WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lên tiếng thay cho một người không còn cơ hội lên tiếng: Bà Ngô Đình Nhu

Bà Trần Lệ Xuân

Bà Trần Lệ Xuân

Bà Ngô Đình Nhu qua đời ngày 24-4-2011, tại Rome. Thế là kể như cả một thế hệ những người lãnh đạo miền Nam thời tuổi trẻ của tôi đã không còn nữa. Tính đến nay cái chết của bà thấm thoắt đã được hơn ba năm!!

Hôm nay, một lần nữa, xin lên tiếng như một tưởng niệm và nói thay cho một người đã làm thinh. Tôi là người ngay từ lúc 9, 10 tuổi đã đem lòng ái mộ ông Ngô Đình Nhu, phu quân của bà lúc ông còn hoạt động ở Bắc vào những năm 1950-1952. Tôi đã giáp mặt ông một số lần trong bộ đồ bốn túi với nụ cười nhếch mép. Anh cả tôi lúc bấy giờ cũng theo học những lớp về Xã Hội do ông tổ chức và giảng dạy. Làm sao tôi không quý mến ông được.

Sau này, thời thế thay đổi tôi và ông đều chọn ở miền Nam làm quê hương. Giã từ đất Bắc. Giã từ cộng sản. Ông là biểu tượng cho miền Nam chống lại ý thức hệ cộng sản. Tôi theo gót chân ông và tiếp tục con đường ông đã đi..

Vào miền Nam, tôi ngây thơ tưởng thế là tạm yên. Đất nước miền Nam đang đứng lên, đang xây dựng với niềm tin và hy vọng. Tôi lo học hành, lo chơi. Không ngờ, cộng sản lại lén lút đeo đuổi phá hoại xóm làng miền Nam chúng tôi một lần nữa.

Họ lại muốn giải phóng chúng tôi.

Lần này thì ông đóng vai một lãnh tụ giấu mặt. Chưa bao giờ thấy ông dùng công xa, có xe còi hụ chạy ngoài đường phố. Dân chùng nhiều người chưa biết mặt ông. Phải chăng đó là cái dở của ông. Nhưng lại một lần nữa, tôi lại có một số dịp gặp ông tham dự các buổi lể của Viện Đại học Đà Lạt trong vai trò cố vấn, còn tôi- với tư cách sinh viên viện đại học-. Đã đôi lần, tôi tính bạo dạn lên gặp ông để hỏi chuyện. Nhưng lần nào cũng vậy, buổi lễ gần xong là ông đã biến đi đằng nào rất nhanh. Chắc tính ông kín đáo, không thích gặp gỡ, nói chuyện la cà xã giao. Ông đến và đi kín đáo.

Nhưng tôi còn nhớ như in là ông thường đi một mình, không có bà Nhu bên cạnh. Việc công, việc tư, ông phân biệt rõ ràng. Chắc hẳn bà Nhu lúc ấy đang ngồi ở ngôi biệt thự ở Đà Lạt chơi với các con của bà. Mà nay thì tôi mới hiểu tại sao ông làm như vậy..Ông không thích đàn bà dính dáng vào chuyện chính trị của ông. Và nỗi khỗ của ông và bà cũng từ chỗ này, gây ra những tranh cãi, buồn phiền. Ông đi biền biệt, không biết đi đâu, gặp những ai, làm gì!! Phần bà thì muốn dính dáng vào nhiều truyện, cả truyện tư đến truyện đời công, truyện chính trị, chính em!! Bà sốc nổi, ông bình tĩnh. Bà thông minh, ông thâm trầm. Bà thích xuất hiện trước đám đông, ông tránh mặt. Thực sự nếu bà hiểu được bà đang nắm được một ưu vật hiếm có trong tay thì hai người hạnh phúc biết bao.

Đến khi tôi bắt đầu cầm bút thì ông đã không còn nữa. Bao nhiêu biến cố đau thương xã hội, chính trị bầy ra mỗi ngày, miền Nam như con tàu trôi nổi, không định hướng. Chỉ càng về sau này, từ người trí thức đến người lãnh đạo đến người dân thường mới thấm thía được sự mất mát ấy!!

Muộn quá rồi. Thua vào tay cộng sản.

Những người đàn anh của tôi như giáo sư Tôn Thất Thiện nói: Cả trăm năm nữa, chúng ta cũng không có được người như ông Diệm. Rồi những người như anh Huỳnh Văn Lang, anh Lê Châu Lộc từng sát cánh với anh em nhà ông cũng nói một tuồng như vậy.

Tôi phải tin như thế thôi. Không có anh ông và không có ông, miền Nam như mất hướng. Người Mỹ đến VN để giúp chúng tôi chống lại cộng sản, nhưng trước tiên họ tìm cách giết những người bạn của họ..

Phần tôi, chót trân trọng ông, tôi không thể nghĩ khác được. Tôi càng thấy khâm phục ông hơn về sự hiểu biết sâu sắc về lịch sử, về chính trị, nhất là khi đọc Chính Đề của ông. Lòng quý mến ấy của tôi càng tăng khi ông và cụ Diệm bị bọn tướng lãnh thảm sát. Tôi tôn quý ông lúc sống và tiếc thương ông lúc chết! Ai nói khác thì mặc kệ họ.

Cái thất bại của gia đình họ Ngô là cụ Diệm không phải là người làm chính trị. Cụ có thể đã đi tu ngay từ cái ngày cụ tạm thời trú ngụ ở một dòng tu bên Bỉ. Còn ông Nhu, có lúc tâm sự trong vụ Phật giáo, ông cho rằng đáng nhẽ ông phải là một giáo sư sử học, ngồi nghiên cứu thay vì làm chính trị.!! Phải chăng cả hai ông đã chọn lầm nghề!!

Bản thân ông là người ít bạn mà nhiều kẻ thù. Kẻ thù ngay trong số những người từng tin cẩn và hợp tác như trường hợp những Trần Kim Tuyến, Nguyễn Đình Thuần, Đỗ Mậu, Tôn Thất Đính. Và nhất là người Mỹ. Cái chết của anh em ông là do người Mỹ dàn dựng gây ra chứ không ai khác!! Và ngay khi sang Mỹ ‘giải độc”, bà Ngô Đình Nhu, dù không có đảm lược chính trị, nhưng lại có cái bản năng nhạy bén chính trị đã tuyên bố thẳng thừng:

‘Whoever has the Americans as allies does not need any ennemies’.

Và câu nói sau đây chẳng khác gì một lời tiên đoán số phận miền Nam sau khi chế độ Đệ nhất cộng hòa không còn nữa:

‘I can predict to you all that the story in Viet Nam is only at its beginning’.

Phần tôi lại có thêm cái may mắn là hoặc được đọc, được rèn đúc thêm hoặc là được gặp một số nhân chứng của thời Đệ Nhất Cộng Hòa như quý ông Tôn Thất Thiện, Cao Xuân Vỹ, trung tá Nguyễn văn Minh, thượng nghị sĩ Lê Châu Lộc, ông trung tướng Tôn Thất Đính, đại tá Nguyễn Hữu Duệ, ông Huỳnh Văn Lang, Minh Võ và nhiều người khác. Hoặc là được hiểu biết nhiều hơn về chế độ với Nhị Lang, Lansdale, cụ Quách Tòng Đức, cụ Đoàn Thêm, luật sư Lâm Lễ Trinhvv..

Không lẽ tất cả những người đã một thời góp bàn tay xây dựng nên một miền Nam một thời đều nghĩ sai, viết sai cả sao?

Về phía người Mỹ thì phải nói ngược lại. Phải nhìn nhận có những người như Haberstam và Browne, họ đã đi tìm vinh quang nghề nghiệp trên những xác chết của hai vị lãnh đạo Đệ nhất cộng hòa và xác chết của những người lính VNCH.

Cả hai đều nhận được giải thưởng Pulitzer vào năm 1964, sau khi hai anh em ông Diệm đã chết.

Tôi không nói oan cho những kẻ cầm bút giết người trên. Hãy để một người đồng nghiệp thuộc loại sáng giá nhất sau này-Stanley Karnow- nhận xét về đám ký giả này:

‘Cái thảm kịch của Việt Nam lúc bấy giờ lại trở thành giấc mơ của một số ký giả, nhưng lại là một cơn ác mộng đối với các viên chức chính phủ Mỹ vì họ lo sợ rằng những biến cố ở Việt Nam sẽ khiến dư luận Mỹ chống lại những nỗ lực chiến tranh ở Việt Nam. Kiểm duyệt thì không được mà không kiểm duyệt thì thật khó kiểm soát những phóng viên trẻ năng động như David Haberstam của tờ The New york Times. Neil Sheehan của United Press International và Malcom Browne của Associated Press.. Những phóng viên trẻ này đưa ra tràn ngập những tin tức thật cũng có mà giả cũng không thiếu được cung cấp bởi những kẻ thù của chế độ’.

Một ký giả uy tín và lão thành ở thời kỳ ấy là Joseph Alsop đã thẳng thừng kết án các đồng nghiệp trẻ của ông là đang tiến hành một chiến dịch tuyên truyền tồi tệ chống lại ông Diệm và ông so sánh đám ký giả này giống thời kỳ họ từng chống lại tướng Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc trước khi sụp đổ rơi vào tay Trung Cộng.

Về cuốn Finding the Dragon Lady của bà Monique Brinson Demery

Cuốn sách trên được xuất bản năm 2013, nghĩa là sau hai năm khi bà Ngô Đình Nhu qua đời. Đây là công trình làm việc tốn khá nhiều công sức và năm tháng. Tác giả, giống như nhiều người Mỹ khi làm công tác nghiên cứu đã chuẩn bị học tiếng Việt đến nơi đến chốn. Demery học với Ngô Như Bình ở đại học Harvard. Demery cũng đã được sự chỉ dẫn của Edward Miller- một giáo sư, một nhà sử học Mỹ có những cái nhìn sử học khách quan và chính xác hơn các nhà sử học thế hệ đàn anh của tôi. Tôi rất trân trọng những ý kiến mới mẻ của Ed.Miller.

Và ít lắm là trong vòng năm trời tác giả Demery đã liên lạc, trao đổi và theo đuổi bà Nhu!! Bà Nhu vốn tránh mọi tiếp xúc, phỏng cấn- trừ một hai trường hợp cho Stanley Karnow cho chương trình đài truyền hình. Phải nhìn nhận cái kiên trì và phương pháp làm nghiên cứu của người Mỹ qua tác giả trẻ- bà Demery-.

Vì thế, khi cuốn sách vừa mới ra thì tôi đã cất công tìm đọc ngay và cũng cảm thấy thất vọng sau khi đọc xong. Cái thất vọng của tôi có thể người đọc khác có thể không thấy. Nếu đi tìm hiểu một tác giả chỉ cốt thu nhặt sự kiện, các chứng từ, các nhân chứng, vật chứng, cùng lắm ta có được một nhân dạng. Điều chính yếu là phải vào được bên trong tác giả, chia sẻ với con người trong một hoàn cảnh. Về điều nay, chưa thật sự có một giao cảm, một tin tưởng nào giữa bà Nhu và Demery. Theo như tôi hiểu thì bà Nhu vẫn e ngại người ký giả trẻ tuổi này.

· Cái thất vọng thứ nhất khi đọc Demery là tác giả chịu nhiều ảnh hưởng của Haberstam và Malcom Browne trong cách trình bày các sự kiện lịch sử miền Nam một cách thiên lệch. Khi còn sinh viên, bà đã có dịp đọc những lời nhận xét hận oán cùng cực của Malcon Browne như sau:

‘Theo kinh nghiệm riêng của tôi thì bà Nhu là một kẻ thù nguy hiểm nhất cho bất cứ người đàn ông nào’. . Tại sao Malcon Browne lại có một nhận xét cay nghiệt như thế thì không biết được. Nhưng phần cá nhân Browne thì lại được phía tranh đấu Phật giáo tín cẩn vào loại số một. Ông là người được thông báo ngày giờ, địa điểm tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức và bức hình của M. Browne được gửi đi khắp thế giới vào từng mỗi gia đình Mỹ trong buổi sáng hôm sau!!

