WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhìn lại sử liệu viết về Nguyễn Huệ Quang Trung và Gia Long Nguyễn Ánh[kết]

Tiếp theo phần I

 

2. Những ngộ nhận và ðánh giá sai lầm về Nguyễn Ánh và Nguyễn Huệ

Từ những thiếu sót về tài liệu cộng với “trào lưu văn sử học Tây Sơn” đã đưa tới tình trạng nhiều tác giả viết sử đã có định kiến về Nguyễn Ánh. Người ta có cảm tưởng giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh có một cái trục về điều xấu và một trục về điều tốt. Sự phân biệt chính tà hầu như rõ rệt và phân minh lắm, Cái gì về phía Nguyễn Ánh là phản phúc, tàn độc, là dã man, là phong kiến. Cái gì về phía Quang Trung là anh hùng, hào kiệt, là cách mạng nông dân, là chiến thắng thần thánh, là “hết lời, hết ý”.

Tinh thần phân biệt thị phi giữa thiện ác, giữa xấu tốt là một “bước lầm” dẫm chân giữa các lãnh vực. Không phân biệt rõ ràng ranh giới và trách nhiệm giữa lãnh vực sử học, lãnh vực chính trị và lãnh vực đạo lý.

Nhiều nhà sử học thay vì trình bày khách quan sự việc đã nhảy chổm sang lãnh vực đạo lý, đưa ra những lời phê phán đáng nhẽ thuộc thẩm quyền đạo lý.

Việc phê phán sự “tàn ác” của Nguyễn Ánh mà bỏ quên bối cảnh lịch sử của thời đại ấy với khung pháp lý, chính trị của thời đại ông ta phải chăng là một thiếu sót? Chẳng hạn, việc phê phán hình phạt cho voi giầy thật đáng phê phán ở thời đại này, nhưng lại là việc “thông thường” trong khuôn khổ chính trị, pháp lý thời trước.

“Phong trào thần tượng Tây Sơn” còn lan tỏa ra chung quanh hào quang của ông ấy. Chẳng những Tây Sơn được coi như anh hùng hào kiệt đã đành mà đến tất cả các bộ tướng, các cận thần đến vợ con, đến những quan hệ “hôn nhân chính trị” chung quanh ông cũng tắm gội trong cái hào quang ấy.

Hầu như có một thế giới Tây Sơn, một thời đại Tây Sơn -một thời đại vàng son- không ai có thể nói khác đi được.

Các cận thần như La Sơn Phu Tử, Nguyễn Thiếp là những bậc trí giả, đạo đức cao vời. Họ vừa khôn ngoan, vừa đạo hạnh, vừa chính nhân quân tử, vừa nho phong đạo cốt, vừa ứng xử tuyệt vời ban ra những lời nói vàng ngọc đáng ghi khắc.

Cái hay của Huệ là chỗ biết nghe, biết dùng người tài.

Tay Son soldier. Ảnh mang tính minh họa

Tay Son soldier. Ảnh mang tính minh họa

Về các tướng tá chung quanh ông như Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân là những mãnh tướng can trường có đảm lược ngoài trận địa. Chẳng những thế còn có khí tiết cho đến lúc bị voi giầy. Ai ai không xúc động khi được nghe những lời đối đáp can trường giữa mẹ và con gái bà Bùi Thị Xuân.

Chỉ không ai ngạc nhiên hỏi xem ai là người đã được chứng kiến cái cảnh đau lòng đó và có đủ thẩm quyền ghi lại từng câu, từng chữ một cách trung thực? Để đến nỗi ngày có người đã viết lại cảnh đó trong dịp ngày lễ Vu Lan?

Tuyệt vời cái scénario này.

Ngọc Hân công Chúa với Ai Tư Vãn đi vào huyền thoại dân gian và sau này thể hiện qua Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác nhhư một bản Tình Ca bất hủ.

Nay thì từ lịch sử ðã chuyển sang một công ðoạn khác: Vãn Học.

Từ lịch sử chuyển sang văn học dĩ nhiên có một đứt đoạn được bù khuyết bằng cái gọi là “hư cấu”. Nếu người viết sử ít nhiều còn dè dặt trách nhiệm, băn khoăn về sự đúng sai của sử liệu thì nhà văn tự vịn vai hai chữ “sáng tác” để viết gì thì viết.

Nhưng câu hỏi đặt ra là nhà văn có quyền viết tên thật các nhân vật lịch sử đồng thời ”hư cấu” tùy tiện? Đó là câu hỏi quan trọng được đặt ra, nhưng không thuộc lãnh vực của bài này.

Ðó là chỗ khúc mắc chưa ðược giải ðáp nên mới có câu chuyện nhà vãn Trần Vũ nhân ðọc Sông Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác thấy các nhân vật Nguyễn Huệ-Ngọc Hân, cô An, ông thày giáo “tròn quá, toàn bích quá”. Nguyễn Huệ vừa anh hùng, vừa ðạo ðức, vừa tôn sư trọng ðạo, vừa tôn vinh tình yêu lý tưởng. Nguyễn Huệ là mẫu người toàn bích, vãn võ song toàn, vì dân, vì nước, không ham danh cầu lợi..Cô An mê Nguyễn Huệ là phải, phần tôi ðọc cũng mê luôn!!

Chẳng biết có phải vì thế mà Trần Vũ thấy “ngứa ngáy, khó chịu” mới viết truyện Mùa mưa gai sắc như một “viết ngược” lại tác giả Sông Côn mùa lũ?

Trong Mùa mưa gai sắc của Trần Vũ”, ông ðã “biến tướng” Ngọc Hân công chúa “lá ngọc cành vàng” thành một thiếu phụ “sẵn sàng tự cởi xiêm y cho mục ðích nhằm” -một kẻ ðối ðầu với kẻ thù ðã ám hại dòng họ nhà Lê.

Bằng một bút pháp sắc bén như dao, lạnh lùng và tàn bạo. Dưới ngọn bút của Trần Vũ, Huệ không hơn không kém chỉ là một kẻ bạo dâm.

Trần Vũ cũng có cái lý của nhà văn. Lẽ thường tình cho thấy có lý nào Ngọc Hân lại dễ dàng “dâng hiến” cái tiết trinh tuổi 16 và quên nỗi nhục cho kẻ đã chiếm đoạt và hạ nhục cả dòng họ Lê? Có thể nào có một mối tình “đẹp như tiểu thuyết” giữa hai kẻ đáng nhẽ phải coi nhau như kẻ thù?

Ngọc Hân chẳng lẽ không nhớ cái cảnh gia đình tan nát vì “tiếm quân” Tây Sơn sau đây:
“Chẳng những thế Tây Sơn còn cho giết bào ðệ vua Chiêu Thống khi ðánh nhau với Tây Sơn. và Hơn thế nữa, khi mẹ vợ của ông bị ðiệu về triều ðình, ông ðà trách mắng bà thậm tệ vì mối cảm tình của bà ðối với Ðốc Chiêm. Số vàng do bà cấp cho Ðốc Chiêm phải vào tay ông. Cuối cùng ông ra lệnh xử trảm vị tướng này ngày 1 tháng 6”.

Trích Những tài liệu mới lạ về những cuộc Bắc tiến của Nguyễn Huệ, Đặng Phương Nghi, TSSĐ số 9-10, trang 209.
Chẳng lẽ những truyện “tàn độc” của Nguyễn Huệ đối với vua Lê, Ngọc Hân công chúa đều không biết?

Chỗ nào là sự thật lịch sử và chỗ nào là cái lý lẽ thế nhân thường tình?

Hãy đọc một trích đoạn lối viết ngược của Trần Vũ cho biết:

Đêm ở phủ Chúa, Huệ bước chân lên lầu Tử Các, lòng âm ỉ cơn say. Sống với Huệ hơn một tháng, Ngọc Hân đã biết những thói quen chung chạ của Huệ. Thói quen của chứng bệnh thường thấy đi kèm với bệnh cuồng sát. Lẳng lặng, tự nguyện, không đợi Huệ bắt, nàng cởi xiêm áo đến quỳ trước chân giường. Cái liếc mắt của Ngọc Hân ném về phía Huệ sắc đến nổi gai. Huệ lấy roi, không phải dây đai của đêm hợp cẩn, mà là thứ roi gai của quản tượng dùng quất voi khi lâm trận. Ngọc Hân uốn lưng đợi, tóc xõa chảy xuống nền đá, không trang sức, không cả chiếc vòng kiềng cổ truyền của con gái Bắc Hà, chỉ dấu thẹo đỏ do sắt nung ở vai. Vết thẹo đã lên da non nhưng đoán được dấu tỉ ấn của Huệ. Hai ba tấm màn gấm dụ buông quanh chỗ Ngọc Hân quỳ, Huệ tiến tới một bước, hai bước, rồi vung tay quất. Đâu roi vút tiếng rít như rạch tấm màn gấm. Ngọc Hân oằn người bấu cứng lấy trụ giường. Huệ đã say máu, những chấm máu li ti tím bầm nổi trên lưng Ngọc Hân trông như những vết ong đốt, hay những giọt mực son rỏ trên lên vũng sữa. Huệ vung tay tới tấp”.

Ðây là truyện ngắn mà người viết bài này ðọc ðến ngỡ ngàng, thích thú và sướng vô cùng. Ðọc tiếp:

“Đêm hôm đó, để mặc Huệ dày vò, đánh đá trong một cuộc truy hoan trước khi viễn chinh. Hân vừa rên rỉ vừa thì thào “nữa đi, nữa đi” như thách thức, dầu chỉ tưởng đến cái cơ nghiệp nhà Lê để quên nỗi đau của thể xác.”

Đọc xong, chỉ ước làm người Quang Trung của Trần Vũ!! Không phải của Duyên Anh.

Phải chăng cũng một cung cách ấy mà Nam Dao trong tập truyện dài lịch sử lấy bối cảnh triều Tây Sơn trong cuốn Gió Lửa?

Khiếp quá! Giữa cái “hư cấu“ của Nguyễn Mộng Giác và cái hư cấu của Trần Vũ và của Nam Dao thì ðọc Trần Vũ, Nam Dao sướng hơn nhiều.

Tập truyện dài Gió lửa củ Nam Dao với “tuyệt hư cấu” và thay ðổi cả “trục thời gian lịch sử” viết thật hay. Rất tiếc, phải cần một trình ðộ thưởng thức vãn học nào ðó nên cuốn truyện ðã không ðược người ðọc lưu tâm ðủ.

Và cuối cùng trong Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp, nhà văn cầm bút ở ngoài Bắc với xác chết người đẹp Ngô Thị Vinh Hoa, người tình của Nguyễn Huệ. Câu chuyện trong Phẩm tiết xoay quanh một cái chết mà chỉ nhà văn với giầu óc tưởng tượng mói viết ra được.

Một số nhà phê bình miền Bắc gọi Nguyễn Huy Thiệp “xuyên tạc lịch sử” hay là một thứ “ lịch sử giả”?

Nguyễn Huy Thiệp đã trả lời một cách đích đáng, “Không ai đánh nhau với cái xác chết, người ta chỉ khai thác các xác chết sao có lợi mà thôi.”

Phải chăng cái xác chết mà nhà văn muốn nói ở đây là sự thật lịch sử về Nguyễn Huệ?

Giữa Ngọc Hân – Nguyễn Huệ của Nguyễn Mộng Giác và Ngọc Hân-Nguyễn Huệ của Trần Vũ, của Nam Dao có một chặng đường sa mạc không bao giờ tưởng có thể đi tới.

Đó là một sự đánh tráo con người và số phận Ngọc Hân-Nguyễn Huệ mà chỉ có tiểu thuyết mới có quyền năng làm như vậy. Như thế, phải chăng sẽ không có điểm hẹn lịch sử nào giữa một nhà viết sử và một nhà văn? Thế giới của nhà viết sử và của nhà văn thì không phải là một?

Cho nên rõ ràng nó không có chỗ cho một sự đối đầu cần thiết giữa các quan điểm lịch sử với quan điểm văn học mà chúng ta mong đợi.

Và vì thế chuyện viết sử và chuyện viết của nhà văn có những đối tượng và mục đích khác nhau. Cùng lắm nhà viết sử đi tìm sự thật còn nhà văn trên cả sự thật đi tìm cái đẹp trong nghệ thuật.

