WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Sự độc ác của công an Việt Nam

Vietnamese-policeỞ vào một thời điểm khá nhạy cảm, khi Việt Nam đang tìm kiếm một thỏa hiệp với Mỹ để mua vũ khí, thì Human Rights Watch (HRW), trụ sở ở New York, tung ra một bản phúc trình rất thấu đáo về sự độc ác của công an và sự lộng hành của nền tư pháp Việt Nam.

Bản phúc trình đã nêu: Có ít nhất là 24 nạn nhân chết tại đồn công an từ năm 2010 đến 2014 và vô số những nạn nhân khác bị đánh trọng thương.

Trong số 24 nạn nhân chết tại đồn, cơ quan quyền lực chỉ công nhận 14 nạn nhân tử vong do công an, còn lại 10 nạn nhân khác chết là do bệnh hoặc do tự tử.

HRW nói rằng đây mới chỉ là một cuộc khảo sát đầu tiên thông qua những tổ chức, mà không thể tiếp xúc trực tiếp với gia đình các nạn nhân vì sợ bị liên lụy và trả thù.

Vào Tháng Tám vừa qua, Thượng nghị sỹ John McCain và Sheldon Whitehouse vận động Quốc hội Mỹ hủy bỏ lệnh cấn bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Những nhà hoạt động nhân quyền ráo riết vận động cả hai phía Mỹ và Việt Nam phải gây áp lực lên chính quyền Hà Nội đối xử tử tế với những công dân của họ.

Thông tin từ giới truyền thông của chính quyền thừa nhận phóng viên là đối tượng luôn phải đối mặt với những tình huống bị quy là nhạy cảm.

Chính quyền Hà Nội thường bị lên án vì chính sách vô nhân đạo của họ. Từ khi Myanmar tiến hành cải cách chính trị, nhiều nhà bình luận quốc tế cho rằng Việt Nam bây giờ trở thành một quốc gia tồi tệ nhất về nhân quyền trong vùng.

Nhân quyền đã trở thành đề tài chính được mang ra thảo luận mỗi khi quan chức Mỹ đến thăm Việt Nam, tâm điểm là tự do ngôn luận, tự do thông tin và việc bắt bớ, sách nhiễu những nhà bất đồng chứng kiến, hay công an không được phép lạm quyền.

Công an lạm quyền đến mức đã gây ra chết người mà nguyên nhân chỉ là những lỗi rất nhỏ như việc không đội mũ bảo hiểm. Công an tham nhũng, độc ác, và vô trách nhiệm đã gây ra những hậu quả nặng nề, thậm chí phải đổ máu là sự kiện thường xẩy ra với công dân Việt Nam.

Vào năm 2013, Ủy ban Nhân quyền Mỹ đã nhận được tường trình về “Sách nhiễu, lạm quyền, đặc biệt vi phạm quyền con người, theo dõi, đeo bám, cản trở, dùng vũ lực, vây ráp, cô lập, đe dọa, khủng bố tinh thần những công dân bị nghi ngờ. Công an sử dụng ảnh hưởng chính trị, nạn dịch tham nhũng tràn lan, cộng với sự vô trách nhiệm để bóp méo hoặc làm tê liệt toàn bộ hệ thống pháp lý.

Những bloggers và những nhà bất đồng chứng kiến thường nêu ra những vấn đề này. Tuy nhiên, những nỗi quan tâm của họ đã trở thành nguyên cớ để họ phải vào tù.

Cựu đảng viên Đảng Cộng sản Vi Đức Hồi, từ Lạng Sơn đã bị bắt chỉ vì viết về cái chết tại đồn công an của nạn nhân Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi, ở Bắc Giang vào năm 2010.

Đây không phải là hàng động vội vàng của ông Hồi. Báo chí địa phương đã tường thuật tường tận cái chết và cuộc phản đối rộng lớn nhân đám tang của anh. Thế mà Hồi vẫn phải nhận một bản án đến 8 năm tù.

Khương không phải là người duy nhất chết tại đồn công an. Báo chí Việt Nam đăng tải, vào năm 2011, Trịnh Xuân Tùng, 53 tuổi, tại Hà Nội cũng bị đánh chết tại đồn chỉ vì ông đứng ra bênh vực cho một người lái xe ôm đã để cho khách không đội mũ bảo hiểm.

Cuộc ẩu đả đã trở nên nghiêm trọng. Hãng thống tấn Pháp AFP đưa tin. Con gái của ông Tùng là Trịnh Kim Tiến vào đồn công an thăm cha đã phàn nàn rằng cha cô đã bại liệt toàn thân, mà không nhận được sự chăm sóc y tế, để rồi ông đã tử vong vài ngày sau đó. Cô Tiến phản đối công an gây ra cái chết cho cha cô bằng cách căng một băng rôn bên ngoài cửa tiệm và sau đó cô tiếp tục phản đối trên mạng.

Ủy ban Nhân quyền Mỹ tường thuật có 9 người đã chết tại đồn công an vào năm ngoái. Nếu có mang ra xét xử, thì công an cũng không mắc tội giết người, có chăng chỉ là hình phạt rất nhẹ, và chỉ xử cho qua chuyện.

Ở một góc độ khác của vấn đề chính trị là những quan chức đã dùng quyền lực để cướp đất đai. Đầu năm 2012, Đoàn Văn Vươn đã chống cự lại cả một đoàn công an xâm phạm vào đất đai tài sản riêng của ông, nhưng rồi sau đó ông và gia đình lại bị cột vào tội sử dụng vũ khí tự tạo.

Đông đảo công chúng ủng hộ Vươn. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đành phải cho mở một cuộc điều tra. Cuối cùng khám phá ra là một cuộc tranh giành đất đai trái pháp luật của cán bộ địa phương. Một vài cán bộ bị kỷ luật, nhưng Vươn vẫn không được bồi thường cho những thiệt hại về hoa màu, tài sản mà công an gây ra.

