WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ai bán Ải Nam Quan?

Nguyen TraiMạc Ðăng Dung đã được Việt sử ghi như một kẻ “quỳ phục nhà Minh, hai tay dâng đất xin hàng”. Sự kiện Mạc Ðăng Dung lên Ải Nam Quan để trói mình, dâng đất cho quan lại Tàu đều đã được ghi nhận như một vết nhơ trong lịch sử hồi thế kỷ thứ 16. Sách Việt Nam Sử Lược viết: “Ðến ngày 11 tháng Năm, Canh Tí (1540) Mạc Ðăng Dung thấy quân Minh sửa soạn sang đánh, sợ hãi quá chừng bèn để Mạc Phúc Hải ở lại giữ nước, rồi cùng bọn Vũ Như Quế cả thảy hơn 40 người, tự trói mình ra hàng, sang chịu tội ở cửa Nam Quan, lạy phục xuống đất để nộp sổ sách điền thổ và sổ dân đinh, lại xin dâng năm động: Tế Phú, Kim Lạc, Cổ Xung, Liễu Cát, và La Phù đất Khâm Châu. Lại đem vàng bạc dâng riêng cho nhà Minh”.

Riêng Khâm Ðịnh Việt Sử Thông Giám thì ” Vào năm 1541, Mạc Ðăng Dung cùng cháu là Mạc Văn Minh và bày tôi là bọn Nguyễn Như Quế hơn 40 người đã tự buộc dây thừng vào cổ, đi chân đất qua cửa Nam Quan quỳ lạy, phủ phục trước quân Minh, khúm núm dâng biểu xin hàng, nộp trình sổ sách đất đai cho quân Tàu để mong nắm giữ được vương quyền và thủ lợi riêng tư”.

Vết nhơ đó, lịch sử phải ghi một lần nữa, nhưng lần này, tủi nhục và đau đớn hơn cho giòng dõi Việt: “Cuối thế kỷ thứ 20, Lê Khả Phiêu, Tổng Bí Thư đời thứ 6 của Đảng CSVN cùng bày tôi các cấp như Lê Công Phụng, Vũ Khoan….., vì sợ hải bị mất quyền lực, vì đặt quyền lợi Ðảng lên trên quyền lợi Dân Tộc và Ðất Nước, đã cam tâm ký Hiệp Ðịnh Về Biên Giới với Trung Quốc. Hiệp Ðịnh này nhường đứt hơn 720 cây số đường biên giới phía Bắc, nhường mất nhiều di tích lịch sử, đất đai, làng mạc và cả dân cư Việt cho người Trung Quốc. Trong số di tích lịch sử bị mất, có Ải Nam Quan. Ðây là nơi Nguyễn Trãi đã từ biệt cha Nguyễn Phi Khanh, trở về phò Lê Lợi diệt Minh, nơi tướng nước Tàu Liễu Thăng đã bị quân Nam phục binh chém rơi đầu, nơi Mạc Ðăng Dung từng lê lết trói mình, qùy lạy xin dâng đất. Ải Nam Quan của Nước Nam đã chính thức xoá tên từ tháng 12 năm 1999.”

