WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ngày Quân Lực 19 tháng 6 – 1965

QLVNCHÝ nghĩa và lịch sử

Lịch sử miền Nam Việt Nam của chúng ta ngoài bất hạnh to lớn là ngày mất nước tan hàng 30 tháng 4-1975 còn có những bất hạnh nhỏ cũng khá đau thương.

Nếu chúng ta có những ngày ghi dấu rõ ràng như giỗ Tổ Hùng Vương, Hai bà Trưng, rồi trải qua các triều đại anh hùng chiến đấu chống Bắc phương của thời xưa thì ngày tháng lịch sử của một trăm năm qua có nhiều điều phiền muộn.

Không thể kể đến các ngày tháng mà phe cộng sản ồn ào tưởng niệm, riêng miền Nam chúng ta vẫn còn nhớ ngày 20 tháng 7-1954 chia đôi đất nước. Rồi đến 30 tháng 4-1975 mất nốt miền Nam. Chúng ta có đến 2 ngày Quốc Khánh nhưng chẳng ngày nào được coi là toàn quân toàn dân đồng thuận. Ngày 26 tháng 10 của nền đệ nhất Cộng Hòa với ông Ngô Đình Diệm cũng phải trả giá mở đầu bằng cuộc truất phế ông vua cuối cùng của triều Nguyễn và chấm dứt bằng cái chết của chính vị tổng thống. Qua nền đệ nhị Cộng Hòa của trung tướng Nguyễn Văn Thiệu đã ra đời bắt đầu bằng một ngày Quốc Khánh mới 1 tháng 11. Ở giữa 2 nền Cộng Hòa có ngày 19-6-1965. Ngày mà ông thủ tướng Kỳ gọi là ngày quân đội lên cầm quyền. Đó là ngày được chọn là ngày Quân Lực, chúng ta vẫn tưởng nhớ và kỷ niệm cho đến nay. Tại hải ngoại đây là ngày quân lực lần thứ 49.

Mặc dù không thích cái ý nghĩa nguồn gồc lịch sử của ngày Quân Lực, nhưng không phải vì vậy mà chúng tôi không tôn trọng nó. Đây chính là điều hẹn ước, đây chính là một sự thỏa hiệp. Đây là cái cây của tình chiến hữu, phải chăm sóc mới tồn tại và phải tưới nước bón phân mới sống được. Sau cùng, khi nói chuyện cũ vẫn có anh em trẻ hỏi rằng tại sao ngày xưa không lựa chọn một ngày nào khác có ý nghĩa và không hệ lụy với biến chuyển thời sự cuả các triều đại. Bèn kể lại chuyện lịch sử ngày Quân lực như sau:

49 Lần Quân Lực, viết cho đời lính.

VNTôi đã từng đọc biết bao lần về lịch sử Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Mỗi lần đọc là một lần khắc khoải, nhưng rồi bụng lại bảo dạ, thôi không than thở nữa. Lần này vào dịp Quân Lực 19 tháng 6 năm 2014, lại xin gửi đến các chiến hữu một chút tâm sự.

Cũng như quý vị, chúng tôi không thích cái ý nghĩa nguyên thủy của Ngày Quân Lực mà ông thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ đã khoe rằng, ông là cha đẻ. Chẳng phải bây giờ mới nói ra cái chuyện cũ kỹ đó, chúng tôi đã từng viết ra cảm nghĩ ray rứt ngay từ 49 năm về trước. Ngay từ ngày đó cũng đã vất vả về cây bút. Số là ngay sau khi đảo chính ông Diệm, tôi là sĩ quan đại diện Quân Khu I từ miền Đông lên họp Tổng Tham Mưu về đề tài đi tìm một ngày ghi dấu cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Anh em trong ủy ban các cấp ngồi bàn thảo. Lấy biết bao nhiêu ngày tháng lịch sử từ Bắc vào Nam, từ 1950 đến 1965 để đưa ra lựa chọn. Suốt cả chiều dài của lịch sử đều là những ngày tháng có liên quan đến việc hình thành quân đội quốc gia, nhưng chẳng chọn được ngày nào cho trọn vẹn ý nghĩa. Cái đắng cay của vấn đề là giai đoạn trước di cư 54, nghị định văn thư và hồ sơ thành lập đơn vị Việt Nam đều bằng tiếng Pháp và từ bộ tư lệnh quân đội Viễn Chinh đưa xuống. Lệnh cho thành lập BVN gọi là các tiểu đoàn Việt Nam cũng bằng Pháp văn. Lệnh cho tiểu đoàn 5 nhảy dù Việt Nam vào Điện Biên Phủ cũng do tướng Pháp ký. Tiểu đoàn trưởng cũng là người Pháp. Đọc lịch sử quân đội quốc gia trước thời 1954, bộ tổng tham mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại Sài Gòn chưa tìm được một ngày cho đủ ý nghĩa của Quân Lực. Sau 1954 thì cũng có một số ngày tháng được trình lên để duyệt xét. Bản phúc trình có ghi lại một số dữ kiện mà ký ức mòn mõi của tôi còn hình dung được một vài chi tiết như sau: Thời kỳ 46 – 47, quân đội Liên Hiệp Pháp bắt đầu tuyển mộ tân binh Việt Nam, các đơn vị bổ túc ra đời, các đại đội nhảy dù lính Việt do sĩ quan Pháp chỉ huy. Hiệp ước Hạ Long ngày 6 tháng 6-1948, vua Bảo Đại nhân danh Quốc Trưởng ký với Pháp có điều khoản thành lập Quân Đội Quốc Gia. Ngày 1 tháng 6-1949, khóa sĩ quan Việt Nam đầu tiên mở ra tại Huế. Bốn tiểu đoàn Việt Nam thành lập. Trong Nam là tiểu đoàn 1 Bạc Liêu và tiểu đoàn 3 Rạch Giá. Ngoài Bắc, tiểu đoàn 2 Thái Bình và tiểu đoàn 4 Hưng Yên. Tiểu khu Hưng Yên ngày đó là thời kỳ các sĩ quan trẻ gặp nhau. Trung úy Nguyễn Văn Thiệu, trung úy Cao Văn Viên và đại úy Trần Thiện Khiêm. Cao cấp nhất là đại úy Nguyễn Khánh sau thăng cấp thiếu tá. Sau này trở thành quốc trưởng, tổng thống, thủ tướng và đại tướng tổng tham mưu trưởng. Đến khi tập hợp vào miền Nam. Quân Đội Quốc Gia gia tăng dần lên 60,000 quân nhưng chưa có được một ngày quân lực mang ý nghĩa rõ ràng. Phía chính phủ trước đó thì đã có ngày Quốc Khánh 26 tháng 10 tổ chức duyệt binh hàng năm ghi dấu Đệ Nhất Cộng Hòa của tổng thống Ngô Đình Diệm. Sau đó là đến thời kỳ đảo chính và những năm xáo trộn giữa các tướng lãnh với cả chục lần binh biến. Tuy nhiên, sau cùng miền Nam đã gượng gạo nhận ngày cách mạng 1 tháng 11 làm ngày Quốc Khánh mới.

