WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đảng ký các hiệp định dưới mắt triết gia Trần Đức Thảo

untitledNhân kỷ niệm 60 năm Hiệp định Geneve được ký kết, Biên tập viên ĐCV chép lại một đoạn trong cuốn “Trần Đức Thảo Những Lời Trăng Trối” để bạn đọc thấy được một phần quan điểm của triết gia Trần Đức Thảo về viêc Đảng Cộng sản Việt Nam ký hiệp định Genève và sau này là hiệp định Paris.

Nhân vật “tôi” là Trần Đức Thảo và “họ” là những cán bộ cao cấp của Đảng.

“Sau khi ký kết Hiệp định Genève hay Paris, họ hỏi tôi nghĩ sao về việc ký kết ấy? Tôi hỏi lại họ: Ký như vậy là có thật sự mong muốn hòa bình hay không? Hay chỉ để câu thời gian, để tổ chức chuẩn bị chiến tranh cho ác liệt hơn. Ký như vậy là đã đạt được mục đích cuối cùng của cách mạng hay chưa? Liên Xô Trung Quốc có thật sự muốn ta ký kết để chấm dứt chiến tranh cách mạng hay không mà sao cứ tuồn vũ khí cho ta?”

“Tôi thường xuyên nhắc nhở Đảng không nên dối trá trong việc ký kết. Ký kết dối trá về lâu về dài dân sẽ hiểu ra rằng dối trá là chính sách cai trị của Đảng, thì rồi sẽ sinh ra loạn trong xã hội. Từ đó sinh ra tâm thức muốn sống thì phải thường xuyên gian trá. Thế là sẽ loạn, loạn từ nếp suy nghĩ trong đầu, từ thói quen gian trá trong hành động ở mỗi người rồi lan ra toàn xã hội. Những ký kết, những chính sách, những công trình có cái gốc dối trá như thế sẽ là mần mống gieo hậu họa. Sự thực khi Đảng mở lại chiến tranh, là đã cơ bản chủ động xé hai hiệp định hòa bình đã ký. Tôi cảnh báo hậu qủa tai hại khi Đảng muốn tiếp tục chiến tranh trong những hoàn cảnh nước ta chưa đủ sức, nhưng không ai lắng nghe.

Tuyên truyền thì đổ mọi tội lỗi cho địch. Trong khi Đảng dùng thủ đoạn gian lận mai phục, khai triển lực lượng ở lại miền Nam, để rồi xé bỏ hiệp định. Thế nên chính sách dùng thủ đoạn, dùng dối trá đã thành nếp ăn sâu vào việc quản lý và điều hành xã hội.”
(Trang 146, 147)

Khi Đảng ký hiệp định Genève, là biết sẽ chẳng thể tôn trọng nó. Vì thế Đảng chỉ rút một phần lực lượng, phần còn lại mai phục sẵn ở miền Nam, chờ cơ hội ra tay, mở lại chiến tranh. Lúc ký hiệp định Paris cũng vậy, Đảng ra tay trước, bằng cách lén lút ngầm tuôn vũ khí và bộ đội vào Nam bằng mọi cách. Cả hai hiệp định Geneve và Paris theo định nghĩa là để chấm dứt chiến tranh, duy trì hòa bình, nhưng Đảng đã ký để dùng chúng chuẩn bị mở lại chiến tranh cho rộng hơn, ác liệt hơn. Tôi đã nhìn thấy những bước mưu trí quá trớn ấy rất là độc hại. Vì quá tham lam nguy hiểm, nên tôi đã cố bám theo Bác và Đảng để chỉ ra những hậu quả vô cùng tiêu cực của việc tái phát động chiến tranh như thế…

…Chiến tranh bao giờ cũng là giải pháp tồi tệ nhất để giải quyết vấn đề. Giải pháp chiến tranh chỉ là cơ hội để thi thố những mưu mẹo lừa gạt. Giải pháp hòa bình mới là cơ hội để triển khai trí tuệ, xây dững những cái tốt đẹp vững bền. Hậu quả của hai giải pháp chiến tranh và hòa bình rất khác nhau. Thấy Đảng và Bác quá kiêu căng tin vào chiến tranh, tin vào bạo lực tôi đã tìm cách nói thẳng ra rằng trong nhiều lĩnh vực, do chiến tranh, chúng ta đã không thật sự làm chủ tình thế, mà chỉ là những con rối, những thằng hề đáng thương hại trên bàn cờ quốc tế…

