Thế nhưng khi đi ký hiệp định biên giới (sau khi đã bị đàn anh dạy cho bài học 1979) thì các đồng chí bản đồ lại bảo là ta có lời.
      Đồng chí Nguyễn Thanh Sơn còn bảo, thời Việt Nam Cộng Hoà chỉ giữ được có dăm đảo, bây giờ ta có tới 21 đảo ở Trường Sa.
      Nó to con, mạnh mẽ hơn mình nhiều lần mà nó chịu thiệt, thì chắc chỉ có con nít hoặc mấy thằng đầu óc mất thăng bằng mới tin, chứ người bình thường làm sao mà nghe cho nó lọt vào lỗ tai được.
      Thôi các đồng chí ạ, từ nay mình thật thà với dân chút đi cho nó có cái Đức để sau này còn phải đi gặp ông bà nữa….đấy.

  4. Nguyễn Thế Viên says:

    CSVN luôn: ” Thà mất nước hơn mất đảng”.
    Điều kiện tiên quyết để tranh đấu cho độc lập nước nhà là TIÊU DIỆT CSVN, NGUYÊN NHÂN MẤT NƯỚC. MUỐN CHƯÃ KHỎI BỆNH (TÀU XÂM LƯỢC) PHẢI DIỆT VI TRÙNG (CSVN).
    Nguyễn Thế Viên

    • Việt tị nạn says:

      Thời VNCH có chính quyền, có lãnh thổ, có nhân dân, có quân đội, có công an, cảnh sát, có tài chánh, có ngoại giao, có Mỹ chống lưng và nuôi dưỡng, tóm lại là có tất cả mà phải đầu hàng không điều kiện CSVN.

      Bây giờ chỉ có đám dân Việt tị nạn xứ người với vài chục cái hội đoàn chuyên chống đối, tranh ăn lẫn nhau và vài ba cái chính phủ lưu vong chuyên lừa đảo, móc túi đồng hương, dựng lên vài bữa rồi sụp đổ, và không có gì cả, chỉ có trên răng, dưới là bộ phận sung sướng để duy trì nòi giống… chống Cộng thì làm thế nào để TIÊU DIỆT CSVN???

      Thôi đành yên phận sống đời tị nạn với tâm trạng tủi nhục, buồn đau vì bại trận và thù hận CSVN truyền kiếp từ thế hệ này đến thế hệ khác vậy.

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        Chính tên Việt cộng Phan Văn Hòa ( tên thật của Kiệt ) đã nói tại Vũng Tàu năm 1991 nạt thẳng vào mặt mấy cán Bắc Kỳ rằng nếu không có bọn vô dụng Việt kiều bại trận ở bên Mỹ chống lưng gần 10 tỳ đô la mỗi năm để cứu nước thì toàn bộ Việt Nam đã nằm hẳn trong hiệp ước Thành Đô , LÀM HÁN THUỘC TỪ LÂU RỒI

        Chỉ có những kẽ gần chiến bại mới hô hào HÒA HỢP HÒA GIẢI để kéo dài& lấp liếm thất bại

        Trung quốc không thể nuốt được Việt Nam vì sức mạnh kinh tế quốc dân của Việt Nam đang nằm ở phố…BOLSA , SAN JOSE , HOUSTON TEXAS , SEATLE….etc… HÀ HƠI TIẾP SỨC 10 TỶ ĐÔ LA CHO KHÔNG BIẾU KHÔNG MÀ KHÔNG CẦN NHỌC SỨC

        Cộng Sản xụp đổ vì các bác cộng sản đang qua bên Hoa Kỳ mua sắm cái áo…Việt Nam CỘNG HÒA để bận vào

        Bởi vậy mới cần Hòa Hợp Hòa Giải để xin mua áo mà bận sau này

        Dân miền Bắc kiểu như Cù, Giang ,Vinh… lật đật cũng la toán, tranh hơi với dân miền Nam để về phố…BOLSA …một ngày

