WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Một giải pháp cho giáo hội Việt Nam

Tiếp theo phần trước

Công giáo VN trong những năm qua có nhiều hoạt động thắp nến cầu nguyện cho những tù nhân lương tâm. Ảnh mang tính minh họa

Công giáo VN trong những năm qua có nhiều hoạt động thắp nến cầu nguyện cho những tù nhân lương tâm. Ảnh mang tính minh họa

Liệu giáo hội công giáo Việt Nam thông qua Hội Đồng giám mục Việt Nam có thể tiếp tục sống chung với cộng sản được không?

Câu trả lời là trong tương lai sẽ là không.

Giáo hoàng Pio XI đã viết : Le communisme est intrinsèquement pervers.(Tự bản chất, cộng sản là đồi bại.)Đồi bại vì chủ nghĩa vô thần bài tôn giáo, đồi bại về chủ nghĩa duy vật, đồi bại vì dối trá, đồi bại vì vi phạm chà đạp những giá trị đạo đức và tinh thần.

Chủ nghĩa ấy còn đánh tụt phẩm giá con người, dầy xéo lên tự do tư tưởng và tự do chọn lựa của con người. Đã bao nhiêu những trí thức đủ loại đả cất tiếng nói cảnh báo như vậy.

Mới đây nhất, giáo sư Trần Đức Thảo, trước khi chết đã để lại : Những lời trăn trối. Đó là những lời tâm huyết đánh động lương tri cho những ai còn cúi đầu theo cộng sản

Chính vì những lý do đó mà ngay từ tháng năm 1964, trên tờ Catolicismo tác giả Plinio Correra de Oliveira, giáo sư trường đại học công giáo ở Sao Paulo viết một cuốn sách nhan đề : L’Église et l’État communiste : la coexistence impossible.[1]( Giáo hội và nhà nước cộng sản : Không thể có sự sống chung được).[2]

Đã đến lúc giáo hội công giáo VN có thể nói như thế được không? Chúng ta càng muốn thay đổi thì chúng lại càng giống nguyên như cũ.

Người cộng sản muôn đời vẫn là người cộng sản dù họ đã thay đổi nhiều kiểu áo. Trước họ có thể mặc áo bốn túi, nay mặc áo veste ba túi thì họ vẫn là cộng sản.

Cuốn sách của Plinio nhằm tố cáo, lật tẩy những ào tưởng, những hứa hẹn và những cạm bẫy thỏa hiệp đe dọa ngay bên trong lòng các giáo hội Thiên Chúa giáo sống dưới ách thống trị của chủ nghĩa cộng sản. Đồng thời đưa ra một đề nghị, một giải pháp trọn gói có hoặc không. Không có những giải pháp tương nhượng, không lững lờ nước đôi- không thỏa hiệp.

Vì thế, ta phải cương quyết không quỵ lụy, không cúi đầu trước những thúc bách, áp đặt của các chính quyền cộng sản. Giám mục Phao Lồ Lê Đắc Trọng, trong sách của ngài đưa ra nhận xét:

’Giám mục đoàn yếu(…) thiếu đoàn kết, chia rẽ theo miền theo địa phương(..) Vị thì chỉ lo cho quyền lợi của giáo phận mình, không quan tâm mấy đến quyền lợi chung; vị khác lo bảo vệ vinh quang(học vị) , hầu hết nhút nhát sợ sệ, nhất là các vị miền Nam, vì luôn luôn mặc cảm chiến bại… Không thiếu những vị kỳ thị giáo phận nhỏ to, thầm mơ ước, và thậm chí nếu có thể, vận động cách nào đó để được chuyển vào những vị trí cao sang.[3]

Giải pháp triệt để này phải chăng là lúc này đây Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nên coi là giải pháp đúng lúc và kịp thời nhất như một lối thoát cho giáo hội VN sau hơn nửa thế kỷ bị chính quyền cộng sản kìm kẹp, bắt giam, tù đầy, lợi dụng và khai thác cái thế yếu hèn của các chức sắc tôn giáo?

Dựa trên tinh thần của cuốn sách trên, tôi mong mỏi một sự thay đổi toàn diện về cơ cấu tổ chức Hội đồng giám mục Việt Nam như phương cách tuyển lựa giám mục để HĐGM có tiếng nói riêng- tiếng nói của giáo hội Việt Nam- tiếng nói thể hiện tâm tư nguyện vọng của người giáo dân- tiếng nói độc lập với nhà nước cộng sản.

Hiện nay, tôi khẳng định dứt khoát, tiếng nói của HĐGM Việt Nam kể từ năm 1980 không phải là tiếng nói của người công giáo Việt Nam.

Cứ như hiện nay thì HĐGM Việt Nam- với nhân sự ấy- với cung cách làm việc ấy-chỉ là một thứ giáo hội nhà nước. HĐGM Việt Nam hiện nay đã khộng làm đúng làm đủ trách nhiệm của mình, bởi vì các nhân sự điều hành phải chăng đều do nhà nước quyết định, đồng ý. Thật khó mà biết rõ cội nguồn. Biên giới giữa thật giả không dễ nhận ra.

Rất tiếc,  kể từ Giáo Hoàng Jean XXIII và nhất là giáo hoàng Paul VI  là hai vị chủ trương chính sách Ospolitik (Vatican Ospolitik). Chính sách này đã hóa giải mọi đề nghị và tạo ra một tình thế bên ngoài thỏa hiệp giả tạo giữa Vatican và các chính quyền cộng sản..