…Mưu tính mở lại chiến tranh trong điều kiện phải nhờ vả hoàn toàn vào Trung Quốc là một phiêu lưu vô củng nguy hại…. mà lại là thứ chiến tranh nhằm mục đích bành trướng cách mạng mà tôi sau này nhận ra là chính con đường đó đã đưa tới thảm họa…. Càng về lâu dài càng thấy rõ có ba lựa chọn của cụ Hồ mang tính sinh tử đối với đất nước và dân tộc, bởi nó đã để lại di sản vô cùng trầm trọng, lợi bất cập hại. Đó là lựa chọn chủ nghĩa xã hội của Marx để xây dựng chế độ. Chọn chiến tranh xóa hiệp định hòa bình để bành trướng xã hội chủ nghĩa và thống nhất đất nước. Chọn Mao và đảng Cộng sản Trung Quốc làm đồng minh, đồng chí.
(Trang 359, 360, 361)

(Trần Đức Thảo Những Lời Trăng Trối; Tri Vũ-Phan Ngọc Khuê, Tổ hợp xuất bản miền Đông Hoa Kỳ 2014)

Biên tập viên ĐCV
© Đàn Chim Việt

10 Phản hồi cho “Đảng ký các hiệp định dưới mắt triết gia Trần Đức Thảo”

  1. Hồ Bác Cụ says:

    Trích: “….có ba lựa chọn của cụ Hồ mang tính sinh tử đối với đất nước và dân tộc, bởi nó đã để lại di sản vô cùng trầm trọng, lợi bất cập hại. Đó là: 1) lựa chọn chủ nghĩa xã hội của Marx để xây dựng chế độ. 2) Chọn chiến tranh xóa hiệp định hòa bình để bành trướng xã hội chủ nghĩa và thống nhất đất nước. 3) Chọn Mao và đảng Cộng sản Trung Quốc làm đồng minh, đồng chí.”

    Tất cả 3 lựa chọn trên của Hồ chí minh đều đưa VN và nhân dân VN vào TỬ LỘ. Cổ nhân nói không sai: Mấy thằng ít học, lưu manh và mất dạy mà nắm được quyền cao chức trọng, thì tương lai đất nước đến hồi mạt vận!!!!

    • Nhỏ không học,lớn làm lãnh tụVC says:

      Theo “Bên Thắng Cuộc , hai người con của Lê Duẫn là Lê thị Muội và Lê kiên Thành xác nhận Lê Duẫn chưa học qua hết lớp 4.

      Nên mới khốn nạn cho đất nước là vậy !

      • PHƯƠNG NGÀN says:

        TỘI LỖI CỦA ÔNG TRẦN ĐỨC THẢO KHI CÒN Ở VIỆT NAM

        Ông Trần Đức Thảo nổi đình nổi đám như một nhà triết học lỗi lạc của việt Nam. Tới mãi ngày nay còn số người vẫn cứ tin như vậy. Thực chất ông ta chỉ là nhà mác xít đúng nghĩa. Đó là lý do tại sao ông Thảo đã từ Pháp về VN khi khởi đầu cuộc chiến tranh chống Pháp nổ ra 1945 rồi ông ta ở lại trong nước gần hết cuối đời mới được phép qua Pháp trở lại và chết bên đó.

