WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Làm luật kiểu con buôn

công an giao thông VN. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Soha.vn

công an giao thông VN. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Soha.vn

Một lần tôi đi con xe gắn máy ghẻ  vào đường ngược chiều, đoạn đường đó đổi sang đường ngược chiều đã hai tháng, lâu không qua nên không biết. Anh công an giao thông tuýt còi, tôi tấp xe vào hè. Anh ta thông báo cho tôi biết đã đi vào đường ngược chiều. Nhìn lại mới biểt ra là có biển cấm. Sau khi xem xét giấy tờ đầy đủ, anh công an bảo.

- Mức phạt của anh là 450 nghìn. Tôi ghi biên lai anh ra kho bạc nộp phạt, giấy tờ để ở đây.

Tôi vui vẻ đồng ý, chỉ yêu cầu anh ghi rõ vi phạm vào biên bản, từng mục, mức tiền phạt từng mục. Và vé phạt do bộ tài chính quy định.

Anh công an ngần ngừ, anh bảo thôi vì đường cũng mới cấm, thấy tôi cũng là người không phải thường xuyên coi thường luật giao thông, anh sẽ viết mức phạt 300.

Tôi cám ơn, và tiếp tục vẫn xin anh ghi rõ.

Anh ngần ngừ, rồi anh chưa viết , anh nói.

- Thôi anh cũng không xin xỏ gì, chấp hành cũng tốt, tôi linh động viết phạt anh 200 thôi. Mà anh cứ cần rõ lý do làm gì, chỉ cần ghi lỗi vi phạm là ra giá tiền phạt thôi mà.

Tôi cười hiền hoà, xin anh cứ làm đúng luật, lỗi tôi làm tôi chịu. Anh ta tần ngần, có lẽ anh ta chưa bao giờ gặp người phạm lỗi giao thông nào mà lại nhẹ nhàng nhận lỗi, xin chịu phạt theo quyết định của anh dễ dàng như vậy. Không thanh minh, không tranh cãi. Anh ta cúi xuống ghi biên bản, ghi vé phạt, 5 cái vé 20 nghìn. Đưa cho tôi anh bảo.

- Tôi ghi cho anh 100 nghìn, giá thấp nhất rồi đó.

Tôi cảm ơn, đút vé vào trong cặp, hỏi anh ta còn đứng đây bao lâu để tôi có kịp quay lại lấy giấy tờ khi ra kho bạc nộp phạt rồi không. Anh ta nhìn tôi đầy vẻ nghi hoặc. Anh ta cho tôi số điện, bảo bao giờ cứ nộp xong gọi, anh ấy sẽ mang giấy tờ tôi theo, kể cả về nhà rồi tôi gọi anh cũng báo địa chỉ mang trả. Giúp cho tôi thuận tiện.

Tôi ra kho bạc, nôp phạt, gọi anh. Anh nói vẫn ở chỗ cũ, tôi đến đưa giấy chứng nhận nộp phạt, anh trả lại giấy tờ. Tôi cho vào cặp định đi, anh giữ tay tôi lại hỏi.

- Sao anh không xin một câu, lúc đó anh nói đường mới cấm, anh không biết, tôi sẽ để anh đi mà.

Tôi cười tươi.

- Các anh đứng đây, nghe người ta xin xỏ, phân trần nhiều cũng mệt, đâm ra nhàm. Phải có người như tôi để anh thấy yêu nghề, thấy công việc không đơn điệu chứ.

Anh công an nghĩ lúc nói.

- Lúc tôi viết, đã ngập ngừng để anh có lời tôi cho anh đi. Vì mãi anh không nói mà cứ thúc viết vé phạt, tôi đành phải ghi. Chúng tôi suốt ngày ngoài đường, nhìn người biết ai ra ai lắm chứ. Thôi , có gì anh thông cảm bỏ qua tôi. Anh lúc nào qua đoạn đó, rảnh anh em mình làm cốc bia nhé.

Tôi chào anh ta rồi đi, thực ra lỗi của tôi chỉ là 100 nghìn. Anh ta lúc đầu hăng hái liệt kê cả một đống lỗi nào đó rồi phát giá 450 nghìn. Chính vì thế tôi bật cười rồi đồng ý ngay và xin anh viết biên bản từng lỗi. Nhưng anh ta cũng cảnh giác và ghi đúng lỗi duy nhất với mức phạt đúng nhất trong khung.

