WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nước cờ xuất tướng của đảng

Ông Phạm Quang Nghị và nghị sĩ Patrick Leahy

Ông Phạm Quang Nghị và nghị sĩ Patrick Leahy

Mấy hôm nay dư luận bàn tán xôn xao chuyện bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đi Mỹ và báo chí truyền thông nhận định “vận động Mỹ ủng hộ Việt Nam”.

Trước nhất, chính thức là ông Phạm Quang Nghị đi với tư cách đại biểu Quốc Hội, không phải với tư cách Ủy Viên Bộ Chính Trị và bí thư thành ủy. Vì vốn dĩ dù có chức vụ cao trong đảng và trong thiết chế quyền lực trong nước (nhóm 16 ủy viên Bộ Chính Trị), nhưng với thông lệ quốc tế, chính phủ các nước tư bản không tiếp đảng viên các đảng theo nghi lễ quốc khách, dù là đảng cầm quyền, nếu người đó không có chức danh trong chính phủ.

Sự trái khoáy này làm Việt Nam đã bị “việt vị” hai lần. Năm 2000, Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu thăm Pháp, cuối cùng đã đẩy ngành ngoại giao nước Pháp vào thế lúng túng vì họ không biết sắp xếp ai để tiếp. Chính phủ Pháp không thể tiếp công khai và long trọng một ông Tổng bí thư đảng cầm quyền Việt Nam được vì không chính danh, thế là sau cùng họ cử Tổng bí thư đảng Cộng sản Pháp ra tiếp, và chuyến đi của ông Lê Khả Phiêu thành chuyện đầu voi đuôi chuột trong lịch sử ngoại giao Việt Nam.

Một sự kiện khác là sau khi lên Tổng Bí Thư, ông Nguyễn Phú Trọng tiến hành công du các nước Châu Mỹ trong năm 2012. Trong lịch trình có Brazil, tuy nhiên khi phái đoàn công du của Tổng bí thư rời Cu-Ba và chuẩn bị đáp máy bay sang Brazil thì Tổng thống Brazil có thông báo khẩn hủy lịch gặp dù việc này đã lên nghị trình rất lâu. Phải chăng vì không đối xứng nên Brazil phút cuối cùng từ chối hủy, và một lần nữa chuyện Tổng bí thư đảng công du quốc tế lại “đầu voi đuôi chuột”.

“Tổng bí thư dự bị”

Với lịch sử ngoại giao không mấy tự hào của chức danh Tổng bí thư đảng, nên dễ hiểu là vì sao phía Việt Nam im lặng và có vẻ “giấu kín” chuyến đi Mỹ của ông Phạm Quang Nghị, phải chăng phía đảng sợ rằng coi chừng lịch trình bị “đầu voi đuôi chuột” như hai chuyến trước chăng? Ở cấp Tổng bí thư đương nhiệm mà còn bị Brazil và Pháp ứng xử như thế, huống chi là vai trò “Tổng bí thư dự bị”.

Muốn xét về chuyến đi này của ông Nghị, trước tiên hãy xét về nhu cầu của hai nước xem nước nào cần đi và nước nào cần mời. Điểm lại các chuyến đi ngoại giao của hai bên qua lại, ta có thể thấy rõ rang, trừ lời mời của John Kerry dành cho Phạm Bình Minh sang Mỹ bàn chuyện “liên minh kháng Trung” và hợp tác cấp nguyên thủ hai nước một cách chính danh, thì còn lại cũng không còn gì nhiều để hai bên trao đổi nữa, vì mới đây nhất là trợ lý đặc biệt của tổng thống Mỹ cũng đã qua Việt Nam gặp thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, như vậy sau đó Mỹ và Việt Nam chỉ còn chờ Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam qua để công khai xúc tiến ký kết thỏa thuận, chứ cũng không có gì để bàn thêm.