        Như vậy trong thời gian gần cả cuộc đời ở VN, ông Thảo với tư cách là giáo sư triết học tại đại học Hà nội (khi còn chưa bị thất sủng và bị ngược lại gẫn như tiêu tùng), với tính cách được gọi một nhà triết học lỗi lạc, một nhà mác xít thượng đẳng nhất, ông Thảo đã từng đào tạo ra biết bao nhiêu lớp hậu bối, môn sinh “triết học” mácxít lêninít của ông. Ông Thảo viết biết bao tài liệu, bài giảng để tâng bốc duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, chủ nghĩa CS khoa học, mà tới này người ta vẫn còn dễ dàng tìm thấy lưu lại. Rồi những lớp đồ đệ, những lớp đàn em của ông lại tha hồ mà vẽ vời ra hàng trăm ngàn thứ nữa về các lý thuyết đó cho biết bao thế hệ sinh viên, nhà giáo mà chắc ngày nay cũng cứ còn nguyên xi y chang như thế. Thậm chí mãi sau này, khi ông Hà Sĩ Phu lần đầu tiên và người đầu tiên viết các tập phản biện về học thuyết Mác, gây xôn xao dư luận, ông Thảo khi ấy đang ở Saigon, thế mà ông ta vẫn chẳng tha ông Phu, còn viết các bài đả kích ông Phu đăng trên báo Tuổi trẻ, nhưng đọc vào đó người ta chỉ thấy ông hệt như một cán bộ tuyên huấn cấp quận huyện hay phường khóm.

        Chỉ đến khi ông Thảo sắp lìa đời ở Pháp, trong cuốn băng ghi âm lại, ông mới thổ lộ hết những sai lầm của mình, mới công khai thừa nhận học thuyết Mác là sai hết mức, và mới thú thật ông ông viết bài đả kích ông Phu là làm theo lệnh chỉ đạo. Ôi Trần Đức Thảo trong tính cách và năng lực nhận thức như thế thì còn mang được danh triết gia cái nỗi gì. Bởi người ta biết, hồi Liên Xô còn tồn tại và Đông Đức còn tồn tại, trong cả 70 năm dài đó, có biết bao nhiêu nhà mác xít theo cách bò nhai lại kiểu Trần Đức Thảo như đã thấy, họ còn nổi tiếng hơn cả ông Thảo, ông ta còn lẽ mắt nhìn họ nữa, nhưng bây giờ thử xét các sản phẩm của họ còn giá trị gì, có còn ai ham đọc họ nữa, hay chỉ để nhằm làm chứng tích lịch sử của một thời kỳ tăm tối của trí thức, thời kỳ phản tri thức của nhân loại thế thôi.

        Học thuyết Mác, với cỡ học và bằng cấp như ông Thảo ở Tây về mà còn hiểu chẳng ra gì, chẳng biết đánh giá đúng nghĩa gì về nó, hay cỡ chữ nghĩa loạng quạng như Lữ Phương mà còn nói chuyện hoang đường cho rằng mình mới hiểu “đúng” Mác, còn cho Lê Duẩn, Trường Chinh có biết chi về Mác, thì quả thật với sức học của Lê Duẩn, Trường Chinh, nhiều lắm cũng chỉ biết học thuyết Mác theo kiểu niềm tin cơ bản hay sơ đẳng, đâu có khả năng nhận định, phê bình, đánh giá khách quan gì được về nó.

        Đấy chính cái tai hại từ bản thân của Mác và từ học thuyết của ông ta là như thế. Nó chỉ tự làm thành kiểu hỏa mù mê hoặc, lung lạc thiên hạ, mà tự nó không hề tỏ ra có chút khách quan, đúng đắn, hay thận trọng gì hết. Cái bửu bối của Mác là tung hỏa mù vào giai cấp công nhân, thần thánh hóa họ một cách giả tạo để nhằm lợi dụng họ một cách sai trái. Đó cũng có nghĩa là bất chấp mọi ý nghĩa khách quan của con người, của xã hội, biến con người, biến xã hội, biến lịch sử nhân loại thành ra đối tượng xuyên tạc của mình, thành ra món đồ chơi mà mình tự vẽ với hay bôi bác tùy thích ở bất cứ chỗ nào mình tùy tiện muốn. Có nghĩa là bất chấp chân lý khách quan, bất chấp ý nghĩa hay mục đích khoa học đúng đắn, mà biến thành sản phẩm ngụy tạo thuần túy và chủ quan của mình. Đó là cái tai hại của học thuyết Mác và cũng là điều tội lỗi của Thảo là như thế.