Lần thứ hai, bạn tôi đậu ô tô ngược đầu. Đường đó không cấm ô tô đậu, nhưng bạn tôi đậu xe lại ngược đầu. Cảnh sát cơ động gọi kiểm tra giấy tờ, bạn tôi đưa rồi đứng xin xỏ. Mấy anh cơ động không nghe, bảo đến trạm cảnh sát cơ động đầu Lạc Long Quân làm việc. Bạn tôi mặt mũi xanh xám, luống cuống gọi tôi đến bảo đi cùng vì anh sợ. Tôi bảo sai đâu thì nôpj phạt đó, có gì mà sợ. Anh ta nói nhưng anh ta nhìn công an là sợ. Tôi chửi, đm mày, cả đời đéo làm gì phạm pháp, sao mà sợ công an. Anh ta thiểu não phân trần chính vì thế nên anh ta nhìn thấy công an là sợ.

Tôi để anh ta bên ngoài, đi vào trạm cảnh sát cơ động, thấy mấy ông chỉ huy đang ngồi đánh bài. Một ông quát.

- Có việc gì.

Tôi nói mình lên làm việc về xe đậu ngược đầu.

Một vị thượng tá bỏ bàn đánh bài, ra bàn làm việc, giở giấy tờ ra hỏi.

- Có phải cái xe đậu chỗ quán Sen không.?

Tôi gật đầu.

Vị thượng ta đanh giọng kể từng lỗi, tổng lại là 2, 5 triệu.  Ông nhấn mạnh lỗi này là rất nghiêm trọng, lỗi kia là rất nặng. Tôi để ông nói xong,  rồi thì thầm.

- Từng ấy tội đã bằng tội tiêu thụ tiền giả chưa.?

Vị thượng tá giật nẩy mình, ông ta nhìn tôi như một thằng điên hay thằng ở hành tinh khác đến. Trong lúc ông ta còn ngạc nhiên, tôi rút tờ 500 đưa cho ông ta nói.

- Đây này, anh xem luôn, tiền giả đấy, giống y chang tiền thật 99 phần trăm, mắt thường nhìn hay sờ cũng không biết được.

Theo bản năng, ông ta cầm tờ tiền ngắm nghía, giơ lên ngang mặt, vuốt vuốt, sờ sờ. Tôi vớ luôn giấy tờ xe của thằng bạn ở trước mặt ông  ta rồi đứng dậy đi mấy bước, ngoái cổ lại nói.

- Tiền thật đấy.

Tôi ra đến cửa, ông ta gọi.

- Này này, quay lại đã.

Tôi dừng lại bảo.

- Gì nữa anh, tiền trao cháo múc rồi mà.

Ông ta cười sằng sặc.

- Anh khoái mày quá, cho anh cái số điện, lúc nào anh em mình nhậu một bữa. Mày chơi được đấy. Mẹ đã vào đây chỉ có mất tiền triệu, mà mày bản lĩnh đấy, tao kết mày thật sự.

Tôi vui vẻ bảo sẽ có dịp qua anh, giờ phải mang giấy tờ cho thằng bạn nó còn đậu xe chỗ đó chờ. Ông ta nhắc vài lần nói nhớ qua thì ghé vào với ông chơi nhé.

Tôi dám khẳng định 90 % những người dân đang sử dụng mọi phương tiện lưu thông trên đường không ai biết hết các mức phạt cho các lỗi mà mình có thể phạm phải. Tôi cũng nằm trong số đó, nhưng tôi luôn áng chừng được mức phạt được. Đơn giản là tôi căn cứ theo cách thông báo mức phạt của công an. Họ cũng nói thách y hệt những con buôn ngoài chợ giời. Tuỳ vào thái độ từng người họ sẽ đưa ra mức giá phạt khác nhau. Chỉ có điều họ thượng phong hơn bọn con buôn là mặt hàng của họ khách hàng buộc phải trả tiền.

Vừa xong có đề xuất tịch thu phương tiện của người say rượu. Dư luận khá bức xúc. Xin thưa luôn là không có chuyện đấy đâu. Chỉ là một cách phát giá thôi, sau đó sẽ có người khác đề xuất mức nhẹ hơn, ví dụ như giam xe 3 tháng, hoặc phạt mức tiền lớn hơn trước kia.