VNCHTiếp theo, với sức ép của Hoa Kỳ và đòi hỏi của dân chúng, các vị tướng lãnh của thời kỳ hỗn loạn chính trị ở miền Nam đã miễn cưỡng lập ra một chính phủ dân sự tạm thời với cụ Phan Khắc Sửu làm quốc trưởng và ông Phan Huy Quát làm thủ tướng. Tuy nhiên, các vị chính khách dân sự này không đủ bản lãnh để lãnh đạo đất nước trong một hoàn cảnh rất đen tối và phức tạp. Biết bao nhiêu tranh chấp giữa các đảng phái, các tôn giáo và rất nhiều khó khăn trong hoàn cảnh chiến tranh ngày một gia tăng và Mỹ ào ạt đổ quân vào Việt Nam để chặn đứng làn sóng đỏ. Thêm vào đó, quốc trưởng và thủ tướng lại bất đồng ý kiến nên nội các dân sự bèn tuyên bố bỏ cuộc, trao quyền lại cho các tướng lãnh. Các tướng lãnh niên trưởng rất vui mừng họp bàn để nhảy ra chính trường gọi là nhận trách nhiệm lịch sử. Một cách hết sức khách sáo, các xếp vẫn nói là muốn rửa tay chính trị, không ham quyền lực nhưng tình thế bắt buộc phải ra nhận lãnh. Nhân danh quân đội, các đàn anh niên trưởng của chúng tôi vẫn đeo sao trên cổ áo, ngồi hội nghị tranh cãi suốt ba ngày, đưa ông Thiệu, ông Kỳ ra cai trị đất nước gọi là ngày quân đội đứng lên làm lịch sử 19 tháng 6-1965. Không bao giờ tôi quên được ngày 19 tháng 6 đó. Tình cảm chân thành với quân đội thì luôn luôn gắn bó, nhưng bảo cái ngày đó là ngày toàn quân đứng lên làm lịch sử thì việc này chỉ có các xếp làm với nhau chứ đâu có ăn nhập gì đến toàn quân. Với bút hiệu Lính Chiến, tôi viết báo Chính Luận cho tổng thư ký Từ Chung qua mục “Một tuần vòng chân trời quân sự”. Tôi đã đưa ra quan điểm như trên. An Ninh Quân Đội của Quân Khu I ở Thủ Đức đã mời lên hỏi thăm sức khỏe. Gặp anh bạn quen nói rằng, “Thôi ông ơi, ông làm ơn nghỉ viết lách cho chúng tôi nhờ. Thời ông Diệm lên thì có 26 tháng 10. Đến thời ông Minh thì 1 tháng 11. Bây giờ ông Kỳ thì chọn 19 tháng 6.

Tuy nhiên, ngày đó các xếp đã chọn thì cứ coi như một hẹn ước giữa anh em mình. Bàn làm gì chuyện xa xôi cho thêm phiền. Viết lách làm gì cho rắc rối.” Đó là anh bạn đại úy an ninh quân đội đã nói chuyện với tôi đầu năm 1966. Năm đầu tiên có Ngày Quân Lực. Cho đến năm nay là 49 năm. Đúng như vậy, anh bạn cũ nhân danh An Ninh Quân Đội ngày xưa tra vấn tôi, nay đã qua đời. Đó là đại tá Trần Duy Bính. Nhưng lời chiến hữu nói ra vẫn còn ở lại. Quả thật, 19 tháng 6 hàng năm đối với chúng tôi chỉ là một ngày hẹn ước để gặp nhau. Người tự nhận là khai sinh cho 19 tháng 6 là ông thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ nay đã ra đi. Vị chủ tịch ký giấy ban hành nghị định 19 tháng 6 là trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, cũng trở thành người thiên cổ. Vậy thì, nếu đã nhìn thấy những cay đắng của lịch sử như thế thì cái ý nghĩa của ngày 19 tháng 6 của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nằm ở chỗ nào. Nghĩ như thế mà sao mỗi năm đến 19 tháng 6 vẫn thấy lòng rung động. Kỷ niệm 19 tháng 6 lần thứ nhất vào năm 1966 làm trong Bộ Tổng Tham Mưu. Năm sau 1967, duyệt binh lớn ở đường Trần Hưng Đạo. Rồi từ đó mỗi năm là có Ngày Quân Lực. Lúc làm quy mô, lúc thì thu hẹp. Cho đến năm 1973, sau khi vừa ký hiệp định Paris thì Tổng Tham Mưu tổ chức một cuộc duyệt binh vĩ đại đã được ghi vào bộ hình lịch sử ngày nay vẫn còn có dịp coi lại trên DVD. Năm đó chúng tôi tham dự trong ủy ban tổ chức do Bộ Tổng Tham Mưu. Xin nhắc lại một vài kỷ niệm đáng ghi nhớ. Trước đó một tuần, anh hùng quân đội từ các đơn vị được chào đón tại thủ đô, dẫn đi thăm các danh lam thắng cảnh và các công xưởng quân đội. Các đoàn thể và thương gia khoản đãi đại tiệc suốt tuần. Thủ tướng Trần Thiện Khiêm và phái đoàn chính phủ lên làm lễ tại Nghĩa Trang Biên Hòa. Khu Nghĩa Trang Quân Đội vào đầu tháng 6-1973 đã là nơi yên nghỉ gần 15 ngàn chiến sĩ, chiếm một nửa toàn thể khu vực dự trù cho 30 ngàn phần mộ. Các trận đánh khốc liệt từ 1968 Mậu Thân đến 1972 Mùa Hè Đỏ Lửa đều có đại diện Hải Lục Không Quân về nằm dưới lòng đất lạnh. Tiếp theo ngày 19 tháng 6-1973, các đơn vị Hải Lục, Không Quân, các quân đoàn, các binh chủng, địa phương quân, nhân dân tự vệ, xây dựng nông thôn, thiếu sinh quân và nữ quân nhân đều có mặt tham dự một cuộc diễn hành lịch sử được coi là xuất sắc nhất. Và cũng thật đau thương, đây là cuộc diễn hành cuối cùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Đoạn phim được dân Hà Nội coi lén sau 1975 hết sức trầm trồ là đoàn diễn hành nữ quân nhân. Nhịp bước quân hành của các thiếu nữ trong quân phục đã làm cho rung động cô sinh viên văn khoa Nông Thị Thanh Nga. Sau khi xem diễn hành ở đường Trần Hưng Đạo, cô ghi tên vào học niên khóa 1973-1974 để v ề sau ra trường trở thành thiếu úy huấn luyện viên cho đến lúc tan hàng tháng 4-1975. Ngày nay cô thiếu úy của quân đội Sài Gòn trở thành quả phụ bán hàng rong ở vỉa hè chợ Tân Định. Hàng năm đem vàng hương lên Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa nhớ về ngày 19 tháng 6. Nhưng bây giờ chúng ta hãy trở lại với Ngày Quân Lực năm 1973. Sau buổi diễn hành, tổng thống đãi tiệc buổi trưa các anh hùng quân đội tại Dinh Độc Lập. Buổi chiều thủ tướng khánh thành khu triển lãm của Hải Lục Không Quân và các công xưởng tiếp vận. Buổi tối là cuộc rước đuốc và xe hoa. Hàng ngàn ngọn đuốc sáng rực đô thành Sài Gòn hoa lệ tưởng chừng như hòn ngọc viễn đông sẽ vĩnh viễn sống mãi với Việt Nam Cộng Hòa. Cùng buổi tối, đại tướng Tổng Tham Mưu Trưởng tiếp tân tại Bộ Tổng Tham Mưu. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, phó tổng thống Trần Văn Hương, thủ tướng Trần Thiện Khiêm, toàn thể nội các, ngoại giao đoàn, phái đoàn quốc hội và các anh hùng quân đội tham dự đêm văn nghệ của biệt đoàn trung ương. Ngày vui quân lực của cả một thời xưa xa cách 49 năm tưởng chừng như mới hôm qua. Bây giờ năm 2014 đã trải qua 49 năm quân lực. Nếu ngày 19 tháng 6-1975, đất nước mà còn giữ được thì Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa sẽ có lễ khánh thành đợt sau cùng với Nghĩa Dũng Đài hoàn tất cao ngất từng không, rực rỡ hàng đèn hai bên lối đi. Khu mộ chí tướng lãnh nằm ở vòng trong, rồi đến sĩ quan các cấp và hàng binh sĩ. Nhưng rồi ngày 30 tháng tư 2014 chợt đến, ai là người còn nhớ về thắp hương tại nghĩa trang Biên Hòa.

