WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nghịch lý của cải cách bầu cử ở Hoa Kỳ

George Friedman

Geopolitical Weekly
10/3/2015

Lê Minh Nguyên dịch

image1

Hiện nay chúng ta đang ở trong giai đoạn đầu của cuộc tranh cử tổng thống Hoa Kỳ. Một khối tiền khổng lồ đang được vận động gây quỹ, các kế hoạch đang được thiết lập, việc nghiên cứu đối lập đang được tiến hành và scandal đáng kể đầu tiên đã nổ ra với sự khám phá ra rằng Hillary Clinton đã sử dụng một trương mục email riêng tư cho các công việc của chính quyền. Phía trước mặt chúng ta là một chuỗi dài những cuộc tranh cử sơ bộ (primary – ngày bầu cử do mỗi tiểu bang quyết định riêng biệt nhau, để chọn ứng cử viên đại diện đảng ra tranh trong cuộc bầu cử toàn quốc), sau đó là bầu cử toàn quốc (general election – ngày Thứ Ba đầu tiên của tháng Mười Một) cho cuộc đấu nhau giữa các đảng, và có lẽ sau đó là tranh cãi về một số khía cạnh của kết quả bầu cử. Tại Hoa Kỳ, tiến trình bầu cử tổng thống mất khoảng hai năm, đặc biệt là khi tổng thống sắp mãn nhiệm không ra tái tranh cử.

Tiến trình bầu cử này quan trọng đối với thế giới vì hai lý do. Đầu tiên, siêu cuờng duy nhất của thế giới này càng ngày càng chỉ biết có mình (self-absorbed), và tổng thống đương nhiệm – đã bị suy yếu bởi đảng đối lập kiểm soát cả hai viện của Quốc hội – ngày càng bị giới hạn trong những gì mà ông có thể làm. Trong một vài phạm vi nào đó thì điều này đáng lấy làm lo ngại, vì tất cả các cuộc bầu cử tổng thống đều ẩn tàng viễn cảnh của ngày tàn (apocalypse) theo sau nếu đối phương thắng cử. Trong mùa bầu cử ở Mỹ, thế giới nghe phát chán sự phỉ báng và hạ bệ lẫn nhau mà nó có thể gây ra sự lo sợ, vì được phát ra từ một quốc gia sản xuất gần 1/4 sản luợng thế giới mỗi năm, và ngự trị các đại dương của thế giới. Nếu nuớc Honduras có cung cách này, thế giới sẽ không quan tâm. Nhưng khi Hoa Kỳ làm như vậy, diễn đàn công luận có thể làm cho người khác nghĩ rằng Hoa Kỳ đang ở trên bờ vực của sự sụp đổ, và ý nghĩ này có tiềm năng biến thành ít nhiều một số các hành động trên trường quốc tế.

Kiềm Chế Bớt Những Nhiệt Tình Chính Trị

Hoa Kỳ coi mình là một thành phố trên đỉnh đồi, một guơng mẫu cho thế giới. Nhưng đi kèm với bất kỳ một cảm giác cứu rỗi (redemptive sensibility) nào thì luôn có một điều ngược lại: ngày tàn. Ứng cử viên kia phản bội lại ước mơ Hoa Kỳ (promise of America), và do đó phá hủy nó. Những thông điệp cực đoan vì thế đã bị cột chặc (hardwired) vào trong viễn kiến để xây dựng nền cộng hòa.

Những nhà lập quốc hiểu rõ đặc tính thiếu ôn hoà cố hữu (inherent immoderation) của chính trị và tìm cách giải quyết các vấn nạn này bằng cách hạn chế bớt dân chủ (trực tiếp), và nhấn mạnh lên dân chủ đại diện (representative democracy). Nguời Mỹ chọn các đại diện của mình thông qua các thủ tục phức tạp khác nhau. Họ không bầu trực tiếp tổng thống, mà là các thành viên của cử tri đoàn (the Electoral College).