Tất cả chỉ gói gọn trong hai từ ” làm giá ”

Cái chuyện luật lệ ở đất nước này chung quy chỉ xoay quanh chuyện tiền, làm luật để sao có nhiều tiền cho nhà nước hoặc rơi rớt thì cho lực lượng còn đảng còn mình có lý do để kiếm chác thêm.

Nếu các bạn phản đối chuyện tịch thu phương tiện người say rượu, là chính các bạn đã mắc bẫy nhà nước. Tâm lý phản đối đó nhà nước thừa biết sẽ xuất hiện, thậm chí còn có cò mồi của nhà nước phê phán, chỉ trích đề xuất ấy. Lúc cao trào sẽ có một vị lãnh đạo anh minh quyết định không làm thế, mà chỉ xử phạt năng thêm mức này, mức kia. Rồi cò mồi sẽ ra vẻ hoan hỉ là nhà nước lắng nghe nguyện vọng nhân dân, đã giải quyết thoả đáng, hợp tình, hợp lý.

Cái chuyện tịch thu phương tiện người say rượu là ba xạo nhất trên đời, xe đắt tiền, xe rẻ tiền, xe đồng nát hay xe của tư nhân, doanh nghiệp, xe nhà nước, xe khách, tàu hoả, máy bay, tàu thuỷ…thu xong giải quyết thế nào với cái tàu hoả chẳng hạn. hoặc xe của các ông lãnh đạo nữa. Ba xạo như chuyện trên sao Kim mà vẫn nói, chẳng qua là một nghệ thuật buôn bán phát giá mà thôi.

Khi các bạn phản đối, các bạn góp ý, các bạn khuyên nhủ, trình bày….đều là phản ứng chả khác gì những phản ứng mà cảnh sát giao thông gặp ngoài đường. Đừng nghĩ lớn lao gì tầm cỡ vĩ mô, cứ cúi xuống nhìn chuyện lề đường giải quyết thế nào thì luật của nhà nước này sẽ được giải quyết như thế.

Theo tôi các bạn không những đồng ý với chuyện tịch thu phương tiện của người say rượu điều khiển, mà còn khuyến khích làm mạnh hơn nữa như tich thu những nhà nào có người say rượu, những khách sạn nhà hàng nào có người say rượu. Tịch thu luôn công ty , trụ sở nào có người say rượu. Máy bay, tàu hoả, tàu thuỷ …gì đó có người say rượu điều khiển cũng tịch thu luôn.

Thích nghiêm luật cho nghiêm đến tận cùng xem, liệu nhà nước có dám không.?

Tất nhiên họ chả dám, già néo đứt dây, chung quy chỉ là chuyện làm tiền mà thôi. Đâu phải chuyện kiến nghị thế để mong mỏi người dân thực hiện nghiêm minh pháp luật.

Theo FB Người Buôn Gió

9 Phản hồi cho “Làm luật kiểu con buôn”

  1. vipkaka says:

    Có Ai có đũ bãn lãnh”CAO CAO TẠI THƯƠNG” như Gió Không /
    Tiếc biết mấy Trang Trần không đọc, học thuộc lòng ,để “mua gió ” của “người buôn gió” “nhốt gió ” và lúc nguy cấp thì “thã gió” để KHÔNG NHỮNG KHÔNG BỊ tát tai , bị đè xuống xe hơi bởi 4,5 thằng CỐT ĐỘT và bị bắt về bót,chắc cũng bị “dần” tới “hết gió” MÀ CÒN đượcbọn cốt đột khen giỏi ,khen đẹp ,khen chân dài và còn cười tươi ,đưa tiển ra tận cửa đồn ,đưa tay chào ,hẹn tái ngộ “uống bia” cho dzui dzer cả làng
    Có Ai đũ bãn lãnh “CAO CAO TẠ THƯƠNG” nhu GIÓ VIỆT XÃ không ?
    Bắt chước GIÓ đi nghe những người bị CA XN làm khó dể. Bài học hay ,bãn lãnh cao ! Nhưng nếu bắt chước mà 1/ Thay vì phạt 400 mà phạt gấp đôi gấp ba thì đùng LÀ GIÓ mà vì Thã Gió không đũ hay không có bãn lãnh băng GIÓ. 2/Cứ chọc bọn CA ,nói nhỏ nói to (thã gió nhẹ) chọc nhột thằng CA đẻ cho nó cười là hết chuyện…Cú chọc tụi nó thoải mái ,nó còn khoái ,còn rủ đi nhậu nhẹt ,vui vẻ…
    Có AI đủ BÃN LÃNH NHƯ GIÓ…
    +++
    Dĩ hòa vi quí .Coi CA là ban dân . Nói nhỏ nhẹ ,cười vui,thêm chút hài hước thì CA cũng cười tươi “Thôi , có gì anh thông cảm bỏ qua cho tôi. Anh lúc nào qua đoạn đó, rảnh anh em mình làm cốc bia nhé” .-” Anh khoái mày quá, cho anh cái số điện, lúc nào anh em mình nhậu một bữa. Mày chơi được đấy. Mẹ đã vào đây chỉ có mất tiền triệu, mà mày bản lĩnh đấy, tao kết mày thật sự.”
    Chao ! Ai dám nói CA/ XHCN /CSCN toàn là bọn đầu gấu, đầu trâu mặt ngựa.là Ác Ôn Côn Đồ …
    Bon CA XHCN dể thương quá trời ,hiền như đất còn có tinh thần hài hước,thương dân như bạn bè …
    ….
    Ban tui thường bị CA sách nhiểu đọc xong cũng cười xòa:
    -”Bài VIẾT rất HAY .Một loại tuyên truyền CA NGỢI CA VN như vậy quã thật là TUYỆT”Đáng “khuy ên” !
    Đúng là GIÓ (lộn) LÈO !
    (vipkaka)