        Bây giờ , một điều cũng Việt Nam Cộng Hòa , hai điều cũng Việt Nam Cộng Hòa…

        Đừng nóng em ơi , mai mốt đây trường sĩ quan Võ Bị Đà Lạt sẽ đổi tên cho mà coi ,

        ” Như có cờ Vàng trong ngày vui đại thắng , người Quốc Gia nay chiến thắng huy hoàng , bao nhiêu năm đấu tranh bền gan quyết chí, .Việt Nam Cộng Hòa đã đến lúc thành công…., Việt Nam , Việt Nam , tình Quốc Dân muôn năm muôn năm ! Việt Nam , Việt Nam, tình Quốc Dân muôn năm muôn năm !”

        ( “em ” viết thế phải không anh Vịnh?)

      • Dư lợn viên VC láo lường says:

        Xuân Vũ – một cựu cán bộ thời kháng chiến- trong quyển “Đồng bằng Gai Góc” viết : “Đảng cộng sản sinh ra để làm hai việc: Nói láo và làm bậy. Hễ chúng nói là nói láo, hễ chúng làm là làm bậy “.

        Đấy cũng là trường hợp của con heo dư lợn viên vtn ở chuồng heo Việt cộng . Mở mắt ti hí ra mà đánh vần đọc những lời vàng lời ngọc dưới đây nhá :

        ***Tổng thống Nixon trong cuốn sách No More Vietnams “đã viết: “Quốc Hội (Mỹ) đã biến thắng lợi thành thảm bại … Sự cắt giảm viện trợ quân sự làm tiêu tan khả năng tự vệ của Miền Nam. Quân Bắc Việt sửa soạn trận tấn công chót đúng vào lúc quân Miền Nam đang ở vào vị thế suy yếu nhất chưa hề có trong năm năm cuối cùng cuộc chiến: Họ bị trói tay vì không đủ săng dầu, đạn dược, do việc Quốc Hội bác bỏ các ngân khoản viện trợ.”

        (Nguyên văn: Congress proceeded to snatch defeat from the jaw of victory … It undercut South Vietnam’s ability to defend itself by drastically reducing our military aid … When the North Vietnamese Army poised to launch its final offensive, the South Vietnamese Army was in its weakest condition in over five years, reeling from the effects of congressinal budget cut that had strapped it with severe fuel and ammunition shortages) .

        *** Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Melvin Laird nói rằng các khoản viện trợ Mỹ dành cho VNCH đã bị cắt theo yêu cầu của các thế lực chính trị Mỹ, đưa tới kết qủa chung cuộc là chế độ miền Nam VN thua trận vào ngày 30-4-1975 (VOA 2-7-2007).

        *** Nhân Lễ Kỷ Niệm Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại New Orleans, Louisiana vào năm 1987, đứng trước một cử tọa gồm hàng ngàn cựu quân nhân Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa, Đại Tướng Westmoreland đã tuyên bố nguyên văn, “Thay mặt cho quân đội Hoa Kỳ, tôi xin lỗi các bạn cựu quân nhân của Quân Lực Miền Nam Việt Nam vì chúng tôi đã bỏ rơi các bạn.” (On behalf of the United States Armed Forces, I would like to apologize to the veterans of the South Vietnamese Armed Forces for abandoning you guys) .

      • Nguyễn Thế Viên says:

        Đa số công dân VNCH lưu vong chúng tôi đều đã có đời song ổn định và đang an dưỡng tuổi già. Mang quốc tịch HK, bằng LĐ trí óc và chân tay,chúng tôi đã đóng góp và làm đầy đủ bổn phận. cũng như được hưởng tự do dân chủ và nhân phẩm được tôn trọng như bao CD HK khác. Băn khoăn về cố quốc, chúng tôi cảm thương cho đồng bào trong nước không có tự do dân chủ dưới sự cai ytị cuả CSVN. Có nhục chăng là bọn CSVN bán nước cho Tàu và ăn bám vào đồng bào. CSVN bắt đồng bào làm con tin để làm tiền chúng tôi!
        Nguyễn Thế Viên

  5. Nguyễn Trọng Dân says:

    TÂM SỰ (Trả lời một bạn văn người nước ngoài)

    Bạn hỏi vì sao đất nước này?
    Đói nghèo chồng chất bấy lâu nay,
    Oan ức lan tràn muôn mọi ngã,
    Vượt biên bỏ xứ cứ mỗi ngày?