Và chính từ sự gợi hứng từ M. Browne mà Demery đi tìm lại bà Nhu. Một bà Nhu không phải một góa phụ sống lẻ loi đơn độc một mình ở Paris. Mà một bà Nhu thuở vang bóng một thời với một nhãn hiệu đi kèm: Dragon Lady- một phụ nữ tinh quái, gian ác, ngổ ngáo, xấc xược. Tệ hơn nữa, không phải đệ nhất phu nhân mà một con khốn chết tiệt!!

Nếu chỉ đi tìm một bà Nhu như thế thì chỉ cần dở mấy sách vỡ cũ ra là có đủ! Cần gì mất năm năm tra hỏi. Và nếu muốn tham khảo thêm tiếng Việt thì nên tìm đọc cuốn Đệ Nhất Phu nhân của tên đạo văn là Hoàng Trọng Miên..

Tôi tự hỏi văn hóa Mỹ, người Mỹ viết tham khảo có dùng những từ thóa mạ như thế với những mệnh phụ phu nhân như Bà Kennedy không?

· Cái thất vọng thứ hai là phần lớn các sự kiện đều đã được nhiều tác giả, nhiều người nói tới và không đem lại điều chi mới lạ. Người nào bảo mới là vì chưa đọc cho đủ tài liệu. Như trường hợp bà Nhu tổ chức với Giám mục Lê Hữu Từ đem một số dân di cư đi biểu tình ủng hộ ông Diệm lúc ban đầu, người ta đã nói tới rồi. Việc bà Nhu can thiệp vào vụ đảo chánh 1960, người ta cũng nhắc tới rồi..Tướng Khánh là người trong cuộc cũng đả kể lại đầy đủ với luật sư Lâm Lễ Trinh.

· Những chi tiết về đời sống của bà Nhu lúc còn trẻ, lúc lập gia đình, lúc ở Đàlạt, lúc ở trong Dinh Độc Lập đều vụn vặt, chắp nối và nhiều chi tiết không cần phải nói ra..Những chi tiết về gia đình ông bà Chương-bố mẹ ruột bà Nhu- một thứ cai thầu chính trị- một thứ gió chiều nào ngả theo chiều đó- trong nhà lúc đón tiếp những nhân vật lãnh đạo Nhật, lúc đón chính khách Pháp, lúc tiếp đón Bảo Đại- ra vào tấp nập, tai tiếng lắm, đủ thứ chuyện…cũng là chuyện không cần phải đợi đến tài liệu mật thám Pháp khui ra. Bảo Đại trong hồi ký của ông cũng gián tiếp nhắc đến những liên hệ của ông với bà Nam Trân!! Nhưng đó phải chăng cũng là những điều quan yếu đối với bà Nhu!!

· Cái điều duy nhất mà người đọc có thể thu lượm được khi đọc cuốn sách là một vài tâm sự của bà Nhu đối với ông Nhu..Bà tỏ ra buồn phiền, bực bội, chán nản, cô đơn vì có cảm tưởng ông Nhu không quan tâm gì đến bà. Chỉ lo chuyện chính trị..Và cũng từ chỗ đó bà muốn nhảy ra hoạt động chính trị, xã hội- một điều cả ông Nhu, ông Diệm và nhất là ông Cẩn rất khó chịu.. Tìm cho ra địa chỉ chỗ ở của bà Nhu tại một building trên đường Charles Floquet, số 24. Cuối cùng tác giã đã gửi thư, đã có thể liên lạc điện thoại với bà Nhu. Bước đầu đã đạt được.-

· Cuốn sách của bà Monique Brison Demery chủ yếu ghi lại những phỏng vấn bà Ngô Đình Nhu qua điện thoại. Phải công nhận sự kiên nhẫn trì chí của tác giả trong khoảng thời gian năm năm trời- và tìm đủ mọi cách để khai thác cá nhân và cuộc đời bà Ngô Đình Nhu. Ngay cả nếu cần, mang cả con nhỏ sang Paris để được sự chú ý của bà Nhu. Nhưng kết quả cho đến phút chót là một thất bại, vì bà Nhu đã nghi ngại và hai lần thất hẹn không cho gặp như đã hứa!!

· Cái được còn lại là một tập sách nhỏ nhan đề Những viên sỏi trắng. Đây không phải là thứ hồi ký cũng không phải nhật ký. Nó là một thứ suy niệm ( Méditations) đượm tính chất huyền bí ( Mystique) dựa vào thánh kinh. Nó không dễ dàng gì để hiểu nếu không nắm được cái chìa khóa mở nó. Nhưng nó lại là bản tóm lược toàn diện hành trình đời sống tâm linh của bà Nhu kể từ năm 1963-2011. Gần 50 năm trời!! Gần 50 năm trời sống ẩn dật, khép kín, sống đúng phẩm cách con người, sống đúng mẫu mực của một phụ nữ góa bụa hầu như không tỳ vết. 50 năm đó tự nó xóa tẩy mọi vết nhơ, vết bôi nhọ trên phẩm giá một người phụ nữ. Mà ngay những kẻ thâm độc nhất và có thừa khả năng dựng truyện cũng đành im tiếng!

· Rất tiếc, phần đời ấy lại chỉ được tác giả viết thoáng qua trong vài trang, chương 16: In Exile. Và cũng chả có thể nào trách được tác giả, vì khả năng của bà không đủ để có thể theo dõi những chặng đường tâm linh với nhiều lối nói trình bày mang tính ẩn dụ. Và cũng vì mục đích chính của tác giả là khai thác, đi tìm con người ác phụ trong bà Nhu!! Muốn thỏa trí tò mò, có lẽ bà Demery nên xoay hướng tìm hiểu những nhân vật nước Mỹ như dòng họ anh em nhà Kennedy, bà cựu tổng thống Kennedy cũng như bà Joan Kennedy..Như mới đây, tôi đi qua một tiệm sách thấy một tạp chí có nhan đề rất gợi tò mò: Anh em nhà Kennedy, ai giết Marilyn Monroe?

· Những điều mà bà Déméry mong đợi thu thập được như cuộc đời riêng của bà Nhu, những truyện thâm cung bí sử, những chuyện liên quan đến tình ái nếu có, những dính dáng của bà với sinh hoạt chính trị miền Nam, hay những hiểu biết của bà qua ông Ngô Đình Nhu về các nhân vật liên quan đến chế độ, những thành bại của chế độvv. Kết quả thu thập thật ít ỏi. Trong nhật ký riêng của bà Nhu viết năm 1959, bà bầy tỏ một cách tuyệt vọng về cuộc sống hôn nhân của bà. Về sự thờ ơ của ông Nhu, về thú đi săn, về sự cách biệt tuổi tác khiến ông không thể làm gì hơn những gì ông đã làm!! Nói chung, bà khát vọng những chiều chuộng, những lời nói vuốt ve tuổi trẻ của bà, những giây phút lãng mạn… Và rồi những ước vọng thầm kín của một người đàn bà ở tuổi 32.. Bà nói một cách mơ hồ, thóang qua hình ảnh một người tên H. Hắn là một thứ Don Juan và chỉ có thế, không cho biết bất cứ chi tiết cụ thể nào về mối liên lạc đó. Nó như một cơn gió thoảng qua rồi thôi. Biên giới của cái được, cái cho phép và cái cấm kỵ trong tình huống lúc bấy giờ cho đến ngày hôm nay có thể cũng không có điều chi cho phép một sự ngờ vực.. Gần 50 sống cuộc đời cô thế vẫn như tảng đá ngầm, không gì lay chuyển được. Sự lựa chọn trong cuộc đời đôi khi không dễ dàng gì!! Không, người ta không thể nào biết hơn được những điều mà người ta đã biết như thế.

· Tôi còn dám nói như một kết luận là chính bà Nhu cũng không hiểu ông Nhu cho đủ. Theo cụ Cao Xuân Vỹ – người thân cận với ông Nhu kể cho tôi nghe- Ông Nhu là người say mê chính trị nên mọi chuyện khác ông coi thường. Ông ăn mặc giản dị đến xuềnh xoàng. Ngay khi đã vào ở trong dinh, ông vẫn áo sơ mi bỏ ra ngoài, đi dép lệt xệt. Trong khi những chức sắc khác vào dinh thì quần áo chỉnh tề, lon chậu, mũ áo đầy đủ. Ông vượt lên trên cái thường tình của mọi người. Trong phòng làm việc, bày biện sơ sài, sách vở, tài liệu vất tung tóe trên sàn nhà, trên giường ngủ lộn xộn. Đó là thế giới của riêng ông. Ông không muốn bà dòm ngó vào, cũng không cần ai thu xếp dọn dẹp. Ông chỉ có thú say mê đọc sách và đi săn hổ. Khi không hiểu, khi không tôn trọng thế giới của người đàn ông- một người trí thức thượng thặng- một chính trị gia già dặn, sắc sảo- thì khó đủ nghĩa làm vợ một người đàn ông như thế!! Khi muốn kéo thấp người đàn ông xuống đến những chi tiết nhỏ, câu chuyện thường ngày là một cách gián tiếp xâm phạm đến những cuộc sống tinh thần của người ấy. Cho nên, thật khó cho cả hai người vì đôi khi không cùng nhìn về một hướng. Ý nghĩa câu nói của St. Exupéry về tình yêu lứa độ trong trường hợp này thật là cần thiết.

· Trong một dịp, nếu tôi nhớ không lầm do cụ Đoàn Thêm kể lại, ông phải đại diện chính phủ sang Pháp, lúc bấy giờ người ta mới cuống lên, phải đặt may gấp cho ông một bộ vét cho trang trọng xứng đáng đại diện chính phủ một nước. Lại còn vấn đề chức vụ? Ông chẳng có chức vụ gì cả, cũng chẳng nằm trong quy chế lương bổng. Rồi mọi người đồng ý đặt cho ông chức cố vấn…Từ đó, chữ cố vấn được chính thức dùng. Ông không có lương bổng, tiền là do quỹ đen của ông Diệm cho ông. Một chi tiết nhỏ là khi bà Nhu và con gái đi dự hội nghị và sang Mỹ, trong túi họ chỉ có 5000 Mỹ kim và khi bên nhà đảo chính ông Diệm, bà Nhu không có tiền trả cho khách sạn!! Họ được một số bạn bè Mỹ ứng cho mà vẫn thiếu hụt.

· Trong 9 năm cầm quyền thời ông Diệm, có người dân đô thành nào thấy ông Ngô Đình Nhu ngồi trên xe Limousine, có còi hụ, có xe cảnh sát dẫn đường không? Phần tôi chưa bao giờ nhìn thấy cả. Nhưng chỉ ít lâu sau 1963, Phó Thủ tướng Văn Hóa Đỗ Mậu, tướng Tôn Thất Đính đi đâu là kéo theo cả một đoàn tùy tùng, rầm rộ, còi hụ, dẹp đường, dẹp xá. Điều đó cho thấy phong cách của hai loại người!!

