WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cái học chữ Tây đã hỏng rồi

 Thank you in different languages

Người Hòa-lan nói với người ngoại quốc một cách khiêm tốn nhưng cũng ngầm tự hào “Xứ chúng tôi nhỏ, dân không đông, tài nguyên không dồi dào, tiếng nói và chữ viết lại phức tạp, không giống ai, nên ít ngưòi ngoại quốc muốn tới xứ chúng tôi sanh sống, học tiếng nói và chữ viết của chúng tôi. Chúng tôi phải chịu khó học tiếng ngoại quốc, biết càng nhiều ngôn ngữ ngoại quốc càng tốt”.

Ở ngay bên cạnh, người Pháp lại tự hào tiếng pháp là tiếng của văn học nghệ thuật. Tiếng của thánh hiền. Tuổi trẻ Pháp chỉ học tiếng nước mình mà thôi. Khi lên trung học, học sinh mới bắt đầu học ngoại ngữ như Anh, Đức, Ý, Tây-ban-nha, Ả-rập…

Chọn những ngoại ngữ chánh, có 4 giờ/tuần  và sinh ngữ phụ 3 giờ/tuần. Từ lúc thị trường Âu châu mở rộng, người Pháp bắt đầu gặp khó khăn trong giao tiếp nên ở vài nơi, cấp Tiểu học bắt đầu áp dụng thử dạy một ngoại ngữ cho trẻ con, tuần lễ vài giờ.

Từ Bỉ qua Đức, lên Hòa-lan và phía bắc, tuổi trẻ đếu nói thông thạo ít nhứt 2 ngoại ngữ. Sinh ngữ chánh là tiếng Anh.

Thanh niên pháp, sau khi học xong, nhiều người ra ngoại quốc tìm việc làm. Gần thì Anh, xa thì Canada hay Mỹ. Điều kiện làm việc tốt, lương bổng hậu, thăng tiến mau và hợp lý. Nên ngày nay không ít người Pháp có điều kiện đều muốn chọn cho con em học chương trình tiếng Anh ở các xứ nói tiếng Anh tuy ở Đại Học Pháp hay các trường Cao Đẳng chuyên nghiệp cũng có chương trình dạy bằng tiếng Anh.

Nhìn lại tiếng Pháp ngày nay

Hàn Lâm viện và Bộ Văn hóa Pháp đã nhiều lần lên tiếng than phiền, cả phản đối dân chúng, báo chí dùng tiếng pháp thiếu trong sáng vì pha trộn quá nhiều tiếng anh một cách thiếu ý thức vì quá tự nhiên.

Giới trẻ sính tiếng Anh tuy không phải học giỏi tiếng anh cho lắm. Trong ngành điên tử, tinh học hay thể thao, tiếng Anh trở thành thông dụng là điều bắt buộc. Cả trong thời trang, và nhứt là âm nhạc, tiếng Anh thông dụng hơn tiếng Pháp. Trái lại, trong văn học, báo chí, ở Pháp, ngay như ở Paris, ấn bản tiếng anh rất hiếm, điều đó cho thấy số người Pháp học tiếng Anh hãy còn khiêm tốn lắm.

Người Pháp ít người nói tiếng anh nhưng có ai dám cho rằng có một tiếng Pháp hằng ngày nào mà không bị pha trộn tiếng Anh không?

Trong nhiều ngành nghề của xã hội ngày nay đều có sử dụng tiếng Anh. Vì tiếng Anh là tiếng quốc tế?

Những nhà văn hóa Pháp toàn thống, muốn giữ tiếng thánh hiền tinh ròng, là chuyện mà ngày nay không thể làm được nữa. Bởi khi đi ra khỏi nhà, tai không thể không nghe «fast food, hamburger, foot, fan, week-end, best-seller… » qua Radio, TV, người đi trên đường phố.

Trong khoa học, tiếng Anh được dùng thay thế tiếng Pháp không phải ít. Đôi khi bị Pháp hóa. Nhưng những tiếng Anh được dùng nguyên trạng khá nhiều vì danh từ khoa học và dụng cụ khoa học nhập cảng từ Anh và Mỹ. Nhứt là trong khoa tâm lý học và khoa học xã hội vì hai ngành này ở Anh và Mỹ tiến bộ hơn.