    “Còn Đảng Còn Mình” dốt lâu dài,
    Công an bắt bớ giết thẳng tay.
    Đảng viên vơ vét không che dấu,
    Ai oán cao dần, Bạn co’ hay?

    - Niềm đau nổi xót mãi đong đưa,
    Mác Lê tàn bạo mãi lọc lừa
    Đổi thay thật giả dìm chân lý
    Mua bán lương tâm cảnh thiếu thừa

    Nhớ chuyện ngày xưa quá âu sầu
    Giết người Đấu Tố cuộc bể dâu
    Vạn người chết thãm trong man rợ
    Bàng hoàng kinh hãi trốn về đâu…?

    Hồn người liệt nữ Cát Hạnh Long
    Tình nhà nghĩa nước rất có lòng
    Nguyên nhà bị bắn kinh khiếp quá
    Láo lừa bạo ác , quá cuồng ngông

    Công Lý, muôn đời gào thét mãi
    Bạo tàn hung ác chối đườc à?
    Cung , Duẫn, Đồng , Chinh ,rồi Tố Hữu ,
    Mấy triệu Đảng viên sẽ ra tòa !

  6. tonydo says:

    Trọng kính qúi Trưởng Thượng: Thích NóiThật, Bùi Lễ, Nguyễn Trọng Dân, Dâm Tiên, Trực Ngôn, Bút Thép.v.v.
    Thưa qúi đàn anh:
    Cái khó cho nhân dân ta (trong đó kể cả một số vị trung ương và bộ chính trị) là, tất cả càc cường quốc giầu mạnh trên thế giới chỉ muốn nhảy vô Việt Nam để kiếm lợi đoản kỳ chứ không một anh nào tha thiết với chúng ta lâu dài cả.
    Vì vậy dân chúng và ngay cả qúi vị lãnh đạo cũng sống kiểu chụp giựt bất cần tương lai.
    Vì sao lại như vậy?
    Thưa, vì… Chúng Ta không có Đồng Minh và người Tầu cũng vậy.
    Người Tàu thì hiểu được vì họ còn kẻ thù “cái gai” Đài Loan nằm chình ình bên cạnh.
    Thế nhưng Việt Ta thì chộp được cả Giang Sơn nhưng vẫn không chiếm được lòng dân, thế cho nên qúi vị lãnh đạo cũng chỉ chống đỡ để giữ đảng và quyền lợi của cá nhân (được đến đâu hay đến đó) thay vì có kế hoạch chiến lược lâu dài phát triển đất nước.
    Lãnh đạo hiểu và mọi người đều biết!
    Nói qủa đáng tội, lãnh đạo hôm nay binh đường nào cũng bị kẹt, chỉ vì cái hậu quả từ thời ông Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Đỗ Mười.v.v.để lại.
    Đó là lòng tin của dân chúng và cộng đồng thế giới với chúng ta là quá thấp. Cái tính láu cá đu dây giữa người này với người kia mà một thời đã cho họ một số kết quả ngắn hạn, thì hôm nay đang làm cho VN ta cô đơn.
    Và vì vậy, cuối cùng họ vẫn phải bám víu vào đàn anh Tầu Cộng (Phùng Quang Thanh đã nói).
    Người Mỹ vì quyền lợi, an ninh của xứ sở họ đã phải hy sinh Việt Nam Cộng Hòa, thế nhưng họ đã bỏ ra không biết bao là sức lực, tiền bạc, thời gian cùng cộng đồng thế giới Tự Do chào đón và nuôi dưỡng ba, bốn triệu dân ta được có cuộc sống đầy đủ và an bình.
    Người văn minh không thích cái tính láu cá vặt.
    Hy vọng những nhà lãnh đạo hiểu vấn đề và liều mình làm lại.
    Kính qúi đàn anh.