Trở về lại với khung cảnh sử học Việt Nam, đặc biệt phía những người Quốc Gia người ta nhận thấy từ Trần Trọng Kim tiếp nối Hoa Bằng, Phạm Văn Sơn, Tạ Chí Đại Trường, Vũ Ngự Chiêu và đến người viết mới đây nhất về Tây Sơn, tác giả Trần Gia Phụng thì ít nhiều đều đi theo một một đường thẳng của hình học phẳng mà không bắt gặp bất cứ con đường nào khác.

taRiêng Tạ Chí Đại Trường – ông có thế giá sử học – ông có những cố gắng khám phá, những biện luận thông minh sắc bén và trí thức, nhưng đôi khi cũng lùi bước trước những “gánh nặng lịch sử”.

Có thể ông đã không viết khác được.

Tạ Chí Đại Trường càng tỏ ra cái tài tuấn biện luận sử học thì một mặt khác cho thấy sự biện luận ấy là do thiếu tài liệu sử, thiếu thông tin sử học. Giả dụ rằng, ông có trong tay đầy đủ chứng liệu sử học từ nhiều nguồn thì chỉ việc khệ nệ bê ra và khỏi cần đến biện luận?
Ngày nay đọc lại bài khảo cứu của ông về cuộc hành quân ra Bắc trong chiến dịch Việt -Thanh cho thấy sự khan hiếm tài liệu thật rõ rệt. Các biện luận của ông về chiến dịch này không còn đứng vững nữa vì thiếu cơ sở.

Lấy một tỉ dụ, người ta đọc thấy những câu chuyện hư cấu, những huyền thoại về Tây Sơn được viết lại trong “ngoại thư” Hoàng Lê Nhất Thống Chí (HLNTC) – một tập sách mà thật ra chỉ là sự pha trộn khéo léo giữa một số sự kiện có thể “giả định là thực” cộng với hư cấu! Linh Mục Nguyễn Phương, giáo sư sử học đại học Huế có viết một bài: Giá trị Hoàng Lê Nhất Thống Chí đăng trên báo Bách Khoa, ngày 14-5-1963, trang 15-22 Trong đó linh mục Nguyễn Phương đánh giá thấp giá trị lịch sử của tập sách và cuối cùng ông xếp vào loại sách truyện, thứ ngoại thư.

Tạ Chí Đại Trường trong tác phẩm Lịch sử nội chiến Việt Nam 1771-1802 cũng thừa nhận HLNTC là không dùng được vì tính cách truyện của nội dung tập tài liệu.

Vậy mà cũng chính Tạ Chí Đại Trường trong phần viết về: Chiến tranh tiêu diệt họ Trịnh, vì không có tài liệu nào khác về phía nhà Nguyễn cũng như về phía sử Trung Hoa. Ông đã đành lòng ghi nhận: Phần viết này thì đều lấy lại ở HLNTC!
Sự trung thực đáng quý. Nhưng nó lại thật là mâu thuẫn với tư cách một người viết sử.

Những “kiến thức có sẵn” ấy do sự lập đi lập lại bởi nhiều người, bởi nhiều “sách vở viết theo” do những nguyên do khác nhau đã dần trở thành những “gánh nặng lịch sử” khó phá vỡ được?

Đã đến lúc phải can đảm trút đi cái “Gánh nặng lịch sử này”.

Xin ðưa ra một bằng chứng ðể làm bằng cớ về số quân nhà Thanh trong cuộc chiến Việt Thanh. Số quân nhà Thanh sang ðánh nước ta ðược sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí phóng lên ðến 500.000, chỗ tài liệu khác xuống 300.000 quân. Riêng sử gia Tạ Chí Ðại Trường thì ðành “khiên cưỡng” chấp nhận con số 200.000 quân ðược coi là chấp nhận ðược bằng vào các sử liệu của Việt Nam. Nhà sử học Trần Quốc Vượng cũng nói ðến con số 20 vạn quân.

Nhưng ngay từ thập niên 1960 thì một ông sử gia Trung Quốc, ông Tưởng Quân Chương, dựa theo Thanh sử, châu bản cũng như Tấu chương của Tôn Sĩ Nghĩ ðã ðưa ra một con số “sửng sốt”. Tưởng Quân Chương cho rằng Tôn Sĩ Nghị chỉ mang “8000” quân sang Việt Nam, trong khi ðó Nguyễn Vãn Nhạc ðã tụ tập 10 vạn binh mã ðể ðánh quân Thanh. Vì vậy quân Thanh ðại bại.

Nguyen Hien Le

Nguyen Hien Le

Để đáp lễ tức khắc Tưởng Quân Chương, các tác giả Nguyễn Hiến Lê và Nguyễn Hữu Ngư viết bài trên Bách Khoa, số 77, ngày 15-3-1960, trang 23: “Bàn về đính chính sử liệu Việt Nam nhân một bài viết của học giả Trung Quốc Tưởng Quân Chương”

Trích lại trong Sự thực sử học: một con đường ngắn nhấn dẫn tới đoàn kết dân tộc, tác giả Vũ Ngự Chiêu, Phần tài liệu đọc thêm II: Việc nghiên cứu nhà Tây Sơn. Đăng trên Báo Đi Tới số 84, Bộ mới, Tôn giáo và Dân tộc, trang 159.

Vấn đề ở đây là để phản bác học giả Trung Quốc, ông Nguyễn Hiến Lê đã dựa trên tài liệu chính sử nào? Tài liệu của các thừa sai Pháp, tài liệu Thanh sử hay tài liệu của các học giả viết bằng tiếng Anh?

Ai là nhà sử học trên có thẩm quyền tinh thần để đưa ra một con số “gần đúng” với sự thật lịch sử?

Tác giả Nguyễn Duy Chính, trong tập biên khảo Việt Thanh chiến dịch. Quân Thanh tiến vào Thăng Long đã đưa ra một con số khá tương cận với con số của học giả Trung Quốc khi ông viết:

“Việc dựng lại các trận đụng độ giữa quân Thanh và quân Nam trong vòng một tháng tiến binh của họ cần phải được cân nhắc để không quá sơ sài như sử nước ta mà cũng không huyênh hoang như sử Trung Hoa.

Vấn đề quân số nhà Thanh đem sang nước ta là bao nhiêu cũng cần được đánh giá lại . Việc khẳng định 20, 30, 50 vạn như nhiều sách vở khó có thể coi là chính xác, phần lớn do nhận định chủ quan và dựa trên ước đoán tổng quát.

Riêng sách vở của Trung Hoa thì họ luôn luôn nhắc lại con số trong Đại Thanh thực lục là một vạn quân mặt đông và tám ngàn quân mặt tây đưa đến con số 18.000 quân cho cả hai mặt.

Và tác giả Nguyễn Duy Chính giải thích thêm là “vua Càn Long chỉ sử dụng quân của bốn tỉnh phía Nam và tây nam như một cuộc chiến ủy nhiệm khác hẳn các chiến dịch khác thường ðiều ðộng nhiều cánh quân từ nhiều vùng, nhất là Bát kỳ Binh ở miền Bắc.” [Xin ðọc thêm bài viết của cùng tác giả về “Từ Quân Doanh kỷ lược ðến Khâm Ðịnh An-Nam kỷ lược”, ðãng trên Gio-o.com ]

Giữa con số đề nghị của Tạ Chí Đại Trường là 200.000 ngàn quân Thanh và con số của Nguyễn Duy Chính chứa tới 20.000 người, đâu là con số giả định có thể chấp nhân được gần đúng?

Người viết xin mượn chữ của Phạm thị Hoài phải chăng cần có kết quả của những phép tính trừ trong việc đọc về các con số trong chiến dịch Việt-Thanh?

3. Giải trừ huyền thoại về cách ðối xử tàn nhẫn của nhà Nguyễn Gia Long ðối với Quang Trung Nguyễn Huệ

Có một điều cần lưu ý bạn đọc là những tài liệu liên quan đến sự “bạo tàn” của Nguyễn Ánh khi mới lên ngôi thì đều xuất phát từ hai nguồn tài liệu:

Thứ nhất từ các lá thư của các thừa sai Pháp trong Archives des Missions Étrangères de Paris, Cochinchine, trong đó có các tài liệu như: Lettres édifiantes et curieuses của Gia Tô Hội. Bộ Nouvelles lettres Édifiantes et curieuses do Đặng Phương Nghi hoặc do Nguyễn Ngọc Cư dịch hoặc Những Lời thuật của Barisy về Trận Thị Nại, Thư của giáo sĩ Le Labousse cũng về Trận Thị Nại hoặc Lời thuật của Brisy về trận Phú Xuân. Cả ba tài liệu trên đều do giáo sư Hoàng Xuân Hãn chuyển ngữ.

Thứ hai và đây là phần quan trọng nhất là các vụ trả thù Tây Sơn lại do chính các sử gia triều Nguyễn chính thức tường thuật lại. Điều đó cho thấy thái độ công khai hóa các trừng phạt vì họ cho rằng trừng phạt đó là xứng đáng, là xử theo luật. Bây giờ người đọc cho là xử phạt quá tàn độc như hình phạt cho voi giày xé là có ghi trong luật lệ hẳn hoi. Giả dụ Tây Sơn có quyền lực trong tay mà bắt được giặc có lẽ cũng không làm khác hơn.

Về các tài liệu của Hội Thừa sai Ba Lê

Khi dịch các tài liệu của Hội Thừa sai Ba Lê, bà Đặng Phương Nghi cũng ghi nhận tính cách “tế nhị” khi phải dịch những lá thư đó. Tuy nhiên, không thể phủ nhận tính cách cập nhật và tinh cách nhân chứng của các lá thư này.

Đọc các thư từ hay bài tường thuật của các thừa sai Ba Lê cho thấy những nhận xét chi li, tỉ mỉ, tính chất người đậm nét và những biểu lộ tình cảm cũng rất người của các lời tường thuật. Nó như chuyện kể thực, sống động và trung thực.

Điều này cũng chứng tỏ Vũ Ngự Chiêu đã bất công khi đánh giá các tài liệu này.

Các lời tường thuật có tính truyền đạt, được sự cảm thông của người đọc không thua gì một bài phóng sự của một tay viết báo bây giờ. Đọc không thể không mủi lòng, rơi lệ vì sự tàn bạo của con người, của kẻ thắng trận đối với kẻ bại trận. Nhất là đối với các phụ nữ, vợ các tướng tá bại trận.

Xin được trích dẫn vài đoạn tiêu biểu.

“Sau ðó, Nguyễn Vương hỏi tôi ðã trông thấy các ngụy tướng chưa; thấy tôi ðáp rằng chưa, ngài cho lệnh giải họ tới. Rồi ngài bảo tôi ði xem các chị em của Tiếm vương (Cảnh Thịnh). Tôi ðã tuân lệnh. Những tù nhân này ở một ngôi nhà kín, hơi tối, thiếu vẻ thanh nhã; trong cảnh huống của họ, có sự tương phản giữa quá khứ và hiện tại. Tất cả có 5 người; một 16 tuổi rất ðẹp, một thiếu nữ 12 tuổi, con vương phi Ðàng Ngoài, dung mạo tầm thường; còn ba người khác từ 16 ðến 18 có nứỚc da hơi sẫm, nhưng dung mạo xinh ðẹp. Trong một ngục thất khác không xa, có thân mẫu của vị thiếu phó, tướng chỉ huy ðạo quânbao vây thành Quy Nhơn. Bà ta ðộ 55 tuổi và có nhan sắc. Trong trạng huống bất hạnh, bà tỏ ra rất cương quyết, có vẻ trinh thục và không tự tôn. Rồi tới vợ phò mã Nguyễn Vãn Trị, là chị ruột của Tiếm Vương. Còn bà Tư-Khấu Ðịnh, vợ tướng chỉ huy pháo binh, có võ tướng; Bà Tham-lĩnh Thông, vợ phó ðô ðốc hải quân và sau nữa còn rất nhiều người, muốn nhớ hết phải ghi cả một niên giám trong ký ức.

Nguyễn Vương đã để cho cướp phá tất cả dinh thự của các tướng địch và tôi tức giận các binh lính đã đập vỡ và phá hủy tất cả những thứ lọt vào tay họ; chắc chắn có những tòa nhà tuy xây cất theo lối Trung Hoa nhưng nếu ở Paris thì có lẽ được coi là những lâu đài tráng lệ, nhiều vườn đẹp trồng nhiều dị thảo và nhiều bình cho Nhật Bản.

Tóm lại, đó là chung cục việc báo thù của Nguyễn Vương và chắc hẳn ít là nỗi oán cừu của ngài rất hời hợt”.

