WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lên tiếng thay cho một người không còn cơ hội lên tiếng: Bà Ngô Đình Nhu

Bà Trần Lệ Xuân

Bà Trần Lệ Xuân

Bà Ngô Đình Nhu qua đời ngày 24-4-2011, tại Rome. Thế là kể như cả một thế hệ những người lãnh đạo miền Nam thời tuổi trẻ của tôi đã không còn nữa. Tính đến nay cái chết của bà thấm thoắt đã được hơn ba năm!!

Hôm nay, một lần nữa, xin lên tiếng như một tưởng niệm và nói thay cho một người đã làm thinh. Tôi là người ngay từ lúc 9, 10 tuổi đã đem lòng ái mộ ông Ngô Đình Nhu, phu quân của bà lúc ông còn hoạt động ở Bắc vào những năm 1950-1952. Tôi đã giáp mặt ông một số lần trong bộ đồ bốn túi với nụ cười nhếch mép. Anh cả tôi lúc bấy giờ cũng theo học những lớp về Xã Hội do ông tổ chức và giảng dạy. Làm sao tôi không quý mến ông được.

Sau này, thời thế thay đổi tôi và ông đều chọn ở miền Nam làm quê hương. Giã từ đất Bắc. Giã từ cộng sản. Ông là biểu tượng cho miền Nam chống lại ý thức hệ cộng sản. Tôi theo gót chân ông và tiếp tục con đường ông đã đi..

Vào miền Nam, tôi ngây thơ tưởng thế là tạm yên. Đất nước miền Nam đang đứng lên, đang xây dựng với niềm tin và hy vọng. Tôi lo học hành, lo chơi. Không ngờ, cộng sản lại lén lút đeo đuổi phá hoại xóm làng miền Nam chúng tôi một lần nữa.

Họ lại muốn giải phóng chúng tôi.

Lần này thì ông đóng vai một lãnh tụ giấu mặt. Chưa bao giờ thấy ông dùng công xa, có xe còi hụ chạy ngoài đường phố. Dân chùng nhiều người chưa biết mặt ông. Phải chăng đó là cái dở của ông. Nhưng lại một lần nữa, tôi lại có một số dịp gặp ông tham dự các buổi lể của Viện Đại học Đà Lạt trong vai trò cố vấn, còn tôi- với tư cách sinh viên viện đại học-. Đã đôi lần, tôi tính bạo dạn lên gặp ông để hỏi chuyện. Nhưng lần nào cũng vậy, buổi lễ gần xong là ông đã biến đi đằng nào rất nhanh. Chắc tính ông kín đáo, không thích gặp gỡ, nói chuyện la cà xã giao. Ông đến và đi kín đáo.

Nhưng tôi còn nhớ như in là ông thường đi một mình, không có bà Nhu bên cạnh. Việc công, việc tư, ông phân biệt rõ ràng. Chắc hẳn bà Nhu lúc ấy đang ngồi ở ngôi biệt thự ở Đà Lạt chơi với các con của bà. Mà nay thì tôi mới hiểu tại sao ông làm như vậy..Ông không thích đàn bà dính dáng vào chuyện chính trị của ông. Và nỗi khỗ của ông và bà cũng từ chỗ này, gây ra những tranh cãi, buồn phiền. Ông đi biền biệt, không biết đi đâu, gặp những ai, làm gì!! Phần bà thì muốn dính dáng vào nhiều truyện, cả truyện tư đến truyện đời công, truyện chính trị, chính em!! Bà sốc nổi, ông bình tĩnh. Bà thông minh, ông thâm trầm. Bà thích xuất hiện trước đám đông, ông tránh mặt. Thực sự nếu bà hiểu được bà đang nắm được một ưu vật hiếm có trong tay thì hai người hạnh phúc biết bao.

Đến khi tôi bắt đầu cầm bút thì ông đã không còn nữa. Bao nhiêu biến cố đau thương xã hội, chính trị bầy ra mỗi ngày, miền Nam như con tàu trôi nổi, không định hướng. Chỉ càng về sau này, từ người trí thức đến người lãnh đạo đến người dân thường mới thấm thía được sự mất mát ấy!!

Muộn quá rồi. Thua vào tay cộng sản.

Những người đàn anh của tôi như giáo sư Tôn Thất Thiện nói: Cả trăm năm nữa, chúng ta cũng không có được người như ông Diệm. Rồi những người như anh Huỳnh Văn Lang, anh Lê Châu Lộc từng sát cánh với anh em nhà ông cũng nói một tuồng như vậy.

Tôi phải tin như thế thôi. Không có anh ông và không có ông, miền Nam như mất hướng. Người Mỹ đến VN để giúp chúng tôi chống lại cộng sản, nhưng trước tiên họ tìm cách giết những người bạn của họ..

Phần tôi, chót trân trọng ông, tôi không thể nghĩ khác được. Tôi càng thấy khâm phục ông hơn về sự hiểu biết sâu sắc về lịch sử, về chính trị, nhất là khi đọc Chính Đề của ông. Lòng quý mến ấy của tôi càng tăng khi ông và cụ Diệm bị bọn tướng lãnh thảm sát. Tôi tôn quý ông lúc sống và tiếc thương ông lúc chết! Ai nói khác thì mặc kệ họ.

Cái thất bại của gia đình họ Ngô là cụ Diệm không phải là người làm chính trị. Cụ có thể đã đi tu ngay từ cái ngày cụ tạm thời trú ngụ ở một dòng tu bên Bỉ. Còn ông Nhu, có lúc tâm sự trong vụ Phật giáo, ông cho rằng đáng nhẽ ông phải là một giáo sư sử học, ngồi nghiên cứu thay vì làm chính trị.!! Phải chăng cả hai ông đã chọn lầm nghề!!

Bản thân ông là người ít bạn mà nhiều kẻ thù. Kẻ thù ngay trong số những người từng tin cẩn và hợp tác như trường hợp những Trần Kim Tuyến, Nguyễn Đình Thuần, Đỗ Mậu, Tôn Thất Đính. Và nhất là người Mỹ. Cái chết của anh em ông là do người Mỹ dàn dựng gây ra chứ không ai khác!! Và ngay khi sang Mỹ ‘giải độc”, bà Ngô Đình Nhu, dù không có đảm lược chính trị, nhưng lại có cái bản năng nhạy bén chính trị đã tuyên bố thẳng thừng:

‘Whoever has the Americans as allies does not need any ennemies’.

Và câu nói sau đây chẳng khác gì một lời tiên đoán số phận miền Nam sau khi chế độ Đệ nhất cộng hòa không còn nữa:

‘I can predict to you all that the story in Viet Nam is only at its beginning’.

Phần tôi lại có thêm cái may mắn là hoặc được đọc, được rèn đúc thêm hoặc là được gặp một số nhân chứng của thời Đệ Nhất Cộng Hòa như quý ông Tôn Thất Thiện, Cao Xuân Vỹ, trung tá Nguyễn văn Minh, thượng nghị sĩ Lê Châu Lộc, ông trung tướng Tôn Thất Đính, đại tá Nguyễn Hữu Duệ, ông Huỳnh Văn Lang, Minh Võ và nhiều người khác. Hoặc là được hiểu biết nhiều hơn về chế độ với Nhị Lang, Lansdale, cụ Quách Tòng Đức, cụ Đoàn Thêm, luật sư Lâm Lễ Trinhvv..

Không lẽ tất cả những người đã một thời góp bàn tay xây dựng nên một miền Nam một thời đều nghĩ sai, viết sai cả sao?

Về phía người Mỹ thì phải nói ngược lại. Phải nhìn nhận có những người như Haberstam và Browne, họ đã đi tìm vinh quang nghề nghiệp trên những xác chết của hai vị lãnh đạo Đệ nhất cộng hòa và xác chết của những người lính VNCH.

Cả hai đều nhận được giải thưởng Pulitzer vào năm 1964, sau khi hai anh em ông Diệm đã chết.

Tôi không nói oan cho những kẻ cầm bút giết người trên. Hãy để một người đồng nghiệp thuộc loại sáng giá nhất sau này-Stanley Karnow- nhận xét về đám ký giả này:

‘Cái thảm kịch của Việt Nam lúc bấy giờ lại trở thành giấc mơ của một số ký giả, nhưng lại là một cơn ác mộng đối với các viên chức chính phủ Mỹ vì họ lo sợ rằng những biến cố ở Việt Nam sẽ khiến dư luận Mỹ chống lại những nỗ lực chiến tranh ở Việt Nam. Kiểm duyệt thì không được mà không kiểm duyệt thì thật khó kiểm soát những phóng viên trẻ năng động như David Haberstam của tờ The New york Times. Neil Sheehan của United Press International và Malcom Browne của Associated Press.. Những phóng viên trẻ này đưa ra tràn ngập những tin tức thật cũng có mà giả cũng không thiếu được cung cấp bởi những kẻ thù của chế độ’.

Một ký giả uy tín và lão thành ở thời kỳ ấy là Joseph Alsop đã thẳng thừng kết án các đồng nghiệp trẻ của ông là đang tiến hành một chiến dịch tuyên truyền tồi tệ chống lại ông Diệm và ông so sánh đám ký giả này giống thời kỳ họ từng chống lại tướng Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc trước khi sụp đổ rơi vào tay Trung Cộng.