Một cuộc phản đối về đất đai ở ngoại thành Hà Nội, cả 1000 dân làng tay không đối diện với trên 3000 cảnh sát cơ động, đồng phục tối màu, mũ sắt, lá chắn, lựu đạn cay, súng AK47s. Những hành vi của công an đã được tường thuật bằng hình ảnh và đưa lên YouTube một cách nhanh chóng thổi bùng lên một ngọn lửa phản đối chính quyền giống như trường hợp của Vươn.

Thế nhưng chính phủ Hà Nội lại cho rằng đây là âm mưu của “thế lực thù địch” bởi vì cách đưa tin rất chuyên nghiệp vượt xa những người làm phim quốc doanh.

Có nhiều tình huống người ta còn nhận ra những người đàn ông, không mặc đồng phục nhưng làm việc cho công an. Đó là những người đàn ông trẻ, thường không phải là nhân viên nhà nước nhưng dưới dạng dân phòng dùng để đe dọa những nông dân không chịu từ bỏ đất đai, hoặc phá vỡ và đàn áp những cuộc biểu tình của nông dân đòi đất hay công nhân đòi tăng lương.

Tháng Tám năm nay chính quyền có thay đổi đôi chút. HRW và nhiều tổ chức nhân quyền khác đã dè dặt đón nhận Thông tư 28: “Quy Định Về Công tác Điều Tra Hình Sự Trong Công An Nhân Dân” của Bộ Công an. Nó được nhìn nhận như là sự tiến bộ. Nó cấm việc ép cung, mớm cung, hay dùng nhục hình. Nhưng nó cũng chứa đựng nhiều lỗ hổng bất thường như việc không phân biệt rạch ròi giữa “nghi ngờ” và “tội phạm”.

Một chuyên gia nói với tờ Asia Sentinel trong điều kiện phải dấu tên tuyệt đối rang: “Khi một người bị bắt vì một nghi tội nào đó thì tra tấn là tiêu chuẩn hiển nhiên. Công an làm nhụt chí đối phương bằng đánh đập. Ở mọi đồn cảnh sát đều có vũ khí điện tử, khủng bố đối phương và bắt họ phải nhận tội ngay cả những trường hợp không mắc tội”.

Hệ thống chính trị Việt Nam khá nhiêu khê. Lệnh phát đi từ trung ương xuống đến cơ sở đặc biệt ở những tỉnh lẻ rất chậm. HRW thường nhắc nhở rằng công an địa phương là thủ phạm chính, và cần sự huấn luyện kỹ lưỡng hơn.

Công dân Việt Nam rất ác cảm với công an. Những nhà bất đồng chứng kiến luôn ở vào vị trí nguy hiểm. Tất nhiên, bất cứ ai bước ra khỏi hàng đều trở thành đối tượng bị theo dõi. Những câu chuyện về công an tống tiền và độc ác lan truyền rộng rãi trong cả hai hệ thống truyền thông của Đảng cũng như ngoài đảng.

Không có gì ngạc nhiên khi một bản phúc trình của Phái viên Đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tự do tôn giáo, và chính bản thân ông cũng nhận được sự đối sử như vậy.

Trương Trọng Nghĩa, phó chủ tịch Đoàn Luật sư Việt Nam đã nói với Ủy ban Tư pháp Quốc hội “Tra tấn vẫn tồn tại, điều tra viên ngược đãi nghi can, không có sự bình đẳng, những phán quyết nhầm lẫn, đe dọa, tra tấn đang thực sự đe dọa lên sự tồn vong của chế độ. Con cháu của những nạn nhân đang đòi hỏi trách nhiệm của chúng ta”.

Bản phúc trình của HRW có mang lại sự thay đổi không? Mọi người đều trông đợi. Chính phủ sẽ chẳng mặn mà gì với bản phúc trình này, nhưng ít nhất thì họ cũng phải để ý tới.

Helen Clark
(Helen Clark là phóng viên tự do người Úc. Bà đã dành rất nhiều thời gian tìm hiểu tình hình nhân quyền ở Việt Nam.)

Trần Hồng Tâm Lược dịch từ: Police Brutality in Vietnam, Asia Sentinel, September 20, 2014

© Đàn Chim Việt

18 Phản hồi cho “Sự độc ác của công an Việt Nam”

  1. Tuổi Trẻ Việt Nam says:

    Đọc lại Phúc trình vừa công bố hôm 16/9/2014 của Human Rights Watch do chị Phạm thị Hoài viết trên
    pro&contra mà thấy khủng khiếp về “thành tích” giết người, gây tội ác của công an CSVN!

