WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Câu chuyện Di cư vào miền Nam của tôi

dicu1954_2

Năm 1954, tôi vừa tốt nghiệp văn bằng Tú tài II qua kỳ thi vào tháng 6 tại Hà nội, thì được tin quân đội quốc gia đã rút khỏi miền quê tôi tại Huyện Xuân Trường Tỉnh Nam Định để ra Hải phòng bằng đường thủy. Và một số bà con ruột thịt của tôi cũng tìm cách kiếm được thuyền bè để mà đi theo đoàn quân tới được thành phố cảng này. Tôi lại có ông anh cả thuộc đơn vị quân đội trú đóng ở Quảng Yên sát với mỏ than Hòn Gai. Nên vào đầu tháng 7, tôi đã tìm cách đi từ Hà nội đến Hải phòng để tìm gặp bà con và đi thăm gia đình ông anh luôn thể.

Trước khi rời Hà nội, tôi phải đến nhà Thầy Nguyễn Ngọc Cư là Phó Trưởng Ban Giám Khảo kỳ thi Tú Tài, để xin Thầy cấp cho một Giấy Chứng Nhận Đã Thi Đậu Tú Tài, để nộp kèm theo hồ sơ ghi danh vào Đại học. Dù đã biết rõ tôi là học trò của Thầy tại trường Chu Văn An, mà đã thi đậu trong kỳ thi vừa qua, Thầy vẫn phải cẩn thận rà lại danh sách các thí sinh trúng tuyển, rồi mới cấp cho tôi một “Giấy Chúng Nhận Tạm Thời” để tùy nghi sử dụng. Thầy nói : Giấy Chứng Nhận Chính Thức phải do Nha Học Chánh thuộc Bộ Giáo Dục cấp phát, chứ Ban Giám Khảo chỉ có thể cấp Giấy Chứng Nhận Tạm Thời mà thôi. Biết tôi có ý định vào miền Nam, Thầy cầu chúc tôi lên đường gặp nhiều may mắn.

Ở vào tuổi 20 lúc đó, tôi nhìn cuộc đời với nhiều lạc quan tin tưởng, nên chẳng hề e ngại trước cuộc phiêu lưu phải rời xa quê hương đất Bắc, để mà đi tới miền Nam xa xôi cả mấy ngàn cây số. Một phần đó là do tính ưa thích đi đây đi đó xông pha mạo hiểm của tuổi trẻ – như cụ Nguyễn Công Trứ nói : “Chí làm trai Nam Bắc Đông Tây – Cho phỉ sức vãy vùng trong bốn bể”. Nhưng phần lớn chính là do động cơ thúc đảy bởi cái chuyện “phải tránh thoát khỏi cái nạn cộng sản độc tài nham hiểm “, mà đang sắp sửa bủa vây, bao trùm xuống khắp miền Bắc.

Tôi phải ở lại thành phố Hải phòng đến hơn một tháng, thì mới tìm được phương tiện chuyên chở vào đến Sài gòn hồi giữa tháng 8. Đó là nhờ một ông chú là cháu của bà nội tôi, tên là chú Nhân. Chú làm việc tại cơ quan hành chánh phụ trách về việc sắp xếp tàu bè đi vào Nam, nên đã xin cấp trên ưu tiên cấp phát giấy tờ di chuyển cho tôi và một bà cô là Cô Nguyệt để leo lên được chiếc tàu khá lớn của quân đội Pháp có tên là Gascogne. Con tàu này chuyên môn chở quân trang quân dụng cho quân đội, nên không có đủ tiện nghi như là tàu chở hành khách thông thường. Nhưng mà lúc đó, lớp người di cư tỵ nạn chúng tôi đâu còn có sự lựa chọn nào khác, miễn là đi thoát khỏi miền Bắc cộng sản là được may mắn lắm rồi. Số lượng hành khách trên tàu lúc đó có đến 7 – 800 người, phần đông là từ các tỉnh xa thuộc đồng bằng sông Hồng mà sớm ra được tới Hải phòng để kịp đi vào Nam trong mấy chuyến đầu tiên được tổ chức cấp tốc sau ngày ký kết Hiệp Định Geneva 20 Tháng Bảy 1954, chia đôi đất nước. Mãi mấy tháng sau, thì mới có loạt các tàu của Mỹ với các tiện nghi thoải mái hơn để chuyên chở số lượng rất đông đảo người di cư từ Bắc vào Nam.

Con tàu chạy trong chừng ba ngày, thì đến Cap Saint Jacques, tức là cảng Vũng Tàu bây giờ, để chuẩn bị vào cửa sông đi đến bến Nhà Rồng của thành phố Sài gòn. Sau khi tàu cập bến ít lâu, thì chúng tôi được xe chuyên chở đưa tới nơi tạm cư là trường Tiểu học Tôn Thọ Tường trên đường Trần Hưng Đạo bây giờ (mà hồi đó vẫn còn mang tên Pháp là Boulevard Galliéni) cũng gần với Chợ Bến Thành.

Lúc đó bên phía đối diện với ngôi trường, thì có một tòa nhà lớn đang được xây cất, mà sau này chính là rạp chiếu phim Đại Nam. Bà con di cư chúng tôi được các công nhân ở đây thật là hào phóng cấp cho một số gỗ ván gỡ ra từ giàn “cốt pha”(coffrage), để dùng làm củi đun cơm, nấu nước. Đó thật là một nghĩa cử đầu tiên của người dân Sài gòn đối với lớp người mới chân ướt chân ráo từ ngòai Bắc vào miền Nam – chuyện này khiến cho tôi cứ nhớ hoài.

Chúng tôi được mấy bà con đến được Sài gòn vài ba tuần lễ trước, nên họ tìm đến để chỉ dẫn đường đi nước bước tại cái thành phố rộng mênh mông này. Riêng tôi thì gặp lại một số bạn bè cũng từ Hà nội hay từ Nam Định mà đến đây trước như Võ Thế Hào, Trần Ngọc Vân, Nguyễn Phi Hùng . Các bạn cũng giúp tôi việc này chuyện nọ trong bước đầu còn nhiều bỡ ngỡ.

I – Những kỷ niệm khó quên của Sinh viên Di cư.

Sau vài bữa, thì tôi làm xong thủ tục ghi danh ở Đại học Saigon và được nhận vào ở trong Trường Gia Long là nơi được dành riêng cho các sinh viên di cư. Tại đây, sinh viên chúng tôi được cư ngụ trong khu ký túc xá, nên có đày đủ tiện nghi về nơi ăn chốn ở, nhà vệ sinh, phòng tắm giặt thật là đàng hoàng tươm tất. Ban tiếp cư còn lo cho chúng tôi mỗi ngày ba bữa ăn đày đủ. Và mỗi tháng chúng tôi còn được cấp phát cho một số tiền nho nhỏ để chi tiêu lặt vặt.

Cũng tại nơi tạm cư này, có lần chúng tôi lại được tiếp đón cả Thủ Tướng Ngô Đình Diệm cùng phái đoàn chánh phủ đến thăm nom và úy lạo sinh viên nữa. Nói chung, thì sự chăm sóc của nhà nước đối với lớp người di cư đầu tiên trong mấy tháng cuối năm 1954 rõ ràng là đã được tổ chức hết sức chu đáo, gọn gàng. Đặc biệt là mấy trăm sinh viên từ Hanoi như tôi đã được hưởng một chế độ ưu đãi quá tốt đẹp, vượt xa ngoài sự mong ước của nhiều người trong hàng ngũ chúng tôi.

Nhưng rồi đến lúc các học sinh tựu trường, thì sinh viên chúng tôi phải di rời ra cư ngụ tại khu lều vải được dựng lên trên nền đất của Khám lớn Sài gòn cũ sát bên Tòa Án, để trả lại trường ốc cho nữ sinh Gia Long. Vào cuối năm, trời Saigon nắng nực nên vào ban trưa nhiều anh em chúng tôi phải tìm cách chạy đến các công sở lân cận, nơi có nhiều bóng cây che rợp cho bớt nóng. Và chúng tôi đã ăn cả hai cái Tết Tây và Tết Ta đầu năm 1955, tại khu lều vải tạm trú này.

II – Vài chuyện ngộ nghĩnh tại Khu Lều Khám Lớn.

Xin vắn tắt ghi lại vài chuyện vui vui ngộ nghĩnh trong dịp vui xuân năm Ất Mùi 1955 tại Khu Lều Khám Lớn như sau đây.

1 – Một nhà báo người Pháp của tờ “Le Parisien libéré” đến chụp hình và phỏng vấn sinh viên chúng tôi. Anh chụp ảnh lia lịa về cái cảnh anh Lưu Trung Khảo viết mấy câu đối Tết bằng chữ Hán. Từ đó mà sinh viên chúng tôi tặng cho anh Khảo cái biệt danh “Ông Đồ Khảo”.

Hồi đó sinh viên chúng tôi đều nói rành tiếng Pháp, nên đã trả lời các câu hỏi của anh nhà báo này một cách suôn sẻ thỏai mái. Tôi còn nhớ đã nói với anh ấy rằng : “Chúng tôi vừa là nạn nhân, vừa là chứng nhân của sự tàn bạo của người cộng sản độc tài. Do đó mà phải bỏ lại quê hương ở miền Bắc để đi tìm được tự do tại miền Nam này. Cụ thể là riêng trong gia đình tôi, thì đã có hai người bị cộng sản sát hại. Đó là vào năm 1947 công an cộng sản đã giết ông cậu là em của mẹ tôi tên là Tống Văn Dung và đem quăng xác ông xuống con sông Trì Chính ở Phát Diệm .Và họ còn đến tận nhà bắt cả cha tôi là Đoàn Đức Hải từ năm 1948 mang đi biệt tích luôn…”

2 – Cũng vào dịp Tết Ất Mùi này, Đoàn Sinh viên Di cư chúng tôi còn thực hiện được một tờ Đặc san lấy tên là “Lửa Việt’ với chủ đề là “Xuân Chuyển Hướng” với các cây bút sau này rất nổi danh, đó là Vũ Khắc Khoan, Nguyễn Sĩ Tế, Dõan Quốc Sĩ, Trần Thanh Hiệp, Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền v.v…

3 – Và riêng tại căn lều gồm 8 người của tôi, thì để mừng xuân anh bạn Bùi Đình Nam đã ra tay làm đầu bếp chiên cho chúng tôi một món bí tết thật đặc sắc. Chúng tôi lại còn được uống cả một chai rượu chát hiệu Beaujolais của Pháp nữa. Miếng ngon này làm cho bọn trẻ chúng tôi lúc đó mới ở vào cái tuổi đôi mươi, thì không bao giờ mà chúng tôi lại quên được.