Về cuốn Finding the Dragon Lady của bà Monique Brinson Demery

Cuốn sách trên được xuất bản năm 2013, nghĩa là sau hai năm khi bà Ngô Đình Nhu qua đời. Đây là công trình làm việc tốn khá nhiều công sức và năm tháng. Tác giả, giống như nhiều người Mỹ khi làm công tác nghiên cứu đã chuẩn bị học tiếng Việt đến nơi đến chốn. Demery học với Ngô Như Bình ở đại học Harvard. Demery cũng đã được sự chỉ dẫn của Edward Miller- một giáo sư, một nhà sử học Mỹ có những cái nhìn sử học khách quan và chính xác hơn các nhà sử học thế hệ đàn anh của tôi. Tôi rất trân trọng những ý kiến mới mẻ của Ed.Miller.

Và ít lắm là trong vòng năm trời tác giả Demery đã liên lạc, trao đổi và theo đuổi bà Nhu!! Bà Nhu vốn tránh mọi tiếp xúc, phỏng cấn- trừ một hai trường hợp cho Stanley Karnow cho chương trình đài truyền hình. Phải nhìn nhận cái kiên trì và phương pháp làm nghiên cứu của người Mỹ qua tác giả trẻ- bà Demery-.

Vì thế, khi cuốn sách vừa mới ra thì tôi đã cất công tìm đọc ngay và cũng cảm thấy thất vọng sau khi đọc xong. Cái thất vọng của tôi có thể người đọc khác có thể không thấy. Nếu đi tìm hiểu một tác giả chỉ cốt thu nhặt sự kiện, các chứng từ, các nhân chứng, vật chứng, cùng lắm ta có được một nhân dạng. Điều chính yếu là phải vào được bên trong tác giả, chia sẻ với con người trong một hoàn cảnh. Về điều nay, chưa thật sự có một giao cảm, một tin tưởng nào giữa bà Nhu và Demery. Theo như tôi hiểu thì bà Nhu vẫn e ngại người ký giả trẻ tuổi này.

· Cái thất vọng thứ nhất khi đọc Demery là tác giả chịu nhiều ảnh hưởng của Haberstam và Malcom Browne trong cách trình bày các sự kiện lịch sử miền Nam một cách thiên lệch. Khi còn sinh viên, bà đã có dịp đọc những lời nhận xét hận oán cùng cực của Malcon Browne như sau:

‘Theo kinh nghiệm riêng của tôi thì bà Nhu là một kẻ thù nguy hiểm nhất cho bất cứ người đàn ông nào’. . Tại sao Malcon Browne lại có một nhận xét cay nghiệt như thế thì không biết được. Nhưng phần cá nhân Browne thì lại được phía tranh đấu Phật giáo tín cẩn vào loại số một. Ông là người được thông báo ngày giờ, địa điểm tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức và bức hình của M. Browne được gửi đi khắp thế giới vào từng mỗi gia đình Mỹ trong buổi sáng hôm sau!!

Và chính từ sự gợi hứng từ M. Browne mà Demery đi tìm lại bà Nhu. Một bà Nhu không phải một góa phụ sống lẻ loi đơn độc một mình ở Paris. Mà một bà Nhu thuở vang bóng một thời với một nhãn hiệu đi kèm: Dragon Lady- một phụ nữ tinh quái, gian ác, ngổ ngáo, xấc xược. Tệ hơn nữa, không phải đệ nhất phu nhân mà một con khốn chết tiệt!!

Nếu chỉ đi tìm một bà Nhu như thế thì chỉ cần dở mấy sách vỡ cũ ra là có đủ! Cần gì mất năm năm tra hỏi. Và nếu muốn tham khảo thêm tiếng Việt thì nên tìm đọc cuốn Đệ Nhất Phu nhân của tên đạo văn là Hoàng Trọng Miên..

Tôi tự hỏi văn hóa Mỹ, người Mỹ viết tham khảo có dùng những từ thóa mạ như thế với những mệnh phụ phu nhân như Bà Kennedy không?

· Cái thất vọng thứ hai là phần lớn các sự kiện đều đã được nhiều tác giả, nhiều người nói tới và không đem lại điều chi mới lạ. Người nào bảo mới là vì chưa đọc cho đủ tài liệu. Như trường hợp bà Nhu tổ chức với Giám mục Lê Hữu Từ đem một số dân di cư đi biểu tình ủng hộ ông Diệm lúc ban đầu, người ta đã nói tới rồi. Việc bà Nhu can thiệp vào vụ đảo chánh 1960, người ta cũng nhắc tới rồi..Tướng Khánh là người trong cuộc cũng đả kể lại đầy đủ với luật sư Lâm Lễ Trinh.

· Những chi tiết về đời sống của bà Nhu lúc còn trẻ, lúc lập gia đình, lúc ở Đàlạt, lúc ở trong Dinh Độc Lập đều vụn vặt, chắp nối và nhiều chi tiết không cần phải nói ra..Những chi tiết về gia đình ông bà Chương-bố mẹ ruột bà Nhu- một thứ cai thầu chính trị- một thứ gió chiều nào ngả theo chiều đó- trong nhà lúc đón tiếp những nhân vật lãnh đạo Nhật, lúc đón chính khách Pháp, lúc tiếp đón Bảo Đại- ra vào tấp nập, tai tiếng lắm, đủ thứ chuyện…cũng là chuyện không cần phải đợi đến tài liệu mật thám Pháp khui ra. Bảo Đại trong hồi ký của ông cũng gián tiếp nhắc đến những liên hệ của ông với bà Nam Trân!! Nhưng đó phải chăng cũng là những điều quan yếu đối với bà Nhu!!

· Cái điều duy nhất mà người đọc có thể thu lượm được khi đọc cuốn sách là một vài tâm sự của bà Nhu đối với ông Nhu..Bà tỏ ra buồn phiền, bực bội, chán nản, cô đơn vì có cảm tưởng ông Nhu không quan tâm gì đến bà. Chỉ lo chuyện chính trị..Và cũng từ chỗ đó bà muốn nhảy ra hoạt động chính trị, xã hội- một điều cả ông Nhu, ông Diệm và nhất là ông Cẩn rất khó chịu.. Tìm cho ra địa chỉ chỗ ở của bà Nhu tại một building trên đường Charles Floquet, số 24. Cuối cùng tác giã đã gửi thư, đã có thể liên lạc điện thoại với bà Nhu. Bước đầu đã đạt được.-

· Cuốn sách của bà Monique Brison Demery chủ yếu ghi lại những phỏng vấn bà Ngô Đình Nhu qua điện thoại. Phải công nhận sự kiên nhẫn trì chí của tác giả trong khoảng thời gian năm năm trời- và tìm đủ mọi cách để khai thác cá nhân và cuộc đời bà Ngô Đình Nhu. Ngay cả nếu cần, mang cả con nhỏ sang Paris để được sự chú ý của bà Nhu. Nhưng kết quả cho đến phút chót là một thất bại, vì bà Nhu đã nghi ngại và hai lần thất hẹn không cho gặp như đã hứa!!

· Cái được còn lại là một tập sách nhỏ nhan đề Những viên sỏi trắng. Đây không phải là thứ hồi ký cũng không phải nhật ký. Nó là một thứ suy niệm ( Méditations) đượm tính chất huyền bí ( Mystique) dựa vào thánh kinh. Nó không dễ dàng gì để hiểu nếu không nắm được cái chìa khóa mở nó. Nhưng nó lại là bản tóm lược toàn diện hành trình đời sống tâm linh của bà Nhu kể từ năm 1963-2011. Gần 50 năm trời!! Gần 50 năm trời sống ẩn dật, khép kín, sống đúng phẩm cách con người, sống đúng mẫu mực của một phụ nữ góa bụa hầu như không tỳ vết. 50 năm đó tự nó xóa tẩy mọi vết nhơ, vết bôi nhọ trên phẩm giá một người phụ nữ. Mà ngay những kẻ thâm độc nhất và có thừa khả năng dựng truyện cũng đành im tiếng!

· Rất tiếc, phần đời ấy lại chỉ được tác giả viết thoáng qua trong vài trang, chương 16: In Exile. Và cũng chả có thể nào trách được tác giả, vì khả năng của bà không đủ để có thể theo dõi những chặng đường tâm linh với nhiều lối nói trình bày mang tính ẩn dụ. Và cũng vì mục đích chính của tác giả là khai thác, đi tìm con người ác phụ trong bà Nhu!! Muốn thỏa trí tò mò, có lẽ bà Demery nên xoay hướng tìm hiểu những nhân vật nước Mỹ như dòng họ anh em nhà Kennedy, bà cựu tổng thống Kennedy cũng như bà Joan Kennedy..Như mới đây, tôi đi qua một tiệm sách thấy một tạp chí có nhan đề rất gợi tò mò: Anh em nhà Kennedy, ai giết Marilyn Monroe?