    1) Lê Hoài Thương (21 tuổi), ngày 18/8/2014 tại TP Pleiku, Gia Lai: tự gây tai nạn giao thông dẫn đến tử vong khi bị CSGT truy đuổi vì không đội mũ bảo hiểm;
    2) Bùi Tấn Hoàng (27 tuổi), ngày 18/8/2014 tại TP HCM: tự ngã dẫn đến tử vong sau khi vào trụ sở công an cầu cứu;
    3) Nguyễn Tiến Thọ (29 tuổi), ngày 16/8/2014 tại Sơn Tây, Hà Nội: nhảy xuống sông chết đuối khi bị công an giải về trụ sở;
    4) Trần Giang Nam (43 tuổi), ngày 5/8/2014 tại huyện Hưng Hà,Thái Bình: treo cổ tự tử trong đồn công an sau khi bị bắt vì nghi án ăn trộm 21 con gà;
    5) Nguyễn Văn Tuấn (39 tuổi), ngày 5/8/2014 tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang: tự ngã dẫn đến tử vong khi bỏ chạy do không đội mũ bảo hiểm, bị CSGT kiểm tra và đánh bằng dùi cui;
    6) Phạm Duy Quý (21 tuổi), ngày 4/8/2014 tại Hải Dương: treo cổ tự tử trong trại tạm giam của công an tỉnh sau khi đến đầu thú về vụ giết 4 người trong gia đình;
    7) Nguyễn Văn Chín (44 tuổi), ngày 25/6/2014 tại TP HCM: bị “người lạ” đánh đến chết sau khi CSGT kiểm tra nồng độ cồn;
    8) Lê Văn Nam, ngày 19/6/2014, tại TP Phan Thiết, Bình Thuận: chết đuối khi chạy trốn khỏi nhà tạm giữ của công an;
    9) Nguyễn Thị Gái (30 tuổi), ngày 17/6/2014 tại TP HCM: chết chưa rõ nguyên nhân khi bị tạm giữ tại công an phường;
    10) Trần Đình Toàn (54 tuổi), ngày 11/6/2014 tại TP Nam Định: chết do sốc ma tuý tại trụ sở công an phường;
    11) Bùi Thị Hương (42 tuổi), ngày 18/3/2014 tại Thị xã Đồng Xoài, Bình Phước: treo cổ tự tử trong trụ sở công an phường;
    12) Huỳnh Nhất Trung (20 tuổi), ngày11/3/2014 tại huyện Vân Canh, Bình Định: treo cổ tự tử trong nhà tạm giam của công an huyện;
    13) Trịnh Hoàng Dương (23 tuổi), ngày 7/2/2014 tại TP Hòa Bình: treo cổ tự tử trong nhà tạm giam của công an thành phố;
    14 Nguyễn Văn Hải (44 tuổi), ngày 20/1/2104 tại huyện Thanh Hà, Hải Dương: nhảy lầu tự tử tại trụ sở công an huyện;
    15) Lầu Nguyên Sầu (39 tuổi), ngày 4/1/2014 tại huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai: bị bắn chết vì súng của cảnh sát bị cướp cò trong khi vây sòng bạc;
    16) Nguyễn Văn Pha (60 tuổi), ngày 3/1/2014 tại Phú Yên: chết do nhồi máu cơ tim trong trại tạm giam của công an tỉnh;
    17) Đỗ Duy Việt (48 tuổi), ngày 23/12/2013 tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa: treo cổ tự tử trong nhà tạm giam của công huyện;
    18) Đinh Ngọc Hóa (36 tuổi), ngày 21/12/2013 tại thị xã Dĩ An, Bình Dương: treo cổ tự tử tại trụ sở công an phường;
    19) Y Beo Ksơr (17 tuổi), ngày 14/12/2013 tại Đắk Lắk: chết vì bệnh tim trong nhà tạm giam của công an tỉnh;
    20) Trần Mạnh Viễn (26 tuổi), ngày 26/10/2013 tại Hà Nội: bị hai công an đánh chết trong một vụ ẩu đả tại quán nhậu;
    21) Trần Thị Hải Yến (31 tuổi), ngày 7/10/2013 tại huyện Tụy An, Phú Yên: treo cổ tự tử trong nhà tạm giam của công an huyện;
    22) Lê Duy Định (46 tuổi), ngày 23/9/2013 tại Hà Nội: chết chưa rõ nguyên nhân sau khi bị công an bắt về đồn;
    23) Nguyễn Đăng Cự (41 tuổi), ngày 12/5/2013 tại huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang: treo cổ tự tử trong nhà tạm giam của công an huyện;
    24) Lê Hoàng Triệu Khang (15 tuổi): ngày 19/8/2013 tại TP Bảo Lộc, Lâm Đồng: treo cổ tự tử sau khi bị công an lấy cung;
    25) Trần Kim Phụng (59 tuổi), ngày 14/4/2013 tại TP HCM: chết vì phù phổi cấp trong nhà tạm giữ của công an quận;
    26) Lê Quốc Đạt, ngày 13/4/2013 tại TP HCM: chết trong trại giam của công an vì tiêu chảy kéo dài do bệnh AIDS;
    27) Trần Văn Hiền (42 tuổi), ngày 09/4/2013 tại TP HCM: bị “người lạ” đánh chết sau khi cãi vã với CSGT;
    28) Nguyễn Văn Quệ (47 tuổi), ngày 7/4/2013 tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng: chết vì bệnh tim khi bị công an vây bắt;
    29) Trần Bá Lộc (24 tuổi), này 04/1/2013 tại thị trấn Sông Đốc, Cà Mau: treo cổ tự tử tại trụ sở công an tỉnh;
    30) Đoàn Vũ Hòa (33 tuổi), ngày 19/12/2012 tại TP Hải Phòng: treo cổ tự tử trong nhà tạm giam của công an thành phố;
    31) Phạm Thế Hiền (28 tuổi), ngày 18/9/2012 tại huyện Tiểu Cần, Trà Vinh: treo cổ tự tử tại trụ sở công an huyện;
    32) Nguyễn Trung Giảng, ngày 11/9/2012 tại Lâm Đồng: tự tử trong trại giam;
    33) Hồ Long Giang (27 tuổi), ngày 14/9/2012 tại thị xã Long Khánh, Đồng Nai: treo cổ tự tử tại nhà tạm giam của công an thị xã;