        Bởi với cái đỉnh cao của danh hảo, của tiếng tăm đồn dãi giả tạo bên ngoài, Trần Đức Thảo đã trở thành thần tượng một thời cho cả bao thế hệ VN, trở thành cái la bàn, cái kim chỉ nam của bao nhà mác xít trong nước, của bao người chiến binh trên các mặt trận. Cái thần tượng dỏm, cái tri thức dỏm một thời của Thảo, quả nó đã thực chất làm rối loạn bao nhiêu đầu óc, làm nhiễu loạn bao nhiêu tư duy của sinh viên non nớt, và nó còn bị lợi dụng bao nhiêu cho sự tuyên truyền chủ nghĩa Mác, bởi bản thân ông Thảo mà còn hứng khởi như điếu đổ kiểu đó thì làm sao người ta còn ngờ vực được nữa.

        Nhưng chỉ ở trong chăn mới biết có rận. Sau vụ Nhân văn Giai phẩm ở Miền Bắc vào thời sau 1954, Trần Đức Thảo đã hầu như xách bách xang bang, hoàn toàn thân tàn ma dại rồi, thế mà ông vẫn cố nín lặng và vớt vát. Rồi mãi tới khi ông đả kích lại Hà Sĩ Phu cũng chỉ cái mửng cũ, cái vốn liếng hiểu biết hay giáo điều cũ, thế thì nhân cách hay tính cách trí thức của ông Thảo thật là đáng thương, và điều tội lỗi của ông Thảo nếu nói thẳng ra thì chẳng qua nó cũng chỉ là như thế.

        PHIẾM NGÀN
        (25/7/14)