Có vẽ nó như là một định chế cổ lỗ sĩ, nhưng cử tri đoàn vẫn tiêu biểu cho nỗi sợ hãi của những nhà lập quốc về nhiệt tình của quần chúng – áp dụng cho cả hai nhóm nguời, nhóm của những nguời quá sức nhiệt tình, và nhóm của những nguời quá sức thờ ơ. Những nhà lập quốc cũng không tin vào nhà nuớc, mặc dù hoàn toàn hiểu được sự cần thiết của nó. Họ có hai viễn kiến (visions): các đại biểu làm ra luật pháp, và các đại biểu không coi chính trị là một nghề nuôi thân. Bởi vì tái đắc cử không phải là mục tiêu chính của họ, cho nên họ không bị áp lực của dân chủ, nhờ đó họ dùng sự khôn ngoan của mình để làm ra luật.

Những nhà lập quốc thấy rằng xã hội dân sự – cơ sở kinh doanh, nông trại, nhà thờ và các tổ chức tư nhân khác – tối quan trọng hơn là nhà nước, và họ thấy rằng nhiệt tình chính trị quá độ là điều không tốt. Thứ nhất, nó làm mất sự theo đuổi một cuộc sống riêng tư mà họ vô cùng trọng vọng, và nó có khuynh hướng làm cho đời sống chính trị quan trọng hơn mức độ bình thường lẽ ra nên có. Thứ hai, họ sợ rằng những người đàn ông bình thường (phụ nữ còn bị đứng ngoài) có thể được bầu làm đại biểu ở các cấp khác nhau. Các nhà lập quốc thiết lập các tiêu chuẩn về tài sản để đảm bảo độ trong sáng (hoặc họ nghĩ thế) ở các nguời đại biểu và ít nữa cũng hạn chế bớt mức độ quan tâm chính trị của họ. Họ quy định tuổi tác để đảm bảo mức độ trưởng thành. Họ cố gắng định hình nền dân chủ đại diện với các tiêu chuẩn mà họ cho là hết sức quan trọng – song hành với những giá trị tiêu biểu cho giai cấp xã hội của chính họ, nơi mà sự theo đuổi cuộc sống riêng tư là chính yếu và việc công là một bổn phận phiền hà.

Điều này không phải là những nhà lập quốc xem chính quyền không quan trọng; mà là ngược lại, nó là trung tâm điểm của sự văn minh. Mối quan tâm của họ là sự nhiệt tình quá độ của cử tri, vì vậy họ đã tạo ra mô hình cộng hòa của chính quyền đại diện, bởi họ lo sợ những nhiệt tình của quần chúng. Họ cũng lo ngại các chính đảng và các phe phái, cũng như những xúc động được bộc phát ra.

Đảng Phái Và Những Ông Chủ Của Đảng (Party Bosses)

Dĩ nhiên chính những nhà lập quốc đã tạo ra các đảng chính trị ngay sau khi đất nước được thành lập. Các đòi hỏi về tài sản bị tan biến khá nhanh chóng, ý tưởng về các viện lập pháp tiểu bang bầu ra các thượng nghị sĩ bị hủy bỏ, cùng lúc những nhiệt tình ý thức hệ và sự yêu thích scandal lại nổi lên.

Các đảng chính trị được tổ chức ở những tiểu bang, cũng như ở các quận hạt và thành phố bên trong mỗi tiểu bang. Các đảng này xuất hiện với hai vai trò. Thứ nhất là để đào tạo và cung cấp cho quần chúng những nhà lãnh đạo tiềm năng khi bầu cử ở tất cả các cấp. Thứ hai là để phục vụ như là một nhịp cầu trung gian giữa dân chúng – với nhiều tầng lớp, từ người giàu cho tới người nghèo – và nhà nước. Các bộ máy chính trị chính yếu của đất nước này có vai trò vừa nuôi duỡng (feeder) hệ thống cộng hòa vừa kiểm soát chính quyền (ombudsmen) để bảo vệ công dân.