Khi còn làm tổng giám mục Milan, Giáo hoàng Paul VI đã có một thái độ mở tay đón nhận người cộng sản- một tolerant approach- khác hẳn người tiền nhiệm của mình( Pio XII).Thái độ ấy có nguy cơ vượt bỏ nguyên tắc về về tín lý và niềm tin để mưu cầu một sự hòa giải, một sự khoan nhượng. Người ta nhắm tới cái thực tiễn như tránh được sự đàn áp, tù đầyvv

Đó là một sự khôn ngoan rất trần thế, có tính giai đoạn.

Và khi lên ngôi giáo hoàng, trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc, ông đã kêu gọi hòa bình và chấm dứt chiến tranh. Ông nói:’ Phải chấm dứt các cuộc oanh tạc Bắc Việt đồng thời cũng phải chấm dứt những cuộc xâm nhập vũ khí và vật liệu chiến tranh vào miền Nam.

Lời kêu gọi xuông ấy mục đích chỉ nhắm vào nước Mỹ và miền Nam mà chẳng có một tác dụng gì đối với cộng sản Bắc Việt.Nói cho cùng đó là những lời kêu gọi hòa bình một phía, có tác dụng phỉnh phờ.

Thực tế Giáo Hoàng là người dang tay tiếp đón đón đại diện MTGPMN Nguyễn Thị Bình cũng như Xuân Thủy. Hà Nội nắm lấy những cơ hội này và đã thiết lập một tòa đại sứ của họ tại Ý Đại Lợi tại số 156 đường Bravetta nhằm dùng Vatican như một phát ngôn viên bán chính thức cho việc hợp thức hóa cuộc xâm chiếm miền Nam của họ.

Đường lối Vatican Ospolitik của giáo hoàng Phao lô VI tưởng là khôn ngoan giúp đưa tới một thái độ hòa giải, thay vì đối đấu giữa Vatican và khối cộng sản.

Nhưng thực tế nó đã bị cộng sản lợi dụng.

Làm như thế, giáo hoàng đã bất chấp quyền lợi của giáo hội miền Nam, xâm phạm đến quyền lợi tối thượng của Việt Nam Cộng Hòa. Nó đã gây những bất lợi về tính chính nghĩa của cuộc chiến tranh Việt Nam. Nó đẩy VNCH vào thế kẻ đi xâm lược thỏa hiệp với Mỹ.

Nó biến đen thành trắng, biến MTGPMN thành nạn nhân của ‘Mỹ-ngụy’. Nó biến đổi vai trò của những kẻ đáng nhẽ là kẻ xâm lăng thành nạn nhân của cuộc chiến.

Đây là một trò bịp bợm, tráo trở mà Vatican không thể nào nhìn thấy hết được.

Đối với giáo hội miền Nam, nó bắt đầu bằng Tâm thư của Giáo Hoàng Đệ VI gửi các Tổng giám mục và giám mục Việt Nam, Vatican ngày 13-2-1963.[4]

Kết quả được gì? Nhưng nó lại là cái cớ cho thành phần thứ ba, ‘phản chiến’ gây hỏa mù, tạo dịp cho Hà Nội cứ tiếp tục phá rối miền Nam.

Lợi dụng lập trường chống chiến tranh của vị giáo hoàng này, nhiều thành phần trí thức thuộc thành phần thứ ba ở miền Nam lúc bấy giờ- qua các tờ Hành Trình- Đất Nước- Trình Bầy cổ võ cho thứ hòa bình một phía. Nhiều linh mục  theo tinh thần lời kêu gọi của Giáo Hoàng viết thư lên tiếng vào ngày 1-1-1966 như các linh mục Trương Đình Hòe, Hoàng Kim, Nguyễn Thế Kỷ, Vũ Văn Thiện, Đỗ Xuân Quế, Hồ Đỉnh, Nguyễn Ngọc Lan, Nguyễn Thăng Cao, Trần Viết Thọ, Trương Bá Cần. Rồi Bản nhận định ngảy 7-1-1966 của Văn Phòng Liên lạc cạnh tòa Tổng giám mục.[5] Tiếp đến là Lời kêu gọi ngày 12-4-1967 của Linh mục Hoàng Quỳnh, Bản phân tích chính trị của ông Âu Trường Thanh ngày 7-7-1967.

Cộng sàn nằm vùng cũng nhảy vào và gửi một Quyết Nghị ngưng chiến thực hiện Hòa Binh ngày 16-2-1965, ký tên bác sĩ Phạm Văn Huyến, ký giả Cao Minh Chiếm và giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ.[6]

Phía Phật giáo cũng nhân dịp này nhảy vào với Bản Tuyên cáo của TT. Thích Nhất Hạnh, Quan điểm của của các TT Thích Trí Quang và Quảng Độ về vấn đề hòa bình, ngày 18 tháng 2, 1967. Tiếp theo nữa là Tuyên cáo ngày 7-11-1968 của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, ký tên Viện trưởng Viện Hóa Đạo: Thượng tọa Thích Thiện Hòa. Ngày 10-11-1968, TT Trí Quang một lần nữa là kêu gọi Hòa Đàm và Ngưng bắn.