Về mặt Quốc Hội Mỹ, trong tháng 5 và tháng 6, đã có hai đoàn đại biểu quốc hội Thượng Viện và Hạ Viện sang Việt Nam và xúc tiến các vấn đề song phương giữa quốc hội hai nước để làm nền cho hành pháp hai bên chuẩn bị ký kết sau này nếu được khi hai ngành ngoại giao đàm phán xong , nên e rằng cũng chẳng còn gì để hai bên Quốc hội bàn với nhau, đó là chưa kể ông Nghị không có chức vụ lãnh đạo trong Quốc Hội, và chỉ là trưởng đoàn đại biểu Hà Nội, không đủ thẩm quyền thay mặt Quốc Hội trong ngoại vận.

Như vậy việc ông Nghị đi Mỹ “theo lời mời của bộ ngọai giao Mỹ” (mà không theo lời mời của Quốc hội Mỹ) là để làm gì? Và có cần thiết gì giữa quan hệ hai nước lúc này không? Rõ ràng là không. Về hành pháp-không, về lập pháp-cũng không. Như vậy không có nhu cầu quan trọng vậy sao Mỹ mời? (mà có thật Mỹ chủ động mời không? Hay mời, nếu có, theo yêu cầu của phía đảng CSVN?). Câu trả lời đơn giản là ông Phạm Quang Nghị cần đi hơn là Mỹ cần mời. Nên khả năng gần như chắc chắn là đảng đã dùng các kênh vận động hành lang chính sách ở Mỹ để lobby ra 1 thư mời cho ông Nghị để ông Nghị danh chính ngôn thuận đi Mỹ.

Vì sao phải thế?

Trong bối cảnh đảng đang lúng túng vì khó có thể trả lời trước dư luận là “vì sao chưa kiện Trung Quốc” cũng như những dư luận xì xào là đảng đã “nhân nhượng và thỏa hiệp với Trung Quốc” trong hội nghị Thành Đô nên ảnh hưởng đến tính chính danh cầm quyền của đảng, nhất là trong tình thế “chả biết giàn khoan quay lại khi nào”. Việc dư luận nhìn đảng “không tỏ ra nỗ lực thực sự trong ngoại vận để bảo vệ chủ quyền” dĩ nhiên đảng hiểu, vì thế đảng “ráng vận động hành lang” cho chuyến đi này của ông Nghị là điều dễ hiểu, nó như một sự trình diễn “dân không trách đảng nữa nhé, đảng cử vua kế vị đi cầu viện Mỹ rồi đấy thôi”.

Cái thứ hai là trong động thái Trung Quốc đã rút giàn khoan Hy-981 về nhưng chính đảng cũng sợ Trung Quốc cho thêm vài giàn khoan quay lại trong lúc đảng chưa quyết định việc kiện Trung Quốc thì đảng lại khổ với dư luận của dân nên đảng cho Phạm Quang Nghị đi Mỹ để “hăm he” Trung Quốc “ép nhau thế được rồi, ép nữa thì em bỏ sang ôm Mỹ thì anh đừng trách em, em chưa kiện anh cũng vì em còn nghĩ đến 16 vàng 4 tốt, anh không nể mặt sư thì cũng nể mặt Phật chút chút dùm em”.

Cái thứ ba là trong bối cảnh đảng đang chuẩn bị tiến hành đại hội đảng lần thứ 12 năm 2016. Trong bối cảnh theo truyền thống, tổng bí thư “phải” là người miền Bắc thì các nhân vật còn lại trong Bộ Chính Trị lại thừa cái này thiếu cái kia. cũng chưa đủ uy vọng, ngay cả Phạm Quang Nghị cũng thế. Cần chú ý là các đời Tổng bí thư trước đây như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng đều kinh qua các chức vụ quan trọng trong “tứ trụ” như chủ tịch quốc hội 1 nhiệm kỳ rồi mới vào tổng bí thư trong giai đoạn gần đây.

