Hàng nghìn chiến sĩ thương vong ngày cao điểm trận chiến Vị Xuyên
ĐCV: 30 năm trôi qua kể từ khi những người lính trẻ ấy nằm lại nơi biên cương của Tổ quốc, vậy mà bây giờ người ta mới chấp bút về những hy sinh, mất mát đau thương đó. Sự kiện được ém nhẹm đi không phải bởi quân thù mà bởi chính những đồng chí, đồng đội của họ. Nếu không có giàn khoan 981 thì sự im lặng này sẽ tới bao giờ nữa? Bài viết dưới đây trên VnExpress hé lộ một trong nhiều bí mật ở biên giới Việt – Trung mà công luận chưa một lần nhắc tới trong mấy thập niên qua.
———————————————————–
Ngày 12/7/1984, quân đội Việt Nam phản công giành lại những điểm cao bị Trung Quốc chiếm giữ ở Vị Xuyên (Hà Giang), 820 chiến sĩ đã bị thương, sư đoàn 356 có khoảng 600 người hy sinh.
Tháng 2/1979, Trung Quốc đồng loạt tấn công vào biên giới sáu tỉnh phía Bắc của Việt Nam. Trải qua 30 ngày chiến đấu ác liệt, các lực lượng vũ trang tại chỗ và đồng bào dân tộc 6 tỉnh biên giới Việt Nam đã dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân, lấy ít địch nhiều, đánh bại “chiến thuật biển người, thọc sâu phá hoại” của quân Trung Quốc, buộc họ phải rút khỏi Việt Nam vào ngày 18/3.
Dù Trung Quốc rút quân, nhưng trong thư gửi chiến sĩ, đồng bào các tỉnh biên giới quân khu 2, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng lúc bấy giờ nhấn mạnh: “chiến sĩ đồng bào cần nêu cao cảnh giác, vì kẻ địch còn ngoan cố và tiếp tục gây thêm nhiều tội ác mới. Cần tăng cường đoàn kết các dân tộc anh em, đoàn kết quân dân, đoàn kết phía trước và phía sau, thực hiện tốt hơn nữa cuộc vận động “phát huy bản chất tốt đẹp, nâng cao sức mạnh chiến đấu” của các lực lượng vũ trang nhân dân”.
Đúng như lời dự đoán, Trung Quốc không hoàn toàn rút quân mà vẫn duy trì lực lượng ở biên giới và lãnh thổ Việt Nam khiến cho chiến sự tiếp diễn suốt 10 năm sau đó.
Thị xã Hà Giang đầu năm 1984, đường phố hối hả với đủ loại xe vận chuyển lương thực, thực phẩm, đạn dược… lên trận địa. Thanh niên các phường, xã hăng say luyện tập bên sườn núi. Hầm trú ẩn được xây dựng khắp nơi, từ trường học đến xí nghiệp, khu chợ. Học sinh nườm nượp đến đơn vị dân quân tự vệ đăng ký lên đường chiến đấu, phục vụ chiến trường biên giới.
Từ tháng 4/1984, súng nổ không ngừng ở biên giới Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang). Trung Quốc dùng cả bộ binh và pháo binh, tấn công chiếm một số điểm cao ở vùng núi Hà Tuyên. Lúc này, Hà Tuyên chia làm hai tuyến, tuyến trước là vùng chiến sự trong phạm vi tấn công lấn chiếm của Trung Quốc, trong tầm phá hoại của pháo binh, còn tuyến sau là những vùng tương đối ổn định phục vụ tuyến trước.
Lấn chiếm biên giới tại mặt trận Thanh Thuỷ, Vị Xuyên là một phần cuộc chiến tranh phá hoại mà Trung Quốc tiến hành từ sau thất bại của cuộc chiến xâm lược quy mô lớn trên các tỉnh biên giới phía Bắc tháng 2/1979. Đây là một dạng chiến tranh đặc biệt về phương thức tác chiến, vũ khí sử dụng, thời gian và không gian.