Sau lá tâm thư của Giáo Hoàng Phao Lồ Đệ VI, có thể nói có một mặt trận các tâm thư, kiến nghị tới tấp được tung ra làm nao núng não trạng nhiều người. Ngoài kia ì ầm tiếng bom nổ, tiếng đạn pháo kích rít trên không. Trong thành phố mặt trận báo chí, kiến nghị, thư ngỏ đi đôi với các phong trào tranh đấu đủ loại.Thành phố Sài gòn diễn ra hai cảnh tượng trái ngược : Bên này là hàng rào kẽm gai, khói lựu đạn cay, dùi cui cảnh sát dã chiến đối đầu với đám sinh viên biểu tình, xuống đường.

Cuộc chiến tranh cân não khởi đi từ một phát súng lệnh từ xa nửa vòng trái đất của một người nhân danh hòa bình với lời lẽ như sau:

Như anh em biết, chúng tôi vẫn không ngừng công khai lên tiếng trong những tháng qua để ngăn chặn chiến cuộc lan rộng và hướng các dân tộc về những ý nghĩa hòa bình’. [7]

Hàng giáo phẩm miền Nam lúc bấy giờ thật lúng túng!! Và trổi bật lên một số trí thức công giáo thiên tả. Họ là một thiểu số trên dưới 20 người- không đại diện cho ai ngay cả không đại diện cho chính họ. Hai trụ sở chính của nhóm này là nhà thờ Vườn Soài và dòng Chúa Cứu Thế . Trong số những người trên, một vài tên tuổi như linh mục Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Trương Bá Cần, Huỳnh Công Minh, Trần Thế Luân, Phan Khắc Từ. Một số trí thức như Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung, Châu Tâm Luân và các dân biểu đối lập như Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Đứcvv..

Đáng nhẽ phải đổi tên giáo phận Sài gòn là ‘Giáo phận Vườn Soài’ mới đúng.

Ngay trước khi mất miền Nam năm 1974, Giáo Hoàng Phaolồ đệ VI – qua trung gian linh mục Cao Văn Luận và giám mục Thiện ở Mỹ Tho từ Vatican trở về- khuyên hàng giáo phẩm nên ở lại, đừng di tản và tập sống chung với cộng sản.. Cũng vì thế, người ta thấy, tất cả các giám mục miền Nam lúc bấy giờ đã chọn ở lại khác hẳn tình thế năm 1954.

Việc Vatican chọn TGM Nguyễn Văn Thuận làm giám mục phó Sai gon nhằm trong tinh thần hòa giải, hợp tác với chính quyền cộng sản, thật rất tiếc đã bị hiểu lầm.

Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình ngay từ những ngày đầu, sớm hơn ai hết, đã ra Thư Chung kêu gọi giáo dân hợp tác với chế độ mới.

Sau này, một số các giám mục đã được nghe Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận phê phán các giám mục trong Hội Đồng giám mục Việt Nam là một giáo hội theo nhà nước.

Lời phê phán của Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận đụng chạm và buồn lòng nhiều người, trong đó có Hồng Y Trịnh Văn Căn Hà Nội. Sau nảy, khi được thả ra tù, tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận về ở 40 phố Nhà Chung Hà Nội. Hồng Y Trịnh Văn Căn tỏ rõ thái độ lạnh nhạt, hầu như không truyện trò, thăm hỏi gì Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận.

Thêm một lần nữa, Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận cay đắng vì cách đối xử của  Nhà Chung Hà Nội.[8]

Năm 1980, nhóm này có buổi họp tại Dòng Chúa Cứu Thế và cho phổ biến tập tài liệu; Notes pastorales en milieux Marxiste  (1980). Những ghi chú về mục vụ trong môi trường Mác Xít. Hoặc một tài liệu khác : Giáo Hội công giáo với chủ nghĩa xã hội. Tài liệu này đưa đến kết luận là Giáo hội công giáo có thể sống và chủ động trong một nước Việt Nam XHCN. Và rằng Giáo hội Việt Nam không phải là một giáo hội thầm lặng. Hoặc các tài liệu nhan đề : Công giáo Việt Nam trong lòng chế độ, Sống đức tin..

Tất cả những quan điểm mang tính vơ vào, nếu không nói là khờ khạo, tự lừa phỉnh chính mình của nhóm trí thức trên nay trở thành tài liệu không đáng đọc. Bởi vì chính bản thân các trí thức trên hầu hết ngày nay đã phản tỉnh, đã ‘giác ngộ’ cách mạng và trở thành lạc lõng giữa lòng dân tộc.

Đối với tôi. Thật sự họ đã hết.

Các nhóm trí thức trên đã đi vào một quá trình phân hóa và phá sản, tranh dành, tố cáo nhau như trường hợp nhóm bốn tên trong tờ báo Công giáo và Dân tộc. Riêng hai linh mục Chân Tín và Nguyễn Ngọc Lan( lm Lan đã cởi áo nhà tu, hoàn tục) trước đây đứng tên trong nhóm linh mục cấp tiến, đòi trục xuất TGM Nguyễn Văn Thuận ra khỏi Sài gòn thì nay trong một lá thư đề ngày 15-8-1989, đứng tên trong danh sách 12 linh mục, họ lại yêu cầu TGM Nguyễn Văn Bình yêu cầu nhà nước trả TGM Nguyễn Văn Thuận về Sài Gòn.

Phần Thanh Lãng, vào ngày 6-5-75 là người khi được biết tin TGM Nguyễn Văn Thuận sẽ về Sài gòn đã vội vã thông báo tin cho Trương Bá Cần để ngăn chặn việc trở về này…Thế là Trương Bá Cần và Nguyễn Ngọc Lan triệu tập một buổi họp để chống đối TGM Nguyễn Văn Thuận..