Thật là những kỷ niệm khó quên của cái thời bọn thanh niên trai trẻ chúng tôi mới đến sinh sống nơi miền đất xa lạ Sài gòn này. Cuối cùng, thì vào khoảng sau Tết Âm lịch không lâu, chúng tôi được dọn đến khu Đại học xá Minh Mạng vừa mới xây cất xong. Sinh viên di cư chúng tôi là những người đầu tiên đến cư ngụ tại khu cư xá này với đày đủ tiện nghi phòng ốc, giường tủ, điện nước …Và cứ như vậy cuộc sống của chúng tôi lần hồi đi vào mức ổn định và hòa nhập được với nền nếp của cả thành phố thủ đô của miền Nam tự do, phồn thịnh và thanh bình.

III – Chuyện về các anh chị em trong gia đình của tôi.

Còn về phần riêng gia đình các anh chị em ruột thịt của tôi, thì kẻ trước người sau chúng tôi đều quy tụ lại được với nhau trên mảnh đất miền Nam an lành, và nâng đỡ bảo bọc nhau xây dựng lại cuộc sống mới. Lúc đó các anh chị lớn đều ra sức hợp với nhau mà chăm lo chu đáo cho mấy em còn nhỏ dại cỡ tuổi 10 – 16, vì cha mẹ chúng tôi đều đã khuất bóng từ trước rồi.

Và rồi đến lượt các cháu thuộc thế hệ thứ hai trong đại gia đình chúng tôi , thì các cháu đều đã thành đạt tại miền Nam này. Vì thế, khi các cháu khôn lớn, thì đều bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ vì đã hy sinh hết mình, để mà đem được các cháu vào miền Nam – và nhờ đó mà các cháu có được những cơ hội tốt đẹp để học tập và gặt hái được nhiều thành công trên đời. Điều này càng rõ rệt, vì sau năm 1975 chúng tôi được gặp lại bà con từ quê hương ngoài Bắc vào thăm, thì họ đều xác nhận là họ bị cán bộ cộng sản đàn áp, bóc lột, chèn ép kỳ thị tàn bạo đến độ túng đói khốn khổ điêu đứng vô cùng!

* * Năm 2014 này, nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Đặt Chân đến miền Nam Tự Do (1954 – 2014), tôi xin ghi lại một số kỷ niệm riêng tư của mình như là một chứng từ của một thanh niên là một thành viên của khối gần một triệu người di cư tỵ nạn cộng sản, mà đã phải bỏ lại tất cả tài sản nhà cửa, ruộng vườn, mồ mả cha ông trên đất Bắc để đi xây dựng cuộc sống mới tại miền đất tự do, no ấm và an hòa ở phía Nam của tổ quốc Việt nam.

Và nhân dịp này, với tư cách là một người thụ ơn, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với nhân dân các quốc gia đã góp phần yểm trợ cho công cuộc di chuyển và định cư vĩ đại của cả triệu đồng bào chúng tôi trong những ngày tháng đen tối đó. Và tôi cũng không quên công lao của các nhân viên Chánh phủ, của Quân đội miền Nam Việt nam, và của biết bao nhiêu cơ quan thiện nguyện khác mà đã lo lắng chăm sóc thật là chu đáo tận tình cho lớp người di cư chúng tôi vào thuở đó. Dù chỉ là một cá nhân nhỏ bé, lời nói của tôi lại hết sức trung thực, như là một biểu hiện của sự cảm thông sâu sắc và quý mến chân thành đối với tất cả các vị ân nhân đáng kính của cả một thế hệ người di cư từ miền Bắc Việt nam năm 1954 vậy.

Nhân tiện, tôi cũng thấy cần phải ghi lại nơi đây tấm lòng quảng đại nhân ái của nhân dân miền Nam – đã mở rộng vòng tay đón nhận và bao bọc che chở cho bà con ruột thịt là nạn nhân khốn khổ bất hạnh của nạn độc tài cộng sản, nên đã phải bỏ lại nơi chôn nhau cắt rốn ở ngòai Bắc để tìm tự do tại miền Nam. Ân nghĩa đó thật là cao cả rộng lớn như Trời Biển và đã góp phần củng cố thêm cho Sức mạnh tổng hợp của tòan thể Dân tộc chúng ta nữa.

Thành phố Costa Mesa California, tháng Bảy năm 2014

© Đoàn Thanh Liêm

© Đàn Chim Việt

45 Phản hồi cho “Câu chuyện Di cư vào miền Nam của tôi”

  1. tudo says:

    Miền nam nước Việt dân đen…… chỉ có thiểu số nhiểm ky sinh trùng VC truyền vào cơ thể đến thòi kỳ thư…..?????? hết cách chửa trị !!!!! kèm thêm oán hận do trí tưởng thấp hèn….! nên gần 40 năm được tự do mở mắt nhìn tỏ rỏ nhửng ông bà cô chú có chức có quyền và ….CÓ……????????

    • Ông Bút says:

      Chuyện cười

      1/ Sau 30/75. Một cán bộ rừng, chạy xe đạp đằng sau có biển số, đi qua ngã ba Ông Tạ, vì chưa quen đường Sài Gòn nên húc vào bà cụ, bà ta té xuống đường.
      Cán bộ: Xin lỗi bác nhé, tôi cố tránh bác, mà nó cứ húc vào.
      Bà cụ: Dạ không dám, tôi cũng cố tránh, mà chẳng biết sao lại gặp thế này.
      Cán bộ: Tôi đi xe, tôi phải tránh người đi bộ mới đúng chứ.
      Bà cụ: Vâng, tôi cũng cố tránh anh, từ năm 54 cơ!
      ———————-
      2/ Sau 30/4/75. Một cán bộ, quơ được chiếc xe Honda Dame, từ trong kho. Anh dắt ra đường, gặp bà cụ bán xăng vĩa hè, anh kêu đỗ 1 lít, sau đó nhờ cụ dạy cách sử dụng, cụ bảo:
      1/ Bật chùa khóa, đạp cần khởi động máy, máy nổ, đạp cần số phía sau, là số 1, đạp tới trước 2 lần là số 2, thêm 1 lần phía trước, số 3…
      Cán bộ rú ga hết cỡ, mới đạp cần số phía sau, xe bay vèo hơn chục mét, rối cắm đầu xuống cống.
      Cán bộ chửi: Địt mẹ bà già, đỗ nhầm xăng phản lực!
      Bút

  2. Lại Mạnh Cường says:

    Thưa Ban Biên Tập Đàn Chim Việt,

    Nhân độc giả Dâm Tiên nhắc đến bài nhạc hay của nhạc sĩ Trọng Khương liên quan đến cuộc di cư vĩ đại 1954 của dân ta, tôi tình cờ đọc được một bài viết rất hay của Nguyễn Mạnh Trinh, viết về cảm xúc của ông khi nghe bài hát này. Đồng thời ông cũng “điểm mặt” các bài hát các bài hát liên quan đến di cư 1954.
    Xin BBT vui lòng cho đăng trọn bài viết dài của Nguyễn Mạnh Trinh, nhưng kể lại nỗi lòng của một người Bắc-kỳ-di-cư-54. Lý do đơn giản lịch sử chính là tập hợp ký ức của nhiều người, một dân tộc. Di cư 1954, Di tản 1975, Vượt biên thời CSVN … đều là những dấu ấn không phai nhòa trong lòng người Việt già cũng như trẻ

    Với tôi bài nhạc CHUYẾN ĐÒ VĨ TUYẾN của Lam Phương cho tôi vô vàn kỷ niệm về tuổi thơ, mặc dù hồi bé thường cùng bạn bè cũng trang lứa hay nghêu ngao chế lại lời ca (Đêm nay trăng sáng quá anh ơi/ Sao ta lạnh lẽo như … cà-rem trong thùng !)
    Nhân đây cũng xin nghiêng mình cảm tạ nhạc sĩ quá cố Lam Phương. Dân miền Nam như ông mà viết được một bài ca diễn tả tâm tình của dân Bắc kỳ “ri cư” 54 qua làn điệu dân ca miền Nam thật … trên cả tuyệt vời (dụng ngữ thời nay :-) )
    Riêng tựa đề bài hát của ông làm tôi nhớ tới hình ảnh vượt tuyến bằng bè qua hình ảnh của bộ tem phát hành thời ông Diệm thật hết xảy. Theo tôi đây có lẽ là bộ tem đạt giá trị nghệ thuật cao nhất và có giá trị về chính trị lẫn tuyên truyền bậc thầy. Vâng một masterpiece của thời VNCH trong Nam. Giá trị này mạnh cỡ trái bom nguyên tử của phim “Chúng Tôi Muốn Sống” (1956) và “Ánh Sáng Miền Nam” !

    Với bộ phim Ánh sáng miền Nam nữ diễn viên Khánh Ngọc đã đoạt giải Oscar của Đại hội Điện ảnh Phi Luật Tân vào năm 1956.Vinh quang trong điện ảnh đến với Khánh Ngọc một cách thật bất ngờ. Phim thứ hai của ca sĩ Khánh Ngọc là Đất lành của Hãng Đông Phương. Phim thứ ba của Khánh Ngọc là Ràng buộc- hãng phim Alpha. (ref Mask online)

    CHUYẾN ĐÒ VĨ TUYẾN

    Đêm nay trăng sáng quá anh ơi
    Sao ta lìa cách bởi dòng sông bạc hai màu
    Lênh đênh trên sóng nước mông mênh
    Bao đêm lạnh lẽo em chờ mong gặp bóng chàng
    Vượt rừng vượt núi đến đầu làng
    Đò em trong đêm thâu sẽ đưa chàng sang vĩ tuyến
    Phương Nam ta sống trong thanh bình
    Tình ngát hương nồng thắm bên lúa vàng ngào ngạt dâng
    Ơ… ai… hò …
    Giòng sông mơ màng và đẹp lắm
    Anh ơi ai nỡ chia đôi bờ để tình ta ngày tháng phải mong chờ
    Hò… hớ …. hò …. hơ …
    Em và cùng anh xây một nhịp cầu
    Để mai đây quân Nam về Thăng Long
    Đem thanh bình sưởi ấm muôn lòng !

    Sương khuya rơi thấm ướt đôi mi
    Tim em lạnh lẽo như chiều đông ngoài biên thùy
    Ai gieo chi khúc hát lâm ly
    Như khơi niềm nhớ cuộc từ ly lòng não nùng
    Bùi ngùi nhìn cách xa ngàn trùng
    Giờ đây em điêu linh nơi quê nhà đang chìm đắm
    Bao đêm thổn thức dưới trăng ngà
    Hồn đắm say chờ đón ngày anh về sưởi lòng nhau
    Ôi … ai … hò … Hò … ai … Ơi … hò ….
    Ơi … ơi … hò …. Hò … ơi … Ơi … hò ….

    ====

    Sàigòn – Hà Nội: Giòng nhạc hoài niệm của những người ly xứ

    Sàigòn, sau năm 1975. Hà Nội, sau năm 1954. Những thành phố của hoài niệm trong thời gian ấy. Năm 1954, hàng triệu người rời bỏ miền Bắc xuôi nam tìm tự do, cuộc di cư vĩ đại của những người ghê sợ Cộng sản. Năm 1975, Cộng sản chiếm toàn bộ đất nước. Hàng trăm ngàn người di tản ra ngoại quốc sau đó đến từng đợt vượt biển của hàng triệu người.