Khu nghĩa trang xưa trên 100 mẫu tính đến năm 2014, các gia đình đã cải táng di chuyển 5,000 và vẫn còn 11000 ngôi mộ với cỏ gai lấp đầy lối vào. Diện tích nghĩa trang cũng phải thu hẹp lại.

Ngày 19 tháng 6 năm 2013 vừa qua, chỉ còn một số thương phế binh Biệt Khu Thủ Đô lên tảo mộ chui, được đến đâu hay đến đó. Tuy nhiên, trên phương diện chính thức, dù hoang phế điêu tàn nhưng Nghĩa trang quân đội tại Biên Hòa vẫn còn tồn tại như một chứng tích của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Với những biến chuyển thời sự hiện nay, tuy muộn màng nhưng chắc chắn nghĩa trang sẽ trở thành vĩnh cửu cũng như lịch sử của Việt Nam Cộng Hòa. Các di vật của Liên Đội Chung Sự và của quân lực đã thu về Viện Bảo Tàng tại San Jose. Ngày quân lực năm nay, Việt sẽ đón chào các cựu chiến sĩ ghé lại thăm. Đặc biệt các vị từ nơi xa về thăm sẽ có dịp ghi dấu hình ảnh ý nghĩa tại San Jose với tượng đài anh hùng và hàng ngàn di tích lịch sử.

© Giao Chỉ
© Đàn Chim Việt

103 Phản hồi cho “Ngày Quân Lực 19 tháng 6 – 1965”

  1. LT. Võ Đông Cung says:

    Chân dung các vị “tướng” của Quân lực Việt nam Cộng hoà

    Nhớ về cái Tết đầu tiên trên xứ người năm 1976, trong một nhà hàng All You Can Eat, với hàng ngàn đoá mai vàng bằng giấy do sự giúp sức của các em học sinh trường trung học Cambria, San Luis Obispo, ba thằng lính trẻ bại trận lưu vong cố gắng tìm nụ cười để đáp tạ lòng ưu ái của cộng đồng địa phương San Luis Obispo đến tham dự chật cả nhà hàng.

    Tôi đã chuẩn bị số tiền dành dụm suốt 6 tháng làm lụng vất vã với mức lương 2,50 đôla/giờ để chi phí cho tiệc Tết này. Tuy nhiên lúc tiệc sắp tàn, thực khách đứng lên hô hào chung góp để trả thế cho tôi. Sau khi thanh toán cho nhà hàng còn dư lại vài trăm, trước mặt đông đủ thực khách tôi cảm tạ họ và trao số tiền còn lại này cho vợ chồng người bạn vừa mới được bảo trợ tới, vì người vợ có mang sắp sanh. Phải nói 3 thằng lính trẻ lúc đó đã làm cho người Mỹ địa phương kinh ngạc và kính nể, vì tinh thần gắn bó yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Báo chí địa phương chụp hình đăng tải một bài dài về tinh thẩn của người lính Việt nam Cộng hoà.

    Thấm thoát giờ chỉ còn mấy ngày nữa lại đến cái Tết thứ 38 trên xứ người. Cái Tết ngày xưa đầu còn xanh, chân còn vững. Cái Tết này tóc râu chẳng những đã nhuộm sương mà lần lượt âm thầm từ giã không một lời nào, thiên mệnh sao khéo bạc tình đến vậy.

    Người Việt đến Mỹ bây giờ đông gấp mấy ngàn lần ngày xưa, nhưng “gió tanh mưa máu” dẫy đầy từng con phố, từng khu chợ. Người Mỹ đã phải ngao ngán cái nhân tình giữa cộng đồng người Việt cùng tha phương với nhau. Càng nghĩ tới tim càng chùng xuống, nhịp đập như lơi dần. Thôi thì ta với ta chiếu khán phong vân cho tường thực sắc tính dã.