Trên hướng quân khu 2 mà trọng tâm là Vị Xuyên, Thanh Thuỷ, Trung Quốc tập trung một lực lượng binh, hoả lực lớn gồm 4 tập đoàn quân, 4 quân đoàn độc lập thuộc 8 đại quân khu: Côn Minh, Thành Đô, Nam Kinh, để lần lượt thay phiên tiến công lấn chiếm vùng biên.
Trung Quốc vừa dùng máy bay, thám báo, biệt kích luồn sâu sang đất Việt Nam nắm tình hình, vừa kết hợp bắn cấp tập pháo cối, chế áp các điểm cao, trục đường giao thông và lực lượng bộ binh tấn công lấn chiếm đất ta. Cách đánh của chúng không theo quy luật, không kể ngày đêm, tập trung mật độ lớn với mức độ huỷ diệt vào những khu vực trọng điểm như đồi Đài, Cô Ích, cao điểm 685, Cót Ép, khu 4 hầm. Số lượng đạn, pháo cối địch sử dụng trung bình mỗi ngày từ 10.000 đến 20.000 quả. Có ngày tới trên 65.000 quả (7/1/1987).
Phút nghỉ ngơi hiếm hoi sau trận chiến tại mặt trận Vị Xuyên tháng 7/1984. Ảnh: Người lao động. |
Trong hơn 5 năm (1984-1989), số lượng pháo Trung Quốc bắn vào Hà Tuyên là trên 2 triệu quả, trong đó 60% là đạn cối. Phạm vi địch bắn phá tập trung vào hai xã Thanh Đức, Thanh Thuỷ trong khoảng diện tích 20 km2. Thị xã Hà Giang cách biên giới Thanh Thuỷ 20 km không bị bắn phá nên sinh hoạt vẫn diễn ra trong không khí thời bình.
Với cách đánh có chuẩn bị, Trung Quốc kết hợp tấn công chính diện với bao vây vu hồi, tiến công liên tục bằng nhiều thế đội, trung bình 3-5 lần mỗi ngày, thay phiên chiến đấu, thực hành chiến thuật lấn đẩy với lực lượng từ cấp đại đội đến sư đoàn trên các điểm tựa ở Thanh Thuỷ và Tây Sông Lô.
Từ ngày 2/4 đến 27/4/1984, Trung Quốc bắn pháo liên tục vào các trận địa phòng ngự của ta trên toàn tuyến biên giới. Ngày 28/4, Trung Quốc dùng lực lượng bộ binh đánh chiếm điểm cao 1509, 1030, 772. Năm 1984 ngoài 23 vụ khiêu khích trên toàn tuyến, địch tổ chức 3 đợt tấn công quy mô từ cấp đại đội, tiểu đoàn đến trung đoàn, lấn sâu vào đất ta 500-2.000 m.
Năm 1985 với 7 đợt tiến công lớn, Trung Quốc chiếm các cao điểm có vị trí quan trọng ở Thanh Thuỷ, Vị Xuyên như 1509, 685, 1100, 900, bình độ 300, 400, đồi Chuối, đồi Đài, Cô Ích, A6.
Bên cạnh tấn công bằng bộ binh, Trung Quốc sử dụng pháo cối bắn phá các điểm tựa và trục đường vận chuyển của Việt Nam.
Giành lại cao điểm
Để đối phó với âm mưu của Trung Quốc, Việt Nam tập hợp một lực lượng lớn gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Lực lượng vũ trang đóng ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc khoảng 30 vạn người. Riêng Vị Xuyên – hướng trọng điểm thường xuyên có 3 trung đoàn bộ binh và 2-3 sư đoàn.
Cuối tháng 6/1984, Việt Nam quyết định phản công. Trong trận chiến giành lại cao điểm 772, sư đoàn 356 đã tổ chức hàng chục đợt tấn công dưới sức ép hỏa lực địch từ trên xuống.