Tiếng Anh xâm nhập vào tiếng Pháp ngày càng mạnh với tốc độ khá nhanh vì tiếng Anh trước đây là tiếng của một đại cường kinh tế, chánh trị và quân sự. Nước mà một thời mặt trời không lặn. Về mặt ngôn ngữ, tiếng Anh đơn giản, chính xác, gợi hình và thực dụng trong đời sống mà mọi người ra sức chạy theo cây kim đồng hồ để làm giàu.

Để bảo vệ tiếng Pháp, năm 1993, Ông Jacques Toubon, làm Tổng trưởng Văn hóa, ban hành một Đạo luật bảo vệ tính ưu tiên dùng tiếng Pháp chống lại hiện tượng tiếng Anh xâm nhập vào đới sống hằng ngày của xã hội Pháp. Luật cấm dùng tiếng Anh trên những bản quảng cáo. Nhưng luật Jacques Toubon khó áp dụng vì trên thực tế cái gì giản dị, tiện lợi thì trở thành thông dụng.

Người ta vẫn nói một cách tự nhiên «Parking», «e-mail» mà không quen nói tiếng pháp «Parc de voitures, courriel», …

Cứ xem khi người Pháp phải nói tiếng pháp để tránh nói tiếng anh «J’ai uploadé une photo sur mon facebook»

Có người lo lắng hỏi liệu hiện tượng đông đảo người Pháp quen dùng tiếng Anh, tiếng Pháp sẽ vì đó mà bị hăm dọa biến thể hay mất dần một số từ ngữ không?

Hàn Lâm viện Pháp tin tưởng điều này sẽ không xảy ra. Vì tiếng Pháp vẫn là chữ nghĩa của thánh hiền!

Ngày nay có nên không cho con em học tiếng Pháp?

Trên tuần báo Le Courrier International, ấn bản tiếng Pháp phát hành ngày 05/04/2014, có một bài báo với cái tựa rất mạnh, rất nhại cảm «Tại sao tôi sẽ không cho con tôi học tiếng Pháp? »

Theo tác giả, ai cũng biết tiếng Pháp là hay, đẹp, tiếng của nhân quyền nhưng tìếng pháp về mặt thực tế, cũng đồng thời là nguyên nhân thất bại về mặt phát triển của nhiều xứ phi châu cựu thuộc địa Pháp . Trong đó chắc không thiếu ba xứ cựu Đông dương Việt, Miên và Lào.

Cùng là cựu thuộc địa, những nước cựu thuộc địa Anh, sau khi Anh trao trả độc lập, đều có cơ sở để xây dựng dân chủ và phát triển. Nhờ Anh biết sửa soạn sự ra đi của họ. Còn Pháp chẳng những không muốn ra đi dứt khoát vì tiếc của đời, mà còn sửa soạn để «bàn giao» lại cho cộng sản. Phải chăng đó lá cách sửa soạn thừa kế như «hương quả»?

Thường ngôn ngữ ảnh hưởng đến chánh trị vô cùng thảm hại. Ở Việt Nam, «Không gì quí hơn độc lập tự do» đã dẫn Việt Nam đến độc tài toàn trị trong nước, xã hội kinh tế lụn bại, và đối ngoại, bị Tàu chệt đô hộ hết thế gỡ.

Cứ kiểm điểm lại để thấy tác dụng thảm hại của ngôn ngữ lãnh đạo. Thứ ngôn ngữ này được phổ biến cùng khắp, nhồi nhét vào tận những chỗ sâu kín nhấtt của người dân. Như «giải phóng, phát huy, tiên tiến, đạo đức, vĩ đại, ngụy, xã hội chủ nghĩa, …» thì thực tế là lệ thuộc, thụt lùi, lạc hậu, đểu, hán ngụy, đảng trên hết, …Chính thứ ngôn ngữ xã hội chủ nghĩa còn ác hại hơn tiếng Pháp tác hại ở Phi châu. Nhứt là về mặt tinh thần.