Về Chính sử triều Nguyễn

Nay thử đọc một số trích đoạn được ghi chép trong chính sử triều Nguyễn về các hình phạt “dã man” dành cho kẻ chiến bại:

“Tháng 11 làm lễ tuyên cáo võ công. Ngày Quý dậu tế thiên địa thần kỳ, Ngày Giáp tuất hiến phù ở Thái miếu.(Hiến Phù: Dâng những người bắt được trong chiến tranh.)

Sai Nguyễn Văn Khiêm là Đô thống chế dinh Túc trực, Nguyễn Đăng Hựu là Tham tri Hình bộ áp dẫn Nguyễn Quang Toản và em là Quang Duy, Quang Thiệu, Quang Bàn ra ngoài cửa thành, xử án lăng trì cho 5 voi xé xác (Dùng 5 con voi chia buộc vào đầu và hai tay chân, rồi cho voi xé, đó là một thứ cực hình), đem hài cốt của Nguyễn Văn Nhạc và Nguyễn Văn Huệ giã nát rồi vất di, còn xương đầu lâu của Nhạc, Huệ, Toản và một của vợ chồng Huệ thì đều giam ở Nhà đồ Ngoại. (Ngoại đồ gia: Sau đổi là vũ khổ (Năm Minh Mệnh thứ hai đổi giam vào ngục thất cấm cố mãi mãi) Còn đồ đảng là bọn Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng đều xử trị hết phép, bêu đầu cho mọi người biết. Xuống chiếu bố cáo trong ngoài”.

Trích Thực Lục, trang 531.
Theo tài liệu Bissachère ghi ở trên còn đưa ra chi tiết anh em nhà Cảnh Thịnh trước khi chết còn phải chứng kiến cảnh các lính tráng tiểu tiện vào sọt đựng hài cốt của Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc.

Căn cứ vào sự việc được chính thức sử gia nhà Nguyễn kể lại thì quả thực cách hành xử của Nguyễn Ánh quả là quá tàn độc đội với kẻ đã chết cũng như đối với con cháu và tướng tá thuộc hạ của Nguyễn Huệ.

Cũng vì thế, các nhà viết sử VN đều đồng loạt lên án Nguyễn Ánh, Gia Long. Từ Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược, Phạm Văn Sơn trong Việt sử toàn thư, Hoa Bằng trong Quang Trung, anh hùng dân tộc đến Vũ Ngự Chiêu đều cùng đồng loạt lên án Nguyễn Ánh Gia Long.

Các sử gia Trần Trọng Kim và Phạm Văn Sơn chê trách triều đình nhà Nguyễn hẹp lượng. Hoa Bằng thương tiếc cho người anh hùng Quang Trung bị gán cho chữ Ngụy.

Trần Gia Phụng chê trách Nguyễn Ánh viện cớ việc trả thù chỉ là dựa trên “nghĩa lớn trong kinh Xuân Thu” mà thực ra là trái với đạo lý cổ truyền của dân tộc.

Vũ Ngự Chiêu thì viết:

“Không ai phủ nhận ðược một ðiều: Cách ðối xử của các vua nhà Nguyễn (1802-1945) với Quang Trung Nguyễn Huệ và gia ðình Tây Sơn cực kỳ tàn nhẫn. Theo Ðại Nam Thực Lục, Chính biên, từ tháng Một Tân Dậu,ngay khi tái chiếm kinh thành Huế, Nguyễn Chủng cho lệnh phá hủy mộ Quang Trung, “bổ sãng, phơi thây bêu ðầu ở chợ”. Con trai, con gái, họ hàng và tướng hiệu của nhà Tây Sơn ”31 người ðều bị lãng trì cắt nát thây”…Sự trả Thù còn trút xuống dòng dõi Nguyễn Vãn Nhạc dưới thời Minh Mạng (…)
(Trích Việc nghiên cứu nhà Tây Sơn (1778-1802) Nguyên Vũ, Ngàn nãm soi mặt, 2002. Trích lại trong báo Ði Tới, số 84, bộ mới, trang 159.

Qua những tư liệu vừa trích dẫn trên cũng như sự đồng thuận của các người viết sử cho thấy dư luận nói chung đều lên án cách hành xử của các vua quan nhà Nguyễn đối với Tây Sơn- một người được coi là anh hùng dân tộc.

Tuy nhiên, cũng cần nhìn lại và đánh giá lịch sử cho công bằng.

Thực sự Nguyễn Ánh có phải là người có bản tính tàn độc đối với kẻ bại trận không?

Căn cứ vào chính sử Nhà Nguyễn cho thấy Nguyễn Ánh không phải ác độc như cái nhìn miệt thị của các người viết sử.
Trừ cỏ xấu, cốt để nuôi cho lúa tốt; giết kẻ ác, cốt để cứu giúp dân lành. Vả chăng một phủ Quy Nhơn đều là đất đai cũ, nhân dân cũ của ta, từ thuở Tây Sơn nổi loạn, dùng làm sào huyệt, nhân dân bị thế bắt buộc, không thể không theo (…) Vậy ra lệnh từ nay phàm khi đối trận chém giết thì không kể, còn bắt được người tại trận, không kể người ở Thuận Hóa, Bắc Hà, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, đều được thưởng như nhau bất tất phân biệt; người từ Quảng Ngãi về Bắc thì cho lưu lại để thu dùng, người ở Quy Nhơn trở vào thì cấp cho tiền gạo rồi thả về. Đó thực là đánh bằng nghĩa mà dạy bằng nhân vậy. Ta đã đinh ninh dặn bảo, nếu có ý trái lệnh giết càn thì tức là hạng quân kiêu căng giận dữ, do lòng tàn nhẫn, đều chiếu theo quân pháp mà trị tội.”

Trích “Quốc Sử Quán Triều Nguyễn. Đại Nam Thực Lục”, tập một, trang 471-472, nxb Giáo Dục.

Và đối với bọn cựu thần nhà Lê và những hương cống học trò cũng như con cháu họ Trịnh, Nguyễn Ánh đều lấy lẽ phủ dụ, thấu rõ tâm tình của họ để thu phục họ. Sử nhà Nguyễn viết:

“Ta sẽ nghe lời nói thử việc làm, tùy tài bổ dụng, cho người hiền được có vị, người tài được có chức, họp lòng nghĩ, chia mưu làm, để cùng nên đạo trị nước. (…)

Với dòng họ Trịnh sử viết “Tiên thế ta với họ Trịnh vốn là nghĩa thông gia. Trung gian Nam Bắc chia đôi, dần nên ngăn cách, đó là việc đã qua củ người trước, không nên nói nữa. Ngày nay trong ngoài một nhà, nghĩ lại mồí tình thích thuộc bao đời, thương người còn sống, nhớ người đã mất, nên lấy tình hậu mà đối xử. Vậy cũng báo cho nhau, họp chọn lấy một người trong họ giữ việc thờ cúng, để giữ tình nghĩa đời đời “.
Trích ĐNTL, trang 507-508.

Cách ứng xử như trên, có tình có nghĩa nào phải của một kẻ tàn độc?

Riêng đối với La Sơn phu tử được coi là cố vấn cận thần của Tây Sơn, 4 lần được Nguyễn Huệ vời ra giúp nước đã được Nguyễn Ánh đối đãi khoan hồng như Sử sách ghi:

“Thả Xử sĩ ở Nghệ An là Nguyễn Thiếp vê. Vua dụ rằng: “Khanh là người có tuổi tác đạo đức, rất được người ta trông cậy. Sau khi trở về núi nên khéo đào tạo lấy nhiều học trò để ra sức phò giúp thịnh triều, khỏi phụ tấm lòng rất mực mến lão kính hiền của ta”. Bèn sai quan quân đưa về.
Trích ĐNTL, trang 445.

Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao Nguyễn Ánh, Gia Long lại có mối thâm thù và muốn trả món nợ cừu hận ấy? Phải chăng Nguyễn Huệ cũng xử sự tàn độc khi chiến thắng?

Những việc làm “tàn độc” của Tây Sơn hầu như bị sử sách bỏ quên

Việc Nguyễn Ánh làm thì được kể lại kỹ càng. Nhưng việc của Tây Sơn làm thì không đụng tới. Phải được hiểu như thế nào về sự việc này?

Xin đọc trích dẫn một số sự việc khi Nguyễn Huệ Bắc tiến do linh mục Thomas Thiện viết phúc trình:

“Chừng một tháng nay, một vị tướng của tầu Attila, Nguyễn Huệ tên là Vach Quinh ðã trở lại xứ Nghệ mộ rất nhiều lính. và bắt dân chúng cung cấp một số gạo lớn. Với những hành ðộng tối dã man, tên ác quỷ ðó thường hay xẻo tai, lột da mặt từ trán cho tới miệng, ðánh nhừ tử cho ðến chết những viên xã trưởng hay những ðại diện cho các làng xã không tuân lệnh hắn ngay (…) Ai nếu ðều tin chắc rằng Bắc Vương ra Bắc Kỳ là ðể chiếm ngai vàng vương quốc mà thôi.
Những người ra trình diện ðều bị bắt ngay lập tức. Họ phaỉ trả một số tiền chuộc ít hay nhiều tùy theo chức vụ và tư cách của họ nếu họ muốn chạy tội. Còn nếu không có tiền chuộc, họ sẽ bị xử tử (…) Phẫn nộ trước các hành ðộng khinh thị ý ngài, Bắc Vương liền cho bắt họ lại và ra lệnh tịch thu tài sản của họ. Ngược lại họ cứng ðầu mãi, thì họ sẽ bị giết (…) Quân Tây Sơn ra lệnh cho dân làng ông phải ðem nộp ông ta ngay nếu không cả làng sẽ bị cướp phá hoàn toàn. Dân làng buộc lòng phải tuân lệnh và vị quan khốn nạn này lại rơi vào tay của quân Tây Sơn “ bạo tàn”, chúng liền xử tử ông và treo ðầu ông bên lề ðường.”

Ký tên. Thomas Thiện, linh mục người Bắc Kỳ.
Trích Tài liệu mới lạ về những cuộc Bắc tiến của Nguyễn Huệ, Đăng Phương Nghi,Tập san sử địa, số 9-10, Sàigòn, 1968, từ trang 196-198.

Có hai tài liệu do Ngô Bắc dịch mới đây chứng minh rằng Tây Sơn đã dùng hải tặc Trung Hoa trong việc Bắc tiến. Đám Hải tặc Trung Hoa đã gây nhiều kiếp nạn trong vùng mà chúng đi qua hoặc trú đóng đúng như nội dung bản phúc trình của Thomas Thiện vừa được trích dẫn ở trên. Tài liệu do Dian H. Murray viết với tựa đề: Các ảnh hưởng của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn trên sự phát triển của Hải tặc Trung Hoa. Để viết tài liệu này, Murray cũng đã dẫn chứng hàng chục tài liệu liên quan của các sử gia Tầu như Shun-tehsien-chih, Kuang-tung t’ung-chih, Chu Huai,8 chuan, 1827, v.v…

Điều đó cho thấy binh đội Tây Sơn đi đến đâu dân chúng lầm than khổ sở vì bị cướp bóc, bắt lính và tàn sát dân chúng đến đó.

Nào ai đã viết lại về các sự việc này?

Riêng đối với dòng họ Nguyễn Ánh thì kể như không một người nào sống sót dưới bàn tay của Tây Sơn, trừ lại còn mình Nguyễn Ánh. Theo Trần Gia Phụng ghi lại thì:

- Thứ nhất chú, bác ruột Nguyễn Ánh bị giết là Định Vương Nguyễn Phúc Thuần, Tân chính vương Nguyễn Phúc Dương.

- Thứ nhì anh em ruột của Nguyễn Ánh cũng bị Tây Sơn giết là Nguyễn Phúc Đông (anh ruột) và Nguyễn Phúc Mân, Nguyễn Phúc Thiên (em ruột).

- Thứ ba quan trọng hơn cả, Tây Sơn đã cho quật mộ Nguyễn Phúc Côn (thân phụ cuả Gia Long) đem hài cốt đổ xuống sông năm 1790.