    Không gian, thời gian, của những biến cố kể trên, đã thành môi trường và động lực thúc đẩy văn nghệ sĩ để tạo thành những tác phẩm văn chương hay âm nhạc phản ánh tâm tình thời đại. Một giòng nhạc hoài niệm kéo dài suốt nửa thế kỷ đã cho chúng ta những bản nhạc để đời. Những bản nhạc mà tuổi thọ của nó dài hơn tuổi thọ của chính tác giả sáng tạo ra nó. Nhạc sĩ có khi khuất bóng từ lâu, nhưng nhạc phẩm vẫn còn sống, còn được hát và còn được thính giả nghe và hâm mộ. Qua một thời gian, qua sự đãi lọc, bản nhạc có thể tồn tại được phải có sức lôi cuốn từ ngôn từ và điệu nhạc. Và nhất là phù hợp với tâm tư của từng thời kỳ, của hoàn cảnh mỗi người khi nghe âm điệu ấy.

    Với tôi, có những bản nhạc là một phần đời sống tôi. Những bản nhạc, nhắc lại một tháng ngày đã qua. Nghe nó, như sống lại một quá khứ. Thuở đó, là kỷ niệm. Thuở đó, là cái tôi riêng trải dài theo những đoạn đời. Có khi, tưởng quên lãng nhưng lại chợt về trong ký ức. Có người bạn, anh Trần Thăng, một người sản xuất nhiều băng nhạc và video nổi tiếng mang tên trung tâm Asia, Dạ Lan, Mây, đã chê tôi là “ông chỉ thích những bản ‘antique’ không mà chẳng để ý gì đến những bản nhạc mới sáng tác, mọi người đều như thế thì âm nhạc sao phát triển được”.

    Tôi chỉ cười nhưng thầm nghĩ, ừ, tôi chỉ thích những gì hợp với tôi bất kể là nhạc thính phòng hay nhạc đại chúng, nhạc cũ hay nhạc mới nhạc trẻ. Tôi có những băng nhạc thật cũ, âm thanh nghe nhiều quá thành rè rè mà tôi vẫn giữ lại. Và, nếu có ai có những bản nhạc cũ mà tôi thích ấy, tôi thu lại để nghe. Tính khí ấy có lẽ cũng không hay lắm, nhưng đã quen nết rồi, biết làm sao. Nhiều khi, tôi nghe nhạc trong vô thức, lúc đọc sách, lúc lái xe hay cả những lúc đang chập chờn trong giấc ngủ. Cái cung cách nghe nhạc mà như không nghe nhạc ấy có lẽ không phải là của một người thành thạo về âm nhạc. Nhưng đó cũng là một phần đời sống của tôi, dù chỉ là một phút một giây. Tôi sống một phút. Cũng như tôi cảm âm nhạc một giây, mặc dù bằng hai lỗ tai “điếc nhạc”.

    Năm 1954, gia đình tôi di cư vào Nam. Đang học tiểu học, lạ người lạ cảnh, tâm tư như tờ giấy trắng, nhưng tôi vẫn nhớ như in bài hát mà tôi đã gân cổ hát trong giờ sinh hoạt học đường. Lúc ấy, hào hứng tin tưởng xiết bao. Bản nhạc “Về miền Nam” của Trọng Khương nhắc lại tôi ngày thơ ấu: “Đứng vùng lên nào bao thanh niên yêu nước, Hướng về đây miền nam thân yêu nắng sáng, Theo vết chân người xưa ta tiến lên đường đi, Bao nắng mưa sương gió nào ngại chi. Sông nào cắt đứt đôi nơi, Sông nào xé nát tim tôi, Sông nào bóp chết thương yêu Việt nam ơi!…”

    Bài hát ấy, với tôi, tự nhiên nhắc và nhớ đến những khuôn mặt ấu thơ. Những cô giáo, thầy giáo khai tâm tuổi nhỏ. Cùng với ngôn từ và điệu nhạc, là bước chân trở về. Đó, lãnh địa thiêng liêng của đời người, mà dần dần thời gian đi qua, in sâu trên tiềm thức. Đất nước mới, mở ra những lạc quan, như tuổi xanh ngây thơ nhưng thật nhiều ước vọng. Bài hát như một dây chuyền để bắt đầu cho một chuỗi liên tưởng. Vô tình, bài hát như một contact để mở một mạch điện cho khúc phim đời sống riêng tôi.

    Nhưng những bài hát khác, thường là những nỗi buồn, ngâm ngùi hướng vọng về chốn quê xa. Hàng trăm ca khúc có chung giòng nhạc. Không phải chỉ với bài hát ấy, mà còn nhiều bài hát khác, nhiều phim truyện khác, nhắc nhớ lại thời kỳ đặc biệt của đất nước. Một cách khái quát, theo bài thuyết trình “Love and Longing at the Border: Songs On Both Sides of the 17th Parallel” của Jason Gibbs trong seminar của Popular Culture Association tại thành phố San Antonio, tiểu bang Texas thì có tới 18 ca khúc của những người di cư nhớ về quê hương cũ đã xa. Như: “Bắc Một Nhịp cầu” của Hoàng Trọng, lời Hồ Đình Phương, “Biệt Hải Phòng”, của Phó Quốc Thăng, “Chờ Anh Em Nhé”, của Xuân Tiên, lời Nhật Bằng, “Chuyến Đò Vĩ Tuyến” của Lam Phương, “Giấc mơ Hồi Hương” của Vũ Thành, “Hận Ly Hương” của Anh Hoa và Ngọc Lang, “Hướng về Đất Bắc” của Phó Quốc Thăng, “Hướng Về Hà Nội” của Hoàng Dương, “Lá Thư Gửi Mẹ” của Nguyễn Hiền, lời Thái Thảo, “Mộng Ngày Hồi Hương”, của Hoàng Trọng, Hồ Đình Phương, “Sầu Ly Hương” của Lam Phương, “Thu Ly Hương” của Nhật Bằng và Đan Thọ, “Tình Cố Đô” của Lam Phương, lời Mạnh Thương, “Về Bến Xưa” của Nguyễn Hiền, lời Thiện Huấn, “Vọng Cố Đô” của Đan Thọ Nhật Bằng, “Xa Quê Hương” của Đan Tho, Xuân Tiên, “Xuân ly Hương” của Phó Quốc Lân…

    Nhưng danh sách ấy chưa đầy đủ lắm, còn thiếu một cách đáng kể: “Mưa Sàigòn, Mưa Hà Nội” của Phạm Đình Chương, thơ Hoàng Anh Tuấn, “Mùa Hoa Nở” của Cung Tiến…

    Trong những bài hát ấy, Hà Nội như một hình tượng của nhung nhớ. Thành phố ấy, phải rời bỏ đi xa với nỗi đau đớn tận cùng. Hà nội ơi! Có phải là tiếng kêu thảng thốt của trái tim vỡ vụn. Không phải với tôi mà chung của rất nhiều người, Hà Nội thành thánh địa của hồi tưởng. Lúc học trung học, hai thành phố gợi cho tôi nhiều ấn tượng và mê đắm nhất là Paris và Hà Nội. Lúc đó, tôi chỉ mong có ngày đặt chân đến. Paris của cậu bé Vincent trong sách “Cours De Langue et de Civilisation” của giáo sư Mauger mở ra biết bao nhiêu ảnh tượng kỳ thú. Còn Hà Nội, là “Đêm Giã Từ Hà Nội” của Mai Thảo, là “Ung Thư” của Thanh Tâm Tuyền, hay nhạc “Hướng Về Hà Nội” của Hoàng Dương: “Hà Nội ơi! Những ngày vui đã ra đi, Biết người còn nhớ nhung chi, Hết rồi giây phút phân ly, Hà Nội ơi, dáng huyền tha thướt đê mê, Tóc thề thả gió lê thê. Biết đâu ngày ấy em về…”

    Không gian xa cách ngàn trùng. Thời gian chia ly vời vợi. Đời sống bỗng lênh đênh chia hai giữa buồn nhớ và hy vọng. Sẽ có một ngày trở về, có phải?. Nhưng cuộc sống như giòng nước trôi đi lạnh lùng. Xa xứ và ly hương, như dòng sông Bến hải chia đôi đất nước.

    Phạm Đình Chương phổ nhạc thơ Hoàng Anh Tuấn: “Mưa Sàigòn, Mưa Hà Nội”, một bài hát mà mỗi khi người di cư nghe lại quặn đau: “Mưa hoàng hôn trên thành phố heo may vào hồn, Thoảng hương tóc em ngày qua, Ôi người em Hồ Gươm về nương chiều tà, Liễu sầu úa thềm cũ nằm mơ hiền hòa. Thương mầu áo ngà. Thương mắt kiêu sa. Hiền ngoan thiết tha…”

    Và, rồi còn nhiều nữa. “Chuyến Đò Vĩ Tuyến” của Lam Phương: “Đêm nay trăng sáng quá anh ơi, sao ta lìa cách bởi dòng sông bạc hai màu…”. “Bắc Một Nhịp Cầu” của Hoàng Trọng, lời Hồ Đình Phương: “Lạnh lùng phương Nam mơ bóng cây xanh ven hồ. Ngậm ngùi phương Bắc trông lúa xa xăm mong chờ. Vì một dòng sông xóa mờ. Tình đời lìa đôi bến bờ…”. “Vọng Cố Đô” của Đan Thọ và Nhật Bằng: “Hà Nội ơi! Xa cách muôn trùng dương. Những lúc sương chiều xuống. Tìm đâu bóng Hồ Gươm lòng bao mến thương…”. “Mùa Hoa Nở” của Cung Tiến: “Chiều mưa thương nhớ đến bao giờ. Đường về nẻo Bắc xa mờ, mơ hồ. Đàn chim gieo thương nhớ. Câu tiếng nước nhà…”

    Những bản nhạc ấy, trôi theo giòng sông âm nhạc và liên tiếp nhau để thành một thời đại hoài niệm, mà tiếng kêu tha thiết vẳng lên từ nơi chốn đã vời xa: Hà Nội. Tiếng hát, lời ca, không còn đơn thuần là ca khúc mà đi xa hơn, để thành chia sẻ, kỷ niệm của một phần của đời người. Bao nhiêu năm, với bao nhiêu ban nhạc thính phòng hoặc đại chúng, được trình diễn từ những ca sĩ tuyệt vời, những bản nhạc ấy vẫn sống, từ thời hòa bình tạm thời đến cuộc chiến khốc liệt. Mấy chục năm, vẫn không phai cảm xúc trong lòng khán thính giả.

