WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Mặt trái của một bức tranh thêu

Nhiều năm trước, báo Quân Đội Nhân Dân có một bài viết thú vị (Bức Tranh Thêu Trong Tù Của Người Phụ Nữ Với “Nụ cười chiến thắng”) của tác giả Nguyễn Thị Nhi:

“Bức tranh ‘Chùa Một Cột’ được thêu trong nhà tù Côn Đảo năm 1972 là của chị Võ Thị Thắng, cựu tù chính trị bị tòa án binh quân sự Mỹ kết án 20 năm tù khổ sai, giam cầm trong các nhà tù: Chí Hòa, Thủ Đức, Tân Hiệp, Hố Nai, Côn Đảo từ năm 1968 – 1974… ”

“Về bức thêu ‘Chùa Một Cột’, chị kể: Chị chưa một lần ra miền Bắc, chưa được thăm chùa Một Cột nhưng qua những tấm hình chụp, vẽ về ngôi chùa này chị đã hình dung và thêu bức ‘Chùa Một Cột’ với tấm lòng luôn hướng về miền Bắc, tin tưởng vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Bức thêu ‘Chùa Một Cột’ là tâm huyết của chị trong những năm tháng bị giam cầm. Ở trong tù những lúc không bị tra tấn hoặc lao động cải tạo, chị lại chọn nơi có ánh sáng gần cửa sổ để thêu. Nhiều lúc thiếu ánh sáng chị vẫn cố hình dung từng mũi kim, sợi chỉ. Chị phải giấu bức thêu mỗi khi có cai ngục đi tuần tra, kiểm soát. Bức thêu ‘Chùa Một Cột’ của một người con gái không chịu khuất phục kẻ thù phải mất gần một năm mới hoàn thành, trong một hoàn cảnh đặc biệt.”

chua mot cot 1Tháng 8 năm nay, chị Võ Thị Thắng qua đời. Tang lễ được cử hành vô cùng trọng thể, và tiểu sử của chị Thắng cũng được báo Tin Nhanh Viet Nam ghi lại với nhiều chi tiết:

“Từ sáng 23/8, Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng phía Nam, nơi tổ chức lễ viếng bà Võ Thị Thắng đã liên tục đón tiếp các đoàn khách đến thắp nhang và chia buồn cùng gia đình. Di ảnh nữ đảng viên xứ Long An đặt ở sảnh chính, phía trước nghi ngút khói hương. Không khí trầm mặc trong điệu nhạc buồn và cả tiếng sụt sịt của những người đến viếng. Gần trưa, các đoàn khách từ Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Tây Ninh vẫn còn lần lượt đăng ký viếng…

Bà Thắng sinh ra tại xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Năm 9 tuổi, bà bắt đầu bước chân vào con đường cách mạng bằng việc tham gia đưa thư, mang cơm cho cán bộ trong hầm bí mật. Năm 13 tuổi, bà thi đậu vào trường công lập Gia Long Sài Gòn (nay là trường Nguyễn Thị Minh Khai); 16 tuổi là thành viên Mặt trận dân tộc giải phóng huyện Bến Lức – Long An và khi 17 tuổi, được tổ chức điều về Sài Gòn hoạt động trong phong trào thanh niên – sinh viên – học sinh…

Đất nước thống nhất, người phụ nữ với nụ cười chiến thắng năm nào bước sang chính trường khi tham gia công tác tại Thành đoàn, rồi ở Hội Liên hiệp phụ nữ TP HCM, sau đó được giao nhiệm vụ Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, được trúng cử vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Khoá VIII và Khóa IX; Đại biểu Quốc hội các khóa IX, X và XI, rồi Tổng cục trưởng Du lịch, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – Cu Ba.”

Bà Võ Thị Thắng trong vai trò đại biểu Quốc hội.  Ảnh và chú thích của vnexpress

Bà Võ Thị Thắng trong vai trò đại biểu Quốc hội.
Ảnh và chú thích của vnexpress

Những bức tranh thêu, cũng như những tấm huy chương, đều có mặt trái “sần sùi” của nó. Cuộc đời hoạt động và phụng sự cách mạng của Võ Thị Thắng cũng vậy. Chị còn “có một nụ cười khác” nữa, méo mó hơn, theo như lời kể của một người thân – nhà văn Đào Hiếu:

Rồi cuối cùng chiếc ghế Tổng Cục Trưởng mà người ta trao cho chị cũng bị đặt trên bốn trái mìn nổ chậm được làm bằng lòng đố kỵ, bằng thù oán cá nhân, bằng những mưu đồ ma quỷ.