Về việc này, xin đọc kỹ chính sử nhà Nguyễn đã viết lại như sau:
“Tháng 9, ngày Ất Hợi, sửa lại sơn lăng.
Trước kia giặc Tây Sơn Nguyễn văn Huệ tham bạo vô lễ, nghe nói chỗ đất phía sau lăng Kim Ngọc (tức lăng Trường Mậu rất tốt, định dem hài cốt vợ táng ở đó. Hôm đào huyệt, bỗng có hai con cọp ở bụi rậm nhảy ra, gầm thét vồ cắn, quân giặc sợ chạy. Huệ ghét không muốn chôn nữa. Sau Huệ đánh trận hay thua, người ta đều nói các lăng liệt thánh khí tốt nghi ngút, nghiệp đế tất dấ. Huệ bực tức, sai đồ đảng đào các lăng, mở lấy hài cốt quẳng xuống vưc…(…) Đến nay Huyên đem việc tâu lên Vua thương xót vô cùng, thân đến xem chỗ ấy, thì vực đã bồi cát mấy chục trượng. Tức thì sai chọn ngày lành làm lễ cáo và an táng lại.(..) Ngày kỷ Hợi, vua thân đến tế cáo, nghẹn ngào sa lệ, bầy tôi đều khóc cả“
Trích ĐNTL, trang 466.

Chẳng những thế, Tây Sơn Nguyễn Huệ còn đào hết lăng tẩm 8 đời của chúa Nguyễn tại Thừa Thiên, ném xuống sông. Nhưng điều mà Nguyễn Ánh không thể tha thứ được là phần mộ của Nguyễn Phúc Côn, thân sinh của Nguyễn Ánh cũng bị khai quật và hài cốt bị ném xuống sông.

Theo tài liệu ghi lại không lấy gì làm chắc chắn trong Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả cho biết chi tiết như sau:

“Theo truyền thuyết khi Tây Sơn khai quật hài cốt đức đức Hưng tổ ném xuống sông thì một hôm Nguyễn Ngọc Huyên bỏ lưới bắt cá, sau ba lần đều thấy cái sọ nằm trong lưới. Huyên cho là sọ của một vị nào anh linh nên kiếm nơi an táng tử tế. Khi vua Gia Long lên ngôi đi tìm lại hài cốt của thân phụ nghe người làng tường thuật, ngài cho đòi Ngọc Huyên bảo chỉ chỗ. Khi đào được sọ lên, vua chích huyết ở tay mình cho giọt vào sọ, sọ liền hút những gọt huyết này (lối thử này cho biết mối liên hệ cốt nhục giữa hai người)”.
Trích “Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả”, trang 193, nxb Thuận Hoa,, Huế 1995. Trích lại trong bài viết của cụ Võ Hương An “Bàn về Tây Sơn Nguyễn Ánh. Chuyện đời vay trả.”

Dưới cái nhìn thông tục, đời thường, cụ Võ Hương An cho rằng cuộc trả thù của Nguyễn Ánh chỉ là một cuộc vay trả. Đời có vay thì có trả. Nói khác đi sự trả thù có ý nghĩa chính đáng, chấp nhận được nếu đặt trong bối cảnh một xã hội theo thứ “Văn Hóa nuôi thù” vốn tồn tại nơi người Việt Nam.

Trả thù đôi khi trở thành một thúc bách luân lý và bổn phận.

Kết luận

Nay về phía Hà Nội, vào năm 2008 đã có một hội thảo “đánh giá lại Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn” từ đó có một chuyển hướng trong cách nhìn và đánh giá lại sử đời nhà Nguyễn theo một cái nhìn công bình và khách quan hơn. Những đánh giá sử học dựa trên yêu cầu chính trị xem ra không còn thỏa đáng nữa.

Và nay còn một chút hy vọng, có một số người viết sử chuyên ngành, tham khảo nhiều nguồn tài liệu từ nhiều nguồn – từ tiếng Trung Quốc, tiếng Pháp, tiếng Anh.

Hy vọng họ như những con tàu phá băng, phải phá vỡ từ bên trong những kiến thức đã đông cứng. Không thể cứ mãi sống trong những huyễn tượng sử không thật, tự dối mình và dối người.

© Đàn Chim Việt

27 Phản hồi cho “Nhìn lại sử liệu viết về Nguyễn Huệ Quang Trung và Gia Long Nguyễn Ánh[kết]”

  1. nguenha says:

    Nguyễn Huệ -Tây Sơn để lại cho Dn Tộc những chiến Tích lẩy lung chống ngoại xâm. Thế nhưng
    xả hội VN duới thời Tây sơn lại khốn khổ nhat . Cơ cấu xả hội ,tren lĩnh vực Xa thôn tu tri” hầu như bi phá vở . Mot xả hội không có luật pháp và tổ chưc. Cho đến nay chưa có nhà Sử học nào nói rỏ mô hình Xả Hội VN dưới thời Tây Sơn.! Còn xả hội VN duới thời Gia Long (triều Nguyễn) đả đuợc xây dung có quy củ. Đứng đầu là chế độ xả thôn tự trị . Một nền Luật pháp có qui củ. Rỏ nét nhất ,là bộ Dân Luật Triều Nguyễn ,còn gọi là Bộ
    luật Hòang- Việt . Hơn cả Xả hội Miền Bắc truớc 1975,chẳng hề có một nền Luật pháp nào cả. Nói cho cùng , lảnh đạo đất nước mà không có “chữ nghĩa”, thì khó long xây dựng Xả hội cho tốt đẹp. Cho dù có nhiều chiến thắng đi nửa ,có làm kẻ thù khiếp sợ đi nửa,thì đó chẳng qua “cái khiếp sợ” của con người trước Mảnh thú.! Nhưng CON NGƯỜI và CON THÚ hoàn toàn khác nhau.! Bao nhiêu năm VN duới chế độ CS đả Chứng minh điều đó !! Đây củng là lý do mà CS tôn thờ Tây Sôn hơnTriều Nguyễn !!

  2. Triều đại Tây Sơn Nguyễn Huệ says:

    Kể sơ sơ vài điều xảy ra dưới triều đại vua Quang Trung:

    ( Trích từ tài liêu của sử gia Phạm Văn Sơn )

    Năm Quang Trung thứ tư, trong nước khắp nơi đều được mùa vì mưa hòa gió thuận. Cuộc sinh hoạt đã bắt đầu đầm ấm, phát đạt tới nửa phần thuở thanh bình trước do chính sách ưu ái nhân dân của triều đình. Xin nhắc rằng nếu năm nào có tai trời ách nước, triều đình lại ra ân xá thuế, giảm tội cho dân chúng.

    Chính sách nhân hậu này của triều Tây Sơn được nhiều người ngoại quốc ca ngợi và minh chứng: tỉ dụ nhà du hành người Anh là ông Crawford đến viếng nước ta vào năm 1822 là năm vua Gia Long đã mất, và Minh Mạng lên ngôi được 3 năm. Ông chống hẳn lại những lời phê bình bất công của một số sử gia Tây phương đối với nhà Tây Sơn.

    Ông viết như sau: “Bảo rằng nhân dân khao khát dòng vua chính thống dược khôi phục như một số
    người Tây phương chỉ biết có tán tụng vua Gia Long chưa chắc đã đúng và triều Tây Sơn đâu có thất nhân tâm như thế. Tôi được một số nhà buôn Trung Hoa đã sinh sống lâu năm tại xứ này dưới quyền chúa Nguyễn và cả dưới quyền nhà Tây Sơn đoan chắc với tôi rằng các nhà cầm quyền Tây Sơn cai trị dân chúng còn công bằng và khoan hòa hơn nhà vua hiện tại (chỉ Minh Mạng và phụ vương của ngài là vua Gia Long)…”

    Trong việc dùng người, nhà vua biết phục thiện nghĩa là nghe ai là kẻ tài giỏi hoặc hiền đức, nhà vua biết lấy lễ tân sư (vừa coi là khách vừa coi là thầy) để mời tham gia việc nước. Đó là trường hợp đối xử với Nguyễn Thiếp tức La Sơn Phu Tử, Nguyễn Đăng Trường, Ngô Thời Nhậm, Phan Huy Ích v.v…

    Về việc học, nhà vua cho lập trường học từ ở các thôn xã trở lên, dùng đền, chùa làm nơi giảng dạy. Các Huấn đạo được cử đến đây để khuếch trương nền giáo dục.

    Dưới quyền các quan Huấn đạo là các nho sĩ lựa trong đám người có học và có hạnh.

    Khoa thi Hương được mở ra để lấy khóa sinh tú tài, hạng ưu được vào quốc học, hạng thứ cho vào xã học.

    Các ông Cống triều Lê cũng được đắc dụng, nếu chưa làm chức gì triều đình vời ra nhận các chức Huyện quan hay Huấn đạo.

    Đáng chú ý là việc trọng dụng chữ Nôm đã biểu lộ một tinh thần quốc gia mãnh liệt, một ý niệm cách mạng rất thực tế của vua Quang Trung, nghĩa là tuy trong khoa cử, học hành chữ Nho vẫn được dùng nhưng trong chiếu, biểu, sắc, dụ, thi phú, văn Nôm đã được đặc vào một địa vị quan trọng.
    Vốn là con người có óc thực tế, vua Quang Trung sau khi lên ngôi liền nghĩ ngay việc đúc tiền bằng đồng để tiêu dùng trong nước và có sự thuận tiện trong việc thương mãi.

    Rồi đồng tiền “Quang Trung Thông Bảo” được thay đồng tiền Cảnh Hưng khắp chợcùng quê.

    Nhà vua rất chú trọng đến việc khuếch trương kinh tế, thương mãi ra tới bên ngoài nên phái người sang điều đình với Mãn Thanh mở chợ ở Bình Thủy Quan thuộc tỉnh Cao Bằng và ở Du Thôn ải, tỉnh Lạng Sơn.

    Vua Quang Trung lại còn xin lập Nha Hàng ở phủ Nam Ninh thuộc tỉnh Quảng Tây cũng không ngoài mục đích đưa dân ta sang làm ăn buôn bán với Trung Quốc.

    Các điều yêu cầu trên đây được vua Thanh thỏa mãn cả, nhưng một việc nhà vua không hài lòng, dó là chuyện đòi bảy châu thuộc Hưng Hóa xưa.

    Vua Quang Trung lấy làm tức giận lắm và càng hăng hái trong ý chí vẽ lại mảnh địa đồ Việt Hoa để rửa cái hận nghìn thu trên Lịch Sử bị mất đất về phương Bắc.

    Nhưng trước khi tính chuyện đánh Thanh, nhà vua cho quấy rối nội địa Trung Quốc bằng cách lợi dụng đảng “Thiên Địa Hội” làm chuyện khiêu khích Mãn Thanh. Người của đảng chính trị này là những di dân, chí sĩ của nhà Minh thuộc giống Hán vốn bất phục triều Thanh bí mật tổ chức cơ quan này tính xoay lại thời thế.

    Các biên thần nhà Thanh tuy biết rõ Đại Việt có bí mật nhúng tay, nhưng cũng phải bấm bụng chịu vì thấy lực lượng quân sự của nước ta đang thịnh phát.

    Một quốc hận đáng kể cho người Việt từ đời Hậu Lê tới nay còn là một kỷ niệm chua cay, tức là việc cống người vàng. Sau Tiền Lê đến Mạc và các vua Lê đời Trung Hưng cũng vẫn tiếp tục việc cống người vàng. Nhà Tây Sơn khi đã yên vị không chịu lệ này do đó vua Quang Trung có gửi thư cho Phúc Khang An xin bãi bỏ, vua tôi nhà Thanh phải nghe theo.

  3. Quang Trung đánh bại Thái Lan says:

    Sử gia Phạm Văn Sơn: Năm Giáp Thìn (1784) Nguyễn Ánh ( Gia Long) lại rước quân Tiêm La về giúp. Hai tướng Tiêm là Chiêu Tang và Chiêu Sương kéo sang Nam Việt hai vạn quân và 300 chiến thuyền, đi đến đâu quấy nhiễu dân chúng rất là tai hại.

    Quân Tiêm thắng được Trương Văn Đa tiến đến tận Long Hồ, được tin này Nguyễn Huệ vội vào ngay Gia Định, áp dụng chiến thuật lùi để nhử địch vào các địa điểm chiến lược của mình là Định Tường.

    Tại Xoài Nút, Huệ đặt phục binh bên Rạch Gầm. Quân Tiêm đến thì quân của Huệ đổ ra bất thình lình đánh cả hai mặt thủy bộ. Quân Tiêm xoay trở không kịp, chết và bị thương mười phần chỉ còn một hai chạy về nước.

