WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Công nghệ phản động

4deccbf9c4dbafomar-2

Hiện nay một chữ được hâm mộ khắp vũ trụ kinh tế tài chánh toàn cầu là “phản động”, dịch thoáng từ Anh ngữ: disrupt (verb), disruptor (noun) hay disruptive (adjective). Disruptor thực ra là kẻ “thọc gậy bánh xe”, người phản nghịch…gây ra tình huống mới rất disruptive….cho sự ổn định của hệ thống, của cơ chế, của tổ chức, của lối kinh doanh bình thường, cổ truyền…Tóm lại, một thế lực thù địch có hành vi phản động muốn phá hoại trật tự.

Trong những road shows gây quỹ, trên thị trường chứng khoán, tại các mạng truyền thông…chữ phản động được đề cao như là một thành tích và tài sản quý giá nhất của bất cứ doanh nghiệp nào. Hai mươi năm trước, mọi công ty đều cố gắn nhãn dotcom sau tên gọi; rồi sau đó là e- hay i-, rồi là social network, là mobile platform, là IT cloud …Bây giờ, phản động là lời khen tốt nhất.

Nguyên lý của phản động

Thực ra, lịch sử thế giới luôn tạo tiến bộ bằng hành vi phản động. Những cuộc cách mạng bắt đầu bằng triết thuyết phản động, tiến hành bởi những tổ chức phản động…cho đến khi nắm được chính quyền. Sau đó, kẻ nào chống lại “cách mạng” đều là phản động.

Lịch sử kinh tế cũng diễn biến tương tự. Một hay nhiều công ty sẽ đề xướng một mô hình kinh doanh mới lạ, khác hẳn với cách kinh doanh truyền thống. Sau khi họ thuyết phục được người tiêu dùng, chiếm lĩnh thị trường, thì họ lại phải đối phó với những disruptors mới, tìm cách thay đổi cuộc chơi (game changers). Họ phải biết điều chỉnh…nhưng thường là bị tiêu diệt bởi các đối thủ nhỏ hơn, trẻ hơn, nhanh lẹ hơn, sáng tạo hơn.

Vài thí dụ. Vào thập kỷ 70’s, IBM thống lĩnh thị trường máy tính điện tử. DEC (Digital Equipment) nghĩ là chỉ nên nhắm vào thị trường ngách là máy tính cỡ trung cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thành công tuyệt đỉnh trong thập kỷ 80’s, DEC đã bị Apple và các nhà sản xuất PC xóa tên trên địa bàn máy tính cá nhân. IBM và Apple đã nhanh chân đổi mới khi mô hình phản động chuyển qua tablet, smart phone và điện toán đám mây…nhưng các disruptors lớn nhỏ vẫn đang tìm cách hạ bệ những ông khủng long này. Bọn phản động còn đặt trong tầm nhắm các đại gia như Google, Facebook, Amazon, Boeing, GM, Toyota, Samsung…Định luật này được hiểu như là huỷ diệt để sáng tạo (creative destruction).

Ngay chính Microsoft đã đẩy IBM qua một bên với lối tiếp thị phần mềm trực tiếp cho các nhà sản xuất PC; Amazon đã chôn vùi những hệ thống bán sách lớn nhất thế giới như Border, Dalton, Barnes & Nobles; Tesla đang thử thách sự thống trị thế giới ô tô của Toyota, GM, Ford; hay Skype đã đảo lộn trật tự viễn thông của AT&T và những đại công ty thế giới; và cả ngàn disruptors khác đang tranh nhau để trở thành “the next best thing”.

Các công ty phản động

Trong 30 năm qua, có đến 47% những công ty “tỷ đô” khởi nguồn từ con số không 15 năm trước đó. Chưa bao giờ lịch sử kinh tế toàn cầu lại có sự thay đổi ngôi vị, thứ hạng, tài sản…nhanh như vậy. Công nghệ phản động đã là động cơ chính turbocharged những cuộc cách mạng mới này.