Cho đến giờ dư luận trong và ngoài nước vẫn chưa tìm ra nguyên do sâu xa và bí ẩn của việc bán một phần cơ đồ nước Việt cho Trung Quốc. Một số tin cho là có thể Ðảng CSVN bị Trung Quốc lừa nên phải ký Hiệp Ðịnh, hoặc chi tiết hơn thì cáo giác họ Lê đã bị trúng độc kế mỹ nhân nên phải ký nếu không muốn bị đốt cháy. Có tin là Trung Quốc hứa hẹn cho Việt Nam 2 tỷ dollars để đổi lấy các nhượng bộ trên, hoặc CSVN phải bán đất để trả nợ Trung Quốc vì thiếu từ thời chiến tranh chống Mỹ…. Những dư luận này cho đến nay vẫn không đủ tính thuyết phục và bằng chứng để biện minh cho những nhượng bộ quá lớn từ phiá Hà Nội bắt đầu từ thời Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh. CSVN trong thời kỳ chiến tranh, đã phải chịu lép mình dưới Trung Quốc để được nhận viện trợ quân sư và kinh tế trị giá hàng tỷ dollars. Dù vậy, họ đã không có những nhượng bộ trắng trợn đáng kể, ngoại trừ văn kiện của Phạm Văn Ðồng công nhận tuyên bố của Trung Quốc về lãnh hải năm 1958. Thậm chí sau đó, Ðảng CSVN đã có những thái độ e dè trước mưu đồ xâm lược của Trung Quốc. Năm 1966, khi chiến tranh Việt Nam lên cao điểm, Trung Quốc đã gửi hơn 130,000.00 quân đóng dọc theo biên giới phía Bắc để yễm trợ Hà Nội. Dù vậy, Hà Nội đã có những phản ứng khó hiểu làm Mao Trạch Ðông đã chỉ thị cho quân đội Trung Quốc “hạn chế các sự yễm trợ quá nhiệt tình có thể gây ra hiểu lầm từ phía Việt Nam.

Trong khi đang hết sức cần yễm trợ của Trung Quốc để răn đe Hoa Kỳ, thì tờ Nghiên Cứu Lịch Sử ấn hành tại Hà Nội năm 1965 lại được Ðảng cho phép đăng tải các bài ca ngợi cuộc chiến tranh giữ nước chống các triều đại xâm lăng Trung Quốc. Khi Hoa Kỳ gia tăng chiến dịch bỏ bom tại Hà Nội, nhiều tàu chiến Trung Quốc đã bị Hà Nội từ chối cho đậu ở các bến Cảng. Ðiều này đã làm Ðặng Tiểu Bình bực mình và đã hỏi thẳng Lê Duẩn khi Duẩn dừng lại Bắc Kinh hồi tháng 4 năm 1966 trong chuyến về khi tham dư Hội Nghị lần thứ 23 của đảng Cộng Sản Liên Xô. “Các đồng chí nghi ngờ nhiệt tình của chính phủ Trung Quốc hay sao? Tôi xin thưa với đồng chí là phía Trung Quốc không muốn kiểm soát chính phủ Việt Nam đâu…. Nếu chúng tôi có phạm một số nguyên tắc làm quý quốc nghi ngại thì cũng chỉ vì đồng chí Mao Trạch Ðông đã có cái nhìn xa…”.

Khi Hà Nội mở cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân hồi 1968 càng làm Mao Trạch Ðông khó chịu hơn nữa vì nó đi ngược lại chiến lược chủ trương chiến tranh “hạn chế” của Mao. Cuối năm 1969, Bắc Kinh đã tìm cách giãm thiểu viện trợ quân sự cho Hà Nội một cách đáng kể, chỉ có 139 ngàn khẩu súng trường, 119 triệu viên đạn, 1.36 triệu đạn đại bác cung cấp trong năm 1969 so với 219 ngàn khẩu súng, 247 triệu viên đạn và 2 triệu đạn đại bác đã được viện trợ trong năm 1968. Tháng 2 năm 1968 Trung Cộng tiến hành việc xây dựng con đường đến Mường Sai thuộc phía Bắc Lào. Có hơn 20 ngàn người bao gồm công nhân, kỷ sư, quân bảo vệ và trang thiết bị quân sự để thực hiện công tác này. Sự hiện diện của quân Trung Quốc ở Bắc Lào đã tạo ra khó chịu từ phiá Hà Nội. Tháng 9 năm 1968, dưới áp lực của Hà Nội, Tổng Bí Thư Lào Kaysone Phomvihane đã yêu cầu Trung Quốc cho rút toàn bộ phái đoàn xây dựng này ra khỏi Lào. (Chen Jian – China in Vietnam War).

