Làm gì để cứu non sông?
Việt Nam, dẫu có đôi ba phen bị chia cắt. Cũng có lúc có hai, ba cơ chế công quyền khác nhau. Hoặc giả, có đôi lần bị đô hộ bởi ngoại bang, nhưng người Việt Nam xem ra vẫn luôn có được những điều đáng tự hào, đáng hãnh diện, hơn hẳn những sắc dân, hay những quốc gia đồng thời với mình từ khi lập quốc như: Tề, Hàn, Triệu, Sở, Tần, Tấn, Ngụy, Ngô, Việt (của Việt vương Câu Tiễn trong bách Việt) là chúng ta, dẫu là một sắc dân nhỏ sống rải rác ở phía nam sông Dương Tử đến lưu vực sông Hồng. Bị đẩy dần về phương nam, nhưng vẫn còn một quốc thể, một ngôn ngữ, một văn tự, một nòi giống sống chung trên một giải đất hình chữ S mang tên Việt Nam, chạy dài từ ải Nam Quan đến Mũi Cà Mâu. Cộng với một biển đông xuôi theo chiều dài của bờ đất, vươn ra ôm lấy các đảo, và quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không rời. Như thế, Ta hãnh diện. Ta còn có một quê hương, một dân tộc đứng riêng ở cõi trời Nam là nhờ vào ý chí của tiền nhân qua nhiều đời luôn trung thành với hai nguyên tắc bất di bất dịch: Hy sinh vì đại nghĩa và tru di kẻ bán nước cầu vinh.
Tiếc rằng, bài sử ký này chỉ được nguời dân Việt Nam ở miền nam trân trọng học tập và thực hiện việc bảo vệ giang sơn của cha ông cho đến ngày 30-4-1975 là… chấm hết. Bởi vì, từ sau ngày quốc nạn 30-4-1975, và trước đó, từ 3-2-1930 đến 20-7-1954, tại miền bắc Việt Nam, dưới chế độ cộng sản, đã chẳng có sách vở nào được ghi chép, đã chẳng có người dân nào được phép nhắc nhở đến bản đồ địa lý mà cha ông ta để lại, cũng như chẳng ai được nhắc đến chuyệt phạt Tống, bình Ngô, triệt Hán, diệt Thanh của cha ông ta nữa. Lý do:
Đảng cộng sản được thành lập từ 3-2-1930 với 7, 8 ủy viên tại Hồng Kông, nhưng đến năm 1941 đã chết sạch, ngoại trừ một mình Hồ tùng Mậu đang thọ án chung thân khổ sai ở cao nguyên, và một Trịnh Đình Cửu … mất tích, không một tin tức, không có một hoạt động nào đáng được ghi lại từ sau ngày thành lập cho đến khi ông ta chết sau này. Bỗng dưng, vào cuối năm 1938, TC cho một nhân vật có tên là Hồ Quang mang quân hàm thiếu tá trong Bát Lộ Quân của Chu Đức đóng ở Quế Lâm, Quảng Tây xuất hiện. Hồ Quang sau này được gọi là Hồ Chí Minh, về VN lãnh đạo đảng và nhà nước VNDCCH từ 1940-1969. Hồ Quang là một cái tên nghe lạ tai, nhưng thật ra đây là một trong số 169 cái tên gọi, bút hiệu, bút danh của HCM được nhà nước Việt cộng chính thức công nhận và công bố. Theo bản công bố này, Hồ Quang có một sơ yếu lý lịch về năm sinh, học vấn, hoàn toàn khác biệt với sơ yếu lý lịch của Nguyễn sinh Cung (Nguyễn ái Quốc). Tài liệu ghi nhận: “Sơ yếu lý lịch của Hồ Quang tại Lớp huấn luyện Nam Nhạc /thuộc tỉnh Hồ Nam. Năm 1939. Hồ Quang 38 tuổi- Phụ trách điện đài – Quảng Đông – Thiếu tá – tốt nghiệp Đại học Lĩnh Nam – Giáo viên trường Trung học. Biết ngoại ngữ, quốc ngữ. (ảnh 1, ảnh 2) Nguồn: Lưu trữ Trung Quốc”. 胡光(即胡志明主席)1939年在湖南省南岳培训班的简历。 胡光—电台员—38岁—-广东—-少校 —-毕业于岭南大学——中学教师。会外语和国语 .