Mạng truyền thông CNBC bắt đầu lên danh sách Top 50 Disruptors hàng năm, được chia sẻ bởi các nhà đầu tư nhiều hơn Top 500 người giàu nhất của Forbes hay Fortune. Các nhà bình luận, phân tích gia…theo dõi và đánh giá những hoạt động của các disruptors hàng ngày. Và quan trọng hơn hết, dòng tiền đầu tư cũng như venture capital đang ào ạt đổ vào kênh này, hy vọng sẽ bắt đúng một siêu sao như Facebook, Alibaba, Google…

Các disruptors đang thay đổi cuộc chơi đã đạt thị giá hơn tỷ đô la gồm có những tên tuổi quen thuộc như Twitter, DropBox, Pinterest, AirBnb, Uber, Square…Tuy nhiên, các nhà đầu tư đang sục sạo đi tìm những viên kim cương lẫn trong đá sỏi. Những disruptors có tiềm năng trên nhiều danh sách là DocuSign, Genband, GiamMedia, Xirrus, Dataminr, TransferWise, RedFin, Kickstarter…Bạn chỉ cần tìm ra một “siêu sao” trong đám đông này là bảo đảm sự an toàn tài chánh của cá nhân và gia đình bạn trong nhiều thập kỷ.

Dù nằm trong bất cứ lãnh vực nào, các disruptors đều có thể thành công vĩ đại hay thất bại thảm thương. Ngoài từng cá nhân mỗi công ty, bạn có thể đầu tư thì giờ và tiền bạc vào ba công nghệ mà mọi người tin sẽ là nền tảng cho tương lai kinh tế trong vài thập kỷ tới. Đó là “3D Printing”, “Robotic Command System” và “Internet of Things”. Mỗi công nghệ đều được ước tính là sẽ mang lại khoảng 1 ngàn tỷ đô la trong 10 năm tới và có thể nhiều hơn.

Sau Internet, có lẽ đây là công nghệ có khả năng thay đổi hiện trạng kinh tế toàn cầu. Nó được so sánh với sự phát minh của máy in Guttenberg, của động cơ xe hơi, và ngay cả của lửa. Mọi cách thức vận hành một nhà máy sản xuất sẽ biến dạng sâu rộng.

Lấy ví dụ chúng ta muốn sản xuất đinh vít. Theo mô hình hiện tại, mỗi cỡ đinh phải được làm khuôn, rồi sản xuất ra cả trăm ngàn đơn vị và phải tồn kho, vận chuyển, kiểm soát thật tốn kém cho từng chặng sản xuất. Một nhà máy làm động cơ phản lực bên Mỹ chỉ cần khoảng 1 ngàn đơn vị cho 3 cỡ đinh và phải mua qua các nhà nhập khẩu phân phối từ Trung Quốc. Với máy 3D printer, nhà máy bên Mỹ chỉ cần viết hay mua lại phần mềm và tự sản xuất 3 cỡ đinh này trong 20 phút. Không những chỉ đinh vít mà tất cả cơ phận của động cơ đều có thể tự in ra và ráp nối.

Vì 3D printer có thể dùng bất cứ nguyên liệu gì, nên nhiều phòng thí nghiệm đã bắt đầu thử làm những bộ phận của thân thể, đơn giản như cơ bắp, xương, răng, mạch máu…và chỉ trong vài năm nữa, một quả thận, một lá gan, ngay cả trái tim nhân tạo…cũng có thể được sản xuất ngay trong bệnh viện theo đúng kích thước, nhu cầu cá nhân. 3D printing sẽ hiện thực bất cứ điều gì bạn nghĩ trong đầu khi coi các phim khoa học giả tưởng.

Dĩ nhiên, mặt trái của 3D printing là sự dễ dàng sản xuất những vũ khí khủng bố, khó kiểm soát được thuế và tài chánh (khi cơ xưởng của bạn nằm trong garage), nạn thất nghiệp của người lao động không có kỹ năng, và vấn đề ăn cắp bản quyền trí tuệ.

Hiện nay, một máy 3D printer đơn giản cho người tiêu dùng chỉ tốn có 2 ngàn đô la và giá này trong tương lai còn xuống thấp hơn một chiếc IPhone nhờ số lượng sản xuất.

Robotic Command System (RCS)

Khi nói đến robots, mọi người hình dung đến những người máy với chân tay cứng ngắc, và những tác động giống như con người. Thực tình, robots trong tương lai chỉ là những máy tính lớn nhỏ với các phần mềm điều khiển ngay tại chỗ hay từ xa. Robots dùng trong dây chuyền của cơ xưởng lắp ráp ô tô chỉ là những “cánh tay” liên tục di chuyển vật liệu rồi hàn hay vặn vít. Tuy nhiên, trong tương lai gần, robots sẽ được trang bị nhiều chức năng hơn và theo ước tính của McKinsey, 40% nhân công trong các nhà máy sản xuất công nghiệp sẽ bị robots thay thế trong 20 năm tới.