Tác giả bài báo cương quyết «Các con của tôi sẽ không học tiếng Pháp » nói ‘nếu nhà trường bắt chúng nó phải đi học, tôi chống lại một mình tới cùng. Chết bỏ. Không phải vì tôi có vấn đề với tiếng Pháp’.

Thực tế ngày nay, tiếng Pháp không còn là một lợi khí để thành công trên thế giới nữa.

Cha mẹ nào cũng mong muốn con em mình thành công và khá hơn mình. Con hơn cha để nhà có phước. Dĩ nhiên ai cũng biết ngoài sự thành công trong xã hội, đời cống con người còn có mặt luân lý đạo đức nữa.

Nhưng xưa nay «có thực mới vực được đạo»! Ngày nay, không có một người Anh nào muốn tới xứ Pháp để làm ăn. Tới chỉ để mua sắm thời trang, ăn chơi, uống rượu, du lịch hoặc dưỡng già ở vùng quê. Không có ai dám tới xứ Pháp để thành công. Một thanh niên Anh, học xong ở Anh, muốn qua Pháp tìm việc làm như bán hàng. Nhưng việc làm bán hàng ở Pháp phải có bằng cấp sau ba năm học và thi đậu.

Cô nàng muốn đổi qua làm hướng dẫn viên du lịch. Nghề này lại cũng phải học hai nằm để biết chỗ nào phải dẫn du khách tới và lịch sử chỗ đó để giải nghĩa cho du khách.

Ở Pháp, nghề nào, dù đơn giản tới đâu, cũng phải học và thi. Và thi phải đậu mới có hồ sơ xin việc trong đội ngũ gần ba triệu người thất nghiệp. Đội ngũ này chỉ có xu hướng gia tăng chớ chưa thấy có cơ may giảm.

Thôi thì ta làm nghề tự do. Dựng lên cho mình một xí nghiệp nhỏ. Chủ xí nghiệp hoạt động đều đặn trong vòng 10 năm sẽ phải đóng thuế cho chánh phủ 60% trên thu nhập, bất kể mức lời bỏ túi là bao nhiêu.

Nên thế giới thường gởi sinh viên tới xứ Pháp theo học ngành tài chánh thuế vụ. Cả siêu cường Huê kỳ. Ví Pháp là nước có chế độ thuế xuất sắc nhứt thế giới. Nhân viên thuế vụ ưu việt. Nhứt là cán bộ Xã hội chủ nghĩa.

Nhưng nói như vậy không phải chỉ có biết chê xứ Pháp. Dù cho người khó tánh tới đâu đi nữa cũng phải nhìn nhận Pháp là một đất nước đẹp, có một nền văn hóa, văn minh rực rỡ lâu đời. Xứ của cách mạng dân chủ và nhân quyền.

Du khách tới Pháp sẽ thấy ngay sự thoải mái, sự nhiệt tình chờ đón . Muốn ở chơi dài ngày, đi khắp nơi mà ít tốn kém, thì hãy mướn ngay một chiếc xe caravane với đầy đủ tiện nghi. Ở Paris thì không gì thú vị hơn ngồi cà-phê, ăn croissant, …và ngồi từ sáng cho tới khi tiệm đóng cửa. Nếu là người ngoại quốc nói tiếng Anh thì nên mua trước ở xứ mình một quyển «Tiếng Pháp du lịch » học trước và cầm theo. Khi tới Pháp, có chuyện gì cần mà quên tiếng Pháp mới học, cứ lật sách ra chỉ cho người Pháp đọc và hiểu lấy ý của mình. Chắc chắn sẽ vui vẻ cả làng. Thay vì phải học chia động từ đủ 6 cách, 21 thì, mất đi mười năm chưa nên thân!