    Năm 1975, cơn hồng thủy lại đến với dân tộc Việt nam. Đất nước thống nhất, hòa bình nhưng trại tù mở ra khắp nước. Kinh tế lụn bại, chính tình hà khắc, dân chúng đói khổ. Rồi đánh tư sản, rồi vơ vét tiền của người dân khiến hàng triệu người bỏ xứ ra đi tìm đất sống. Những chuyện phim như Chúng Tôi Muốn Sống, Đất Lành… bỗng thành hiện thực. Và, giòng nhạc hoài niệm lại tiếp nối. Tâm tư, nỗi niềm của thế hệ, của thời đại lại phản ánh rõ nét. Ở hải ngoại, ngóng về quê hương, về Sàigòn với tấm lòng tan nát. Nốt nhạc lời ca thành tiếng vọng gửi về qua khoảng cách của hai bờ đại dương.

    Không phải chỉ những nhạc sĩ hải ngoại mới viết nhạc hoài niệm xa xứ mà những người viết nhạc còn ở trong nước cũng sáng tác trong tâm cảm như vậy. Sàigòn, sao khi nhắc đến toàn là chia ly, vĩnh biệt. Nguyễn Đình Toàn, khi còn ở trong nước đã viết “Nước Mắt cho Sài Gòn”: “Sàigòn ơi! Ta mất người như ngươì đã mất tên, như giòng sông nước quẩn quanh buồn, như người đi cách mặt xa lòng. Ta hỏi thầm em có nhớ không? Sài Gòn ơi! Đến những ngày ôi hè phố xôn xao, Trong niềm vui tiếng hỏi câu chào, Sáng đời tươi thăm vạn sắc màu. Nay còn gì đâu…”

    Bài hát ấy, bị một nhà văn trong nước mỉa mai rằng “là một bản nhạc cay cú về một thành phố mất tên”. Ông ta quên rằng Sàigòn đã thành tên của một lãnh tụ công sản đầy tội ác: Hồ chí Minh. Nhưng ai biết được chuyện dâu biển, những tên như Stalingrad, hay Leningrad ở Nga Xô Viết đã trở lại tên thành phố cũ thuở trước. Sàigòn vẫn mãi là Sàigòn.

    Và, tôi không phải là một người thông hiểu về âm nhạc lắm nhưng cũng đã nghe nhiều bản nhạc với chủ đề hoài nhớ quê hương và khát vọng sẽ trở về khi đất nước tự do dân chủ. Như “Sàigòn Niềm Nhớ Không Tên” của Nguyễn Đình Toàn, “Sàigòn Ơi Vĩnh Biệt”, “Người Di Tản Buồn” của Nam Lộc, “Đêm Nhớ Về Sàigòn” của Trầm Tử Thiêng, “Thương Nhớ Sàigòn” của Phạm Duy, “Đêm Nhớ Trăng Sàigòn”, thơ Du Tử Lê, nhạc Phạm Đình Chương, “Khi Xa Sàigòn”, thơ Kim Tuấn, nhạc Lê Uyên Phương, “Cho Một Thành Phố Mất Tên”, thơ Hoàng Ngọc Ẩn, nhạc Phạm Đình Chương, “Sàigòn Cảm Khúc” của Trần Chí Phúc.

    Tôi yêu những bản nhạc nói giùm tôi những tâm tư và ước vọng. Độ chừng, nhiều người cũng giống tôi. Tôi chỉ yêu và thích chứ không đặt tiêu chuẩn hay dở. Có những khi, nghe những bản nhạc cũ, lại bồi hồi. Xốn xang. Tôi biết chắc một điều có những bản nhạc đã cùng sống và cùng thở với tôi trong chung một cuộc nhân sinh. Đâu có thể nào có ai mang cắt đi một phần tâm linh được. Như mang xóa bỏ đi những bài hát hoài niệm yêu quê hương của thời đại tôi, dân tộc tôi… Dù, kẻ đó là những người của chế độ ngụy tín Cộng sản hiện hữu. Những bài hát ấy, có phải là bằng chứng cho một quãng thời gian đầy biến cố tang thương đau đớn. Chia ly, hận thù, giết chóc, chuyện quê hương, đất nước tôi….

    Nguyễn Mạnh Trinh

    ====

    • Vân Nam says:

      Kường ơi là Kường!

      Chỉ có Kường “giết” n/s Lam Phương thì ổng mới thành…quá cố!

      • Lại Mạnh Cường says:

        very very sorry
        nhac sĩ Lam Phương !

        Cám ơn Vân Nam chữa lỗi tày đình.

        LMC

    • Toẹt Móng Lợn says:

      Đọc những dòng tâm sự trên tôi tưởng là của ông BS Lại Mạnh Cường, ai ngờ đọc mỏi cả mắt, đến phần cuối mới biết là của Nguyễn Mạnh Trinh.

      Tôi tưởng ở đời chỉ có loài tu hú mới chơi trò “bám tổ, đẻ nhờ”, nào ngờ trong thực tế thì cũng có lắm người, lắm kẻ thích đẻ nhờ, ăn ké!

      Cám ơn tác giả Đoàn Thanh Liêm đã tạo cơ hội, cám ơn ĐCV đã cho mượn đất để tu hú có chỗ đẻ nhờ, cho kẻ ăn ké có nơi quảng cáo mướn?

      • Lại Mạnh Cường says:

        Sorry đã làm bác cứ … tưởng bở :-( !

        Nhưng có lẽ bác ba chớp ba nháng không đọc kỹ phần giáo đầu tôi xin phép BBT cho repost lại bài viết của Nguyễn Mạnh Trinh bên dưới.
        Cá nhân tôi từng chia xẻ tâm sự mình rồi, nên không muốn viết thêm nữa. Vả lại Nguyễn Mạnh Trinh viết hay quá ở đây, tôi chẳng ngại ngùng gì mà không “dựa hơi” ông ta một tí bác ạ.
        Còm bên dưới tôi dựa hơi Trần Quốc Bảo đấy bác ơi. Cái chinh là biết dựa vào ai lúc nào, phải ko bác.

        Theo tôi, đáng xấu hổ nhất không nằm ở chỗ “dựa hơi”, mà “cầm nhầm” bác ạ.

      • Toẹt Móng Lợn says:

        Vậy thì chắc là tui phải sorry bác chăng?

        Trích; “Thưa Ban Biên Tập Đàn Chim Việt,
        Nhân độc giả Dâm Tiên nhắc đến bài nhạc hay của nhạc sĩ Trọng Khương liên quan đến cuộc di cư vĩ đại 1954 của dân ta, tôi tình cờ đọc được một bài viết rất hay của Nguyễn Mạnh Trinh, viết về cảm xúc của ông khi nghe bài hát này.
        ” (hết trích)

        Bác viết như trên làm cho tôi …tưởng bở rằng:-( ! Đấy chỉ là khúc nhạc dạo đầu như người ta thường “tằng hắng” trước khi diễn thuyết, nào ngờ bác mượn cái áo văn chương của nguời khoác vào mình dày cộm, làm cho bác phình ra to đến thế?

        “cầm nhầm” tức là sơ ý, vô ý thì còn có thể nói sorry rồi trả lại bác ạ, không có gì gọi là xấu hổ cả.

        Nhưng “dựa hơi” là cố ý, thì mới “đáng xấu hổ nhất” chứ bác. Không lẽ bác không thể đứng vững trên đôi chân của mình hay sao mà phải “dựa hơi”, dựa dẫm vào người khác?

  3. Dân Chúa says:

    @ tèo:
    Năm 1954 người ta nói “Chúa đã vào Nam”, tại sao sau đó ở ngoài Bắc vẫn còn đạo Công giáo?
    Năm 1975 người ta nói “Chúa đã qua Mỹ”, tại sao ở Việt Nam vẫn còn đạo Công giáo?
    Vậy đâu là sự thật? Có đúng là “Chúa đã vào Nam” và “Chúa đã qua Mỹ” hay không?

    • tèo says:

      1/”Chúa là Đấng thiêng liêng, ở khắp mọi nơi , cái điều cơ bản nhất người Công Giáo nào cũng biết , Như thế, làm gì có chuyện Chúa ở nam hay bắc. Chỉ có người ngoại nghe bọn CS tuyên truyền , hay chính bọn CS mới tưởng như thế . Người Công Giáo vào Nam để tránh bọn CS tàn bạo , độc ác . Chỉ vì thế mà thôi!.”(tiến sĩ says).
      2/ “Ở khắp mọi nơi” nghĩa là nơi nào có con người và sinh vật sống đều có chúa.. Chúa và Phât ,những giáo chũ của tôn giáo và học thuyết lớn đêu yêu thương tất cả chúng sinh trên thế gian,nên có mặt ở mọi nơi trên thê gian !
      “Phật ở trong tâm ” có người cũng gặng hỏi “tâm ở đâu ?” Không biết. Không trã lời được .Tất cả là cảm nhận.Là LÒNG TIN. Như nói “”chúa ở khắp mọi nơi” thì Phật cũng vậy. Ở đâu có tín đò thiên chúa hay phật giáo (hay các đấng thiêng liêng của các tôn giáo khác (trừ tôn giáo cs) thì khi nghĩ về, khi tin ,khi cầu Chúa cầu Phật đều có mặt. Bởi vậy khi chết,tùy theo tôn giáo mà cầu nguyên và họ tin là có Phật có Chúa tiếp rước mình.Khi sống ,cầu nguyên Chúa hay Phật ,tùy người ,thì họ tin là có chứng giám ,có hiễn linh. Như vậy thì cả Chúa và Phật đèu (có mặt) ở khắp mọi nơi vì ở mọi nơi mọi lúc đều cẩu được Chúa được Phật. Chúa và Phật ở trong lòng mọi con chiên ,mọi phật tữ .Kẻ có lòng TIN ,là có TÂM hướng về đạo sẻ găp đạo !
      Phương Loan ở Melbourne,nhưng có lẻ mới ở vn ,mới rời khăn quàng đỏ ,theo bố mẹ qua đây nên vẫn ngu ngơ ngóc nghếch ,ăn nói theo loại “hà nội”,con cháu Bác ở chợ Đồng Xuân , Hay là Bố mẹ ở chợ lừa đảo trúng mánh nên trốn qua Melbourne ở lậu đó?
      Trong quần xơ-lip có gì hà ?Mạt hô ly tinh có râu hay cái măt mẹt của …..?
      (t)

      • Thích Nói Thật says:

        Bác tèo xem ra thông minh hơn nick “Dân Chúa” gấp vạn lần đấy!

        Có ai thấy “Chúa” bao giờ đâu. Người ta tin “Chúa” là đấng toàn năng và vô hình đúng như bác tèo nói;

        Chúa là Đấng thiêng liêng, ở khắp mọi nơi , cái điều cơ bản nhất người Công Giáo nào cũng biết , Như thế, làm gì có chuyện Chúa ở nam hay bắc“.

        Do vậy có thể kết luận rằng; chỉ có; Dân Chúa “dổm”, giáo gian, giáo cộng, giáo dổm, mới bịa ra rằng; “Chúa đã vào Nam”, “Chúa đã qua Mỹ”, để che dấu sự thật là Cộng sản quá tàn ác vô nhân, vì thế VC đi đến đâu thì nhân dân trốn chạy chúng như tránh hủi.