Người con gái ‘anh hùng’ ngày xưa chợt biến thành nhân viên CIA Mỹ với tập hồ sơ dày cộm.

Đó là những ngày cuối năm 1996. Nhiều nhân vật có tình cảm với Võ Thị Thắng trong Bộ Chính Trị đều rất bàng hoàng. Con chạch lại leo lên đẻ trên ngọn đa! Vậy mà người ta vẫn có đầy đủ những tài liệu về một con chạch như vậy!

Kẻ thù giấu mặt ấy là ai? Chị biết, Bộ chính trị cũng biết nhưng không làm gì được… Nhiều người trong Bộ chính trị không tin những hồ sơ ngụy tạo ấy nhưng cũng không “dám” bác bỏ. Chị gần như đơn độc…

Và đã có lúc chị cầm một sợi dây thòng lọng. Chị cuộn nó lại, giấu trong túi xách, đến soi mặt mình trong gương. Một đêm mất ngủ. Và khóc. Một đêm ngồi trong góc tối của căn phòng nhìn chồng nhìn con và nhìn bức ảnh nổi tiếng của mình. Bức ảnh chụp chị đứng trước tòa án, giữa hai người quân cảnh đeo kính đen. Chị nhìn cái miệng cười của mình. Nước mắt lặng lẽ lăn xuống gò má. Bởi vì giờ đây chị không “được” đứng trước một tòa án để mà cười. Chị đang đứng trước một thế lực vô hình, chị đang bị rình rập, truy sát.

Trường hợp bị “rình rập truy sát” của chị Võ Thị Thắng (ngày trước) không khỏi khiến tôi liên tưởng đến tình cảnh thương tâm tương tự của một phụ nữ Việt Nam (hiện nay) theo như thông tin của Dân Làm Báo:

“Như đã đưa tin, vào ngày 25/5/2014, chị Trần Thị Nga đã bị 5 tên mật vụ truy sát, đánh vỡ xương chân khi đang trên đường đến bến xe Giáp Bát (Hà Nội). Mặc dù những kẻ thủ ác đeo khẩu trang che nửa mặt, nhưng chị Trần Thị Nga đã nhận ra trong số bọn chúng có những tên là an ninh – mật vụ thường xuyên theo dõi mẹ con chị trước đây.

Video do chị Trần Thị Nga ghi lại cho thấy cảnh một tên mật vụ truy đuổi vào tận cửa hàng bán xe ô tô nhằm tiếp tục ra tay. Trong đoạn phim, chúng ta có thể nghe thấy rõ tiếng kêu cứu thất thanh của chị Nga khi bị bọn chúng truy sát một cách hung tợn.

Kẻ thủ ác chỉ quay lưng bỏ đi sau khi xuất hiện một người đàn ông trong cửa hàng đến can thiệp.

Hình ảnh cắt ra từ clip cho thấy tên mật vụ tấn công chị Nga với hung khí là một ống tuýp bằng thép. Khuôn mặt hung thủ đeo khẩu trang che kín miệng và mũi. Khi thấy chị Nga ghi hình, hắn vội vàng đưa tay che mặt vì sợ bị nhận dạng.

Mẹ con Trần Thị Nga. Ảnh RFA

Mẹ con Trần Thị Nga. Ảnh RFA

Sau khi bức ảnh được phổ biến, một số nhân chứng nhận ra hung thủ chính là một thanh niên trong nhóm đeo băng đỏ xuất hiện tại cuộc biểu tình chống Trung Quốc hôm 11/5. Đây là kẻ nhiều lần gây sự, tấn công những người biểu tình yêu nước không theo định hướng của đảng cộng sản.

Đoạn video trên ghi lại diễn biến vụ truy sát sau khi chị Trần Thị Nga bị bọn chúng hành hung lần 1 khiến chị bị gãy tay. Sau đó, bọn chúng tiếp tục quay lại dùng tuýp sắt đánh đập lần 2 và lần 3 một cách hết sức dã man và tàn bạo.