Ứng dụng phổ thông nhất hiện nay của RCS là máy bay không người lái (drones), đang được quân đội Mỹ điều động khắp các mặt trận. Giá bán của drone đã xuống khá thấp để những công ty thương mại hay cá nhân có thể sở hữu; nhưng chính phủ Mỹ vẫn chưa soạn thảo xong luật kiểm soát về sự an toàn hay việc lợi dụng drones trong các dịch vụ phi pháp (do thám của tư nhân hay vận chuyển ma tuý).

Google cho biết sẽ bán ra thị trường xe hơi không người lái vào khoảng 2017. Sony cho ra đời cách đây vài năm một robot tên Asimo biết làm các công việc vặt trong nhà như tưới cây, bưng nước, ca hát nhảy múa…còn hãng Tosy của Việt Nam thì cho ra đời một robot biết đánh ping pong. Người tiêu dùng Mỹ hiện đang chuộng loại máy tự động chùi dọn nhà cửa bằng cách hút bụi thảm hay chùi sàn.

Quan trọng hơn, robots có thể thay người trong những việc nguy hiểm như gỡ bom mìn, hay độc hại như xử lý phóng xạ hay môi trường khắc nghiệt của nóng và lạnh (dương hay âm ngàn độ C)…Trong ngành y khoa, những robots siêu vi được tiêm vào bệnh nhân để dò tìm hay chữa trị những biến thái trong mạch máu và các bộ phận khác.

Trong tương lai, khi artificial intelligence hoàn thiện hơn nữa thì robots sẽ hiện diện cùng khắp xã hội và chung sống hoà bình cùng nhân loại. Nhưng chỉ trong vòng 20 năm tới, chúng ta sẽ chứng kiến một cuộc cách mạng về cách vận hành sản xuất, cung cấp dịch vụ và nhiều ứng dụng do robotics đem lai.

Internet of Things (IOT)

Nói nôm na, IOT là việc sử dụng Internet và phần mềm để các máy trao đổi thông tin rồi quyết định vận hành mà không cần tương tác với con người.

Ví dụ một ngôi nhà thông minh sẽ biết là bạn cần máy sưởi hay máy lạnh vào những giờ giấc nào trong ngày và tự động xử lý. Tủ lạnh thông minh sẽ biết là bạn cần sữa hay bánh mì hay trái cây gì…và tự liên hệ với máy tính của siêu thị để đặt hàng. Chiếc xe thông minh sẽ thông báo là chỗ đậu xe nào trong thành phố còn trống; do đó bạn không phải chạy xe lòng vòng tìm chỗ đậu. Một phòng mạch thông minh sẽ khám bệnh qua các sensors cài sẵn trên điện thoại của bệnh nhân, ngay cả khi nạn nhân chưa cảm thấy bệnh chứng.

Ở bình diện rộng hơn, một thành phố thông minh sẽ tự tưới cây, lên đèn ban đêm, điều phối traffic, báo động về động đất hay lửa hay lụt, cũng như điều hành xe rác, xe quét đường…đo lượng ô nhiễm, lượng chất thải ra sông biển…để cùng xử lý với các hệ thống máy tính khác.

Trong kinh doanh, một công ty thông minh sẽ tự xuất hoá đơn, thu và trả tiền, lập chương trình giao hàng, kiểm soát toàn bộ supply chain, lập kế hoạch bảo trì máy móc và xe cộ, ngay cả quản trị hồ sơ nhân viên và các chương trình phúc lợi. Trong nông nghiệp, hệ thống máy tưới cây tự động, gieo giống hay bón phân, trồng và gặt theo thời điểm của khí hậu và thị trường, chương trình chăm nuôi và cho gia súc ăn…là những thay đổi đang diễn ra sâu rộng tại Mỹ.

Libelium, một công ty tiền phong trong IOT, ước tính là đến 2020 sẽ có 50 tỷ máy móc kết nối trực tiếp với nhau để điều hành sinh hoạt hàng ngày của nhân loại.