Nghĩ lại việc này mà buồn, chính là phe ta phá phe ta.

Thanh Lãng trước khi chết, ngày 28 tháng 11- 1988 đã viết chúc thư sám hối và xin lỗi công khai TGM Nguyễn Văn Thuận.[9]. Linh mục Thanh Lãng mất ngày 17 tháng 12, 1988.

Dựa trên tinh thần của cuốn sách trên và dựa trện những lỗi lầm của HĐGM Việt Nam trong giai đoạn sau 1975, tôi mong mỏi một sự thay đổi toàn diện về cơ cấu tổ chức Hội đồng giám mục Việt Nam như phương cách tuyển lựa giám mục để HĐGM có tiếng nói riêng- tiếng nói của giáo hội Việt Nam- tiếng nói thể hiện tâm tư nguyện vọng của người giáo dân- tiếng nói độc lập với nhà nước cộng sản.

Hiện nay, tôi khẳng định dứt khoát, tiếng nói của HĐGM Việt Nam kể từ năm 1980 không phải là tiếng nói của người công giáo Việt Nam.

Hiện nay, tình hình giáo hội Việt Nam chỉ có cái vỏ mà không có cái ruột. Bề ngoài xem ra nề nếp, sạch sẽ, nhưng bên trong nhơ bẩn mà phẩm cách của những người lãnh đạo là không có.

Cứ như hiện nay thì HĐGM Việt Nam- với nhân sự ấy- với cung cách làm việc ấy-chỉ là một thứ giáo hội nhà nước. HĐGM Việt Nam hiện nay đã khộng làm đúng làm đủ trách nhiệm của mình, bởi vì các nhân sự điều hành đều do nhà nước quyết định, đồng ý.

Tại sao không ai dám lên tiếng tố cáo thẳng là trong số những vị lãnh đạo hàng giáo phẩm Việt Nam, ai là người của Chúa, ai là người làm tay sai cho chính quyền cộng sản..Một Huỳnh Công Minh, tổng đại diện TGP Sài gòn, một Hồng Y Phạm Minh Mẫn, một giám mục Nguyễn Văn Sang.

Tóm tắt, HĐGM Việt Nam thiếu tính cách chính đáng. Vì nó bị cộng sản cài đặt người, giậy giây từ bên trong.

Nó cũng không mang tính đại diện- đại diện theo nghĩa giám mục là người đại diện của Chúa-. Ở đây, nhiều phần vị giám mục được đề cử mang tính trần thế, đại diện cho quyền lợi của đảng cầm quyền. Chẳng hạn linh mục Huỳnh Công Minh vừa làm phó giám đốc Đại chủng viện, vừa là cha sở họ đạo nhà thờ Đức Bà vừa là Tổng Đại diện, vừa là cán bộ cộng sản. Vậy thử hỏi, Huỳnh Công Minh đại diện cho ai?

Nhiều người biện hộ cho Huỳnh Công Minh cho rằng mọi chuyện khó khăn với chính quyền thì nhờ HCM giải quyết dễ dàng hơn. Nói như thế, chẳng khác gì thừa nhận Huỳnh Công Minh là một thứ Tổng Giám Mục không ngai- một thứ lãnh đạo siêu quyền lực- có thể áp đảo cả vị Tổng Giám Mục Sai gòn.

Vấn đề tuyển chọn giám mục

Trước năm 1829, việc tuyển chọn một giám mục thường thuộc thẩm quyền tòa thánh Vatican. Sau này thì việc bổ nhiệm trực tiếp như thế chỉ còn thấy diễn ra trong một số nước như ở Albanie, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga mà chủ yếu có những vấn đề chính trị. Nhưng sau khi giáo hoàng Léon XII mất vào năm  1829, ( 1823-1829), Vatican đã chuyển giao quyền hành tuyển chọn xuống giáo hội địa phương và bao gồm hai công đoạn : Hội đồng giám mục của một quốc gia duyệt xét, tuyển chọn cộng với sự tham khảo ý kiến của khâm sứ tòa thánh, sau đó hồ sơ tuyển chọn được gửi về Rome. Tại nơi đây, các vị có thẩm quyền trong bộ Truyền giáo  xem xét ứng viên. Nếu không có vấn đề  bị phản đối việc được tuyển chọn thì hồ sơ sẽ được gửi qua phía tòa thánh.

Ở Việt Nam vào năm 1971, Giám mục Phạm Ngọc Chi đã đề cử linh mục Lê Văn Ấn, thuộc địa phận Đà Nẵng làm giám mục về coi địa phận Xuân Lộc với sự đồng ý của Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình và khâm sứ tòa thánh Palmas chuẩn nhận. Nhưng khi được biết tin đó thì một số linh mục trẻ Xuân Lộc , phần lớn là di cư đã phản đối mạnh mẽ, gửi thư cho giám mục Lê Văn Ấn. Nhưng dĩ nhiên việc phản đối ấy chẳng đi đến đâu cả vì chuyện đã rồi.

Danh sách đề cử thường là ba vị để chọn lấy một. Tiêu chuẩn chọn lựa thường căn cứ trên học vị, bằng cấp, trường học xuất thân, các hoạt động trong phạm vi địa phận và dĩ nhiên không thể thiếu tiêu chuẩn đạo đức, thánh thiện. Và người đứng đầu danh sách thường được ưu tiên tuyển chọn.