· Những điều mà bà Déméry mong đợi thu thập được như cuộc đời riêng của bà Nhu, những truyện thâm cung bí sử, những chuyện liên quan đến tình ái nếu có, những dính dáng của bà với sinh hoạt chính trị miền Nam, hay những hiểu biết của bà qua ông Ngô Đình Nhu về các nhân vật liên quan đến chế độ, những thành bại của chế độvv. Kết quả thu thập thật ít ỏi. Trong nhật ký riêng của bà Nhu viết năm 1959, bà bầy tỏ một cách tuyệt vọng về cuộc sống hôn nhân của bà. Về sự thờ ơ của ông Nhu, về thú đi săn, về sự cách biệt tuổi tác khiến ông không thể làm gì hơn những gì ông đã làm!! Nói chung, bà khát vọng những chiều chuộng, những lời nói vuốt ve tuổi trẻ của bà, những giây phút lãng mạn… Và rồi những ước vọng thầm kín của một người đàn bà ở tuổi 32.. Bà nói một cách mơ hồ, thóang qua hình ảnh một người tên H. Hắn là một thứ Don Juan và chỉ có thế, không cho biết bất cứ chi tiết cụ thể nào về mối liên lạc đó. Nó như một cơn gió thoảng qua rồi thôi. Biên giới của cái được, cái cho phép và cái cấm kỵ trong tình huống lúc bấy giờ cho đến ngày hôm nay có thể cũng không có điều chi cho phép một sự ngờ vực.. Gần 50 sống cuộc đời cô thế vẫn như tảng đá ngầm, không gì lay chuyển được. Sự lựa chọn trong cuộc đời đôi khi không dễ dàng gì!! Không, người ta không thể nào biết hơn được những điều mà người ta đã biết như thế.

· Tôi còn dám nói như một kết luận là chính bà Nhu cũng không hiểu ông Nhu cho đủ. Theo cụ Cao Xuân Vỹ – người thân cận với ông Nhu kể cho tôi nghe- Ông Nhu là người say mê chính trị nên mọi chuyện khác ông coi thường. Ông ăn mặc giản dị đến xuềnh xoàng. Ngay khi đã vào ở trong dinh, ông vẫn áo sơ mi bỏ ra ngoài, đi dép lệt xệt. Trong khi những chức sắc khác vào dinh thì quần áo chỉnh tề, lon chậu, mũ áo đầy đủ. Ông vượt lên trên cái thường tình của mọi người. Trong phòng làm việc, bày biện sơ sài, sách vở, tài liệu vất tung tóe trên sàn nhà, trên giường ngủ lộn xộn. Đó là thế giới của riêng ông. Ông không muốn bà dòm ngó vào, cũng không cần ai thu xếp dọn dẹp. Ông chỉ có thú say mê đọc sách và đi săn hổ. Khi không hiểu, khi không tôn trọng thế giới của người đàn ông- một người trí thức thượng thặng- một chính trị gia già dặn, sắc sảo- thì khó đủ nghĩa làm vợ một người đàn ông như thế!! Khi muốn kéo thấp người đàn ông xuống đến những chi tiết nhỏ, câu chuyện thường ngày là một cách gián tiếp xâm phạm đến những cuộc sống tinh thần của người ấy. Cho nên, thật khó cho cả hai người vì đôi khi không cùng nhìn về một hướng. Ý nghĩa câu nói của St. Exupéry về tình yêu lứa độ trong trường hợp này thật là cần thiết.

· Trong một dịp, nếu tôi nhớ không lầm do cụ Đoàn Thêm kể lại, ông phải đại diện chính phủ sang Pháp, lúc bấy giờ người ta mới cuống lên, phải đặt may gấp cho ông một bộ vét cho trang trọng xứng đáng đại diện chính phủ một nước. Lại còn vấn đề chức vụ? Ông chẳng có chức vụ gì cả, cũng chẳng nằm trong quy chế lương bổng. Rồi mọi người đồng ý đặt cho ông chức cố vấn…Từ đó, chữ cố vấn được chính thức dùng. Ông không có lương bổng, tiền là do quỹ đen của ông Diệm cho ông. Một chi tiết nhỏ là khi bà Nhu và con gái đi dự hội nghị và sang Mỹ, trong túi họ chỉ có 5000 Mỹ kim và khi bên nhà đảo chính ông Diệm, bà Nhu không có tiền trả cho khách sạn!! Họ được một số bạn bè Mỹ ứng cho mà vẫn thiếu hụt.

· Trong 9 năm cầm quyền thời ông Diệm, có người dân đô thành nào thấy ông Ngô Đình Nhu ngồi trên xe Limousine, có còi hụ, có xe cảnh sát dẫn đường không? Phần tôi chưa bao giờ nhìn thấy cả. Nhưng chỉ ít lâu sau 1963, Phó Thủ tướng Văn Hóa Đỗ Mậu, tướng Tôn Thất Đính đi đâu là kéo theo cả một đoàn tùy tùng, rầm rộ, còi hụ, dẹp đường, dẹp xá. Điều đó cho thấy phong cách của hai loại người!!

· Để chứng minh cho thấy- dù trong cảnh vực nào-, người phụ nữ vẫn chỉ là người phụ nữ trong gia đình. Trong một lần duy nhất, bà Nhu bắt gặp ông Nhu cùng 8 người đàn ông khác, đang ngồi quây quần và ở giữa có một người bị tra hỏi và bị đánh có máu me trên mặt. Tất cả những người có mặt hôm đó, ngay cả kẻ bị đánh làm như thể không có chuyện gì xảy ra khi bà Nhu vào. Khi ông Nhu về phong ngủ của hai vợ chồng, bà đã tò mò muốn biết chuyện gì xảy ra, người bị đánh là ai. Ông Nhu vốn bản tính kín đáo không trả lời. Bản thân bà Nhu bị chính ông Ngô Đình Nhu ngăn cản, cách ly bà ra khỏi những sinh hoạt chính trị. Sinh hoạt của bà mỗi ngay là giặt giũ quần áo, nấu ăn và tắm rửa cho con cái. Sau này, một vài hoạt động nổi của bà- như Hội Phụ nữ Liên Đới- chỉ là thứ chính trị trình diễn hơn là thực tiễn. Một người đàn bà như thế có thể nào biết được tất cả những sinh hoạt chính trị miền Nam?

Hơn nữa, hoạt động chính trị của ông Nhu không có tính cách bàn giấy để giải quyết các công văn giấy tờ mà phần lớn là những hoạt động về những chính sách, những quyết định, những họp mặt bí mật, những âm mưu tính toán..

· Bà Nhu hoàn toàn đứng ngoài lề các hoạt động chính trị của ông Nhu. Bà càng hăng hái xuất hiện, càng bất lợi cho chế độ và càng bất lợi cho bà như lời nhận xét của cụ Đoàn Thêm như sau đây:

· Dù không làm hay chưa làm việc gì có hại, người đàn bà không thể thừa thế nhà chồng mà xen vào việc chính quyền.

· Sự ra mặt của bà, dưới mắt số đông, trái ngược hẳn với hình ảnh cố hữu của phụ nữ Á Đông khiêm nhượng, ý nhị hiền hậu, của người mẹ, người vợ Việt Nam.

· Nguyên do sâu xa nhất và đích thật nhất của nỗi ác cảm với bà là do người đã đẹp mà lại muốn khỏe và hách nữa thì quá lắm, không chịu nổi. Đối với ông Nhu, người ta còn nhẫn nhịn, nhưng đối với bà thì ngay cả sự xuất đầu lộ diện cũng không được tán thành hay dung thứ.

· Nên dù trái hay phải, người đàn bà Việt Nam muốn vội sống theo theo đàn bà tiền phong(Avant garde) Âu Mỹ, tất chưa thể được yên thân trên một đất nước mà nhiều người còn ghê sợ những Võ Hậu, những Từ Hy.

· Tâm lý số đông như vậy nên nhiều con mắt dễ nhìn thấy những sơ hở và lỗi lầm để buộc lỗi gay go. Mỗi lời nói việc làm của bà đều là những cớ, những dịp cho cho dư luận chỉ trích nghiêm ngặt..

Bi kịch của chế độ bắt đầu từ chỗ đó!!!

Phần tác giả Demery, viết về bà Nhu mà như thiếu tư liệu để viết!! Viết cái gì? Viết con người bà hay viết về chế độ..Cuối cùng viết về con người bà thì ít mà viết chung về chế độ mà nhiều phần bà như thể đứng ngoài cuộc. Để bù lấp những khoảng trống ấy về các bí mật chính trị, tác giả bắt buộc phải trích dẫn những phần tài liệu từ nhiều nguồn mà phần lớn người đọc có thể đã biết rồi. Và sự sắp xếp cuốn sách không khỏi có những vá víu dựa vào những nhận xét của người khác. Câu hỏi chính còn lại đặt ra là tác giả có tỏ ra mức độ khách quan với một tấm lòng không khi đi tìm một bà Ngô Đình Nhu? Cứ như tôi hiểu, bà Demery đi tìm một bà Ngô Đình Nhu- như một Dragon Lady? Hiểu như thế, tôi cho là việc tìm kiếm coi như uổng công.

· Ngay nhan đề cuốn sách đã không ổn khi gọi bà Nhu là: Dragon Lady. Nhan đề này cũng từng được gán cho bà Tưởng Giới Thạch 20 năm về trước. Có một sự trùng hợp ý nghĩa gì chăng? Hình bìa lại chọn bức hình bà Nhu đang nhắm mắt tập bắn trong một buổi chủ tọa Thanh nữ cộng hòa với nền mầu đỏ chói chang.Trông quả thực không phản ánh đúng con người bà Ngô Đình Nhu. Mầu bìa như bị hoen ố chung quanh một cách cố ý và vụng về. Khá khen cho người nào đó đã vẽ mẫu bìa này.

· Và trong những lời trích dẫn ở trang trong tờ bìa. Người ta cố tình gán cho bà Nhu cái trách nhiệm không nhỏ là làm sụp đổ nền đệ nhất cộng hòa. Có nghĩa là bỏ quên đi tất cả vai trò và trách nhiệm của người Mỹ trong việc lật đổ này.