Tiếng Pháp của tôi là vậy đó 

Không phải chỉ riêng Pháp gặp khó khăn trong hội nhập với thị trường toàn cầu ngày nay vì dân Pháp bị khuyết điểm cơ bản về tiếng quốc tế là tiếng anh mà trên thế giới có lối 15% nước nói tiếng Pháp nữa. Như xứ Côte d’Ivoire, Tchad, Mali, Congo, Cộng hòa Trung phi, …đang bị khủng hoảng mang tính văn hóa la-tinh. Dân chúng chỉ biết nói tiếng pháp là tiếng me ngoài nhiều thổ ngữ khác nhau vừa phức tạp vừa nghèo nàn.

Ngày nay, Pháp vẫn còn muốn duy trì quyền lực hay, ít nhứt là ảnh hương của mình ở những xứ thuộc địa cũ nên lập ra « Tổ chức pháp thoại» ( La Francophonie). Đây là một nhóm quốc gia mà dân chúng nói tiếng pháp và tiếp thu những giá trị văn hóa pháp trong đó, lẽ dĩ nhiên, có Việt Nam tuy Việt Nam đã không còn mấy người biết tiếng Pháp. Thanh niên tranh nhau học tiếng Anh và hiện tại, học tiếng Tàu. Vậy Việt Nam gia nhập «Tổ chức pháp thoại» vì quá khứ cựu thuộc địa hay vì tình trạng nước kém mở mang và cộng sản vốn con đẻ của thực dân Pháp?

Và từ năm rồi, Pháp và Việt nam cùng tổ chức «Năm Pháp-Việt » . Năm nay là năm «Việt-Pháp » . Hiện ở Pháp có chương trình hội thảo về lịch sử, ảnh hưởng văn hóa trong quan hệ giữa hai nước, những dự án trao đổi phát triển, … «Tổ chức Pháp thoại» là một cơ cấu đối ngoại rất quan trọng, nó là một Bộ của chánh phủ.

Pháp cho tới nay vẫn khác với Anh là chưa bao giờ muốn dứt khoát với Phi châu.

Nhìn về những nước nói tiếng Pháp, Ông tổng thống François Hollande tuyên bố «Nói tiếng pháp, chính là nói tiếng nói của nhơn quyền, bởi vì nhơn quyền viết bằng tiếng pháp .

Đặc biệt hơn, vì Việt Nam là một quốc gia thành viên của «Tổ chức pháp thoại » và năm nay là năm Việt-Pháp, nên chánh phủ xã hội chủ nghĩa với Ông Bộ trưởng Cựu chiến binh gốc Algérie (cựu thuộc địa pháp) sẽ mời Bộ đội nhân dân Hà Nội qua tham dự diễn binh kỷ niệm ngày Quốc khánh pháp 14 tháng 7 trên Đại lộ Champs-Elysée, Paris cùng với lính Algérie.

Chánh phủ Pháp đã vội quên Việt nam, tuy là nước thành viên của «Tổ chức pháp thoại», là nước đứng đầu vi phạm nhân quyền. Cụ thể là quyền tự do phát biểu.

Dĩ nhiên Cựu chiến binh Pháp sẽ chống vì họ chưa quên hơn 20 000 cựu chiến binh đồng đội của họ bị Hồ Chí Minh giam giử, không trao trả tù binh theo qui ước Genève. Có người bị giam giữ cho tới sau 30/04/1975.

Nghe nói phía người Việt Nam cũng sẽ tham gia phản đối?

Nguyễn thị Cỏ May

© Đàn Chim Việt

9 Phản hồi cho “Cái học chữ Tây đã hỏng rồi”

  1. nguenha says:

    Thật ra ngôn ngữ chỉ là phưong tiện .Biết thêm một ngôn ngử ,không khác nào ta có thêm một “viển vọng kính “đe nhìn thêm một “chân trời mới’. Muốn nghiên cứu khoa học, không the không biết tiếng Anh. Muốn nghien cuu van học Tây phuơng, không thể không biết tiếng Pháp. Muốn nghiên cứu văn hoc Đông phương,không thể không biết tiếng Tàu.” Biết “khong có nghĩa là nói-tiếng b ồi” như cụ Hồ !!