  2. Minh Đức says:

    Cư xử theo kiểu này thì cả nước hàng chục triệu người mỗi ngày mất bao nhiêu thì giờ để mưu mô ăn người và bỏ tâm trí để đối phó cho khỏi bị người ăn. Còn thì giờ đâu mà nghĩ đến những điều quan trọng khác.

  3. Trực Ngôn says:

    Trích; “Theo tôi các bạn không những đồng ý với chuyện tịch thu phương tiện của người say rượu điều khiển, mà còn khuyến khích làm mạnh hơn nữa như tich thu những nhà nào có người say rượu, những khách sạn nhà hàng nào có người say rượu. Tịch thu luôn công ty , trụ sở nào có người say rượu. Máy bay, tàu hoả, tàu thuỷ …gì đó có người say rượu điều khiển cũng tịch thu luôn.

    Bác NguờiBuônGió cho em xin đi!

    Đã say xỉn rồi thì làm sao mà lái xe được nữa. Khổ nỗi mới ngà ngà mới hăng tiết vịt xông pha lên đường.

    Có cái xe cà tàng làm chân để đi làm, chạy cơm, nay bị mấy “ông cò” tịch thu thì kể như cái chân bị chặt đứt béng mất rồi!

    Mấy ổng (CA) chỉ “thích” cưa chân dân quèn, chứ gặp mấy ông “kẹ” (cán bộ đảng viên có máu mặt) thì mấy ổng khúm núm, kiểu đầu đội chân đạp.

    Trích; “Thích nghiêm luật cho nghiêm đến tận cùng xem, liệu nhà nước có dám không.?

    Nó chỉ “nghiêm” (hay khắc nghiệt với dân), còn đối với cán bộ đảng viên nhà nước thì “luật” trở thành dây thun mục!

    • Lại Mạnh Cường says:

      Thưa kinh nghiệm ở Hòa Lan cho thấy:

      - bắt người lái xe phải thổi hay thử máu để kiểm tra nồng độ cồn (acohol) trong hơi thở hay trong máu.
      - nếu cao hơn qui định một chút hay vừa vừa, sẽ bắt phạt, và không cho lái xe mà kêu người nhà ra lấy xe về.
      - nếu cao quá, có thể tịch thu bằng lái xe và bắt giam người lái xe luôn, rồi cho ra toà.

      Vì thế ở xa lộ có bảng khuyến cáo nên đi chung xe khi nhậu nhẹt và cử một người ra không uống rượu gọi là BOB, víêt tắt của cụm từ BEWUST ONBESCHONKEN BESTUURDER (Conscious Non-Drunk Driver), để lái xe đưa cả bọn về sau khi nhậu nhẹt say sỉn đã đời.
      Chuyện cử ra người là BOB tuỳ cách: hoặc bốc thăm hay tuần tự theo phiên …

  4. Lại Mạnh Cường says:

    Thưa tác giả và qúi đồng hương,

    Cũng nhân chuyện bị công an ngoại kiều ở Nguyễn Trãi mời lên “làm việc” khi về thăm Việt Nam, tôi xin kể một chuyện nhỏ cho dzui với nhau nhé :-) !