    34) Dương Mỹ Linh (54 tuổi), ngày 6/8/2012 tại Cà Mau: treo cổ tự tử trong trại tạm giam của công an tỉnh;
    35) Lê Thanh Tuấn (49 tuổi), ngày 2/5/2012 tại Vĩnh Long: treo cổ tự tử trong nhà tạm giam của công an tỉnh;
    36) Phan Thanh Dương (18 tuổi), ngày 6/4/2012 tại Cần Thơ: tự tử (không rõ bằng cách nào) trong trại giam của công an;
    37) Tăng Hồng Phúc (26 tuổi), ngày 2/4/2012 tại TP HCM: chết do tràn dịch màng phổi trong trại tạm giam của công an thành phố;
    38) Hoàng Gia Đạt Phước (35 tuổi), ngày 19/2/2012 tại TP HCM: chết do phù thủng cấp tính trong trại tạm giam của công an thành phố;
    39) Võ Tấn Tâm (27 tuổi), ngày 1/2/2012 tại TP Đà Nẵng: chết do bệnh lý về tim mạch, có dấu hiệu bị đánh;
    40) Ngô Tuấn Khanh (22 tuổi), ngày 30/12/2011 tại huyện Cần Đước, Long An: chết trước phiên phúc thẩm trong trại giam, chưa rõ nguyên nhân;
    41) Nguyễn Văn Nhẫn (20 tuổi), ngày 19/12/2011 tại huyện Yên Định, Thanh Hóa: treo cổ tự tử tại nhà tạm giữ của công an huyện;
    42) Nguyễn Minh Tâm (29 tuổi), ngày 23/11/2011 tại huyện Tiên Phước, Quảng Nam: chết trong nhà tạm giam của công an huyện vì bệnh tim;
    43) Đoàn Văn Chí (36 tuổi), ngày 8/11/2011 tại huyện Bù Gia Mập, Bình Phước: chết khi bị công an giam giữ, không rõ nguyên nhân;
    44) Nguyễn Văn Hận (19 tuổi), ngày 23/10/2011 tại TP Biên Hòa, Đồng Nai: chết trong nhà tạm giữ của công an thành phố, chưa rõ nguyên nhân;
    45) Ngô Văn Cường (43 tuổi), ngày 12/10/2011 tại huyện An Dương, Hải Phòng: chết sau một phát súng chỉ thiên của công an xã;
    46) Nguyễn Văn Sậm (62 tuổi), ngày 10/10/2011 tại TP Cần Thơ: chết không rõ nguyên nhân trong nhà tạm giữ của công an;
    47) Trương Mạnh Tuấn (51 tuổi), ngày 5/10/2011 tại TP Nha Trang, Khánh Hòa: chết do nhảy lầu tự tử tại trụ sở công an phường;
    48) Nguyễn Gia Trung (29 tuổi), ngày 11/9/2011 tại huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng: đập đầu tự tử trong trại giam;
    49) Trần Thị Vượng (49 tuổi), ngày 8/8/2011 tại TP Thái Bình: nhảy lầu tự tử tại trụ sở công an thành phố;
    50) Đặng Phi Vũ (35 tuổi), ngày 17/7/2011 tại TP Cà Mau: treo cổ tự tử tại phòng tạm giữ của công an thành phố;
    51) Lê Anh Thắng (34 tuổi), ngày 25/4/2011 tại Phú Yên: treo cổ tự tử trong nhà tạm giữ của công an thành phố;
    52) Đặng Ngọc Trung (48 tuổi), ngày 15/3/2011 tại thị xã Đồng Xoài, Bình Phước: treo cổ tự tử tại trụ sở công an xã;
    53) Ngô Quang Phái (59 tuổi), ngày 6/3/2011 tại huyện Tân Lạc, Hòa Bình: treo cổ tự tử tại trại giam của công an huyện;
    54) Nguyễn Lập Phương (46 tuổi), ngày 6/3/2011 tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng: chết vì bệnh tim tại trụ sở công an huyện;
    55) Trần Văn Trường (30 tuổi), ngày 25/2/2011 tại Bắc Giang: chết trong trại tạm giam của công an tỉnh vì suy thận và suy gan nặng;
    56) Võ Đức Duy (28 tuổi), ngày 23/2/2011 tại TP Đà Nẵng: chết vì bệnh lý trong trại tạm gaim của công an thành phố;
    57) Lê Bá Thụ (25 tuổi), ngày 27/1/2011 tại huyện Như Xuân, Thanh Hóa: treo cổ tự tử tại trụ sở công an huyện;
    58) Đặng Văn Đen (32 tuổi), ngày 17/12/2010 tại TP Long Xuyên, An Giang: chết vì bệnh lý tim, phổi cấp tính sau khi ở trụ sở công an về;
    59) Nguyễn Văn Thăng (33 tuổi), ngày 3/12/2010 tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng: nuốt bả chó tự tử tại trụ sở công an xã;
    60) Nguyễn Nam Hà (33 tuổi), ngày 24/11/2010 tại Khánh Hòa: treo cổ tự tử trong trại tạm giam của công an tỉnh;
    61) Trần Minh Tình (27 tuổi), ngày 20/10/2010 tại Phú Yên: treo cổ tự tử trong trại giam của công an tỉnh;
    612 Bùi Đinh Thanh Huy (20 tuổi), ngày 17/10/2010 tại TP Mỹ Tho, Tiền Giang: treo cổ tự tử tại trụ sở công an phường;
    63) Liên Triều Ân, ngày 12/10/2012 tại TP Phan Thiết, Bình Thuận: treo cổ tự tử tại trụ sở công an thành phố;
    64) Huỳnh Văn Thâm (32 tuổi), ngày 9/10/2010 tại huyện Châu Thành, Tiền Giang: treo cổ tự tử tại trụ sở công an xã;
    65) Lê Vĩnh Lân (21 tuổi), ngày 2/10/2010 tại TP Đà Nẵng: chết tại trụ sở công an quận do bệnh lý;
    66) Trần Ngọc Đường (52 tuổi), ngày 9/9/2010 tại huyện Trảng Bom, Đồng Nai: treo cổ tự tử tại trụ sở ủy ban xã;
    67) Trần Duy Hải (32 tuổi), ngày 8/8/2010 tại huyện Châu Thành A, Hậu Giang: treo cổ tự tử tại nhà tạm giữ của công an huyện;