  4. Vua Quang Trung đuổi Tàu says:

    Sử gia Phạm Văn Sơn – Đại tá, trưởng phòng Quân Sử/Bộ TTM/QLVNCH :

    Chiến Sự Việt Thanh

    Tổng đốc Lưỡng Quảng là Tôn Sĩ Nghị và Tuần phủ Tôn Vĩnh Thanh. Bọn này liền dâng sớ lên xin vua Càn Long gấp rút lợi dụng cơ hội này sang chiếm nước Nam, bề ngoài lấy danh nghĩa dựng lại họ Lê và trừ quân Tây Sơn. Vua Càn Long chấp thuận luôn đề nghị này và ra lệnh chu biện việc ăn ở cho cung quyến vua Chiêu Thống cùng cho nhà vua theo quân Thanh về Nam chinh. Việc đã quyết định xong, triều Thanh liền huy động binh mã bốn tỉnh Vân Nam, Quí Châu, Quảng Đông, và Quảng Tây được tất cả là 200.000 người, chia làm ba đạo kéo vào nội địa nước ta .
    ………..
    ………..

    …Ngày hôm trước (mồng 4) Tôn Sĩ Nghị được tin báo cấp tốc rằng các đồn Hà Hồi, Ngọc Hồi bị phá, đã cho Thang Hùng Nghiệp đi cứu thì sáng sớm đã thấy phía Tây Bắc chìm trong khói lửa, súng nổ không ngớt. Kỵ binh đi dọ thám về cho hay đồn Điền Châu cũng đã bị hạ, quân Nam đang ầm ầm kéo vào các cửa ô. Nghị mất tinh thần không kịp đóng yên ngựa cùng vài thân binh vượt cầu phao trên sông Nhị Hà chạy sang Bắc Ninh.

    Quân đội các doanh cũng chạy theo chủ tướng, xô đẩy nhau không còn chút gì là trật tự. Cầu phao bị đè nặng, chịu không nổi rồi hàng vạn con người bị hất xuống lòng sông làm tắc cả giòng nước. Tiếng rên than, kêu khóc vang cả một góc trời. Nghị chạy đến Phượng Nhỡn nghe nói quân Tây Sơn từ mặt Đông sắp tới chẹn đánh, sợ quá. Mấy kẻ thủ túc vất vả cả sắc thư, cờ hiệu, bài lệnh, ấn tín cho dễ thoát thân. Hai đạo quân của Vân Nam, Quí Châu vừa sang tới Tây Sơn nghe Nghị thua chạy cũng vội rút lui nốt.

    Thế là chỉ trong vòng 7 ngày chiến đấu ào ạt, vua Quang Trung đã tiêu diệt được hai trăm nghìn quân Thanh mau như chớp nhoáng. Đây là một vũ công oanh liệt đáng xếp vào bậc nhất trong các vũ công lớn lao của các danh tướng cổ kim trên thế giới.

  5. jasont. says:

    Bài viết không mang tính sữ chính thống. Sữ liêu không thuyết phục .,nếu không nói là bị lệ thuôc vào sữkẻ thù là TC đẻ nhìn lại và mong muốn hiệu đính lại sụ việc mà. trước đây ng kiểng đã làm và đã bị phê phán.
    Các Giáo sĩ tây phương thuộc dàng trong (phò N.Ánh) thì những gì họ ghi chép ,dù cho là có khách quan thì cũng chĩ trong chừng mục nào đó .Ra sức nói xấu n.ánh vì bọn hcm đã tự cho mình là giặc (chống triều đình) nên tìm chút chính nghĩa ,dựa vào giặc tây và chú nghĩa dân tộc giã hiêu đẻ làm cuộc CM XHCN/CSCN. Đói vói vua Qtrung thì vinh danh ,cũng áo vài cờ đào ,đua vị vua anh hùng dân tộc vào giai cấp nông dân đẻ tuyên truyền cho giai cấp vô sản vung lên thoát xiềng phong kiến vua quan,làm nên ljch sữ.
    Trong Nam Nguyễn Ánh được các sử gia vn xét công và tội công minh hơn,ít nhất là phải vậy .Thời đại vua nhà nguyễn vẫn còn,nhưng lich sữ vẫn ghi chép về việc cho hoàng tữ cảnh theo giáo sĩ qua tây ,và sau cử phái đoàn phan thanh giản ,phạm phú thứ đi theo giáo sĩ thông dịch qua cấu viện với vua napoleon. Gắp lúc văn minh tây phương dang tiến bộ lơn ,cần thược địa đẻ khai thác,nên quân Pháp tiến chiếm vn sau khi gia long đưởi được quân nguyến quang trung,thống nhất sơn hà. Nguyễn Ánh lịch sữ không quên ghi thêm cái ơn mở mang bờ cõi tới phương Nam mà SG ngày nay ,ngày xưa thuộc khmer (hiện đang có phong trào đòi lại SG và chiêm thành cũng săn sàng đung lên (chế linh chũ tịch cái “nước” chàm ” đó.) Cao nguyên thì thời tây ,thời N Đ Diệm cố gắng gìn giữ vì là lãnh thổ vn không thể tách rời ,vưa là điêm chiên lược quan trọng . (khai thác bô xít là cho tụi tàu cơ hội bằng vàng chiêm cao nguyên ,làm bàn đạp chiếm Nam VN Tàu trên phươn Bắc ,Táu Phương Nam ép lại còn vn bắc kỳ tí xíu. Thế nào không thành Li tô VN trong tương lai cho mấy anh TNCS KHOÁI litoo SG !.
    Trở lại v/đ là sữ miền Nam viết nhu thế về N.ÁNH ,không có mạt sát ,không phê phán, Viết sự thực. Về việc nguyên nhân xâm lược của Pháp về cuộc kháng Pháp của vn ,trong đo coó vua quan nhà nguyễn ,và cuộc giết đạo dã man của nhà nguyễn…
    Riêng về vua QT thì lich sử ghi nhận cuộc nổi dậy của anh em họ tren danh nghĩa phò lê diệt trịnh mà ai cũng biết ,chúa Trinh đầy quyền uy ,có uy quyền hơn vua hay nói rỏ vua chĩ là bù nhìn….Và cuộc ra Bắc của QT khong phải dươi danh nghĩa là Vua mà chĩ là Tướng quân phò lê mà thôi .Bơi vây QT mới được vua Lê phong là BBV và công chúa N Hân cho. Khi vua Lê nghe lời sàm tấu của các quan lại mới cầu vieej Tàu. Và vì đó ,BBV N.Huệ lên ngôi vú ,tên quang trung ,chinh phạt Bắc Hà ,đuổi quân tàu ra khỏi bờ cỏi.Chiến công hiẻn hách làm nên một QT anh hùng ,được so sanh vói vua Napoleon Pháp. Như vậy những gì sử tàu viết hay về vụ bạo hành tình dục của vua QT (bệnh hoạn)thì có nên LÀ SỮ của người trí thức viết một cách đàng hoàng hay là do một tên thích bạo dâm bằ óc ,bằng tướng tượng bệnh hoạn viết ra.?
    Cho nên ,nvl. chĩ là viết phê phán theo nhà viết sử miền Bắc ,,khen chê theo cach viết sử của xhcnvn,của bọn phàn loạn . NVL cũng thiên về N,ánh,NA với cái nhìn của bon bắc kộng mà phản bác ca ngơi .Nhưng tại sao ca ngơi N.Ánh thì cứ ca ngợi (miền Nam ai chê N,Ánh đâu ?)nhưng laaji phải hạ bệ một anh hùng dân tộc? hạ người khác một cách sat ván ,vieej sử tàu kẻ thù truyền kiếp ,viện các giáo sĩ phò tá n.ánh thì không là người trí thức có tâm ,nếu không nói là phê phán nhân vật lịch sữ ,kể cã anh hùng trong mắt nhân dân ,đẻ BIỆN HỘ cho HCM cõng rắn cắn gà nhà . Đó là chưa kể còn biện hộ cho lêchiêuu thống ,trần Ich tắc mạc dăng dung (thời thế thế thời thời phải thế !).
    Cúng như có phản hồi đặt câu hỏi tai sao người tàu (người Việt nữa ) lại chạy theo NÁnh vào Nam mỡi khi quân tây sơn tới ? Đó là vì họ đã theo tổ Vương Nguyễn hoàng từ đời ong cha. Đó là chữ trung , Thuyết tại sao người Nam phần lớn họ Nguyễn ? Vì tổ tiên họ theo NH vào Nam lập nghiếp đều lấy theo họ nhà chúa (nguyễn ) đẻ tỏ dạ trung thành !. Còn tụi tau buôn bán sầm uất là vậy mà cũng chống quân tây sơn ,không giúp đở họ ,còn tố cáo hoặc che dấu quân N.Ánh (như dân theo cộng,như nhà chùa bao che cs trong thời vnch vậy).lại cón nạn giặc tàu ô chống thũy quân của vua quang trung . Đương nhiên trong chiến tranh kẻ theo phe bên này thì bên kia giet và ngược lại. Tuy nhiên cung nên tìm hiểu tại sao dân lại chạy theo NÁnh ? (và bấy giờ trong Nam vẩn còn một số tục lẹ của dân miền trung chay vào Nam lánh nạn và đem theo quê hương của họ…)
    (J)

  6. Hn says:

    Phương Ngàn nói

    “Ở đây người ta có thể thông cảm với tác giả Nguyễn Văn Lục cùng những người được ông ta trích dẫn đều có ý đồ muốn đánh sập mọi thần tượng giả dối, kể cả soi xét lại những người đã được cho là anh hùng kiệt xuất nhất. Khuynh hướng chỉnh ngụy như vậy là tốt, nhưng nếu đi quá đà, có tính cực đoan không cơ sở hóa lại bôi bác, phản lịch sử, nhất là xuyên tạc các cá nhân, các nhân vật lịch sử một cách hồ đồ, không đúng đắn.”
    …………..
    Chưa thấy tác giả NVL chứng tỏ rõ ràng là Nguyễn Huệ có những lý do nào, những nhược điểm nào và Gia Long Ng Ánh có những ưu điểm nào đáng kính, đáng trân trọng, ghi ơn mà chỉ thấy ý kiến cá nhân của t/g dành nhiều cảm tình cho Ng Ánh và ác cảm với Ng Huệ
    Dù sao lịch sử chê bai, kết án Ng Ánh là có lý do, người ta đánh giá ông là rước voi dầy mồ, chính ông là người rước Tây chứ còn ai?
    Nhưng tuy nhiên lịch sử cận đại, thời Ngô đình Diệm, thời Ng van Thiệu.. nay còn biết bao tranh cãi về công tội huống hồ từ thời xa lơ xa lắc ba bốn trăm năm.
    Muốn đem lại công bằng lịch sử phải là những tay uyên bác, tham khảo hàng trăm phó sách Hán, Nôm cổ xưa chứ nói khơi khơi zăm ba ý kiến riêng chưa thể gọi là khách quan lịch sử được

    • DẤU NGÀN says:

      NGU BỎ MẸ !

      Cứ trích một câu này thôi cũng thấy thâm ý của ông Nguyễn Văn Lục là thế nào : “Ðây là truyện ngắn mà người viết bài này ðọc ðến ngỡ ngàng, thích thú và sướng vô cùng … ”
      Và còn nhiều câu khác nữa, như : “Cái gì về phía Quang Trung là anh hùng, hào kiệt, là cách mạng nông dân, là chiến thắng thần thánh, là “hết lời, hết ý”. Còn nhiều chỗ khác nữa. Đọc mà không hiểu ẩn ý của người khác thì đọc làm gì, lại tỏ ra ta đây là đúng đắn, chính xác !

      Lại còn nói : “Muốn đem lại công bằng lịch sử phải là những tay uyên bác, tham khảo hàng trăm phó sách Hán, Nôm cổ xưa chứ nói khơi khơi zăm ba ý kiến riêng chưa thể gọi là khách quan lịch sử được”.

      Đúng là ngu bỏ mẹ ! Chữ dăm tiếng Việt mà viết thành chữ zăm, hoàn toàn lếu láo, vô nghĩa, chưởi cha tiếng nói của dân tộc mình !

      Không biết rằng có đọc cả thiên vạn cuốn sách mà đầu óc tối tăm cũng chẳng thấy ra được điều gì. Đó cũng chỉ là thứ mọt sách. Cái quý là sự cảm nhận, nhạy bén, thấu suốt một cách khách quan của người đời. Không cứ là tân hay cổ, người tinh anh thì đánh giá lịch sử một cách chính xác ngay, có để trong bụng mà không nói ra cũng thế. Còn nếu đầu óc mê muội, có học già đời, có viết ra cả tram cuốn sách mà thiếu ý nghĩa phán xét khách quan và sâu sắc cũng bằng vứt đi, vì đều là thứ tạp nham chẳng để làm gì !