Nghiêm trọng nhất, trong lần quay lại lần 3, bọn chúng đã đánh chị Nga gãy chân nhằm mục đích để chị không thể đi lại được…

Trước đó, nhà riêng của chị Nga tại Hà Nam đã liên tục bị một số kẻ lạ mặt rải truyền đơn với nội dung đe dọa giết người, đốt nhà hết sức nghiêm trọng. Mặc dù đã thông báo đến công an và yêu cầu can thiệp, tuy nhiên phía công an cộng sản thậm chí không có các biện pháp bảo vệ mà còn tiếp tay cho đồng bọn thực hiện cuộc truy sát dã man đối với mẹ con chị vào hôm 25/5 vừa qua.”

Thực ra, vào ngày 30 tháng 5 năm 2014, chị Nga đã có gửi “Đơn Trình Báo Bị 5 Tên Côn Đồ Dùng Hung Khí Truy Sát” đến văn phòng công an huyện Thanh Trì – Hà Nội nhưng không nhận được sự hồi đáp nào, dù đã hơn ba tháng trôi qua. Đơn gửi không người nhận là chuyện “thường tình” ở Việt Nam. Có ai bận tâm gì đến sinh mệnh của một thường dân (cỡ) bà Nga. Coi: một vị Ủy Viên Trung Ương Đảng “kiêm” Dân Biểu Quốc Hội như bà Võ Thị Thắng mà còn bị “rình rập truy sát,” và cả “Bộ chính trị cũng biết nhưng không làm gì được…” cơ mà.

Phen này mẹ con bà Nga chắc chết, chết chắc, là chuyện đã đành. Điều không đành là chả hiểu liệu có người dân Việt nào thoát khỏi cảnh bị “rình rập” hay “truy sát” dưới chế độ hiện hành không?

© Tưởng Năng Tiến

© Đàn Chim Việt

8 Phản hồi cho “Mặt trái của một bức tranh thêu”

  1. Dân Việt says:

    Nụ Cười Võ Thị Thắng

    Nụ cười ấy bây giờ là tiếng nấc
    Trong nấm mồ trăn trở một hồn ma
    Nằm lắng lòng ôn lại tháng ngày qua
    Rồi nức nở nhạt nhoà tuông nước mắt.

    Chị đã khóc cho cuộc đời đánh mất
    Vào con đường lầm lạc phản quê hương
    Để bây giờ một dân tộc đau thương
    Đang rên siết trong xích xiềng nô lệ.

    Chị đã khóc cho nụ cười hôm ấy
    Ôi nụ cười ngu dại kẻ cuồng si!
    Tưởng oai hùng như một đấng nữ nhi
    Nào có biết khác gì quân khủng bố.

    Nụ cười chị ngày hôm nay méo mó
    Như bao người đang khóc hận cười đau
    Khi nhìn ra đảng vượn đã hồi đầu
    Đem đất nước dâng khựa Tàu xâm lược.

    Phan Huy MPH
    http://fdfvn.wordpress.com

  2. noileo says:

    Đối với VNCH, trước 1975, thì CHùa Một Cột là một trong nhiều di tích của VIệt nam, của Việt nam 4000 năm văn hiến, [đã có từ lâu trứơc khi Việt nam bị Việt cộng Hồ chí Minh & bọn cộng sản VNDH & bọn trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ tuân lệnh giặc tàu, đồng lõa với giặc Pháp, chia cắt VN tại vỹ tuyến 17, sau đó Việt cộng Hồ chí Minh & bọn cọng sản VNDCCH & trí thức cộng sản VNDCCH, trí thức cộng sản bắc kỳ chân chính tim đỏ thẻ đỏ rứoc giặc tàu vào miền bắc, dựa vào súng đạn giặc tàu khủng bố người dân miền bắc, dựng nên chế độ cộng sản VNDCCH tập 2, đê tiện gian ác, vong bản ngoại lai tay sai giặc tàu].

    Do đó Chùa Một Cột, Chùa Trăm Gian, CHùa HƯơng, ĐỀn VOi Phục, Gò Đống Đa, THành nhà Mạc… là những địa danh vẫn đụợc sách báo VNCH nhắc đến, nhiều khi còn là nhắc đến với nhiều thương nhớ, nếu tác giả là một người bắc 54.

    CHùa MỘt CỘt đã xuất hiện trong một cuốn sách, lưu hành tại Sài gòn, ghi lại các kỷ lục thế giới.