    Tôi nghĩ con số này chỉ là tượng trưng, còn nhiều người khác nữa đã bị công an CSVN đánh chết như;

    Ô. Trịnh Xuân Tùng ở Hà Nội (cha cô Trịnh Kim Tiến).
    A. Nguyễn Văn Năm ở Cồn Dầu,
    A. Nguyễn Công Nhật ở Bình Dương,
    A. Ngô Thanh Kiều bị 5 công an đánh chết tại đồn Công an Phú Yên năm 2012.
    A. Cao Văn Tuyên (thôn Suối Lách, xã Khánh Trung, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà), đã bị công an xã dùng dùi cui đánh chết khi bị bắt về đồn để thẩm vấn vào đầu tháng 7 năm 2013. Nguyên nhân vụ bắt giữ chỉ là vì anh Tuyên thèm thịt gà mà không có tiền mua, nên ăn trộm gà hàng xóm.

    Người dân ăn trộm gà chỉ đáng giá hơn 1 trăm ngàn thì bị công an CSVN đánh chết. Công an ăn cướp của dân trị giá gấp ngàn lần, chục ngàn lần con gà thì vẫn phây phây thăng cấp.

    Cán bộ nhà nước ăn cắp tài sản quốc gia, rút ruột cộng trình trị giá cả triệu đô la thì “kỷ luật nội bộ”, làm thất thoát cả hàng ngàn tỉ đồng thì chỉ bị thuyên chuyển công tác. Ôi luật pháp của CSVN!

  2. ????? says:

    Đem lên facebook/twitter ,để trên mạng này thỉ được bao nhiêu ngưởi đọc…..

  3. Thanh Pham says:

    Chó Má!

    Không riêng gì công an
    Mà tất cả tụi nó
    Ngay cả tên cáo già
    Dân ta coi như chó!

    Vì từ ngày có nó
    Dân ta càng nghèo khó
    Tụi nó càng giàu to
    Tự do? trông gì mó!

    Nhưng tụi nó thì có
    Nó tự do đánh đập
    Nó tự do cho tù
    “Tự do và độc lập”

    Nó mọi rợ rêu giảng
    Độc lập với tự do
    Nhưng chỉ riêng tụi nó
    Thế mới đồ chó má!

    T.Phạm
    http://sangcongpha1.wordpress.com/

  4. Công an: Chó săn cho nguỵ quyền says:

    * Nhà văn, đại tá Phạm Đình Trọng: “Thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bạo lực đã thay công lý. Cuộc sống chỉ có Bạo lực ! Bạo lực ! Và Bạo lực !”.

    “Công lý như mặt trời trong đêm, không còn có trong cuộc sống nữa. Bóng công an, bóng bạo lực, bóng tối Trung Cổ đè xuống cuộc sống. Công an giết dân. Côn đồ giết dân. Mạng sống của người dân quá mong manh. Xã hội đầy nhiễu nhương, bất an”.

    * Triết gia Trần Đức Thảo: “Có một ngành quen dùng dối trá như một phương pháp hành động chính quy, đó là ngành công an, Với những cán bộ chìm và nổi dày đặc trong xã hội, miệng thì nói công an là bạn dân, là bảo vệ dân, nhưng thực tế công an là ngành đã quản thúc, quản chế dân bằng phương pháp khủng bố tinh thần, đe dọa tính mạng, đe dọa tài sán. Công an đáng lẽ là lực lượng giữ gìn, bảo vệ trật tự, kỷ cương cho xã hội, mà lại luôn tận dụng dối trá thủ đoạn để áp đảo, thống trị xã hội như thế thì làm sao duy trì được tính lương thiện trong dân, làm sao giữ được trật tự kỷ cương, được luân thường đạo lý cho xã hội? Các cụ ta đã dạy “thượng bất chánh, hạ tắc loạn”, “gieo gió thì gặt bão”, ngày nay ngành công an dùng quá nhiều hành động bất chính, gieo toàn là thủ đoạn dối trá, hận thù… thì rồi chế độ này sẽ gặt được gì? Các dân tộc từng sống trong chế độ xã hội chủ nghĩa đã có đủ kinh nghiệm để trả lời! Thực tế là guồng máy công an đã phá hoại lý tưởng, đã bôi đen, bôi bẩn đảng, đã làm ô danh chế độ, làm ung thối cách mạng nhiều nhất. Dư luận vẫn than sự lộng quyền của ngành công an là đã hằng ngày đào sâu mồ chôn chế độ”.

    * 16/1/2014 -Nhà báo Bùi Tín – : Hiện có đến 300 viên tướng, gần 1.000 sỹ quan cấp cao, từ thượng tá trở lên ðại tướng – nhiều gấp 100 lần trong thời chiến (ðầu nãm 1975 chỉ có 4 viên tướng và 36 sĩ quan công an cấp cao từ thượng tá, ðại tá trở lên).

  5. Phamd says:

    Chuyện dài nói mãi ! Vậy chứ bao nhiêu người bị giết vì chính quyền Mỹ ?! Không bênh vực Mỹ hay VN ,nhưng theo tôi không trừng trị kẻ lợi dụng thì ngày nào đó trở tay không kịp . Thế giới ngày nay có nhiều thay đổi ……chống cộng theo cách đả phá thì quá xưa rồi ! Các ông chắc đang tôn vinh lủ ác ôn IS khi không sáng mắt nhìn vào thực tế .Các ông chắc chủ trương cắt cổ kẻ thù như bọn IS .