  2. NON NGÀN says:

    CÁI KHÙNG ĐIÊN HAY CÁI NGU NGỐC CỦA CÁC MÁC VỀ PHƯƠNG DIỆN LỊCH SỬ XÃ HỘI

    Mọi người hãy lấy ví dụ một hạt cây. Hạt cây ban đầu ở chỗ đơn giản nhất, không thể đơn giản hơn được nữa. Nhưng khi gặp điều kiện phù hợp, hạt cây nảy mầm, vươn thành cái cây phức tạp, to lớn, ra hoa, và cho quả là ý nghĩa cuối cùng. Có nghĩa con đường không đi ngược lại được. Khi hạt cho quả, hạt của quả nếu mọc lại, sẽ cho ra cây khác mới, cũng theo qui trình như cũ, không phải là cái cây cũ trước kia lặp lại.
    Xã hội loài người cũng vậy. Ban đầu là chỗ hoang dã trong tự nhiên. Xã hội tiến hóa, phát triển, lần lần có nền văn minh. Ban đầu con người sống hòa lẫn trong thiên nhiên, là thành phần của tự nhiên, chưa hề có tài sản gì. Nhưng xã hôi phát triển, con người dần dần có tư hữu từ ít đến nhiều, rồi từ chế độ bộ lạc chuyển thành chế độ phong kiến (hay nô lệ nếu có), quân chủ độc đoán, cuối cùng là dân chủ tự do phổ biến. Kinh tế cũng thế, ban đầu là lao động giản đơn, hợp tác. Kế đến lao động thủ công, tư sản. Sau hết là lao động kỹ thuật máy móc, và nền kinh tế tư bản với cơ chế thị trường toàn cầu tự động điều tiết một cách cơ bản nhất.
    Nhưng Mác lại đưa ra thuyết : đầu tiên là xã hội cộng sản nguyên thủy, kế đến phủ định của nó là chế độ tư hữu. Rồi phủ định của tư hữu nhỏ lẻ là chế độ tư bản chủ nghĩa. Cuối cùng phủ định của chế độ tư bản mà giai đoạn tột cùng được Mác mệnh danh là chủ nghĩa đế quốc, để đi đến xã hội cộng sản khoa học mà Mác kết luận.
    Nguyên tắc phủ định của phủ định hay nguyên tắc “biện chứng”, là nguyên tắc Mác lấy từ Hegel. Hegel cho rằng mầm cây tự phủ nhận nó cho ra cái cây. Cái cây đơn thuần tự phủ nhận nó cho ra hoa và trái. Hegel cho rằng thiên nhiên chỉ là vòng tròn lặp lại vô tận.
    Như vậy Mác đem nguyên lý “biện chứng” của Hegel vào học thuyết của mình là sai bét và dốt nát. Bởi cả bản thân của nguyên lý biện chứng của Hegel cũng chỉ là thứ lý luận trừu tượng, tư biện thuần túy mà thôi. Chẳng khác gì dân ta nói “kỳ nhông ông kỳ đà, kỳ đà cha cắc ké, cắc ké mẹ kỳ nhông” !
    Thật ra ngày nay khoa học đã biết, cái mầm cây sở dĩ phát triển thành cây được, là do cái gien đã chứa trong nó. Cái gien như kết quả của một chuỗi quá trình lập trình của lịch sử tiến hóa các giống loài đã có. Nhưng nguyên nhân của mọi sự khởi đầu tiên chinh nhất cho tới hiện giờ vẫn còn là sự bí ẩn của lịch sử.
    Có nghĩa hòn đá, cục đất thuần túy không thể “tự phủ định” để biến thành cây. Mác cho rằng “vật chất” đã tiến hóa thành xã hội loài người theo đúng thuyết duy vật khẳng định; thực chất đó chỉ là sự nông cạn và ngu ngốc. Đất, đá thì chỉ bị phong hóa trở thành lại những phân tử, những nguyên tử đã tạo thành nó ban đầu vậy thôi. Tức thế giới vô cơ không thể tự biến thành sự sống nếu không có sự lập trình siêu hình nào đó cho nó ngay từ mốc tiến hóa ban đầu. Bởi mọi tính cách ngẫu nhiên lúc đầu tiên nhất đều hoàn toàn vô nghĩa vì không đủ cơ sở. Chiếc máy tính đã được lập trình bằng đủ phần mềm mới hoạt động được, bèn không nó cũng chỉ là cục sắt không hơn không kém. Chiếc máy tính hỏng bỏ ra ngoài nghĩa địa cũng thế. Vật chất ngàn đời cũng chỉ là vật chất. Mác cho ý thức con người, tinh thần con người, trí tuệ con người cũng đều là “vật chất” là sự ngu xuẩn.
    Mác lại cho xã hội nguyên thủy của loài người là xã hội “cộng sản nguyên thủy”. Lúc nguyên thủy con người chưa hề có ý niệm tài sản, thế thì gọi cộng sản nguyên thủy là nói kiểu áp đặt. Chỉ có thể gọi là xã hội đàn bầy nguyên thủy vậy thôi.
    Như thế, áp dụng quan niệm biện chứng của Hegel vào thuyết duy vật là sai, cũng không thể có cái được mệnh danh là “duy vật biện chứng”, “duy vật lịch sử”, là những “hình thái xã hội” kế tiếp nhau gì ráo trọi. Và như vậy quan điểm “xã hội cộng sản khoa học” cũng chỉ là sự phịa đặt tưởng tượng, hoàn toàn không có thực tế khách quan, không có sự xác đáng nào cả. Mác bỏ quên cả yếu tố trí tuệ, yếu tố khoa học kỹ thuật, yếu tố tinh thần tự nhiên của con người.
    Trần Đức Thảo được mệnh danh là triết gia, là nhà triết học mà gần suốt đời chỉ ôm khư khư có quan điểm biện chứng, quan điểm duy vật biện chứng, quan điểm duy vật lịch sử mà không có chút trí óc nhận xét, thống minh để phê phán nào thì quả thật cũng chỉ ngu ngốc không thua gì Mác.
    Bởi triết học và nhà triết học thì không thể mù quáng vào bất kỳ điều gì đã có. Trái lại vì chân lý khách quan thì phải luôn luôn biết nhận xét, biết tìm tòi cái mới, biết tiến lên. Nhà triết học chỉ sống vì chân lý, không sống vì mê tín, không sống vì quyền lợi nhỏ hẹp riêng, không sống vì áp lực hay sự sợ hãi hèn kém, không sống vì tiên kiến hay thiên kiến nào cả. Vậy mà Các Mác mê tín vào “biện chứng luận” của Hegel để mù quáng áp dụng vào lý thuyết mình một cách sai trái, ngụy biện, gian dối, mang lại bao tai hại cho nhân loại và nhiều dân tộc khác nhau. Trần Đức Thảo ban đầu cũng chỉ mù quáng vào Mác, để cuối cùng gần đến chết mới thú nhận mọi sự nông cạn của mình, thật là đáng tiếc. Đấy sự khác nhau giữa triết học đích thực và ngụy triết học, giữa triết gia đúng nghĩa và ngụy triết gia, thực chất chỉ là như thế.