Theo bản lý lịch chính thức này thì Hồ Quang sinh năm 1901. Trong khi đó Nguyễn Sinh Cung sinh năm 1891. Thứ đến, Hồ Quang có sở học và nơi chốn học tập hoàn toàn khác biệt với lý lịch của Nguyễn sinh Cung. Liệu việc giới thiệu Hồ Quang có phần lý lịch riêng trong danh sách 169 bí danh, bút hiệu của Hồ chí Minh do nhà nước VC công bố, có dụng ý gì khác thường chăng? Liệu sự kiện này có phải là một hình thức gián tiếp giới thiệu về lý lịch thật của người mang tên HCM là chủ tịch đảng và nhà nước Việt cộng từ 1940-1969 hay không? Nếu không, thì nó mang một ẩn ý gì?
Trở lại chuyện của Hồ Quang. Từ sau khi xuất hiện, Hồ Quang được TC hỗ trợ và đưa về VN, đến khoảng tháng 8-1942 đổi là Hồ chí Minh, bị bắt ở Túc Vinh vì giấy tờ đã hết hạn? Sau khi ra tù, y trở lại Việt Nam và trở thành lãnh tụ của đảng cộng sản và chủ tịch của nhà nước VNDCCH từ 1945. Nhưng mãi sau này, khoảng 1948-49, sau khi biết chắc không còn một người Việt Nam nào hoạt động cùng thời kỳ trước 1930, hay thân nhân nào biết rõ về tông tích diện mạo của Nguyễn Ái Quốc còn sống, cũng như biết rõ, hồ sơ của y không thể bị tiết lộ từ phía cộng sản Liên Sô và Trung cộng, HCM mới từ từ úp mở cho người ngoài biết y là Nguyễn ái Quốc! Tuy nhiên, tất cả mọi hoạt động của Hồ chí Minh và tập đoàn CS đều cúc cung phụng vụ cho Tàu cộng và ra sức thực hiện chủ nghĩa vô tổ quốc tại nước ta. Với chủ trương này, CS đã tuyên truyền và mở cuộc chiến tranh vào miền nam với chiêu bài giải phóng dân tộc. Nhưng thực tế là thực thi những sách lược do Trung cộng đề ra như lời công bố của Lê Duẩn bí thư đảng cộng lúc bấy giờ là:“cuộc chiến này là đánh cho Trung quốc, đánh cho liên Sô” hay là “công việc của chúng tôi là phụ thuộc vào Mao chủ Tịch” (Lê Duẫn).
Mặt khác, Hồ Chí Minh đã chỉ đạo cho Phạm Văn Đồng, người đang giữ chức Thủ Tướng của nhà nước VNDCCH ký công hàm công nhận chủ quyền 12 hải lý thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc Trung cộng theo bản công bố chủ quyền trên vùng lãnh hải lãnh thổ do Chu Ân Lai trước đó hai tuần lễ. Việc công nhận này đã gây ra một hậu quả nghiêm trọng cho chủ quyền về biển đảo của Việt Nam hiện trực thuộc chính phủ Việt Nam Cộng Hoà tại miền nam quản lý theo Hiệp Định 1954. Nó cũng là nguyên cớ làm cho hình dạng bản đồ địa lý của Việt Nam không ngừng thay đổi.
Trước tiên, về việc tranh chấp, định ước quốc tế “Estoppels” quy định rằng “Trong một tranh chấp cụ thể, vào một thời điểm nào đó, nếu một bên có thỏa thuận hay đồng ý ngầm, hoặc công nhận chủ quyền của một bên khác đối với một vùng lãnh thổ đang tranh chấp, thì sự công nhận hoặc đồng thuận đó có hiệu lực pháp lý.” Ai cũng biết, Trung cộng đã từng mưu toan gây tranh chấp về chủ quyền biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa với Việt Nam sau đệ nhị thế chiến. Tuy nhiên, trong hội nghị San Francisco năm 1951, dù được Nga bảo trợ, Trung cộng đã hoàn toàn thất bại trong việc tranh chấp chủ quyền với 3 phiếu thuận và 47 phiếu chống. Sau cuộc bỏ phiếu này, trưởng phái đoàn và cũng là Thủ Tưóng đương nhiệm chính quyền Việt Nam lúc bấy giờ là Nguyễn Văn Hữu đã tái công bố chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Lời công bố của TT Hữu không có bất cứ một đại biểu nào trong 51 phái đoàn được mời đến để tham dự Hội nghị này, kể cả Liên Sô và ngưòi đại diện của Trung cộng lên tiếng bác bỏ. Theo nguyên tắc, chủ quyền của Việt Nam đối với Hoang Sa, Truờng Sa là không thể có tranh cãi nữa. Tuy nhiên, TC dường như chưa bao giờ từ bỏ cuồng vọng bành trướng, nên không muốn tuân thủ những quy định mang tính quốc tế từ hội nghị này.