Những ông chủ của đảng không viễn kiến về sự cứu rỗi hay ngày tận thế. Họ là những người mà những nhà lập quốc không muốn: tức các chính trị gia chuyên nghiệp, họ không nhất thiết phải chính mình ra nắm chính quyền nhưng giám sát việc lựa chọn những người ra nắm quyền. Vì những nguời nắm quyền mắc nợ những ông chủ đảng, cho nên các ông chủ đảng quyết định về luật pháp. Và các ông chủ quyền lực nhất sẽ chiếm chổ trong những phòng đầy khói thuốc để chọn các tổng thống.

Dĩ nhiên, đây là hệ thống tạo ra tham nhũng, và nó vi phạm viễn kiến của những nhà lập quốc, nhưng nó cũng phần nào đáp ứng được cái viễn kiến này. Quyền lực của các ông chủ đảng nằm trong việc xây dựng các liên minh qua đó mà họ phục vụ. Ở các thành phố công nghiệp lớn, nơi mà những người nhập cư đến làm việc ở các nhà máy, thì có nghĩa là tìm được những công việc cho cư dân, cung cấp được các dịch vụ cần thiết, duy trì được các trường học và những thứ khác. Họ không làm điều này bởi vì họ có tinh thần phục vụ quần chúng, nhưng vì họ muốn giữ quyền lực. Ngay cả khi các công ty tiêu lòn đưa tiền lại cho các ông chủ đảng để xây trường, hay anh rể của ông chủ đảng sở hữu một công ty xây cầu đường, thì các trường học được cất và những con đường được xây. Các bộ máy chính trị này cũng rất thực ở ngay cả trong những khu vực nông thôn.

Cứ mỗi bốn năm, các ông chủ đảng này tập họp lại tại đại hội đảng với mục đích lựa chọn một ứng cử viên nào có thể giành được chiến thắng. Họ cho phép ứng cử viên có những uốn éo về ý thức hệ của ông ta (ideological foibles), miễn là họ giữ lại được khả năng chỉ định các sếp bưu điện, các thẩm phán và chọn ai để ký các hợp đồng liên bang trong khu vực của họ. Hệ thống này tham nhũng, nhưng nó đã tạo ra các nhà lãnh đạo như Abraham Lincoln, Theodore Roosevelt, Woodrow Wilson, Franklin Roosevelt, Harry Truman và Dwight Eisenhower, cũng như một số người khác ít lừng danh hơn.

Hệ Thống Ông Chủ Chính Trị Bị Gãy Đổ

Bắt đầu từ năm 1972, sau tổng thống Richard Nixon, Hoa Kỳ từ bỏ hệ thống các ông chủ chính trị. Điều này đạt được bằng cách mở rộng mạnh mẽ các cuộc bầu cử sơ bộ ở tất cả các cấp. Thay vì các ông chủ chọn các ứng cử viên và kiểm soát họ (họp caucus), các cuộc bầu cử dân chủ trực tiếp được sử dụng để lựa chọn ứng cử viên. Kể từ khi các ông chủ không còn lựa chọn ứng cử viên, các ứng cử viên chịu ơn các cử tri thay vì các ông chủ. Mỗi năm bầu cử, các cử tri lựa chọn các ứng cử viên và sau đó chọn những nguời nắm quyền. Theo thời gian, sức mạnh của bộ máy chính trị bị đổ vỡ và thay thế bằng một loạt các cuộc bầu cử. Những nhà lập quốc không muốn có mức độ dân chủ này, nhưng họ cũng không hề minh thị muốn có các ông chủ chính trị.