      Vả chăng đây chỉ là diễn đàn công khai, rãnh lúc nào viết chơi lúc ấy lập tức khi ngồi vào bàn phiếm, nhằm trao đổi ý kiến cho vui mà có ích với tất cả mọi người. Cần gì phải nghiên cứu thâm sâu gì mà bảo là khơi khơi ! Chuyện nghiên cứu thâm sâu, dài hơi, để dành cho các nơi khác, nông cạn vậy mà cũng khoác lác !

      TIẾNG NGÀN

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      Chuyện xưa về Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh, đa phần là do tài liệu…kể lại, thêm thắt tuỳ theo…hứng, nhận định, của từng của sử gia…

      Nhà Nguyễn cai trị VN gần 300 năm, cha con Nguyễn Ánh ở cái thế…trùm, tha hồ mà…vẽ, tự bơm, tự sướng…(Y chang như Việt Cộng hành xử trong nữa thế kỷ thời hiện đại). Câu chuyện thành…dể hiểu.

      Riêng thời Diệm, thời Thiệu mà còn…biết bao tranh cãi, thì rỏ ràng là chỉ có cò mồi cs cãi…láo, các anh nhân sỉ bất lương của miền Nam cãi…bừa mà thôi…

      Còn cái…bàn cãi của lũ thầy chùa tu ham vui, cựu MTGP, các anh cựu tướng…dốt và con cháu, thì không đáng nói đến, lũ…điếm.

      Thời Diệm, thời Thiệu, nhân chứng sóng còn rành rành, báo chí hard copies, phim ảnh còn đầy đủ…

      Sự thật chính xác ra đấy, mắt…hí cỡ nào, cũng phải thấy chớ?

      Không Diệm, không Thiệu, làm gì có miền Nam tự do được 20 năm?

      Diệm Thiệu nhờ Mỹ cung cấp…đồ chơi, cự lại với giặc Cộng được cung cấp bời Nga, Tàu, Ba lan, Tiệp Khắc Đông Đức, Bắc Hàn.

      Mỹ bắt tay với Tàu Cộng, ngưng cung cấp đồ chơi, phe Cộng lại tung hết ga cho Giặc Cộng, thì Diệm Thiệu đành…chịu chết. Vậy thôi, có gì mà…bàn cãi?

      Nhiều em…mắt hí, tự cho rằng mình sẽ…làm tốt hơn Diệm Thiệu nếu mình co dịp…lên đời, dân VN sẽ…sướng hơn thời Diệm Thiệu. Thậm chí có em còn…tưỡng tượng rằng thì là không cần Mỹ giúp đở, em vẫn anh hùng, lãnh đạo miền Nam VN đánh bại cả khối cs! Chửi Diệm Thiệu độc tài, kềm kẹp…phát triển, nghe mà muốn…bùng lỗ tai…

      Rỏ ràng là chưa thấy giặc Cộng phá hoại hàng ngày, chưa biết…lợi hại…

      Diệm Thiệu đã…tận nhân lực, tri thiên mạng. Dân VN bị…xui, máng giặc Cộng láo. Đó là sự thật, nhân chứng sống còn tràn đầy, bàn cãi gì nữa?

      • Quách Mẫn Châu says:

        Thật tình là k muốn cmt mà nhìn cách bạn viết chịu k được phải viết. Bạn nói nhờ Diệm, Thiệu được 20 năm tự do? Tự do chỗ nào khi khắp nơi bắt bớ, tù đày. Cái luật 10/59 nó lê máy chém khắp miền Nam thì sao? Nhà tù Côn Đảo, Phú Quốc bạn k nhìn thấy nó đối xử với dân như thế nào à?

      • Tien Ngu says:

        Nghe em hỏi, anh Ngu biết ngay em là…cò mồi Cộng láo, loại…mắt hí…

        * Miền Nam bắt bớ tù đày, toàn là bắt các lũ khốn theo Cộng láo nằm vùng phá hoại, nói dóc.

        Chúng giựt dây cho các thầy chùa, tu mà còn ham vui, xua Phật tử xuống đường loạn cào cào.
        Chúng luốn sâu, xúi dục các em ăn cơm quốc gia, thờ mà Cộng láo, quậy học đường tới bến…
        Chúng âm mưu khủng bố, quăng lựu đạn rạp hát, quá cà phe, đấp mô ngăn song cấm chợ, giật mìn xe đò…

        Vân vân và vân vân…

        Miền Nam không nên bắt bớ tù đày lũ khốn kiếp này à?

        * Cái vụ…lê máy chém khắp miền Nam, anh Ngu cười khữa khữa, miễn giãi thích. Bởi cái này là…vẹt nó nói mí nhau..

        * Miền Nam 20 năm tự do đi lại, tự do cư trú, tự do ngôn luân, tự do tư hữu, tự do tôn giáo, tự do…học hỏi…20 năm,
        So với xã hội Cộng láo, tạm vắng tạm trú giấp phép, nói chuyện vạch mặ chuột anh Hồ…lớp 7 là bị chúng tó, học thì phải bắt buộc tư tưởng Max Lenin, tư tưỡng Hồ…lớp 7…
        Vân vân…

        Mở con mắt hí lên, em?

  7. PHƯƠNG NGÀN says:

    PHƯƠNG PHÁP LUẬN SỬ HỌC

    Sử học là một ngành của khoa học xã hội. Mục đích của sử học là nghiên cứu quá khứ để tìm ra một cách chính xác những gì đã xảy ra, tìm ra sự thực nào còn che giấu, mục đích là để soi sáng cho hiện tại.

    Như vậy tính cách của sử học luôn đòi hỏi sự trung thực, sự chính xác, sự khách quan của người nghiên cứu.

    Sử học là khoa học nên nó hoàn toàn tách khỏi chính trị. Nếu chính trị muốn nô lệ sử học theo mình, đó là chính trị ngu. Nếu người viết sử chỉ là bồi bút cho chính trị, đó là thứ giặc trong văn hóa, là thứ tôi đòi hạ cấp và đáng phỉ nhổ nhất.

    Nền tảng của lịch sử là nền tảng xã hội. Nên tảng này là kinh tế, văn hóa, các yếu tố tự nhiên, các yếu tố đời sống cộng đồng cũng như các cá nhân con người. Lịch sử không tách rời xã hội, mà cũng không tách rời những cá nhân cụ thể. Lịch sử mà không cứ đến những cá nhân cụ thể, nhất là những con người tạo ra các biến cố hay các thành quả, hay các sự nghiệp chung nào đó, thì chỉ trừu tượng và mông lung.

    Có một thời kỳ những người làm sử tại miền Bắc VN áp dụng một cách máy móc quan điểm duy vật lịch sử của Các Mác để giải thích mọi nội dung lịch sử nước nhà đều theo thuyết duy vật lịch sử. Đó là ý thức nô lệ của bọn điếu đóm, không phải của nhà sử học chân chính, tức nhà khoa học về quá khứ một cách trung thực, chính xác nhất. Trong quan niệm này có cả Trần Đức Thảo thì thật đáng tiếc. Người ta không nhận ra quan điểm duy vật lịch sử của Mác thực chất chỉ là quan điểm hồ đồ dựa vào quan niệm biện chứng vớ vẩn và vô căn cứ của Hegel.

    Ở đây người ta có thể thông cảm với tác giả Nguyễn Văn Lục cùng những người được ông ta trích dẫn đều có ý đồ muốn đánh sập mọi thần tượng giả dối, kể cả soi xét lại những người đã được cho là anh hùng kiệt xuất nhất. Khuynh hướng chỉnh ngụy như vậy là tốt, nhưng nếu đi quá đà, có tính cực đoan không cơ sở hóa lại bôi bác, phản lịch sử, nhất là xuyên tạc các cá nhân, các nhân vật lịch sử một cách hồ đồ, không đúng đắn.

    Nên viết sử là viết về những con người, những nhân vật cụ thể, những chủ thể cụ thể, những thời kỳ, thời đại cụ thể, nhưng trên nền tảng khách quan của xã hội, không thể chỉ nặng về cái nào mà nhẹ về cái nào. Bởi hai yếu tố đó không thể tách rời mà cùng gắn bó làm thành một.

    Vậy thì nói Quang Trung Nguyễn Huệ và Gia Long Nguyễn Ánh, phải xem xét tình hình xã hội của hai nhân vật và bản thân riêng của hai nhân vật. Phải thấy sự thành công của họ là do đâu, sự thất bại của họ là do đâu. Họ đã làm được gì trong cuộc đời của mình. Và khi họ chết đi thì sự thể xã hội biến chuyên như thế nào.

    Nguyễn Huệ là người có công đầu trong việc đặt nền tảng cho sự thấng nhất đất nước qua hơn 100 năm nội chiến Trịnh Nguyễn. Nguyễn Huệ có tinh than và ý thức dân tộc cao. Việc cho dùng chữ nôm và việc đại phá quân xâm lược Mãn Thanh của ông là hai dấu son sáng chói nhất. Tuy nhiên sự nghiệp triều Tây Sơn chỉ ngắn ngũi. Nếu cũng lâu dài như Gia Long thì chưa biết sự thế sẽ như thế nào. Người viết sử nhà Tây Sơn phải đặt vấn đề nhiều về các ý nghĩa trên.

    Còn Nguyễn Ánh sau khi thống nhất được giang sơn vẫn làm cho nước nhà hưng thịnh một thời gian dài, cho dầu trước kia ông có vấp một vài nhược điểm. Như vậy cũng thấy tài thao lược và tài kinh bang tế thế đáng nễ của ông ta. Đây chính là nền tảng để xét ý nghĩa và giấ trị của triều Nguyễn Gia Long, không phải chỉ dừng lại ở các tình tiết hay chi tiết vụn vặt.

    Nên có những nhà văn viết chuyện về Nguyễn Huệ hay Nguyễn Ánh theo kiểu thêu dệt hoặc bài xích mà không có cơ sở là vô trách nhiệm và thật đáng tội. Như viết về Nguyễn Huệ để vạch ra hình ảnh như một tên võ biền, một kẻ cuồng dâm, cuồng sát thì thật bôi ác vị anh hùng dân tộc. Còn việc những hành vi trả thù thấp kém nào đó của Gia Long đối với gia tộc và bề tôi của Nguyễn Huê, cũng phải xem xét trong ý nghĩa của xã hội phong kiến hay tâm lý quá đáng của Nguyễn Ánh là do đâu và trong tình huống thế nào. Không thể chẻ mẻ hay tách biệt ra khỏi các ý nghĩa chung.

    Như thế Quang Trung là anh hùng áo vải thật. Nhưng nếu lấy tâm lý nô lệ của cộng sản để cho đó là giai cấp nông dân vùng lên chống phong kiến nhà Nguyễn trong Nam lúc đó, đó là giai cấp đấu tranh mà Mác đã dạy, thì đám viết sử như vậy chỉ là đám ngu dốt, mạt hạng. Ngược lại nếu chỉ thấy Nguyễn Ánh là giai cấp thống trị tìm cách trả thù, phá hỏng cuộc cách mạng nông dân của Nguyễn Huệ cũng là bọn ngu si phản khoa học.

    Cho nên tóm lại lịch sử là lịch sử, không thể đồng hóa hay đánh đồng kiểu đánh lận con đen vào với các khuynh hướng chính trị nhất thời. Quan niệm duy vật lịch sử của Các Mác thực chat chỉ là quan niệm tào lao, mê tín vào biện chứng luận của Hegel một cách dốt nát mà không gì khác. Mác từng nói hạ tầng cơ sở quyết định thượng tầng kiến kiến trúc theo cách thuần túy duy vật mê muội, mà không thấy được sự tương tác giữa lịch sử xã hội khách quan và ý thức con người chủ quan là hoàn toàn có thật. Bởi vậy không thể có nhà sử học kiểu nô dịch mà chỉ có nhà sử học chân chính, công minh, khách quan, đúng đắn mới thật sự có giá trị. Và chỉ có nhà nhà sử học có giá trị thì sản phẩm nghiên cứu lịch sử được viết ra mới có chân giá trị và mới giúp ích cho cuộc sống thật sự.