Nếu các bạn bắt đầu vào ngày hôm nay, tạo cho mình kỹ năng chuyên sâu và kiến thức cập nhật về một trong ba công nghệ này; rồi tìm cách làm việc hay kinh doanh vào các hoạt động liên quan; tôi tin chắc là tối thiểu các bạn sẽ trở thành triệu phú đô la, sớm hay chậm tuỳ kỹ năng, lòng kiên nhẫn và ý chí theo đuổi đến cùng. Bạn có thể là một nghiên cứu sinh, một chuyên viên, một nhà đầu tư hay chỉ một nhà bán lẻ phân phối hàng hoá và dịch vụ. Hãy bắt đầu bằng cách lên các search engines để tìm biết tất cả kiến thức “miễn phí” trên mạng trước đã.

Công nghệ phản động mới sẽ tạo một cuộc cách mạng tận cùng gốc rễ của truyền thống. Tham gia cuộc cách mạng này là bảo đảm cho chính bạn và gia đình một vị trí vững chắc trong xã hội.Cứ hỏi các thế lực phản động 70 năm về trước khi họ vào rừng để bắt đầu sự nghiệp. Một khác biệt: cuộc cách mạng này sẽ diễn ra nhanh chóng hơn, tại những thành thị đã phát triển…và sẽ không đổ máu.

Và luôn nhớ rằng, “những cuộc cách mạng lớn mạnh nhất bắt đầu rất nhẹ nhàng, ẩn che trong bóng tối” (The greatest and most powerful revolutions often start very quietly, hidden in the shadows – Richelle Mead)

July 15, 2014

Allan Phan

7 Phản hồi cho “Công nghệ phản động”

  1. ĐẠI NGÀN says:

    CẦN NÊN PHÂN BIỆT GIỮA KHÁI NIỆM “PHẢN ĐỘNG” VÀ KHÁI NIỆM “ĐỘT PHÁ”

    Phản động với nội hàm rộng nhất là đi ngược lại mọi trào lưu tiến hóa, mọi nhu cầu phát triển đi lên của xã hôi. Phản động giống như kiểu chọc gậy bánh xe, kiểu phá hoại, ngăn cản yêu cầu tiến tới chung của mọi người, của xã hội một cách sai trái, không chính đáng.

    Do đó nếu mình có khuynh hướng nào đó, chưa biết đúng sai, lại cứ tự nhận là đúng, là tuyệt đối, rồi cho bất kỳ ai phản đối mình, đi ngược lại mình là bọn “phản động” thì chỉ là kiểu cả vú lấp miệng em, kiểu lạm dụng, xuyên tạc danh từ, kiểu gian giảo thiếu chính đáng. Bởi lấy tiêu chuẩn nào để cho quan niệm riêng của mình là đúng còn người trái ngược với mình là “phản động” ?

    Các Mác là người chủ trương học thuyết vô sản, chuyên chính bạo lực vô sản, chủ trương tiêu diệt xã hội tư hữu, nên những tư tưởng nào khác với ông, trái lại với ông, ông đều phủ nhận tuốt luốt, cho đó là tư tưởng, là quan niệm tư sản, là tư tưởng phản động ráo trọi. Đó là tính cách chủ quan sai trái, tính cách độc tài độc đoán tai hại của Mác.

    Trong khi đó sự phát triển đi lên của mọi sự vật luôn là điều tự nhiên. Không có sự vật nào đứng ỳ một chỗ mà phải luôn tiến tới. Hiện tượng xuất hiện đầu tiên của sự tiến tới đó là sự đột phá, phá một yếu tố cũ nào đó để tiến lên cái mới một cách cách thiết. Đột phá là sự tiến hành theo kiểu mũi nhọn đâm thủng nhằm tiến tới, để tiến lên, không nên hiểu bằng khái niệm phản động là hành vi ngược lại, là sự phá bỏ cái mới để quay về cái cũ.

    Con gà con tới khi nở, dùng mỏ đục thủng vỏ trứng để chui ra, đó là sự đột phá, không phải là sự phản động. Cái màm cây cũng thế. Nó phải làm nứt một chút vỏ cây để chòi lên. Hạt mầm cũng vậy. Cái vỏ cứng bên ngoài phải bị phá đi cho mầm chun ra, đó là sự đột phá. Con rắn xé toạt da để lột xác, đó đều là sự đột phá. Nói chung đột phá luôn là hiện tượng mũi nhọn được thực hiện đầu tiên trong mọi sự sống trên con đường phát triển tiến hóa. Không có sự đột phá mới nào, có nghĩa sự sống bị bế tỏa và suy thoái.