Nếu Phạm Quang Nghị leo thẳng từ bí thư Hà Nội vào ghế Tổng bí thư thì cũng còn “hơi non”. Nên động thái cho ông Nghị đi Mỹ là nằm trong 1 chuỗi các động thái “gây dựng hình ảnh” cho ông Nghị trước dân và nội bộ đảng, vì ngoài Phạm Quang Nghị ra, có vẻ đảng không còn nhân vật nào hội đủ các điều kiện cần và đủ cho chức danh Tổng bí thư kỳ này, người có thâm niên thì hết tuổi, người đủ tuổi thì uy tín không đủ, nên “bó đũa chọn cột cờ” có vẻ hợp lý cho đảng.

Vì sao Mỹ tiếp?

Ba nguyên nhân chính chủ yếu lý giải việc ông Phạm Quang Nghị đi Mỹ như trên đã rõ, câu trả lời là phía Việt Nam cần hơn là Mỹ cần, nhưng vì sao Mỹ vẫn tiếp ông Nghị ?
Về nguyên tắc hành xử của Mỹ, hễ quan chức nước nào muốn đi Mỹ thì Mỹ đều tiếp, vì nó có lợi cho Mỹ, ít nhất là ở chỗ có thêm thông tin để đánh giá, để tìm hiểu nội bộ bên kia, Mỹ được nhiều mà không mất gì nên Mỹ tiếp và ủng hộ. Dư luận đừng ngộ nhận rằng Mỹ tiếp là do nhà nước Mỹ hay đảng phái nào ở Mỹ “muốn gây dựng quan hệ với đảng cộng sản Việt Nam (hoặc với Tổng bí thư tương lai) qua chuyến đi này” như thấy có ý kiến trên mạng nhận xét “khó có thể nghi ngờ rằng đến nay quan hệ hai đảng Việt-Mỹ làm đảng cộng sản Trung Quốc ghen tị”.

Vấn đề thứ hai cần chú ý là Mỹ tiếp đúng nguyên tắc ngoại giao, ông Nghị có tư cách trưởng đoàn đại biểu Quốc hội một địa phương, nên Mỹ cử thứ trưởng ngoại giao tiếp, chứng tỏ giữa hành pháp cao cấp Mỹ và ông Phạm Quang Nghị “không có gì để bàn với nhau vì không đối đẳng”. Cũng thế ta dễ hiểu vì sao Mỹ sắp xếp chủ tịch Thượng Viện tiếp, và nghị sĩ McCain vì ông này hiểu Việt Nam nhiều nhất.

Vấn đề thứ ba là có nhận định cho rằng các việc ông Nghị bàn với phía Mỹ là các việc “ở tầm nguyên thủ” thì không đúng. Rõ ràng các nội dung hai bên trao đổi không có gì quan trọng hay triển khai cái mới, về kinh tế thì là xúc tiến đầu tư hai nước…về chính trị thì “Việt Nam cám ơn Mỹ trong vấn đề tranh chấp biển Đông”, chỉ là những cái nói lại những cái hai bên đã có từ hiệp định thương mại Mỹ-Việt mà thôi, cũng như nhắc lại nghị quyết 412 của Quốc Hội Mỹ dành cho Biển Đông.

Vấn đề thứ tư là có dư luận nói rằng điều này cho thấy đảng cầm quyền Việt Nam đang “âm thầm xoay trục sang Mỹ và phương tây” thì rõ ràng chưa hợp lý. Nếu đảng cầm quyền muốn xoay trục thật thì vì sao Phạm Bình Minh chưa đi sang Mỹ để hai bên chính danh ký kết một cái gì đó khả thi để cùng nhau làm mà cử Phạm Quang Nghị đi trong tư thế “lén lút” để làm gì? Nếu lập luận là Phạm Quang Nghị đi với tư cách “thái tử kế vị đi chầu thiên triều” để trình bày chính sách “âm thầm xoay trục của toàn bộ đảng” thì sao không đi cùng Phạm Bình Minh như ông Nguyễn Phú Trọng cùng đi với Hồ Xuân Sơn sang Trung Quốc năm 2011? Điều này chỉ làm bộc lộ sự chia rẽ và “tranh công” trong đảng trong vấn đề “thân Mỹ, thoát Trung”: đảng cử Phạm Quang Nghị đi, nhưng lại không hay chưa cho Phạm Bình Minh, Bộ trưởng ngoại giao của chính phủ, đi dù đã được mời chính thức từ lâu.