    Được hỏi hay đánh phủ đầu bằng câu: – Thấy đất nước (thay da đổi thịt) ra sao (sau khi đổi mới hay đúng ra phải nói là được cởi trói tạm thời) ?

    Tôi nói ngay: – Bảo là không có thay đổi hay tiến bộ hơn xưa là không đúng sự thật, nhưng cũng phải thừa nhận thế còn chậm tiêu chậm tiến lắm lắm so người ta.

    Công an phản ứng: Anh sống ở phương Tây lâu năm nên so sánh có phần khập khiễng !

    Tôi cũng phản ứng lại: Tôi biết trước các anh sẽ biện hộ thế, cho nên tôi đã quá cảnh ở Singapore và đi qua Malaysia chơi để quan sát thêm xem sao (bởi khi đi khỏi VN năm 1985, tôi có dịp may quá cảnh ở Thái Lan thấy họ vẫn còn hơn xa VN hiện nay).
    Tôi thí dụ ở Mã Lai (Malaysia) người ta xây một con đường xa lộ liên tỉnh mới, người ta đã dành chỗ ở dọc đường để sau này làm trạm dừng xe và sẽ xây dựng trạm săng, nhà ăn, hay nơi tiêu tiểu cho hành khách. Nhìn lại ở ta tuyệt không thấy có để ý đến việc này. Chính vì thế mới có nạn cơm tù; do tài xế ngưng lại tùy tiện ở các cửa hàng quen, để chủ quán cho đàn em lùa hành khách vào thành thực khách bất đắc gì và từ đó làm giá trên trời dưới đất bắt nạt hành khách. Có nơi không cơm tù thì xe khách đậu bừa ở lề đường và cho hành khách tất tả chạy xuống bên đường tha hồ xả rác và đi tiểu thoải mái vô tội vạ.
    Quốc lộ 4 nối thành Hồ xuống đồng bằng miền Tây, ban đầu làm mới hoàn toàn thật đẹp đẽ. Ít lâu lại cơi thêm mỗi bên khoảng 20 cm. Tôi hỏi thăm mới rõ là lúc đầu không có kinh phí nên làm tạm như rứa ! Tôi phê bình, nếu thiếu kinh phí thì ta cứ mở to theo chiều rộng còn chiều dài rút ngắn lại; sau này có kinh phí ta làm nối tiếp theo. Chứ có cách làm ăn chi lạ rứa, vừa xấu về thẩm mỹ lại không đảm bảo chất lượng (dùng từ ngữ CS) lại thêm ngăn đường cản trở lưu thông. Thí dụ đợt một làm từ thành Hồ tới Mỹ Tho; đợt 2 từ đó đến Cần Thơ; đợt 3 tiếp theo tới Sóc Trằng rồi Bặc Liêu, Cà Mau; đợt 4 tới Long Xuyên; đợt 5 tới Rạch Giá.

    Công an im lặng lấy mắt ngó nhau. Được thể tôi lại kể tội thêm như sau:

    - Bên Hòa Lan nhé, người ta tính cấm xe khách ngoài thành phố Amsterdam đậu trong khu trung tâm thành phố A’dam. Khách phải đậu ở các bãi rộng ở ngoài rìa thành Adam ,sau đó dùng phương tiện công cộng đi vào khu trung tâm (downtown) để chặn bớt nạn kẹt xe và thiếu chỗ đậu xe trầm trọng.
    Dân buôn bán khu downtown phản đối ầm ĩ, bởi sẽ làm ăn ế ẩm, bởi khách không thể mua sắm nhiều thứ được và từ đó khu downtown sẽ trở thành tử địa, hệ quả thành phố giảm sút budget do thất thu tiền thuế … Thế là trưng cầu dân ý (referendum) và chính tôi một cư dân thành Am cũng say NO với giải pháp của chính phủ địa phương.
    Quan chức địa phương tuy thua nhưng tìm cách khác. Đó là gia tăng tiền đậu xe khu downtown, để du khách hay người đi mua sắm không la cà lâu trong quán hàng. Phải chơi gấp hay lo mua bán nhanh để còn rút dù và dĩ nhiên dành chỗ đậu xe trống cho người khác nữa chứ. Đúng là nhất cử tam tứ tiện.