  6. CẢNH SÁT CÔNG AN VNCH says:

    Xin lưu ý các BTV – ĐCV : Khi quí vị cho in từ ngữ Việt Nam ( bây giờ ), quí vị nên thận trọng phân biệt cho rõ ràng Việt Nam cộng sản (VNCS) hay Việt Nam không cộng sản ( VNCH ). Thoạt nhin hình ảnh này chúng tôi lại tưởng là CA/CS của VNCH xưa, vì rằng sắc phục CA/CS của cộng sản bây giờ là cái mầu nhìn vào làm người ta lợm dọng quen gọi là mầu ” cứt ngựa ” ? Vậy đề nghị quí vi cho thay hình ảnh ca/cs VC khác ( nhất là hình các tên công an dẫm đạp lên mặt dân ? ) và sửa lại tiêu đề ” Sự độc ác của công an Việt Nam cộng sản ” cho rõ nghĩa thay vì ( mập mờ ? ) ” Sự độc ác của công an Việt Nam ” . Cám ơn ĐCV .

    • Austin Pham says:

      Không thấy tụi nó đội cái quần què đỏ lòm mừng sinh nhật bác hay sao?

  7. Thanh Pham says:

    Chó Má!

    Không riêng gì công an
    Mà tất cả tụi nó
    Ngay cả tên cáo già
    Dân ta coi như chó!

    Vì từ ngày có nó
    Dân ta càng nghèo khó
    Tụi nó càng giàu to
    Tự do? trông gì mó!

    Nhưng tụi nó thì có
    Nó tự do đánh đập
    Nó tự do cho tù
    “Tự do và độc lập”

    Nó mọi rợ rêu giảng
    Độc lập và tự do
    Nhưng chỉ riêng tụi nó
    Thế mới đồ chó má!

    T.Phạm
    http://sangcongpha1.wordpress.com/

  8. NgườiViệtYêuNước says:

    Tác giả Trần Hồng Tâm viết về “Sự độc ác của công an Việt Nam

    Không phải chỉ “vào một thời điểm khá nhạy cảm, khi Việt Nam đang tìm kiếm một thỏa hiệp với Mỹ để mua vũ khí, thì Human Rights Watch (HRW), trụ sở ở New York, tung ra một bản phúc trình rất thấu đáo về sự độc ác của công an và sự lộng hành của nền tư pháp Việt Nam, và cũng chỉ có 24 nạn nhân chết tại đồn công an từ năm 2010 đến 2014 và vô số những nạn nhân khác bị đánh trọng thương” như tác giả viết….

    Mà suốt từ nhiều năm nay CA cộng sản VN đã lộng hành, coi dân như cỏ rác, chúng tự tung tự tác, lộng hành tác oai tác quái, gây đau khổ cho rất nhiều người dân tứ Bắc chí Nam. Chúng là bọn cướp được nhà cầm quyền CSVN bảo kê!

  9. Saigon says:

    Phó củ tịch đoàn luật sư phát ngôn còn sai thì cả một chế độ lại càng sai cao độ.”những phán quyết nhầm lẩn”.Nhờ phát quyết nhầm lẩn mà cả một dân tộc sấp bị tiêu diệt.Cái đại tài của xã-hội cs là ở chổ nầy.
    Vgcs chỉ dùng luật rừng thì đâu cần có luật sư đoàn!!!Hay là có luật sư đoàn để cùng đảng hè nhau bóp cổ dân đen cho nó dể dàng hơn.Chớ vgcs làm chó gì mà có “luật pháp”.

  10. Gator says:

    Phạm thị Hoài:
    Công bất an, chết bất thường

    Tháng 9 18, 2014

    pro&contra – Phúc trình vừa công bố hôm 16/9/2014 của Human Rights Watch “Công bất an – Những vụ tử vong khi bị tạm giam, giữ và vấn nạn công an bạo hành ở Việt Nam” (bản tiếng Anh và bản tiếng Việt, xem thêm Thông cáo báo chí bản tiếng Anh và bản tiếng Việt) trình bày tình trạng được đúc kết bằng câu nói trong dân gian “Bình thường như chết ở công an phường” tại Việt Nam bốn năm qua, từ tháng Tám 2010 đến nay. 28 trường hợp tử vong được đề cập, trong đó 14 vụ công an giết dân và 14 vụ người dân chết bất thường trong vòng tay của công an mà theo tuyên bố từ phía chính quyền là vì tự tử, bệnh tật hay những nguyên nhân chưa rõ ràng. Song đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Con số thật chưa bao giờ được công bố.

    Danh sách sau đây, do một cộng tác viên gửi đến pro&contra, là một bổ sung trong giới hạn có thể cho bản phúc trình đau xót nói trên. Phần lớn các trường hợp này chỉ được báo chí nhắc đến trong một bản tin vài dòng ngắn ngủi, rồi mất hút trong vòng xoáy bạo lực mà dường như người ta đã quen đến mức không còn bận tâm nhiều nữa. Theo đó, 36/67 trường hợp tự tử, cách phổ biến nhất mà 29 người đã chọn là treo cổ ngay tại trụ sở hoặc trong nhà giam của công an. Những người bỗng chết vì bệnh, thường là bệnh tim, lại còn rất trẻ, có người mới 17 tuổi. Còn lại là những cái chết chưa rõ nguyên nhân. Bất thường đã trở thành bình thường.