Vấn đề thứ năm là vì sao Trung Quốc không tỏ vẻ quan tâm và e ngại gì về chuyến đi này (truyền thông trung Quốc không lưu ý)? Phải chăng Trung Quốc đã biết trước do “có trao đổi ngầm giữa 2 đảng” hay là Trung Quốc đã quá hiểu mình sẽ lại chi phối được Việt Nam nên họ vẫn “bình chân như vại và chả quan tâm gì”???

Có ý kiến nói rằng có khi Mỹ xem xét để chọn Phạm Quang Nghị thay cho Nguyễn Tấn Dũng trong việc duy trì ảnh hưởng của Mỹ trong đảng cầm quyền Việt Nam. Nhận xét này xem ra không có cơ sở lắm. Xét về các mặt quyền lực cầm nắm thực sự, ảnh hưởng quốc tế và uy tín trong dân thì ông Nguyễn Tấn Dũng trội hơn rất nhiều, vậy hà cớ gì Mỹ lấy cái ít mà bỏ cái nhiều, bỏ cái hiện đang có mà lấy cái chưa hình thành?

Tóm lại, việc ông Phạm Quang Nghị đi Mỹ chuyến này có lợi ích chăng là lợi ích của riêng ông Nghị và đảng, chứ chẳng có tác dụng gì về mặt chiến lược cho quan hệ hai nước dấn sâu hơn và cũng không thể hiện gì là “toàn đảng đang xoay trục qua Mỹ”. Chúng ta nên chờ chuyến đi của Phạm Bình Minh, nghe đâu sẽ thực hiện vào tháng 9 này.

Nguyễn An Dân

(26/07/2014)
********
Nguồn: fb John Nguyen Cao

8 Phản hồi cho “Nước cờ xuất tướng của đảng”

  1. Hồ Bác Cụ says:

    “Xuất tướng” thì lòi ra chỉ toàn là…..”tướng Cướp” không hà!!! Đảng gì mà kì cục dzây?? Các DLV thử chỉ ra tui coi có thằng tướng của đảng CSVN mà không phải là “tướng cướp” hông????

  2. Chuyến đi của ông Nghị mang nhiều ẩn ý. Các bạn bàn luận dựa trên những sự kiện đã qua trong lích sử. Nhưng Mỹ trong giai đoạn này cũng đa đoan lắm, không thể nói chuyện suông được. Sau vụ dàn khoan và nghí quyết 412 chắc phải là đề tài mở rông sang các lãnh vực khác, kinh tế thì đã cố hữu rồi, Vì thế chuyện Khựa và vũ khí sát nhân hẳn không quên trong việc bàn luận. Lợi riêng cho đảng và ông Nghị thì đương nhiên Mỹ không tiếp ông Nghị là cái chắc. Nhiều ân ý khó giải đoán trong chuyến đi của ông Nghị nhưng chuyện biền đông có thể không bỏqua được vì chiến lược xoay trục của Mỹ và hung hăng của Khựa. Chờ biến chuyển mới hiểu rõ hơn.

  3. Dâm TiêN says:

    Mỹ còn khai thác xử dụng CSVN trong một “giai đoạn” nữa. Cho nên,
    bề ngoài ngoại giao, thì quan chức Mỹ nào là ,” thưa bộ trưởng X,
    thưa bộ trưởng Y…” nhưng trong hậu trường, thì…chú mày, anh kia…,
    nếu Mỹ muốn như thế.