Nhưng tiếng là tòa thánh tuyển chọn, nhưng thật ra Vatican theo lệ thường chú trọng đến người đứng đầu danh sách và thủ tục chấp thuận đã hầu như được định sẵn.

Nguyên tắc thì tốt đẹp như thế. Và dù sao cũng cho thấy qua thử thách phần đông việc đề cử cũng có thể là chọn đúng người, đúng chỗ. Nhưng thực tế đem ra áp dụng thì không hẳn được như vậy.

Có nhiều lợi dụng, tính bè phái, sự lừa gạt, sự mua chuộc và tham nhũng dưới đủ mọi hình thức.

Có một chứng từ xin nêu ra đây là linh mục bề trên cả hội dòng SAM, linh mục Bourguignon có thời làm việc ở bộ truyền giáo và được đọc nhiều hồ sơ tuyển chọn giám mục, ông  thường buồn phiền khi đọc các hồ sơ ấy và bầy tỏ nỗi bực dọc với Giám mục Sismondi phụ trách bộ truyền giáo. Giám mục Sismondi đã vui vẻ trả lời nhận lỗi: Không phải Chúa thánh thần gì chọn đâu mà chính tôi quyết định chọn các giám mục ấy và không thiếu trường hợp tôi đã chọn sai lầm. Linh mục bề trên Bourguignon không phải là người xa lạ với giáo hội Việt Nam., ông đã qua đời năm 1974 và được chôn ở nghĩa trang xứ Bình Triệu. Không phải lúc nào cũng chọn được trong số những linh mục tài ba, đạo đức, thánh thiện cả đâu. Nhiều phần cho thấy sự tuyển chọn mang tính đời thường mà kẻ được tuyển chọn bén nhậy trở thành kẻ được sủng ái đặc biệt, bất kể đến tài năng và đạo đức! Đó  là thứ Favoritisme chạy dài những danh sách nơi các tòa giám mục.

  • Theo lẽ thường tình, các tân giám mục thường được chọn lựa trong số những người thân cận với vị giám mục. Nhiều linh mục làm việc phục vụ cho giám mục của mình một cách tận tụy trong suốt một khoảng thời gian dài cả 15, 20 năm..thì nay được thưởng công trong khi có những linh mục khác tương xứng về mọi  lãnh vực, nhưng không cùng một phía với giám mục thường bị bỏ quên..Sự tận tụy ấy đôi khi đi quá xa với tinh thần xu nịnh, mua chuộc đến như trao đổi mua bán.
  •  Tout service a son prix..Chính vì thế, nhiều giám mục đã chọn những thành phần tỏ ra biết điều, biết vâng lời tuyệt đối.

Nhưng quan trọng nhất không kém là sự can thiệp trắng trợn của chính quyền địa phương trong các chế độ độc tài.

- Chẳng hạn, một chính quyền địa phương muốn lợi dụng tôn giáo có nhiều thủ đoạn đã tìm cách mua chuộc, làm áp lực ảnh hưởng đến việc tuyển chọn này..Dưới thời giáo hoàng Piô XI, Mussolini thường dùng ảnh hưởng của mình can thiệp vào việc bổ nhiệm này. Vì thế giáo hoàng Piô XI thường tìm hiểu, tra xét các vị trong danh sách bổ nhiệm từ những nguồn thông tin khác trước khi quyết định đồng ý. Nhưng công việc bề bộn, không phải lúc nào vị giáo hoàng cũng có đủ thời giờ và thông tin để quyết định chọn được những giám mục tốt nhất phục vụ giáo hội.

- Điều ấy càng thấy nổi bật trong việc bổ nhiệm giám mục ở Việt Nam. Việc bổ nhiệm giám mục ở Việt Nam phải có sự đồng ý của chính quyền cộng sản. Nhưng thử hỏi,  sự đồng ý được xảy ra sau hay trước quyết định của Hội đồng giám mục.

- Chính chữ sau và trước này là đầu mối của sự can thiệp trắng trợn của chính quyền cộng sản vào Hội đồng giám mục Việt Nam.

 

Cho nên việc bổ nhiệm muốn cho công bằng, cần phải công khai hóa (Glasnost- Transparence), không có gì phải kín kín, hở hở, không có điều gì khuất tất, che đậy.

Trong Hội đồng tuyển chọn, ngoài một số giám mục, cần bổ xung một ủy ban gồm các linh mục và một số giáo dân đại diện.

Việc mở rộng hội đồng tuyển chọn này chắc chắn sẽ tránh được những lạm dụng bè phái, tránh việc vị tân giám mục là người của giám mục, tránh sự hao phí các người có tài, có đạo đức bị bỏ quên ra bên ngoài. Việc cải tổ này cũng phù hợp với tinh thần của giáo hội công giáo cổ truyền mà việc tuyển chọn giám mục là do hàng giáo phẩm và giáo dân quyết định.

Như thế, không có những giám mục được tuyển chọn đến từ Rome mà chính từ cộng đồng dân Chúa tại mỗi địa phương đã chọn người đại diện cho mình.

Mục tiêu của sự thay đổi này là tuyển chọn một giám mục theo truyền thống cổ truyền do một hội đồng đại diện của địa phận bao gồm Hội đồng mục vụ, Hội đồng đại diện các tu sĩ và giáo dân.