Tháng 12 năm 1973 thấy nhu cầu cần khai thác các mỏ dầu. Hà Nội thông báo với Trung Quốc mong muốn mở các cuộc đàm phán để giải quyết các mâu thuẩn về đường biển. Tháng 8 năm 1974, đại diện cấp Thứ Trưởng Ngoại Giao hai nước đã họp ở Bắc Kinh. Cuộc thương thảo đi vào chổ bế tắc, phiá Việt Nam đòi phải chấp thuận biên giới theo Hiệp Ðịnh 1887 của Nhà Thanh. Trung Quốc từ chối, viện lý là đường ranh giới chia vùng biển thuộc vịnh Hải Nam chưa bao giờ hiện hữu trong hiệp đinh 1887. Vì vậy nếu Trung Quốc đồng ý đề nghị của Hà Nội thì khác nào nhượng bộ 2/3 vùng vịnh này cho phía Việt Nam.

Trong khi đó, thì dọc biên giới phía Bắc đã có những cuộc tranh chấp và đụng độ quân sự từ năm 1973. Năm 1974, theo Hà Nội đã có trạm chán quân sự tại cây số 179 biên giới phía Bắc, theo Trung Quốc thì đây là khu vực thuộc cây số 121. Tháng 3 năm 1975 Bắc Kinh yêu cầu mở cuộc đàm phán nhưng Hà Nội vì đang tiến hành kế hoạch xâm chiến miến Nam nên đã đề nghị để các viên chức tại địa phương giải quyết các xung đột trước. (Gilks, Breakdown of Sino-Vietnamese.

Tháng 9 năm 1975, Lê Duẩn chính thức thăm Bắc Kinh. Ðặng Tiểu Bình cho biết ông rất bực bội với không khí bài Hoa của các cơ quan ngôn luận tại Việt Nam. Năm 1976, Bắc Kinh thông báo ngừng viện trợ đồng thời giãm chi viện kế hoạch tài trợ 1976-1980 xuống 300 triệu mỗi năm thay vì 600 triệu như đã cam kết. Tháng 10, Lê Duẩn quay sang Liên Sô tìm đồng minh. Liên Sô đồng ý viện trợ 3 tỷ cho kế hoạch ngũ niên đồng thời ký với Hà Nội hiệp ược yễm trợ quân sự hổ tương Nga – Việt năm 1978. (Chanda, Brother Enemy, pg 28)

Tháng 2 năm 1979, chiến tranh Hoa – Việt bùng nổ. Họ Ðặng quyết định tấn công qua biên giới phiá Bắc để dạy cho đảng CSVN một bài học. Quân Trung Quốc đã chiếm giữ hơn 8 cây số đất thuộc tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn. Mặc dù chính thức tuyên bố rút quân, và hai bên đã có những cuộc đàm phán về đường biên giới, Bắc Kinh vẫn còn chiếm giữ một số đất thuộc lãnh thổ Việt Nam. Các khu vực bị Trung Quốc chiếm này, theo Hiệp Ðịnh Về Biên Giới Phía Bắc ký hồi cuối năm 1999 coi như Hà Nội chính thức chấp nhận bị mất, trong đó bao gồm một phần đất thuộc tỉnh Lạng Sơn, và các khu vực có tính lịch sử như Thác Bản Giốc và Ải Nam Quan.

Câu hỏi đặt ra là tại sao đột nhiên tập đoàn lãnh đạo đảng CSVN lại chịu mất đi phần biên giới phía Bắc một cách nhục nhã như vậy? Tại sao các đời Tổng Bí Thư khác cũng ở thế yếu nhưng dám trái ý Thiên Triều, mà bắt đầu từ đời Tổng bí thư Lê Khả Phiêu lại dâng đất, bán biển?. Tại sao ông Phiêu và lãnh đạo Ðảng các đời sau này không biết Ải Nam Quan đã từng là di tích lịch sử? Tại sao lãnh đạo đảng CSVN lại có thể đánh giá quá thấp lòng yêu nước và tự ái của dân tộc Việt Nam? Tại sao CSVN lại đồng ý rút lui các đòi hỏi về lãnh hải theo Hiệp Ðịnh nhà Thanh 1887 mà năm 1974 họ đã từng yêu cầu phía Trung Quốc phải chấp thuận. Tại sao Trung Quốc đã làm áp lực thế nào mà cả bộ máy lãnh đạo Ðảng CSVN đã phải cúi đầu ký nhận? Ðã có những nhượng bộ, đe dọa, đổi chác bí mật và bỉ ổi nào đằng sau các Hiệp Ðịnh trên không?