    NON NGÀN
    (29/7/14)

    • Trẻ says:

      “Nền tảng của lịch sử là nền tảng xã hội. Nên tảng này là kinh tế, văn hóa, các yếu tố tự nhiên, các yếu tố đời sống cộng đồng cũng như các cá nhân con người. Lịch sử không tách rời xã hội, mà cũng không tách rời những cá nhân cụ thể. Lịch sử mà không cứ đến những cá nhân cụ thể, nhất là những con người tạo ra các biến cố hay các thành quả, hay các sự nghiệp chung nào đó, thì chỉ trừu tượng và mông lung”. Tôi rất thích đoạn này của Phương Ngàn. Phải như vậy, luận một nhân vật trong lịch sử phải dựa vào 2 yếu tố: phẩm chất cá nhân và công nghiệp xã hội.
      Nói riêng về tác giả Nguyễn Văn Lục, tôi rất tiếc về bài viết này, nhất là dòng tác giả tự bày “Ðây là truyện ngắn mà người viết bài này ðọc ðến ngỡ ngàng, thích thú và sướng vô cùng”. Tôi nghĩ rằng nó hoàn toàn trái ngược với con người Nguyễn Văn Lục mà tôi rất quý trọng??? Về nội dung bài viết thì rất tầm thường. Để nói đến 2 nhân vật lịch sử Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh, tôi chỉ cần nêu ra cũng 2 nhân vật lịch sử nhưng ở thời đại sau này: Ngô Đình Diệm và Hồ Chí Minh. Ai xứng đáng được vinh danh hơn ai?
      Tôi cũng muốn nêu ra một sự lặp lại mà tôi nghĩ rằng ngẫu nhiên như sự trùng lặp của lịch sử. 3 anh em nhà họ Ngô và 3 anh em nhà Tây Sơn. Ông Nguyễn Văn Lục hãy suy ngẫm thử xem.
      Tôi rất quý trọng ông ở sự tận tâm viết về Tổng thống Ngô Đình Diệm cũng như bào đệ của ông. Tôi nhớ ông đã có lần chứng minh một cách thuyết phục cuốn Chính Đề Việt Nam của vị cố vấn tài ba Ngô Đình Nhu, gần đây nhất là bài Lên tiếng thay cho một người không còn cơ hội lên tiếng. Ông đồng cảm với gia đình họ Ngô cũng giống hệt như tôi vậy.
      Ông ca ngợi Tổng thống Ngô Đình Diệm nhưng ác cảm với vua Quang Trung, thật trớ trêu thay!
      Bài viết này là một sự mâu thuẫn khá lớn trong biện luận của ông và cũng là sự tự sỉ nhục mình vậy.

  8. Thắc-Mắc says:

    Tôi thật tình đã đọc kỹ hai bài viết này của NVL, phần 1 và phần kết này. Rất tiếc là những phản-hồi vừa it vừa phê-bình không chính-xác. Công lao của tác-giả trong việc tìm-tòi, nghiên-cứu những dữ-liệu rõ-ràng không được đánh giá cao. Tác-giả rất rõ-ràng đưa ra hai hướng viết sử-liệu về QT và GL, một đa-số thì bắt chước nhau cứ tô son đánh phấn QT, để chính-sử không còn là chính-sử nữa, mà thành …dã-sử hay cái-gì-sử. Chỉ một vài người có can-đảm, dựa vào những dữ-liệu tương-đối khách-quan hơn để đánh giá GL, (và có lẽ cũng để phục-hồi GL). Không chờ đọc xong bài viết của NVL để có những nhận-định khách-quan về hai nhân-vật trên, tôi trước đây cũng đã có những suy-nghĩ khách-quan hơn về hai nhân-vật đó.
    Trước đây tôi cũng đã có nhận-xét rằng đa-số đã có những đề-cao quá đáng về Nguyễn Huệ, khiến vị anh-hùng này hầu như là thánh, không còn là con người bình-thường như chúng ta.Tôi cũng từng tự đặt vấn đề quân Thanh và Tôn sĩ Nghị đại bại trước cuộc tấn-công của đội quân Quang Trung, và tôi cũng đồng tình với một ý-kiến phê-bình của một bài viết nào đó về cách di-chuyển liên-tục ngày đêm của quân-sĩ của đội quân Quang Trung, bởi binh-sĩ thay phiên nhau, hai người võng một để sự di-chuyển được liên-tục và nhanh chóng. Phát-hiện điều này như là một sự khôi-hài. Khi còn là học trò, học-sinh thi tôi phục lăn ra cách làm trên ; nhưng khi vào lính và lớn lên, có khuân-vác nặng mới thấy ró chuyện đó thật khôi-hài. Còn Nguyễn Ánh, tôi cũng đã không màng đến những phê-phán cá-nhân về tính lạnh-lùng, tàn-ác – thực chất thì phải cần coi lại, như qua vài đoạn mà tác-giả đã đề-cập trong phần kết này. Theo tôi, bạo-tính như người ta gán cho Nguyễn Ánh nên dành cho vua Minh-Mạng thì đúng hơn. Chúng ta không thể phủ-nhận lòng kiên-trì, sự nhẫn-nại, ý-chí sắt đá của Nguyễn Ánh, thất-bại bao nhiêu lần – chẳng khác gì Lưu Bang thua Hạng Võ – nhiều lúc cận-kề với cái chết, cùng vô vàn hiểm-nguy, để rồi thông-nhất sơn-hà, lập nên triều Nguyễn không dưới 100 năm. Phải thẳng-thắn mà công-nhận Nguyễn Ánh là một thiên-tài, có một chiều dài đấu-tranh xuyên-suốt trước khi lên ngôi, rồi có 18 năm làm vua, chắc-chắn không đơn-giản : bên ngoài còn lo những dư-đảng của Tây-sơn, của nhà Lê, nhà Trịnh, giặc-giã, bạo-loạn trong nước, v.v… và bên trong, chắc-chắn không loại-trừ việc giải-quyết nạn công-thần đòi công, đố-kỵ lẫn nhau, nạn tranh quyền giữa các hoàng-tử, v.v…
    Tác-giả đã nêu rất đúng về sự-kiện rằng rất it những sách viết tốt cho Nguyễn Ánh, trong khi khách-quan mà nói, người ta đã cường-điệu QT mà vì lý-do nào đó, lãng quên GL. Lịch-sử cần phải viết lại một cách đúng-đắn và đứng-đắn. Không phải tác-giả chê những người đã viết sử vì khả-năng, vì cảm-tính khi viết sử, mà chính đa-số những người này làm không đúng chức-năng.
    Cảm ơn tác-giả vì sự đóng-góp có ích cho tôi. Tôi print hai bài viết này của tác-giả để làm tài-liệu, cũng như đã print những bài khác của tác-giả.

    • vybui says:

      Đồng ý (gần hết) với bác!

      Để “lý giải’ cho sự bên trọng, bên khinh này thì phải viện ra cái gọi là “tự hào dân tộc”!
      Nếu Nguyễn Huệ không đánh bại đám quân ô hợp Tôn Sĩ Nghị thì chắc …chết với ‘lịch sử’! (quần thần, con cháu nhà Lê và cả xứ Bắc Hà hoài Lê). Nguyễn Ánh thì ngược lại, đã không có ‘hào quang’ trên, lại đã đôi ba bận “mướn” gà Tây, gà Xiêm đá …”gà Di” ( hehehe!)

      Cái thời mà các triều đại vua chúa còn cai trị, thì XÃ TẮC là TÀI SẢN RIÊNG cuả nhà các Cụ (Lý, Trần, Lê, Nguyễn…) chứ DÂN với NƯỚC chi mô? (có chăng các Cụ dùng đám lê dân vừa còng lưng phục vụ vừa đem xương máu bảo vệ triều đại mình thì có, chứ dân tộc ở mô mà tự hào?).
      Cho nên trước hết phải nhìn vào tài cán xây dựng cơ đồ, dựng nghiệp cuả các Cụ đã, rồi thứ đến mới tính đến những chuyện ‘cao cả’…khác !

    • NGÀN PHƯƠNG says:

      LUẬN SỬ

      Luận lịch sử phải luận từng giai đoạn tạo nên nó. Luận giai đoạn lịch sử phải luận các nhân vật lịch sử tạo nên nó cũng như ngược lại.

      Đã vậy luận các yếu tố cấu thành đó đều phải xem xét rành rọt, tỉ mỉ về nguyên nhân, về thực trạng gây nên, về ý nghĩa thực chất của vấn đề, và cuối cùng phải đánh giá những thành tựu đạt được hay các hậu quả gây ra cho toàn cục hoặc giai đoạn liên quan mà nó đem lại.

      Đó cũng là cách để xem xét hoàn cảnh cùng thời đại của Quang Trung và của Gia Long. Không thể xét kiểu manh mún hay phân mảnh rời rạc rồi đưa ra các kết luận chủ quan, phiến diện, thiếu sót.

      Nên nói chung lại, giữa Nguyễn Ánh và Nguyễn Huệ cũng bên chín lạng bên một cân. Bên nào cũng có chỗ ưu và chỗ khuyết nếu chứng minh cụ thể ra được và xét tính cách của nó một cách đúng đắn. Công lớn nhất của Nguyễn Huệ là đại phá giặc Thanh. Công lớn nhất của Nguyễn Ánh là xây dựng một đất nước qui mô, cường thịnh suốt gần trăm năm.

      SẮC NGÀN

  9. noileo says:

    Trích:
    “Trước 1975 tại SG ,bên cạnh đường Gia Long vẫn có đại lộ Nguyễn Huệ ,sử gia VNCH rất công tâm với lịch sử”

    “Chính quyền SG trước 1975 vói tinh thần dân tộc đã đặt tên cho ngôi trường nữ trung học nổi tiếng đất Mỹ Tho là trường Lê Ngọc Hân ( Đến bây giờ vẫn còn ) và tại SG có con đường nhỏ mang tên nữ sĩ Lê Ngọc Hân”

    “Tội ác của nhà Tây Sơn

    Cuối tuần vừa rồi xuống nhà 1 người bạn ở Biên Hòa chơi, sẳn dịp mình đến tham quam Cù Lao Phố, ghé xem vài ngôi chùa cổ còn lại của vùng đất nầy. Tình cờ nghe một vài người cao tuổi kể cho nghe về lịch sử vàng son một thời của Cù Lao Phố , từng là một trung tâm thương mại giàu có và sầm uất của vùng đất phưong nam dưới thời Chúa Nguyễn. Nhưng khi nhà Tây Sơn đến đây đã họ hũy diệt và tàn sát thật thảm khóc cộng đồng dân cư người Hoa sống ở đây thật là thảm khóc. Tương truyền rằng xác người hôi thối trôi dạt la liệt cả một đoạn sông quanh Cù Lao Phố, phố xá nhà cửa hoang tàn chỉ còn là nhửng bãi tha ma.

    Nghe qua câu chuyện mà lòng tôi cảm thấy chạnh lòng quá! Tôi đã từng câm phẩn khi nghe Vua Gia Long thanh trừng con cháu và tướng sĩ Tây Sơn bằng những luật hình quá dã man. Nhưng giờ đây nghe một vị anh hùng dân tôc Nguyễn Huệ nhẫn tâm tàn sát hàng nghìn người dân vô tội, nghe sao mà hụt hẩng quá! Chắc phải có nguyên cớ gì đây!? Huynh đệ nào giỏi lịch sử làm ơn tìm giúp cho tôi một lý do tại sao nhà Tây Sơn lại hành xử như thế!”

    (Thần Phong, 13-02-2013 lúc 21:56 )

    ( http://lichsuvn.net/forum/showthread.php?t=28900)

    • vu trung says:

      1 phần của nguyên nhân là bởi vì cộng đồng người Hoa supported NA trong thời kỳ đó.

      • Lại Mạnh Cường says:

        Có bao giờ bạn ta tự hỏi:

        * Tại sao cộng đồng người Việt gốc Hoa ở trong Nam lại ủng hộ nhiệt thành Chúa Nguyễn (Nguyễn Ánh) là phía thua trận, trốn chui trốn nhũi mỗi khi phía Tây Sơn do Nguyễn Huệ cầm đầu hành quân (theo gió mùa) vào Nam ???

        * Điều gì làm cho họ trung thành với Nguyễn Ánh, phía cai trị, mà không hề ủng hộ Nguyễn Huệ, phía cách mạng và Nguyễn Huế nổi danh là anh hùng cái thế, xuất thân là “áo vải cờ đào” !

        Có giải mã được mới thấu hiểu nổi Việt sử thời cận đại và từ đó hiểu được thời hiện đại !

        Việt sử bị bóp méo bởi mọi phía, rồi các người nghiên cứu hay víêt sử làm biếng, không có tư kiến, cứ thế sao chép nhau, tạo nên cái nếp gấp nếp hằn trong trí não mọi người, rồi thành định kiến: Nguyễn Huệ là anh hùng, chống ngoại xâm …; còn Nguyễn Ánh … cõng rắn cắn gà nhà !
        Chắng cứ gì Nguyễn Ánh mà cả Lê Chiêu Thống nữa, cũng mang tội trên !

