Cần xóa cơ chế “Đảng cử dân bầu”
TTO – Đó là kiến nghị của trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng Huỳnh Nghĩa tại phiên thảo luận Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi) ngày 16-6.
Ông Nghĩa cho rằng phần lớn công việc của Quốc hội đều do đại biểu Quốc hội chuyên trách thực hiện, còn các đại biểu khác chỉ tham gia ở mức độ nhất định.Do đó, để tiến tới chuyên nghiệp hóa hoạt động của Quốc hội, việc quy định nâng tỉ lệ đại biểu chuyên trách lên đến 50% là cần thiết.
“Lúc đó chúng ta có khoảng 250 đại biểu chuyên trách, một nửa số này hoạt động ở các cơ quan của Quốc hội, còn lại 63 đoàn đại biểu Quốc hội chỉ có hai đại biểu chuyên trách là không nhiều, bảo đảm hợp lý. Nếu công tác chọn lựa tốt thì tôi nghĩ chỉ cần một nửa số đại biểu Quốc hội mỗi năm tham gia giám sát đến cùng một vụ khiếu nại, tố cáo kéo dài thì cả nước có đến 250 vụ oan sai được giải quyết, chắc rằng cảnh “con ong, cái kiến kêu gì được oan” mà Nguyễn Du than thở sẽ vắng hẳn trong đời sống hiện nay” – ông Nghĩa nói.
Đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) bình luận: “Nói nôm na Quốc hội vẫn còn cơ chế mặt trận, chưa có cơ chế khác. Như vậy làm sao số đại biểu chuyên trách này không còn là mặt trận nữa mà là những người chuyên nghiệp?”.
Ủng hộ quan điểm của ông Nghĩa về việc tăng đại biểu chuyên trách, ông Lịch lên tiếng: “Cử tri kỳ vọng với tỉ lệ chuyên trách này, số này không mặt trận nữa mà là những người chuyên nghiệp, có trách nhiệm rõ ràng và không hành chính hóa theo kiểu một ủy ban có ba loại chuyên trách, trừ ông chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, thường trực, không thường trực, dân bầu giống nhau nhưng đẳng cấp khác nhau”.
“Cần xây dựng cho được cơ chế giải pháp hữu hiệu mang tính khả thi cao, nhằm xóa bỏ mặc định Đảng cử dân bầu vốn trở thành nguyên tắc lâu nay. Cần đổi mới căn bản việc đề cử và tự ứng cử để tìm người hiền tài ra gánh vác việc nước. Phải sửa đổi ngay cơ chế quá nặng về cơ cấu, nặng theo hướng giảm đến mức tối đa cán bộ chủ chốt cơ quan Đảng, chính quyền tham gia Quốc hội, nhằm tạo điều kiện để các đồng chí lãnh đạo yên tâm chỉ đạo điều hành hoạt động của ngành, địa phương, không ngại vất vả, dự họp Quốc hội hàng tháng trời, không để ghế trống trong hội trường khi họp Quốc hội” – đại biểu Huỳnh Nghĩa kiến nghị.
Ông Nghĩa cho rằng dự thảo luật quy định tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội vẫn còn thiếu một phẩm chất rất quan trọng, đó là tư duy phản biện.
“Thực tế cho thấy khá nhiều cán bộ, công chức của chúng ta hiện nay hình như thiếu tư duy phản biện, dễ chấp nhận những kết luận, nhận định vuông vức, tròn trịa, êm thuận mà cấp trên đưa ra, dù trong thực tế cuộc sống còn đầy những gai góc, gập ghềnh. Đây không phải là chuyện “bới bèo ra bọ” mà là thái độ khoa học cần thiết phản biện là dân chủ. Vì người phản biện chỉ có thể giành phần thắng khi chân lý thuộc về họ, chứ không vì chức vụ quan trọng mà người ấy nắm giữ” – ông nói.
Ủng hộ quan điểm của các đại biểu Trần Du Lịch và Huỳnh Nghĩa, đại biểu Trần Khắc Tâm (Sóc Trăng) nói: “Từ thực tiễn cuộc sống cảm nhận được, tôi tha thiết đề nghị ban soạn thảo khi thiết kế các điều luật cần làm bật lên vai trò trung tâm của đại biểu, thông qua việc gắn bó mật thiết với cử tri như một trong những điều kiện tối thiểu mà người đại biểu phải đáp ứng. Cần tăng cường hơn nữa đại biểu chuyên trách cùng sống, cùng ăn, cùng làm với nhân dân, cử tri, doanh nghiệp thì mới có thể nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng hay những hiến kế đa dạng, phong phú trong nhân dân”.
“Tôi nghĩ sức sống của hoạt động nghị trường chính nằm ở sự gắn bó mật thiết này và có mang được nhiều hơn hơi thở của đời sống dân sinh, sinh hoạt làm ăn của các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp vào hoạt động nghị trường hay không cũng chính nằm ở điều cốt yếu này” – ông Tâm nói thêm.
© Lê Kiên
Nguồn: Tuổi Trẻ
Chỉ khi nào không còn tà quyền CSVN thì mới hết “đảng cử dân bầu”
CM lật đổ CSVN để cứu dân, cứu nước là điều cần thiết cho VN.