    Năm 1945, Tình báo Mỹ nó độc quyền lập ra chánh quyền cho CSVN
    để dẫn dụ theo con đường của Mỹ, thì khi làm xong kế hoách, Mỹ sẽ
    tính toán
    vẫn theo kế hoạch tiếp theo của Mỹ. ( Phạm quang Nghị nghe chăng?)

    Cộng Phỉ VN đối với Mỹ có cái gì là ..”.trầm trọng,” mà đem Nghị ra đây
    mần chi ? CSVN là ” đối tác công cụ ” cho Mỹ mà thôi.

  4. Trần Khoa says:

    Trích; “Ba nguyên nhân chính chủ yếu lý giải việc ông Phạm Quang Nghị đi Mỹ như trên đã rõ, câu trả lời là phía Việt Nam cần hơn là Mỹ cần, nhưng vì sao Mỹ vẫn tiếp ông Nghị ?

    Quá dễ hiểu;

    - Phép lịch sự tối thiểu của người Mỹ, miễn là “khách”, cho dù là “khách không mời”.
    - Ai tiếp mới là điều quan trọng, cấp cao? Trung cấp? Hay cấp bình thường?
    - Cách tiếp đãi? trải thảm đỏ? Có đoàn quân danh dự? Hay chỉ bình thường?
    - Vào cửa trước, vô cửa cạnh? Hay chui cửa hậu?
    - Tiếp ở đâu? ở Phòng khách? ở nhà sau? Hay nơi hành lang?

    Đây là hình ảnh: Chủ tịch Nguyễn Minh Triết thăm Mỹ

  5. Thẳng Ruột Ngựa says:

    Trích: “Trước nhất, chính thức là ông Phạm Quang Nghị đi với tư cách đại biểu Quốc Hội, không phải với tư cách Ủy Viên Bộ Chính Trị và bí thư thành ủy. Vì vốn dĩ dù có chức vụ cao trong đảng và trong thiết chế quyền lực trong nước (nhóm 16 ủy viên Bộ Chính Trị), nhưng với thông lệ quốc tế, chính phủ các nước tư bản không tiếp đảng viên các đảng theo nghi lễ quốc khách, dù là đảng cầm quyền, nếu người đó không có chức danh trong chính phủ“.

    Biết nói gì đây khi nhà nước CSVN “nhốt” con gà nòi (gà chọi) Phạm Bình Minh lại, để bắt con gà tre Phạm Quang Nghị (gà kiểng) đi đá thay?

  6. Vũ duy Giang says:

    Đúng là:”…đi Mỹ chuyến này có lợi ích chăng là lợi ích riêng của ông Nghị và ĐẢNG”, hay đúng hơn là lợi ích của TBT.Trọng lú tiếp tục cản đường “3 Dũng”muốn làm TBT khi hết nhiệm kỳ(thứ 2) làm thủ tướng vào năm 2016,vì:”Xét về các mặt quyền lực nắm thực sự,ảnh hưởng quốc tế,và uy tín trong dân, thì ông Nguyễn tấn Dũng trội hơn nhiều”, để có thể trở thành TBT,dù ông cũng không sinh ra ở Bắc Việt như cựu TBT Lê Duẩn?

  7. Tran Van Triet says:

    Hoan toan dong y voi tac gia – Toi chi xin gop y them la=

    CO DO muon lien minh voi CO HOA thi cung can co CO VANG.

    Do do, vai tro cua cong dong VN tai My rat quan trong trong tien trinh nay neu cong dong nguoi Viet biet DOAN KET de co CHIEN LUOC chung doi pho voi van de.

    Tran trong,

  8. Đường Đi Sắp Đến says:

    Về bài này hình như tác giả Nguyễn An Dân có edit lại, thấy trên FB John Nguyen Cao có khác biệt chút vào sáng nay so với tin trên báo mình , Ban Biên Tập nên chăng cập nhật lại bài viết chút

    Kính mến

Leave a Reply to Hồ Bác Cụ