Nhiều năm đã trôi qua, về chính trị, một số biến cố lịch sử đã làm đảo lộn cán cân thế giới. Vị trí chiến lược và tầm ảnh hưởng quân sự của Trung – Việt cũng thay đổi. Liên Bang Sô Viết, chổ dựa vững chắc cho các lãnh đạo Ðảng CSVN đã và đang phải lo tự cứu lấy thân. Chủ nghĩa cộng sản bị hủy diệt ngay chính trên nơi sản sinh ra nó. Các nước xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc và Việt Nam phải biến theo hướng thị trường chủ nghĩa để sống còn. Việt Nam mất hoàn toàn các thế lực yễm trợ từ quốc tế vô sản, nên phải dựa dẫm và thần phục đàn anh bá quyền Trung Quốc. Dù vậy, so với những năm chiến tranh, hiện tại Hà Nội cũng không đến nổi tệ, phải chịu nhục để mang tiếng bán nước cho ngoại bang. Việt Nam đã không cần phải ngửa tay xin viện trợ Trung Quốc nữa. Dù về mặt chính trị vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề, nhưng ngược laị về kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến bộ. Chỉ riêng lực lượng người Việt hải ngoại, mỗi năm đã có hơn 10 tỷ dollars gửi về “cho không biếu không”. Số tiền viện trợ không hoàn lại này thừa khả năng làm đòn bẩy nuôi sống bộ máy nhà nước và thúc đẩy nền kinh tế phi lao động tại Việt Nam vận chuyển nhịp nhàng.

Trong bối cảnh chính trị và kinh tế như vậy, việc các nhà lãnh đạo đảng CSVN cam tâm bán nước, nhường đất bán biển cho Trung Quốc vẫn là một ẩn số?

© Đỗ Thành Công
© Đàn Chim Việt

22 Phản hồi cho “Ai bán Ải Nam Quan?”

  1. Phạm An says:

    Ngoài bức công hàm 1958, phía CSVN, còn nhiều tài liệu xác nhận HS-TS thuộc chủ quyền của TQ
    như:
    - 1/.Bản đồ thế giới do Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam xuất bản năm 1960. Trên bản đồ này, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) được đánh dấu là lãnh thổ Trung Quốc.
    - 2/.Cục Bản đồ của Việt Nam xuất bản tấm bản đồ năm 1972, trong đó quần đảo Nam Sa được chú thích bằng tiếng Hoa, chứ không phải bằng tiếng Việt, tiếng Anh hay tiếng Pháp.

  2. Thắc-Mắc says:

    Nhìn tổng-thể bài chủ, tôi có cảm-tưởng bài viết này ngầm bênh-vực cho đường-lối của CSVN. Chỉ có phần mở đầu, tác-giả nêu đích-danh vài lãnh-đạo CSVN làm công chuyện của Mạc Đăng Dung trước kia, còn phần sau hầu hết là những lời biện-minh rằng CSVN luôn ngờ-vực thiện-chí của TQ. Mặc dù tác-giả khôn-khéo đưa ra những ” dữ-kiện ” nói lên ý-nghĩ và hoạt-động của CSVN trong sự cảnh-giác đối với TQ. Tuy nhiên, chúng ta phải cần xem lại những bằng-cớ mà tác-giả đưa ra có thật-sự tồn-tại không, và có thật-sự đề-cập những điều như tác-giả muốn trình-bày không. Tôi đã thử đọc cẩn-thận lại lần thứ hai và cảm-nhận trên không thay-đổi. Nếu quả là ý-định của tác-giả muốn viết như thế, chúng ta có nên đặt vấn-đề về tác-giả chăng.