  7. Nguyễn Trọng Dân says:

    TÂM SỰ (Trả lời một bạn văn người nước ngoài)

    Bạn hỏi vì sao đất nước này?
    Đói nghèo chồng chất bấy lâu nay,
    Oan ức lan tràn muôn mọi ngã,
    Vượt biên bỏ xứ cứ mỗi ngày?

    “Còn Đảng Còn Mình” dốt lâu dài,
    Công an bắt bớ giết thẳng tay.
    Đảng viên vơ vét không che dấu,
    Ai oán cao dần Bạn ai hay?

    - Niềm đau nổi xót mãi đong đưa,
    Mác Lê tàn bạo mãi lọc lừa
    Đổi thay thật giả dìm chân lý
    Mua bán lương tâm cảnh thiếu thừa

    Nhớ chuyện ngày xưa quá âu sầu
    Giết người Đấu Tố cuộc bể dâu
    Vạn người chết thãm trong man rợ
    Bàng hoàng kinh hãi trốn về đâu…?

    Hồn người liệt nữ Cát Hạnh Long
    Tình nhà nghĩa nước rất có lòng
    Nguyên nhà bị bắn kinh khiếp quá
    Láo lừa bạo ác , quá cuồng ngông

    Công Lý, muôn đời gào thét mãi
    Bạo tàn hung ác chối đườc à?
    Cung , Duẫn, Đồng , Chinh ,rồi Tố Hữu ,
    Mấy triệu Đảng viên sẽ ra tòa !

  8. ABC says:

    Hôm qua, Vũ như Vũ cho biết, đã nhờ người ngoại cảm liên lạc với cha mình, Vũ như Hạch, bảo cha hỏi xem chú thủ tướng Phạm văn Đồng, tại sao chú lại giấy trắng mực đen, bút sa gà chết, viết một cái công hàm dâng biển đảo cho nước tàu như vậy ?
    Chú PV Đồng đã trả lời :” Đấy là thời kỳ chiến tranh và tao phải lèm như vậy !” ( vẩn giọng điệu cũ !)
    Vũ như Hạch:” Lúc ấy làm gì có chiến tranh…”
    PVĐ : ” Mày ngu thấy mẹ! mày có nghe tao nói là TAO PHẢI LÈM như vậy không ? thằng kẹt nào bắt tao phải lèm? lúc ấy có chiến tranh hay không? thì mày biết thằng ấy là ai rồi, đi mà hỏi thằng kẹt đó, tao tét đèn đi ngủ đây !”
    Sáng ra, Vũ như Hạch gởi text message cho Vũ như Vũ, hỏi :” Ba dốt sử lắm, dưới chế độ ta, cái người tên Kẹt là ai vậy con ?”

  9. Hoàng says:

    Đừng cho rằng, CSVN không hiểu bản chất bành trướng, bá quyền đại Hán của người TQ, dù là TQCS hay TQ không CS. CSVN chỉ lợi dụng nước TQCS để đánh Mỹ mà thôi, đã là người VN thì dù người VN theo chính kiến nào cũng rất hiểu bản chất của người TQ.

    Minh chứng: Ngay từ năm 1967, khi VNCS đang dựa vào nước TQCS để đánh Mỹ, trước sự tráo trở, lật lọng của chính quyền TQCS và sự o ép VNCS để có lợi cho TQ, ông Tố Hữu (lúc bấy giờ là ủy viện Bộ chính trị đảng Lao đông VN (nay là đảng CSVN), phó thủ tướng chính phủ VNDCCH) đã viết một bài thơ chính trị có tiêu đề “TÂM SỰ (Trả lời một bạn văn nước ngoài)” được đăng trên Tạp chí Cộng sản và báo Nhân Dân của đảng Lao động (nay là đảng CS) Việt Nam, trong đó có đoạn nhắc nhở người VN phải luôn luôn cảnh giac với TQ:

    Trích:

    “Thù, bạn thời nay đã khác xưa,
    Nghĩa tình e sớm nắng chiều mưa
    Chợ trời thật giả đâu chân lý
    Hàng hóa lương tâm cũng thiếu thừa

    Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
    Trái tim lầm chỗ để trên đầu
    Nỏ thần vô ý trao tay giặc
    Nên nỗi cơ hàn đắm biển sâu…”

    Nguyên văn bài thơ:

    TÂM SỰ (Trả lời một bạn văn người nước ngoài)

    Tố Hữu

    - Bạn hỏi vì sao đất nước này?
    Ngày đêm khói lửa vẫn hăng say,
    Tóc tang lòng vẫn không cay đắng,
    Gánh nặng đường xa chẳng chuyển lay?

    Có lẽ nghìn năm đã dạn dày,
    Anh hùng xưa để giống hôm nay.
    Khổ đau nhiều mới yêu thương lắm,
    Quen vượt trùng dương lái vững tay.

    - Thù, bạn thời nay có khác xưa,
    Nghĩa tình e sớm nắng chiều mưa
    Chợ trời thật giả đâu chân lý
    Hàng hóa lương tâm cũng thiếu thừa

    Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
    Trái tim lầm chỗ để trên đầu
    Nỏ thần vô ý trao tay giặc
    Nên nỗi cơ hàn đắm biển sâu…

    Chuyện cô du kích xóm Lai Vu
    Rắn quấn bên chân vẫn bắn thù:
    “Mỹ hại trăm nhà, lo diệt trước
    Rắn, mình em chịu, có sao đâu !”

    Chân lý, mặt trời soi sáng mãi
    Lỗi lầm âu cũng bóng mây qua
    Lương tâm đều vẫn trong như ngọc
    Tình nghĩa anh em lại một nhà.

    Hà Nội, tháng 2 năm 1967

    • vybui says:

      Nếu cho là chúng (CSVN) “hiểu” tâm địa cuả giặc Hán, thì độc giả Hoàng giải thích dùm bốn câu thơ cuối:

      ” Chân lý mặt trời soi sáng mãi
      Lỗi lầm âu cũng bóng mây qua
      Lương tâm đều vẫn TRONG NHƯ NGỌC
      TÌNH NGHĨA ANH EM …LẠI MỘT NHÀ”

      Nếu đã có ý nhắc nhở toàn Đảng , toàn dân phải cảnh giác Tàu Cộng thì vì đâu cuối cùng Tố Hữu lại xí xoá (lỗi lầm âu cũng bóng mây qua) để rồi: ” Tình nghĩa “ANH-EM” …lại một nhà”?

      Có cần phải nhắc lại câu :” Đừng nghe những gì CS nói, mà hãy nhìn những gì CS…LÀM”!
      Và suốt đời Tố Hữu làm gì? “chống” giặc Hán (tân thời) hay cùng đồng đảng liếm giày Tầu- Hán???

      Xin nhớ cho rằng năm 1967, Đảng CSVN đang trong chiến dịch bắt bớ, thanh trừng những thành phần “xét lại” theo Liên Xô, và CSVN đang ôm chân Tàu-Hán, làm sao Tố Hữu dám “lội ngược dòng”, chống lại Đảng và đám Lê Duẩn, Lê Đức Thọ?

      ps: Tố Hữu phải đến ĐH Đảng lần thứ 6 (Đại hội “xạo” phát âm chữ sáu với giọng Huế cuả TH) tháng 12 năm 1986 mới làm PTT đặc trách kinh tế, và nổi tiếng với vụ GIÁ-LƯƠNG-TIỀN, còn trước kia chưa bao giờ y làm Phó Thủ Tướng .