Theo đó, việc Phạm Văn Đồng ký công hàm công nhận chủ quyền của Trung cộng theo công bố của Chu Ân Lai (1958) trên những vùng lãnh hải, lãnh thổ này, dù không phải là đơn vị có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền này theo Hiệp Định Geneve 1954, đã đặt Việt Nam vào tình trạng có thể mất Hoàng Sa, Trường Sa vào tay TC. Hoặc ít nhất, là VNDCCH tự cho mình quyền đại diện cho Việt Nam để từ bỏ quyền chủ quyền thuộc vùng lãnh hải và lãnh thổ này cho TC chiếm giữ theo định ước Estoppel. Bởi vì theo định ước này diễn giải, “một khi bên nào đã đồng ý, hoặc đã công nhận chủ quyền đang tranh cãi thuộc về phía bên kia thì sẽ không thể bác bỏ chủ quyền của bên kia đối với vùng lãnh thổ đó sau này. Trái lại phải tôn trọng chủ quyền của bên kia”. Lời giải thích này đã hoàn toàn đẩy VNDCCH và kế thừa của nó là CHXHCNVN ra khỏi cuộc tranh chấp với Trung cộng về Hoàng Sa, Trường Sa. Hơn thế, việc Phạm Văn Đồng còn làm Thủ Tướng của nưóc Việt Nam thống nhất sau khi họ xóa bỏ hiêp định Geneve và Paris để chiếm đóng miền nam bằng bạo lực vào ngày 30-4-1975, và không hề có bất cứ một lời nói, một văn thư nào đá động đến việc tiếp quản chủ quyền trên Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam theo Hội Nghị quôc tế San Francisco và hiệp định Geneve 1954 làm cho Việt Nam mất dần tiếng nói đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Đây là một sự im lặng tồi tệ, đáng nguyền rủa vì nó đã đồng loã với nội dung bản công hàm mà chính y đã ký trước kia.
Tuy thế, không phải một mình Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Lê Duẫn, hay Trường Chinh theo đuổi chủ trương bán nước, thờ Tàu. Trái lại, sau những kẻ mở đường này là đến Nguyễn Văn Linh, Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười, Nguyễn Mạnh Cầm, Lê Đức Anh, Phan Văn Khải… qua hai Hiệp Định, Hiệp Thương biên giới vào 1999 và 2000 là 796 km2 đất giáp ranh biên giới với Trung cộng thưộc các vùng Bản Giốc, Nam Quan, Lão Sơn, Tục Lãm và gần 3/4 diện tích vịnh bắc bộ đã bị chúng ký bán cho Trung cộng với gía là 2,5 tỷ đô la như một số tin tức rò rỉ và lan truyền trên báo chí. Từ đó, Việt Nam đã mất hẳn những vùng đất này, và không ai còn được nhắc đến nũa! Nếu mai sau, có một thể chế mới muốn tìm lại cái cọc mốc của biên giới đã được ký kết phân ranh giữa Việt Nam với Mãn Thanh vào năm 1883 thì cũng chẳng còn tìm ra dấu tích nó nằm ở đâu nữa. Tệ hơn, nếu cộng sản còn tồn tại trên phần đất này, không biết sau 5, 10 năm nữa con cháu ta phải học bài sử ký ghi chép ra sao? Bời vì dưới thời của những cái tên Mạnh, Kiệt, Dũng, Trọng ,Sang, Hùng, Lưu, Luận, Hải… thì không còn phần đất nào của Việt Nam thiếu dấu chân đi lại của quan cán Trung cộng, và không biết là có bao nhiêu khu rừng, vùng biển hay những nơi gọi khu đặc cư, những khu làng Tàu, cơ sở thương mai, kinh doanh cho riêng Tàu nhân, mọc lên như nấm ở trên nước Việt. Trong lúc người dân Việt lầm than, lang thang không có vài mét đất làm cái lều để sinh sống!