        1954 cả triệu người phải bỏ miền bắc chạy vào miền Nam, không phải để “đi theo Chúa vào Nam”, mà để lánh nạn CS. Rồi đến năm 1975 lại một lần nữa nhân dân phải trốn chạy khi VC chiếm Sàigòn.

        Nói như nick Dân Chúa “dổm” thì bác Hồ đã vào chùa rồi, sao lãnh đạo CSVN không từ bỏ đồ đao vào chùa sám hối, mà vẫn cứ chễm chệ ở Ba Đình để hà hiếp nhân dân, buôn dân bán nước?

  4. Dung Leanh says:

    Dung Leanh THÌ THẦM.
    1954 mẹ tôi dẫn tôi ra Hanoi gặp bố , 2 người THÌ THẦM chuyện vô Nam,
    1975 mẹ tôi với anh tôi , 2 người THÌ THẦM chuyện cs đánh miền Nam,
    1978 mẹ tôi với chị tôi , 2 người THÌ THẦM chuyện kinh tế mới,đổi tiền,cải tạo công thương…
    1979 anh em tôi THÌ THẦM chuyện vượt biên…
    [ bây giờ THÌ THẦM với các bạn trên facebook.!]

  5. TranVan says:

    Sau 1954-1955, hầu như toàn bộ những người thường dân Pháp sinh sống tại miền Bắc VN đều di cư xuống miền nam hay trổ về nước Pháp.

    Trừ một trường hợp đặc biệt : gia đình ông Gérard Tongas. Ông này là giáo sư, thiên tả, ủng hộ CS hết mình nên đã chọn ở lại miền Bắc.

    Trụ được ít lâu, cả gia đình đã phải tử bỏ thiên đường để trở về Pháp.

    Cuốn hồi ký có tả lại khung cảnh miền Bắc , trong lúc và sau thời kỳ lịch sử hồi đó :

    http://www.amazon.fr/v%C3%A9cu-dans-lenfer-communiste-viet-nam/dp/B0045BHMOM/ref=sr_1_3?s=books&ie=UTF8&qid=1405868656&sr=1-3

  6. Chạy trốn Ác quỷ Việt cộng says:

    Thu thập được từ bài viết của tác giả Lê Văn Khoa :

    ***Trong thời điểm 1954-1955, vấn đề thông tin giữa các thành phố và các tỉnh nhỏ hay miền quê còn rất chậm chạp và khó khăn. Hệ thống điện thoại, phát thanh và ngay cả báo chí chưa về đến các làng xã hay miền núi. Đường xá và các phương tiện giao thông vận tải còn rất khó khăn vì sau những trận ném bom của máy bay Mỹ từ thời Thế Chiến II, các trục lộ giao thông lại tiếp tục bị tàn phá thêm do xe tăng của Pháp và những hoạt động phá cầu cắt đường trong lúc kháng chiến. Ngoài ra, cộng sản chỉ phổ biến những tin tức thích hợp với mục đích tuyên truyền có lợi cho nhà nước cộng sản . Những tin tức về việc xứ sở bị chia đôi và quyền di tản của người dân thường không được nhắc đến, hoặc mỗi khi cần phải loan báo đều luôn luôn đi kèm với những lời bình luận theo quan điểm của nhà nước cộng sản . Đến tháng Chín, những tấm bích chương và tờ bướm thông tin về vấn đề tự do di tản mới in xong, được ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến trao cho chính quyền ở cả hai bên để phổ biến cho dân chúng nhưng không được cộng sản sử dụng. Trong khi đó chính quyền Pháp và QGVN không có điều kiện đưa tin về những vùng do cộng sản kiểm soát ngoài việc rải một số truyền đơn bằng máy bay của Pháp, một phương tiện không mấy hiệu nghiệm vì dễ bị phản tuyên truyền về mặt tâm lý và chính trị. Hầu hết dân tị nạn từ những nơi khác nhau tới được các địa điểm tạm trú trước khi vào Nam là nhờ hệ thống thông tin truyền miệng lan tràn nhanh chóng trong dân chúng.

    ***Ký giả Robert Martin, quan sát “những ngày tự do cuối cùng của Hà Nội”, cho biết dân chúng lũ lượt theo nhau rút ra khỏi thành phố và đã bị nhà cầm quyền cộng sản tăng cường ngăn chặn bằng bạo lực. Nhiều vụ vi phạm như vậy đã được thông báo cho Uỷ Hội Quốc Tế từ những ngày đầu, nhưng “cho đến ngày 1 tháng Mười, không có một vụ khiếu nại nào được điều tra .

    ***Khoảng 76,000 người đi bằng thuyền riêng hay đường bộ (xuyên rừng qua Lào) .

    *** Các quốc gia cung cấp các phương tiện chuyển vận, tài chánh và phẩm vật định cư gồm có: Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Tây Đức, Ý, Úc, Tân Tây Lan, Nhật, Phi-líp-pin, Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) và Nam Triều Tiên. Các cơ quan quốc tế, ngoài UNICEF và Hồng Thập Tự, còn có nhiều tổ chức từ thiện và tôn giáo như Catholic Relief Service (CRS), Church World Service (CWS), Mennonite Central Committee (MCC), International Res¬cue Committee (IRC), CARE và Thanh Thương Hội Quốc tế (In¬ternational Junior Chambers of Commerce, thường gọi tắt là “Jay- cees” và viết tắt là JCI).

  7. DâM TiêN says:

    VỀ MIỀN NAM
    Tác Giả: Trọng Khương

    Ðứng vùng lên nào bao thanh niên yêu nước
    Hướng về đây miền Nam thân yêu nắng sáng
    Theo vết chân người xưa ta tiến lên đường đi
    Bao nắng mưa sương gió nào ngại chi

    Sông nào cắt đứt đôi nơi
    Sông nào xé nát tim tôi
    Sông nào bóp chết thương yêu Việt Nam ơi
    Sông buồn khóc nước tang thương
    Sông gầm thét khúc bi thương
    Sông sầu nước mất ly hương Việt Nam ơi !

    Ði ! Về miền Nam !
    Miền hương thơm bông lúa tràn ngập đầy đồng
    Ði ! Về miền Nam !
    Miền xanh tươi đất rộng cùng chung đời sống
    Vang lừng khúc hát hoan ca
    Say đời sống ngát hương hoa
    Ta cười đón gió phương Nam miền tự do

    Ðây miền đất nước xinh tươi
    Ðây miền nắng ấm reo vui
    Ðây miền sống khắp muôn phương Việt Nam ơi !

    ( DâM TiêN sao luc. Bớ bà con ta ui ! Bao giồ mềnh
    trở lại Bế Nghé nhẩy ? Nhớ quá, nhớ nhau trong đời).

    • Lại Mạnh Cường says:

      Cám ơn Dâm Tiên đã gợi lại bài hát ngày tháng cũ rất hay nói trên.

      Di cư 54 là khúc quanh lịch sử chẳng những trong Việt sử hiện đại, mà còn cho gần một triệu người di cư vào Nam lẫn người ở lại. Biết bao nhiêu văn thơ đã viết về cuộc chia lìa đầy nước mắt và đau khổ này của dân Việt.
      Riêng với tôi lúc đó mới 5 tuổi, cuộc di cư nội địa vĩ đại này đã giúp cho tôi có cơ hội bằng vàng, không bằng kim cương, lớn lên trong miền Nam, hiểu về miền Nam hơn bao giờ hết. Miền Nam luôn luôn trong trái tim tôi, dù tôi sinh trưởng ở ngoài Bắc, nhưng sao lòng thấy … nguội lạnh ! Vâng, bởi miền Bắc có sinh nhưng không có dưỡng dục tôi !
      Lẽ ra tôi sinh Bắc tử Nam, nhưng rồi giữa đời người lại phải di cư thêm lần nữa xa rời Sài Gòn thân yêu ấp ủ tôi nhiều thập niên (54-85) và có lẽ nay sẽ chôn thây nơi xứ người.
      Có dịp trở lại Sài Gòn hai lần để thấy những thay đổi, buồn nhiều hơn vui, bởi thấy mình … không còn hợp với nơi cũ, dù có thích ứng cách nào đi nữa ! Vả chăng già rồi khó thay đổi thói quen cũ, khó thích ứng hơn lúc trẻ, đó là chưa kể mối thù sâu với CS !

      Nhân đây xin đốt một nén hương lòng gửi tới nhạc sĩ TRỌNG KHƯƠNG, tác giả bài hát VỀ MIỀN NAM trên, cũng như phổ nhạc bài thơ GHEN của Nguyễn Bính rất hay mà tôi mê mãi.

      Cũng qua đây tôi không ngờ bài hát rất nổi tíêng BÁNH XE LÃNG TỬ, mà tôi rất thích khi nghe ban hợp ca Thăng Long hay vợ chồng nhạc sĩ Văn Phụng trình bày ngày xưa lâu lắm rồi, cực kỳ sống động vui nhộn !

      Tiền bối TRỌNG KHƯƠNG, RIP !

      Lại Mạnh Cường

      TB: Xin phép Ban Biên Tập Đàn Chim Việt cho đăng lại một số bài viết về nhạc sĩ tài hoa quá cố kém may mắn lúc cuối đời Trọng Khương.
      Xin vô vàn cảm ơn BBT đã chấp nhận đề nghị này.

      ===

      wikipedia

      Trọng Khương là một trong những nhạc sĩ tân nhạc Việt Nam tiên phong, tác giả ca khúc “Bánh Xe Lãng Tử”.

      Tiểu sử

      Rất ít tài liệu về nói ông. Chỉ biết một số thông tin cơ bản như sau:

      Làm trong ban kiểm soát kỹ thuật, Đài phát thanh Sài Gòn từ trước 1953.