    THƯỢNG NGÀN
    (23/7/14)

  3. Thích Nói Thật says:

    Trích; “Tuyên truyền thì đổ mọi tội lỗi cho phe địch. Trong khi Đảng dùng thủ đoạn gian lận mai phục, khai triển lực lượng ở lại miền Nam, để rồi xé bỏ hiệp định. Thế nên chính sách dùng thủ đoạn, dùng dối trá đã thành nếp ăn sâu vào việc quản lý và điều hành xã hội.

    Chỉ mấy hàng nhận định của Triết Gia Trần Đức Thảo đã đủ nói lên bộ mặt thật của Hố Chí Minh và đảng CSVN.

    Cám ơn Biên tập viên ĐCV.

  4. Minh Đạo says:

    Đem so sánh trí tuệ và tư duy triết học của Ông Trần Đức Thảo với ông Hà Sĩ Phu, thì ông Hà Sĩ Phu cao hơn ông TĐT nhiều. Ông HSP đã khai tâm mở trí, chỉ cho nhiều đảng viên CSVN thấy được cái sai lầm về chủ nghĩa Mác xít về mặt luận lý, cũng như sự nguy hại khi áp dung chủ nghĩa ấy vào đời sống xã hội.

    • MÂY NGÀN says:

      Ý NGHĨA SO SÁNH

      Minh Đạo so sánh Trần Đức Thảo và Hà Sĩ Phu như vậy là đúng. Ông Thảo có bề dài thời gian, bề rộng về hiểu biết triết học, nhưng lại thiếu bề sâu về tư duy triết học, nên không được bằng Hà Sĩ Phu về các ý nghĩa nào đó.
      Ông Thảo cũng giống như cục bột bự, nhưng chất men quá it. Ông Phu tuy cục bột có nhỏ hơn, nhưng có men nhiều hơn, nên thành ra khúc bánh mì ăn ngon hơn, còn cục bột của ông Thảo lúc đầu quả có khó nuốt.
      Ngoài ra có thể nghĩ ông Hà Sĩ Phu biết rành tiếng Hán, có thể đã đọc Nho giáo khá, nên ông Phu dễ có ý thức so sánh hơn. Trong khi ông Thảo chỉ học Tây là chính, thành ra ít phong phú về chiều sâu phương Đông, thế nên ban đầu Thảo có loạng quạng nhiều về học thuyết Mác xít mặc dầu nổi tiếng là chuyên gia mác xít. Hà Sĩ Phu thì hoàn toàn ngược lại, có ý thức tư duy riêng, độc lập của mình, nên thấy Mác có phần chính xác hơn. Trong khi đó, ngay từ đầu ông Thảo phần lớn chỉ có tinh thần giáo điều. Và chính ý thức giáo điều này mà ông tranh biện lung tung với nhiều nhà triết học phương Tây như J. P. Sartre hay viết sách đứng trên lập trường tuyệt đối duy vật của Mác để phê phán cả Husserl một cách mù quáng cho nên ông thành ra nổi đình nổi đám như một “nhà triết học” quỷ khốc thần sầu là như vậy.
      Dù sao về cuối đời, Trần Đức Thảo đã nhận ra hết các sai lầm của mình rồi, nên nhắc lại
      chuyện cũ cho vui thế thôi, cũng chẳng nên cứ trách cứ ông ta mãi, tội nghiệp ông ta thôi.