        Chính vì thế mà bọn CS đã có cơ hội tốt tuyên truyền VNCH cũng mang tội “cõng rắn cắn gà nhà” (trong khi bọn nó cũng một duộc cả thôi, chỉ có tài khéo che đậy, “ăn vụng nhưng biết chùi mép” thật sạch)

        Ngắn gọn, lịch sự hay Việt sử cần được giải mã qua cái nhìn mới, KHÔNG THIÊN KIẾN, tôn trọng sự thật, bằng cách không “đánh bóng tô màu”, không “thần tượng hóa” một ai cả, từ cấp lãnh tụ như vua quan,tổng thống tướng tá đến lính tráng lẫn dân quèn ! Vâng chẳng có cái gọi là “nhân dân anh hùng” bla bla bla kiểu CS thường đề cao qua trò “ra ngõ gặp anh hùng”!
        Con người nào, dân tộc nào cũng có những mặt tốt mặt xấu, quốc gia nào cũng có lúc thịnh lúc suy. Cái chính là làm sao tồn tại cho đến ngày nay và làm sao sống cho ra kiếp người ! Sống như kiếp con vật người thà chết sướng hơn !

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Nếu có cái nhìn theo kiểu phía được gọi là chính thống thời đó, Tây Sơn là đám làm loạn (rebel), còn gọi thân thiện hơn là quân nổi dậy, đề cao thì thành quân cách mạng (revolutionist) !

        Nếu so sánh ta thấy Tây Sơn chả khác nào đám Thái Bình thiên quốc của Hồng Tú Toàn bên Tàu thời nhà Mãn Thanh, cũng nổi dậy chiếm đất đai xưng hùng xưng bá một thời gian dài, làm cho triều đình nhà Thanh rúng động.

        Có như thế ta hiểu được tại sao Lê Chiêu Thống lại cầu viện nhà Thanh, vốn là liên minh của nhà Lê mạt (vua Lê chúa Trịnh); cũng như Nguyễn Ánh liên mình với quân Xiêm hay với người Pháp để chống nội loạn là Tây Sơn.

        Tất cả thực sự chỉ là một sự tranh dành quyền lực, tranh vương đồ bá, không hơn không kém. Bởi Tây Sơn nổi loạn, muốn cướp ngôi nhà Lê, áp bức vua Lê, sỉ nhục sĩ phu Bắc Hà, khuấy đảo xã hội ngoài Bắc qua những trò cướp bóp trắng trợn hay làm tiền đám nhà giầu, nhất là đám thương gia gốc Tàu ở ngoài đó … cho nên mới xãy ra cớ sự cầu viện nhà Thanh chống lại và Nguyễn Huệ có cớ chống ngoại xâm để chính thức chiếm Bắc Hà !

        Đó là con đường tiến thân duy nhất của Nguyễn Huệ, bởi kẹt cứng (impasse) không bung nổi về phía Nam. Do chia đất giữa anh em với nhau, mà có lần Huệ vây chặt đánh thành Qui Nhơn, khiến Nguyễn Nhạc phải leo lên mặt thành khóc mà rằng :”Sao nở lòng nào dây đậu nấu sôi đậu trong nồi đến thế !” Huệ xấu hổ lui binh và từ đó về sau không mưu toan đánh các anh là Nhạc và Lữ nữa !

        Riêng cái chữ Nôm rất khó học, phải giỏi tíêng Tàu mới học nổi, do lối ghép chữ Tàu (phần nghĩa với phần âm), cho nên sau này nhà Nguyễn lại đổi lại chữ Tàu là thế. Đó là mMột cuộc cách mạng không thực chất, chả khác nào CS làm cách mạng vô sản, chạy lòng vòng lại về khởi điểm, vừa tôn công tốn của tốn bao mạng người !

        Thói đời vẫn thế, nhất là ở các dân tộc và quốc gia chịu ảnh hưởng nặng của Tàu. Khi nổi lên thành công ít nhiều là lo ngay chuyện đầu tiên phải phá bỏ sạch cái cũ, bất kể hay giỏi gì cũng mặc. San bằng rồi xây dựng cái của mình lên trên đó, theo kiểu “tao đè đấu cưỡi cổ cho mày ko ngóc đầu lên nữa” !

        Nói theo kiểu thời nay, một thứ “văn hóa lùn” bởi kẻ cầm đầu toàn là bọn cơ hội chủ nghĩa, nên còn mang tính man rợ sơ khai thời cổ lỗ ngày xưa, không bíêt chân thiện mỹ nên chẳng hề trân qúi những cái hay cái đẹp của thế gian.
        Hở cơ ra là tìm cách trả thù thật cay độc, tàn nhẫn vô nhân tính, khiến đổ vỡ hết mọi tình tự dân tộc.

      • Lại Mạnh Cường says:

        Xin phép góp ý nhanh vì bận việc, nên văn phong lủng củng, mong thông cảm.

        Trả lời tại sao quân Tây Sơn mỗi lần theo gió mùa vào miền Nam đánh quân chúa Nguyễn lại không được ủng hộ, mặc dù thế mạnh như chẻ tre, đánh đâu được đó, Nguyễn Huệ là anh hùng cái thế, đánh tan cả viện binh Xiêm của chúa Nguyễn tại Rạch Gầm.
        Nguyên do quân Tây Sơn thường làm tiền đám thương buôn khách trú ở Hội An và đất Gia Định. Chưa kể đàng Trong là đất chúa Nguyễn, nên những người khách trú dĩ nhiên chịu ơn Chúa Nguyễn và hậu duệ là điều đương nhiên. Nay đám làm loạn Tây Sơn bạo tàn với họ tất nhiêu họ ngả theo phe Nguyễn Ánh là điều không tránh khỏi.
        Đó là chưa kể phía Tây Sơn sau này không giữ nổi đất Gia Định nên cứ theo gió mùa dong thuyền vào Nam đánh phá cướp bóc, rồi lại rút lui về mang theo chiến lợi phẩm, khiến dân sở tại càng thêm oán hận, bởi tình hình mất an ninh không thể làm ăn chi được, nhất là đám thương buôn người Tàu.
        Gia đình và con cháu Dương Ngạn Địch với Mạc Thiên Tứ chịu ơn Chúa Nguyễn đãi ngộ khi sống lưu vong trên đất Việt do chủ trương “phản Thanh phục Minh”, dĩ nhiên sống chết gì cũng thờ Nguyễn Ánh là chúa của mình.

        Đó là chưa kể theo đạo lý của người Tàu thì Nguyễn Ánh chính danh trong khi quân Tây Sơn là tiếm danh, bởi là quân nổi loạn chống Chúa Nguyễn mà thôi.

        wikipedia (GIA LONG)
        Tháng 3 năm 1782, Nguyễn Huệ cùng vua Thái Đức mang quân thuỷ bộ Nam tiến. Tây Sơn đụng trận dữ dội ở sông Ngã Bảy và cửa biển Cần Giờ với quân Nguyễn do chính Nguyễn Ánh chỉ huy. Dù lực lượng thuyền của Tây Sơn yếu hơn, nhưng nhờ lòng can đảm họ đã phá tan quân Nguyễn đồng thời buộc Manuel tự sát, tuy vậy cũng thiệt hại khá nhiều binh lực[26]. Nguyễn Ánh thất trận bỏ chạy về Ba Giồng, rồi có khi trốn sang tận rừng Romdoul, Chân Lạp[27] (rừng Romdoul là khoảng khu vực phía bắc tỉnh Svay Rieng). Tây Sơn đuổi theo vào cuối tháng 4, bắt vua quan Chân Lạp hàng phục và buộc tất cả những người Việt ở đấy phải về nước nhưng Nguyễn Ánh lại trốn kịp.

        Vua Thái Đức khi chiếm lại Nam bộ gặp phải sự chống đối mạnh của người Hoa ủng hộ Nguyễn Ánh tại đây. Sự chống đối này khiến cho Đô đốc Phạm Ngạn, người vốn rất thân thiết với Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ, tử trận và đồng thời binh lính Tây Sơn thương vong nhiều trong khi đánh dẹp[28][29]. Hay tin, Nguyễn Nhạc rất đau đớn và để trả thù, ông tiến hành tàn sát hơn một vạn người Hoa ở vùng Gia Định và tàn phá nặng nề vùng Cù Lao Phố[28][29]. Vụ tàn sát này cộng với vụ tương tự trước kia Tây Sơn thực hiện ở Hội An khiến cho cộng đồng người Hoa giàu có, vốn dĩ trước đã có cảm tình nhiều hơn với Nguyễn Ánh, quay sang ủng hộ Nguyễn Ánh hết lòng cho đến hết cuộc chiến của mình khiến cho ông có được một nguồn lực kinh tế rất lớn[30][31]. Ngoài ra, việc này còn cản chân Tây Sơn trong việc truy bắt Nguyễn Ánh, khiến cho Nguyễn Ánh có cơ hội quay trở về Giồng Lữ, một đô đốc Tây Sơn là Nguyễn Học đem quân đuổi theo Ánh bị quân Nguyễn bắt giết khiến cho Nguyễn Ánh có được 80 thuyền của Tây Sơn. Nguyễn Ánh thấy vậy định kéo về chiếm lại Gia Định nhưng đụng Nguyễn Huệ dàn binh quay lưng ra sông đánh bại khiến Nguyễn Ánh phải chạy về Hậu Giang, Rạch Giá, Hà Tiên rồi theo thuyền nhỏ trốn ra Phú Quốc[31].

      • Tien Ngu says:

        “Nếu so sánh ta thấy Tây Sơn chả khác nào đám Thái Bình thiên quốc của Hồng Tú Toàn bên Tàu thời nhà Mãn Thanh, cũng nổi dậy chiếm đất đai xưng hùng xưng bá một thời gian dài, làm cho triều đình nhà Thanh rúng động.”

        Thưa,

        Cái này đúng là so sánh theo kiểu….mắt hí…

        Tây Sơn Nguyễn Huệ trăm trận trăm thắng. Uýnh từ quân Tàu cho đến quân Xiêm La, chạy…tét ghèn.

        Tây sơn Nguyễn Huệ mà không đi dứt bất tử, không chừng VN đã lấy lại được lưỡng Quãng…

        Nguyễn Ánh đụng độ với Tây Sơn Nguyễn Huệ, thì cũng như là…gà nuốt dây thun. Trăm trận trăm…chạy. Mãi cho đến khi Nguyễn Huệ qua đời, nội bộ lục dục, Nguyễn Anh mới có dịp…hát…

        Thái Bình Thiên Quốc làm…éo gì được như thế?

        So sánh…bất lương.

    • vu trung says:

      Đây cũng chỉ là chút thảo luận trước là mua vui, sau là … cũng chỉ mua vui :)

      1) Người Hoa ở phía Nam, tụ về 18 thôn vườn trần (thập bát phù viên), đa phần là phản Thanh phục Minh, mà NA controlled phía Nam (cũng như cs kiểm soát vùng nông thôn) nên đa phần người Hoa theo, vã lại, trong quân NA có nhiều tướng lĩnh người Hoa – cha con Tổng Viết Nghĩa là ví dụ, nên NA khôn khéo hơn NgHuệ trong việc gây cảm tình. Nhưng cả 2 bên đều có lý do để làm thế. NA là vì lôi kéo tạo chống đỡ cho mình, còn QT thì làm vậy để … có khi là vui lòng dân Việt bài xích người Hoa.

      2 người gây lộn, thì chả bao giờ chỉ có 1 bên lỗi là thế. Đây kô phải là làm việc theo cảm tính, mà là có tính toán (hy vọng là thế).

      2) Bên theo NA bảo QT là loạn thần tặc tử, hoặc là phản nghịch. Có triều đại nào mà chẳng bắt đầu bằng loạn thần tặc tử. Có đọc ai đó viết, Lưu Bang/Hạng Vũ đáng lẻ phải phò tá cho Tần nhị thế, chứ sao lại làm loạn.

      3) NA sau khi đánh tan quân Tây Sơn, đã lên ngôi là “Thái Tổ” … Như thế, thái tổ phải là vị khai quốc vương, là người đầu tiên. Theo đó, thì NA cũng là loạn thần tặc tử đánh cướp giang sơn thôi, chứ có khác gì quân Tây Sơn.

      :)

  10. haingoai says:

    Bài viết dài, khó hiểu và nhất là không có chủ đề, không có trọng tâm giống như bài tùy bút, mặc cho ngòi bút tùy hỷ muốn tới đâu thì tới

Phản hồi