  2. diêtcông says:

    Chúng ta đã “biết”phê bình về ngôn-ngữ xứ người.Vậy thì ngôn ngữ việt-gian-cộng sản thì sao.Có “tốt” để đáng được xử dụng không.?Phương-pháp,cách-thức xử dụng “Windows”…thì bọn việt cộng nói “chế độ điều hành Windows”…chế độ nào trong nầy…có phải họ muốn người xử dụng tiếng Việt là luôn phải ghi nhớ đến chố độ của chúng là cộng sản bán nước.???Bảo hộ…ai bảo hộ ai ở đây.???Tin tức hằng ngày cho thấy chúng đánh đập,bắt bớ,cướp của giết người vô tội…như thế là bảo hộ được sao.???Ngư dân trên biển chúng có thật sự bảo vệ họ không.?Hay là ngư dân ra đó lấy mạng sống mình mà “bảo hộ” chiếc ghế cho bọn đầu trâu mặt ngựa được bền vững.???Bọn việt cộng thường có tài “liếm láp” cho nên chúng luôn dùng từ-ngữ “cảm-giác”.Người dân bị côn đồ đánh đập tàn nhẩn trên hè phố trước bao nhiêu cặp mắt của người xung quanh…thì phóng viên hỏi người đang đứng kế bên…”anh có cảm giác gì khi họ đánh-đập người dân như thế”…người ta đâu có xờ mó,liếm láp gì trong việc đánh người của côn đồ đâu mà có “cảm giác”…”anh( nghĩ gì) khi người dân bị đánh đập như thế” hoặc “cảm tưởng” anh như thế nào trước hoàn cảnh đó.?”chất lượng”Nhìn vào ngôn-ngữ xứ người…có bao giờ Phẩm-chất và số lượng đứng chung đâu.!
    Phẩm-chất là muốn nói lên cái tốt hoặc cái xấu của một món đồ…một công việc..hoặc gì..gì đó.Số lượng là muốn nói đến bao nhiêu cái…số-lượng là để tính toán…phẩm chất là để đánh giá…vậy mà những thằng việt cộng vẩn không biết sỉ diện của mình khi mà xử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ.
    Hoặc chúng không được giáo-dục từ người có kiến thức tốt…và được đồng bọn chỉ bảo cho nhau mà biết đọc biết viết với người ta.
    Vậy thì NTCM nghĩ gì về ngôn ngữ việt gian cộng sản.???Mong rằng NTCM sẻ viết một bài viết về ngôn ngữ việt gian cộng sản thối tha nầy cho mọi người hiểu rỏ họ đang xử dụng loại ngôn ngữ gì trên quê hương họ.

  3. AQuang says:

    Tiếng Anh của Mỹ rấy giàu, chữ các nước được dùng vào tiếng Anh (My) rất nhiều. Tiếng Pháp dùng trong tiếng Anh (my) rất nhiều và mọi tiếng các nước khác nữa: Ả rập, Spanish, Tàu đủ cả. Tiếng Anh không câu nệ như mấy ông Tây.

  4. Sa vào tay ác quỷ Việt cộng says:

    Passage to Freedom- Tác giả Nguyễn Văn Lục : Trong số hơn 10 ngàn người bị bắt làm tù binh lúc thất trận Điện Biên Phủ. Chỉ có 3290 trở về. Còn lại 7801 người kia số phận ra sao, không ai hay biết.? Có thể họ chết vì thiếu ăn và bệnh tật trong các trại giam của cộng sản?

    Nào ai biết được? Ai còn nghĩ đến số phận của họ? Kẻ thua trận một cách nào đó cũng là kẻ đã chết, bị chôn vùi và bị quên lãng.

  5. NVTNCS says:

    (Xin lỗi nick “nvtncs” tui …mượn đỡ)

    “Nhìn về những nước nói tiếng Pháp, Ông tổnhống François Hollande tuyên bố «Nói tiếng pháp, chính là nói tiếng nói của nhơn quyền, bởi vì nhơn quyền viết bằng tiếng pháp .”