    Nên nhớ, mặc dầu nhiều nhà thơ miền bắc, Xuân Diệu, Cù Huy Cận, Chế lan Viên…. đã đi theo cộng sản, làm những trò nịnh bợ cộng sản rất lố bịch, dơ dáng dạng hình, người dân VNCH vẫn yêu quý, vẫn học & đọc những dòng thơ đẹp của họ đã đuọc sáng tác trước khi theo cộng sản.

    Nên nhớ, ở VNCH hồi ấy có đến hàng trăm bài thơ bài hát, bài văn … tỏ lòng thương nhớ Hà nội & miền bắc, ca ngợi cảnh sắc Hà nọi, ca ngợi các di tích ở miền bắc, thì có nhằm nhò gì [để mà có thể suy đoán là "ca ngợi cộng sản"], một bức thêu CHùa MỘt Cột!

    NÓi như vậy để thấy cái “bài viết” (Bức Tranh Thêu Trong Tù Của Người Phụ Nữ Với “Nụ cười chiến thắng”) của tác giả Việt cộng Nguyễn Thị Nhi, xưng tụng trò thêu thùa gì đó của tên khủng bố cộng sản Võ thị Thắng, chỉ là bịp bợm khi tác giả Việt cộng nói rằng Võ Thị Thắng phải thêu trong lén lút vì thêu hình “CHùa MỘt Cột”, một hình ảnh của Hà nội, có thể khiến “bọn cai ngục” tức giận!

    Nếu cái sự nói đến CHùa MỘt Cột mà có điều gì khiến người dân VNCH phải tức giận, thì đó là tức giận căm thù Việt cộng Hồ chí Minh & Việt cộng Lê Duẩn và bọn cộng sản VDCCH đã cho xây cái mả nổi khổng lồ thô bỉ, mà TRung cộng gọi là cái cầu tiêu lớn, ngay giữa lòng Hà nội, át hết cái đẹp của CHùa MỘt Cột,

  3. dan oan says:

    Ngay từ phần đầu bài viết đã “khó đọc” rồi “… Võ Thị Thắng mà là … tù chính trị ? không! y thị là tên khủng bố bị kết án giống như những tên khủng bố hiện nay bị các chính phủ trên thế giới kết tội vậy. Rồi lại “bị toà án binh quân sự Mỹ kết án”… rõ là xuyên tạc vì đó là toà án của chính phủ VNCH. Sự xuyên tạc hoặc thiếu hiều biết của người viết ngay phần đầu làm cả bài không còn giá trị gì nữa.

    • Tudo.com says:

      dan oan says: “Sự xuyên tạc hoặc thiếu hiều biết của người viết ngay phần đầu làm cả bài không còn giá trị gì nữa.”

      Ông Tiến đã chú thích rỏ ràng:
      Nhiều năm trước, báo Quân Đội Nhân Dân có một bài viết thú vị (Bức Tranh Thêu Trong Tù Của Người Phụ Nữ Với “Nụ cười chiến thắng”) của tác giả Nguyễn Thị Nhi:
      “Bức tranh ‘Chùa Một Cột’ được thêu trong nhà tù Côn Đảo năm 1972 là của chị Võ Thị Thắng, cựu tù chính trị bị tòa án binh quân sự Mỹ kết án 20 năm tù khổ sai, giam cầm trong các nhà tù: Chí Hòa, Thủ Đức, Tân Hiệp, Hố Nai, Côn Đảo từ năm 1968 – 1974… ”

      Vậy mà . . . Ô,B dan oan phang câu thiếu hiểu biết ở trên, thật không biết gọi Ông, Bà dan oan là: đọc giả, đọc giã, độc dã hay độc vã ?

    • Floridian says:

      Sao tên này vẫn còn được vào trường Gia Long. 9 tuổi đã thành VC. Sao VNCH nhân đạo thế!