      Mất năm 1977. Theo nhạc sĩ Châu Kỳ thì ông gặp nhạc sĩ Trọng Khương “đang đi lang thang buồn bã trên đường với quần áo nhàu nát, tóc tai bù rối.” Sau những giây phút đứng tâm sự về cảnh đời hai bên giai đoạn này, Châu Kỳ khuyên Trọng Khương về nhà Châu Kỳ nghỉ ngơi chứ đừng đi lang thang nữa nhưng Trọng Khương nằng nặc chối từ. Trọng Khương cầm cây đàn guitar chào tạm biệt Châu Kỳ rồi đi, sau khi kể cho Châu Kỳ nghe về nỗi buồn cay đắng khi hôm nay ghé qua nhà của một danh ca Sài Gòn thập niên 60 – người từng được nổi tiếng với những ca khúc của Trọng Khương. Khi đến nhà danh ca này để cầu cạnh sự giúp đỡ, ông đã bị thẳng thắn chối từ và nói nhiều lời đau lòng xúc phạm. Qua ngày hôm sau thì dân ở ga xe lửa Hòa Hưng đều biết tin Trọng Khương nằm chết co ro hoang lạnh trên hè ga, tay còn cần cây đàn guitar của mình và mặt ông lúc chết như còn vương bao điều xót xa chưa nói hết.[1]

      Sáng tác

      Bánh Xe Lãng Tử (1954)
      Duyên Thắm (1953)
      Đôi Guốc Mới (1953)
      Đường Vào Tình Sử (thơ Đinh Hùng)
      Đường Về Nhà Tôi
      Ghen (thơ Nguyễn Bính – 1955)
      Lòng Cô Phụ (1955)
      Màu Tím Hoa Sim (viết với Duy Khánh)
      Nhớ Rừng Hoang (1953)
      Sầu Nhân Thế (1953)
      Tình Vương Biên Giới (1953)
      Về Miền Nam (1954)
      Vó Câu Muôn Dặm (1956)

      ====

      Ca sĩ MAI HƯƠNG nhớ về
      nhạc sĩ TRỌNG KHƯƠNG

      Trần Quốc Bảo

      Dù rất bận, mỗi thứ sáu trong tuần, ca sĩ Mai Hương đều nhờ chồng trên đường từ sở làm về luôn ghé tiệm mua một tờ Viet Tide để xem nhiều trang tin tức rất hay, trong số đó, có 3, 4 trang văn nghệ thường nhắc về những khuôn mặt âm nhạc Sàigòn ngày cũ. Hai tuần trước, trái tim Mai Hương bồi hồi đập mạnh, khi nhìn thấy một bản tin viết về sự ra đi trong hiu quạnh của nhạc sĩ Trọng Khương, tác giả của những ca khúc Bánh Xe Lãng Tử, Ghen, Đường Vào Tình Sử, Đường Về Nhà Tôi, Nhớ Rừng, Một Lần Cuối, Về Miền Nam.. và đôi mắt chị như rưng lệ khi nhìn thấy trên trang báo in bìa nhạc Đôi Guốc Mới được phát hành năm 1953 của Trọng Khương.
      Mai Hương cho biết: “Chị rất xúc động vì không ngờ B. còn giữ bài nhạc này. Chị cũng còn giữ một bản gốc với chữ ký của tác giả gửi tặng ngày 12 tháng 1 năm 1953, lúc đó chị mới có 12 tuổi. Lý do Ông ký tặng, vì chị là người đã thu bài hát Đôi Guốc Mới này cho Ban Nhi Đồng của Đài Phát Thanh Quốc Gia lúc ấy do Bác Minh Trang phụ trách. Ban Nhi Đồng tụi chị năm 1953 chỉ có mấy người gồm chị, Đào Nguyệt Ánh, Bửu Minh.. Sau đó, vì Bác Minh Trang vì quá giỏi và rất bận.. Bác Minh Trang vừa là công chức Đài Quốc Gia, vừa là xướng ngôn viên giỏi tiếng Pháp.. nên đã giao lại chương trình phát thanh này cho Mẹ chị là nghệ sĩ Kiều Hạnh chăm sóc. Từ đó, Ban Nhi Đồng sau năm 1953, có thêm một số giọng hát con nít tham gia mà về sau có nhiều người rất nổi tiếng như Bích Chiêu, Tuấn Ngọc, Mai Hân, Quỳnh Giao, Quốc Thắng, Kim Chi..
      Trở lại chuyện nhạc sĩ Trọng Khương, ngay từ lúc Mai Hương 12 tuổi (năm 1953), chị đã ghi danh tuyển lựa Giải Ca Sĩ do Đài Phát Thanh Pháp Á (giám đốc Đài này lúc đó là Ông Hoàng Cao Tăng). Từ đó, chị được mời vào Ban Nhi Đồng và thường xuyên được vào Đài thu tiếng hát. Tính từ năm 1953 cho đến biến cố 1975, thì Mai Hương đã có tổng cộng 22 năm kỷ niệm làm việc với Đài Phát Thanh Sàigòn. Mai Hương kể lại: “Đài Phát Thanh Sàigòn là một nơi làm việc rất nghiêm túc và quy củ với những Trưởng phòng uy tín thời đó như các nhạc sĩ Võ Đức Tuyết, Dương Thiệu Tước, Nguyễn Hiền, Nguyễn Đình Toàn, Thái Thủy (lo mục Tao Đàn và Thi Nhạc Giao Duyên sau khi thi sĩ Đinh Hùng mất). Trong Đài Phát Thanh có nhiều Ban. Ban lo dịch thuật, Ban viết tin tức, Ban lo phát thanh đọc tin, Ban viết bình luận.. riêng Nhạc sĩ Trọng Khương là một nhạc sĩ giỏi, Ông được mời làm việc trong Ban kiểm soát kỹ thuật. Nhiệm vụ của Ông là ngồi nghe, từng nốt nhạc, từng lời ca.. chỗ nào không đúng, Ông bắt ban nhạc hoặc ca sĩ phải dừng lại sửa chữa.. Ngay từ những lần gặp ban đầu đó, Ông đã giao cho Bác Kiều Hạnh bài hát Đôi Guốc Mới và nói “Sẽ rất hạp với giọng ca của bé Mai Hương”. Và Mai Hương đã thu âm ca khúc này vào khoảng đầu năm 1953..”
      Nghe chị nói đến đây, tôi vội xin lỗi chị để cắt ngang vì sợ quên một điều quan trọng: “Vậy là ca khúc Đôi Guốc Mới đã được ra đời tròn 60 năm. Hơn nửa thế kỷ trôi qua, chị còn nhớ lời và nhạc của bài hát con nít ngày xưa không.. Hôm đó, giọng chị húng hắng nhiều cơn ho có lẽ vì đau nhưng chị nhận lời ngay.. “Để xem nào..”, và giọng chị cất lên những lời trong Đôi Guốc Mới mà NS Trọng Khương đã viết từ 60 năm trước.. Bài hát như sau:

      “Em tôi bé tí tì ti
      Có đôi guốc đẹp, nó thì đem khoe
      Khoe cùng cô bác chú dì
      Này chị ơi, bé có cái này xinh lắm cơ
      Ba vừa đi phố mua về, dặn rằng
      Đến Tết hãy đi
      Này chị ơi
      Bé không muốn để dành đâu,
      Có rồi, vội mang đi khắp đó đây
      Khoe cùng bạn bè.
      Lon ton lon ton
      Em tôi đi ngay
      Cũng chẳng cần đợi gì Tết
      Và đây đó đều vang tiếng
      Em tôi hát cười..
      Em bé tôi mừng
      Chỉ vì một đôi guốc thôi..
      Em bé tôi ơi
      Ca hát vang lừng
      Chỉ vì một đôi guốc thôi”

      Tôi hỏi chị, cái hình nghệ sĩ ngoài bìa Đôi Guốc Mới là ai, đâu phải hình của nhạc sĩ Trọng Khương.. Chị Mai Hương cho biết, thời đó muốn in hình ai là do quyền của Nhà Xuất Bản chứ không phải của tác giả. Đó là ảnh của kịch sĩ Hoàng Hải, người em trai ruột của đại tá Lưu Kim Cương. Ca sĩ A.T có một thời gian lập gia đình với kịch sĩ Hoàng Hải, hình như lúc ấy cô A.T ở Hà Nội về.
      Tôi nghe Mai Hương hát mà rung cảm trong lòng vô ngần. Tiếng hát chị, hôm nay thật nhí nhảnh vui tươi, hồn nhiên với kỷ niệm của 60 năm trước, cái thuở đi hát dưới cái tên là Bé Mai Hương. Tôi xin một cái hẹn để được phỏng vấn chị trên Đài Truyền Hình VHN trong chương trình 1001 Khuôn Mặt Thương Yêu, cũng như dự tính làm một số báo để tưởng niệm Kịch Sĩ Kiều Hạnh, thân mẫu của chị và cũng là người sáng lập ra Ban Tuổi Xanh, người đã làm tuổi thơ VN chúng tôi say mê từ những ngày còn rất bé ở quê nhà. Dù ở khá xa khu Bolsa, nhưng chị đồng ý để xuống gặp gỡ người viết, hầu có dịp những người yêu quý Kịch Sĩ Kiều Hạnh có dịp được thắp lên những nén nhang thương tưởng đến Bác, dù rất muộn. Cám ơn chị Mai Hương rất nhiều.

      • Phen kụ Kường says:

        xuc pham say, sang says, … Dân đen miền nam says:

        “Đa số người miền Bắc di cư vô miền Nam năm 1954 là đàn chiên (đàn cừu) của chúa. Vì sao?…”

        Chà, kụ Kường hổm rày mạnh giỏi!
        Hỏi nhỏ kụ Kường chút đỉnh, nghen? Kụ Kường có thấy đứa nào “Dân đen miền Nam” ở đây (DCV) mà đểu cáng như những thằng Bắc Kỳ này hông vzậy, kụ Kường? hehehe…

        Chị Tư (MV Hồng) bả mà “khó ở” (nói theo Bắc Hn đấy) bả méc với bà con cô bác ở diễn đàn danchimviet chấm info… Thì có mà đội quần nghen kụ Kường!

      • DâM TiêN says:

        Merci, docteur.
        Ý Yên Phạm Hà Châu
        Veuillez considérer toutes ” sottises” comme nulles.

      • Lại Mạnh Cường says:

        Cher mon commandant,

        Ça ne fait rien :-)

        Mes respedts,
        major PhamHaChau

        LMC

      • Nói Toẹt Móng Heo says:

        Không biết cụ Kường ăn nhằm phải thứ gì mà té re dữ quá?

  8. DâM TiêN says:

    BÀI CA THÁNG BẢY
    (Sau cuộc di cư 1954)

    Tôi đón nhận bao niềm vui nhỏ
    Làm đèn hoa sáng tỏ lòng tin
    Nhiều con kinh lạch không tên
    Hợp dòng suối lớn tạo nên sông dài.

    Là tên lính đường xa khắp lối
    Chúng tôi đi rong ruổi sa trường
    Còn đây: hình ảnh quê hương
    Tuổi thơ khơi dậy tình thương mặn mà

    Nơi thôn nhỏ chiều qua dừng bước
    Níu tay anh, tròn ngước mắt trông
    Áo phai vướng bụi nâu hồng
    Anh ơi …nàm nính… vui không, anh à ?

    Ôm mái tóc xanh tơ, anh bảo
    Cũng như trời gió bão, nắng mưa
    Buồn lên tháng Bảy Năm Tư
    Vui, thì như lúc bây giờ bên em

    Chiều hoen nắng về bên mái lá
    Dưới một tàn trứng cá xum xê
    Rộn ràng em nói em khoe
    Sáng nay ăn cỗ thích ghê, vui là

    Mẹ sao trốn sau nhà mẹ khóc
    Và cha say ngâm đọc thơ vang
    Bàn thờ nghi ngút khói nhang
    Mẹ Cha vấn tấm khăn tang quanh đầu

    Các em hỡi, mang màu sắc cũ
    Là măng tơ còn ủ hương đời
    Âm thanh năm dấu trong lời
    Đi, mang theo cả đất trời quê xưa
    Giọng Phát Diệm, Bùi Chu, Thanh Hóa…
    Tr. đọc cả là …Tờ
    S trùng với X…E-rờ với D…

    Thu chớm trở về
    Đã vào tháng Bảy
    Trên tường lịch ghi
    Ngoài kia nắng đỏ trời mùa hạ
    Ngoài kia nắng đốt nung đường đi…

    Tôi đón nhận bao niềm vui nhỏ
    Lòng thơ nghe âm cũ tình quê.