Trong năm năm, tỷ lệ thương vong hỏa tuyến cao nhất là sư đoàn 313. Ở sư đoàn này, trung bình mỗi ngày có 3 thương binh, ngày cao nhất là 23 thương binh. Trên toàn mặt trận Vị Xuyên, ngày cao nhất có 820 người bị thương (12/7/1984), trong đó chỉ riêng sư đoàn 356 đã có khoảng 600 người hy sinh. Năm 1989, sư 356 giải thể.
Do Trung Quốc khống chế các tuyến đường bộ nên quá trình vận chuyển thương binh ở hỏa tuyến rất khó khăn. Bộ đội vận tải phải qua vách đá, đèo dốc, nhiều chỗ phải trườn bò, dùng tời đưa thương binh xuống từng vách đá. Tỷ lệ thương vong của bộ đội vận tải tải thương chiếm 30% tổng số thương binh.
Việt Nam cũng 7 lần thay phiên chiến đấu cấp trung đoàn, sư đoàn. Thời gian mỗi đơn vị chiến đấu phòng ngự tại mặt trận Thanh Thuỷ, Vị Xuyên trung bình là 6-9 tháng (trước đó, cuộc chiến phòng ngự ở Thành cổ Quảng trị chỉ 82 ngày đêm, chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum 179 ngày). Hình thức chiến đấu của sư đoàn chủ yếu là phòng ngự, giữ từng mỏm đá, ngọn đồi và các điểm cao.
Mặt trận Vị Xuyên – Thanh Thuỷ được xác định là vùng chiến sự ác liệt nhất trong cuộc chiến tranh chống lấn chiếm biên giới phía Bắc 1984-1989.Trong vòng 4 tháng (4/1984 – 8/1984), Việt Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 7.500 quân Trung Quốc. Tuy vậy, đến nay chưa có tài liệu chính thức nào công bố tổng số người thương vong của hai phía. Cuộc chiến dù quy mô không lớn nhưng rất quyết liệt, căng thẳng và đau thương, như nhà thơ Lê Vân từng khắc khoải: Giặc Trung Quốc đánh Hà Tuyên/ Sông Nho Quế gầm lên bão sóng/ Súng trả lời với súng/ Xác quân thù chồng chất biên cương.
Hoàng Thùy (VnExpress)
Không thấy nói đến sự tham chiến của không quân…..thiệt là ..quân không. Đanh chiếm cao điểm mà ko có phi cơ yểm trợ thì thương vong rất …nà cao.
Trong trận chiến Vị Xuyên, đảng CSVN lại cũng “dựa vào nhân dân” để chống địch. Ngày nay, khi giặc Tàu mang giàn khoan tới lãnh hải VN, đảng lại tiếp tục hô hào “Ngư dân bám biển, còn Đảng CSVN sẽ…..bám Tàu”. Đảng CSVN ta “anh hùng” kể gì!!!!!
Trong số những bộ đội (Ảnh: Người lao động) “Phút nghỉ ngơi hiếm hoi sau trận chiến tại mặt trận Vị Xuyên tháng 7/1984″.
Sau trận đánh đến cuối năm 1990 còn sống sót được mấy người?
Tôi xin được cúi đầu cầu nguyện cho linh hồn của: “Hàng nghìn chiến sĩ thương vong ngày cao điểm trận chiến Vị Xuyên”.
Xin Thượng Đế, Đấng Toàn Năng dẫn đưa linh hồn những người trai trẻ của dân tộc Việt Nam chúng con đã anh dũng hy sinh để bảo vệ bờ cõi mà cha ông chúng con để lại.
Đặc biệt là cả một trung đoàn đã ra đi trên đồi 1509 vì bị nội ứng.
Xin Đấng Cha Trời dẫn đưa những linh hồn trai trẻ này về cõi Trường Sanh.
Thanks God!