Có nước mắt nào của ngưòi Việt Nam không rơi xuống trước thảm cảnh này không? Hỏi xem, tại sao cha ông ta trải qua hàng nghìn năm trong những nỗi khó khăn tột cùng vẫn để lại cho con cháu được phần di sản thiêng liêng to lớn như thế, mà nay con cháu sao mà tệ?
Tôi cho rằng, con cháu cũng chẳng tệ gì lắm. Tuy nhiên, sau gần 70 năm bị bào mòn bởi bởi ý thức vô tổ quốc của CS, thế hệ lớn thì vị tư kỷ thành ích kỷ, lớp trẻ thì không được giáo dục về lòng yêu quê hương, yêu đồng bào một cách đứng đắn. Cộng với một cuộc tàn phá tôn giáo và luân thường đạo lý do Việt cộng thực hiện, đã tạo ra một xã hội với những sinh hoạt bát nháo, hỗn mang, đầy tính lọc lừa vô đạo, làm cho lòng người thêm chán nản, mất niềm tin. Họ đành phải sống chụp giựt, buông xuôi, tư kỷ thành ích kỷ. Đã thế, họ không được nhắc nhở, thấm nhuần giáo huấn của tiền nhân ta trong công cuộc giữ nưóc và kiến quốc là nuôi lòng hy sinh vì đại nghĩa và dứt khoát tru di những kẻ mãi quốc cầu vinh, mà nên nỗi!
1. Hy sinh vì đại nghĩa dân tộc
Phải nói ngay rằng, người dân như một thúng bột tinh nguyên. Bột không có nước quyện vào, chỉ cần một cơn gío nhẹ lướt qua, bột sẽ bay đi và vương vãi khắp nơi. Lòng hy sinh vì đại nghĩa của người dân cũng thế. Nếu không được giáo dục về lòng yêu nước thương nòi một cách nhân bản, nhân văn, đứng đắn theo lịch sử để gắn kết lại với nhau, chỉ cần những biến động nhỏ, lòng người đã ly tán. Nhưng nếu lòng dân luôn được nhào nặn và nuôi sống bằng tinh thần nhân bản, bằng ý thức tổ quốc thì nó luôn kết hợp với nhau, dẫu có là giông bão, biến động, bột cũng không lìa khỏi thúng! Theo cách nhìn này, lòng hy sinh vì đại nghĩa dân tộc trong lòng người Việt Nam lúc nào cũng có và có đầy ắp. Đặc biệt, sẽ phát huy thành sức mạnh lớn để bảo vệc sự trường tồn của quê hương. Nhưng xem ra là rất dửng dưng trước những tranh chấp của các phe phái. Đó là điều rất đáng qúy và cha ông ta đã biết cách chỉ tên kẻ thù, biết cách biến lòng hy sinh này thành những ngọn sóng thần, vùi dập tất cả những thế lực binh cường tướng mạnh từ Tống, Minh, Hán, Nguyên, Thanh khi chúng xâm phạm bờ cõi Việt Nam.
Nay, không phải lòng hy sinh vì đại nghĩa của dân ta không còn. Nhưng một phần bị chính những kẻ bán nước cầu vinh triệt hạ. Bị triệt hạ bằng những thủ đoạn đê hèn, hay bằng những ngôn từ lừa dối như tình hữu nghị, láng giềng tốt khi đưa rước giặc vào nhà. Một phần vì người dân dửng dưng, chán ngán với những ngôn từ của các đảng phái, hay của các nhóm đấu tranh, đôi khi lạm dụng cả danh nghĩa của tôn giáo, làm người dân mất hướng, không nhận diện được kẻ thù đích thực của dân tộc. Kết quả, người dân lui dần vào cuộc sống tư kỷ, buộc phải lo cho mình hơn là cho việc bao đồng, bị lợi dụng.