    Tôi còn bồi thêm:
    - Thành Am đông xe đạp nhất thế giới và hàng năm số người đi xe đạp bị tai nạn khá nhiều, đa phần do trời tối mau và lâu về mùa đông, tài xe xe nhìn nhập nhoạng nên đâm vào người đi xe đạp là chuyện phải xảy tới. Chính quyền buộc người đi xe đạp phải gắn các miếng phản quang vào bánh xe. Nhưng lệnh không được cư dân chấp hành nghiêm chỉnh, bởi lý do gắn thế bị mất cắp dài dài.
    Chính quyền không chịu thua, bèn bắt các nhà sản xuất vỏ xe phải làm vòng phản quang ngay nơi vìền bánh xe. Dĩ nhiên sẽ tăng tiền bán vỏ xe và qua đó người tiêu dùng phải chịu, nhưng biện pháp an toàn nói trên được thi hành thật chu đáo.

    Trong khi ở mới đây khi thấy ùn tắc giao thông ỏ thành Hồ là do lượng xe gắn máy hai bánh quá nhiều. Ta lại biết rằng gần như 100% người xử dụng xe gắn máy hai bánh là sai luật (không đội mũ bảo hiểm; không bằng lái; đèn đóm không đúng qui định …) Ta bèn bắt phạt giam xe. Rất tiếc không chuẩn bị trước nơi giam xe, cho nên cứ vất xe phạm luật ở ngoài trời nắng mưa. Chủ nhân xe sốt ruột đành nhờ môi giới lấy xe ra, hệ quả là có hiện tượng CÒ XE !

    Nói thật ở ta cái gì cũng rất bất cập nên xảy ra dịch vụ trung gian gọi là CÒ, như cò thuốc tây, có vé số, cò vé xem hát, cò vé xe đò xe lửa máy bay ….

    Cả đám công an ngồi im thin thít, bởi đó đúng là HIỆN THỰC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

    • Lại Mạnh Cường says:

      Xin kể thêm chi tiết về vụ phạt xe gắn máy hai bánh ở thành Hồ vào năm 2003. Tôi còn bắn thêm một phát đạn đại bác sau cùng:
      - Lẽ ra phải thấy NHÀ GIỘT TỪ NÓC ! Cho nhập lậu thật nhiều xe gắn máy hai bánh vô tội vạ, cho đến khi xảy ra sự cố lại đè đầu thằng dân mà phạt. Đúng là cung cách làm ăn kiểu MẤT BÒ MỚI LO RÀO CHUỒNG.
      Cũng như đã phạt phải tính chuyện sẽ phải sửa soạn chỗ giam xe, chứ ai lại vựt bậy vứt bạ xe người ta ở ngoài nắng gió như thế. Ba bẩy hai mươi mốt ngày xe chỉ còn là đồ phế thải.
      Nói cho rõ ở ta quen thói VỪA HỌC VỪA LÀM từ thời Kháng chiến chống Tây chống Mỹ, cho nên khó mà tíên bộ bằng người ta lắm. Mình tiến lên một thì người ta tíên ba bốn năm.

      Cả đám công an ba tên sĩ quan ngồi nhấp nhổm trên ghế như gái ngồi phải cọc, bèn giả lả mời tôi uống nước hút thuốc lá có cán.
      Tôi cười ruồi và thầm nghĩ, khoảng hai ba chục năm trước chỉ một thằng công an khu vực nó bắt ne bắt nét mình là thằng tù cải tạo mới chân ướt chân ráo ra khỏi trải cải tạo về nhà. Mình trịnh trọng mời nó vào nhà và nó ngồi kiểu nước lụt trên ghế hay rút cả hai chân lên cái ghế salon da ở phòng khách nhà mình. Mình bèn cung kính mời nó dùng trà và hút thuốc lá đầu lọc Inter 555 (mua lẻ ở ngoài đường; 10 đồng ba điếu). Giờ ba thằng sĩ quan công an tíêp mình, mời mình trả và thuốc lá đầu lọc ba con năm (555).
      Đúng là cuộc đời dâu biển, biến đổi khôn lường. Nhưng chả biết bao giờ bọn CS đổ :-( !

  5. Lại Mạnh Cường says:

    Thưa tác giả và qúi đồng hương,

    Theo tôi nghĩ, Người Buôn Gió có nhận định sai không ít thì nhiều ở hai câu truyện đầu, nhưng có lý khá nhiều ở truyện thứ ba.