    ______________

    Lê Hoài Thương (21 tuổi), ngày 18/8/2014 tại TP Pleiku, Gia Lai: tự gây tai nạn giao thông dẫn đến tử vong khi bị CSGT truy đuổi vì không đội mũ bảo hiểm;
    Bùi Tấn Hoàng (27 tuổi), ngày 18/8/2014 tại TP HCM: tự ngã dẫn đến tử vong sau khi vào trụ sở công an cầu cứu;
    Nguyễn Tiến Thọ (29 tuổi), ngày 16/8/2014 tại Sơn Tây, Hà Nội: nhảy xuống sông chết đuối khi bị công an giải về trụ sở;
    Trần Giang Nam (43 tuổi), ngày 5/8/2014 tại huyện Hưng Hà,Thái Bình: treo cổ tự tử trong đồn công an sau khi bị bắt vì nghi án ăn trộm 21 con gà;
    Nguyễn Văn Tuấn (39 tuổi), ngày 5/8/2014 tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang: tự ngã dẫn đến tử vong khi bỏ chạy do không đội mũ bảo hiểm, bị CSGT kiểm tra và đánh bằng dùi cui;
    Phạm Duy Quý (21 tuổi), ngày 4/8/2014 tại Hải Dương: treo cổ tự tử trong trại tạm giam của công an tỉnh sau khi đến đầu thú về vụ giết 4 người trong gia đình;
    Nguyễn Văn Chín (44 tuổi), ngày 25/6/2014 tại TP HCM: bị “người lạ” đánh đến chết sau khi CSGT kiểm tra nồng độ cồn;
    Lê Văn Nam, ngày 19/6/2014, tại TP Phan Thiết, Bình Thuận: chết đuối khi chạy trốn khỏi nhà tạm giữ của công an;
    Nguyễn Thị Gái (30 tuổi), ngày 17/6/2014 tại TP HCM: chết chưa rõ nguyên nhân khi bị tạm giữ tại công an phường;
    Trần Đình Toàn (54 tuổi), ngày 11/6/2014 tại TP Nam Định: chết do sốc ma tuý tại trụ sở công an phường;
    Bùi Thị Hương (42 tuổi), ngày 18/3/2014 tại Thị xã Đồng Xoài, Bình Phước: treo cổ tự tử trong trụ sở công an phường;
    Huỳnh Nhất Trung (20 tuổi), ngày11/3/2014 tại huyện Vân Canh, Bình Định: treo cổ tự tử trong nhà tạm giam của công an huyện;
    Trịnh Hoàng Dương (23 tuổi), ngày 7/2/2014 tại TP Hòa Bình: treo cổ tự tử trong nhà tạm giam của công an thành phố;
    Nguyễn Văn Hải (44 tuổi), ngày 20/1/2104 tại huyện Thanh Hà, Hải Dương: nhảy lầu tự tử tại trụ sở công an huyện;
    Lầu Nguyên Sầu (39 tuổi), ngày 4/1/2014 tại huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai: bị bắn chết vì súng của cảnh sát bị cướp cò trong khi vây sòng bạc;
    Nguyễn Văn Pha (60 tuổi), ngày 3/1/2014 tại Phú Yên: chết do nhồi máu cơ tim trong trại tạm giam của công an tỉnh;
    Đỗ Duy Việt (48 tuổi), ngày 23/12/2013 tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa: treo cổ tự tử trong nhà tạm giam của công huyện;
    Đinh Ngọc Hóa (36 tuổi), ngày 21/12/2013 tại thị xã Dĩ An, Bình Dương: treo cổ tự tử tại trụ sở công an phường;
    Y Beo Ksơr (17 tuổi), ngày 14/12/2013 tại Đắk Lắk: chết vì bệnh tim trong nhà tạm giam của công an tỉnh;
    Trần Mạnh Viễn (26 tuổi), ngày 26/10/2013 tại Hà Nội: bị hai công an đánh chết trong một vụ ẩu đả tại quán nhậu;
    Trần Thị Hải Yến (31 tuổi), ngày 7/10/2013 tại huyện Tụy An, Phú Yên: treo cổ tự tử trong nhà tạm giam của công an huyện;
    Lê Duy Định (46 tuổi), ngày 23/9/2013 tại Hà Nội: chết chưa rõ nguyên nhân sau khi bị công an bắt về đồn;
    Nguyễn Đăng Cự (41 tuổi), ngày 12/5/2013 tại huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang: treo cổ tự tử trong nhà tạm giam của công an huyện;
    Lê Hoàng Triệu Khang (15 tuổi): ngày 19/8/2013 tại TP Bảo Lộc, Lâm Đồng: treo cổ tự tử sau khi bị công an lấy cung;
    Trần Kim Phụng (59 tuổi), ngày 14/4/2013 tại TP HCM: chết vì phù phổi cấp trong nhà tạm giữ của công an quận;
    Lê Quốc Đạt, ngày 13/4/2013 tại TP HCM: chết trong trại giam của công an vì tiêu chảy kéo dài do bệnh AIDS;
    Trần Văn Hiền (42 tuổi), ngày 09/4/2013 tại TP HCM: bị “người lạ” đánh chết sau khi cãi vã với CSGT;
    Nguyễn Văn Quệ (47 tuổi), ngày 7/4/2013 tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng: chết vì bệnh tim khi bị công an vây bắt;
    Trần Bá Lộc (24 tuổi), này 04/1/2013 tại thị trấn Sông Đốc, Cà Mau: treo cổ tự tử tại trụ sở công an tỉnh;
    Đoàn Vũ Hòa (33 tuổi), ngày 19/12/2012 tại TP Hải Phòng: treo cổ tự tử trong nhà tạm giam của công an thành phố;
    Phạm Thế Hiền (28 tuổi), ngày 18/9/2012 tại huyện Tiểu Cần, Trà Vinh: treo cổ tự tử tại trụ sở công an huyện;
    Nguyễn Trung Giảng, ngày 11/9/2012 tại Lâm Đồng: tự tử trong trại giam;
    Hồ Long Giang (27 tuổi), ngày 14/9/2012 tại thị xã Long Khánh, Đồng Nai: treo cổ tự tử tại nhà tạm giam của công an thị xã;