    (Ý-YêN. Màu Xanh Cho Quê Hương)

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Các em hỡi, mang màu sắc cũ
      Là măng tơ còn ủ hương đời
      Âm thanh năm dấu trong lời
      Đi, mang theo cả đất trời quê xưa
      Giọng Phát Diệm, Bùi Chu, Thanh Hóa…
      Tr. đọc cả là …Tờ
      S trùng với X…E-rờ với D…
      (nguyên văn)

      Ôi những thổ ngữ
      thật thân thương,
      nay tìm đâu tá !?

      CON TÂU TẮNG BUỘC BỜ TE TỤI
      NÓ ĂN NO TO BẰNG CÁI TỐNG TEO !

      Dân Thái Bình quê tôi,
      vần “nhờ” thành “rờ” !

      Tiếng Mẹ tôi vẫn vạng vọng đâu đây,
      than “rức đầu”, thay vì “nhức đầu” :-) !
      Tôi chẳng thấy kỳ, ngược lại thân quen !

      Lão Ngoan Đồng

  9. Dân đen miền nam says:

    Đa số người miền Bắc di cư vô miền Nam năm 1954 là đàn chiên (đàn cừu) của chúa. Vì sao? Vì năm 1954 người ta lừa phỉnh đàn cừu của chúa ở miền Bắc rằng “Chúa đã vào Nam”, nên đa số đàn cừu của chúa đều chạy theo chúa vô Nam. Nhờ chỗ dựa đắc lực là đàn cừu của chúa từ Bắc chạy vô Nam mà Ngô chí khỉ củng cố vững chắc quyền lực để cai trị dân miền Nam suốt 9 năm và tàn sát khoảng 300 ngàn cán binh VC + những gia đình có người đi tập kết ra miền Bắc + những người bị nghi là VC. Hoan hô đàn cừu của chúa từ miền Bắc chạy theo chúa vô miền Nam.

    • tèo says:

      Mẹ nó ! VC đi tơi đâu thì dân hay chúa cũng chay . Chúa vô Nam là đúng ở lại miền Bắc kộng cho chưng trù dập ăn cướp à ! Tụi VÔ TÔN GIÁO mà ! Năm 75 chúa cũng theo qua Mỹ. Bọn chó đẻ Bắc kộng,mấy ai không SỢ kể cả chúa lòng lành ! Nhìn vụ Thái Hà Tam Tòa Cồn Dầu và nhiều vụ khác thì biết tụi CHÓ Cộng là CHÓ gi ? Chó Nga ,Chó Tàu ăn CỨT chớ còn gì nữa !!!
      Còn PG cũng chậy tét vô Nam để mài nanh.mài vuốt năm 63cấu kweesy với sư cộng căn xé người dân lành ,đua họ vào quĩ đạo hô ly tinh chứ gì? …
      Cụ Ngô đã cai trị dân miên Nam 09 năm trong tụ do dan chũ ,đời sống bình dị ,thoải mái ,không phân biệt ,và rất nhân đạo theo tín lý của Đúc chúa trời lòng lành nên dân chúng trong 9 năm đó ,nay ghi ơn vì ít nhất có 9 năm sống trong tụ do dân chủ không bị kềm kẹp ,đấu tố sặt máu như ở miền Bắc do một thằng xuất thân bồi tàu, làm vườn ,tên sai vặt ,rồi xin Pháp cho làm quan ,không được nên qua Nga xin là đầy tớ khuyển mả cho công Nga rồi cộng tàu…May mà dân miền Nam có 9 năm yên ắng ,sung sướng …như cụ Liêm và các cụ khác di cư kể lại đẻ kỹ niệm 60 năm chơ đâu như tên B/S di cư hở ra là chửi hay như np hùng ,,,một bọn ăn cháo đá bát , Ơn người không nhơ nhớ nhũng oán thù mà thật ra thi nào có bị gì mà oán với thù (vẫn ăn hóc ,là quan đóc ,quan ba chó còn mong gì nữa ? .Thật xấu hổ..(Họ đã làm gì cho tổ quốc hơn N Đ D khi 63 cờ tơi tay .Phất không nổi vi bân đấm đá nhau ,bận tìm cách hạ bệ cho xuông bùn đen kẻ HƠN hẳn mình. Nhưng càng hạ ,thì người bị hạ càng sáng chói !
      Tiếc rằng cụ Ngô tàn sát 300 ngàn cb VC đó. quá ít.(noi láo như cuội ) Đáng lẻ phải diệt hết đẻ không còn mầm móng nguy hại về sau.300 ngàn đó bị gêt nếu đúng là không tội va. ,vì theo HD Geneve họ phải ra Bắc . (thằng này lại nói láo : theo VC thì có 140,000cán binh VC tập kết chính thức và không chínhthức VNCH ghi nhận 4500 người do VNCH đưa đi ! Một số khác rất ít theo tuyên truyền cũng trốn nhà ra đi . Có người ra Bắc thì hởi ôi !Thực tê sáng mátt ra nhưng lở rồi ,đành chịu vậy))
      Bơi thấm nhuân đạo lý của Chúa trơi ,nên N Đ D đã không giết ,ngay cả kẻ ám sát mình. Vợ con họ vẫn sống như mọi người ,Con cái họ không bị phân biệt đói xử như thằng giặc Hồ đối xử vói con em miền Nam sau 75. Và do đó năm 75 có nhiều thăng cs ở rừng về ,không có cái quần xà lôong đẻ thay thì được vợ ,com mà chúng đẻ lại để lại trong nam tăng nhà cửa áo quần tiền bạc ăn xài phủ phê : “tôi đi lính cộng 30 năm lên chức Đai úy mà không uông được ly sửa…” hay”mấy chục năm theo đãng mới thấy con vật lạ : cây lạp xưỡng…” Nếu không có chính sách đói xữ vói những gia đình tập kết ở lại trong Nam thì có lẻ không có PNN và nhiều tên khác như vú hạnh ,sơn nam…
      54 Chúa dí cư vào SG trong mổi tấm lòng của con chiên . Năm 75 chúa cũng một lần nữa đi qua MỹNhư vậy trong mổi người đều có chúa ngự trị .di cư theo đoàn người chạy nạn từ Bắc vô Nam (54) và qua Mỹ(75).Cố nhiên chúa cũng ở lại trong từng con cien ở vn đẻ cùng chịu cái khổ họa vô đạo của bọn ôn thần Việt cộng !
      Vinh danh chúa cả trên trời
      Bình An dưới thế cho người thiên tâm
      (tèo)

      • Phật tử says:

        tèo says: “Cụ Ngô đã cai trị dân miên Nam 09 năm trong tụ do dan chũ, đời sống bình dị, thoải mái, không phân biệt, và rất nhân đạo theo tín lý của Đúc chúa trời lòng lành…”

        Đúng là “cụ” Ngô “không phân biệt” tôn giáo. “Cụ” chỉ ưu tiên đạo Công giáo của “cụ” để làm chỗ dựa cho “cụ” (nên chính quyền của “cụ” được thế giới gọi là chính quyền CÔNG GIÁO PHIỆT. “Cụ” Ngô chỉ ra sức đàn áp, khung bố, tiêu diệt Phật giáo và tất cả các đạo khác không thuộc đạo Công giáo mà thôi. “Cụ” Ngô Chí Khỉ muôn năm! MUỐN NẰM! MUỐN NẰM! MUỐN NẰM!

      • Choi Song Djong says:

        Người ta cứ la lên rằng TCG kỳ thị xem PG như kẻ thù,nhất là vào thời ông NĐD !

        Chưa thấy thực hư ra sao nhưng khi đọc còm của Sang,Dẫn Chứng và oách hơn hết là ông Phật Tử trên đây,chúng ta thấy thế nào ?
        Lấy nick Phật Tử nhưng ố là la cái tâm xà choáng hết chỗ của khẩu Phật rồi !

    • Tiến Sĩ says:

      Chúa là Đấng thiêng liêng, ở khắp mọi nơi , cái điều cơ bản nhất người Công Giáo nào cũng biết , Như thế, làm gì có chuyện Chúa ở nam hay bắc. Chỉ có người ngoại nghe bọn CS tuyên truyền , hay chính bọn CS mới tưởng như thế . Người Công Giáo vào Nam để tránh bọn CS tàn bạo , độc ác . Chỉ vì thế mà thôi!.

      • Phương Loan (từ Melbourne) says:

        Phật giáo nói: “PHẬT Ở TRONG TÂM”! Nghe lọt tai và có lý!

        Đạo Thiên chúa nói: “CHÚA CÓ Ở KHẮP NƠI”!?
        Đó là một câu khẳng định thiếu khôn ngoan! Nói như vậy là sỉ nhục chúa, coi chúa quá tệ! Vì nói như thế hóa ra chúa có cả trong… quần (xi líp)… chúng sinh hay sao?

      • Choi Song Djong says:

        Phương Loan không cần thiết phải thông báo nơi ở cư ngụ Melbourne,sợ rằng trong diễn đàn này cũng có người cùng thành phố đó,không nên để họ ngại ra mặt.Tôi đã ở Melbourne một thời gian,ở đó đa số người Hoa là chủ nhà hàng,còn người việt thường bán tôm cá.Tên đẹp vậy nhưng tiếc là nặng mùi hải sản.Lần sau có dịp sẽ đến mua cá tiệm cô.

      • Trực Ngôn SG says:

        Phương Loan (từ Melbourne) nghĩ sao cũng được, nhưng chắc chắn là PHẬT KHÔNG CÓ Ở TRONG TÂM người rồi, vì nếu trong tâm Loan “CÓ PHẬT” thì đã không thể xuất ra tư tưởng xấu và những lời lẽ lộng ngôn như thế được?

        “Chúa ở khắp mọi nơi” là muốn nói đến “Đấng vô hình”. Mà đã là vô hình thì hiện hữu khắp nơi, ai nghĩ đến NGÀI thì NGÀI sẽ ở trong kẻ ấy!

        Một ví dụ dễ hiểu; Phương Loan đang ở bất cứ nơi đâu mà nghĩ đến cha mẹ mình, thì hình ảnh của cha mẹ liền hiển hiện ra trong đầu óc ngay.
        Đơn giản thế thôi!

    • DâM TiêN says:

      Nói láo nào…

      Rân ri cư vô Nam là sợ thằng Rợ Hố nó đuổi theo đấy mà..
      Chạy như Tào Tháo, như Rợ Hồ đuổi theo là thế !.