    Nên trong kinh tế, trong chính trị xã hội, trong lịch sử, trong văn học nghệ thuật cũng đều luôn phải có sự đột phá đầu tiên hết để giúp tiến lên. Ngay trong khoa học mọi ngành cũng vậy. Einstein là một sự đột phá trong vật lý học mà mãi chưa đến giờ vẫn chưa có sự đột phá tương tự nào để thay thế.

    Nhưng học thuyết Mác không phải là sự đột phá mà chỉ là sự phản động. Bởi đột phá luôn dẫn đến sự thành công, dẫn đến cái đúng. Trái lại sự phản động chỉ là sự phá hoại cái đang có và chỉ dẫn đến cái sai, cái thụt lùi, cái phá hoại. Chẳng hạn sự phát triển công nghiệp là sự đột phá để tạo thành nền kinh tế tư bản. Hiện tượng thị trường hóa toàn cầu là sự dột phá để thống nhất phát triển cho toàn bộ thị trường kinh tế thế giới. Cũng thế, khái niệm tin học đầu tiên, tức dãy số 0, 1 là sự đột phá để làm nên toàn bộ phát triển công nghệ tin học sau này, kể cả kỹ thuật số ngày nay. Hay Giene học là sự đột phá để tạo nên công nghệ sinh học hiện tại mà ai cũng biết.

    Cho nên ý nghĩa chế độ dân chủ tự do của xã hội loài người là sự đột phá đầu tiên để phá bỏ chế độ phong kiến quân chủ vốn đã có để làm cho xã hội đi lên, tiến bộ. Trái lại Mác gọi đó là tư sản để muốn thay vào đó chủ nghĩa độc tài vô sản, đó là quan điểm phản động, thụt lùi lại bước lịch sử xa xưa cùa loài người, nên Mác thực chất là con người phản động, không phải là con người cách mạng. Bởi cách mạng là làm sao cho cái đang có trở nên tốt hơn, tiến lên hơn, không phải quay lại cái lạc hậu, cái đã qua hay cái khởi điểm.

    Có nghĩa mọi ý nghĩa của đời sống là thực chất, không thể chỉ là những danh từ suông. Danh từ suông không nói lên được gì cả. Một chế độ độc tài có thể tự cho nó là dân chủ, một ý nghĩa phản động vẫn có thể tự mệnh danh nó là cách mạng. Cho nên phải chính xác hóa danh từ từ nội dung cho đến phân biệt các tên gọi là như thế.

    Nên nói chung lại, mọi sự đột phá đều cần thiết, quý giá, bởi đó là mũi nhọn khởi đầu của mọi tiến bộ cá nhân và xã hội. Trái lại phản động là sự thụt lùi, sự trì trệ, sự phản ngược lại tiến bộ. Đó là lý do tại sao không nên nhầm lẫn giữa các danh từ cũng như giữa những nội dung đích thực của các ý nghĩa và danh từ là như vậy.

    THƯỢNG NGÀN
    (18/7/14)

  2. Phản Ngàn says:

    Theo CS Hà Nội định nghĩa: những ai đi ngược lại chiều hướng cnxh thì là “phản động”.
    Bởi vì “động” là một nơi tụ hộp của 1 nhóm người hoàn toàn khác với “động cơ”
    chẳng hạn như “Động Ba Đình”, “Động Bà Ngàn”, “Động Bà Bự”, “Động Bà Néo”,”Động Bà Xẹp”,….

    • Người buôn lậu says:

      Ở VN có tờ báo “Trí Thức”, vậy là phản động rồi, vì đi ngược lại đường hướng XHCN.

      • Phản Ngàn says:

        “Ở VN có tờ báo” Thiệt là xin lổi nhe. Nghe sao nó mỉa mai quá!!!

  3. Người Buôn Mộng says:

    FYI, in my book, the English translation of “phản động” is “reactionary” which has been well used in commie documentation.

    This – to me – is stronger, and more correct than “disruptive”.

  4. Tran Van Triet says:

    Cam on Tac Gia da co bai viet sau sac ve Phan Dong – Y kien don gian cua toi la PHAN DONG (REACTION) xuat tu chu DONG (ACTION) – Do do bat cu mot hanh dong nao deu co phan tac dong cung nhu NHAN va QUA.