· Để chứng minh cho thấy- dù trong cảnh vực nào-, người phụ nữ vẫn chỉ là người phụ nữ trong gia đình. Trong một lần duy nhất, bà Nhu bắt gặp ông Nhu cùng 8 người đàn ông khác, đang ngồi quây quần và ở giữa có một người bị tra hỏi và bị đánh có máu me trên mặt. Tất cả những người có mặt hôm đó, ngay cả kẻ bị đánh làm như thể không có chuyện gì xảy ra khi bà Nhu vào. Khi ông Nhu về phong ngủ của hai vợ chồng, bà đã tò mò muốn biết chuyện gì xảy ra, người bị đánh là ai. Ông Nhu vốn bản tính kín đáo không trả lời. Bản thân bà Nhu bị chính ông Ngô Đình Nhu ngăn cản, cách ly bà ra khỏi những sinh hoạt chính trị. Sinh hoạt của bà mỗi ngay là giặt giũ quần áo, nấu ăn và tắm rửa cho con cái. Sau này, một vài hoạt động nổi của bà- như Hội Phụ nữ Liên Đới- chỉ là thứ chính trị trình diễn hơn là thực tiễn. Một người đàn bà như thế có thể nào biết được tất cả những sinh hoạt chính trị miền Nam?

Hơn nữa, hoạt động chính trị của ông Nhu không có tính cách bàn giấy để giải quyết các công văn giấy tờ mà phần lớn là những hoạt động về những chính sách, những quyết định, những họp mặt bí mật, những âm mưu tính toán..

· Bà Nhu hoàn toàn đứng ngoài lề các hoạt động chính trị của ông Nhu. Bà càng hăng hái xuất hiện, càng bất lợi cho chế độ và càng bất lợi cho bà như lời nhận xét của cụ Đoàn Thêm như sau đây:

· Dù không làm hay chưa làm việc gì có hại, người đàn bà không thể thừa thế nhà chồng mà xen vào việc chính quyền.

· Sự ra mặt của bà, dưới mắt số đông, trái ngược hẳn với hình ảnh cố hữu của phụ nữ Á Đông khiêm nhượng, ý nhị hiền hậu, của người mẹ, người vợ Việt Nam.

· Nguyên do sâu xa nhất và đích thật nhất của nỗi ác cảm với bà là do người đã đẹp mà lại muốn khỏe và hách nữa thì quá lắm, không chịu nổi. Đối với ông Nhu, người ta còn nhẫn nhịn, nhưng đối với bà thì ngay cả sự xuất đầu lộ diện cũng không được tán thành hay dung thứ.

· Nên dù trái hay phải, người đàn bà Việt Nam muốn vội sống theo theo đàn bà tiền phong(Avant garde) Âu Mỹ, tất chưa thể được yên thân trên một đất nước mà nhiều người còn ghê sợ những Võ Hậu, những Từ Hy.

· Tâm lý số đông như vậy nên nhiều con mắt dễ nhìn thấy những sơ hở và lỗi lầm để buộc lỗi gay go. Mỗi lời nói việc làm của bà đều là những cớ, những dịp cho cho dư luận chỉ trích nghiêm ngặt..

Bi kịch của chế độ bắt đầu từ chỗ đó!!!

Phần tác giả Demery, viết về bà Nhu mà như thiếu tư liệu để viết!! Viết cái gì? Viết con người bà hay viết về chế độ..Cuối cùng viết về con người bà thì ít mà viết chung về chế độ mà nhiều phần bà như thể đứng ngoài cuộc. Để bù lấp những khoảng trống ấy về các bí mật chính trị, tác giả bắt buộc phải trích dẫn những phần tài liệu từ nhiều nguồn mà phần lớn người đọc có thể đã biết rồi. Và sự sắp xếp cuốn sách không khỏi có những vá víu dựa vào những nhận xét của người khác. Câu hỏi chính còn lại đặt ra là tác giả có tỏ ra mức độ khách quan với một tấm lòng không khi đi tìm một bà Ngô Đình Nhu? Cứ như tôi hiểu, bà Demery đi tìm một bà Ngô Đình Nhu- như một Dragon Lady? Hiểu như thế, tôi cho là việc tìm kiếm coi như uổng công.

· Ngay nhan đề cuốn sách đã không ổn khi gọi bà Nhu là: Dragon Lady. Nhan đề này cũng từng được gán cho bà Tưởng Giới Thạch 20 năm về trước. Có một sự trùng hợp ý nghĩa gì chăng? Hình bìa lại chọn bức hình bà Nhu đang nhắm mắt tập bắn trong một buổi chủ tọa Thanh nữ cộng hòa với nền mầu đỏ chói chang.Trông quả thực không phản ánh đúng con người bà Ngô Đình Nhu. Mầu bìa như bị hoen ố chung quanh một cách cố ý và vụng về. Khá khen cho người nào đó đã vẽ mẫu bìa này.

· Và trong những lời trích dẫn ở trang trong tờ bìa. Người ta cố tình gán cho bà Nhu cái trách nhiệm không nhỏ là làm sụp đổ nền đệ nhất cộng hòa. Có nghĩa là bỏ quên đi tất cả vai trò và trách nhiệm của người Mỹ trong việc lật đổ này.

· Và trước khi vào chương một, tác giả không quên trích dẫn một câu thơ của William Watson do thượng nghĩ sĩ Stephen Young, tiểu bang Ohio trong đó có câu chót: The woman with the serpent’s tongue.( Người dàn bà với cái lưỡi của con rắn).
· Trong các trích dẫn các tác giả đầy rẫy những lời nhận xét bất xứng, gọi bà Nhu là con nọ, con kia.Những nhà báo như Halberstam, Browne, Stanley Karnov thì ít nhiều coi bà Nhu như một thứ kẻ thù. Tôi tự hỏi, không biết họ có dám viết như thế về những nhân vật như bà Kennedy hay không?

· Phần cuối đời của bà Nhu, chương 16 vỏn vẹn được vài trang, từ trang 213-225. Điều đó cho thấy một sự bất cân xứng khi tìm hiểu cuộc đời bà Nhu!!!Đối với kẻ viết bài này, bà Nhu đã chết và đem theo bà tất cả những gì bí nhiệm của cuộc đời đầy sóng gió và khổ lụy của bà..Tôi không biết còn ai khổ hơn bà Nhu cả lúc sống và lúc chết? Nghĩ tới bà, tôi nghĩ tới hoàn cảnh bà Nam Phương Hoàng Hậu. Đó là số phận dành cho những người dàn bà mà đáng nhẽ họ có thể có một cuộc sống mà bất cứ người phụ nữ nào cũng ao ước đạt được!!

Và việc đi tìm bà Nhu trong cuốn sách cuối cùng ta bắp gặp một Bà Nhu- một người đàn bà bình thường như hằng trăm người khác. Họa chăng bà có một số nổi niềm riêng. Bà cảm thấy buồn bực, bị quẫn trí vì người chồng lo chuyện thế sự, quanh năm vắng nhà bất tử..Và một cảnh đời như thế có chi xa lạ với những hoàn cảnh những người phụ nữ có chồng làm chính trị?

Nhưng cũng có thể vì thế mà bà bị rơi vào tình trạng trầm uất.

Ra ngoại quốc như một kẻ lưu vong- .Biết bao nhiêu nỗi cay đắng, cô đơn và tủi nhục! Một hoàn cảnh chẳng khác xa mấy với hoàn cảnh hoàng hậu Nam Phương lúc bỏ Đà Lạt sang Pháp vào năm 1950!!

Những người đi tìm hiểu bà lại thường thiếu một tấm lòng, một sự chia sẻ. Nói như bà Clinton trong cuốn sách mới xuất bản: Hard choices. Có nhiều chọn lựa thật khó và dù chọn lựa nào thì cũng phải có một cái đấu và một con tim. Họ đến với bà như một kẻ đi truy tầm quá khứ mà thiếu một sự trân trọng!!

Cuốn sách của tác giả Demery vì thế thiếu hẳn một sự chia xẻ về thân phận một người phụ nữ trong những hoàn cảnh cực đoan nhất, đầy đọa nhất như mất chồng, mất con, mất sự nghiệp, mất tương lai, mất mọi nguồn hy vọng, mất tin tưởng vào tình đời, tình con người..

Và trong những trường hợp như thế, từ chỗ tối tăm của vực sâu của tuyệt vọng dọi sáng lên một nguồn hy vọng một niềm tin tôn giáo. Và vì thế ta mới hiểu được tải sao bà viết về Những viên sỏi trắng. Những viên sỏi trắng đã vực bà dậy để bà đi hết con đường nhân thế.

Có lẽ, theo tôi, điều quan trọng nhất không hẳn là đào xới quá khứ đi tìm những mảnh vụn đời sống mà biết tôn trọng cuộc sống riêng, cô độc, khép kín của bà.

Cho nên, tôi có cảm tưởng tác giả Demery đã không hiểu gì về con người thực của bà Nhu, nhất là phần cuộc đời còn lại từ năm 1963 cho đến khi bà mất vào 24 tháng tư, 2011ở Rome.. Cũng giống như hoàng hậu Nam Phương, bà đem theo sang bên kia thế giới một nỗi niềm riêng mà không thể chia sẻ cùng ai được!!

Những năm tháng sau 1963, chính là phần đời sống giúp bà nhận diện ra chính mình, nhận ra hướng đi của cuộc đời còn lại của bà.

Không hiểu được phần đời này của bà, không nắm bắt được con người thực của bà.

Bà tìm một lối gỉai thoát trong cuộc sống thông qua những suy niệm tôn giáo.. Và bà đã viết ra những kinh nghiệm suy tư này dưới cái tên Những viên sỏi trắng.

Và đã hẳn, vì người ta đã không bắt gặp được một bà Nhu ăn nói bạo miệng, với những lời tuyên bố bốc lửa!! Họ thất vọng. Họ cũng sẽ thất vọng khi họ tìm đọc cuốn La République du Viet Nam et les Ngô Đình suivi des mémoires posthumes de madame Ngô Đình Nhu do con trai Ngô Đình Quỳnh và con gái bà in sau khi bà qua đời.

Tôi cũng đã nhiều lần nói truyện với ông Trương Phú Thứ về cuốn sách do bà Nhu trao cho ông TPT để chuyển ngữ ra tiếng Việt và để xuất bản. Cũng theo ông TPT thì cuốn sách không có giá trị gì về lịch sử, về nội bộ chính trị VN trong giai đoạn ấy. Và nếu ai chờ đợi những điều như thế trong tập sách này thì hoàn toàn vô vọng..

Bằng chứng sách đã được in ra bằng tiếng Pháp, nhưng ít ai nhắc tới và giới thiệu hoặc phẩm bình. Bản thân tôi cũng điện thoại và gửi điện thư cho ông Ngô Đình Quỳnh, nhưng không được ông trả lời. Chắc ông nghi ngại nhiều thứ!!

Câu hỏi chính còn lại đặt ra là tác giả có tỏ ra mức độ khách quan với một tấm lòng không khi đi tìm một bà Ngô Đình Nhu? Cứ như tôi hiểu, bà Demery đi tìm một bà Ngô Đình Nhu- như một Dragon Lady? Hiểu như thế, tôi cho là việc tìm kiếm coi như uổng công.

Về cuốn nhật ký 1959-1963 của bà Nhu

Trong một bài viết đăng trên dvonline.net, nhan đề Đi tìm bà Nhu, gặp ông Đại úy. Tác giả Trần Giao Thủy tiết lộ bà Nhu có viết một cuốn nhật ký từ năm 1959-1963. Cuốn sách này hiện nay do đại úy James Văn Thạch có được. Trần Giao Thủy do liên lạc được với viên đại úy người Mỹ lai Việt Nam. Đại úy James là con của trung tá John W. Peterkin đã nghỉ hưu, một cựu sĩ quan Mỹ đã từng phục vụ trong chiến tranh Cao Ly và Việt Nam. Ông lấy một phụ nữ VN có tên là bà Thạch Thị Ngọc, một nữ lực sĩ trong môn nhảy cao.