Về chuyện này ta không thể trách ai, nhìn lại cuộc sinh hoạt tại miền nam trước khi mất nước, dẫu là trong lúc chiến tranh, dân số không bao nhiêu mà cũng có tới mấy chục đảng phái và tổ chúc đấu tranh xuất hiện. Có nghười cho rằng, sở dĩ ta có nhiều đảng phái, tổ chức là vì “ta” không quen làm đảng… phó, hay phó thủ lãnh! Kết quả, nguời dân chẳng còn lỗ tai nào để mà phân biệt đúng sai. Trống một nơi, chiêng một nẻo. Sang đến chế độ cộng sản, lại là một nỗi kinh hoàng khác. Trăm lời nói, trăm việc làm không có được lấy một điều thật, điều nhân nghĩa! Tất cả là giả dối, lưu manh phản trắc. Duy chỉ có cái búa cái liềm của chúng là bằng sắt thép thật và cũng là thước đo công lý! Từ đó, một tên tội đồ ác độc hạng nhất trong lịch sử, từng cho người giết vợ, quăng xác ra đường gỉa làm tai nạn lưu thông, cũng có thể được chúng biến thành một “cha già” dân tộc với đàn cao, hương án. Tệ hơn, chúng còn phỉ báng tôn giáo bằng cách ép, đem cái đầu lâu của y vào nhà chùa, vào đền miếu, bày trò cúng bái để kiếm lấy phần sôi, phần bổng lộc! Với một cuộc sinh hoạt bát nháo như thế mà gọi là “chính phủ” thì người dân không muốn lui vào trong tư kỷ cũng không có đưòng chọn lựa khác!
2. Tru di những kẻ bán nước cầu vinh
Hình như cha ông chúng ta giỏi nhận ra chân tướng của những kẻ bán nước cầu vinh và cũng dứt khoát với những thành phần này hơn chúng ta. Điển hình là những trường hợp của Thống soái Ngô vương Quyền trảm Kiều công Tiễn trước khi đóng cọc nhọn xuống Đằng Giang để tiêu diệt quân Hán, hay tể tướng Lữ Gia, tập hợp gia nhân binh lực để khu trù Cù Thị cứu nước. Rồi những Trần ích Tắc, Mạc Đăng Dung. Lê chiêu Thống cũng chịu chung một số phận. Trong khi đó, xem ra trong chúng ta lại không thể phân biệt được gỉa chân. Kẻ tội đồ của dân tộc được phe đảng của chúng đắp tượng đưa vào chùa để kiếm phần sôi, phần bổng lộc đã đành, nhưng phe “ta” lại có những kẻ tự cho mình là trí thức, có những mảnh bằng to hơn bàn tay, hoặc giả, là lãnh tụ đảng phái, đoàn thể hay tôn giáo, lúc trưóc khi chưa mất miền nam thì phá rối, thông đồng với giặc bằng cách này hay cách khác để đấu với tranh, bức tử Đệ Nhất Cộng Hòa, để đưa đến cái chết của Tự Do vào ngày 30-4-1975. Sau đó người thì bị cộng sản rọ miệng, kẻ ra hải ngoại. Khi ra ngoài, tưởng họ làm được những điều hữu ích cho dân, lên tiếng vạch ra những tội ác của chúng để cho người dân nhận diện ra kẻ bán nước cầu vinh, không ngờ, lại vì cái bả hay mộng vinh hoa, hay sợ người đời quên mất tên mình, nên phải làm sớ, làm kiến nghị “dâng kế” cho cộng sản với ngôn ngữ gỉa tạo “dâng kế sách cho CS thực hiện để cho dân mình bớt khổ”. Hỡi ơi cái đầu gối! Nếu CS muốn dùng những lương sách để làm cho dân bớt khổ đau thì chúng đã làm từ lâu rồi, cần gì đến cái bản kiến nghị nhố nhăng ấy!
Khi viết ra những lời này, tôi thực lòng, không chỉ trích, hay bóng gío một ai (nếu ai cảm thấy bị xúc phạm, tôi thành thật xin lỗi trước). Tôi chỉ muốn dẫn chứng một điều, chúng ta vẫn chưa nhìn ra được kẻ thù của dân tộc là ai. Trái lại, chỉ loanh quanh. Nay bảo là gia đình trị họ Ngô. Mai lại bảo, khéo là Ông… Thiệu, hoặc giả, là Hồ chí Minh và tập đoàn CS. Một khi, chúng ta chưa đồng nhất chỉ ra được kẻ thù của dân tộc là ai, ở đâu, người dân Việt Nam cũng chưa thể có đối sách, chưa thể có hướng đi, chưa thể có hành động để thoát ra khỏi con đường vòng quanh, tăm tối ấy. Theo đó, tôi cho rằng, nếu muốn tìm ra con đường, tìm ra phương thức hành động thích ứng cho Việt Nam, tất cả mọi người, không trừ ai, phải nhận diện được kẻ thù của dân tộc là ai, ở đâu. Khi chúng ta đã nhận diện được kẻ thù của dân tộc thì kế sách vẹn toàn của cha ông ta đã có sẵn, cứ thế mà thi hành để cứu quốc và kiến quốc. Chuyện mười năm không thành thì hai, ba mươi năm phải thành.