    Hehehe…

    Đúng vậy! Vc có máu mặt, đã và sắp xuống lỗ “kách mạng lão thành” – xuất thân từ Bắc Việt – một số nhỏ có biết chút tiếng Tây bồi, hoặc …lơ lớ chút tiếng Pháp!

    Chả thế mà mấy trự sồn sồn, đã vào “thời a còng @”rồi, hoặc ngay cả VC già phét lác như BT, CV…Vưỡn lai rai …dạo trên sông Sên …vừa “âu iếm rót vào tai nhau những vần thơ kách mệnh kụ Hồ Tặc, bác Giáp…” và vừa hửi kít chó!

    Rõ nỡm!

  6. CÔ GIÁO HOÀNG says:

    Cứ tạm cho Tầu khựa là một trong những bậc đàn anh của thế giới ngày nay cũng là một ” cường quốc đi ” ( xin đừng đọc lộn ra thành “cùng” quốc mà tội nghiệp ! ) . Thế thì : Anh Pháp Nga Mỹ đáng mặt cường quốc là phải rồi …thêm Tầu khựa ( đứng hàng cùng quốc cũng chẳng sao . ) . Xét ra xem 5 anh cường quốc này, cường ở chỗ nào nhé : Anh thì kỹ nghệ thương mại tàm tạm ( made in England cũng được lắm chớ ), kỹ nghệ quốc phòng thì chỉ lơ thơ vài ba cái tầu sân bay cà tàng …đủ xài khi hữu sự, Pháp ” mắm sốt ” ( même choses), Nga thì kỹ nghệ thương mại hầu như chưa thấy góp mặt với đời ( vì bản thân ta chưa hề hân hạnh được nhìn thấy một món đồ nào ” made in Russia ” ( ? ) Mỹ thì khỏi nói ai cũng biết cả rồi, giờ tới ông em út Tầu khựa : kỹ nghệ quân sự tuy đã có cố gắng ” học hỏi lẫn “cầm nhầm ” luôn cả sở hữu trí tuệ của thiên hạ mà vẫn lem nhem chẳng ra ngô ra khoai ra cái thể thống gì ráo trọi, thế mà cũng vẫn được mấy ông đàn em Việt gian ( ấy quên VN, cu ba cu bố tâng bốc hểnh mũi, rồi đến kỹ nghệ thương mại … nhìn thấy ” made in China ” là thiên hạ đồng loạt ” em chả ! em chả ! ” như vậy ta xêp Tầu khựa vào hàng cường quốc đúng không nhỉ ? Đã gọi là ” cường ” thì cái gị, lãnh vực nào, chỗ nào cũng phải ” cương huyền ” . Giờ ta muốn nói về lãnh vực ngôn ngữ thì trong 5 anh cường quốc này nếu đứng nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh thì 3 anh Mỹ Pháp Anh đều hiểu nhau cả, còn anh Nga may ra thì lõm bõm, còn anh Tầu khựa chắc chắn chỉ đứng nghe rồi cười trừ mà ” ngộ mậu sếch cỏn ” ! Sơ sơ đây cho thấy cái sự thể học tiếng Anh biết tiếng Anh đã chiếm 80 % rồi bởi thế cái sự thể học biết tiếng Anh không phải vì tư duy quen thói nô lệ mà là vì để mở mang trí óc ( khỏi phải ăn sẵn ăn cắp sở hữu trí óc của thiên hạ ) muốn tra cứu học hỏi thượng vàng hạ cám nhất nhất cái gì cũng cứ vào Thư Viện tiếng Anh là có đủ cả, ngay như trên Iternet cũng thế, còn tiếng Nga tiếng Tầu ư vô ích ? Như vậy nên học tiếng Anh, tiếng Tầu khựa, hay tiếng Nga ?

  7. Trúc Bạch says:

    Trích :

    “Nghe nói phía người Việt Nam cũng sẽ tham gia phản đối?”

    Ha ha ha …”phía người Việt Nam” là Việt Nam nào ?

    Nếu là những người Việt Nam từng đi lính cho thực dân Tây , hoặc những người thuộc “thành phần thứ ba” – từng quậy phá ở miền Nam VN để chống Mỹ ….thì miễn bàn .