Đại úy James sinh năm 1976, lớn lên ở Bellerose, Queens, Newyork và tốt nhgiệp cử nhân khoa sử tại St. John

Cũng theo tác giả Trần Giao Thủy, đại úy James đã liên lạc được với bà Demery và hai người đã gặp nhau tại một quán cà phê Starbuck và đã cho bà Demery đọc qua cuốn sách. Cuốn sách khổ 12cm-18cm đã úa cũ, gáy phải dán keo..Những trang trong viết bằng mực xanh, mực nâu, có khi mực đỏ. Nét chữ nghiêng và tuồng chữ giống hệt tuồng chữ trong những lá thư của bà Ngô Đình Nhu. Lại nữa, ký giả David Horwitz, đài NBC trong một chương trình phát hình ngày 28 tháng ba- 1964, người ta thấy được tấm bảng ghi rõ ” Sự thật về ngày 11 tháng/ 11-1960, tài liệu tối mật trích nhật ký của bà Ngô Đình Nhu nhủ danh Trần Lệ Xuân’.

Như thế, bằng vào những lời trình bày của Trần Giao Thủy, ngưới ta có thể đi tới kết luận, đây là một tài liệu thật, một nhật ký riêng của bà Ngô Đình Nhu viết trong khoảng 1959-1963. Có thể chúng ta khỏi mất thời giờ bàn cãi thêm nữa.

Vấn đề nên bàn cãi là nguồn gốc lai lịch cuốn nhật ký, do đâu mà đại úy John có được. Hiện viên đại úy này vẫn không cho biết rõ nguồn gốc của nó.

Được hỏi vì sao có được cuốn nhật ký này. Viên đại úy nói một cách không rõ ràng là do có bà con làm việc trong chính thể VNCH nên có được.

Trong câu trả lời Demery thì vắn tắt hơn: Tôi lớn lên, rồi tôi có cuốn sách đó. Một câu trả lời mà như không trả lời gì cả!! Và người ta có quyền suy luận rằng chắc là do viên trung tá Mỹ có một cơ duyên nào đó có được cuốn nhật ký đã giữ trong nhiều năm và nay trao lại cho con trai..

Câu hỏi là giữ như thế để làm gì? Trong khi tác giả cuốn nhật ký đó là bà Ngô Đình Nhu sống lưu vong từ năm 1963.. Chỉ cần nhắc điện thoại- nhật ký của người ta thì trả cho người ta-đơn giản chỉ có thế và đem trao trả đến tận tay cuốn nhật ký.. Cử chỉ ấy đẹp biết mấy!!

Tôi cũng nhắc một trường hợp khác để chúng ta cùng suy nghĩ. Căn nhà trong Tân Sơn Nhất của ông bà Nguyễn Cao Kỳ do một viên đại tá chiếm ngụ.. Ông này thu thập một số hình ảnh riêng của bà Kỳ và thư từ của bà cất riêng một chỗ. Sau đó, ông đại tá phải sang đánh giặc bên Campuchia. Biết nguy hiểm, có thể chết, ông gói sấp hình ảnh tài liệu của bà Kỳ và dặn vợ con, khi nào có thể liên lạc được với gia đình ông Kỳ thì trao lại cho họ.

Khoảng 10 năm sau nối lại được liên lạc, Bà Kỳ hẹn về và đến nhận sấp hình ảnh tài liệu và thắp hương trước bài vị ông sĩ quan chung quanh có con cháu của ông ta..

Chính tôi được xem những tấm hình này..

Đấy là những tình tự con người vượt trên quá khứ, chiến tranh hận thù..

Cũng theo Trần Giao Thủy, chính bà Nhu cũng biết có cuộc triển lãm này và bà đã phản đối việc dùng tài liệu riêng tư của bà mà không có phép.

Người ta cũng không biết vào thời gian nào thì đại úy James có được cuốn nhật ký này tính từ 1965 trở đi. Chỉ biết rằng, theo lời ông tiết lộ, đã có một cơ sở báo chí muốn thương lượng để phát hành cuốn nhật ký này.

Nhưng chính gia đình bà Nhu, qua người con rể, ông Olindo Borsooi, chồng của bà Ngô Đình Lệ Quyên cũng ngỏ ý xin lại cuốn nhật ký đó và để lưu trữ như một khối di sản của dòng họ Ngô Đình.

Cả hai đề nghị trên đều bị ông Đại Úy từ chối vì không thích hợp với quan điểm và dự tính của người đang giữ cuốn nhật ký. Qua trao đổi với Trần Giao Thủy, ông này cho rằng viên đại úy là người rất say mê sử học, nhất là sử VN.. Cái say mê lấy của người làm của mình cho thấy tư cách người say mê này thế nào?

Qua tất cả những chặng đường gian nan, chòng chéo, vụ lợi, bất minh…vể cuốn nhật ký bị lưu lạc trong nhiều năm. Sự khám phá ra cuốn nhật ký vô tình biến nhà báo Trần Giao Thủy thành thứ người hùng, một thứ nhà báo chuyên ngiệp đã có công khám phá ra tài liệu bí mật, cất giữ từ hơn nửa thế kỷ nay.

Đấy là một kỳ công mấy ai đạt được!!

Tôi không biết rõ luật lệ ở Hoa Kỳ về quyền sở hữu tài sản trí tuệ xét sử như thế nào?

Nhưng cứ như theo cách sử sự bình thường theo công tâm mà nói, một cuốn nhật ký của một người phụ nữ đang còn sống nay không trao trả lại là một điều đáng trách!! Tư cách gì, ông đại úy cho rằng cuốn nhật ký của một người đàn bà có chồng làm chính trị, bị ám hại lại trở thành tài liệu mang tính lịch sử của Việt Nam, nó thuộc về toàn dân VN.

Những chữ lịch sử Việt Nam, thuộc toàn dân VN đều là những lời tuyên bố cao ngạo và trống rỗng. Và ông nói thêm: Nó là một tài liệu quan trọng cần phổ biến khắp nơi, cho tất cả những ai quan tâm đến giai đoạn đó trong lịch sử VN cận đại. Cuốn nhật ký không thể chỉ là hàng mẫu trưng bầy trong viện bảo tàng và nó cũng không thể bị cắt, chỉnh sửa để xuất bản.

Cần phổ biến khắp nơi mà ông lại giữ chịt không biết bao nhiêu năm rồi và đến bao giờ thì toàn dân VN sẽ được diễm phúc đọc một tài liệu được ông coi là vô giá?

Và mục đích chính của ông là giữ cuốn Nhật Ký ‘vô giá’, not for sale này, sau đó ông sẽ cho xuất bản và tiền bán sách, ông sẽ dùng để tu chỉnh nghĩa trang Bình An.

Xét về mặt pháp lý, về mặt ứng xử, về mặt đạo lý con người- mặc dầu ông cho rằng tập tài liệu thuộc toàn dân- Nhưng thực ra, từ đầu tới của, ông chỉ khăng khăng muốn giữ cho riêng mình và ông tự cho mình có quyền quyết định muốn in ấn và xử dụng số tiền lời tùy theo ý ông..

Bất kể đến quyền lợi tinh thần của gia đình bà Ngô Đình Nhu.. Con cái bà phải chăng có quyền bảo vệ thanh danh cho mẹ mình?

Nội dung cuốn sách là nhật ký cho nên có thể có nhiều nỗi niềm riêng tư của bà Nhu. Tôi cứ giả dụ rằng trong đó viết rất nhiều chuyện riêng tư đến đọc mà ngượng, hoặc đọc mà ứ nước mắt, hoặc đọc mà thỏa mãn thú tính đi nữa.. Nó vẫn chỉ riêng cho bà và chỉ riêng cho bà Nhu, mình bà biết, mình bà hay-. Nó là thành phần bản thân bà- nó là cõi riêng, nó là chính bà với những điều tối mật như chuyện chăn gối, chuyện hụt hẫng, chuyện trông chờ một cái gì xảy đến như cơn mưa mùa hạ, một sự lấp đầy chan hòa. Mà ngay cả người chồng của bà cũng không nên dòm ngó vào-. Có thể đó là những bất hòa, cãi cọ, giận hờn, nặng lời đến chửi bới nhau, chén vỡ bay tung tóe, cửa đóng đến sầm, vội vã bỏ đi săn biền biệt không về. Có những đêm mất ngũ, nước mắt chan hòa trên gối, nằm trăn trở một mình… Có thể là những ghen tuông, gọi tình địch là con đĩ, một thứ dơ dáy, một thứ súc vật-. Và cũng có thể là những suy nghĩ trái chiều như một thứ trả thù bằng cách khơi dậy, mơ đến những ham muốn nhất thời ngoài vòng. Và nay mai, nó sẽ đượ in ấn, phát hành hằng trăm ngàn ấn bản và được công khai hóa..cho bất cứ ai muốn đọc?

Phải chăng cái đó ta gọi là các sự kiện lịch sử, đến tình hình chính trị miền Nam?

Đây là một thái độ ngụy trí thức, giả đạo đức, giả nhân nghĩa mà thực sự chứa đựng một tâm địa nhỏ nhen.

Nghĩ đến thái độ và cách hành xử của ông đại úy James Văn Thạch làm tôi liên tưởng đến một vài trường hợp xin ghi ra sau đây.
Trường hợp cuốn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm.

Thượng sỹ Thông dịch viên Nguyễn Trung Hiếu cùng một người Mỹ tên Fred đang lo đốt những tài liệu bị loại bỏ thì Nguyễn Trung Hiếu yêu cầu đừng đốt một cuốn nhật ký.

Thế là cuốn nhật ký được Fred giữ lại. Mấy hôm sau, Hiếu tìm được phần hai của cuốn Nhật Ký. Cả hai cùng đọc và chia xẻ với người đã chết.

Và làm gì còn biên giới thù hận với người đã hy sinh, nằm xuống bên này, bên kia.

Năm 1972, Fred trở về Mỹ mang theo cuốn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Fred trong nhiều năm trời tìm đủ mọi cách để có thể trao lại cuốn nhật ký cho gia đình Đặng Thùy Trâm.

Và cuối cùng thì Frederic Whitehurst cũng đạt được ý nguyện, trả cuốn nhật ký về tận tay gia đình mẹ của Đặng Thùy Trâm!!

Con người cao quý với tấm lòng rộng rãi bao la của Fred với một nghĩa cử cao đẹp tuyệt vời, anh đã giữ cuốn nhật ký 35 năm vốn được coi là kẻ thù địch và anh đã vượt khỏi cái ranh giới ấy để đến ngày 29-4-2005, anh chính thức viết thư cho em gái của Đăng Thùy Trâm là Đặng Kim Trâm xin gửi trả lại gia đình cuốn nhật ký ấy.

Câu chuyện của Rich

Câu chuyện thứ hai do nhà văn Uyên Thao viết lại về trường hợp một người lính Mỹ tên Rich đã bắn chết một cán binh cộng sản ngay trong tầm súng của anh ta. Và sau trận chiến, Rich đã rút được trong ví của người cán binh cộng sản một tấm hình nhỏ síu, ông ta chụp với một bé gái chừng 6 tuổi. Tấm hình ấy cứ ám ảnh Rich mãi về sau. Trong dịp ông đến viếng bức tường ghi tên 58 ngàn binh sĩ Mỹ tử trận tại Việt Nam, ông đã để lại tấm hình với lời ghi:

‘ Thưa ông,
Suốt 22 năm nay, tôi giữ hình ông ở trong ví. Hôm ấy tôi mới 18 tuổi, khi chúng ta trông thấy nhau trên con đường mòn gần Chu Lai, Việt Nam. Xin tha thứ cho tôi đã giết ông. Đã nhiều lần trong những năm qua. Tôi nhìn hình ông và người con gái tôi đoán là con ông. Mỗi lần tim tôi bừng cháy với nỗi đau tội lỗi.
Xin ông tha thứ cho tôi.