      Bà nó, ri cư vô Nan, trở nên giầu có, lại bị thằng Rợ Hố nó
      bén kịp, chu choa, nó ăn cứt ăn cướp quá xá chời… trong
      đó có thằng ” ông nông dân” núp đít Dân Đen đó, nhẩy?

      Nhưng Trời có mắt , đòn thù sắp đổ xuống quân cướp tới
      nơi rồi… ( Nhưng khôn và ngoan, thì DâM xin tha cho, nhá)

    • Việt cộng láo lường says:

      Giáo sư Lê Xuân Khoa- giáo sư đại học Hoa kỳ Johns Hopkins. Phó Viện trưởng Đại Học Sài gòn : Trong thời điểm 1954-1955, vấn đề thông tin giữa các thành phố và các tỉnh nhỏ hay miền quê còn rất chậm chạp và khó khăn. Hệ thống điện thoại, phát thanh và ngay cả báo chí chưa về đến các làng xã hay miền núi. Đường xá và các phương tiện giao thông vận tải còn rất khó khăn vì sau những trận ném bom của máy bay Mỹ từ thời Thế Chiến II, các trục lộ giao thông lại tiếp tục bị tàn phá thêm do xe tăng của Pháp và những hoạt động phá cầu cắt đường trong lúc kháng chiến. Ngoài ra, cộng sản chỉ phổ biến những tin tức thích hợp với mục đích tuyên truyền có lợi cho nhà nước cộng sản . Những tin tức về việc xứ sở bị chia đôi và quyền di tản của người dân thường không được nhắc đến, hoặc mỗi khi cần phải loan báo đều luôn luôn đi kèm với những lời bình luận theo quan điểm của nhà nước cộng sản . Đến tháng Chín, những tấm bích chương và tờ bướm thông tin về vấn đề tự do di tản mới in xong, được ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến trao cho chính quyền ở cả hai bên để phổ biến cho dân chúng nhưng không được cộng sản sử dụng. Trong khi đó chính quyền Pháp và QGVN không có điều kiện đưa tin về những vùng do cộng sản kiểm soát ngoài việc rải một số truyền đơn bằng máy bay của Pháp, một phương tiện không mấy hiệu nghiệm vì dễ bị phản tuyên truyền về mặt tâm lý và chính trị. Hầu hết dân tị nạn từ những nơi khác nhau tới được các địa điểm tạm trú trước khi vào Nam là nhờ hệ thống thông tin truyền miệng lan tràn nhanh chóng trong dân chúng.

      Hiệu lực nhất là công tác thông tin trong cộng đồng công giáo nhờ có hệ thống liên lạc chặt chẽ trong nội bộ đã có sẵn từ trước. Hai phần ba dân công giáo miền Bắc lại tập trang ở những tỉnh lân cận với “hành lang tự do” nên nhận được tin tức đầy đủ và mau chóng hơn dân chúng ở những nơi khác. Đó là lý do thực tế cho thấy tại sao đa số dân di cư là người công giáo, bên cạnh bản chất chống cộng kịch liệt của tôn giáo này ở Việt Nam.

    • tudo says:

      Đọc comment nầy …! cãm nhận được thiểu số dân miền nam có lý tưởng CS và nhửng con người mất trí trầm trọng……!!!!!!!

      • DâM TiêN says:

        Thiểu số dân MN ( không) có kỳ tưởng Cộng Phỉ cướp sạch (cs),

        >>>> nên dân Miển Nam mói sung túc, hiền hòa, có lòng nhân ái.

        Còn tất cả các Cộng phỉ trên thế giới: đều trở về con số KHÔNG !

    • Vân Nam says:

      Tiên sư nhà anh!

      @Dân đen miền nam.

      Một bà già nhà quê dù mù chữ mà hàng ngày đọc kinh, bà cũng đọc (và hiểu) “…Chuá ở khắp mọi nơi, thông biết mọi sự, hằng xem thấy tôi, hằng nghe lời tôi cầu nguyện…”v.v… mà nghe Công phỉ (từ Hồ trở xuống) xuyên tạc “Chuá đã vào Nam” thì cũng cười phọt cả rắm ra.

      Dòng dõi cuả bọn vừa ngu vừa ác!

    • Nam Kỳ vàng says:

      Con chó vài tuần thì mở mắt, còn thằng nam kỳ đen này không biết là con gì, có lẽ là con không có mắt…

    • nvtncs says:

      Tại sao vào Nam mà vào Nam nào đã yên!

      ” The North Vietnamese Terror

      During the twenties and thirties, Communist forces waged an insurrection of mass murder and terrorism in an effort to seize power in Vietnam. The communist Viet Minh collaborated with French colonial forces to massacre supporters of the Vietnamese nationalist movements in the forties. When the Viet Minh went to war against France they continued their campaign to wipe out the nationalist groups. (America refused to back the French against the communists until 1950.)[3] The Japanese invasion of French Indochina proved to be a catalyst for Vietnamese independence, as it united the Vietnamese people behind the Communist resistance to imperial domination. In 1953, Ho launched a “rent reduction” campaign in which communist planners decided to massacre 1 out of every 1,000 North Vietnamese.[4]

      From mid 1953 to early 1956, the North Vietnamese Communists embarked on a ruthless “land reform” in which landowners, dissidents, and French collaborators were slaughtered en masse in a “genocide triggered by class discrimination.”[5] Declassified Politburo documents confirm that 1 in 1,000 North Vietnamese (i.e., about 14,000 people) were the minimum quota targeted for execution during the earlier “rent reduction” campaign; the number killed during the multiple stages of the considerably more radical “land reform” was probably many times greater.[6] In 1957, during its “Rectification of Errors” campaign, North Vietnam admitted that it had wrongly executed about 15,000 communist cadre during the “land reform”, and that 30% of the “landlords” executed were party members; i.e., that about 50,000 people were executed in total.[7][8][9][10] Lam Thanh Liem, a major authority on land issues in Vietnam, conducted multiple interviews in which communist cadres independently confirmed that 20-30% of those executed were actually fellow communists, but gave higher estimates for executions ranging from 120,000 to 200,000. Such figures match the “nearly 150,000 houses and huts which were allocated to new occupants”.[11][12] Official records from the time suggest that 172,008 “landlords” were killed during the “land reform”, of whom 123,266 (71.66%) were later found to be wrongly classified.[13] The full death toll was even greater because victims’ families starved to death under the “policy of isolation.”[14] As communist defector Le Xuan Giao explained: “There was nothing worse than the starvation of the children in a family whose parents were under the control of a land reform team. They isolated the house, and the people who lived there would starve. The children were all innocent. There was nothing worse than that. They wanted to see the whole family dead.“[15]

      In 1959, Hanoi’s politburo received a series of reports indicating that even though the North had been directing a phase one guerrilla insurgency in the South for two years, the South was socially and economically out-pacing the North. “By Tet of 1959,” William Colby writes in his book, Lost Victory, “it was plain that a nationalist and non-Communist Vietnam was firmly established. It was also becoming apparent that its future was, if anything, more promising than the gray and regimented society in the North.”[16]

      In response, the North decided to rapidly escalate the campaign to conquer South Vietnam, Laos, and Cambodia using the Ho Chi Minh trail. To “hide” the fact that “there had been an invasion from the North,” as one North Vietnamese commander openly admitted, seemingly indigenous forces were deployed in the initial phases of the conflict. Originally part of the Vietminh and honorary branches of the North Vietnamese army; groups of Cambodian (the Khmer Rouge), Laotian (the Pathet Lao), and South Vietnamese (the Vietcong) Communists were dispatched by the North to overthrow the governments of their respective countries. Thousands of North Vietnamese troops overtly aided them by providing arms and training, and by invading and occupying large chunks of Cambodia and Laos to assist them. By 1961 northern Communists were assassinating one hundred southern hamlet, village, and/or district officials each month. By 1962 that figure had grown to one thousand per month.[17]

      The atrocities escalated rapidly with no end in sight. By 1965, the guerilla war was largely over, and the army of North Vietnam was using conventional warfare to try and overrun Cambodia and South Vietnam. The US began sending military advisors to South Vietnam in 1950. By 1965, it reluctantly decided to commit combat troops to prevent a Communist takeover.

      The Viet Cong massacres were described as follows:

      The village chief and his wife were distraught. One of their children, a seven-year-old boy, had been missing for four days. They were terrified, they explained to Marine Lt. Gen. Lewis W. Walt, because they believed he had been captured by the Vietcong. Suddenly, the boy came out of the jungle and ran across the rice paddies toward the village. He was crying. His mother ran to him and swept him up in her arms. Both of his hands had been cut off, and there was a sign around his neck, a message to his father: if he or anyone else in the village dared go to the polls during the upcoming elections, something worse would happen to the rest of his children. The VC delivered a similar warning to the residents of a hamlet not far from Danang. All were herded before the home of their chief. While they and the chief’s pregnant wife and four children were forced to look on, the chief’s tongue was cut out. Then his genital organs were sliced off and sewn inside his bloody mouth. As he died, the VC went to work on his wife, slashing open her womb. Then, the nine-year-old son: a bamboo lance was rammed through one ear and out the other. Two more of the chief’s children were murdered the same way. The VC did not harm the five-year-old daughter — not physically: they simply left her crying, holding her dead mother’s hand. General Walt tells of his arrival at a district headquarters the day after it had been overrun by VC and North Vietnamese army troops. Those South Vietnamese soldiers not killed in the battle had been tied up and shot through their mouths or the backs of their heads. Then their wives and children, including a number of two- and three-year-olds, had been brought into the street, disrobed, tortured and finally executed: their throats were cut; they were shot, beheaded, disemboweled. The mutilated bodies were draped on fences and hung with signs telling the rest of the community that if they continued to support the Saigon government and allied forces, they could look forward to the same fate. These atrocities are not isolated cases; they are typical. For this is the enemy’s way of warfare, clearly expressed in his combat policy in Vietnam. While the naive and anti-American throughout the world, cued by communist propaganda; have trumpeted against American “immorality” in the Vietnam war — aerial bombing, the use of napalm, casualties caused by American combat action — daily and nightly for years, the communists have systematically authored history’s grisliest catalogue of barbarism. By the end of 1967, they had committed at least 100,000 acts of terror against the South Vietnamese people. The record is an endless litany of tortures, mutilations and murders that would have been instructive even to such as Adolf Hitler.

      In 1960, some 1,500 South Vietnamese civilians were killed and 700 abducted. By early 1965, the communists’ Radio Hanoi and Radio Liberation were able to boast that the VC had destroyed 7,559 South Vietnamese hamlets. By the end of 1967, 15,138 South Vietnamese civilians had been killed, 45,929 kidnapped. Few of the kidnapped were ever seen again.[18]”

      http://www.conservapedia.com/Vietnam_War#The_North_Vietnamese_Terror

  10. Hồng Ân says:

    Cảm ơn bác Liêm đã kể lại những câu chuyện cảm động này cho những thế hệ con cháu hiểu để trả lời câu hỏi ai đã gây ra những cảnh đau thương này cho đất nước.

    HA

Leave a Reply to Vân Nam