      DẶM NGÀN
      (22/7/14)

  5. SUỐI NGÀN says:

    HIỆN TƯỢNG TRẦN ĐỨC THẢO

    Ông Trần Đức Thảo thực chất chẳng bao giờ là triết gia cả. Nhưng ông là một chiến sĩ cộng sản trung kiên đúng nghĩa nhất, it ra là tới trước khi ông chết.

    Nói một cách chuẩn mực khác, Trần Đức Thào là nhà nghiên cứu mác xít, như thế cũng có nghĩa ông là nhà nghiên cứu triết học thuộc một phạm vi nhất định. Ông không bao giờ là nhà nghiên cứu triết học theo nghĩa rộng, hay là nhà triết học theo nghĩa bao quát nhất. Có nghĩa không bao giờ hay còn lâu ông mới đúng nghĩa là một triết gia. Nên nếu gọi “triết gia” Trần Đức Thảo là luôn có hơi quá, chứng tỏ chưa quá triệt nghĩa thật của ý niệm triết học và khái niệm triết gia là gì.

    Nói xác đáng hơn, không thảo là một nhà mác xít vừa lý thuyết vừa hành động. Cho nên phải thừa nhận ông là người hết sức thuần thành với tư tưởng của Mác và với chủ nghĩa CS do Mác đưa ra.
    Có nghĩa ông Thảo không bao giờ ngang hàng hay vượt được qua Mác, bởi vì chỉ như thế thì ông mới có thể được gọi là triết gia thật sự. Đằng này ông luôn luôn chỉ chứng tỏ mình là học trò trung thành của Mác, là đồ đệ ngoan ngoãn của Mác, hay thậm chí là một con chiên, một tín đồ lý tưởng của Mác. Đấy “trí tuệ” của ông Thảo chỉ tới mức đó. Bởi vậy thực chất ông Thảo cũng chẳng hề đại diện gì cả cho trí tuệ VN, hay it ra trí tuệ của một người VN. Nên nếu lớp trẻ sau này mà cứ nghĩ Trần Đức Thảo là “triết gia”, đó là tự hại lấy họ, và tự hại cả trí tuệ VN nói chung sau này.

    Trần Đức Thảo đọc Mác mòn cả trán, thế mà không nhận ra được bất cứ những cái sai nào trong lý thuyết Mác, mặc dầu nó hàng hà sa số và to tổ bố cả thế thì thử hỏi trí tuệ của Thảo tới cỡ nào, và ý nghĩa của nhà “triết học” Trần Đức Thảo ra sao.

    Trở lại vấn đề. Ông Thảo thuật lại mình đã khuyên những người CS hỏi ông về các hiệp ước. Ông có ý tốt khuyên đảng CS không nên chơi kiểu mánh lới, tráo trở, dùng kiểu mục đích biện minh cho phương tiện, thế nhưng đã không có kết quả. Ấy vậy mà Trần Đức Thảo vẫn sống phây phây, chẳng có lấy một con đường gì phù hợp khác. Điều đó cho thấy ông ta chẳng bao giờ thật sự hết lòng với nước với dân, với xã hội, với con người nói chung, hay ngay cả với ý nghĩa của triết học như một nghiệp dĩ suốt đời mà ông ta theo đuổi cả.

    Điều đó càng chứng tỏ Trần Đức Thào là con người chỉ có nhiều vỏ hơn ruột. Ông giống như kiểu một cái bánh xe đặc. Nó giỏi chịu đựng mọi áp lực tai hại ở ngoài, còn thực chất nó nó khó chỡ bất kỳ ai đi xa, có hiệu quả hay có kết quả được điều gì hết.

    Kiểu ông Thảo là kiểu một nhà sư phạm, nhà giáo, tức chỉ cóp nhặt cái của người khác, nghiền ngẫm rồi tuông ra lại cho người khác. Ông chẳng bao giờ có ý hướng, tài năng hay thậm chí những kết quả sáng tạo nào cả.

