WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhớ và quên

nho va quenCó một câu chuyện tôi chưa từng kể với ai. Câu chuyện vẫn thỉnh thoảng gợi nhớ về những ngày đầu tiên tôi bị lôi xềnh xệch vào một xã hội chính trị, lôi vào một thế giới mà tôi luôn loạng choạng đứng ở lằn ranh mong manh, giữa những điều vĩ đại nhất hoặc ô trọc nhất.

1997, lần đầu tiên tôi bị an ninh đưa đi làm việc vì những lá thư mà tôi chuyển giùm cho mẹ của một người bạn. Nhiều năm sau tôi mới ý thức rõ hơn tầm quan trọng của người phụ nữ ấy, bà Trần Thị Thức, phu nhân của ông Đoàn Viết Hoạt. Đó là một trong những vụ án chính trị đầu tiên của Việt Nam những ngày đầu mở cửa, có cái tên là vụ án Diễn Đàn Tự Do. So với facebook hôm nay, cái bản tin chia sẻ tin tức xã hội chính trị ấy chỉ là hạng chấm phẩy. Nhưng vào năm tháng đó, nó là một trái bom.

Tôi biết lờ mờ những cái tên Hà Sĩ Phu, Tiêu Dao Bảo Cự, Bùi Minh Quốc… qua những bì thư mà tôi được nhờ đi gửi minh bạch qua bưu điện thay cho cô Thức và những người bạn của cô. Có khi đó là một phần của tờ Thông Luận, hoặc một tâm thư của ai đó trong Câu Lạc Bộ Kháng Chiến cũ. Tôi coi mọi thứ đó là chuyện thư tín bình thường, cũng như cô Thức đơn giản chỉ là mẹ của người bạn cùng tên, nhỏ tuổi hơn mà chúng tôi gặp nhau trong khoa Anh ngữ, Đại học Tổng Hợp lúc đó.

Không ít lâu sau, tôi đối diện với việc một đợt điều tra của an ninh Việt Nam về những bức thư đó. Sau nhiều ngày thẩm vấn, do cuối cùng nhận ra tôi chỉ là một thằng nhóc sinh viên không đảng phái, thích làm chuyện bao đồng, phía an ninh dịu giọng và chuyển tôi vào dạng giáo dục tư tưởng. Hồ sơ tiết lộ tôi là một sinh viên khoa báo chí, nên phía an ninh quyết định để tôi nói chuyện với một người lớn tuổi hơn, cùng trong nghề báo.

Cuộc gặp gỡ diễn ra ở số 258 Trần Hưng Đạo, quận 1, Sài Gòn. Người chủ trì là anh Hải, đại uý PA25, còn người đến để giáo dục tư tưởng cho tôi là nhà báo Đoàn Thạch Hãn, lúc đó là cây viết của báo Công An TP với số ấn bản ngất trời 500.000 số/kỳ.

Hôm đó, phía công an nói rất ít, nhường lời cho anh Hãn, một người dáng thô, khoẻ, nói giọng miền Trung Việt Nam.

Anh Hãn nói với tôi rất nhiều thứ về chính trị, tư tưởng, mà thật lòng, tôi bỏ ngoài tai hầu hết. Chỉ đến khi anh hỏi rằng “Em có biết trước đây anh là gì không?”. Câu chuyện trở thành phần giới thiệu về anh Hãn, là người sống trong chế độ miền Nam Việt Nam Cộng Hoà, từng là một cây viết của báo Điện Tín. Sau này tôi còn được biết thêm anh Hãn, với ngày 30-4-75 là cột mốc tác động nhiều thứ đến đời anh, kể cả tù tội, khiến hôm nay anh như thế này.

Anh Hải, công an quê ở Củ Chi có đôi mắt đẹp và giọng nói mềm mỏng xin ngắt lời anh Hãn, và kể rằng vào giờ phút anh Hãn tuyệt vọng nhất, cán bộ cách mạng tìm thấy anh ở đường rầy xe lửa như định chọn cái chết. Cán bộ thuyết phục và khuyên giải nên anh Hãn đã hồi tâm và hôm nay trở thành một công dân tốt, phục vụ cho chế độ, đất nước. “Em nên coi chuyện anh Hãn như một tấm gương để sống và phục vụ cho tổ quốc”, anh Hải nói.

Tôi nhìn sang anh Hãn, hai ánh mắt chạm nhau im lặng, vô hồn. Anh không nói gì, tôi cũng không nói gì. Tôi không biết câu chuyện đó của anh Đoàn Thạch Hãn có thật hay không, nhưng trong suy nghĩ của tôi lúc đó chỉ là không biết buổi làm việc hôm nay có kịp cho tôi lao đến Đại học Tổng hợp sau giờ lên lớp chiều, rồi qua Nhạc Viện cho giờ học kế hay không.

Nhiều năm sau đó, tôi không gặp lại nhà báo Đoàn Thạch Hãn, mà chỉ thấy qua các bài viết của anh trên báo Công an TP. Là một người có máu văn nghệ, tôi đọc rất nhiều các bài viết của anh về Khánh Ly, về Duyên Anh… Thậm chí cả những bài viết hoàn toàn đầy chính trị về những người không chấp nhận Cộng sản mà ra đi. Trong giai đoạn chỉ có một tờ báo với một giọng điệu nói mà không có nơi phản hồi, anh là một cây viết sáng giá, lấp lánh như một bảo đao. Văn của anh lạnh và khinh miệt khi nói về những người cùng thời với mình. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều, bỏ nhiều thời gian để đi tìm hiểu về sự sắc bén của anh Hãn, để cuối cùng tâm nguyện rằng, dù phải chết, tôi cũng không chọn nghề viết, như cách của anh.