    Xuất thân là một quân nhân quân lực Việt nam Cộng hoà, đào vong hải ngoại cũng vẫn là quân nhân QLVNCH, tôi muốn hoài niệm tới những vị “tướng” của QLVNCH. Là một quân nhân miệt mài giữa rừng sâu, khi cheo leo đỉnh đồi heo hút gió tôi nhận ra vị “tướng” không phải chỉ là người trên vai lấp lánh những ngôi sao mà là tất cả những ai có trách nhiệm chỉ huy đơn vị từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất đều là vị “tướng”. Từ vị có quyền ra lệnh cho cả triệu binh sĩ đến anh chuẩn úy trung đội trưởng, với tôi đều là những vị “tướng”, nói chung “tướng” là toàn thể sĩ quan QLVNCH.

    Cũng có một số người hoài niệm bằng cách may hoặc mua những bộ binh phục, những chiếc xe Jeep phế thải của Mỹ, hát những bản hùng ca ngày nào. Nhưng với tôi, hoài niệm là phải lấy thành bại luận anh hùng chứ không ai lấy quá khứ xum xoe mình anh hùng. Lời thật lòng ngay xin mọi người đừng cay cú, hãy bình tĩnh cùng nhau chiếu khán phong vân. Một quân lực hùng mạnh như vậy mà không một vị tướng nào hô hào Bắc tiến để thống nhất giang sơn, vậy có ai khen rằng quân lực này yêu nước. Hối hả tháo chạy, vứt bỏ từng phần đất cho đối phương để thoát thân thì tránh sao khỏi lời nguyền rủa của miệng đời rằng, đó là một đội quân bạc nhược.

    Quả là trong gió bụi can qua “thiên thượng phù vân như bạch y, tư tu hốt biến như thương cẩu”. Trách nhiệm làm cho Quân lực Việt nam Cộng hoà trở thành “thương cẩu” là của các vị “tướng”, các vị không thể khước từ, bỏi vì các vị là:

    1- Bất tài bại tướng: Một vị tướng chỉ huy ngoài trận mạc có toàn quyền quyết định tiến thoái như thế nào thì phải hoàn toàn nhận trách nhiệm, không thể đổ thừa bất cứ nguyên do nào khi bại trận hao quân. Di tản gấp rút không có kế hoạch trở thành cuộc chạy trốn giữa làn pháo địch, thương cho binh sĩ biết là bao. Nên nhớ cho, tướng tại ngoại bất tùng vương mệnh thì đâu ra nông nổi. Ỷ vào ngoại viện để rồi trở tay không kịp có phải là những vị tướng vô mưu, bất trí.

    2- Hàng tướng: Từ ngày 1/5/75, VC kêu gọi ra trình diện để học tập cãi tạo, chưa có một vị tướng nào bị đối phương đến tận nhà trói ké bắt đi. Trái lại tập thể các tướng lũ lượt khăn gói ra trình diện. “Trình diện” nghe có vẽ xuôi tai, nhưng thực chất là ra đầu hàng không hơn không kém. Nhiều vị cho rằng tại ông Minh đầu hàng, nhưng chính quý vị khăn gói tự nguyện ra đầu hàng thì đổ thừa cho ai.

    3- Nhược tướng: Bên trong hàng rào kẻm gai và trước họng súng của VC, có vị tướng nào hiện đang sống ở Bolsa dám lớn tiếng gọi những tên VC mặt búng ra sữa bằng “mầy” như đã từng gọi binh sĩ của mình, hay là phải luôn miệng “thưa cán bộ”. Cái dũng khí của các vị tướng lúc đó đi đâu mất hết rồi. Đã thế, khi ở trong trại cải tạo lại có những vị tướng làm “antene” tố cáo với VC đồng đội cùng cảnh ngộ như mình đề dâng công. Đau xót lắm tình huynh đệ chi binh.

    4- Kiêu tướng: Chương trình học tập cải tạo của VC không ấn định ngày tốt nghiệp, hẵn là quý vị tướng ngoan ngoãn có hạnh kiểm tốt mới được chọn cho về với gia đình. Rồi cũng được khoan hồng cho đi theo chương trình HO qua Mỹ. Đến được bến bờ tự do thì lập tức cho ra đời ngay cái gọi là “Hội cựu tù nhân chính trị”. Không hiểu các vị “tướng” QLVNCH đã qua trường chính trị nào, đã hoạt động chính trị bao nhiêu năm để tự xưng mình là cựu tù nhân chính trị, trong khi chính xác VC gọi quý vị là “lính nguỵ đi học tập cải tạo”. Từ ngày quý vị sang Mỹ, những tổ chức chống Cộng trước kia ngồi chơi xơi nước hết thảy, bởi vì phải chống Cộng theo kiểu “tù chính trị” mới được. Nón cối bay vèo vèo khiến Bolsa trở thành nơi gió tanh mưa máu chứ không còn là nơi để dân hiền an cư lạc nghiệp. Thời thế Bolsa giờ có khác gì thời loạn kiêu binh.

    5- Phản tướng: Những tháng ngày sắp rời Việt nam theo chương trình HO, vị “tướng” nào cũng đôn đáo ngược xuôi, thầm mong chính quyền VNCS sớm chấp thuận cho đi. Với sự khoan hồng, các vị “tướng” được sang Mỹ. Bây giờ nhìn lại, các vị “tướng” đang kết bè che dấu hèn nhục của mình bằng cách quay ra chửi chính quyền VNCS là người chấp thuận cho mình đi định cư tại Mỹ.

    Tóm lại, các vị “tướng” QLVNCH có đầy 5 đức tính: Bất tài bại tướng, Hàng tướng, Nhược tướng, Kiêu tướng và Phản tướng. Với những đức tính này, QLVNCH không tan rã thì mới là chuyện lạ. Cái tôn chỉ “Tổ quốc – Danh dự – Trách nhiệm” của QLVNCH đã trở thành “Phản quốc – Hèn nhát – Tắc trách”. Bộ quân phục tự mua tự mặc, tự gắn đầy rẫy huy chương, chiếc xe Jeep đem về từ bãi rác Mỹ không tạo nên danh dự cho lá cờ vàng 3 sọc đỏ. Chúng ta, những vị “tướng”, tức là tập thể sĩ quan QLVNCH, phải trả lời sao với người xưa và người đời sau?