Sự thay đổi này có hai hệ quả không ngờ trước được. Thứ nhất là tầm quan trọng của đồng tiền trong tiến trình chính trị được tăng vọt lên cao. Trong hệ thống cũ, ứng cử viên phải thuyết phục các ông chủ chính trị để họ hỗ trợ. Điều này mất thời gian và công sức và đòi hỏi ứng cử viên đưa ra những lời hứa sẽ thực hiện, nhưng nó không đòi hỏi một lượng tiền lớn. Trong hệ thống bầu cử sơ bộ, riêng rẽ với bầu cử toàn quốc, các cuộc bầu cử sơ bộ diễn ra hầu như ở tất cả các tiểu bang. Các ứng cử viên phải xây dựng các bộ máy của họ ở mỗi tiểu bang và vận động trực tiếp đến cử tri. Điều này có nghĩa là chi tiêu rất lớn để xây dựng bộ máy và mua quảng cáo ở mỗi tiểu bang.

Khi tham nhũng của những ông chủ chính trị đã được kiềm chế, nhưng tầm quan trọng của đồng tiền lại tăng vọt lên, thì các loại hình tham nhũng – luôn là nét đặc trưng trong hệ thống chính trị – cũng thay đổi hình dạng. Tham nhũng chuyển từ đặc quyền đặc lợi cho các ông chủ qua hết lòng o bế những người gây quỹ, nên tham nhũng vẫn còn sờ ra đó. Những nguời muốn cải cách cố gắng hạn chế số tiền có thể được đóng góp, nhưng họ đã bỏ qua hai sự kiện. Đầu tiên, hệ thống sơ bộ để chọn ứng cử viên tổng thống, nói một cách đơn giản là tốn kém đáng sợ, bởi vì để chuyển tải được các thông điệp tới dân chúng trong 50 tiểu bang, nó tốn một gia tài khổng lồ. Thứ hai, vì nó quá quan trọng, nên ý muốn ảnh hưởng lên chính quyền thì khó mà kiềm chế được. Phuơng tiện được dùng là cho tiền, và trong một số trường hợp, nó được thực hiện trong hy vọng cũng như mong muốn là được trả ơn. Những cải cách chính trị làm thay đổi hình dạng của tham nhũng, nhưng không thể loại bỏ nó.

Hậu quả không ngờ thứ hai là nó định chế hóa sự phân cực chính trị. Ông chủ của đảng có thể không phải là nguời nhiệt tình. Nhưng những người đi đến phòng phiếu trong bầu cử sơ bộ thuờng là những nguời rất nhiệt tình. Những cử tri tham gia đi bầu trong các cuộc bầu cử ở Mỹ thì luôn luôn thấp. Những nhà lập quốc chọn ngày đi bầu là ngày Thứ Ba thay vì ngày cuối tuần như ở nhiều nước khác, và đó là ngày làm việc, cũng như phải đón con ở trường, cơm chiều phải nấu và nhiều việc khác nữa. Các nhà lập quốc muốn thiết kế rằng chính trị ít quan trọng hơn so với cuộc sống riêng tư, và trong sự cạnh tranh để chiếm ngày Thứ Ba Bầu Cử này, cuộc sống riêng tư có lợi thế để thắng hơn, nhất là trong các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ (tổng thống) và các cuộc bầu cử sơ bộ.