    Dương Mỹ Linh (54 tuổi), ngày 6/8/2012 tại Cà Mau: treo cổ tự tử trong trại tạm giam của công an tỉnh;
    Lê Thanh Tuấn (49 tuổi), ngày 2/5/2012 tại Vĩnh Long: treo cổ tự tử trong nhà tạm giam của công an tỉnh;
    Phan Thanh Dương (18 tuổi), ngày 6/4/2012 tại Cần Thơ: tự tử (không rõ bằng cách nào) trong trại giam của công an;
    Tăng Hồng Phúc (26 tuổi), ngày 2/4/2012 tại TP HCM: chết do tràn dịch màng phổi trong trại tạm giam của công an thành phố;
    Hoàng Gia Đạt Phước (35 tuổi), ngày 19/2/2012 tại TP HCM: chết do phù thủng cấp tính trong trại tạm giam của công an thành phố;
    Võ Tấn Tâm (27 tuổi), ngày 1/2/2012 tại TP Đà Nẵng: chết do bệnh lý về tim mạch, có dấu hiệu bị đánh;
    Ngô Tuấn Khanh (22 tuổi), ngày 30/12/2011 tại huyện Cần Đước, Long An: chết trước phiên phúc thẩm trong trại giam, chưa rõ nguyên nhân;
    Nguyễn Văn Nhẫn (20 tuổi), ngày 19/12/2011 tại huyện Yên Định, Thanh Hóa: treo cổ tự tử tại nhà tạm giữ của công an huyện;
    Nguyễn Minh Tâm (29 tuổi), ngày 23/11/2011 tại huyện Tiên Phước, Quảng Nam: chết trong nhà tạm giam của công an huyện vì bệnh tim;
    Đoàn Văn Chí (36 tuổi), ngày 8/11/2011 tại huyện Bù Gia Mập, Bình Phước: chết khi bị công an giam giữ, không rõ nguyên nhân;
    Nguyễn Văn Hận (19 tuổi), ngày 23/10/2011 tại TP Biên Hòa, Đồng Nai: chết trong nhà tạm giữ của công an thành phố, chưa rõ nguyên nhân;
    Ngô Văn Cường (43 tuổi), ngày 12/10/2011 tại huyện An Dương, Hải Phòng: chết sau một phát súng chỉ thiên của công an xã;
    Nguyễn Văn Sậm (62 tuổi), ngày 10/10/2011 tại TP Cần Thơ: chết không rõ nguyên nhân trong nhà tạm giữ của công an;
    Trương Mạnh Tuấn (51 tuổi), ngày 5/10/2011 tại TP Nha Trang, Khánh Hòa: chết do nhảy lầu tự tử tại trụ sở công an phường;
    Nguyễn Gia Trung (29 tuổi), ngày 11/9/2011 tại huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng: đập đầu tự tử trong trại giam;
    Trần Thị Vượng (49 tuổi), ngày 8/8/2011 tại TP Thái Bình: nhảy lầu tự tử tại trụ sở công an thành phố;
    Đặng Phi Vũ (35 tuổi), ngày 17/7/2011 tại TP Cà Mau: treo cổ tự tử tại phòng tạm giữ của công an thành phố;
    Lê Anh Thắng (34 tuổi), ngày 25/4/2011 tại Phú Yên: treo cổ tự tử trong nhà tạm giữ của công an thành phố;
    Đặng Ngọc Trung (48 tuổi), ngày 15/3/2011 tại thị xã Đồng Xoài, Bình Phước: treo cổ tự tử tại trụ sở công an xã;
    Ngô Quang Phái (59 tuổi), ngày 6/3/2011 tại huyện Tân Lạc, Hòa Bình: treo cổ tự tử tại trại giam của công an huyện;
    Nguyễn Lập Phương (46 tuổi), ngày 6/3/2011 tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng: chết vì bệnh tim tại trụ sở công an huyện;
    Trần Văn Trường (30 tuổi), ngày 25/2/2011 tại Bắc Giang: chết trong trại tạm giam của công an tỉnh vì suy thận và suy gan nặng;
    Võ Đức Duy (28 tuổi), ngày 23/2/2011 tại TP Đà Nẵng: chết vì bệnh lý trong trại tạm gaim của công an thành phố;
    Lê Bá Thụ (25 tuổi), ngày 27/1/2011 tại huyện Như Xuân, Thanh Hóa: treo cổ tự tử tại trụ sở công an huyện;
    Đặng Văn Đen (32 tuổi), ngày 17/12/2010 tại TP Long Xuyên, An Giang: chết vì bệnh lý tim, phổi cấp tính sau khi ở trụ sở công an về;
    Nguyễn Văn Thăng (33 tuổi), ngày 3/12/2010 tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng: nuốt bả chó tự tử tại trụ sở công an xã;
    Nguyễn Nam Hà (33 tuổi), ngày 24/11/2010 tại Khánh Hòa: treo cổ tự tử trong trại tạm giam của công an tỉnh;
    Trần Minh Tình (27 tuổi), ngày 20/10/2010 tại Phú Yên: treo cổ tự tử trong trại giam của công an tỉnh;
    Bùi Đinh Thanh Huy (20 tuổi), ngày 17/10/2010 tại TP Mỹ Tho, Tiền Giang: treo cổ tự tử tại trụ sở công an phường;
    Liên Triều Ân, ngày 12/10/2012 tại TP Phan Thiết, Bình Thuận: treo cổ tự tử tại trụ sở công an thành phố;
    Huỳnh Văn Thâm (32 tuổi), ngày 9/10/2010 tại huyện Châu Thành, Tiền Giang: treo cổ tự tử tại trụ sở công an xã;
    Lê Vĩnh Lân (21 tuổi), ngày 2/10/2010 tại TP Đà Nẵng: chết tại trụ sở công an quận do bệnh lý;
    Trần Ngọc Đường (52 tuổi), ngày 9/9/2010 tại huyện Trảng Bom, Đồng Nai: treo cổ tự tử tại trụ sở ủy ban xã;
    Trần Duy Hải (32 tuổi), ngày 8/8/2010 tại huyện Châu Thành A, Hậu Giang: treo cổ tự tử tại nhà tạm giữ của công an huyện;

    © 2014 pro&contra

Phản hồi