  4. Lột mặt nạ Quỷ Đỏ Việt cộng says:

    “…Mặc dù những kẻ thủ ác đeo khẩu trang che nửa mặt, nhưng chị Trần Thị Nga đã nhận ra trong số bọn chúng có những tên là an ninh – mật vụ thường xuyên theo dõi mẹ con chị trước đây….. một số nhân chứng nhận ra hung thủ chính là một thanh niên trong nhóm đeo băng đỏ xuất hiện tại cuộc biểu tình chống Trung Quốc hôm 11/5….” – Tác giả: Tưởng Năng Tiến

    VOA – 09.07.2014

    Trong cuộc điều trần tại Hạ viện Hoa Kỳ về tình hình nhân quyền tại các nước Đông Nam Á, Dân biểu Ed Royce, thuộc đảng Cộng Hòa, đại diện tiểu bang California, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, đã nêu nhận định như sau về tình hình nhân quyền ở Việt Nam:

    “Tại Việt Nam, chúng ta có rất nhiều bằng chứng cho thấy tình hình đang trở nên tệ hại hơn ở đó, qua việc chính phủ tiếp tục cuộc đàn áp nghiêm trọng nhắm vào những người chỉ trích chế độ. Chúng ta biết rằng chính phủ Việt Nam trấn áp gần như mọi ý kiến bất đồng, thông qua sự đe dọa, bạo lực, thông qua các án tù rất dài hạn; những blogger trẻ tuổi này thường lãnh án 7 năm tù nếu blog về các ý kiến như tự do phát biểu chẳng hạn. Trong những lần đi Việt Nam, tôi đã tận mắt chứng kiến mức độ công an chìm sử dụng để bóp nghẹt mọi hình thức tự do phát biểu hay tự do tôn giáo. Tôi đã gặp Hoà thượng Thích Quảng Độ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, cũng như một lãnh tụ tôn giáo khác đang bị ở tù, và tận mắt chứng kiến những biện pháp được thi hành để bóp nghẹt tự do trong nước. Chúng ta đã có 18 cuộc họp trong khuôn khổ Đối thoại về Nhân quyền giữa Hoa Kỳ và Việt Nam và vẫn không đạt được tiến bộ nào trong tình hình nhân quyền. Tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam lập tức đình chỉ những vụ vi phạm nhân quyền. Tôi yêu cầu chính phủ Việt Nam phóng thích các tù nhân chính trị ở đó.”

  5. Choi Song Djong says:

    “Nhiều lúc thiếu ánh sáng chị vẫn cố hình dung từng mũi kim, sợi chỉ. Chị phải giấu bức thêu mỗi khi có cai ngục đi tuần tra, kiểm soát. Bức thêu ‘Chùa Một Cột’ của một người con gái không chịu khuất phục kẻ thù phải mất gần một năm mới hoàn thành, trong một hoàn cảnh đặc biệt.”. hết trích

    Bức tranh này được thêu ở nhà tù côn đảo năm 1972. Nhìn tranh thêu chúng ta thấy được trong đó có ít nhất 7 màu chỉ khác nhau,nhà tù côn đảo nằm ngoài biển chứ nó không nằm cạnh chợ Bến Thành nên không thể chạy ra đó mua rồi quang vào xà-lim. Chế độ VNCH nhân đạo đương nhiên là cho phép người tù làm một số việc yêu thích cá nhân để qua thời gian và không bị quẫn trí và đương nhiên đây là theo qui ước quốc tế về tu binh chiến tranh.
    Đã cho người tù vải,chỉ màu và kim thêu mà lại không cho người ta thêu thùa thì có mà điên nặng,nhìn tranh thêu khá đẹp mà lại bảo là phải vừa thêu vừa để ý cai ngục và thêu trong bóng tối,trong đêm thì ôi xạo hết chỗ nói.Dóc chết,tôi mới đọc non nửa bài là đã chửi thề nhặng quậy.Đm,bọn vgcs đã là chúa xạo ke nhưng lại có những đứa bằng cấp đầy mình nhưng khổ là đéo chịu dùng óc để suy nghĩ.Võ thị Thắng khi còn trên dương thế có lẽ vì khiếp nhược đã không dám cải chính ! đương nhiên,bằng chứng là đã có nhóm âm mưu sát hại bà ta.
    Tóm lại,hễ mối lần ta nghe Vẹm + tuyên truyền thì phải nhủ lòng rằng tin 1% mà thôi,số còn lại nên chờ tính tiếp.Tôi chua rằng câu nói cuối đời của bà Võ thị Thắng trước khi nhắm mắt là Đm.

    • TT says:

      Ông ” Nam Triều Tiên” này không ở miền Nam Việt Nam nên không biết lời nói sau đây của ông cố tt Thiệu :” Đừng tin những gì Cộng Sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm”

Leave a Reply to Choi Song Djong