Những người đi bầu trong các cuộc bầu cử sơ bộ thuờng có khuynh hướng là những người tin tưởng nhiệt tình. Vị trí trung tâm, nơi có khối cử tri lớn nhất trong cuộc bầu cử toàn quốc, không phải là nơi cho nguời nhiệt tình. Việc giúp con trẻ làm bài tập mang về nhà (homework) cần được ưu tiên. Nhiệt tình hiện hữu ở các phía bìa cánh (wings) của hai đảng (như cực hữu Tea Party trong Cộng Hoà, hay cực tả Occupy Wall Street của Dân Chủ). Điều này có nghĩa là trong bầu cử sơ bộ, chỉ có hai loại ứng cử viên có thể thắng mà thôi. Một loại là nguời có nguồn tài trợ cực kỳ dồi dào – và nhiệt tình của các cánh làm cho việc gây quỹ của họ lại càng quan trọng hơn. Loại thứ hai là nguời có cam kết ý thức hệ. Những người gây quỹ nhiều tiền nhất là những người làm việc với những cử tri nhiệt tình nhất, và cuộc đấu là liệu những nguời của phía trung tâm có thể xoay ra được tiền. Thông thường, câu trả lời là không. Kết quả là phía bìa cánh, mặc dù thuờng là thiểu số trong đảng, lại thường xuyên chọn được các ứng cử viên của họ trong cuộc bầu cử sơ bộ và những ứng cử viên này gặp khó khăn để có thể chiến thắng trong cuộc bầu cử toàn quốc. Trong quan điểm của họ (phía bìa cánh), chiến thắng chẳng có ý nghĩa gì cả nếu phải từ bỏ những nguyên tắc (mà họ chủ trương).

Tất cả những điều này đều được áp dụng như nhau cho các cuộc bầu cử vào Hạ viện và Thượng viện. Có nguời nói rằng hợp tác luỡng đảng chưa bao giờ tốt như bây giờ. Tôi không biết nếu đó là sự thật, nhưng có một điều chắc chắn là các hình phạt dành cho sự hợp tác với đảng đối lập, hoặc di chuyển về phía trung tâm, là cực kỳ cao. Những người duy nhất có thể làm được điều này (hợp tác hay trung dung) là những ứng cử viên có thể huy động được thật nhiều tiền để vận động lôi kéo được khối cử tri trung tâm đi bầu (trong kỳ bầu cử sơ bộ). Và đó là điều rất khó. Kết quả là, tất cả mọi ứng cử viên phải tranh cử trên một lập truờng cực đoan khi tranh ở sơ bộ và di chuyển về phía ôn hoà (trung tâm) trong cuộc bầu cử toàn quốc. Các cuộc cải cách đã định chế hoá sự đạo đức giả và làm cho nhóm nằm bìa trong mỗi đảng một sức mạnh quá lớn hơn mà nó thực sự có, mặc dù cải cách này đã thành công trong việc phá vỡ các ông chủ đảng.

Kể từ năm 1972, Hoa Kỳ đã bầu ra các tổng thống như Ronald Reagan, hai ông Bush, Bill Clinton và Barack Obama. Tôi nhuờng lại cho đọc giả thẩm định xem cải cách này nó như thế nào khi so sánh với cách mà những ông chủ đảng chọn ra các nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, tôi cho rằng hệ thống thanh tra của đảng (the ombudsman system) đã bị phá vỡ. Các ông chủ đảng, bởi vì họ tham nhũng, nên họ có thể cung cấp một giao diện giữa cử tri và các chủ lao động (những người muốn có hợp đồng), giữa cử tri và chính quyền. Tôi nghi ngờ rằng sự sụp đổ của hệ thống các ông chủ đảng đã làm dễ dàng hơn cho sự hội nhập của những người Ý, nguời Ái Nhĩ Lan, nguời Do Thái vào xã hội, và làm khó khăn hơn cho người da đen và nguời gốc Tây Ban Nha. Hiện vẫn còn những vùng nhỏ (pockets) của các ông chủ đảng, nhưng nó không phải là chuẩn mực, và họ không thể cung cấp nhiều lợi lộc mà không bị vào tù.

Điều này không có nghĩa là để ngợi ca (romanticize) các ông chủ đảng. Chúng ta, trên tổng thể, thì tốt hơn vì không có họ, và chúng ta không nên làm cho họ hồi sinh. Tôi chỉ là đang cố gắng để giải thích lý do tại sao các cuộc bầu cử của chúng ta đã trở nên quá dài, tại sao tốn quá nhiều tiền, và lý do tại sao nhóm bìa cánh của các đảng lại quyết định được chương trình nghị sự cũng như các ứng xử của lập pháp và hành pháp.