    Luật đúng lại cần người thi hành đúng. Ở ta đa phần là người thi hành luật sai trái hơn là người làm luật. Bằng chứng trong bài viết của Người Buôn Gió thì hai trường hợp đầu theo tôi người thi hành luật sai, chứ không thấy tác giả vạch ra được điểm nào sai của luật (người làm luật).

    Riêng chuyện tịch thu xe người say rượu là chuyện đáng bàn, đúng như Người Buôn Gió lý giải.

    Lại Mạnh Cường

    TB:
    Kinh nghiệm riêng của tôi bị phạt vài lần do phạm lỗi giao thông tại Hòa Lan (chẳng hạn đậu xe ở nơi dành cho người tàn tật ở một bãi biển vắng người; vượt quá tốc độ).
    Bị phạt rất nặng đôi phen, nên tôi thường gửi thư phản đối kêu ca viện đủ lý lẽ. Có lần được thông cảm tha tội, có lần vẫn bị nguyên si tiền phạt.
    Có điều cách thi hành khác ở ta. Đó là giấy phạt được thông báo gắn trên xe là giấy tạm; chừng vài tuần hay cả tháng sau nhận được giấy phạt chính thức. Không nộp phạt đúng kỳ hẹn là tiền phạt tăng vọt gấy hai, và cứ thế mà nhân lên, đến sốt cả ruột !
    Đển một ngày đẹp trời nào đó có người đến tận nhà gõ cửa sai áp mình. Cũng có khi tình cờ bị kiểm tra ngoài đường xem xe cộ và có trốn thuế trốn phạt chăng ? Trường hợp này nếu không nộp tại chỗ sẽ bị sai áp xe liền tại chỗ chẳng hạn thế.
    Ở VN lắm kẻ không tôn trọng luật phát cho nên phải áp dụng biện pháp giữa giấy tờ xe và bắt nộp phạt mới trả lại giấy tờ là chuyện đương nhiên.
    Cũng cần nói thêm là nhân bản ở chổ cho phép người bị phạt được viết thư kiếu nại hay phản đối. Dĩ nhiên trong giấy phạt ghi rất rõ mọi chi tiết, từ lỗi giao thông cho đến cách thức khiếu nại …

  6. Lại Mạnh Cường says:

    Theo tôi nghĩ, Người Buôn Gió có nhận định sai không ít thì nhiều ở hai câu truyện đầu, nhưng có lý.

    Luật đúng lại cần người thi hành đúng. Ở ta đa phần là người thi hành luật sai trái hơn là người làm luật. Bằng chứng trong bài viết của Người Buôn Gió là người thi hành luật sai, chứ không thấy tác giả vạch ra được điểm nào sai của luật cả.

    Riêng chuyện tịch thu xe người say rượu là chuyện đáng bàn, đúng như Người Buôn Gió lý giải.

    Lại Mạnh Cường

    TB:
    Kinh nghiệm riêng của tôi bị phạt vài lần do phạm lỗi giao thông (đậu xe ở nơi dành cho người tàn tật ở một bãi biển vắng người).
    Bị phạt rất nặng, tôi có lần gửi thư phản đối kêu ca viện đủ lý lẽ; có lần được thông cảm tha tội, có lần vẫn bị nguyên xi tiền phạt.
    Có điều cách thi hành khác ở ta. Đó là giấy phạt được thông báo gắn trên xe là giấy tạm; chừng vài tuần hay cả tháng sau nhận được giấy phạt chính thức. Không nộp phạt đúng kỳ hẹn là tiền phạt tăng vọt gấy hai, và cứ thế mà nhân lên, đến sốt cả ruột !
    Đển một ngày đẹp trời nào đó có người đến tận nhà gõ cửa sai áp mình. Cũng có khi tình cờ bị kiểm tra ngoài đường xem xe cộ và có trốn thuế trốn phạt chăng ? Trường hợp này nếu không nộp tại chỗ sẽ bị sai áp xe liền tại chỗ chẳng hạn thế.
    Ở VN lắm kẻ không tôn trọng luật phát cho nên phải áp dụng biện pháp giữa giấy tờ xe và bắt nộp phạt mới trả lại giấy tờ là chuyện đương nhiên.

  7. Người Buôn Muối says:

    Bài viết của Người Buôn Gió thật hay và thâm thúy.
    Đúng là dân đã từng trải với đòn phép của Cộng sản.

Leave a Reply to Minh Đức