· Và trước khi vào chương một, tác giả không quên trích dẫn một câu thơ của William Watson do thượng nghĩ sĩ Stephen Young, tiểu bang Ohio trong đó có câu chót: The woman with the serpent’s tongue.( Người dàn bà với cái lưỡi của con rắn).
· Trong các trích dẫn các tác giả đầy rẫy những lời nhận xét bất xứng, gọi bà Nhu là con nọ, con kia.Những nhà báo như Halberstam, Browne, Stanley Karnov thì ít nhiều coi bà Nhu như một thứ kẻ thù. Tôi tự hỏi, không biết họ có dám viết như thế về những nhân vật như bà Kennedy hay không?

· Phần cuối đời của bà Nhu, chương 16 vỏn vẹn được vài trang, từ trang 213-225. Điều đó cho thấy một sự bất cân xứng khi tìm hiểu cuộc đời bà Nhu!!!Đối với kẻ viết bài này, bà Nhu đã chết và đem theo bà tất cả những gì bí nhiệm của cuộc đời đầy sóng gió và khổ lụy của bà..Tôi không biết còn ai khổ hơn bà Nhu cả lúc sống và lúc chết? Nghĩ tới bà, tôi nghĩ tới hoàn cảnh bà Nam Phương Hoàng Hậu. Đó là số phận dành cho những người dàn bà mà đáng nhẽ họ có thể có một cuộc sống mà bất cứ người phụ nữ nào cũng ao ước đạt được!!

Và việc đi tìm bà Nhu trong cuốn sách cuối cùng ta bắp gặp một Bà Nhu- một người đàn bà bình thường như hằng trăm người khác. Họa chăng bà có một số nổi niềm riêng. Bà cảm thấy buồn bực, bị quẫn trí vì người chồng lo chuyện thế sự, quanh năm vắng nhà bất tử..Và một cảnh đời như thế có chi xa lạ với những hoàn cảnh những người phụ nữ có chồng làm chính trị?

Nhưng cũng có thể vì thế mà bà bị rơi vào tình trạng trầm uất.

Ra ngoại quốc như một kẻ lưu vong- .Biết bao nhiêu nỗi cay đắng, cô đơn và tủi nhục! Một hoàn cảnh chẳng khác xa mấy với hoàn cảnh hoàng hậu Nam Phương lúc bỏ Đà Lạt sang Pháp vào năm 1950!!

Những người đi tìm hiểu bà lại thường thiếu một tấm lòng, một sự chia sẻ. Nói như bà Clinton trong cuốn sách mới xuất bản: Hard choices. Có nhiều chọn lựa thật khó và dù chọn lựa nào thì cũng phải có một cái đấu và một con tim. Họ đến với bà như một kẻ đi truy tầm quá khứ mà thiếu một sự trân trọng!!

Cuốn sách của tác giả Demery vì thế thiếu hẳn một sự chia xẻ về thân phận một người phụ nữ trong những hoàn cảnh cực đoan nhất, đầy đọa nhất như mất chồng, mất con, mất sự nghiệp, mất tương lai, mất mọi nguồn hy vọng, mất tin tưởng vào tình đời, tình con người..

Và trong những trường hợp như thế, từ chỗ tối tăm của vực sâu của tuyệt vọng dọi sáng lên một nguồn hy vọng một niềm tin tôn giáo. Và vì thế ta mới hiểu được tải sao bà viết về Những viên sỏi trắng. Những viên sỏi trắng đã vực bà dậy để bà đi hết con đường nhân thế.

Có lẽ, theo tôi, điều quan trọng nhất không hẳn là đào xới quá khứ đi tìm những mảnh vụn đời sống mà biết tôn trọng cuộc sống riêng, cô độc, khép kín của bà.

Cho nên, tôi có cảm tưởng tác giả Demery đã không hiểu gì về con người thực của bà Nhu, nhất là phần cuộc đời còn lại từ năm 1963 cho đến khi bà mất vào 24 tháng tư, 2011ở Rome.. Cũng giống như hoàng hậu Nam Phương, bà đem theo sang bên kia thế giới một nỗi niềm riêng mà không thể chia sẻ cùng ai được!!

Những năm tháng sau 1963, chính là phần đời sống giúp bà nhận diện ra chính mình, nhận ra hướng đi của cuộc đời còn lại của bà.

Không hiểu được phần đời này của bà, không nắm bắt được con người thực của bà.

Bà tìm một lối gỉai thoát trong cuộc sống thông qua những suy niệm tôn giáo.. Và bà đã viết ra những kinh nghiệm suy tư này dưới cái tên Những viên sỏi trắng.

Và đã hẳn, vì người ta đã không bắt gặp được một bà Nhu ăn nói bạo miệng, với những lời tuyên bố bốc lửa!! Họ thất vọng. Họ cũng sẽ thất vọng khi họ tìm đọc cuốn La République du Viet Nam et les Ngô Đình suivi des mémoires posthumes de madame Ngô Đình Nhu do con trai Ngô Đình Quỳnh và con gái bà in sau khi bà qua đời.

Tôi cũng đã nhiều lần nói truyện với ông Trương Phú Thứ về cuốn sách do bà Nhu trao cho ông TPT để chuyển ngữ ra tiếng Việt và để xuất bản. Cũng theo ông TPT thì cuốn sách không có giá trị gì về lịch sử, về nội bộ chính trị VN trong giai đoạn ấy. Và nếu ai chờ đợi những điều như thế trong tập sách này thì hoàn toàn vô vọng..

Bằng chứng sách đã được in ra bằng tiếng Pháp, nhưng ít ai nhắc tới và giới thiệu hoặc phẩm bình. Bản thân tôi cũng điện thoại và gửi điện thư cho ông Ngô Đình Quỳnh, nhưng không được ông trả lời. Chắc ông nghi ngại nhiều thứ!!

Câu hỏi chính còn lại đặt ra là tác giả có tỏ ra mức độ khách quan với một tấm lòng không khi đi tìm một bà Ngô Đình Nhu? Cứ như tôi hiểu, bà Demery đi tìm một bà Ngô Đình Nhu- như một Dragon Lady? Hiểu như thế, tôi cho là việc tìm kiếm coi như uổng công.

Về cuốn nhật ký 1959-1963 của bà Nhu

Trong một bài viết đăng trên dvonline.net, nhan đề Đi tìm bà Nhu, gặp ông Đại úy. Tác giả Trần Giao Thủy tiết lộ bà Nhu có viết một cuốn nhật ký từ năm 1959-1963. Cuốn sách này hiện nay do đại úy James Văn Thạch có được. Trần Giao Thủy do liên lạc được với viên đại úy người Mỹ lai Việt Nam. Đại úy James là con của trung tá John W. Peterkin đã nghỉ hưu, một cựu sĩ quan Mỹ đã từng phục vụ trong chiến tranh Cao Ly và Việt Nam. Ông lấy một phụ nữ VN có tên là bà Thạch Thị Ngọc, một nữ lực sĩ trong môn nhảy cao.

Đại úy James sinh năm 1976, lớn lên ở Bellerose, Queens, Newyork và tốt nhgiệp cử nhân khoa sử tại St. John

Cũng theo tác giả Trần Giao Thủy, đại úy James đã liên lạc được với bà Demery và hai người đã gặp nhau tại một quán cà phê Starbuck và đã cho bà Demery đọc qua cuốn sách. Cuốn sách khổ 12cm-18cm đã úa cũ, gáy phải dán keo..Những trang trong viết bằng mực xanh, mực nâu, có khi mực đỏ. Nét chữ nghiêng và tuồng chữ giống hệt tuồng chữ trong những lá thư của bà Ngô Đình Nhu. Lại nữa, ký giả David Horwitz, đài NBC trong một chương trình phát hình ngày 28 tháng ba- 1964, người ta thấy được tấm bảng ghi rõ ” Sự thật về ngày 11 tháng/ 11-1960, tài liệu tối mật trích nhật ký của bà Ngô Đình Nhu nhủ danh Trần Lệ Xuân’.

Như thế, bằng vào những lời trình bày của Trần Giao Thủy, ngưới ta có thể đi tới kết luận, đây là một tài liệu thật, một nhật ký riêng của bà Ngô Đình Nhu viết trong khoảng 1959-1963. Có thể chúng ta khỏi mất thời giờ bàn cãi thêm nữa.

Vấn đề nên bàn cãi là nguồn gốc lai lịch cuốn nhật ký, do đâu mà đại úy John có được. Hiện viên đại úy này vẫn không cho biết rõ nguồn gốc của nó.

Được hỏi vì sao có được cuốn nhật ký này. Viên đại úy nói một cách không rõ ràng là do có bà con làm việc trong chính thể VNCH nên có được.

Trong câu trả lời Demery thì vắn tắt hơn: Tôi lớn lên, rồi tôi có cuốn sách đó. Một câu trả lời mà như không trả lời gì cả!! Và người ta có quyền suy luận rằng chắc là do viên trung tá Mỹ có một cơ duyên nào đó có được cuốn nhật ký đã giữ trong nhiều năm và nay trao lại cho con trai..

Câu hỏi là giữ như thế để làm gì? Trong khi tác giả cuốn nhật ký đó là bà Ngô Đình Nhu sống lưu vong từ năm 1963.. Chỉ cần nhắc điện thoại- nhật ký của người ta thì trả cho người ta-đơn giản chỉ có thế và đem trao trả đến tận tay cuốn nhật ký.. Cử chỉ ấy đẹp biết mấy!!