    Tom lai toi nghi PHAN DONG la can thiet cho su tien hoa cua XA HOI.

    O VN can nhieu PHAN DONG de dua den cac tien bo cho Xa Hoi va Con Nguoi – Neu khong thi tro thanh VO CAM – VO TRI – VO GIAC!!!!!!!!

    Xin cam on.

  5. ĐỈNH NGÀN says:

    TỪ XÃ HỘI TƯ SẢN TƯ BẢN ĐẾN XÃ HỘI CỘNG SẢN VÔ SẢN MÁC XÍT

    Tư bản chỉ đơn giản là giới giàu có về tiền, dùng tiền đầu tư để nhằm hái tiếp ra tiền. Tiền cứ đẻ ra tiền, vốn chuyện tự nhiên là vậy. Chẳng lẽ có tiền cứ ngồi mà ăn. Ăn không núi cũng phải lở. Còn ngồi trên đống tiền mà không làm gì, lại chỉ như con cóc vàng. Đồng tiền không làm ra tiền, hay chỉ cất ở một chỗ là đồng tiền dại, đồng tiền vô ích cho xã hội. Nhưng tại sao có tiền thì có hàng trăm lý lẽ. Không phải có tiền là đều ăn giật, là cướp đoạt, là bóc lột người khác. Đầu tư mà không biết quản lý cũng lại tiêu tùng, cũng thành phá sản. Mọi cái lắt léo của cuộc sống xã hội chính là như vậy. Mọi cái ngây thơ hay nông cạn của Mác cũng chính là vậy.

    Bởi vậy tư bản cũng có nhiều loại : Tư bản thương mại, chỉ nhằm mua đi bán lại để kiếm chênh lệch giá. Tư bản đầu tư sản xuất, hay tư bản công nghệ, nhằm làm ra sản phẩm hàng hóa. Tư bản tài chánh, chỉ nhằm cho thuê tài chánh, đó là các loại quĩ, các loại ngân hàng. Tư bản khai thác, nhằm khai thác mọi loại dịch vụ, mọi loại tài nguyên nói chung. Có nghĩa tư bản luôn có hai mặt. Mặt tạo ra lợi nhuận cho nó, và mặt phục vụ, đáp ứng, thỏa mãn mọi nhu cầu xã hội. Tư bản cũng như máu huyết lưu thông cùng khắp trong cơ thể xã hội. Không có nó, xã hội sẽ thiếu máu, chỉ thành héo hon, thành chết. Đó là ý nghĩa tích cực của tư bản. Các Mác chỉ nhìn thấy có khía cạnh tiêu cực của tư bản, tức mặt chạy theo lợi nhuân nên lên án tư bản. Cái dốt của Mác chính là thế. Tư bản mà không cạnh tranh tức dậm chân tại chỗ thì bị thụt lùi và sẽ tiêu. Đó là nguyên tắc tự nhiên của khách quan xã hội. Cạnh tranh miễn là lành mạnh là điều thiết yếu để xã hội phát triển. Sức sống của xã hội tư bản luôn luôn mạnh chính là như thế. Bởi Mác không nắm được hết các nguyên lý của kinh tế tư bản nên thành ra đâm nói tầm phảo đủ thứ chẳng đâu vào đâu cả.

    Nhưng tư bản chỉ là một thành phần của hoạt động xã hội. Nó không bao quát hết xã hội trong mọi phương diện. Ngay như nhà tư bản, nếu thích vẫn giao cơ ngơi cho người khác quản lý cho mình, và mình trở lại đời sống bình thường về các phương diện khác mà mình ưa thích, không phải cứ dành suốt cuộc đời làm anh tài phiệt. Mác lên án chế độ tư bản chỉ theo kiểu quá khích. Đến nỗi Mác dám cho quyền tư hữu như cái gì thối tha nhất. Trong khi đó quyền tư hữu là sự bảo đảm an toàn xã hội và đời sống tối thiểu cho tất cả mọi người. Bởi thế Mác chủ trương xóa bỏ tư hữu, xóa bỏ tiền tệ, xóa bỏ tư bản, để lập nên xã hội vô sản, mọi người chỉ hợp tác lao động duy nhất lẫn nhau. Có nghĩa biến xã hội chỉ thành một guồng máy bánh răng tựa như guồng máy đồng hồ. Thật là cái dốt nát, cái ngu ngơ, cái điên khùng ngàn năm có một của Mác.