Sau đó danh sách được tuyển chọn được chuyển về Vatican với sự chuẩn nhận chính thức của Giáo Hoàng.

Xin đọc thêm Rastibonne: Choisir les Évêques, une tentative de conciliation, 2010.[10]( Việc tuyển chọn giám mục, một dấu hiệu của hòa giải.)

Trong cái tinh thần cải cách việc tuyển chọn giám mục có sự tham dự tích cực của hàng giáo sĩ và giáo dân, vị tân giám mục không phải chỉ có lời tuyên hứa trung thành với vị giáo hoàng mà còn cần có lời tuyên hứa phục vụ đàn chiên của mình.

Tinh thần ấy thể hiện đúng vai trò và chức năng của vị giám mục như trường hợp giám mục Jacques Gaillot khi được thụ phong giám mục tại Évreux, viết trong cuốn sách của ông : Parole d’un homme d’Église( Lời của  một người con của giáo hội) như sau:

Tôi đặt quan trọng vào con người hơn là vào những nguyên tắc hay giáo điều. Tôi không phải làm giám mục để chỉ huy hay tổ chức giáo hội cho bằng đển phục vụ lời Chúa. Khi được tin sẽ được tuyển chọn làm giám mục. Tôi đã chấp nhận trong một cảm thức là mình sẽ là người đến để phục vụ.

 

Không phải đến được hưởng vinh quang trần thế, bổng lộc, chức tước để được người đời tôn kính, tùng phục. Đi một bước có xe, có kẻ đưa đón. Như trường hợp một giám mục phó ở Hà Nội sau khi đi Rôma về đến 40 phố Nhà Chung Hà Nội không thấy có tổ chức đón rước hai bên cửa tòa Giám Mục, đả gọi linh mục phụ trách ra mắng: Tại sao không tổ chức cho giáo dân đón tiếp tôi? Một vị tân giám mục khác gặp bạn cũ nói với một người bạn linh mục: Từ nay, tôi đã là giám mục, ông phải thay đổi cách xưng hô, thưa gửi đàng hoàng mới được.

Giám mục  Jacques Gaillot đã viết lại cái cảm thức của ộng trong buổi lễ truyền chức như sau:

‘Khi mà tôi được truyền chức giám mục tại nhà thờ Chánh tòa Évreux thì theo nghi thức, tôi phải quỳ gối trong suốt thời gian của một bài hát, cuốn sách của Giáo hội đè nặng trên gáy của tôi, tôi cảm thấy nó nặng nề làm sao. Và tôi nghĩ rằng : Miễn là làm sao chuyện này chóng xong. Tôi tự nhủ lòng, phải chăng đây là gánh nặng của Giáo Hội, miễn là làm sao đây không phải là dấu hiệu báo trước’[11]

Nhan đề đoạn này là: Le poids de l’Évangile. Gánh nặng của Lời Chúa. Ước gì hàng giám mục Việt Nam học được tinh thần này của giám mục  Jacques Gaillot. Giám mục Jacques Gaillot còn nhận xét rằng Giáo hội đã mất đi cái nhiệt tình.( Je trouve que l’Église a perdu son élan).

Khi đã có một Hội đồng giám mục do sự tín nhiệm của của cộng đoàn dân Chúa lúc đó mới có thể đặt ra vấn đề thứ hai là: Có thể giáo hội Việt Nam có thể chung sống với cộng sản được không? Có thể trăm người như một tuy không dám nói ra, nhưng trong thâm tâm họ, câu trả lời dứt khoát là không được.

Trong ngắn hạn giáo hội tạm thời phải sống chung với cộng sản, nhưng vẫn phải triệt để đòi hỏi sự phân biệt rõ rệt giữa đạo và đời, giữa nhà nước và giáo hội, giữa một xã hội dân sự mà giáo hội là một thành phần.

Sự phân biệt này là lẽ sống còn của giáo hội để nhà nước không dẫm dạp, xen vào nội bộ giáo hội hoặc can thiệp vào sinh hoạt của giáo hội..Nay hội các luật sư ở thành phố Hồ Chí Minh cũng đang gắt gao đòi hỏi điều này.

Nếu không tôn trọng nguyên tắc này thì giáo hội dù có mặt đi nữa cũng vẫn không hiện hữu. Có mà như thể không có.

Điểm thứ hai là phải có sự nhìn nhận vai trò của giáo hội đối với nhà nước là một vai trò đối tác(Counter Part). Hai bên thỏa thuận để tôn trọng quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên nhằm mục đích tạo một thế quân bình, sự tin tưởng và hợp tác.

Bước thứ ba, trong trường hợp nhà nước vi phạm, lấn quyền hoặc lạm dụng quyền thế thì giáo hội có thể trở thành một lực lượng đối trọng(Counter balance) nhằm cảnh báo và ngăn ngừa mọi lạm dụng của nhà nước tùy hoàn cảnh.[12] Bởi vì nhà nước không bao giờ có thể đảm đương được hết mọi sinh hoạt xã hội, nhất là trong phạm vi y tế,  giáo dục hoặc các cơ sở từ thiện vv. Giáo hội qua các thành viên như các nữ tu có thể tiếp tay nhà nước điểu khiển, gánh vác một phần trách nhiệm này như tại các nước tự do, tư bản. Giáo hội không làm chính trị và cũng không có nhiệm vụ lật đổ một chính quyền.. Nhưng trong những tình thế đòi hỏi, giáo hội trở thành tiếng nói của lương tâm con người chống lại bất cứ sự bất công nào từ đâu tới.