Có lẽ đã phí thời giờ của anh Hãn vào một ngày của năm 1997, năm mà rất nhiều người Hồng Kông đã không xuất ngoại vì bị thuyết phục rằng Trung Cộng sẽ đối xử với vùng đất của mình tử tế, rất tiếc, tôi muốn mình khác.

Bất ngờ tôi nghe tin nhà báo Đoàn Thạch Hãn mất vào một ngày tháng 9/2014. Đời người vinh quang hay tủi nhục có lúc rồi cũng đến điểm cuối cùng là phu du, vô nghĩa. Tất cả những kỷ niệm của tôi bật ra. Trên các trang blog hay facebook, tôi đọc nhiều điều tranh cãi về anh, có lẽ vì anh là một nhà báo lớn hoặc anh có quá nhiều bạn bè lẫn kẻ thù. Trên đất nước này, cũng có hàng triệu người như nhà báo Đoàn Thạch Hãn nằm xuống và lại gây tranh cãi – bởi đất nước của chúng ta là một phác đồ của nghịch cảnh, phác đồ của mỗi cá nhân bị buộc phải chịu trách nhiệm thay cho các nền chính trị đã điều khiến dân tộc này, chưa thấy đủ yêu thương đã ngập hận thù.

Tất cả chúng ta đã hoặc đang là nạn nhân của chính trị. Nhưng chắc chắn chúng ta cũng có một phần trách nhiệm, không thể chối cãi trong những bước đi của đời mình. Tôi cũng vậy, và anh cũng vậy.

Trên facebook của nhà báo Huỳnh ngọc Chênh, tôi thấy anh ghi lại một mẩu trò chuyện với nhà báo Đoàn Thạch Hãn rất thú vị. Trong đó, câu nói đáng nhớ của anh Hãn rằng “mình rất tiếc đã tự bôi đen đời mình quá nhiều”, khi nhắc đến những gì đã làm, đã viết. Trong ký ức cỏn con ập về, tôi nhớ lại những bài báo của anh Đoàn Thạch Hãn viết về văn nghệ sĩ đã tị nạn, về những cộng đồng Việt ngoài Việt Nam với khả năng nhuần nhuyễn của ngợi ca và phỉ báng. Tôi cũng nhớ đến đất nước này, với nhiều con người tự thú điều bí mật vào những phút cuối đời. Tôi cũng nghĩ về một ngày rất cũ, rằng không biết anh có thật sự muốn tôi học bài học ngày hôm ấy, trước mặt viên sĩ quan PA25 hay không. Nhưng mẩu đối thoại từ facebook của anh Huỳnh Ngọc Chênh, là phần kết quý báu của bài học mà tôi nhận được từ nhà báo Đoàn Thạch Hãn, cho việc chọn một lẽ sống đúng trên đất nước này.

Người Việt hay nói đến câu “nghĩa tử là nghĩa tận” để bày tỏ sự hoà ái cho một người đã ra đi. Nhưng “tận” không hoàn toàn có nghĩa là hết hẳn. Nếu chúng ta im lặng và chối bỏ những gì đã có, và chôn vào quên lãng tất cả là giả dối và khốn nạn với lịch sử con người. Đúng là có những thứ cần phải quên, nhưng có những thứ cần phải nhớ. Thậm chí chính người đã mất cũng ước muốn chúng ta phải nhớ.

Nhớ, để đó là một bài học dành cho chúng ta về kiêu hãnh hay điếm nhục trong cuộc sống, nhưng hãy quên, vì độ lượng thứ tha trong trái tim của mỗi con người, để chia sẻ về những điều cay đắng thầm kín của người dành lại, trong gia tài khốn khó của quê hương này.

© NS Tuấn Khanh

1 Phản hồi cho “Nhớ và quên”

  1. Dân Việt says:

    Đảng Và Những Con Thiêu Thân

    Những con thiêu thân lao vào ngọn lửa
    Say sưa hào quang danh vọng, quyền uy
    Thèm khát bã mồi vinh hoa, phú quý
    Đâu biết đời mình sẽ cháy tiêu đi.

    Những con thiêu thân hãy nhìn cho kỹ
    Ngọn lửa kia là đốm lửa ma trơi
    Ánh sáng kia là luồng sáng hang dơi
    Bên ngoài sói lang rập rình lảng vãng.

    Những con thiêu thân bu vào bợ đảng
    Hãy mở mắt nhìn trước mặt là ai?
    Một bọn buôn dân bán nước độc tài
    Một lũ bạo tàn gian tham hèn nhát.

    Những con thiêu thân a vào ôm bác
    Hãy mở mắt nhìn trước mặt là ai?
    Một kẻ lưu manh bạc ác độc tài
    Một lão bịp đời tay sai quốc tế.

    Những con thiêu thân học đòi chủ nghĩa
    Hãy mở mắt nhìn Cộng sản về đâu
    Từ Liên Xô, Tàu Cộng, đến Đông Âu
    Và thiên đường Bắc Triều Tiên hạ giới.

    Những con thiêu thân tham quyền ham lợi
    Hãy mở mắt to nhìn lại chính mình
    Bị nhân dân nguyền rủa giống nòi khinh
    Trước lịch sử là tội đồ dân tộc.

    Phan Huy MPH
    http://fdfvn.wordpress.com

Leave a Reply to Dân Việt