Trong đám ” Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân ” tử trận này có lẽ khối đứa trước kia đã từng nhúng tay vào tội ác trong cuộc chiến 54- 75 ở Miền Nam . Những đứa sống sót thì ngày nay nhập bọn với lũ hèn với giặc, ác với dân, ngồi im nhìn giặc Tàu liếm dần đất đai, biển, đảo :
***…Bài của tác giả Nguyễn Tấn Lộc nhắc đến quốc lộ 13 có đoạn đường máu 26 cây số từ An Lộc về Chân Thành. Đợt đầu tiên dân chúng di tản khỏi An Lộc, ra đi 3.000 dân, về đến Chân Thành chỉ có 500 người.
Đợt di tản liều lĩnh lần thứ hai giữa tháng 5-72 trên 10.000 dân chạy loạn, chết thêm 2.000 người ở dọc đường.
Như vậy trận Bình Long cũng có đại lộ Kinh Hoàng, nhưng chẳng có ai đặt tên. Tên không có, nhưng đã có câu thơ :
Một tấc đường, một giải khăn tang
Bình Long máu đỏ, nhuộm cờ vàng
*** Nhà văn Nhã Ca, tác giả cuốn ” Giải Khăn Sô Cho Huế”, là diễn giả trong buổi lễ kỷ niệm Tết Mậu Thân 1968 tháng 2 năm 2008 có kể thêm rằng:
” Những thường dân Huế bị Cộng quân trói bằng dây điện, dính nhau xếp thành hàng trên hố, một vài người bị đập đầu, cả một dây người đang sống bị đạp xuống hố, đè lên nhau, những đầu nào ngóc lên là bị đập chết bằng cuốc.
Chính con cháu những người bị chôn gồm toàn những thiếu niên 14, 15 tuổi- học trò trường Nguyễn Du- bị buộc phải đào hố. Rồi bằng súng AK và lưỡi lê, Cộng quân buộc các thiếu niên này phải lấp đất chôn sống cha, anh của họ. Mười mấy em trong đám thiếu niên đó sau này bị giết chết, chỉ có 3 em trốn thoát. Một trong ba thiếu nhiên này tên là Tuấn, năm nay 56 tuổi, đang sống tại Úc”.
***Ngày 09-03-74, VC đã nả súng cối 82 ly vào trường tiểu học Cai Lậy, Định Tường, sát hại 34 học sinh và làm 70 em khác bị thương.
Ngày 04-05-74, VC lại xử dụng súng cối 82 ly pháo kích vào trường tiểu học Song Phú, Vĩnh Long, sát hại và làm bị thương 41 học sinh.
v…v…
Trong đám ” Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân ” tử trận này có lẽ khối đứa trước kia đã từng nhúng tay vào tội ác trong cuộc chiến 54- 75 ở Miền Nam . Những đứa sống sót thì ngày nay nhập bọn với lũ hèn với giặc, ác với dân, ngồi im nhìn giặc Tàu liếm dần đất đai, biển, đảo :
***“…Bài của tác giả Nguyễn Tấn Lộc nhắc đến quốc lộ 13 có đoạn đường máu 26 cây số từ An Lộc về Chân Thành. Đợt đầu tiên dân chúng di tản khỏi An Lộc, ra đi 3.000 dân, về đến Chân Thành chỉ có 500 người.
Đợt di tản liều lĩnh lần thứ hai giữa tháng 5-72 trên 10.000 dân chạy loạn, chết thêm 2.000 người ở dọc đường.
Như vậy trận Bình Long cũng có đại lộ Kinh Hoàng, nhưng chẳng có ai đặt tên. Tên không có, nhưng đã có câu thơ :
Một tấc đường, một giải khăn tang.
Bình Long máu đỏ, nhuộm cờ vàng
*** Nhà văn Nhã Ca, tác giả cuốn ” Giải Khăn Sô Cho Huế”, là diễn giả trong buổi lễ kỷ niệm Tết Mậu Thân 1968 tháng 2 năm 2008 có kể thêm rằng:
” Những thường dân Huế bị Cộng quân trói bằng dây điện, dính nhau xếp thành hàng trên hố, một vài người bị đập đầu, cả một dây người đang sống bị đạp xuống hố, đè lên nhau, những đầu nào ngóc lên là bị đập chết bằng cuốc.