      • vybui says:

        Đính chính

        Sau khi xem lại tiểu sử cuả Tố Hữu thì được biết, TH đã là một trong nhiều Phó Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng từ sau Đại Hội lần thứ V cuả ĐCS năm 1981, nhưng chỉ có vai trò nổi bật vào những năm sau đó với chức Phó Chủ Tịch Thứ Nhất hay PCT Thường Trực HĐBT, đặc trách kinh tế và cũng là người thay mặt HĐBT ký quyết định số 326/CT ngày 29/9/1985 về cải cách Giá-Lương-Tiền.
        Xin đính chính và xin lỗi v/v đã nói không đúng là trước năm 1986, TH chưa bao giờ làm Phó Thủ Tướng.

      • Hoàng says:

        Bốn câu đó là mong ước, hy vọng của Tố Hữu, vì Tố Hữu cho rằng CSTQ và CSVN đều là CS, đã là CS thì phải tuân thủ chủ nghĩa quốc tế. Thực tế thì đó chỉ là mong ước, hy vong hảo huyền, vì bản chất của người TQ, dù TQCS hay TQ không CS đều là bành trướng, bá quyền đại Hán. Có lẽ, lúc đó Tố Hữu chưa hiểu hết bản chất của người TQ. Riêng ông Lê Duẫn thì hình như hiểu bản chất người TQ hơn ông Tố Hữu, Lê Duẫn chống TQ ngay từ trước đó, bằng chứng là ông ngả về Liên Xô và xa dần TQ. Sau này TQ gọi Lê Duẫn và những người chống TQ trong đảng CSVN là “Tập đoàn phản bội, phản động Lê Duẫn”…

      • vybui says:

        @ Hoàng,

        “Chốt” lại thì TH nói gì qua 4 câu thơ cuối?

        Sự thật (chân lý) thì vẫn luôn chói sáng như mặt trời.
        Mà “sự thật” (theo Tố Hữu) đó là:

        * LỖI LẦM của Hán cộng hay cuả các triều đại TH ngày xưa chẳng qua là chuyện …nhỏ.
        * Lương tâm (trong sáng) cuả cả VC lẫn TC vẫn vằng vặc.
        *(Cho nên) TÌNH NGHĨA ANH EM..(cuối cùng) vẫn thắm thiệt, một nhà!( bên kia biên giới là NHÀ, bên ni biên giới cũng(vẫn) là ANH EM)!

        Vừa mới than trách ” hàng hóa lương tâm cũng thiếu, thừa”, thì ngay lập tức đổi giọng vuốt ve ” Lương tâm đều vẫn TRONG NHƯ NGỌC”, chứng tỏ đặc tính mù loà, hèn hạ cuả CSVN trước TC không hề thay đổi!

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Trời ơi , thời buồi này mà còn trích dẫn thơ Tố Hữu…CÓ THIỆT KHÔNG VẬY !

      Tố Hữu ca ngợi ĐẤU TỐ & LÀ ĐỒNG LÕA TỘI PHẠM DIỆT CHŨNG VỚI NGUYỄN SINH CUNG ( tên thật của Hồ ) trong tội ác ĐẤU TỐ khiến gần 200 ngàn nhân mạng thuờng dân Vô Tội bị giết oan

      Cần phải lên án Tố Hữu cũng như lên án Cung để con cháu đời sau biết mà nguyền rũa kẻ DIỆT CHỦNG , sát hại giống nòi

    • Trực Ngôn says:

      Hoàng says: “Đừng cho rằng, CSVN không hiểu bản chất bành trướng, bá quyền đại Hán của người TQ, dù là TQCS hay TQ không CS. CSVN chỉ lợi dụng nước TQCS để đánh Mỹ mà thôi, đã là người VN thì dù người VN theo chính kiến nào cũng rất hiểu bản chất của người TQ.

      Hoàng ơi, nếu không nói ra thì đâu ai biết Hoàng ngu xuẩn đến nỗi “chúi đầu vào bãi cát cãi dùm cho CSVN để chứng tỏ cái ngu trung “còn đảng còn mình”?