Tôi cũng nhắc một trường hợp khác để chúng ta cùng suy nghĩ. Căn nhà trong Tân Sơn Nhất của ông bà Nguyễn Cao Kỳ do một viên đại tá chiếm ngụ.. Ông này thu thập một số hình ảnh riêng của bà Kỳ và thư từ của bà cất riêng một chỗ. Sau đó, ông đại tá phải sang đánh giặc bên Campuchia. Biết nguy hiểm, có thể chết, ông gói sấp hình ảnh tài liệu của bà Kỳ và dặn vợ con, khi nào có thể liên lạc được với gia đình ông Kỳ thì trao lại cho họ.

Khoảng 10 năm sau nối lại được liên lạc, Bà Kỳ hẹn về và đến nhận sấp hình ảnh tài liệu và thắp hương trước bài vị ông sĩ quan chung quanh có con cháu của ông ta..

Chính tôi được xem những tấm hình này..

Đấy là những tình tự con người vượt trên quá khứ, chiến tranh hận thù..

Cũng theo Trần Giao Thủy, chính bà Nhu cũng biết có cuộc triển lãm này và bà đã phản đối việc dùng tài liệu riêng tư của bà mà không có phép.

Người ta cũng không biết vào thời gian nào thì đại úy James có được cuốn nhật ký này tính từ 1965 trở đi. Chỉ biết rằng, theo lời ông tiết lộ, đã có một cơ sở báo chí muốn thương lượng để phát hành cuốn nhật ký này.

Nhưng chính gia đình bà Nhu, qua người con rể, ông Olindo Borsooi, chồng của bà Ngô Đình Lệ Quyên cũng ngỏ ý xin lại cuốn nhật ký đó và để lưu trữ như một khối di sản của dòng họ Ngô Đình.

Cả hai đề nghị trên đều bị ông Đại Úy từ chối vì không thích hợp với quan điểm và dự tính của người đang giữ cuốn nhật ký. Qua trao đổi với Trần Giao Thủy, ông này cho rằng viên đại úy là người rất say mê sử học, nhất là sử VN.. Cái say mê lấy của người làm của mình cho thấy tư cách người say mê này thế nào?

Qua tất cả những chặng đường gian nan, chòng chéo, vụ lợi, bất minh…vể cuốn nhật ký bị lưu lạc trong nhiều năm. Sự khám phá ra cuốn nhật ký vô tình biến nhà báo Trần Giao Thủy thành thứ người hùng, một thứ nhà báo chuyên ngiệp đã có công khám phá ra tài liệu bí mật, cất giữ từ hơn nửa thế kỷ nay.

Đấy là một kỳ công mấy ai đạt được!!

Tôi không biết rõ luật lệ ở Hoa Kỳ về quyền sở hữu tài sản trí tuệ xét sử như thế nào?

Nhưng cứ như theo cách sử sự bình thường theo công tâm mà nói, một cuốn nhật ký của một người phụ nữ đang còn sống nay không trao trả lại là một điều đáng trách!! Tư cách gì, ông đại úy cho rằng cuốn nhật ký của một người đàn bà có chồng làm chính trị, bị ám hại lại trở thành tài liệu mang tính lịch sử của Việt Nam, nó thuộc về toàn dân VN.

Những chữ lịch sử Việt Nam, thuộc toàn dân VN đều là những lời tuyên bố cao ngạo và trống rỗng. Và ông nói thêm: Nó là một tài liệu quan trọng cần phổ biến khắp nơi, cho tất cả những ai quan tâm đến giai đoạn đó trong lịch sử VN cận đại. Cuốn nhật ký không thể chỉ là hàng mẫu trưng bầy trong viện bảo tàng và nó cũng không thể bị cắt, chỉnh sửa để xuất bản.

Cần phổ biến khắp nơi mà ông lại giữ chịt không biết bao nhiêu năm rồi và đến bao giờ thì toàn dân VN sẽ được diễm phúc đọc một tài liệu được ông coi là vô giá?

Và mục đích chính của ông là giữ cuốn Nhật Ký ‘vô giá’, not for sale này, sau đó ông sẽ cho xuất bản và tiền bán sách, ông sẽ dùng để tu chỉnh nghĩa trang Bình An.

Xét về mặt pháp lý, về mặt ứng xử, về mặt đạo lý con người- mặc dầu ông cho rằng tập tài liệu thuộc toàn dân- Nhưng thực ra, từ đầu tới của, ông chỉ khăng khăng muốn giữ cho riêng mình và ông tự cho mình có quyền quyết định muốn in ấn và xử dụng số tiền lời tùy theo ý ông..

Bất kể đến quyền lợi tinh thần của gia đình bà Ngô Đình Nhu.. Con cái bà phải chăng có quyền bảo vệ thanh danh cho mẹ mình?

Nội dung cuốn sách là nhật ký cho nên có thể có nhiều nỗi niềm riêng tư của bà Nhu. Tôi cứ giả dụ rằng trong đó viết rất nhiều chuyện riêng tư đến đọc mà ngượng, hoặc đọc mà ứ nước mắt, hoặc đọc mà thỏa mãn thú tính đi nữa.. Nó vẫn chỉ riêng cho bà và chỉ riêng cho bà Nhu, mình bà biết, mình bà hay-. Nó là thành phần bản thân bà- nó là cõi riêng, nó là chính bà với những điều tối mật như chuyện chăn gối, chuyện hụt hẫng, chuyện trông chờ một cái gì xảy đến như cơn mưa mùa hạ, một sự lấp đầy chan hòa. Mà ngay cả người chồng của bà cũng không nên dòm ngó vào-. Có thể đó là những bất hòa, cãi cọ, giận hờn, nặng lời đến chửi bới nhau, chén vỡ bay tung tóe, cửa đóng đến sầm, vội vã bỏ đi săn biền biệt không về. Có những đêm mất ngũ, nước mắt chan hòa trên gối, nằm trăn trở một mình… Có thể là những ghen tuông, gọi tình địch là con đĩ, một thứ dơ dáy, một thứ súc vật-. Và cũng có thể là những suy nghĩ trái chiều như một thứ trả thù bằng cách khơi dậy, mơ đến những ham muốn nhất thời ngoài vòng. Và nay mai, nó sẽ đượ in ấn, phát hành hằng trăm ngàn ấn bản và được công khai hóa..cho bất cứ ai muốn đọc?

Phải chăng cái đó ta gọi là các sự kiện lịch sử, đến tình hình chính trị miền Nam?

Đây là một thái độ ngụy trí thức, giả đạo đức, giả nhân nghĩa mà thực sự chứa đựng một tâm địa nhỏ nhen.

Nghĩ đến thái độ và cách hành xử của ông đại úy James Văn Thạch làm tôi liên tưởng đến một vài trường hợp xin ghi ra sau đây.
Trường hợp cuốn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm.

Thượng sỹ Thông dịch viên Nguyễn Trung Hiếu cùng một người Mỹ tên Fred đang lo đốt những tài liệu bị loại bỏ thì Nguyễn Trung Hiếu yêu cầu đừng đốt một cuốn nhật ký.

Thế là cuốn nhật ký được Fred giữ lại. Mấy hôm sau, Hiếu tìm được phần hai của cuốn Nhật Ký. Cả hai cùng đọc và chia xẻ với người đã chết.

Và làm gì còn biên giới thù hận với người đã hy sinh, nằm xuống bên này, bên kia.

Năm 1972, Fred trở về Mỹ mang theo cuốn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Fred trong nhiều năm trời tìm đủ mọi cách để có thể trao lại cuốn nhật ký cho gia đình Đặng Thùy Trâm.

Và cuối cùng thì Frederic Whitehurst cũng đạt được ý nguyện, trả cuốn nhật ký về tận tay gia đình mẹ của Đặng Thùy Trâm!!

Con người cao quý với tấm lòng rộng rãi bao la của Fred với một nghĩa cử cao đẹp tuyệt vời, anh đã giữ cuốn nhật ký 35 năm vốn được coi là kẻ thù địch và anh đã vượt khỏi cái ranh giới ấy để đến ngày 29-4-2005, anh chính thức viết thư cho em gái của Đăng Thùy Trâm là Đặng Kim Trâm xin gửi trả lại gia đình cuốn nhật ký ấy.

Câu chuyện của Rich

Câu chuyện thứ hai do nhà văn Uyên Thao viết lại về trường hợp một người lính Mỹ tên Rich đã bắn chết một cán binh cộng sản ngay trong tầm súng của anh ta. Và sau trận chiến, Rich đã rút được trong ví của người cán binh cộng sản một tấm hình nhỏ síu, ông ta chụp với một bé gái chừng 6 tuổi. Tấm hình ấy cứ ám ảnh Rich mãi về sau. Trong dịp ông đến viếng bức tường ghi tên 58 ngàn binh sĩ Mỹ tử trận tại Việt Nam, ông đã để lại tấm hình với lời ghi:

‘ Thưa ông,
Suốt 22 năm nay, tôi giữ hình ông ở trong ví. Hôm ấy tôi mới 18 tuổi, khi chúng ta trông thấy nhau trên con đường mòn gần Chu Lai, Việt Nam. Xin tha thứ cho tôi đã giết ông. Đã nhiều lần trong những năm qua. Tôi nhìn hình ông và người con gái tôi đoán là con ông. Mỗi lần tim tôi bừng cháy với nỗi đau tội lỗi.
Xin ông tha thứ cho tôi.