 

Bức thư và tấm hình lại được một người Mỹ cựu chiến binh cũng có tấm lòng tên Duery Felton- một người quản lý phòng sưu tập tại đài kỷ niệm cất giữ. Thế là cả hai quyết đi gặp nhau và cùng gửi thư cho tòa đại sứ Hà Nội tại Hoa Thạnh Đốn.. Câu chuyện kết thúc một cảnh đẹp đến rơi nước mắt khi Rich tìm gặp lạii đứa con gái trong tấm hình.. Ông quyết định bay qua Việt Nam và đích thân đặt tấm hình vảo tay cô bé. |Nay đã trưởng thành và có gia đình.

Lúc này đã là mùa xuân năm 2000 và là năm thứ 33 kể từ khi Rich nhìn thấy tấm hình.

Cao đẹp biết là bao qua ba câu chuyện tôi vừa kể. Tự nó là lời biện minh để cho những ai còn tin tưởng rằng việc giữ tập hồi ký của bà Ngô Đình Nhu là điều chính đáng.

Có một sụ thật đơn giản được nhắc đi nhắc lại đến nhàm chán. Nhưng vẫn xin nhắc lại ở đây: Cái gì của Caesar, xin hãy trả lại cho Caesar.

© Đàn Chim Việt

169 Phản hồi cho “Lên tiếng thay cho một người không còn cơ hội lên tiếng: Bà Ngô Đình Nhu”

  1. Ba Xao says:

    Thích Nói Thật nói

    “Bác Minh Đức viết; “Tác giả viết ông Diệm không phải là người làm chính trị, còn bà Nhu không có đảm lược chính trị“…. Thế thì người Mỹ họ khuyên chính quyền Ngô Đình Diệm nên cởi mở để cho các thành phần quốc gia khác hợp tác, tham gia vào chính quyền thì cũng là đúng chứ sao?”
    . . . . ………..
    Tác giả suy luận thế nào là quyền của tác giả, nhưng với tôi, nếu ông Diệm, ông Nhu không phải là người làm chính trị, thì các ông đã để cho người Mỹ tự do đem quân vào VN, và các ông đã không nói đại khái rằng; “Mỹ đem quân vào VN thì cuộc chiến bảo vệ tự do sẽ mất chính nghĩa“, và vì không làm theo ý người Mỹ nên các ông bị đảo chánh và sát hại, đúng không?
    (thôi trích)

    Ông lấy nickname là thích nói thiệt, nhưng ông nói thiệt hay nói láo, nói tào lao đó?
    Ông thử xét lại xem sự thật trong lời ông được mấy phần trăm? Ông nói mà không sợ người ta cười à?

    • Choi Song Djong says:

      @ 3 Xạo.

      …Và ngược lại ông có gì để chứng minh rằng anh em ông Diệm là tay sai của Mỹ và những gì Thích Sự Thật viết là không có thật.
      3 Xạo ơi,hay thôi đọc những tài liệu được viết ra từ những con người xhcn với những cái văn hoá Đảng.Thấy ông cũng không phải kẻ dốt nát gì và mong ông chịu khó đi tìm sự thật,đừng dây dưa với loài hổ mang xỏ lá chuyên lợi dụng kẻ nhẹ dạ để trục lợi.

      • Thích Nói Thật says:

        Bác Ba Xạo chịu khó đọc, suy nghĩ thì sẽ hiểu ra những điều tôi viết ở trên dựa trên sự thật hay tự bịa (tào lao).

        Đến ngay như cụ Đinh Từ thức là tay viết gạo cội mà vẫn cho rằng; “Việc Mỹ giết TT Ngô Đình Diệm với mục đích để đổ quân vào VN, và từ đó mọi người xưa nay ca tụng TT Diêm là nhà lãnh đạo đã hy sinh vì Tổ Quốc chỉ là một huyền thoại.(hết trích), thì một người “tay mơ” như bác Ba Xạo làm sao hiểu nổi, đúng không?

        Nhưng cụ Thức kết luận rằng: “Những gì chưa rõ ràng từ nửa thế kỷ trước ngày nay đã được sáng tỏ. Chỉ với những sự thật được phơi bầy đã đủ chứng tỏ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, tuy là người cũng có khuyết điểm, nhưng là một nhà lãnh đạo yêu nước, đạo đức và đáng kính.

        Nếu cụ Thức dừng ở đây thì đẹp biết mấy! Đáng tiếc là câu “thoòng loòng” của cụ dưới đây;

        Những người yêu mến ông không cần hun đúc tình cảm của mình dựa trên một huyền thoại, là ông đã hy sinh chỉ vì chống lại chủ tâm của Mỹ đưa quân chiến đấu vào Việt Nam. Chính nghĩa chỉ tồn tại khi dựa trên sự thật. Chính nghĩa dựa trên huyền thoại, cũng chỉ là huyền thoại.

        NGUYÊN NHÂN CÁI CHẾT CỦA TT DIỆM
        Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

        Ô hay, cụ Thức đã nhận định về ông Diệm; “tuy là người cũng có khuyết điểm, nhưng là một nhà lãnh đạo yêu nước, đạo đức và đáng kính”.

        Vậy thì ngay cái việc “ông Diệm là một nhà lãnh đạo yêu nước, đạo đức và đáng kính” đã là rất đáng để “hun đúc tình cảm và học hỏi” rồi cơ mà, sao cụ lại khuyên những người yêu mến ông Diệm “không cần hun đúc tình cảm của mình dựa trên một “huyền thoại” ?

        Có huyền thoại không khi ông Diệm tâm sự với LM Cao Văn Luận rằng; “Nếu bây giờ chúng ta nhượng bộ một bước thì Mỹ sẽ lại đòi thêm, biết nhượng bộ đến bao giờ cho vừa lòng họ? Tôi muốn võ trang đầy đủ cho Bảo an, Dân vệ, thanh niên chiến đấu. Mỹ không chịu. Tôi muốn tăng cường quân đội, Mỹ từ chối không cấp vũ khí và phương tiện, Mỹ chỉ muốn đưa quân qua Việt Nam mà thôi.

        NGUYÊN NHÂN CÁI CHẾT CỦA TT DIỆM – Trả SỰ THẬT lại cho LỊCH SỬ
        Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

        Hi vọng với phản luận và trích dẫn của tôi ở trên sẽ giúp bác Ba Xạo hiểu rõ hơn về “lịch sử” qua cái chết của ông Diệm?

  2. Tỉm hiểu . says:

    Câu hỏi này không liên quan gi đển bài viết trên.
    Thời của ông Diệm/Nhu có tổ chức nhảy toán ra Bắc , như lởi truyển miệng trong các buổi nhuậu không? Xin Cãm Ơn Cụ.

    • Choi Song Djong says:

      @ Tìm hiểu.
      Dưới thời ông NĐD có gởi không chính thức những toán biệt kích dù ra ngoài Bắc,công việc của họ thuần túy là theo dõi,gián điệp nội tình hay những biến chuyển của phe địch.Chuyện này xưa như trái đất và bắt buộc quốc gia nào cũng có và ngay ở thời nay.Thân mến

    • Áo vải cờ đào says:

      @Tìm hiểu: Một chút thông tin gởi bạn. Thời ông Diệm, Đệ I Cộng Hòa. Liên Đoàn 1 Quan Sát (1st Observation Group) là đơn vị chủ lực của Sở Liên Lạc Phủ Tổng thống PLO (Presidential Liaison Office), hay còn được biết với cái tên Sở Nghiên Cứu (Survey Office) do Bác Sĩ Trần Kim Tuyến làm giám đốc. Sở Liên Lạc (SLL) tiền thân của Lực Lượng Đặc Biệt, thời còn quân đội Pháp có danh xưng là Phòng 6, nhiệm vụ khởi thủy là phản tình báo. Sau khi bàn giao lại cho Việt Nam Cộng Hòa năm 1954, Phòng 6 đổi tên hai lần, cho đến khi nó trở thành Liên Đoàn 1 Quan Sát mà vị Liên Đoàn Trưởng đầu tiên là Đại Tá Lê Quang Tung (cấp bậc lúc đó là Đại Úy). Đ Tá LQT đặt trong tâm vào kế hoạch thả biệt kích xâm nhập miền Bắc (BV), theo lệnh trực tiếp của SLL, PTT như đã lược dẫn ở trên. Chiến sĩ LLĐB trong thời điểm này là nhảy toán, viễn thám, thám báo thu thập tin tức tình báo, họ hoạt động bí mật như điệp viên, gián điệp, đôi khi (nếu cần thiết) họ có thể trở thành gián điệp nhị trùng, với một cái tên giả người Bắc! Đa số là dân Bắc di cư 54, họ là những chiến sĩ vô danh, không dùng tên thật và số quân khi nhảy toán vì lý do bảo mật cho cả VNCH và Đồng Minh C.I.A (Central Intelligence Agency). Ngày 1/11/1963 Liên Đoàn 1 Quan Sát chính thức cải danh thành Liên Đoàn 77 với một trách nhiệm nặng nề hơn, nhiệm vụ tổ chức những công tác nhảy biệt kích xuống nội địa miền Bắc. Con số 77 là đánh dấu và để kỷ niệm ngày 7 tháng 7 năm 1954, ngày Thủ Tướng Ngô Đình Diệm chấp chính. Về sau trong năm 1963, Liên Đoàn 31 (LLĐB) được thành lập, cũng là để kỷ niệm ngày sinh nhật 3/1 của Tổng thống Ngô Đình Diệm (VNCH). Tóm gọn: Chiến dịch nhảy toán ra Bắc tạm ngưng năm 1962 vì bị phản gián của VC nằm vùng! Năm 1967, Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu thắng cử lên làm TT Đệ II VNCH, Bộ Tổng Tham Mưu cải danh LĐ 77 thành Liên Đoàn 301 và LĐ 31 thành Liên Đoàn 111 Lực Lượng Đặc Biệt, rồi chót hết là Liên Đoàn 81 mà người anh cả Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, Đại Tá Phan Văn Huấn, cũng là một trong 38 chiến sĩ nồng cốt đầu tiên của Lực Lượng Đặc Biệt. Cho đến ngày miền nam đổi chủ! Vẫn biết là LS đã sang trang, nhưng sao lòng còn nhiều cảm khái mỗi khi nhắc lại các anh chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa…Cám ơn anh, người lính QLVNCH!! Avcđ

      • Áo vải cờ đào says:

        @Tìm hiểu: Xin đính chính và xin được bổ túc thêm. Ngày 1/11/1961! Còn ngày 1/7/1963 là ngày thành lập Lưc Lượng Phòng Vệ Dân Sự, mà ngươi ta thường gọi gọn lại là Dân Sự Chiến Đấu CIDG (Civilian Irregular Defence Group). Dân Sự Chiến Đấu CIDG hay gọi tắt là Dân Chính (MACV trả lương) Lực Lượng này không nằm trong hệ thống chỉ huy của VNCH, đa số là người Thượng và người Nùng (Thuộc Dân Tộc Thiểu Số), do US Military Assistance Command, Vietnam (MACV) đồng thời còn thêm một Lực lượng khác có tên là Mike Forces (Mobile Strike Forces) Biệt Kích Mỹ tổ chức và trả lương, tương tự như LL Dân Chính vậy. Đại khái về nhảy toán còn nhiều đơn vị khác, như Lôi Hổ (Bóng Ma Biên Giới), Biệt Hải (Người Nháy) vân vân. Trân Trọng. Áo vải cờ đào

      • Choi Song Djong says:

        Chào anh AVCĐ.