    Bolsa 23-1-2014

    LT. Võ Đông Cung

  2. XYZ says:

    Bài “Sự ra đời của Ngày Quân Lực 19 tháng 6″ của tác giả Hồ Quân, đăng trên VienDongDaily.Com – 17/06/2014 – http://www.viendongdaily.com/su-ra-doi-cua-ngay-quan-luc-19-thang-6-Ue7t8cPi.html. Người viết bài là Hồ Quân – cựu sỹ quan cảnh sát quốc gia VNCH. Web Viễn Đông Daily (VienDongDaily.Com) là trang web của người Việt tại Canada chứ không phải báo lề phải của CSVN. Các bạn nên theo link ở trên để đọc bài “Sự ra đời của Ngày Quân Lực 19 tháng 6″ của tác giả Hồ Quân đăng tải trên chính web Viễn Đông Daily News chứ không nên vội quy chụp cho dư luận viên/cò mồi CS. Nếu có chừi thì chửi chính tác giả bài báo vốn là một cựu sỹ quan cảnh sát quốc gia VNCH.

  3. huỳnh says:

    Đọc bài “Sự ra đời của Ngày Quân Lực 19 tháng 6″ của tác giả Hồ Quân, đăng trên VienDongDaily.Com – 17/06/2014 – http://www.viendongdaily.com/su-ra-doi-cua-ngay-quan-luc-19-thang-6-Ue7t8cPi.html thấy quả là nực cười cho sự ra đời của ngày QLVNCH 19/6. Từ xưa đến nay, trên thế giới chẳng có tổ chức nào lại lấy ngày kỷ niệm, ngày truyền thống của một tổ chức, một quân lực như cái ngày QLVNCH 19/6.

    Sự ra đời của Ngày Quân Lực 19 tháng 6

    Hồ Quân

    (Viết theo lời kể của Trung Tướng Nguyễn Hữu Có trong trại tù Hà Tây)

    Chúng tôi, gồm một số anh em, sau nhiều năm lao động khổ sai tại vùng thượng du Tây-Bắc Bắc Việt, bị Cộng Sản ghép vào loại “nặng ký” (ác ôn), chuyển về trại Hà Tây, một trại nằm sát Hà Nội, để dễ bề theo dõi kiểm soát. Tại đây, nhóm chúng tôi được gặp nhóm “13 con ma” do Trung Tướng Nguyễn Hữu Có, cũng đang bị Cộng Sản Việt Nam cầm giữ ở nhà tù nầy, làm trưởng nhóm.

    Lần hồi, anh em tiếp xúc nhau, qua những câu chuyện thường tình hằng ngày, vì hầu như ai cũng muốn gởi hết niềm tâm sự mình với người đồng điệu đồng thuyền, nhất là với những ai mà mình thích. Tôi hay gọi Trung Tướng Nguyễn Hữu Có là “anh Ba”, một cách xưng hô thân mật mà ông ta rất thích, vì nó gợi ý 3 cái “sao trắng” trên cổ áo của ông xưa kia. Lại nữa, cũng là khơi lại một chút thân thương của gia đình biết nhau giữa “anh Ba” và tôi trước 30/4/75.

    Trong những lúc rảnh rỗi, nhất là sau giờ “thể dục”, ăn cơm tối xong, “anh Ba” hay lại trước hàng hiên cạnh phòng tôi tâm sự:

    - Qua biết không, mình chán ngấy rồi, nếu như người khác, mánh mung kiểu như thiên hạ đồn, thì giờ này đâu có đến nỗi…

    Tôi không muốn đồng tình hay phản đối, chỉ đưa nhận xét về hiện tại của mình:

    - Anh Ba, trong hoàn cảnh như thế này, mà anh thể dục bằng cách “tập tạ” thì nhất thiên hạ rồi. Có mấy ai được như vậy chứ? Cơm tù không thể lưng bụng, đói lên đói xuống, đi còn không muốn vững, thì sức đâu mà kéo nổi hai cục xi-măng nặng cỡ 2,3 chục ký.

    Trung Tướng Có cười, trả lời như xác nhận:

    - Ừ, thì mình cũng khá hơn anh em, vì được thăm nuôi đều đều. Ở trong này có 4 cái miễn phí, không hưởng thì cũng uổng lắm. Thứ nhất, ăn ngủ đúng giờ giấc; thứ hai, hít thở không khí thoải mái; thứ ba, nước tắm tha hồ, không cần e ngại vướng bận kiểu cách quần áo, vì trần truồng 100% cũng tắm được; thứ tư, không ai làm mình phải bận bịu để giải quyết mọi công chuyện như ở bên ngoài…

    Uống một ngụm trà nóng do tôi mời, làm nửa cái bánh nướng vừa mới mua khi chiều của bếp trại tù (đây là loại bánh làm bằng bột mì mốc Ấn Độ, bên trong có nhân bằng khoai lang, bên ngoài chợ thì không ai thèm ăn, nhưng đối với cánh tù chúng tôi thì đây là “món ăn cao cấp”), Ba Có tiếp:

    - Kể ra ăn như thế này mà vui. Trước đây, không bao giờ mình nghĩ lại có ngày hôm nay, làm sao có được cảnh anh em ngồi rất thoải mái để chuyện trò với nhau theo kiểu “chó ngồi bàn độc”?

    Tôi liền chận lại, mỉa mai:

    - Trước kia thì ai dám gặp anh, nếu muốn thì ít nhất cũng phải qua chị Ba cho phép. Nay tự dưng không mong gặp, lại được gặp, đúng là nhờ ơn VC!

    - Anh cay cú lắm phải không? Cay cú như tôi đây nè, mà còn chưa thấm tháp gì nữa là…, lại mang tiếng với anh em đủ thứ, như chuyện đồn tôi đã làm việc cho VC mang lon Thiếu Tá, Thượng Tá gì đó, nhờ vào việc bán tài liệu mật vụ “Đường Chín Nam Lào” (cuộc hành quân mang tên Lam Sơn 719 năm 1971 tại quốc lộ 9 Nam Lào) do bất mãn với ông Thiệu. Anh nghĩ thử vô lý không? Ai đời một người đã mang lon Trung Tướng, từng là Bộ Trưởng Quốc Phòng, Phó Thủ Tướng một nước, lại làm cho đối phương với cấp bậc nhỏ xíu như vậy! Dầu sao mình phải biết mặt mũi mình một chút chứ, đâu mà quá tệ như thế. Chuyện tài liệu, hoặc việc thắng hay thua ở trận Nam Lào thì hỏi ông Thiệu biết rõ hơn tôi, nếu vì lý do gì đó không hỏi được, thì phải cứ hỏi CIA mới đúng, đằng này thấy thằng Có này sa cơ thất thế lại gán ghép bừa vào. Cũng như chuyện cũ rích trước kia nữa, đó là chuyện Ngày Quân Lực!