 

Bức thư và tấm hình lại được một người Mỹ cựu chiến binh cũng có tấm lòng tên Duery Felton- một người quản lý phòng sưu tập tại đài kỷ niệm cất giữ. Thế là cả hai quyết đi gặp nhau và cùng gửi thư cho tòa đại sứ Hà Nội tại Hoa Thạnh Đốn.. Câu chuyện kết thúc một cảnh đẹp đến rơi nước mắt khi Rich tìm gặp lạii đứa con gái trong tấm hình.. Ông quyết định bay qua Việt Nam và đích thân đặt tấm hình vảo tay cô bé. |Nay đã trưởng thành và có gia đình.

Lúc này đã là mùa xuân năm 2000 và là năm thứ 33 kể từ khi Rich nhìn thấy tấm hình.

Cao đẹp biết là bao qua ba câu chuyện tôi vừa kể. Tự nó là lời biện minh để cho những ai còn tin tưởng rằng việc giữ tập hồi ký của bà Ngô Đình Nhu là điều chính đáng.

Có một sụ thật đơn giản được nhắc đi nhắc lại đến nhàm chán. Nhưng vẫn xin nhắc lại ở đây: Cái gì của Caesar, xin hãy trả lại cho Caesar.

© Đàn Chim Việt

169 Phản hồi cho “Lên tiếng thay cho một người không còn cơ hội lên tiếng: Bà Ngô Đình Nhu”

  1. xuc pham says:

    Thích Nói Thật nói

    “Nói gì đến Nguyễn Phương Nga, chị em ta cũng sẵn sàng gọi các cụ 85-90 bằng anh ngọt sớt, cho dù anh đã hết xí uắt trên bảo dưới đek nghe nữa rồi, miễn là cứ xì $ là em sẽ làm cho “các anh” (thay vi cụ) hài lòng thoả mãn!
    Dựa vào những “còm” của tonydo trên đây và của DâM TiêN, gọi bằng “cụ, bác hay anh” thì cũng không xứng, mà có lẽ là “cu” (không dấu) thì thích hợp hơn….ha ha ha…”
    (Hết)

    Viết còm bẩn thỉu dơ bẩn như trên dưới nick name Thích… là một sự xúc phạm
    Lấy còm Thích nói Thật là một sự mạ lỵ tôn giáo người khác, Thích là họ Thích Ca thường dùng làm pháp danh cho các vị đại đức, thượng tọa.. những kẻ đầu óc kỳ thị tôn giáo bẩn thỉu chỉ thích mạ lỵ đạo ngưới khác

    • Nói Toẹt Móng Heo says:

      Vớ vẩn…..

      Đầu óc lúc nào cũng tôn giáo, tôn giáo. Sao không nghĩ thoáng hơn một chút cho thoát khỏi cái não trạng “khích bác”?

      Thích nói thật, thích nói chơi, thích nói giỡn, thích đùa nghịch, hay thích chơi gái thì có liên quan gì đến tôn giáo mà xúc với phạm?

      Ông đọc lại xem có câu nào người ta nói hay đụng đến tôn giáo không? Hãy cúi xuống mà đọc những nick sang, Dẫn Chứng đang châm chích, xúc phạm tôn giáo kìa!

    • Thích Nói Thật says:

      @ @ @

      Thưa…..tôi không biết xưng hô thế nào cho phải phép và lịch sự?

      Nếu ông là “tu sĩ” muốn trao đổi về tôn giáo mà vào ĐCV là nhầm chỗ rồi!

      Thưa ông, “Thích” mà ông cho là “họ Thích Ca” thường dùng làm pháp danh cho các vị đại đức, thượng tọa…” (hết trích), chỉ nằm trong trang web của tôn giáo (Phật giáo) mà thôi.

      Còn “Thích Nói Thật” là; “ham thích, thích thú, ưa thích” nói những điều thật, nó phản ảnh ngược lại với…thích “xúc phạm” như cái nick của ông!

      Những điều tôi trình bày ở trên là thực tế xảy ra trong cuộc sống, không lẽ nó đụng phải tim đen cá nhân khiến ông phản ứng đành đạch như thế?

      Hoặc là ông nghĩ tầm bậy với “cu” (không dấu là cái đó) nên cho còm của tôi là “bẩn thỉu dơ bẩn“?

      Ông hãy đọc và suy nghĩ lại chữ “cu” không dấu (trong cảnh ngữ trao đổi, đối thoại) mang nghĩa gì khi tôi viết: “Dựa vào những “còm” của tonydo trên đây và của DâM TiêN, gọi bằng “cụ, bác hay anh” thì cũng không xứng, mà có lẽ là “cu” (không dấu) thì thích hợp hơn….ha ha ha…”?

      Ông không hiểu mà thích vẽ vời, xúc phạm!

      Nhân đây cũng xin nhắc với ông biết rằng; họ “Thích” của “Đức Phật Thích Ca” hiện nay đang bị những tên đạo tặc như Thích Trí Quang, Thích VC, Thích đủ thứ lạm dụng để đánh phá quốc gia, làm lợi cho CSVN, lừa gạt Phật tử, mượn đạo tạo đời, và bôi bẩn tôn giáo (Phật Giáo) đấy!

      Xin hỏi, tại sao ông “thích xúc phạm” lại im miệng, không lên tiếng, lên án những thành phần bất hảo này để bảo vệ Phật Pháp, góp phần làm sạch Giáo hội?

  2. Bin Lalàng says:

    Sang nói :
    “pg đang tự thiêu cho vn tự do”

    Ý ông Sang muốn nói là PG lại mang người ra nướng ?

    • Trực Ngôn says:

      Virus của lũ chuột từ ống cống Sáchhiếm, Giaođiểm chui ra bắt đầu xâm nhập, lây lan vào bài viết này dưới cái nick “sang”, Dẫn Chứng”?

  3. Việt Quốc Thiên says:

    Khi nói về cụ Ngô Đình Diệm thì không phải như nick cu Ngo says; “cái gì cụ cũng hay cả”, và cũng không phải “cứt của cụ cũng thơm”.

    Nhưng việc của cụ Ngô Đình Diệm làm thì đến ngày nay vẫn còn lưu dấu, mà bằng chứng cụ thể là :CHÍNH SÁCH CHIÊU HỒI
    Tản mạn về chính sách chiêu hồi.

    “Ngày 17 tháng 4 năm 1963 Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm công bố chính sách Chiêu Hồi bằng cách kêu gọi quân đội đối phương trở về với chính nghĩa quốc gia.

    Ca khúc Ngày Về của nhạc sĩ Hoàng Giác được chọn làm ca khúc chính cho quá trình hoạt động của các cơ quan thực hiện chính sách Chiêu Hồi. Và chính sách này được thực hiện liên tục cho đến ngày 30.4.1975.”

    • vien xu says:

      Ngoài “Chính Sách Chiêu Hồi”, thời Đệ Nhất Cộng Hòa còn có “Quốc Sách Ấp Chiến Lược” dùng để tiêu diệt hạ tầng cơ sở của VC cũng rất hữu hiệu. Nếu mấy thằng Tướng “đầu trâu mặt ngựa” sau khi làm phản vẫn tiếp tục duy trì “Quốc Sách” nầy thì chưa chắc Việt Cộng đã chiếm được miền Nam.

  4. VÕ ĐẠI says:

    cu Ngo says: “Sao tôi lấy làm lạ, hồi cụ Ngô bị hạ bệ, sau ngày 1-11 hơn 90% báo chí tại Sài gòn chửi bới nhà Ngô gần một năm trời, nêu đủ thứ tội trạng mà bây giờ trên diễn đàn DCV này thì thấy các độc giả phản hồi toàn là đưa cụ Ngô lên mây xanh, chẳng thấy cụ có sai trái gì, chỉ có bọn sư tăng, phản tướng là thối.

    Ừ, tui cũng đang thắc mắc đây! Nhưng mà có lẽ tại bà con ta đã nghe “tội trạng của nhà Ngô” quá nhàm chán rồi, bây giờ muốn biết đến cái “công-đức-hạnh” của nhà Ngô chăng?

    cu Ngo says: “Cái gì cụ cũng hay cả, cứt của cụ cũng thơm !!!“! Ui cha, sao mà cu ngố tâng bốc cụ Ngô đến thế, tui phản đối à nghen!

    Câu này mới đáng bàn nè; “ ừ, cụ là người muôn vàn kính yêu y như bác Hồ, thế là xong, xin miễn bàn“,

    Ố là la, thậm thụt lén lút mãi cu ngố cũng cố chèn cho bằng được bác Hồ vào ngồi chung mâm với cụ Ngô, nhưng cu ngố lầm rồi, vì cụ Ngô không gian manh độc ác như bác Hồ của cu ngố, nên chắc chắn là cụ Ngô không chịu ngồi chung đâu!

    Vì khi còn sống, bác Hồ của cu ngố đã có lần MỜI cụ Diệm cộng tác, nhưng cụ Diệm đã từ chối! Câu chuyện như thế này;

    UỘC HỘI NGỘ GIỮA ÔNG HỒ CHÍ MINH VÀ ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM THÁNG 1/1946

    Khi ông Diệm bị Việt Minh bắt trên đường từ Sài Gòn ra Huế. Vào tháng 1/1946, Hồ Chí Minh hạ lệnh đưa ông Diệm về Hà Nội với mục đích mời ông Diệm tham gia chính phủ liên hiệp.

    - Ông Diệm: Ông muốn tôi làm gì?