    • Trúc Bạch says:

      Tui cũng đã “thắc mắc” như anh Thắc Mắc, nhưng hình như it có ai cũng có thắc mắc như mình .

      Có phải vì minh khó tính chăng ? hay mình không đủ đầu óc để hiểu tác giả ?

      Nhức cái đầu quá !

    • Trực Ngôn says:

      Tôi không nghĩ là tác giả “ngầm bênh-vực cho đường-lối của CSVN”, mà là bài viết đầu voi đuôi chuột. Mở đầu tác giả kết án CSVN chắc nịch và nêu ra bằng chứng;

      Vết nhơ đó, lịch sử phải ghi một lần nữa, nhưng lần này, tủi nhục và đau đớn hơn cho giòng dõi Việt: “Cuối thế kỷ thứ 20, Lê Khả Phiêu, Tổng Bí Thư đời thứ 6 của Đảng CSVN cùng bày tôi các cấp như Lê Công Phụng, Vũ Khoan….., vì sợ hải bị mất quyền lực, vì đặt quyền lợi Ðảng lên trên quyền lợi Dân Tộc và Ðất Nước, đã cam tâm ký Hiệp Ðịnh Về Biên Giới với Trung Quốc. Hiệp Ðịnh này nhường đứt hơn 720 cây số đường biên giới phía Bắc, nhường mất nhiều di tích lịch sử, đất đai, làng mạc và cả dân cư Việt cho người Trung Quốc. Trong số di tích lịch sử bị mất, có Ải Nam Quan. Ðây là nơi Nguyễn Trãi đã từ biệt cha Nguyễn Phi Khanh, trở về phò Lê Lợi diệt Minh, nơi tướng nước Tàu Liễu Thăng đã bị quân Nam phục binh chém rơi đầu, nơi Mạc Ðăng Dung từng lê lết trói mình, qùy lạy xin dâng đất. Ải Nam Quan của Nước Nam đã chính thức xoá tên từ tháng 12 năm 1999.

      Nhưng phần kết thì yểu quá, CSVN đã bán nước cho TQ với những bằng chứng nêu trên, vậy mà tác giả vẫn đặt nghi vấn với “ẩn số”?

    • vb says:

      Một “thắc mắc” rất đáng lưu ý!

      Cho đến lúc này, hành động cuả ĐCSVN, “bán nước” hay bi khuất phục trước Trung Cộng mà còn nằm trong ” ẩn số” thì người Việt trong và ngoài nước cần phải xem lại lập trường cuả các chính trị gia như ông Đỗ Thành Công, Đảng Dân Chủ!

      Trừ một số thông tin có nguồn từ các tác giả phương Tây( Gilk, Chanda…) được tác giả dẫn ra, hầu hết tin tức về những cuộc gặp gỡ giữa các người lãnh đạo VN- TC trước kia, như giữa Lê Duẩn- Đặng Tiểu Bình đều chỉ “nói vo” mà không dẫn nguồn.

      Lên án những hành động bán nước cuả các ban lãnh đạo CSVN chỉ tới “triều đại” Lê Khả Phiêu, Nguyễn Văn Linh mà không thấy tác giả kể thêm về những thời gian sau này từ Đỗ Mười, Nông Đức Manh…Phải chăng những nhân vật “lãnh đạo” sau này…it hay không có hành động nào làm tổn hại cho VN?

      Phải chăng chủ trương cuả Đảng Dân Chủ qua tiếng nói cuả ông Đỗ Thành Công, muốn NVHN (dễ chấp nhận hơn khi phải) ‘hợp tác” với chính quyền CS hiện nay trong việc chống Trung Cộng bằng cách “làm nhẹ” vai trò bán nước, hại dân cuả giới lãnh đạo hiện nay?