    THƯỢNG NGÀN
    (21/7/14)

  6. Trúc Bạch says:

    Trích :

    “Tôi thường xuyên nhắc nhở Đảng không nên dối trá trong việc ký kết. Ký kết dối trá về lâu về dài dân sẽ hiểu ra rằng dối trá là chính sách cai trị của Đảng, thì rồi sẽ sinh ra loạn trong xã hội. Từ đó sinh ra tâm thức muốn sống thì phải thường xuyên gian trá”

    Gian trá là bản chất của CS – thế nhưng hậu quả của sự gian trá mà Trần Đức Thảo nói, không chỉ ảnh hưởng tới nội bộ xã hội VN, nó còn ảnh hưởng về lâu về dài tới sự tin cậy trong bang giao quốc tế, khiến cho Việt Nam – dân tộc VN nói chung bị thế giới e dè, lạnh nhạt .

    Bằng chứng là it có quốc gia nào thực lòng tin tưởng vào các cam kết của CHXHCNVN , từ đó đưa đến việc VN chỉ nhận được những lời nói vuốt đuôi, đãi bôi , vô thưởng vô phạt của thế giới khi Vn bị Trung cộng ăn hiếp – ngoại trừ hai nước Mỹ và Nhật – vì muốn đánh xập ý đồ dùng VN làm cây cầu Nam tiến của bắc Kinh – nên đã co những động thái cố gắng lôi kéo Hà Nội mà thôi.

    Chỉ có Trung Cộng là không sợ bị Việt cộng gian trá và lật lọng !

    Chỉ có Trung cộng là Việt cộng không dám gia trá và lật lọng !

    Câu nói “kinh điển” của ông Nguyễn Văn Thiệu vể việc nói và làm của đảng CSVN đã là “kim chỉ nam” cho cả thế giới văn minh .

    • MÂY NGÀN says:

      MỤC ĐICH KHÔNG BAO GIỜ BIỆN MINH CHO PHƯƠNG TIỆN

      Bất cứ trường hợp nào, bất cứ người nào nghĩ mục đích biện minh cho phương tiện đều là lầm.
      Bởi mục đích có nghĩa là cái tốt, nếu mình là người tốt. Như thế phương tiện xấu chứng tỏ mình chỉ là người xấu, tự mình đã phơi bày mục đích của mình chỉ là xấu.
      Còn nếu mình là người xấu. Tất nhiên mục đích của mình không bao giờ tốt. Vậy cũng chỉ có phương tiện xấu mới có lợi cho mình, không thể bao giờ mình dùng phương tiện tốt được. Thế thì hết chỗ nói rồi, tự mình không hàm ý nghĩa giá trị nào, tức mình chỉ tồn tại theo thời gian và trước sau gì cũng bị lịch sử cuộc sống loại bỏ.
      Nhưng trong ý nghĩa của mục đích và phương tiện, chính ngôn ngữ và hành vi là hai yếu tố tiêu biểu nổi bật nhất.
      Nói láo không bao giờ có giá trị tốt được. Hành vi không ngay thật không bao giờ có ý nghĩa tốt được.
      Bởi vậy trong chính trị xã hội nói chung, mọi sự tuyên truyền không đúng sự thật nhằm lừa gạt người khác để thu lợi nhất thời cho mình. Mọi hành vi gian trá nhằm đạt mục đích nhất thời nào đó cho mình, chúng không bao giờ có lợi ích chính đáng, sâu xa hay lâu dài.
      Cho nên ngôn ngữ dối gạt, hành động dối gạt, thực sự chỉ nói lên bản chất của của con người, của sự việc liên quan, không bao giờ chỉ là hiện tượng nhất thời nào đó cả. Đặc biệt nào khi bản chất tương tự nào như thế mà lại cứ để kéo dài lê thê qua cả nhiều chặng đường lịch sử, bất cứ cá nhân nào trong cuộc đó đều phài chịu trách nhiệm hay chia xớt trách nhiệm, không loại trừ bất kỳ ai, người khởi đầu tiên chính nhất, cũng như người còn lại cuối cùng chót bẹt nhất. Đấy ý nghĩa của con người và xã hội là điều nghiêm túc không bao giờ có thể nhận lớp hay coi thường được chính là như vậy.

      NON NGÀN
      (21/7/14)

Leave a Reply to Hồ Bác Cụ