    * Ông Hồ: Tôi muốn ông làm chuyện ông vẫn muốn tôi làm, tức là hợp tác để tranh đấu cho đất nước được độc lập. Chúng ta cùng theo đuổi một mục đích, chúng ta cần phải làm việc với nhau.

    - Ông Diệm: Ông có tội… ông đã bắt giam tôi.

    * Ông Hồ: Tôi xin lỗi về chuyện đáng tiếc đó. Khi dân chúng bị ức hiếp nổi dậy, lỗi lầm không thể tránh được và chuyện bi thảm xảy ra. Nhưng tôi vẫn luôn luôn tin rằng, hạnh phúc của nhân dân vượt lên trên những lỗi lầm đó. Ông có những điều oán hận chúng tôi, ta hãy nên quên đi.

    - Ông Diệm: Ông muốn tôi quên những người của ông đã giết chết anh tôi sao?

    * Ông Hồ: Tôi không biết gì về chuyện đó. Tôi không dính dấp gì đến cái chết của anh ông. Tôi cũng buồn phiền như ông về những chuyện quá đáng ấy. Làm sao tôi có thể làm một chuyện như thế khi tôi cho mời ông đến đây? Không những thế, … tôi muốn mời ông giữ một chức vụ quan trọng trong chính phủ.

    - Ông Diệm: Anh tôi và cháu trai tôi chỉ là hai người bị giết… Sao mà ông dám mời tôi làm việc với ông?

    * Ông Hồ: Đầu óc ông chỉ nghĩ đến chuyện đã qua, ông hãy nghĩ tới tương lai, chuyện giáo dục, chuyện cải thiện mức sống nhân dân.

    - Ông Diệm: Tôi làm việc vì lợi ích của quốc gia nhưng không chịu áp lực. Tôi là một người tự do. Tôi sẽ luôn luôn là người tự do. Ông nhìn… tôi coi. Tôi có phải hạng người sợ áp bức hay sợ chết không?

    * Ông Hồ: Ông là một người tự do.

    Và sau đó, Chính phủ Hồ Chí Minh đã trả tự do cho Ngô Đình Diệm.”

    • Sự thật says:

      Không có ông Hồ ra lệnh đưa ông Diệm ra Hà nội thì ông Diệm đã ra ma, vì chắc chắn ông Diệm sẽ bị du kích “đòm” cho vài phát.
      Tháng 1/1946 ông Hồ không tha cho ông Diệm thì ông Diệm cũng sẽ được về nước chúa. Vì đến tháng 12/1946 “kháng chiến chống Pháp toàn quốc bùng nổ”, chính phủ của ông Hồ phải sơ tán lên Việt Bắc, chắc chắn ông Diệm sẽ không đi theo. Tình thế lúc đó buộc chính quyền Việt Minh phải xử ông Diệm, vì Việt Minh không dại gì thả ông Diệm ra để ông chống lại Việt Minh.
      Đây chính là điều dẫn đến việc dù chống Cộng khét tiếng, nhưng ông Diệm không bao giờ dùng những từ ngữ thô bỉ để nhục mạ ông Hồ. Cũng như ông Hồ không bao giờ nhục mạ ông Diệm. Thậm chí một vài cán bộ trong đảng và chính phủ của ông Hồ gọi ông Diệm bằng thằng thì ông Hồ đã khuyên: “các chú không được gọi ông Diệm bằng thằng, dầu sao thì ông ấy cũng đã cao tuổi”.

      • Vọng Kiến Quốc says:

        Ông Hồ cũng chẳng tử tế gì khi “thả” ông Diệm, vì làm thế thì khác nào “thả hổ về rừng”, nhưng chuyện đặng đừng mà ông Hồ đành phải thả ông Diệm ra. Đến ngay như bà Cát Thanh Long Nguyễn Thị Năm là đại ân nhân của ông Hồ, vậy mà ông vẫn cho lệnh “đòm” đấy thôi.

        Thử hỏi, lúc đó ông Hồ đang đóng vai ‘cáo giả cừu’ để đánh lừa các đảng phái quốc gia, trong khi ông Diệm là một người có tiếng là yêu nước và chống thực dân Pháp triệt để, ông đã một thời là Thượng Thư Bộ Lại thời Bảo Đại, đã rũ áo từ quan để phản đối Pháp.

        Nếu lúc đó ông Hồ cho “đòm” ông Diệm thì lòi cái bộ mặt phản quốc ra, vậy thì làm sao núp dưới Phong Trào Việt Minh được nữa?

        Sự thật says: “Đây chính là điều dẫn đến việc dù chống Cộng khét tiếng, nhưng ông Diệm không bao giờ dùng những từ ngữ thô bỉ để nhục mạ ông Hồ. Cũng như ông Hồ không bao giờ nhục mạ ông Diệm. Thậm chí một vài cán bộ trong đảng và chính phủ của ông Hồ gọi ông Diệm bằng thằng thì ông Hồ đã khuyên: “các chú không được gọi ông Diệm bằng thằng, dầu sao thì ông ấy cũng đã cao tuổi” (hết trích).

        Ông Diệm vốn là người nho giáo, do vậy có bao giờ ông dùng từ “tục tằn hay thô lỗ” với ai bao giờ.

        Còn việc ông Hồ ‘kính trọng’ ông Diệm thì chắc chắn không phải “vì ông Diệm đã cao tuổi”, mà vì lòng yêu nước của ông Diệm như cuộc đối thoại giữa hai ông ở trên!

  5. tonydo says:

    Bút Thép VN says:
    17/07/2014 at 23:22
    Có tranh luận mới biết ai hay ai dở, có đối thoại với tonydo mới biết ông này bép xép, bủn xỉn, nhỏ nhoi hơn đàn bà?
    Cái giọng mỉa mai của tonydo “Leo lên tới cỡ bà Cố Vấn thì chuyện có người lạy sùm sụp là có cơ sở” nghe thật quái gở?
    (nghe nói nhiều đại ca quyền cao chức trọng còn qùy gối lạy bà). Tôi cũng “nghe nói” trong số “đại ca” quỳ gối lạy bà có cả Tonydo. Nhưng bà Nhu không thèm đái hoài, vì thế mà nay hắn mỉa mai phục thù?
    (hết trích).
    Kính đàn anh Bút Thép VN!
    Vào thời điểm đó, gần 60 năm về trước, em còn quá nhỏ, lại trên răng dưới lựu đạn, chứ kha khá một chút và may mắn có được cơ hội gần bà Nhu thì em xin thưa thật với đàn anh là em cứ là….là… qùy xuống lạy bà ngay tức khắc.
    Hồi đó còn Phong Kiến mà đàn anh, lại mới giành được Độc Lập nên Đệ Nhất Phu Nhân thì mọi người cứ nghĩ là Hoàng Hậu. Có gì xấu đâu đại ca, vào thời điểm đó?
    Ngay như đồng chí Trần Đô, gốc Thái Bình tính hay đùa cợt, móc nhẹ cụ Hồ (chưa biết) còn bị đồng chí Trần Đăng Ninh la:
    Cụ không thích đùa!
    Còn đàn anh bảo em bủn xỉn thì cũng lại lầm to vô ý mất tiền rồi, xin đàn anh cứ ới em một tiếng là em bao đại ca tô phở xe lửa to tổ bố, kèm theo ly cối cà phê sữa đá, em để tiền thiếp luôn.
    Thêm chút về chuyện đàn bà nhỏ nhoi thì chắc đàn anh không cư ngụ ở Mỹ. Vì nếu quan bác vô sòng bài, dù Las Vegas hay lô cồ tiểu bang, đại ca sẽ hết hồn khi nhìn qúy Công Nương Việt Ta chơi bài xả láng, đàn ông xớ rớ đứng nhìn.
    Chuyện xa quê hương, về hưu nơi xứ lạnh (có một vị Linh Mục khi qua thăm mấy đứa cháu, khoảng một tuần, Ngài nói với em: Cái xứ Mỹ này nó yên lặng chứ không ồn ào như Quê Ta, ngừng một chút, Ngài tiếp: Yên lặng một cách đáng sợ). Thế cho nên em có bép xép một tí cho đời khỏi tủi, xin đàn anh lượng thứ.
    Kính đại ca.

    • tonydo says:

      Thêm chút cho rõ.
      Thời điểm đồng chí Trần Độ vì không biết nên đùa với cụ Hồ là tháng Tám năm 1945.
      Khi đó “cụ” Hồ mới 55 tuổi. Cả nước phải gọi bằng “cụ”. (Đảng bảo thế mà).
      Cụ Diệm vào thời cực thịnh mà một vài người khi cáo từ phải đi lùi cũng gần 60, nghĩa là Ngài lớn tuổi hơn cụ Hồ.
      Em năm nay hơn cụ Hồ hồi đó cả 15 bó, Ngài quan Sáu Dâm Tiên thì hơn cụ những 46 mùa lá rụng. Thế nhưng chẳng đứa nào nó gọi anh em em bằng cụ, đặc biệt là em cựu xướng ngôn viên bộ ngoại giao, đẹp hút hồn Nguyễn Phương Nga còn gọi đàn anh của em là….Anh của em…khi đàn anh móc toàn tiền $100 mới cảo, có hình của tên đế quốc Franklin .
      Kính.