    Đó là nguyên tắc hợp tác lao động kiểu tập thể, tức làm chủ tập thể, kiểu cha chung không ai khóc, kiểu công nông trường tập thể lạc hậu, nghèo đói thới kỳ bao cấp ở mọi nước CS mà ai cũng từng biết. Đó là cái mà Mác và những người CS mác xít gọi là để tránh bóc lột, để ai cũng là người làm chủ mà không có ai là người làm thuê. Quả là sự khờ dại quá mức, hiểu sao mối quan hệ trùng điệp của mọi người trong xã hội. Chính sự dốt nát của một cá nhân, một số người lại làm toàn xã hội phải lãnh đủ chính là thế.

    Thật ra cơ chế xã hội là cơ chế thích ứng tự động và hợp tác tự nhiên. Chủ và thợ chỉ là khía cạnh hợp tác lao động trong dây chuyền sản xuất chung, tùy theo hoàn cảnh và điều kiện mỗi người. Không thể nói kiểu ngang ngữa, bình đẳng giả tạo một cách hoàn toàn ấu trĩ, dốt nát ở đây. Khía cạnh đạo đức chỉ là khía cạnh tâm lý bên trong, không phải chỉ là hình thức thô thiển bề ngoài. Quả cái dốt của Mác thật quá động trời, và những khái niệm hay từ ngữ do ông ta đưa ra như bóc lột, giá trị thặng dư, gia cấp thống trị … đều là những danh từ suông, không phản ảnh tính chất xã hội khách quan nào cả. Bởi nếu nhà đầu tư mà không tính toán, chỉ có lổ lả và phá sản, còn đâu mà có tương quan giai cấp được nữa. Quả thật Mác chỉ như anh dốt nói chữ không hơn không kém. Bởi vấn đề xã hội là ý nghĩa khoa học, là sự tính toán về kỹ thuật điều hành hiệu quả, không phải nói nhăng cuội kiểu vô tích sự hay phản ý nghĩa.

    Cho nên trong xã hội tư sản hay xã hội tư bản, nhà nước giữ trách nhiệm và điều hòa mọi giai cấp. Bởi nhà nước không tạo ra giai cấp hay không có quyền tạo ra giai cấp nào, mà đó là cơ chế tự nhiên khách quan của xã hội tự có. Nhà nước chỉ có thể định mức giá thuê mướn công nhân tối thiểu, không thể định giá tối đa. Bởi vì đó là cơ chế thị trường, là sự thỏa thuận tự do, tự nguyên giữa hai bên chủ thợ. Ai cũng có quyền làm chủ nếu có cơ hội. Ai cũng phải làm thuê nếu bị phá sản thế thôi. Mác muốn biến toàn xã hội đều thành giai cấp công nhân vô sản, quả là sự điên loạn chưa hề ai dám nghĩ tới trong lịch sử loài người.

    Chính sự chủ quan, dốt nát và điên loạn này mà Mác lên án tất cả người nào không cùng chung lập trường, quan điểm như ông ta. Ông ta đều gộp chung lại là bọn phản động, bọn chống đối, bọn có tư tưởng tư sản. Đó chính là cái mầm mống độc tài chuyên chế đối với xã hội mà ngay từ đầu Mác đã có. Tức Mác phủ nhận xã hội trọn gói. Muốn đốt sạch, đào sạch khoảng rừng nguyên sinh đã có hàng triêu năm để thay vào đó toàn là rừng trồng toàn loại cây ngắn ngày, loại cây lương thực hay chăng nuôi trước mắt, như kiểu toàn cây so đũa hay toàn sắn, bắp là như thế. Đó là điều mà Mác cho là cuộc đại cách mạng xã hội không tiền khoáng hậu. Trong khi thực chất tư tưởng của Mác là tư tưởng phản động nhất trong toàn thể lịch sử của xã hội loài người.

    Bởi vì phản động ở đây không phải hiểu là chống lại Mác hay chống lại chủ nghĩa CS do Mác thêu dệt nên, mà phản động chính là chống lại mọi sự phát triển tự do, hữu lý của xã hội nói chung, chống lại mọi sự tiến bộ, tiến hóa đi lên của loài người nói chung, mà chỉ ghìm lại duy trong chính quan niệm điên khùng, ảo tưởng, giả tạo, phản nhân văn, khống chế mọi người, để đưa vào trong toàn bộ hệ thống độc tài điên loạn do Mác đề xướng và cổ vũ một cách hoàn toàn sai trái và vô ích.