    Thấy câu chuyện bỗng quẹo sang một một ngả khác, ngả mà tôi muốn tìm hiểu, tôi buột miệng hỏi:

    - Ừa, anh Ba kể cho em út nghe đi, vì xưa nay chỉ nghe và thấy toàn là bản sao không hà, nay được nghe người trong cuộc thuật lại thì hết sẩy!

    Tôi liền xin thêm thằng bạn một ấm nước chè ngon nữa, để tiếp “anh Ba”. Hồi đó cùng ở tù với nhau, tôi có thằng bạn tên Nguyễn Văn An, cũng là Sĩ Quan CSQG. Gia đình mới ra thăm nuôi nên An có được trà móc câu loại thượng hảo hạng, nó tiếc lắm cứ cằn nhằn tôi hay mời khách lung tung, nhưng rốt cuộc vì chiều tôi, nó cũng đem ra cho tôi mời anh Ba. “Mày nói dóc cho cố đi, còn có chút xíu trà à, lấy gì khi vào chuồng rồi mày nhìn trăng qua khung cửa mà nhấm nháp?” Nó mỉa mai tôi.

    Tôi rót ra một chén, mời anh Ba:

    - Trà này ngon, anh làm một hớp đi.

    Hớp xong ngụm nước thơm nhẹ, anh Ba nhìn vào mặt tôi, kể tiếp:

    - Anh là một người không biết mánh lới, là một người chỉ quen sống trong khuôn khổ, do đó anh chỉ thích hợp với nghề gõ đầu trẻ, còn viết lách thì thích hợp viết sử. Tôi biết anh đang nghiên cứu sử học, từ khi tôi ở ban Cử Nhân của Đại Học Văn Khoa kia, vì vậy tôi thấy chuyện này kể cho anh nghe thì hợp “gu” lắm… Anh biết không, cái chính quyền ông Sửu, đảng phái, đoàn thể, tôn giáo, lung tung phèn… Ông Sửu không thể thỏa mãn hết một lúc nhiều yêu sách của họ được, mới hứa cho phía này thì phía khác lại xin, chưa chấp thuận cho đảng A, thì đảng B cứ làm…, riết rồi ổng cũng điên luôn, giải quyết công việc không xuể, đành phải giao quá nhiều việc lại cho ông Quát. Ông Quát thì với tài năng, ông ta làm được hết chứ không phải không, ngặt nỗi, ông ta là người miền Bắc, mà tính ông Sửu bản chất con người Nam Kỳ thường hay nghe lời gièm pha, sanh ra chuyện phân chia Nam-Bắc, do đó khi những quyết định của ông Quát trình lên ông Sửu, ông Sửu bác, ngược lại những yêu cầu gì từ phía Quốc Trưởng trao xuống Thủ Tướng, ông Quát không chịu thi hành. Tình hình kéo dài quá nhiều tháng, nói như kiểu hôm nay là “khủng hoảng lãnh đạo trầm trọng”, VC thì cho quân đánh lấn lung tung, an nguy quốc gia không thể không giải quyết, dứt khoát phải có một chính phủ mạnh, nhất là phải mạnh về quân sự mới mong giải quyết được hết những nguy cơ đang xảy ra. Ông Sửu và ông Quát đồng thuận trao trả quyền lãnh đạo đất nước lại cho quân đội. Bộ Trưởng Quốc Phòng hồi đó là ông Thiệu, được ông Sửu và ông Quát cho mời lên nói chuyện. Chấp thuận trọng trách, ông Thiệu về Tổng Tham Mưu mở phiên họp bàn. Với tư cách là người đứng đầu Quân Đội lúc đó, ông Thiệu cho triệu tập “Hội Đồng Quân Lực” với sự tham dự của những người đang giữ các trọng trách tại bộ Tổng Tham Mưu cũng như các Tư Lệnh Vùng, và các Tư Lệnh những binh chủng đặc biệt. Hôm họp đó, tôi nhớ có chừng hơn mười vị tướng, cấp nhỏ nhất là Chuẩn Tướng, cấp lớn nhất là Trung Tướng, ông Thiệu ngồi ghế Chủ Tọa, bên phải và bên trái có thêm 5, 6 ông Trung Tướng nữa, trong đó có “Minh nhỏ”, hàng “đại biểu” thì nhiều (không chỉ cấp Tướng mà còn có cả cấp Tá nữa). Sau phần nghi thức thường lệ, ông Thiệu tuyên bố:

    - Thưa quí vị, thưa anh em chiến hữu, trong tình hình nguy khốn của đất nước như thế này, chính quyền dân sự của cụ Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu không thể kéo dài được nữa. Cụ đã cho gọi tôi lên để trao trả lại quyền lãnh đạo quốc gia cho một chính quyền quân sự. Sau khi bàn bạc với Hội Đồng Quân Lực, chúng tôi đã đồng ý chấp nhận việc nhận lãnh trọng trách này. Hôm nay chúng ta họp mặt ở đây với công việc là bầu ra một Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia trong số anh em chúng ta ở đây, sau đó vị Chủ Tịch của Ủy Ban này sẽ làm tiếp những việc cần phải làm cho một chính phủ Quân Sự.

    Lúc đó người giữ chức vụ cao nhất và cấp bực lớn nhất và cũng là thâm niên nhất trong quân đội không ai khác hơn là ông Thiệu và tôi, nên việc bầu ông Thiệu làm Chủ Tịch, tôi Phó Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia không gặp gì trở ngại hay khó khăn nào. Sau thời gian khoảng 30 phút nghỉ xả hơi, phiên hội tiếp tục nhóm lại. Lần này ông Thiệu vừa là Chủ Tọa, vừa là Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia, tuyên bố:

    - Chúng ta đã làm xong phần đầu của vai trò trọng đại đối với đất nước. Đến đây, chúng ta phải lập ra một “ủy ban” tương tự như một Nội Các để điều hành chính quyền. Tất cả quý vị có mặt trong Hội Trường hôm nay, có ai tình nguyện đứng ra giúp tôi lập nội các không? Để tránh mất thì giờ tôi xin vị ấy đưa tay lên!