3. Hồ chí Minh là ai? Y có phải là kẻ tội đồ đã mở đường cho Tàu vào xâm lấn nước ta và gây ra cảnh cùng khốn cho dân ta hôm nay không?
Như ở phần trên tôi đã viết. Hồ Quang là một cái tên khác của Hồ chí Minh với lý lịch như sau: “Sơ yếu lý lịch của Hồ Quang tại Lớp huấn luyện Nam Nhạc /thuộc tỉnh Hồ Nam. Năm 1939. Hồ Quang 38 tuổi- Phụ trách điện đài – Quảng Đông – Thiếu tá – tốt nghiệp Đại học Lĩnh Nam – Giáo viên trường Trung học. Biết ngoại ngữ, quốc ngữ. (ảnh 1, ảnh 2) Nguồn: Lưu trữ Trung Quốc”. 胡光(即胡志明主席)1939年在湖南省南岳培训班的简历。 胡光—电台员—38岁—-广东—-少校 —-毕业于岭南大学——中学教师。会外语和国语 .
Trong khi đó, Nguyễn sinh Cung, cũng gọi là Nguyễn tất Thành, người làng Kim Liên, Nam Đàn, sinh năm 1891. Theo tài liệu của sở mật thám Pháp thì Nguyễn sinh Cung đã chết vào năm 1933 vì bệnh lao phổi. Nay theo ông Phạm quế Dương cho biết, Nguyễn ái Quốc, đã chết vì bệnh lao tại Hồng Kông với những phần ghi chú như sau: “ Tác gỉa Hùynh Tâm cũng là người Trung quốc (trong tập tài liệu dầy 141 trang) xác định Hồ chí Minh là Hồ tập Chương. Tài liệu viết: Theo hồ sơ của nhà tù Hương Cảng, Nguyễn tất Thành đang lâm nguy bởi nhiều bệnh do trác táng, say đắm phong trần làm cơ thể hao mòn, mang bệnh truyền nhiễm cấp độ cao hết thuốc trị liệu… Năm 1832 Nguyễn tất Thành qua đời tại nhà tù Hương Cảng, hưởng dương 40 tuổi (1892-1932). Người thân (tên Hồ Vinh – Nguyễn Vinh) đến nhận xác và tất cả vật dụng cá nhân của tử tù và đem đi hỏa táng. Tro cốt của Nguyễn tất Thành mã số 00567, lưu trữ tại nghĩa trang Kuntsevew Moscow Russian… Tài liệu này được lưu trữ tại nhà tù Hương Cảng”.
Dĩ nhiên là chúng ta không hoàn toàn tin vào tài liệu này. Bởi vì khi “họ” cho ám số về tro cốt, chúng ta yêu cầu xét nghiệm tro cốt này bằng DNA thì có thể vấp ngã lớn vì có thể bị lừa (bởi vì nó sẽ không trùng khớp với Nguyễn sinh Khiêm). Tuy nhiên, Hồ chí Minh cũng không thể có cách chứng minh y là Hồ Quang và cũng là Nguyễn sinh Cung. Bởi lẽ hai người có hai bản sơ yếu lý lịch hoàn toàn khác nhau. Tôi không thể đồng ý với ý kiến lập luận rằng, Hồ Quang chỉ là một tên gọi khác của Hồ chí Minh như hằng trăm tên khác do nhà nước Việt cộng sưu tầm và công bố, có gì là không đúng, có gì cần thắc mắc”. Có, nó có chỗ không đúng và có chỗ đáng thắc mắc. Bởi vì trong tất cả 169 cái tên kia không một cái tên nào có lý lịch riêng. Đó thuần tuý là bút hiệu, bút danh hay tên gọi có thể là của một người (hoặc nhiều người bị tước đoạt và được gán cho Hồ chí Minh). Riêng cái tên Hồ Quang có sự khác biệt. Đó là một nhân sự có sơ yếu lý lịch riêng, có quân hàm có đơn vị, có địa bàn hoạt động trong hàng ngũ bộ đội của Trung cộng. Nó hoàn toàn không phải là một bí danh. Nhưng là một người khác. Trường hợp cho rằng vì phải dấu thân phận trong cuộc vận động chính trị cũng khó chấp nhận. Bởi lẽ, nếu cần dấu thân phận thì chỉ cần một cái tên, cấp bậc là đủ, không cần phải có sơ yếu lý lịch, sở học, nghề nghiệp, nơi sinh hoạt một cách rõ ràng công khai hóa như thế. Nếu cho đó là một cái sơ yếu lý lịch gỉa thì bản thân của Hồ chí Minh cũng là gỉa nốt. Chẳng có gì là sự thật. Và y có thể là người Tàu gỉa làm người Việt Nam?