    Và điều buồn cười nhất, Mác từng cho mọi học thuyết cộng sản trước ông ta đều là những học thuyết CS không tưởng, tức hoàn toàn không thực tế, không thể nào thực hiện được. Vì thâm ý của Mác cho rằng chúng đều là không khoa học, phản khoa học, nên không kết quả, không tác dụng, không ích lợi, nên chỉ là ảo tưởng. Nhưng cho rằng tư tưởng của mình lấy nền tảng là nguyên lý biên chứng của Hegel, mà đây là chân lý khoa học duy nhất đúng, toàn diện đúng, nên học thuyết Mác là học thuyệt cộng sản khoa học là vì thế. Nhưng Mác quên một điều lấy gì làm nền tảng để cho rằng lý thuyết biện chứng của Hegel là đúng ? là khoa học ? Đây thật sự là sự khờ dại, sự mê tín càng chứng tỏ Các Mác quả đúng là anh chàng ngố, kiểu tự phong cho Hegel rồi tự phong cho mình một cách hoàn toàn chủ quan, độc đoán, cóc cần gì đến ai cả, đó quả thật là sự hợm hĩnh và tự huyễn hoặc như mình là đỉnh cao của trí tuệ loài người, để cho cả một đám dốt nát cùng nói theo một cách bợ đỡ, tăm tối, cũng chỉ là như thế.

    Kết quả, thay vì là xã hội kinh tế tự do được điều chỉnh hợp lý, bảo đảm mọi mặt nhân quyền, dân quyền của con người trong có chế tam quyền phân lập, lại trở thành một xã hội toàn trị duy nhất theo kiểu bầy đàn, bỏ mọi tính cách tam quyền phân lập cần thiết, khách quan, trở thành xã hội duy ý chí giả tạo theo cùng kiểu, mọi cá nhân đều trong cùng một mô thức, cùng một suy nghĩ, cùng một ngôn ngữ chính trị, cùng hành động xã hội rập khuôn, trở thành một xã hội thuần túy đàn bầy, không còn sắc thái riêng, không còn tự do riêng của bất kỳ người nào về bất kỳ vấn đề gì, chì toàn rập khuôn theo giáo điều, chỉ biết tôn Mác là thánh, tôn lãnh tụ là thần, mà không còn biết bất kỳ điều gì sai hay đúng khác, thì quả thật đó là một học thuyết phản động nhất và một hình thức xã hội phản động nhất mà từ trước tức từ thượng cổ đến nay loài người quả chưa hề lần nào đã từng có kiểu như thế trong thực tế. Đó cũng là nguyên nhân hay lý do tại sao cả khối XHCN do Liên Xô dựng hình từ suốt 70 năm do Lênin tạo thành, trong vài chục năm qua đã hoàn toàn đổ sụp và tan tành thành mây khói trên toàn thế giới chính là như thế. Bởi lẽ nó hoàn toàn trái ngược với mọi ý nghĩa khách quan tự nhiên, với mọi qui luật đúng đắn của xã hội loài người, nên dù có phong thần phong thánh, tuyên truyền giả tạo và tốn kém vì hi sinh mọi mặt bao nhiêu, cuối cùng bản chất phản động xã hội của nó vẫn không thể được vượt qua, nên cho dù có độc tài sắt máu bao nhiêu, cuối cùng nó cũng đã đành hoàn toàn phải bị thất bại trong chính lịch sử thực tế khách quan tự nhiên của xã hội loài người chính là như vậy. Bởi toàn thể xã hội đã trở thành công cụ sai khiến duy nhất cho một đảng duy nhất, tức một nhóm cá nhân duy nhất đứng đầu, mà không còn là thực tế xã hội khách quan sinh động hoàn toàn tự do dân chù một cách tự nhiên hoàn toàn linh hoạt của tất cả mọi người nữa, đây thật là một nghịch lý chua xót, tệ hại nhất mà toàn bộ học thuyết Mác đã nhất thiết mang lại chính là như thế đó.

    THƯỢNG NGÀN
    (17/7/14)

Leave a Reply to Tran Van Triet