    Cả hội trường im phăng phắc, người này nhìn người kia dò xét, ông Thiệu nhìn qua khắp một lượt không thấy ai đưa tay cả, phải nhìn lại lần thứ hai. Lần này thì khác, người nhanh tay nhất là Chuẩn Tướng Nguyễn Cao Kỳ! Mình tự hỏi không biết sao các Trung Tướng, Thiếu Tướng cứ ngồi nhìn nhau, như nhường nhau vậy, rốt cuộc ông Kỳ chỉ mới Chuẩn Tướng nhưng lại nhanh tay hơn. Nói nào ngay, lúc đó thực tình thì ông Thiệu không thích cỡ cấp bậc của ông Kỳ đảm nhận trọng trách như một Thủ Tướng, mặc dầu Chuẩn Tướng Kỳ đang làm Tư Lệnh Không Quân, ý ông ta thì thích Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi kia, nhưng lỡ nói rồi, đành phải tôn trọng sự tình nguyện này. Ông Kỳ rời khỏi hàng ghế Đại Biểu, đứng lên tư thế nghiêm đưa tay chào hàng Chủ Tọa, xong quay lại chào hàng Đại Biểu và nói:

    - Tôi xin đảm nhận trọng trách của Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia giao phó. Để thực hiện việc này, tôi cần một vị giúp tôi.

    Lời nói ông Kỳ lại tạo nên sự yên lặng một lần nữa, sự yên lặng lần này dĩ nhiên khác hẳn lần trước, nó không phải là chuyện dò xét nhường nhau mà là chuyện hối tiếc vì quá chậm tay để mất đi dịp may ngàn năm một thuở. Tôi là một trong những người hối tiếc này. Tôi thở phào, có vẻ tiếc thật, nhưng nếu tôi đưa tay trước ông Kỳ thì rõ ràng tôi quá tham lam vì đang làm phó Chủ Tịch Ủy Ban của ông Thiệu, lại nữa ý tôi cũng muốn để cho ông Thi, hoặc một vị Trung Tướng nào khác. Sau tiếng thở dài, cánh tay tôi đưa lên tự lúc nào không biết, cho đến khi ông Kỳ nói:

    - Tốt rồi, có Trung Tướng Có giúp thì nhất!

    Thế rồi Chủ Tọa đề nghị giải lao 5 phút. Trong Hội Trường lúc nầy nổi lên những câu chuyện thật náo nhiệt, đa số là chúc tụng nhau. Đến lúc nầy, tôi mới nghĩ ra cái đưa tay của mình là muốn phát biểu chứ không phải tình nguyện làm “phó” cho ông Kỳ. Nhưng tôi đưa tay lên đúng vào lúc ông Kỳ hỏi do sự phản xạ từ cái hích chân của ông Thiệu vào chân tôi như ngầm bảo tôi “anh phải về kèm viên tướng trẻ háo thắng này”.

    Buổi hội tiếp tục, lần này, ông Kỳ lại ngồi gần bên tôi để chuyện trò và nghe ông Thiệu nói:

    - Thưa quí vị, đến giờ này, chúng ta đã xong việc thành lập cái sườn của hai cơ cấu Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia và Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương. Rồi đây, tôi và Tướng Kỳ sẽ họp bàn về việc nhân sự của hai Ủy Ban, xong xuôi đâu đó, chúng ta báo lại với phía “chính phủ dân sự” để chọn ngày ra mắt Quốc Dân Đồng Bào.

    Mọi việc tiến hành thật tốt đẹp giữa ông Thiệu – ông Kỳ- và tôi (Có) và ngày được chọn để ra mắt Quốc Dân Đồng Bào là ngày 19 tháng 6 năm 1965. Từ đó ngày 19/6 hằng năm đã mang vai trò lịch sử là ngày truyền thống của QLVNCH, vì nó đã được Hội Đồng Quân Lực chọn làm ngày Quân Lực.

    Kể đến đây, tiếng kẻng của trại tù đổ hồi dài, tôi và Tướng Có chia tay ai về “buồng” nấy, sắp hàng điểm danh trước khi vào chuồng, chấp nhận giấc ngủ, để sáng hôm sau còn đi lao động. (hq)

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      Xưa nay, dưới những cái cặp mắt…hí của Cộng và cò mồi, chẳng những cái ngày quân lực đáng…nực cười, mà ngay cả cái quân lực VNCH cũng…nực cười…

      Với Cộng và cò mồi, chỉ có bộ đồi bác Hồ, quân đội…nhân dân của Cộng láo là…số một, vô địch, chính danh, chỉ có tiến lên, không bao giờ biết…chạy.

      Mắc cười quá…

      Cộng mí cò hát y như là nhân dân VN đồng lòng bầu chúng lên, chúng không phải là…tự biên tự diễn. Quân đội của chúng tự sáng tạo, trang bị lấy, không hề có chuyện chúng phải lạy lục Nga Tàu trao đỗi biển đảo lấy vũ khí, cố vấn, nhân lực, tài lực…

      Địch chết hết, còn ta…tỉnh rụi…

      Cái…vụ việc cắt dán, khoe láo này, chỉ cần nhìn…sơ sơ qua, là biết ngay cò mồi Cộng láo…dỡ mánh lừa. Anh ba mà là trung tướng thì…chết cha rồi…

      Anh Có bị giáng cấp trầm trọng.

      Bại trận dưới tay Cộng láo, trung tướng hay…quan ba, cũng chằng còn ý nghĩa gì nữa. Dưới cặp mắt hí hay khoe của Cộng, chỉ có chúng là anh hùng, nghịch lại chúng, thì là…Việt gian, nguỵ tạo; cho nên với Cộng, chúng không cần cái chuyện tôn trọng kẽ bại trận. Kẽ bại trận, chúng bảo là…chó, là…thằng, là…đủ thứ hầm bà lằng theo ngôn ngữ của…láo.

      Tuy nhiên, cái bài cắt dán cò mồi đưa lên, liếc sơ, là biết…không láo, không phải cò mồi…

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Sanh sau đẻ muộn mà cũng ham bóc phét !

      Có lên lon Trung Tướng là vào tháng 11 năm 1965

      Cuộc họp của Hội Đồng Quân Lực xảy ra trước tháng 11 năm 1965

      Vậy tại sao tướng Kỳ đứng lên nói….:( tri’ch) “Tốt rồi, có Trung Tướng Có giúp thì nhất!”

      zzzzzz!!!

      Cộng Sản cò mòi….Bốc..bốc….phét…phét ….ba xạo dữ quá bà con ơi !

  4. An Loc says:

    Hôm bữa nghe Đại tướng Phùng Quang Thanh của Việt Cộng gọi Trung Cộng là “gia đình”, mình tưởng chúng nó là anh em với nhau. Nhưng hôm Dương Khiết Trì của Trung Cộng qua Việt Nam để, theo lời Trung Cộng, “dạy bảo đứa con hoang đàng” thì mình mới biết chúng nó thực ra là cha con!