        Em chỉ biết chút nhưng hôm nay nhờ anh mà em biết nhiều hơn.Biệt kích dù vị quốc vong thân.Họ vĩnh viễn với vai trò thám thính nhưng không như bọn kia cũng gởi người vào chỉ để khủng bố…_Ng Văn Trỗi là một ví dụ điển hình,và còn biết bao nhiêu những cuộc khủng bố khác nhắm vào những chốn dân cư như chợ,rạp hát,quán bar,nhà hàng,khách sạn.Tóm lại,tình báo là chuyện thường tình trong chiến tranh cũng như trong hòa bình nhưng VNCH đệ nhất chưa gởi người để khủng bố ai,còn VNCH đệ nhị thì hình như cũng không có.Ngược lại thì thế nào nhỉ ? Câu hỏi này xin qúi Th trả lời vì qúi Th biết nhiều hơn.Lịch sử còn đó,muốn lấy tay che trời hả ? chạy trời không khỏi nắng đâu cưng.
        PS. nếu tôi nhớ không lầm thì đt LQT người thân của TT.NĐD cũng bị giết trước TT.

  3. haley t. says:

    abc says:
    12/07/2014 at 08:09
    Nhiều lỗi chính tả chứng tỏ tác giả có trình đọ kém nên không muốn đọc là đúng rồi”

    ….Lý do dễ hiểu: Tác giả chưa có bằng “tiến sỉ” “hỏi ngã” (chính tã) như cái băng “thạc sĩ” chông rỉ …của PQK phu nhân vậy..
    ….ĐCV không mời mấy “thấy” tiến sĩ hỏi ngã này về làm tiến sỉ “cò” (sửa bản in) cho ĐCV khởi sắc hơn !
    (h)

  4. hn says:

    Théc Méc nói

    Kính ông Nguyễn Văn Lục
    Trước khi góp ý, tôi xin phép được hỏi: Tại sao ông Bảo Đại là người lãnh đạo Quốc Gia Việt Nam nhưng lại sống ở Pháp và sống trác táng bằng tiền từ sòng bạc “Đại thế Giới” do Bình Xuyên cung cấp.
    Còn ông Diệm là người nỗ lực kiến tạo miền Nam, ông đã cố gắng đưa gần 1 triệu người di cư từ Bắc vào Nam và ổn định đời sống cho họ, ông Diệm ra sức dẹp loạn sứ quân, giáo phái, để xây dựng miền Nam thành chế độ Cộng Hoà, thế nhưng;
    - Tại sao các đảng phái quốc gia không chống đối hay phản bác ông Bảo Đại, mà lại chống đối ông Diệm?
    …….
    Các chính quyền trước ông Diệm; Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Xuân, Bảo Đại, Phan Văn Long, Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Tâm, Bửu Lộc đều chẳng làm nên cơm cháo gì, vậy mà các đảng phái quốc gia cũng không chống đối. Nhưng tới thời ông Diệm thì họ không chỉ chống đối, mà còn tìm cách phá hoại, lật đổ chế độ và sát hại ông Diệm, ông Nhu?
    (hết trích dẫn)

    Tôi nghĩ người dân rất công bình, những năm 1949, 50 ông Bảo Đại từ Hồng Kông về thành lập chính phủ QGVN, ông có công rất lớn trong việc đặt nền móng cho QGVN và đã tranh đấu đòi độc lập cho QGVN. Nguòi dân rất kính trọng và quí mến ông nhưng năm 1955 ông Bảo Đại theo Tây, phản lại dân tộc nên đã bị người dân truất phế đưa ông Ngô đình Diệm lên làm Tổng thống, người dân ủng hộ cụ Ngô hoàn toàn

    Nhưng dần dân ông Diệm đưa gia đình vào chính quyền, những người anh em ruột thịt của ông lộng hành đưa tới thối nát thì người dân không còn ủng hộ chế độ Diệm nữa, trái lại họ cũng nổi dậy và lật đổ ông như lật đổ Bảo đại trước đây
    Nhân dân rất công bình

    • Choi Song Djong says:

      Những nhận định của bạn sai hoàn toàn,bạn biết những chuyện này trong sách giáo khoa xhcn ? chẳng có người dân nào lật đổ ông Diệm mà chỉ có phái Ấn Quang kích động phật tử nhẹ dạ cùng đám tướng lãnh phản phúc.Bạn nên tìm hiểu thêm tài liệu lịch sử (dáng tin cậy) còn lưu trữ.

    • Théc Méc @ says:

      Cám ơn ông hn (TĐ) đã phản hồi.
      Tiếc là lập luận của ông không thuyết phục đối với tôi!

      Cho đến nay rất nhiều tài liệu đã được giải mã, cuộc đảo chánh 1/11/1963 là do Mỹ giật dây, chi tiền cho Thích Trí Quang và một số tướng lãnh tạo ra. Vậy mà ông vẫn viết lấy được rằng:

      Tôi nghĩ người dân rất công bình, những năm 1949, 50 ông Bảo Đại từ Hồng Kông về thành lập chính phủ QGVN, ông có công rất lớn trong việc đặt nền móng cho QGVN và đã tranh đấu đòi độc lập cho QGVN. Nguòi dân rất kính trọng và quí mến ông nhưng năm 1955 ông Bảo Đại theo Tây, phản lại dân tộc nên đã bị người dân truất phế đưa ông Ngô đình Diệm lên làm Tổng thống, người dân ủng hộ cụ Ngô hoàn toàn. Nhưng dần dân ông Diệm đưa gia đình vào chính quyền, những người anh em ruột thịt của ông lộng hành đưa tới thối nát thì người dân không còn ủng hộ chế độ Diệm nữa, trái lại họ cũng nổi dậy và lật đổ ông như lật đổ Bảo đại trước đây“.

      Cứ cho rằng ông Bảo Đại đã “có công” khi thành lập chính phủ QGVN, nhưng chỉ “thành lập” mà không có hành động thiết thực để xây dựng đất nước thì có ích gì? Đó là chưa kể ông Bảo Đại đã “thoái vị”, trao quyền cai trị đất nước cho Hồ Chí Minh và làm cố vấn cho lão Hồ?

      Ông viết; những người anh em ruột thịt của ông lộng hành đưa tới thối nát thì người dân không còn ủng hộ chế độ Diệm nữa” (hết trích)

      Cái gì cũng đổ lên đầu “người dân” thì không chỉ bất công mà còn là bất nhân lắm. CSVN cũng đã dùng cụm từ “nhân dân” để đè đầu bóp cổ nhân dân và bán nước cho Tầu!

      Thưa ông, chế độ CSVN hiện nay không chỉ “thối nát” gấp trăm, gấp ngàn lần VNCH, tham nhũng đã trở thành quốc nạn vô phương cứu chữa, người công nhân bị bóc lột đến tận xương tủy, người nông dân bị tham quan cướp đất cướp nhà, CSVN hèn với giặc Tầu, ác với nhân dân!

      Vậy không lẽ “ông và người dân” chấp nhận sống như thế với CSVN nên đã không đứng lên lật đổ như đã đối xử với ông Diệm? Và như vậy (theo ông) thì “nhân dân rất công bình”?

      • Théc-Méc (Nhẹ Nhàng) says:

        “Cái gì cũng đổ lên đầu “người dân” thì không chỉ bất công mà còn là bất nhân lắm. CSVN cũng đã dùng cụm từ “nhân dân” để đè đầu bóp cổ nhân dân và bán nước cho Tầu!” TM@

        Chuẩn! Hay, bravo!

    • Bút Thép VN says:

      Đừng đổ tội lên đầu “nhân dân” nữa, tôi nghiệp lắm!

      Khi truất phế Bảo Đại 1955, chỉ có 18 chính đảng / đoàn thể và 29 nhân sĩ Miền Nam họp ở Dinh Độc Lập, ra nghị quyết yêu cầu ông Diệm truất phế Bảo Đại, giải tán chính phủ, đề nghị ông Diệm thành lập chính quyền mới!

      Khi đảo chính Ngô Đình Diệm 1963 cũng chỉ có một thiểu số đạo tặc đội lốt Phật Giáo và đám loạn tướng ăn tiền của Mỹ kích động phật tử làm loạn, đảo chính và giết ông Diệm!

      Nếu ông hn/ TĐ còn chút lương tâm, thì đừng gán ghép, đồng hoá những kẻ khốn nạn, đám loạn tướng tay sai và ăn tiền của Mỹ, những kẻ làm hại quốc gia với “nhân dân”, vì như vậy là vô cảm và tàn nhẫn lắm đấy!

  5. Vương Minh says:

    Trích từ bài chủ: “Lần này thì ông đóng vai một lãnh tụ dấu mặt”.

    Ơ hơ! Chỉ có kẻ đâm thuê, chém mướn, gian xảo, đầu trộm đuôi cướp thì mới dấu mặt, chứ vì cớ gì ông Ngô Đình Nhu làm “lãnh tụ” mà phải dấu mặt như kẻ đâm thuê, chém mướn, gian xảo, đầu trộm đuôi cướp?

  6. HN says:

    Ban Mai nói

    “Tôi đọc trọn bài viết nhưng cách viết của cụ NVL vẫn rề rà, chuyện nọ xọ chuyện kia, không dứt khoát rõ ràng từng vấn đề! Lối viết của cụ cứ như đang ngồi khề khà kể chuyện, vì thế rất khó cho người đọc nắm bắt điều cốt lõi mà cụ muốn truyền đạt.”
    (hết trích)

    Tôi đồng ý, cụ Lục nên gọn nhẹ, viết cho có dàn bài , chỉ nên nói trong chủ đề, đi ra khỏi đề tài một chút cũng được nhưng không dông dài quá sẽ khiến người đọc mau chán.
    Một bài viết nếu là biên khảo thì phải có dàn bài, nếu là kể chuyện, phiếm dị thì có thể viết tự do nhưng ở đây t/g trích sách Tây, Mỹ như vậy đã mang tính nghiên cứu rồi
    Viết chuyện nọ xọ chuyện kia khó cho người đọc biết đâu là chủ đề

  7. Nguyễn Thế Viên says:

    Dầu có it điều nhỏ không bằng long với TT NgôĐình Diệm và gia đình, nhưng tôi luôn kính trọng gia đình họ Ngô vì tinh thần yêu nước cuả họ. Bao nhiêu oan nghiệt đã xảy ra cho gia đình này vì họ quá cứng ngắc và quân tử. Họ là những người tài năng và yêu nước, nhưng không thể là chính trị gia chuyên nghiệp với đầy đủ thủ đoạn tàn nhẫn. Chính việc này khiến tôi có phần trách họ là đã không lấy vận mệnh quốc gia quan trọng hơn danh dự và tự trọng. Hoặc chăng họ cũng thơ ngây khi cho rằng dù mình có chết đi thì trong bọn phản loan cũng có người yêu nước!? Là người tầm thường và chỉ là một thiếu niên vào năm 1963, tôi cũng đã cảm thấy ngay là họ sẽ chết khi báo tin cho bọn phản loan tay sai ngoại bang chỗ trốn!
    Tiếc thay sau nhà Ngô không có nhân vật nào có đủ tài và đức để lãnh đạo Miền Nam. Sự mất VNCH đã bị báo trước từ 1963.
    Nguyễn Thế Viên

  8. Théc Méc @ says:

    Kính ông Nguyễn Văn Lục

    Trước khi góp ý, tôi xin phép được hỏi: Tại sao ông Bảo Đại là người lãnh đạo Quốc Gia Việt Nam nhưng lại sống ở Pháp và sống trác táng bằng tiền từ sòng bạc “Đại thế Giới” do Bình Xuyên cung cấp.

    Còn ông Diệm là người nỗ lực kiến tạo miền Nam, ông đã cố gắng đưa gần 1 triệu người di cư từ Bắc vào Nam và ổn định đời sống cho họ, ông Diệm ra sức dẹp loạn sứ quân, giáo phái, để xây dựng miền Nam thành chế độ Cộng Hoà, thế nhưng;

    - Tại sao các đảng phái quốc gia không chống đối hay phản bác ông Bảo Đại, mà lại chống đối ông Diệm?