Địa Chính Trị Của Các Cuộc Bầu Cử Ở Hoa Kỳ

Nó cũng có khía cạnh địa chính trị trong vấn đề này. Tiến trình chính trị nội bộ của quyền lực hàng đầu thế giới thì luôn luôn là một vấn đề địa chính trị. Cấu trúc (structure) và phương pháp (method) để các nhà lãnh đạo được lựa chọn ra sẽ định hình các loại nhà lãnh đạo nào lên cầm quyền và đặc định, ở một số các mức độ nào đó, những hạn chế (constraints) đặt lên cho các chính quyền. Địa chính trị, như Stratfor sử dụng ý niệm này, cho rằng những uớc muốn và cá tính (idiosyncrasies) của các nhà lãnh đạo không làm ra sự khác biệt nhiều trong đường dài. Lý do của điều này là vì các nhà lãnh đạo thường bị hạn chế bởi các thực tế toàn cầu. Nó cũng do bởi các tiến trình chính trị nội bộ đặc định (define) ra rằng những gì cần phải được thực hiện để có và giữ quyền lực. Những tiến trình chính trị nội bộ này có các nguồn gốc riêng của nó trong những thế lực phi cá nhân.

Hiện đang có một cuộc giằng co (struggle) dai dẳng giữa viễn kiến của các nhà lập quốc về chính trị nên được thể hiện như thế nào và thực tế của tiến trình chính trị. Các ông chủ đảng, trong một cách kỳ cục, lại thực hiện được nguyên tắc của chính quyền đại diện. Ông ta cũng là biểu tượng của tham nhũng và của hành xử phản-dân chủ. Cái chết của ông đã tạo ra hệ thống bầu cử sơ bộ, đi cùng với hệ thống này là tham nhũng với đặc tính riêng của nó. Hơn nữa, bằng một cách có hệ thống, nó đã hạn chế quyền lực của vị thế trung tâm và tăng cường sức mạnh cho ý thức hệ cực đoan. Các cuộc bầu cử này ở Hoa Kỳ cũng làm cho nguời ta cảm thấy dễ chịu hơn với bịnh tình thế giới, bởi vì những gì mà thế giới nghe được trong các cuộc bầu cử sơ bộ ở Georgia, Vermont hay Texas thì đáng lo ngại. Nền Cộng Hòa Mỹ đã được sáng tạo ra và nó liên tục được tái sáng tạo (reinvented) trên một chủ đề (theme) giống nhau. Mỗi cuộc cải cách tạo ra một hình thức mới của tham nhũng và một thách thức mới cho việc trị vì. Cuối cùng thì tất cả mọi người đều bị mắc kẹt vào cái bẫy của thực tế, nhưng nó đang càng ngày càng lâu hơn để đi vào cái bẫy đó.

Tình trạng này không chỉ đặc thù cho Hoa Kỳ, nó có ở những nơi khác nhưng với huê dạng (pattern) khác hơn. Qua nhiều thế kỷ, dân chúng Mỹ được định hình bởi những người nhập cư, và chính quyền Mỹ chủ ý được xây dựng trên những cấu trúc lý thuyết của những nhà lập quốc. Nó giống như, đất nước này là một liên danh chính trị còn để trống (blank slate). Trong ý nghĩa đó, những làn sóng cải cách diễn ra, tất cả làm thay đổi nền cộng hòa, và tất cả cho ra những hậu quả ngoài ý muốn.