  3. Nguyễn Phan says:

    Chỉ hơn một tháng truớc đây thôi, trong một buổi họp tại văn phòng TT, rành rành 2 tấm bản
    đồ VN có hình đường lưỡi bò được treo 2 bên phía sau TT Nguyễn tấn Dũng (Đăng trên báo VIETNAM.NET), thật khó hiểu? Chả lẽ họ không biết… Như trước đây, học sinh cầm cờ 6 sao
    thay vì 5 sao TQ, chả lẽ họ không biết ? Ai cũng biết CS họ rất kỹ càng, cẩn thận trong những
    v/đ nhậy cảm như vậy.

    • BUILAN says:

      Thí có gì lạ đâu !!
      Xem đây thì rõ !!
      ” Than ôi trời CHXHCNVN (Công Hồ Xuống Hàng Chó Ngưạ Vì Ngu) vọng ra sắc cảnh

      UÔNG CHU LƯU :

      Một người Tàu làm Phó Chủ tịch Quốc hội VC muôn năm!

      ***

      Vừa qua, nhân lục lọi tìm tin tức trên các trang Web ở trong nước, luôn cả trang Web của Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Bá Thanh, chúng tôi tình cờ bắt gặp tin người Phó Chủ tịch Quốc Hội CS Hànội hiện nay tên UÔNG CHU LƯU, vốn là một người Tàu chánh hiệu con nai 100% do Thiên triều phái tới.

      Chúng tôi còn nhớ, sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ Lịnh Cấm Vận chế độ CS Hànội ít lâu (năm 1995), CS Hànội có cử một phái đoàn cấp “Thứ Trưởng” sang Hoa Kỳ để đàm phán những vấn đề có liên quan giữa 2 nước, do Thứ trưởng UÔNG CHU LƯU cầm đầu sẽ gặp người đồng nhiệm là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoa Kỳ tại thủ đô Washington.

      Trong khi 2 phái đoàn đối diện đàm phán, cả phiá VN và Hoa Kỳ đều có mang theo thông dịch viên riêng. Và trong khi đàm phán, mỗi bên cứ xử dụng tiếng mẹ đẻ của mình (tiếng Anh hay tiếng Việt), để cho các thông dịch viên 2 bên dịch lại. Điều nầy có nghĩa là, phía Mỹ nói tiếng Anh; còn phía CS Hànội thì cứ nói tiếng Việt. Đây cũng là nguyên tắc chung trong các cuộc đàm phán quốc tế.

      Thế nhưng, khi gặp Thứ truởng Bộ TP Hoa Kỳ, ông Uông Chu Lưu không dùng tiếng Việt, mà nói bằng tiếng Anh. Có điều “ngài” Uông Chu Lưu nói tiếng Anh ẹ quá, nói sai cả chánh tả, làm phía Hoa Kỳ không hiểu ông ta muốn nói cái gì, cứ luôn miệng hỏi “what”… “what”… lia lịa !…

      Thấy vậy, người nữ thông dịch viên phía Mỹ liền nhìn thẳng vào ngài Uông Chu Lưu nói bằng tiếng Việt : “Xin Ông vui lòng nói tiếng Việt để cho thông dịch viên của ông dịch lại. Ông nói tiếng Anh khiến ông Thứ trưởng của tôi không hiểi chi cả”.

      Ngài Uông Chu Lưu nhìn nữ thông dịch viên phía Mỹ với bộ mặt ngơ ngác như không hiểu cô nói gì ? Và rồi ông ta quay sang người thông dịch viên của mình, bất ngờ xổ ra một tràng bằng tiếng… Tàu !

      Té ra Uông Chu Lưu là một người Tàu chánh cống không biết nói tiếng Việt !

      Trên đây là câu chuyện có thật 100% mà báo chí tiếng Việt ngữ vùng Thủ Đô Washington hồi đó đã tường thuật lại.