    - Đạo dụ số 10 do ông Bảo Đại ký vào năm 1950. Lúc đó và mãi về sau Phật giáo VN không phản đối, các đảng phái hay Quốc Hội VNCH cũng không nêu thắc mắc hay yêu cầu chỉnh sửa. Nhưng vào năm 1963 thì họ qui cho ông Diệm là kỳ thị tôn giáo, dùng đạo luật số 10 thiên vị Thiên Chúa Giáo, đàn áp Phật Giáo?

    - Các chính quyền trước ông Diệm; Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Xuân, Bảo Đại, Phan Văn Long, Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Tâm, Bửu Lộc đều chẳng làm nên cơm cháo gì, vậy mà các đảng phái quốc gia cũng không chống đối. Nhưng tới thời ông Diệm thì họ không chỉ chống đối, mà còn tìm cách phá hoại, lật đổ chế độ và sát hại ông Diệm, ông Nhu?

  9. Ban Mai says:

    Tôi đọc trọn bài viết nhưng cách viết của cụ NVL vẫn rề rà, chuyện nọ xọ chuyện kia, không dứt khoát rõ ràng từng vấn đề! Lối viết của cụ cứ như đang ngồi khề khà kể chuyện, vì thế rất khó cho người đọc nắm bắt điều cốt lõi mà cụ muốn truyền đạt.

    Theo tôi, vấn đề khởi đầu từ ngay cuộc hôn nhân của bà TLX với ông NĐN. Sự cách biệt tuổi, khác biệt về lối sống! Một phụ nữ Tây học và thông minh như bà TLX tại sao chấp nhận một cuộc hôn nhân như thế? Phải chẳng ‘chấp nhận’ theo kiểu “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” đã hẳn là có mục đích? Mục đích đó phải chăng là muốn trở thành “mẫu nghi thiên hạ”? Nhưng khi ông NĐN có thực quyền thì ông quyết định trái ngược, giới hạn tối đa sự xuất hiện của bà trước công chúng nên sự xung khắc gia đình phải xảy ra. Vì sự ẩn ức đó, khi có dịp đứng trước công luận bà NĐN khó có thể ‘nhu mì’, trái lại là cần phải chứng tỏ ‘bản lĩnh’, nên dễ dàng bị cảm tính lấn lướt, bị sơ hở trong phát ngôn(?) Thí dụ như trường hợp dùng chữ “BBQ” để ám chỉ biến cố tự thiêu của Thượng tọa Thích Quảng Đức!

    Khi chế độ Đệ nhất Cộng Hòa sụp đổ, gia đình họ Ngô bị thảm sát và trong suốt 30 năm ẩn dật, né tránh mọi cuộc giao tiếp bên ngoài, một mặt bà có đủ phẩm chất tốt đẹp nhất của một phụ nữ phương Đông (theo quan điểm của cụ NVL) nhưng mặt khác (cũng có thể lắm) là nghiền ngẫm sự sụp đổ vô cùng đau đớn của một chế độ Dân chủ còn rất non trẻ trong đó có sự dính líu (không nhỏ) của cá nhân bà?

    Câu hỏi mà không ai có thể trả lời là: Tại sao bà không viết lại (theo quan điểm của bà) về chính biến 1963?

    Về cuốn Nhật ký thì cũng chỉ người trong cuộc mới có thẩm quyền trả lời. Vì chưa mấy ai biết toàn bộ nội dung và tại sao lại ở trong tay một người nước ngoài, “Đại úy James”? Theo cụ NVL thì phải hoàn trả lại cho gia đình họ Ngô là ‘phải đạo’ nhưng biết đâu đó là tặng vật ‘tình yêu’? Và, nếu là tặng vật thì thuộc về cá nhân!

    Tôi gõ suy nghĩ ngắn nầy là ‘rất cá nhân’ chỉ qua bài viết nầy! Còn đi vào phân tích từng vấn đề cụ NVL nêu ra chắc chắn phải rất dài. Và e rằng, như vậy, sẽ là cơ hội tốt cho Dư luận viên đâm thọc gây chia rẽ cộng đồng. Vì chuyện lịch sử phải thuộc về lịch sử còn hôm nay chúng ta có vấn đề hôm nay! Là, phải đoàn kết để giải phóng VN ra khỏi chế độ buôn dân bán nước của đảng CSVN!

    Lịch sử sẽ công minh. Những con người của lịch sử như bà TLX/NĐN phải được tôn trọng và thời gian sẽ trả lời.

    • Thẳng Ruột Ngựa says:

      Bác Ban Mai ơi, nào ai biết ngày sau sẽ ra sao mà bác gán ghép cho bà Trần Lệ Xuân lấy ông Nhu là muốn trở thành “mẫu nghi thiên hạ”?

      Suy diễn theo cảm tính và luôn nghĩ xấu cho người khác thì chẳng còn gì để bàn! Có ngớ ngẩn không khi viết rằng; “Câu hỏi mà không ai có thể trả lời là: Tại sao bà không viết lại (theo quan điểm của bà) về chính biến 1963?” (sic)

      Có khó gì mà “không thể trả lời”! Ông Thiệu có để lại hồi ký đâu, ông Diệm và cả ông Nhu có viết gì về đời sống chính trị của mình đâu! Theo bác thì hễ ai không viết lại “quan điểm của mình” thì đều là bất thường?

      Tôi nghĩ bà Nhu thường khôn ngoan để không bị những kẻ xấu lợi dụng, dù bà có viết gì chăng nữa thì cũng bằng thừa, chúng sẽ vặn nài bẻ ống, chẻ chữ để bôi bác.

      Cuộc sống âm thầm và thanh thản của bà trong suốt mấy chục năm qua không là “chứng tích sống” nói lên con người của bà mà không cần diễn giải bằng ngôn ngữ, chữ nghĩa, như vậy không tốt hơn hay sao?

      Bà Nhu dùng câu BBQ để nói về HT Quảng Đức “bị thiêu” là chính xác, vì trên thực tế thì vị tu sĩ Phật Giáo này bị người khác đổ xăng ướt khắp người và châm lửa từ bên ngoài để “BBQ” thầy Quảng Đức, không phải là “tự thiêu”!

      Người ta tổ chức “thiêu đốt” HT Quảng Đức trước các ống kính của ký giả ngoại quốc để vu cáo và bêu rếu chế độ ông Diệm, khởi đầu cho cuộc đảo chánh và sát hại ông Diệm và chồng bà, hỏi còn đau đớn nào hơn?

      Còn chuyện “hồi ký” nào đó của bà Nhu trong tay “Đại úy James” (theo tôi) cũng chỉ là thứ tin đồn (hay giả mạo) như CSVN thường rêu rao rằng; bà Nhu là người phụ nữ “dâm ô, ngoại tình, có nhiều tình nhân” mà tôi đã có dịp đọc được;

      Trích “Sau khi lấy Nhu, Trần Lệ Xuân vẫn gian díu với nhiều người thuộc giai cấp “thượng lưu” như tướng tá trong quân đội, văn nghệ sĩ, cố vấn Mỹ….Trong số đó, cô nàng đa tình này có tình cảm đặc biệt và lén lút tư tình với tướng Trần Văn Đôn” (sic)

      Những kẻ tiểu nhân bịa đặt bẩn thỉu, bỉ ổi và vô liêm sỉ đến thế là cùng?

      • Ban Mai says:

        Hehe… bác TRN ơi,

        Đọc toàn bài, ngay cả tựa đề thì có phải cụ Sáu bênh vực bà NĐN bằng ‘cảm tính’ không? Ca dao VN có một câu khá dễ thương, ‘rất gần’ với trường hợp nầy: “Thương ai thương cả đường đi lối về – Ghét ai ghét cả tôn ti họ hàng”! Mà cảm tính thì hehe… chẳng có ai sai cả, phải thế không? Để tránh ngộ nhận, tôi thí dụ: yêu một người chỉ có một cái tai, lý luận sẽ là, người tôi yêu là độc nhất trên đời! Nên, chuyện “mẫu nghi thiên hạ” là ‘cảm tính’!

        Còn chuyện viết Hồi ký thì rõ như ban ngày! Bà NĐN, ông Nguyễn Văn Thiệu là những người của lịch sử nhưng họ lại chạy trốn lịch sử, vì dù có thừa thời gian mà vẫn không có dòng nào cho lịch sử! Cá nhân họ không có trách nhiệm với lịch sử cho nên những người khác mới bỏ công đi tìm kiếm dữ kiện để chắp nối, vì thế bị rơi vào cảnh ‘đầu gà đít vịt’ là bình thường. Còn Tổng thống NĐD, ông Cố vấn NĐN bị giết oan nghiệt thì lấy đâu ra Hồi ký?

        Bác viết “Tôi nghĩ bà Nhu thường khôn ngoan…” etc… không phải là ‘cảm tính’? :) Còn chữ “BBQ” bà NĐN phát ngôn vào thời thời điểm đó rõ ràng là ‘đổ thêm dầu vào lửa’. Do đó tôi mới dùng là bà “sơ hở trong phát ngôn”! Chuyện khác, bác ‘nghĩ’ “đúng là BBQ” vì có người khác dàng dựng… etc… thì tại sao ‘ông’ TQĐ không bỏ chạy mà chịu ngồi im? vv và vv…

        Tôi hoàn toàn đồng ý với bác một điều là “dậu đổ thì bìm leo”. Ngay sau Đệ nhất Cộng Hòa sụp đổ thì có vô số chuyện bẩn thỉu tràn lan nên bây giờ lịch sử đang ‘tắm gội’ những hoen ố đó để chế độ thời Đệ Nhất Cộng Hòa ngày càng sáng tỏ. Cũng xin thưa là “Chế độ Đệ nhất Cộng Hoà” chứ không phải từng cá nhân! Gõ đến đây tôi chợt nhớ câu “Đời tôi để lịch sử xử” của Văn hào Nhất Linh! Đúng, chuyện lịch sử hãy để lịch sử phán xét!

        Trao đổi với bác để làm rõ nghĩa hơn vấn đề đã nêu chứ không có ý đôi co ‘giành phần thắng’ gì ráo trọi. Vì đôi co sẽ đưa đến cãi vả, là mắc mưu bọn DLV thọc gậy bánh xe, như vụ biểu tình ở Ba Lan vừa rồi. Chúc bác một ngày vui.

      • Ban-Sáng (Đẹp Trời) says:

        Ban Mai có tật bủa lưới xong, thường có câu “thần chú” huề vốn:

        “Trao đổi [ ] để làm rõ nghĩa hơn vấn đề đã nêu chứ không có ý đôi co ‘giành phần thắng’ gì ráo trọi. Vì đôi co sẽ đưa đến cãi vả, là mắc mưu bọn DLV thọc gậy bánh xe, như vụ biểu tình ở Ba Lan vừa rồi.”BM

        Cái nick coi bộ sáng láng, lãng mạn. Nhưng mần thợ lặn thì coi mòi khấm khá hơn đó chớ! hehehe…

      • Thẳng Ruột Ngựa says:

        Bác Ban Mai mến

        Tôi không có ý “đôi co tranh giành phần thắng”, cũng chẳng ngại gì DLV thọc gậy bánh xe, mà chỉ muốn trao đổi để làm rõ sự việc, trả lại công bằng cho sự thật và bà TLX/ NĐN, không chỉ giữa tôi với Bác, mà còn hàng ngàn bạn đọc khác nữa!

        DLV chỉ có thể “lợi dụng và khai thác” những “tiêu cực” khi Bác nói về con người bà Nhu, còn cái tựa đề bài viết “Lên tiếng thay cho một người không còn cơ hội lên tiếng: Bà Ngô Đình Nhu” thì chắc chắn họ chẳng khai thác được gì!