Tôi cố gắng để trình bày ở đây rằng những hậu quả bất ngờ của các cải cách chính trị sau biến cố Watergate, để cho thấy lý do tại sao hệ thống chính trị của Mỹ nó hoạt động như vậy. Nhưng có lẽ cái điểm quan trọng hơn hết nằm ở chổ, vẽ lại chính quyền là tính đặc tính cố hữu (endemic) của thể loại (kind) chính quyền Hoa Kỳ có được, và rằng Hoa Kỳ vừa hấp thụ tốt sự thay đổi, vừa thường xuyên bị ngạc nhiên bởi những gì thay đổi mang đến. Ở những nước khác, không có nhiều khoảng trống để quyền biến, và có lẽ có ít những sự ngạc nhiên và những tiêu chuẩn của thành công hơn. Những đảng chính trị sinh ra đã vận hành ngược lại các ý muốn của những nhà lập quốc, bởi vì tổ chức chính trị thì rộng ra ngoài quần chúng, vượt xa khỏi khối nguời ưu tú (elite), thì đi theo thực tế của logic chính quyền. Sự nổi lên của những ông chủ chính trị đi theo hệ thống này, và cùng lúc các ông chủ này vừa ổn định vừa làm hư nó. Những cải cách hậu Watergate thay đổi đặc tính (nature) của tham nhũng nhưng cũng thay đổi bản chất (texture) của đời sống chính trị. Cái vấn đề sau (thay đổi bản chất) là cái mà Hoa Kỳ hiện đang giằng co.

Trung Quốc, Nga và châu Âu, tất cả đều đang giằng co, nhưng theo những cách khác nhau và hướng về những mục đích khác nhau, thường là do những vấn đề đặc hữu trong các nền văn hóa của họ. Vấn đề đặc hữu trong văn hóa Mỹ là ý chí muốn cải cách. Nó vừa là phẩm cách (virtue) vừa là thói xấu (vice) của chính quyền Hoa Kỳ. Nó có những hậu quả địa chính trị. Đây là một khía cạnh khác của địa chính trị, sẽ được trình bày trong những ngày tháng tới.

© Đàn Chim Việt

6 Phản hồi cho “Nghịch lý của cải cách bầu cử ở Hoa Kỳ”

  1. Doanthytrang says:

    Như HN Comment , Có lẻ do dịch thuật cố gắng để dịch một bài chính trị hay xã hội nó đều khô khan cho người đoc , tùy ý thich và trình độ của mổi người để nhận thức.
    Vì từ ngoại ngữ được dịch sang Việt ngữ thật là trớ trêu không thể nào dịch thẳng ra từ chữ đuơc.
    Thí dụ : Boss – ở đây không phải là ông chủ nó ( Boss ) chỉ dùng trong công ty hay một cong sở nào đó với công nhân dưới quyên hương dẫn ( Leader ).
    Boss ở đâ ý tác giả muốn nói là một người đứng đâu trong một nhóm hay một hội đoàn đã được nhóm đó chỉ định trong mùa bầu cử mà thôi.

  2. Nói Toẹt Móng Heo says:

    Có đúng là Nghịch lý của cải cách bầu cử ở Hoa Kỳ hay không thì chưa biết. Nhưng nhìn theo quan điểm CHXHCNVN thì bài viết này cực kỳ phản động được giật dây, xúi dục hoặc được trả tiền của các thế lực nước ngoài để nói xấu chính phủ rằng;

    Tiến trình bầu cử này quan trọng đối với thế giới vì hai lý do. Đầu tiên, siêu cuờng duy nhất của thế giới này càng ngày càng chỉ biết có mình (self-absorbed)“.

    Nước Mỹ đảng xả mình vì hoà bình thế giới và bảo đảm an ninh cho con dân nước mình, vậy mà George Friedman dám “nói xấu chính phủ bôi nhọ tổ quốc”, đúng là tên đại phản động?