      • Thích Nói Thật says:

        tonydo says: “Khi đó “cụ” Hồ mới 55 tuổi. Cả nước phải gọi bằng “cụ”. (Đảng bảo thế mà). Em năm nay hơn cụ Hồ hồi đó cả 15 bó, Ngài quan Sáu Dâm Tiên thì hơn cụ những 46 mùa lá rụng. Thế nhưng chẳng đứa nào nó gọi anh em em bằng cụ, đặc biệt là em cựu xướng ngôn viên bộ ngoại giao, đẹp hút hồn Nguyễn Phương Nga còn gọi đàn anh của em là….Anh của em…khi đàn anh móc toàn tiền $100 mới cảo, có hình của tên đế quốc Franklin .“.

        Nói gì đến Nguyễn Phương Nga, chị em ta cũng sẵn sàng gọi các cụ 85-90 bằng anh ngọt sớt, cho dù anh đã hết xí uắt trên bảo dưới đek nghe nữa rồi, miễn là cứ xì $ là em sẽ làm cho “các anh” (thay vi cụ) hài lòng thoả mãn!

        Dựa vào những “còm” của tonydo trên đây và của DâM TiêN, gọi bằng “cụ, bác hay anh” thì cũng không xứng, mà có lẽ là “cu” (không dấu) thì thích hợp hơn….ha ha ha…

  6. cu Ngo says:

    Sao tôi lấy làm lạ, hồi cụ Ngô bị hạ bệ, sau ngày 1-11 hơn 90% báo chí tại Sài gòn chửi bới nhà Ngô gần một năm trời, nêu đủ thứ tội trạng mà bây giờ trên diễn đàn DCV này thì thấy các độc giả phản hồi toàn là đưa cụ Ngô lên mây xanh, chẳng thấy cụ có sai trái gì, chỉ có bọn sư tăng, phản tướng là thối.
    Cái gì cụ cũng hay cả, cứt của cụ cũng thơm !!!
    ừ, cụ là người muôn vàn kính yêu y như bác Hồ, thế là xong, xin miễn bàn

    • Thích Nói Thật says:

      Cái gì cụ cũng hay cả, cứt của cụ cũng thơm !!! là do bác “cu Ngo” nói đấy nhá!

      Sau ngày 1-11-1963 “hơn 90% báo chí tại Sài gòn chửi bới nhà Ngô gần một năm trời, nêu đủ thứ tội trạng“, ma đa số tội trạng trong đó là bịa đặt, vu khống và xuyên tạc ác ý , mặc dù nhiều người dân biết tỏng chuyện đó là do đám loạn sư + phản tướng chủ mưu nhưng không ai dám lên tiếng vì không muốn “ách ngoài đàng mang vào cổ”!

      Cụ Ngô cũng là người thường mắt thịt, chứ có phải gỗ đá gì đâu mà không có sai trái. Nhưng có ít thì xít ra nhiều, có bé thì xé ra to thì mới có thể ăn tiền của Mỹ để sát hại cụ Diệm được chứ?

      • Vũ Ánh says:

        Thích Nói Thật says: “Sau ngày 1-11-1963 “hơn 90% báo chí tại Sài gòn chửi bới nhà Ngô gần một năm trời, nêu đủ thứ tội trạng“, ma đa số tội trạng trong đó là bịa đặt, vu khống và xuyên tạc ác ý”.

        Ô hô! Nền báo chí của VNCH tồi bại đến như thế hay sao? Tồi bại đến mức 90% báo chí Sài Gòn toàn là “bịa đặt, vu khống và xuyên tạc ác ý” cho Ngô chí khỉ, ấy viết lộn, Ngô chí (vô liêm) sỷ.

      • Thích Nói Thật says:

        @ Vũ Ánh

        Ừ, thì cũng phải thừa nhận rằng; Ở miền Nam thời đó “Tự do báo chí” đã đi đến quá lố, vì dân trí còn kém nên khi giậu đổ thì “bìm leo chó ỉa dập”, sẵn sàng ăn tiền của loạn sư, phản tướng, và của Mỹ để bôi xấu ông Diệm và chế độ!!!

        Như cu Ngo đã says: Sao tôi lấy làm lạ, hồi cụ Ngô bị hạ bệ, sau ngày 1-11 hơn 90% báo chí tại Sài gòn chửi bới nhà Ngô gần một năm trời” (hết trích). Nhưng ít ra vẫn còn có 10% báo chí còn lương tâm và tôn trọng sự thật.

        Đến ngay như Vũ Ánh đến bây giờ mà vẫn u mê, tôn thờ chế độ CSVN, trong chế độ này thì báo chí chỉ là công cụ của đảng, ăn gian nói dối, thì làm sao trách được những người cổ hũ, trí lùn của hơn 50 năm về trước?

  7. Văn Thanh Quang says:

    Lên tiếng thay cho một người không còn cơ hội lên tiếng” thì cũng vừa vừa phải phải thôi, dù bây giờ có nói ra sự thật thì cũng có lắm kẻ sẽ lu loa tru trếu rằng “nịnh bợ, tô son trét phấn và tôn sùng nhà Ngô” đấy!

    Lâm Mạnh Di viết: “Nếu có ai hỏi, trong đời tôi có thấy hối tiếc và ăn năn chuyện gì không? Tôi sẽ thành thật trả lời: Có, tôi rất ăn năn khi còn là thanh niên, tôi đã từng xuống đường biểu tình chống cụ. Càng ăn năn, càng hối tiếc khi nhận biết rằng: 9 năm cụ cầm quyền là 9 năm mà người miền Nam được sống trong 1 chế độ nhân bản nhất trong chiều dài lịch sử của dân tộc VN.

    Đọc tiếp — > Lâm Mạnh Di: “Tôi rất ăn năn khi còn là thanh niên, tôi đã từng xuống đường biểu tình chống cụ”

  8. Tỉm hiểu . says:

    HT Thỉch Quảng Độ vô nam năm nào . Ai là người phụ trách kinh tế VN thời NĐD/NĐN ?

    • Choi Song Djong says:

      Tuy nhiên khi đọc (wiki toàn thư mở) thì bạn cũng nên thận trọng vì là mở cho nên người ta có thể sửa tùm lum với không ít ác ý,và đương nhiên bọn vc cũng nhân đó chạy tội.Wiki mở chỉ là nơi tìm kiếm những gì giới hạn.

  9. Phen Kụ Kường says:

    Kụ Kường thường giăng mùng khi có những bài viết về Diệm, Thiệu …
    Sao chưa thấy kụ Kường, nhẩy !?

  10. Lich su says:

    Tôi nghĩ có những nhân vật chính trị, những nhân vật lịch sử, những biến cố lịch sử được những người này ủng hộ và bị những người khác chống đối, đó là lẽ thường. Người ủng hộ vì hoàn cảnh riêng hoặc vì quyền lợi riêng của tập thể bè nhóm mình, người chống cũng vậy. Tuy nhiên cũng có những người bênh, kẻ chống vô tư khách quan, thây sao nói thế và lời của người vô tư khách quan thì nghe qua cũng có thể biết, còn người không vô tư thì dù uốn mười tấc lưỡi cũng chẳng thuyết phục được ai cả?
    Có nhiều biến cố lịch sử, nhiều sự kiện liên quan đến các nhân vật lịch sử tại miền nam đã quá lâu (thí dụ nửa thế kỷ) nay đã được viết lại, nhiều người đã sửa cả lịch sử cho vừa cái ý của mình và nó có thể khiến những người không sống trong thời đó tin hoặc quan tâm. Nhưng đối với những người đã sống trong giai đoạn đó, đã biết tỏng biến cố, nhân vật lịch sử đó ra sao rồi thì dù có biện luận, lý luận dài dòng tới đâu cũng vô ích , tại sao? tại vì người ta đã biết tỏng ra rồi, đã là những nhân chứng giữa dòng lịch sử thì có lạ gì?
    Có nhiều nhân chứng đã biết tỏng những biến cố lịch sử đó, những nhân vật lịch sử nhưng họ tránh lên tiếng vì sợ mất lòng, gây chia rẽ, tốn nước bọt…tụi Vẹm sẽ nhào vô ngay, Vẹm thích nhất cái ngón đòn chia rẽ tôn giáo

    • Bạch-Tịnh says:

      @ Lich su

      Cũng vì “sợ mất lòng, gây chia rẽ, tốn nước bọt…tụi Vẹm sẽ nhào vô ngay, Vẹm thích nhất cái ngón đòn chia rẽ tôn giáo” mà nhiều người đã im lặng như đồng loã với kẻ ác, đã để cho rất nhiều người hiểu sai về lịch sử và Tôn giáo!

      Nếu ông Liên Thành không can đảm viết ra sự thật về “Biến động miền Trung” thì đâu có ai biết rằng Thích Trí Quang, Đôn Hậu là cán bộ VC đội lốt Phật giáo để đánh phá VNCH?

      Bài viết của Hàn Giang Trần Lệ Tuyền đang làm cho tôi suy nghĩ muốn nát cái đầu: “PHÂN ƯU cùng “ngài” H.T. Thích Quảng Độ: “Đệ ngũ Tăng thống khối Ấn Quang”! “

      Có lẽ đã đến thời mạt vận nên ma vương quỉ sứ xuất hiện dưới màu áo cà sa (với danh sư sãi) hay màu đen của những con quạ (mang danh linh mục) có răng nanh, mỏ nhọn?

      Hãy can đảm nói ra sự thật đi, dù có bị tan xương nát thịt hay bị ném đá cũng không màn. Sự thật mới là quan trọng!

      Đừng để cho những tên ma vương đạo tặc lạm dụng tôn giáo lừa gạt lòng tin của tín hữu, Phật tử, phá nát tôn giáo!

Leave a Reply to Bạch-Tịnh