    Còn nếu là người Việt Quốc Gia mà phản đối thì phàn đối cái gì ? Chụyện Thực Dân mời Cộng Sản “chén chú, chén anh”, ăn mừng thì mắc mớ gì tới người Việt Quốc Gia ?

    Bộ các ông các bà không được mời nên ghen với CS hay sao ?

    Rất mong những “người Việt Nam” đứng lên phản đối – đừng xưng danh là người Việt Quốc Gia hay Việt Tỵ Nạn CS, vì trong số những người Việt QG hay Tỵ Nạn cũng có rất nhiều người còn ác cảm với “thực dân” – đặc biệt là những người có thân nhân từng bị cả Thực Dân lẫn CS bức hại .

  8. Thắc-Mắc says:

    NTCM, tác-giả bài viết này, cũng đã có nhiều bài viết mà tôi không bỏ sót. Để bù lại những khoảng thời-gian dài không theo-dõi ĐCV, tôi thường truy-lục phần ” TÁC-GIẢ “, và những tác-giả mà tôi hay tìm đọc như NV Lục, Giao-Chỉ, Trọng-Đạt, và NT Cỏ May. Không phải những người này trội hơn những tác-giả khác, nhưng vì những chủ-đề họ viết hợp với ý-thích của tôi.
    Bài này cho tôi thấy khuynh-hướng chính-trị của tác-giả rõ hơn từ những bài khác – về CSVN, về chính-quyền đảng-trị của VN từ sau 1975. Không riêng bài này, mà mỗi bài trước cũng vậy, tác-giả cho những nhận-định tinh-tế, sâu-sắc, chứng-tỏ khá chuẩn-bị, nghiên-cứu tìm hiểu trước mỗi bài viết.
    Rất tiếc vì những chủ-đề của tác-giả không hợp với đa-số nên thường it có phản-hồi. Tôi ao-ước tác-giả làm một collection cho những bài viết của mình và in thành sách thì thật có ích cho một số độc-giả ưa-thích lối viết của bà.

  9. ĐẠI NGÀN says:

    NGÔN NGỮ VÀ Ý THỨC CON NGƯỜI

    Ý thức con người không thể nào xuất hiện ra bên ngoài nếu không có ngôn ngữ. Trong các loài sinh vật trên thế giới, chỉ có con người có hệ thống ngôn ngữ phong phú và hiệu quả cao nhất.
    Ngôn ngữ chính là phương tiện chuyên chở ý thức và ý thức chính là nội dung của ngôn ngữ.
    Nên ý thức mà giả dối thì ngôn ngữ cũng giả dối và ngược lại. Ngôn ngữ trung thực là khía cạnh công cụ giao tiếp làm thăng hoa nhân loại. Ngược lại ngôn ngữ tuyên truyền giả dối, phỉnh gạt, nhất là trong chính trị chính, là công cụ làm vật hóa nhân loại, làm khốn nạn ý thức cao cả và môi trường đời sống trong lành của chính loài người.
    Ngôn ngữ tuyên truyền chính trị chính là điển hình cho ngôn ngữ giả dối và nó cũng hoàn toàn phản ảnh ý thức giả dối. Đặc biệt nhất là trong các chế độ độc tài, và nguy hiểm nhất là trong các chế độ độc tài toàn trị.
    Dộc tài toàn trị bởi không tin vào xã hội nên thành muốn khống chế toàn xã hội. Vì tin vào xã hội tại sao không để cho xã hội được tự do phát biểu, được tự do phát triển. Bởi không tin vào xã hội vì không cho là xã hội tự nguyện làm theo ý mình nên mới độc tài. Độc tài như vậy là sự giả dối từ trong bản chất. Đó chỉ là sự mê tín chủ quan nào đó, vì lợi lộc nào đó mà bắt ép xã hội phải tuân theo ý của người cầm quyền cho dù toàn thể xã hội đều không cho mọi điều ấy là đúng.
    Tính chất mất ý thức, tính chất phản nhân phẩm con người của các chế độ toàn trị đều là như vậy. Ngôn ngữ giả dối biểu lộ một ý thức giả dối và điều ấy trở thành hệ thống áp đặt giả tạo, hệ thống giả dối về ngôn ngữ và về ý thức bao trùm trong toàn thể xã hội.
    Bởi vậy một khi chế độ toàn trị nào đó sụp đổ, nó sẽ để lại một lổ trống khổng lồ trong lịch sử không có cái gì có thể san lấp nổi được. Bởi toàn bộ khối người, khối ý thức, khối ngôn ngữ đã từng có trong xã hội đó khi nó còn hiện diện đều trở thành con số không to tướng. Như bây giờ người ta xem lại toàn bộ sự tuyên truyền, toàn bộ sách vở trong hệ thống phát xít trước kia, cũng toàn những thứ đó trong chế độ Liên xô trước đây, nhất là trong khoa học xã hội, trong văn chương nghệ thuật thử coi còn giá trị những gì hay đều biến thành rỗng tuếch và hư vô hóa hết cả. Đấy cái khốn nạn của ý thức và của ngôn ngữ trong mọi chế độ độc tài toàn trị là như thế. Và cũng nói được cái khốn nạn của bất kỳ những tên độc tài nào đã thiết lập nên những chế độ toàn trị của bất kỳ dân tộc nào cũng đều như thế.
    Trở lại các ngôn ngữ Anh, Pháp, Đức trong thời hiện đại đều là những ngôn ngữ tiêu biểu nhất trên thế giới. Nhưng tiếng Pháp, tiếng Đức không phát triển nhiều như tiếng Anh ngày nay là bởi vì diễn tiến lịch sử trong quá khứ nhiều mặt của chúng có phần hạn chế nào đó so với tiếng Anh. Nên tiếng Pháp và tiếng Đức là các ngôn ngữ để tham khảo về quá khứ không như tiếng Anh có ý hướng phát triển phổ biến nhiều hơn cho tương lai. Cho dù ba ngôn ngữ này đều nổi tiếng về mặt khoa học kỹ thuật, về văn học nghệ thuật, về triết học và khoa học xã hội nói chung, nhưng tiếng Anh ngày nay vẫn chiếm lĩnh nhiều phương diện hơn cả vì sức sống của nó trong quá khứ lẫn trong tương lai có vẻ như ăn đứt cả tiếng Pháp và tiêng Đức. Âu nó cũng vừa do tính cách dân tộc tính, vừa do điều kiện lịch sử nói riêng, vừa do sự thuận lợi ngôn ngữ như thế nào đó về các mặt mà người ta có thể vận dụng hay đánh giá dễ dàng được.
    Nên nói chung lại, ngôn ngữ và ý thức chỉ là hai mặt của một vấn đề. Ngôn ngữ đi theo với ý thức tự do, đó là ngôn ngữ giải phóng. Ngôn ngữ đi theo với ý thức độc tài, độc đoán, ý thức toàn trị đó là những thứ ngôn ngữ nô lệ. Tiếng Nga trong thời kỳ Xô viết và tiếng Tàu trong thời đại ngày nay chính là kiểu như thế. Trong khi đó các tiếng Pháp, Đức, Anh nói chung, nhất là tiếng Anh, luôn vẫn thể hiện một ý thức tự do và nhân văn của con người, nhất là phương diện khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật, nhân văn và tư tưởng, trí tuệ nói chung của nhân loại, nên ngày nay chúng vẫn được mọi người đều hưởng ứng và xem trọng là như thế. Trong khi đó các ý thức độc tài phi nhân bản đều phản bội lại ngôn ngữ trung thực, biến ngôn ngữ trung thực thành các khí cụ tuyên truyền giả dối, chỉ có vỏ mà không có ruột, nên đó chính là điều mà một phần nhân loại phải chịu sự khốn nạn vì đã và đang phải bị trải qua, chưa giải phóng ra khỏi được.

    THƯỢNG NGÀN
    (13/7/14)

Leave a Reply to nguenha