      Sau đó ít lâu, chúng tôi lại thấy Uông Chu Lưu trở thành “Phó Chủ Tịch” Quốc Hội của chế độ CS Hànội cho tới bây giờ. Xem đó đủ thấy, một anh Tàu chánh cống không nói được tiếng Việt lại được cử làm “Thứ trưởng” Bộ Tư Pháp, rồi Phó Chủ tịch Quốc Hội (Lập Pháp), như vậy rõ ràng Hiến pháp và Luật pháp của CS Hànội hiện nay là “bản sao” của Tàu khựa.

      Xin lưu ý : dưới chế độ CS Hànội, các chức “phó” mới là quan trọng hơn chức “Chủ tịch” hay chức “Trưởng” các ngành, vì phụ trách vai trò “chủ đạo về chánh trị” như các “Chính Uỷ”.

      Với trường hợp “UÔNG CHU LƯU”, chúng ta hiểu ngay, tập đoàn lãnh đạo CS Hànội đã bị tên Uông Chu Lưu –đại diện của Thiên triều– phối hợp với tên Đại sứ của Tàu khựa ở Hànội, nắm đầu bọn chóp bu CS Hànội trong lòng bàn tay.

      Chả trách, trước tình hình đất nước lâm nguy như hiện nay, tập đoàn CS Hànội cứ chạy loanh quanh như gà mắc đẻ: về mặt chánh quyền thì Thủ tứớng Ba Dũng nói “chống Tàu”; nhưng bọn Công an VC do Tàu nắm đầu, thì cứ bắt nhốt tất cả những ai dám… chống Tàu ! Còn tên đầu sỏ Trọng Lú thì cứ ngậm miệng húp xì dầu… cúi đầu vâng lịnh Thiên triều… Tàu khựa môn năm !

      GÓPGIÓ 7-6-2014

  4. TRĂNG NGÀN says:

    MẠC ĐĂNG DUNG

    Một lần để nhục muôn đời
    Mạc Đăng Dung đó, hỏi Trời thấy không ?
    Trói mình ra Ải Nam Quan
    Đầu hàng giặc Bắc để toàn được thân !
    Quân Minh dẫu mạnh bao lần
    Thật là quốc nhục tấm thân hay gì !
    Ngàn đời nhục mãi còn chi
    Nước nào rửa sạch nhục này cho cam !
    Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Dung
    Một lần dại dột nhục ngàn đời sau !

    NON NGÀN
    (10/6/14)

  5. Thích Nói Thật says:

    Trong nội dung bài viết, ông Đỗ Thành Công đã nêu ra những chứng cứ lịch sử và sự lệ thuộc của CSVN vào quan thầy Trung quốc, thần phục Tầu cộng.

    Nhưng câu hỏi kết luận: “Trong bối cảnh chính trị và kinh tế như vậy, việc các nhà lãnh đạo đảng CSVN cam tâm bán nước, nhường đất bán biển cho Trung Quốc vẫn là một ẩn số?” đã làm giảm hẳn giá trị của ài viết!

    Thật đáng tiếc.

  6. noileo says:

    Trích: “Câu hỏi đặt ra là tại sao đột nhiên tập đoàn lãnh đạo đảng CSVN lại chịu mất đi phần biên giới phía Bắc một cách nhục nhã như vậy?”

    Câu hỏi đặt ra cho Đỗ Thành Công là tại sao đột nhiên tập đoàn lãnh đạo đảng “Liên xô” lại chịu sụp đổ như vậy?