  5. Góp ý với Hùng says:

    Tôi cũng đồng ý với Hùng quân dội ngụy chỉ là tay sai của Pháp, Mỹ nhưng quân đội Ngụy khác quân đội nhân dân ở chỗ, quân đội Ngụy không giết hại nhân dân như quân đội nhân dân.
    Quân đội nhân dân cúi đầu vâng lệnh đảng pháo kích bom đạn lên đầu nhân dân, giật mình giết hại nhân dân, khuân đồ của nhân dân như TV, Honda, tủ lạnh…..khiến nhân dân ghê tởm muôn đời

  6. Hùng Thanh says:

    Cái đắng cay của vấn đề là giai đoạn trước di cư 54, nghị định văn thư và hồ sơ thành lập đơn vị Việt Nam đều bằng tiếng Pháp và từ bộ tư lệnh quân đội Viễn Chinh đưa xuống. Lệnh cho thành lập BVN gọi là các tiểu đoàn Việt Nam cũng bằng Pháp văn. Lệnh cho tiểu đoàn 5 nhảy dù Việt Nam vào Điện Biên Phủ cũng do tướng Pháp ký. Tiểu đoàn trưởng cũng là người Pháp.” sự thật 100% sáng tỏ như ban ngày cái chính phủ quốc gia là chính phủ bù nhìn tay sai của thực dân. Quân lính của quốc gia cũng chỉ là thứ lính đánh thuê do Pháp đẻ ra sau này được ông chủ mới là Mỹ nuôi dưỡng thì làm sao có được cái “chính danh”, cái “chính nghĩa “để có một ngày gọi là “lịch sử có ý nghĩa” để làm”vinh quang” ngày quốc khánh hay ngày quân lực. Ấy thế mà nói cái quân đội “quốc gia” anh hùng tụt quần này là đánh thuê cho Pháp rồi đeo lon Mỹ đánh thuê cho Mỹ thì dân CV nhảy ngược lên! cãi chày cãi cối, cãi lấy được Nào là CV mới là người yêu nước ,…..nào là chánh nghĩa quốc gia” nghe mà “thối” không chịu nổi bởi cái thứ “Độc lập, yêu nước” theo kiểu CV “Liếm gót giày Tây, bợ đít Mỹ” tay sai cho quân xâm lược, làm cho dân tộc này chìm đắm trong 100 đô hộ giặc Tây, giặc Mỹ. Cái thứ yêu nước theo kiểu Nguyễn Ánh, Nguyễn Thân…….. Ngô đình Khả tam đại Việt gian gia đình họ Ngô “cõng rắn” thực dân, đế quốc tàn phá quê hương đất nước thì cái yêu nước Bệnh hoạn, phản dân tộc ấy đã bị cả dân tộc VN phỉ nhổ vì nó “tởm”không không thể tưởng tượng nổi.

    • Tien Ngu says:

      Thấy thương quá…

      Đúng là ní nuận của cò mồi Cộng láo, mắt hí mà….bất lương.

      1945, Nhật đã trao trã độc lập cho VN, nhưng Việt Cộng Hồ chí Minh dưới sự…bơm sau dít của Tàu Cộng, nhào ra phá hoại độc lập. Tây lại có dịp nhào vô. Cộng Hồ ngu ngốc, lại đi ghẹo tụi Tây cho mất nước một lần nữa.

      Mãi cho đến khi 1954. Cộng Hồ với Tây chia đôi đất nước. Bắc thuộc Cộng, Nam thuộc tây. Ông Diệm tìm được kế đưởi Tây, dành độc lập cho miền Nam, lập nên VNCH.

      Lúc ấy, VNCH chỉ có cái…củ cải, không xài những người Việt trước đó đã đi lính cho Tây để thành lập quân đội chống Cộng, thì không lẽ xài…bộ đội giặc Cộng?

      Ngu vừa phải thôi.

      Lính VNCH theo lời của cò mồi Cộng láo thì đi đánh thuê cho Mỹ, nhưng ít ra cũng không có bán một tất đất nào cho Mỹ, cũng không có dựng tượng Mỹ, ca tụng tổng thống Mỹ. Tuy Mỹ cung ứng quân viện để chống Cộng, nhưng cố vấn Mỹ lạng quạng là…ăn đòn, gậy đập vô mặt.

      Cò bộ đội Cộng láo, từ Hồ chí Minh trở xuống, có em nào dám cự lại cố vấn Tàu Cộng hôn? Tượng Lê Nin, tượng Stalin, tượng Mao, chổ nào thờ được là Cộng…dựng tượng. Bộ đội Cộng láo không mần lính đánh thuê, nhưng thằng em nào tuyên bố ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung…quốc? Đứa nào ký văn bản bán Hoàng Sa, Trường Sa đổi trợ cấp? Đứa nào bán Lão Sơn, Nam Quan, bãn Dốc?

      Vừa láo, vừa…bất lương, mà cứ nà…ní nuận tự sướng, ra vẽ ta đây thầy bà. Mắc cười quá…

  7. Quân lực VNCH says:

    Cũng nên biết ơn quân lực VNCH, những người đá nhanh chóng bỏ súng để cuộc chiến sớm kết thúc, đó là hành động đáng ghi nhận, tránh được đối đầu trong những giờ phút cuối cùng của chiến tranh, ngưỡng mộ những người lính và sỹ quan đã làm vậy cách đây 40 năm!

    • Tien Ngu says:

      Cò à, kiếm cái gì mới mới đi.

      Nập đi nập nại có một ý, sao gọi là…có sáng kiến, chừng nào mới được biểu dương, đề bạt?

  8. Việt thân cộng says:

    Hùng says:
    21/06/2014 at 23:59
    Theo tôi, để cho hoàn thiện và phản ảnh đúng bản chất, truyền thống của QLVNCH, những người VNCH còn sống nên lấy ngày 30/4/1975 – ngày tổng thống VNCH kiêm đại tưởng tổng thư lệnh QLVNCH tuyên bố đầu hàng không điều kiện CSVN làm ngày truyền thống cùng với ngày quốc hận.
    (hết trích)

    Tôi cũng đồng ý lấy ngày 30-4-75 là ngày quân đội nhân dân anh hùng vào Sè goòng khuân hết đồng hồ 3 cửa sổ, TV, Honda, vàng bạc… của nhân dân làm ngày truyền thống là hay nhất

Phản hồi