Chính con cháu những người bị chôn gồm toàn những thiếu niên 14, 15 tuổi- học trò trường Nguyễn Du- bị buộc phải đào hố. Rồi bằng súng AK và lưỡi lê, Cộng quân buộc các thiếu niên này phải lấp đất chôn sống cha, anh của họ. Mười mấy em trong đám thiếu niên đó sau này bị giết chết, chỉ có 3 em trốn thoát. Một trong ba thiếu nhiên này tên là Tuấn, năm nay 56 tuổi, đang sống tại Úc”.
***Ngày 09-03-74, VC đã nả súng cối 82 ly vào trường tiểu học Cai Lậy, Định Tường, sát hại 34 học sinh và làm 70 em khác bị thương.
Ngày 04-05-74, VC lại xử dụng súng cối 82 ly pháo kích vào trường tiểu học Song Phú, Vĩnh Long, sát hại và làm bị thương 41 học sinh.
v…v…
Trích: “Trong trận chiến giành lại cao điểm 772, sư đoàn 356 đã tổ chức hàng chục đợt tấn công dưới sức ép hỏa lực địch từ trên xuống.”
Việt Nam và Trung Quốc trang bị tương đương nhau, trình độ kỹ thuật quân sự tương đương nhau nên chỉ có thể cậy vào sự dũng cảm của binh sĩ.
Trong trường hợp lính Trung Quốc đóng trên đỉnh cao, gặp Mỹ, Mỹ có thể ném cho một quả bom hơi ngạt là chết rụi cả đám lính trên đỉnh cao rồi lính Mỹ chỉ việc bò lên chiếm lại.
Trường hợp này đã xảy ra trong chiến tranh tại miền Nam. Trong một bài đăng trên Internet, một người lính VNCH kể lại đơn vị anh ta tấn công để chiếm lại một ngọn núi do bộ đội Bắc Việt giữ nhiều lần mà không được. Một đêm nọ, anh ta thấy máy bay đến thả một quả bom nổ sáng rực núi rừng. Sau tiếng nổ trên đỉnh núi im lặng, không còn thấy chống cự gì nữa. Khi tiến lên thì thấy tất cả bộ đội đều chết hết. Đó là loại bom khi nổ đốt cháy hết oxy trong một vùng bán kính cả cây số. Khi oxy bị đốt rất nhanh trong một thời gian ngắn thì áp xuất không khí vùng đó đột ngột xuống thấp. Khi áp suất không khí đột ngột xuống thấp mà áp suất trong cơ thể con người vẫn còn cao thi không khí trong lục phủ ngũ tạng, trong tai, trong mũi sẽ bung ra thật nhanh là dập tim, gan, phèo, phổi, làm thất khiếu chảy máu, người đó sẽ chết tức thì.
Điều này cho thấy nếu Việt Nam trang bị vũ khí tương đương với Trung Quốc thì Việt Nam thường bị lép vế khi đánh nhau với Trung Quốc vì Trung Quốc là nước lớn, đông người, nhiều vũ khí hơn. Việt Nam có thể lấy ưu thế bằng cách có vũ khí tối tân hơn, đi trước Trung Quốc về mặt kỹ thuật. Điều này có nghĩa là Việt Nam muốn tồn tại và chống được Trung Quốc thì phải có chế độ coi trọng trí tuệ, sáng tạo, coi trọng tự do tư tưởng, tự do thông tin. Muốn thế phải thay đổi cách cai trị, không thể tiếp tục lối cai trị bưng bít, bóp méo tin tức theo kiểu Trung Quốc. Cứ làm giống như Trung Quốc thì chỉ lẽo đẽo làm đàn em Trung Quốc mà thôi.
Trung Quốc tiếp tục quấy phá, duy trì áp lực ở biên giới phía Bắc từ 1979 cho đến khi lãnh đạo tại Hà Nội đi Thành Đô.