Chính quyền thường có khuynh hướng lạm quyền, làm bậy, vi phạm  và chà đạp lên các quyền tự do căn bản của người dân. Lúc ấy giáo hội có vai trò kiểm soát và cân bằng, ngăn chăn những hành vi phạm vả trái phép.

Giáo hội trong vai trò đối trọng không thể nào giử thái độ thụ động, im lặng trước những bất công hoặc sự chà đạp lên quyền con người.

Kết luận

Hiện nay, tại Việt Nam đã có môt xu hướng chính trị triệt để : Có hay không đảng cộng sản Việt Nam. Hết rồi những giai đoạn góp ý với đảng, tâm thư yêu cầu này nọ, góp ý bỏ điều bốn hiến pháp..Có thể rằng những biện pháp trên có tính nửa vời, nói để tự xoa dịu chính mình.

Đối với giới trẻ, các thành phần bất đồng chính kiến- dù mục tiêu tranh đấu có khác nhau-. Nhưng tự thâm tâm mỗi cá nhân đều muốn xóa bỏ chủ nghĩa cộng sản. ngả theo các nước Tây Phương. Nhưng họ không thể nói thẳng và huỵch tẹt ra được.

Mới đây nhất là câu chuyện 61 đảng viên có yêu cầu đảng cộng sản từ bỏ đường lối CNXH để chuyển sang đường lối dân tộc và dân chủ.

Vì thế trước sau gì cũng có một cơn bão dân chủ như một thứ mùa xuân Ả Rập cho Việt Nam.

Phần giáo hội công giáo Việt Nam, cần đi trước thời đại, cần tỏ ra dứt khoát và cứng rắn từng bước tách ra khỏi quỹ đạo cộng sản bằng cách cải tổ, loại trừ những thành phần chủ nghĩa cơ hội ra khỏi HĐGM Việt Nam.

Không cải tổ HĐGM, không thay đổi nhân sự, không dứt khoát loại bỏ những thành phần chủ nghĩa cơ hội, không tách biệt giữa đạo và đời. Giáo hội công giáo Việt Nam còn sa lầy trong vũng bùn cộng sản. Ngày hôm nay, giáo hội công giáo và hội đồng giám mục ở vào tình trạng lương tâm an bình, ăn no ngủ kỹ, bất chấp việc đời miễn là    được bình an vô sự.!! Họ có thể chọn một con đường khác thay vì tiếp tục uốn mình làm tay sai cho cộng sản!! Họ không muốn sống chung với lũ, nhưng họ đã không đủ can đảm để vượt lên chính mình, từ bỏ cộng sản. Họ mắc một căn bệnh chung. Đó bệnh sợ cộng sản.

Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình trước khi qua đời còn thổ lộ:  Sau mấy chục năm sống với cộng sản, cho đến bây giờ tôi vẫn còn sợ. Nhà văn Nguyễn Tuân cũng sợ như thế. Tiếp theo TGM Nguyễn Văn Bình thì những vị như Hồng Y Trịnh Văn Căn,( Hà Nội), giám mục Nguyễn Văn Sang,(Thái Bình) cũng sợ- sợ quá đến độ lộ liễu làm mọi người thấy mà coi thường. Và tôi dám hỏi các Hồng Y Phạm Minh Mẫn, tổng giám mục Bùi Văn Đọc, giám mục Nguyễn Văn Khảm có sợ không?  Chả nhẽ cả nước đều sợ!!

Căn bệnh sợ ấy một người đã từng trải nghiệm nhiều năm tháng trong chế độ cộng sản Ba Lan- Giáo Hoàng Jean-Paul II- Trong buổi xuất hiện đầu tiên trước công chúng, hai tay ôm cây thánh giá. Và lời phát biểu đầu tiên của giáo hoàng là : Non abbiate paura. (N’ayez pas peur).

Các con đừng sợ!! Lời nhắn nhủ của vị chủ chăn này xin được một lần nữa gửi đến ba vị Tổng giám mục ba giáo phận Sài Gòn- Huế và Hà Nội.

Đừng sợ! Nhưng sợ cái gì. Sợ bể nồi cơm, sợ mất chức vụ, sợ bị tù đầy, sợ bảo vệ quyền lợi của giáo xứ, địa phận, sợ đồng nghiệp giám mục trong Hội Đồng giám mục, sợ không dám lên tiếng, sợ đủ thứ, ngay cả sợ chính mình.

Bầu khí sợ hãi bao trùm tất cả!! Ngay trong  đám người cộng sản cũng người cộng sản sợ người cộng sản.

Đó là hoàn cảnh bi kịch của thế giới con người mà chính con người sợ con người. Sợ quá thành câm lặng, trở thành những loài chó câm. Hoặc méo miệng nói không ra lời, nịnh đảng, nịnh lãnh đạo..

Bây giờ không phải là lúc nói chuyện đúng sai, chuyện hòa giải, chuyện thương lượng, chuyện đòi hỏi, chuyện xin cho, chuyện mong đợi, chuyện mua chuộc.

Mà là chuyện dứt khoát, có hay không có, chuyện chối bỏ, chuyện không thể sống chung, chuyện sống còn.