Ngoài ra, cũng theo tài liệu này do ông Phạm quê Dương ghi lại: “cũng có ghi chú về gia phả và sự nghiệp của Hồ tập Chương trong hồ sơ HTC4567 lưu trữ tại quân ủy trung ương (CPC) và tình báo Hoa Nam Trung quốc như sau: “ Đương sự được đảng cộng sản trung quốc huấn luyện hơn một thập niên tại Học viện Hoàng Phố, Vân Nam. .. Kết quả, Trung quốc dốc hết nhân lực, tài khí tài vật lập ra một thế lực mới tại Vệt Nam và tình báo Hoa Nam thổi lên một Hồ chí Minh làm chủ tịch nước VNDCCH”. Cùng nguyên tắc, chúng ta không hoàn toàn và bám vào những tài liệu này làm chứng cứ. Nhưng chỉ tìn vào một điều chắc chắn là, dù là Hồ Tập Chương hay là Nguyễn ái Quốc, Hồ Quang khi làm lãnh tụ đảng cộng sản và là chủ tịch nước VNDCCH đã là một mối đại họa cho Việt Nam. Đối nội thì y thủ tiêu những nhà ái quốc Việt Nam, và tàn sát dân chúng qua những cuộc đấu tố, mở rộng chiến tranh vào miền nam. Rồi tạo nên một xã hội không còn luân thường đạo lý. Đối ngoại thì liên hệ với kẻ thù của dân tộc, bán đất dâng đảo cho chúng để nắm lấy công quyền. Chỉ bấy nhiêu, cũng đủ để y được liệt kê vào thành phần thủ lãnh của Kiều Công Tiễn, Cù Thị, Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, Mạc Đăng Dung… Đối với thành phần này, di chiếu của tiền nhân ta còn đây. Muốn cứu quốc và kiến quốc thì phải dứt khoát tru di những kẻ bán nước cầu vinh. Ngoài ra không có một phuơng cách nào khác.
4. Làm gì để cứu non sông đây?
Một điều cần khẳng định là, dù Hồ Quang là người Tàu hay là người Việt thì y vẫn là một thiều tá trong đội quân của CS Trung cộng trước khi xâm nhập vào hệ thống CSVN với chủ đích lũng đoạn và tìm cách đưa Việt Nam vào làm chư hầu cho Trung cộng. Âm mưu này đã đuợc cộng sản Trung cộng che chắn và bảo vệ cẩn thận suốt thời kỳ 1940-1969 và sau đó. Tuy nhiên, bộ mặt thật và những việc y làm lợi cho Trung cộng đã lộ diện. Người Việt Nam không nên nghi ngờ gì về trường hợp của Hồ chí Minh nữa. Trái lại, phải dứt khoá đi thôi!
Trong tay chúng ta không có một tấc sắt thì làm được cái gì?
Hãy làm một công việc bé nhỏ nhất. Mọi người cùng tham gia phát động phong trào nói lên sự thật. Nghĩa là, người người bảo nhau, người biết nói cho người không biết. Người già nói cho trẻ cùng nghe là Hồ chí minh và đảng CS đã dẫn Tàu cộng vào chiếm nước ta. Rồi nhà nhà giáo huấn, trao đổi và bảo nhau về việc Tàu cộng đang xâm chiếm nước ta. Đồng thời nhắc nhở cho nhau về ý chí tru diệt kẻ xâm lăng và những kẻ mãi quốc cầu vinh của cha ông ta. Ý chí này nếu hôm nay chưa thực hiện được thì ngày mai cũng sẽ. Đừng sợ hãi, đừng e dè. Ngày nay không còn là thời con cái trong nhà đi tố cha mẹ anh em mình. Không phải là lúc hàng xóm láng giềng, bạn bè tố cáo chúng ta về những lời nói này với công an, với cán bộ nhà nước để kiếm sống. Dẫu có cũng chẳng hệ gì. CS có thể bắt được trăm ngưòi, thậm chí, vài ngàn người, nhưng không thể bắt hàng triệu triệu người. Như thế, tuyên ngôn sự thật sẽ được truyền đến mọi người, mọi nhà, mọi chân trời góc bể. Kẻ xâm lược nhất định thua, kẻ bán nước nhất định sẽ bị tru diệt.