  7. Le Thanh says:

    Ải Quan Nam nghĩa là ải quan sát về phía Nam, tức là của Trung Quốc dùng để quan sát về hướng Nam, từ tên của nó đã cho thấy cơ hội cao nó thuộc của TQ. BBC có cuộc phỏng vấn cụ thể về việc này. Tác giả nên có một cuộc điều tra kỷ lưỡng trước khi nhận định. Cần phải thận trọng khi đưa ra một ý kiến có tính cách chê bai chế độ miền Bắc, bởi vì nó đi ngược lại với tinh thần đoàn kết cần có cho mọi người Việt. Cần phải có chiến lược đoàn kết mọi người dân và giúp họ thấy được chế độ CS là đi ngược lài với văn minh loài người. Không nên chê trách việc quá khứ, mà hãy nên có chính sách ngăn ngừa việc tệ hại trong tương lai, trong đó có hiềm khích giữa người Việt.

  8. Cảm says:

    Sao lại dùng từ ” xăm chiếm miền nam” tác giả nên xem lại thực thể Việt Nam là như thế nào chứ.

    • Trúc Bạch says:

      “Thực thể miền Nam” như thế nào ?

      - Thực thể miền Nam là một quốc gia có chủ quyền mang tên VNCH – cũng chính là người chủ đích thực của Hoàng Sa và Trường Sa – Và cái “Thực Thể” đó đang được bọn CS khốn nạn dùng như một “bằng chứng không thể chối cãi được !” để phân bua với thế giới về cái vấn nạn của “Công Hàm Bán Nước 1958″ mà Hồ Chí Minh đã ngu xuẩn sai Phạm Văn Đồng ký đấy !

      Muốn biết rõ hơn cái “thực thể” đó như thế nào thì cứ giở mấy tài liệu mà chính bọn CSVN đang trình ra quốc tế , nói về Công Hàm 1958, nói về Hoàng Sa và Trường Sa trong những tháng gần đây…thì sẽ sáng mắt ngay .

      Thế giới đã chính tai nghe bọn CSVN phải buộc lòng xác nhận rằng “VNCH là một quốc gia có chủ quyền” rồi , Đừng giả ngây nữa – Tởm lắm !

  9. Nặc danh says:

    Lê Khả Phiêu là tay rất máu gái, và đã bị Trung Nam Hải cài bẫy và đã có con. Tất cả giới chóp bu CSVN đều bị Trung Nam Hải mua chuộc. Phiêu sợ Tàu đưa ra công luận nên đánh múi mặt dâng đất cho Tau

  10. Trúc Bạch says:

    Trích :

    “Dù vậy, họ đã không có những nhượng bộ trắng trợn đáng kể, ngoại trừ văn kiện của Phạm Văn Ðồng công nhận tuyên bố của Trung Quốc về lãnh hải năm 1958. Thậm chí sau đó, Ðảng CSVN đã có những thái độ….”

    Có còn cái gì trắng trợn, đáng kể hơn cái “văn kiện Phạm Văn Đồng” ? Mịa, nội một cái “công hàm bán nước 1958″ đã “chết mẹ nhân dân VN” rồi, ông Đỗ Thành Công còn muốn cái gì trắng trợn, đáng kể hơn nữa ??

    Không hiểu ông này muốn nói cái gì ?

    trích :

    “Trung Quốc đã gửi hơn 130,000.00 quân đóng dọc theo biên giới phía Bắc để yễm trợ Hà Nội. Dù vậy, Hà Nội đã có những phản ứng khó hiểu làm Mao Trạch Ðông đã chỉ thị cho quân đội Trung Quốc “hạn chế các sự yễm trợ quá nhiệt tình có thể gây ra hiểu lầm từ phía Việt Nam.”

    Không lẽ đảng CSVN lại có tinh thần “thoát Trung” từ 1966 ?

    Ông Đỗ Thánh Công “học” ở sách nào vậy ? Có phải là trong tập tài liệu “30 năm sự thật quan hệ Việt Trung” do Hanoi phổ biến trong thời kỳ chiến tranh 1979 ?

    Ông làm như là trước Nguyễn Văn Linh, thì đảng CSVN không hề quy lụy, cầu viện, thần phục Tầu ….không bằng .

    Tào lao vừa thôi ông ơi !

Phản hồi