Hy vọng thay!! Và cũng như nhiều bài viết khác của tôi. Viết xong bài này, tôi cảm thấy một nỗi buồn vô hạn. Khôn nguôi. Khó tả. Bất lực. Muốn buông xuôi.

© Đàn Chim Việt

 


[1] Xem Plinio Correra de Oliveira : L’Eglise et L’ Etat communiste : la coexistence impossible

[2] Tác giả là một giáo sư người Ba Tây, nổi tiếng thế giới về một số tầm nhìn tương lai Giáo hội Thiên Chúa giáo, đòi hỏi một sự tự do của giáo hội trong lòng các chế độ của nhà nước cộng sản. Ông cũng là người phản đối Vatican về chính sách Ospolitik trong một bài viết nhan đề : Declaration of Resistance to the Vatican Ospolitik.

 

 Chính sách Ospolitik của Vatican tỏ ra thất bại vì đã không đem lại một kết quả thực tiễn nào cho các giáo hội địa phương, vì luôn luôn bị các chính quyền cộng sản phỉnh phờ dối gạt như đã xày ra tại Ba Lan, Tiệp Khắc, Cuba, Đông Đức và trong đó có Việt Nam. Trong số những lãnh đạo cao cấp lúc bấy giờ- 1964- có nhiều người lên tiếng ủng hộ lập trường của Olievera. Chẳng hạn có Hồng Y Tisserant, (Pháp) Alfredo Ottaviani, thư ký hội đồng tối cao văn phòng tòa thánh, Norman Thomas Giroy, tổng giam mục Sydney, Úc Dại Lợi và Hồng Y Giuseppe Pizzardo, trách nhiệm hội đồng các chủng sinh và các đại học.

 

Nhưng điều quan trọng nhất là bốn năm sau, một số lớn cộng đồng giáo hội Châu Mỹ La Tinh- gồm chủ yếu giáo hội Brésil, Argentine, Chili và Uruguay đã viết một thỉnh nguyện thư lên Giáo Hoàng Paul VI, yêu cầu giáo hoàng Paul VI phải có những biện pháp cụ thể nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của các thành phần cộng sản vào các tổ chức công giáo.

 

 Số người ký tên vào thỉnh nguyện thư là  2.040.000 chữ ký. Một con số không nhỏ đáng để chúng ta suy nghỉ.

 

Về phần cuốn sách trên sau đó đã tới tay nhiều cấp lãnh đạo cao cấp nhất của giáo triều Vatican cũng như giới trí thức lúc bấy giờ. Nhưng sau đó nó bị rơi vào im lặng! Chỉ vì năm 1964, giáo hoàng Phao lồ VI có chủ trương hòa giải với cộng sản hầu mong cứu vãn 100 triệu tín đồ Thiên Chúa giáo Đông Âu.

 

 

 

 

[3] Phao Lô Lê  Đắc Trọng,  Hồi ký toàn tập, phần hai- Giáo hội VN trước cơn bão thời đại., trang 256.

[4]  Trình Bầy, sô 11, tháng giêng, 1971

[5] Đăng trên Trình Bày số 11, ra ngày 1 tháng giêng, 1971

[6] Ba người này sau đó đã bị chính quyền VNCH trục xuât ra Bắc

[7] Trích thư Trích thư giáo hoang, Vatican ngày 13-2-1965

[8] Tôi được nghe kể lại, Hồng Y Trịnh Văn Căn, khi chết đã được chôn trong một cỗ quan tài mà gỗ nặng đến nổi khiêng không nổi, phải dùng xe cần trục để chôn.

[9] Thanh Lãng chúc thư : Tôi xin công khai xám hối với Chúa, với Hội thánh toàn cầu, Viet65t Nam. Lạy Chúa, xin tha thứ cho con mọi lỗi lầm và ban cho con lòng tin, lòng trông cậy và tha thứ. Tôi xin công khai xám hối, xin lỗi Đức cha Nguyễn Văn Thuận, xin Chúa giữ gìn và trả công cho Đức Cha. Tôi xin công khai sám hối tất cả và tình anh em linh mục mà tôi vô tình hay cố ý làm mất lòng.’

[10] Rastibonne, Choisir les eveques, une tentative de conciliation, 2010.

[11] Xem Jacques Gaillot, Parole d’un homme d’Église, các trang 19-22

[12] Xem thêm Đoàn Thanh Liêm, Tôn giáo và xã hội dân sự: Mối liên hệ giữa tôn giáo và chính quyền nhà nước. Viet bao online.

 

134 Phản hồi cho “Một giải pháp cho giáo hội Việt Nam”

  1. TRẦN THÁI BẠCH says:

    Theo tôi thì TGM Giuse Ngô Quang Kiệt là người xứng đáng được phong Hồng Y hơn TGM Phêrộ Nguyễn Văn Nhơn nhiều!

    Đức Thánh Cha Phanxicô vinh thăng Hồng Y cho ĐTGM Hà Nội.

  2. Niềm Tin says:

    Các tổ chức tôn giáo không làm chính trị. Nhưng sự sống còn của mỗi một tín đồ, của người dân, của dân tộc, của tổ quốc Việt Nam sắp bị những kẻ làm chính trị đang lãnh đạo đất nước rắp tâm đem dâng hiến cho ngoại bang. Vậy thì các tổ chức tôn giáo có nên làm chính trị, để cùng đồng hành với dân tộc, chiến đấu chống ngoại xâm giành lại độc lập, tự do cho tổ quốc Việt Nam không?

Phản hồi