Hỡi những người đã từng được gọi là anh hùng vượt biển đông, những người đã đạp trên cái chết mà đi sau 30-4-1975, những người đã làm cho cả thế giới xúc động và ngưỡng mộ vì lòng can đảm khi vưọt biển trên chiếc thuyền mong manh. Nay, nếu cần về Việt Nam thì cứ về. Chỉ xin qúy vị về với 1/100 lòng can đảm của lúc ra đi. Hãy về và nói cho thân nhân và người quen biết sự thật là Hồ chí Minh, và cộng sản đã đưa Tàu cộng vào chiếm nước ta. Hãy nói cho bà con của mình nghe về nhân quyền của con ngưòi đích thực là như thế nào. Đừng hèn nhát, đừng cúi đầu như một kẻ tội phạm, đừng dùng năm ba đồng để bán rẻ cái nhân phẩm của mình khi đút lót cho nhân viên trong các trạm kiểm soát từ phi trường. Đừng dùng năm ba đồng, vài chai bia, lon nước cho cán bộ khu vực để được nghênh ngang nơi mình về thăm. Bởi vì, nào có phải là ta “áo gấm về làng” đâu? Ta về đây là về vì tình ruột thịt với thân nhân, với dân làng, với nước non. Là chia sẻ nỗi bất hạnh với đất nước. Như thế, có gì đáng để khoa trương Việt kiều? Mà chúng ta cũng có phải là Việt kiều đâu? Chúng ta là người tỵ nạn chính trị cộng sản đấy. Ta có phải là người của chế độ đưa đi sinh sống tại nước ngoài và chấp nhận quyền lãnh đạo của họ đâu? Trái lại, ta đi vì Tự Do khi quê hương ta gặp đại nạn cộng sản. Nên khi về, xin hãy về bằng khí phách, bằng ý chí mãnh liệt “đem nhân nghĩa thắng hung tàn”, đem sự thật về góp phần vào việc cứu non sông. Có thế sự ra đi của chúng ta mới có ý nghĩa.
Chỉ nói bấy nhiêu thôi ư?
Vâng, chỉ bấy nhiêu thôi, ta chỉ cần làm công việc nhỏ bé thôi. Việc tuy nhỏ, nhưng xem ra lại là con đường duy nhất để chúng ta cứu lấy non sông và dân tộc trong giai đoạn này. Bởi vì, khi có được 70% dân số nước ta biết rõ bộ mặt Tầu của Hồ chí Minh, biết rõ bộ mặt thật của cộng sản là tập đoàn bán nước cầu vinh như Lê chiêu Thống, Cù thị, Kiều công Tiễn… thì cơn hồng thủy tru di kẻ bán nước lập tức nổi lên và người Việt Nam yêu quê hương, trọng nhân bản sẽ đứng cao trên đỉnh chiến thắng vinh quang. Kẻ bán nước sẽ bị triệt tiêu. Đó chính là cái nghĩa của con đường tay không tấc sắt chống bạo tàn. Đường đi có thể dài năm năm, mười năm hay hơn nữa, nhưng chắc chắn sẽ tới, chắc chắn chúng ta sẽ chiến thắng và ý chí của tiền nhân sẽ được thực hiện. Trái lại, sự giữ yên lặng của chúng ta, cuộc đi về bằng sự hèn nhát sẽ là những hành động đồng loã với những kẻ bán nước cầu vinh, và dâng đất nước của tiền nhân vào tay Tàu cộng.
Tháng 7-2014
© Bảo Giang
© Đàn Chim Việt
Tổ quốc và tôn giáo là hai thực thể khác biệt, do đó, không cần phải viết dài giòng định nghĩa hai chữ này.
Nhưng có một thực tế cần công nhận, đó là, đối với nhiều người VN, tự do tôn giáo quan trọng hơn tổ quốc, không những riêng đối với người VN mà còn đối với người theo tôn giáo trên thế giới.
Trên một phương diện khác, rất nhiều người đã phải chọn giữa sự tự do và tổ quốc, họ đã chọn sự tự do và không những bỏ tổ quốc ra đi mà còn nhập quốc tịch xứ họ đã định cư.