Nguyễn Thế Viên
“Đảng cử dân bầu” là một trò bịp của bọn cộng sản Việt nam ̃Dân chủ Cộng hòa & Việt cộng Hồ chí Minh, chứ “cơ chế” cái gì, vơ vẩn !
Bỏ Điều 4 Hiến Pháp thì Đảng hết cử
Điều 4 Hiến pháp đang hủy diệt tương lai toàn Xã Hội Việt Nam
Sao không yêu cầu bỏ Điều 4 đó đi
VỀ ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP
Điều 4 HP là điều quy định đảng CS là lực lượng duy nhất lãnh đạo đất nước VN. Đây là điều cốt lõi quyết định bản HP hiện nay. Nó là cơ sở pháp lý để ĐCS cầm quyền, nếu bỏ nó thì ĐCS không còn, hoặc trở thành chế độ đa đảng, trở thành thể chế dân chủ tự do theo kiểu xã hội tư sản. Nên nó giống như lá bùa hộ mệnh pháp lý không thể nào bỏ đi được nếu HP vẫn còn. Nhưng vấn đề đặt ra là tại sao có điều 4 HP và mục đích của nó để nhằm làm gì ?
Có điều 4 HP vì thực chất HP là do ĐCS lập ra, mục đích của nó là để giữ vững chuyên chính vô sản, hay chuyên chính của ĐCS, để nhằm thực hiện CNM tức nhằm thực hiện xã hội CS theo học thuyết của Mác.
Mục đích thứ hai vì cho ĐCS là đảng tiên phong, đảng tiên tiến của giai cấp vô sản nên không thể bỏ được.
Đối với điều thứ nhất, ngày nay học thuyết Mác đã bị toàn thế giới không coi là có ý nghĩa thực tế và giá trị khách quan khoa học nữa. Nói khác nhiều người đã thấy nó chứa đựng nhiều điều không tưởng, phi thực tế, mâu thuẫn, phi lô-gích. Vả chăng ngày nay khối LX cũ tức khối XHCN trước kia cũng không còn nữa, vì nó đã sụp đổ và tan rã, chứng tỏ không còn giá trị thực tế và lợi ích gì nữa. Bởi vậy cố gắng theo nó cũng chỉ là theo sự ảo tưởng.
Ngày nay sự tương phản giàu nghèo trong nước đã quá lớn, càng ngày cứ càng mở rộng, như vậy ý nghĩa của giai cấp cũng không mang tính thực tế, cần có những giải pháp tích cực, hợp lý, thiết thực khác. Quan trọng hơn nữa, TQ đã và đang xâm lấn lãnh thổ VN ở HS-TS, chưa có cách gì đòi lại được, và khả năng mở rộng, bành trường nhiều mặt khác có thể càng ngày càng nghiêm trọng hơn, mà vụ giàn khoan HD 981 là ý nghĩa điển hình nhất. Đó có nghĩa điều 4 HP cũng chẳng còn ý nghĩa thích đáng gì nữa.
Thế nhưng ai là người có thể bỏ được hay đề nghị bỏ được điều 4 HP. Thực tế không có ai cả. Trước hết dân không có quyền. Ngay cả quốc hội cũng không có quyền, bởi quyền lãnh đạo cao nhất chính là đảng CS. Cả toàn thể đảng viên cũng không có quyền, vì họ cũng chỉ là quần chúng loại 1 của đảng.
Vậy người duy nhất có thể đề nghị và quyết định bỏ được tức là cơ quan lãnh đạo đảng hay là BCT. Bởi vì cả CTN, TBT, CTQH cũng chỉ là bộ ba hình thức bên ngoài, không có quyền trên trước tuyệt đối nào, vì nguyên tắc lãnh đạo tập thể.
Vậy thì chỉ có 11 vị trong BCT mới có thể đề nghị hay hay cho lệnh bỏ được. Nhưng cái khó là ai có thể xướng xuất đầu tiên ? Nếu xướng xuất mà không có những người còn lại đồng ý coi cũng như không mà còn bị nghi ngờ và nguy hiểm tới địa vị nữa. Đó chính là ý nghĩa nan giải, bế tắt, hầu như không thể giải quyết.
Tất nhiên báo chí hay người dân, hay bất cứ cá nhân nào trong nước đều không dám công khai đề xuất cả. Bởi công khai đề xuất là lại bị ngay điều 4 HP chụp lên liền. Đấy đảng CS cầm đàng chuôi còn mọi người lại cầm đàng lưỡi đối với điều 4 là như thế.
Đấy nói qua chơi để biết thế thôi, nhưng thực tế cái trớ trêu là vậy. Điều 4 HP trước mắt không bỏ được, đó là sự phi lý như trên đã vạch ra, nhưng trước mắt không bỏ được chỉ có nghĩa nó là sự hợp lý giả tạo thế thôi. Câu chuyện thực chất hiện thời là như vậy, nó là sự nghịch lý của lịch sử, là sản phẩm của lịch sử một thời, nên thôi cứ để chờ đó lịch sử tự giải quyết.
NON NGÀN
(22/6/14)