        Bác cho là; “ngay cả tựa đề thì có phải cụ Sáu bênh vực bà NĐN bằng ‘cảm tính’, và cho góp ý của tôi: “Tôi nghĩ bà Nhu thường khôn ngoan để không bị những kẻ xấu lợi dụng, dù bà có viết gì chăng nữa thì cũng bằng thừa, chúng sẽ vặn nài bẻ ống, chẻ chữ để bôi bác” (“thường“, đúng ra là “thừa khôn ngoan”), cũng là cảm tính?

        Vậy những câu Bác viết;

        * “Một phụ nữ Tây học và thông minh như bà TLX tại sao chấp nhận một cuộc hôn nhân như thế? Phải chẳng ‘chấp nhận’ theo kiểu “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” đã hẳn là có mục đích? Mục đích đó phải chăng là muốn trở thành “mẫu nghi thiên hạ”, không là suy diễn, cảm tính?

        * “khi ông NĐN có thực quyền thì ông quyết định trái ngược, giới hạn tối đa sự xuất hiện của bà trước công chúng nên sự xung khắc gia đình phải xảy ra. Vì sự ẩn ức đó, khi có dịp đứng trước công luận bà NĐN khó có thể ‘nhu mì’, trái lại là cần phải chứng tỏ ‘bản lĩnh’, nên dễ dàng bị cảm tính lấn lướt, bị sơ hở trong phát ngôn“, không là suy diễn, cảm tính?

        * “Về cuốn Nhật ký … nhưng biết đâu đó là tặng vật ‘tình yêu’? Và, nếu là tặng vật thì thuộc về cá nhân“, không phải là suy diễn, cảm tính?

        Do vậy, câu hỏi của bác ;“Thương ai thương cả đường đi lối về – Ghét ai ghét cả tôn ti họ hàng”! Mà cảm tính thì hehe… chẳng có ai sai cả, phải thế không?“, cũng chính là câu trả lời rồi đấy!

        Nói lên nhận định của mình về một người nào đó, nếu chỉ vì “cảm tính” thì kẻ cướp cũng có cái lý của nó!

        Bác “vuì dập” bà Nhu bằng suy diễn đầy “ác cảm”, nhưng khi tôi phản luận thì bác lại gán ghép là “cảm tính”, vậy làm sao có thể trao đổi nghiêm chỉnh?

        Câu “Lịch sử sẽ công minh. Những con người của lịch sử như bà TLX/NĐN phải được tôn trọng và thời gian sẽ trả lời” của Bác làm tôi nhớ đến ông Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, người tham gia đảo chánh ông Diệm, khi bị giam lỏng tại nhà riêng đợi ngày ra toà án, đã uống độc dược quyên sinh và đã để lại câu nói tương tự để trốn chạy “lịch sử” và hành động phản loạn của mình!

        Đời tôi để lịch sử xử. Tôi không chịu để ai xử tôi cả. Sự bắt bớ và xử tội những phần tử quốc gia đối lập là một tội nặng, sẽ làm cho nước mất về tay Cộng sản. Vì thế tôi tự hủy mình cũng như Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu là để cảnh cáo những ai chà đạp mọi thứ tự do“.

        “Di ngữ” này của Nhất Linh đã được ghi vào “lịch sử” mà CSVN rất thích, hành động của HT Thích Quảng Đức cũng đã được CSVN vinh danh!

        (Trích) vybui @ Ban Mai

        Những câu, chữ sáo mòn đại loại “chuyện lịch sử hãy để lịch sử phán xét” chả có ý nghĩa gì nhiều. Lịch sử là gì, là ai, phải chăng là những người đời sau lạnh lùng khai thác một số tư liệu (cả thực lẫn giả)“. (hết trích)

        Nói như bác Ban Mai thì hành động bán nước của HCM và đảng CSVN “hãy để cho lịch sử phán xét”, còn hiện tại không ai được lên tiếng chống đối, mà hãy cúi đầu câm miệng để CSVN muốn làm gì thì làm?

        Tôi nghĩ, những “góp ý” tương tự như của bác Ban Mai sẽ đi vào “lịch sử” của Giaođiểm, Sáchhiếm. Những thế hệ sau và “sử gia” VN cũng như ngoại quốc sau này cứ việc moi ra xài miễn phí!

      • Choi Song Djong says:

        BM à.
        “Đời tôi để lịch sử xử “chỉ là câu nói để chạy trốn trách nhiệm,những ánh mắt,những nghi ngờ.
        Bằng chứng nằm sờ sờ ra đó,người ta vì tính bản thiện không muốn đấu tố bậc sĩ phu ( cũng là con người với đủ tứ đổ tường Hỉ – Nộ – Ái – Ố ). Tuy nhiên,vì lòng chưa thỏa,cộng thêm những éo le thế thời thời thế nên ai kia đã không cam lòng.Dù sao đi nữa,đây cũng là cái sự đáng để cho hàng con cháu chúng ta tham khảo,biết hy sinh cái TÔI vì sự nghiệp chung,vì Quốc Gia – Dân Tộc. ( Nhưng xin đừng theo gương gã họ HỒ )

    • Choi Song Djong says:

      Ban Mai ơi,con lạy cụ.

      Đọc còm Bác mà em muốn đứt ruột,Bác phang mấy câu xanh rờn rứa ? Chuyến này ông NVL buồn và bỏ ăn đến mấy bữa,bài viết hay thế…nào ngờ như đàn gảy tai trâu.Tiếc thật

      • Ban Mai says:

        Cám ơn bác CSJ,

        Tôi mong được điếc hơn tai trâu để cứ cười khì khì với người đang mắng mình í chứ! :) Hìhìhì… Chúc bác vui.

    • vybui says:

      @ Ban Mai,

      Giữa một người ‘tôn thờ” thuyết âm mưu (Conspiracy theories), coi chuyện hôn nhân cuả một người con gái chưa đến tuổi trưởng thành(?), chuyện ẩn dật cuả một goá phụ, hay từ chuyện chính trị đến chuyện phòng the đều ẩn dấu những âm mưu đen tối, mờ ám…( thậm chí một “chiến lợi phẩm” cuả một cuộc “Cách Mạng” cũng được nâng lên tầm …’ tặng vật tình yêu”) -với một người viết bài bênh vực một nhân vật với nhiều “cảm tính” thì theo thiển ý cái người trung thành với thuyết âm mưu xem ra “nguy hiểm” và tệ hại hơn cái anh cảm tính (nhưng mà “dễ thương”) kia nhiếu! hehehe.

      Riêng về cuốn “nhật ký”, theo lẽ thường đã là chiến lợi phẩm thì thuộc về kẻ “thắng trận”. Nế nó lại được bỏ tiền ra mua, hay do “đổi chác” mà có thì khó mà có cơ hôi vật hoàn cố chủ, trừ khi quan niệm về đạo lý ở người sở hữu vượt lên tất cả những khái niệm về “lợi ích”(?).
      Vấn đề là, (nên đòi hỏi) cách khai thác “tư liệu lịch sử” kia như thế nào, chỉ phục vụ cho lợi ích chung là góp phần làm làm sáng tỏ một giai đoạn lịch sử hay để thoả mãn hiếu kỳ, hoặc dùng để bôi nhọ chủ nhân cuả cuốn nhật ký?

      Những câu, chữ sáo mòn đại loại “chuyện lịch sử hãy để lịch sử phán xét” chả có ý nghĩa gì nhiều. Lịch sử là gì, là ai, phải chăng là những người đời sau lạnh lùng khai thác một số tư liệu (cả thực lẫn giả), là những người trực tiếp tham gia vào những sự kiện, những biến cố… chia xẻ những hiểu biết cuả mình, là những người cuả thời kỳ đó nhận định về một giai đoạn mà mình đã sống trải …rồi cuối cùng được ghi lại bởi những người có chuyên ngành sử, sau khi đã chọn lọc, đối chiếu, đúc kết với tâm thành, ý sáng? Như thế thì là độc giả, chúng ta nên góp một tay, đừng tháo khoán hay “bán cái’ cho mấy ông/bà tiến sĩ Sử mà có ngày…thất vong!

      • Ban Mai says:

        Bác vybui ơi,

        Khoảng 10 năm sau chính biến 1963 sách vở, báo chí thời Đệ nhị Cộng Hoà và thời CSVN họ hùa nhau bôi bẩn chế độ Đệ nhất Cộng Hòa và gia đình dòng họ cố Tổng thống Ngô Đình Diệm nhưng theo dòng thời gian giai đoạn lịch sử Đệ I Cộng Hòa tự nó đã ngời sáng trở lại. Còn bọn phản quốc bẩn thỉu thì càng ngày càng lộ rõ chân tướng, đó không phải phải là lịch sử thì là gì nhỉ? Cho nên tôi gõ “chuyện lịch sử hãy để lịch sử phán xét” là vì vậy! Xin hiểu 2 chữ “lịch sử” đúng nghĩa của nó, đừng lẫn lộn “lịch sử” kiểu CSVN đang viết bác ạ! Hết World Cup và một cuối tuần tán dóc vui rùi! Lại lu bu cho một tuần mới. Chúc bác vui. P/S: Tôi gõ còm thường cố gắng cho rõ nghĩa, hoàn toàn không có ẩn ý. Theo Vương đạo, không theo Bá đạo đâu!

      • Mây lang thang says:

        Hai (2) điểm then chốt ông Vybui nêu ở đây khá trong sáng.

        1)”Vấn đề là, (nên đòi hỏi) cách khai thác “tư liệu lịch sử” kia như thế nào, chỉ phục vụ cho lợi ích chung là góp phần làm làm sáng tỏ một giai đoạn lịch sử hay để thoả mãn hiếu kỳ, hoặc dùng để bôi nhọ chủ nhân cuả cuốn nhật ký?”

        Nếu vì “lợi ích chung” thì cuốn nhựt ký đó đã trả lợi cho chủ nhơn từ khuya rồi! Buôn & Bán thì cần quảng cáo!

        2) “Những câu, chữ sáo mòn đại loại “chuyện lịch sử hãy để lịch sử phán xét” chả có ý nghĩa gì nhiều.”

        Đồng ý! Điện toán là phương tiện thông tin – cần thiết cho nhơn loại trên địa cầu ngày nay hơn bao giờ hết!

        Đa tạ!

        Mây lang thang

  10. Thích Nói Thật says:

    Kính gởi tác giả Nguyễn Văn Lục

    Qua bài viết này “Lên tiếng thay cho một người không còn cơ hội lên tiếng: Bà Ngô Đình Nhu ” mà tôi hiểu thêm về “nỗi lòng” của Tác giả.

    Ở đời, thường thì ta “phù thịnh” chứ ít có ai chịu “phù suy” như Ông, cho dù chỉ nói lên lời công đạo, vì e rằng sẽ bị tai bay vạ gió, bị ném đá bởi những kẻ thù ghét ông Diệm, ông Nhu hay bà Trần Lệ Xuân.

    Thói đời là thế, khi giậu đổ thì bìm leo, chó ị dập. Người ta thích nghe những chuyện dựng đứng thời 1963 sau khi ông Diệm bị sát hại như; trong phòng ngủ của bà Nhu có ảnh loã thể, bà Nhu có cái giường khoái lạc, trong phòng ông Diệm có quần lót của bà Nhu vân vân và vân vân…

    Thế nhưng, khi được hỏi có hình ảnh chứng minh không thì được câu trả lời, mấy ông “cách mạng” phá hết rồi, chỉ nghe nói lại, chỉ nghe tin đồn. Nguyễn Đắc Xuân và một nhóm sinh viên thời đó đã đến tham quan Dinh Độc Lập và cũng đã viết lại chuyện này.

    Cái vô liêm sỉ của người viết những chuyện trên là; MẮT KHÔNG THẤY, mà cũng cứ viết say mê, viết theo tin đồn, viết hả hê cho hợp với gió lộng của thời đại lúc đó?

Leave a Reply to Ban Mai