      Thằng TQ đã đô hộ VN cả hàng ngàn năm rồi, lịch sử ấy vẫn chưa đủ để cho Hồ Chí Minh và đảng CSVN mở mắt ra được sao?

      Dùng từ; “CSVN chỉ lợi dụng nước TQCS để đánh Mỹ mà thôi” lại càng ngu hơn nữa!

      TQ đâu phải là trẻ con mà CSVN có thể lợi dụng, để đến nỗi phải cắt lãnh thổ dâng biển cho chúng?

    • Austin Pham says:

      Bỏ đi Huy…Hoàng gì đấy! em đưa thằng TH vào đây mà làm gì. Thằng đấy nó khóc cha là Xì Sờ Ta Lìn khiến bà con rởn tóc gáy. Anh đồng ý là nó có biết chữ và biết…xạo nhưng anh đíu công nhận nó có khả năng nhận thức. Thế nân khi đọc “báo sắp theo vần” của tên này thì cần thiết hứng gió ở ao cá…tra và sau đó dùng kiệt tác của hắn mà phóng sinh cho…cá.
      Cho em gửi lời hỏi thăm bà con chòm xóm, Huy nhé!
      Chào sảng khoái

    • Thích Nói Thật says:

      Nhắc đến Tố Hữu chắc là Hoàng không quên bài thơ “Đời đời nhớ Ông” của tên bợ đít Stalin?

      Stalin! Stalin!
      Yêu biết mấy, nghe con tập nói
      Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!
      Hôm qua loa gọi ngoài đồng
      Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao
      Làng trên xóm dưới xôn xao
      Làm sao, Ông đã… làm sao, mất rồi!
      Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi!
      Hỡi ơi, Ông mất! Đất trời có không?
      Thương cha, thương mẹ, thương chồng
      Thương mình thương một, thương Ông thương mười


      (Tố Hữu, 5-1953)

      Hoàng nghĩ sao về bài thơ này?

      Tố Hữu là một người VN (theo CS) tung hô, tôn thờ Stalin, nịnh bợ một tên đại gian ác:

      “Stalin là lãnh tụ tài ba hay bạo chúa khát máu ?

      “Tháng 10/2007, lần đầu tiên Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự buổi lễ truy điệu từ 20 triệu đến 40 triệu nạn nhân của kẻ được mệnh danh là tay đồ tể. Đứng bên cạnh một « mồ chôn tập thể » ở thao trường quân sự Butovo, ngoại ô Maxcơva, nơi mà mật vụ Liên Xô đã xử bắn hàng chục ngàn người.

      Tổng thống Nga kêu gọi dân Nga « đoàn kết » đừng để tái diễn « quá khứ đau thương này ». Cựu trung tá KGB lên án điều mà ông gọi là « ý thức hệ hoang tưởng » nhưng bề ngoài được ngụy trang bằng những « giá trị cơ bản, nhân sinh, tự do dân chủ ». (TNT chú thích: giống hệt như CSVN hôm nay)

  10. Trần Hoàng says:

    Các triều đại vua chúa VN ngày trước, chưa ai nhờ vả gì TQ, vì biết họ nham hiểm lắm. Đến thời đại HCM, nhận từ cây kim, sợi chỉ đến xe tăng, đại pháo từ TQ. Người Tầu, thâm lắm, nếu cho không ai một thứ gì là họ đã tính toán kỹ, để sau này lấy lại, bằng cách này hay cách khác. Họ xúi người khác đánh nhau, chứ bản thân họ có đem quân “giải phóng” Hồng Kông, Ma Cao hay Đài Loan đâu ! Còn bức công hàm 1958, đối với VN, đúng là “Tình ngay mà lý gian”, bây giờ TQ, họ chỉ nói lý mà không nói tình. Tựu trung cũng chỉ vì cái bánh vẽ “Thiên đường xã hội chủ nghĩa” mà làm mờ mắt giới lãnh đạo CSVN, không còn phân biệt đâu là bạn, đâu là thù!

Leave a Reply to ABC