  3. Xuântócđỏ says:

    Vì chọn UCV theo cữ tri đoàn nên các ucv của đãng phái khác không hội đũ tiêu chuẩn nên không tham gia trong việc chạy đua vào TBO. Hai đãng dân chũ và công hòa là 2 đãng lớn ,chiếm số đãng viên lớn nhất nên là 2 chính đãng tranh nhau chiếc ghế QH và cao nhất là TT. Và Mỹ có 2 đãng và chĩ cần 2 đãng là đũ kiễm soát nhau ,đối lập nhau đẻ làm thăng bằng quyền lực đưa tới QG dân chũ ,tự do nhất thế giới (Một đãng thì đưa tới đọc tài ,đãng phiệt nhu VNCS Nhiều đãng quá thì gây rối loạn,bất ổn cho QG như VNCH trước đây).
    2 Đãng đều có ngân sách riêng yễm trợ cho ucv của đãng mình + tfi sản riêng của ucv+ tiền gây quĩ do UCV thâu được . Tiền chính phủ bỏ ra cho 2 ucv đồng đều,và bắt buộc vì đây là ,coi như là, một diễn biến (event) của cả nước.Vậy không thể nói đãng lấy tiền thuế của dân đẻ cho 2 UCV của 2 đãng ,vì đồng tiền thuế điều hành QG và đây cũng là ĐH QG vậy.
    Còn dân có thể ghi dân chủ nhưng bầu cho CH không ai bắt bỏ tù . Không ghi đãng phái cũng được bầu nếu hộ đũ tiêu chuản là CD Mỹ.
    Năm bầu cử qua người ta than phiền 2 UCV bỏ tiền ra tranh cữ qua nhiều và muốn hạn chế lại số tiền dùng đẻ tranh của đẻ có công bằng hơn (UCV tiền nhiều hơn dẻ thắng phiếu ).
    Ngoài ra thắng CT Đ có thể sẻ thua phiếu dân bầu ,như vậy CT Đ chĩ la thăm dò ,phiếu bầu của người dân mới quan trọng. Còn dân đi bầu ít là vì đây là xứ tụ do dân chủ ,không bắt ai phải đi bầu cho ai nếu họ không thích. Mỹ không ép buộc bắt dân phải đi bầu tới 99,9 % như CSVN (BH,TC).
    Không ai tới nhà kêu đi bầu…
    (xtd)

  4. lequan says:

    Đảng dân chủ và Cộng hòa khi chon người ra ứng cử thì lại yêu cầu người dân chon lựa . Khi người dân ghi tên đi bầu thì lại buộc phải ghi tên thuộc đảng dân chủ hay công hòa dù người dân không thuộc đảng nào . Chon người ra ừng cử là chuyên riêng của đảng lại bắt dân phải chon , lại dung tiên của quốc gia do dân đóng thuề chi phí cho chuyện riêng của đảng ( chon người ứng cử)
    Khi tranh cử Tổng thong chỉ có dân chủ và cộng hòa , có them ứng cử dộc lập hay vài đảng khác nhưng ứng cử viên độc lập hay đảng khác lại không có quyền tranh luân trên đài tryền hình như ứng cử viên của dân chủ và cộng hòa ( dù đài tryền hình tư nhân )
    Tên của ứng cử viên độc lâp hay đảng khác xuất hiện trên lá phiếu thế nhưng trong quá trình tranh cử người dân thường không được biết sự có mặt của họ trong cuộc tranh cử .
    Người dân không đi bầu trực tiếp mà còn qua hình thức cử tri đoàn , số cử tri đoàn dược tính theo dân số , tiểu bang đông dân thì số cử tri đoàn sẽ nhiều hơn . Vì thế một ứng cử viên có số phiếu bầu nhiều của cử tri nhiều vẫn có thể thua ứng cử viên có số cử tri đoàn nhiều hơn ( trường hơp TT Bush cộng hòa và Gore dân chủ ) Đó là cách những thế lực trong bóng tối dung để chon lựa Tổng thong theo yêu cầu của họ .
    Bầu cử Tổng thong tại Mỹ chỉ là màn trình diễn dân chủ một cách vụng về . Đó là lý do tại sao bầu cử TT tại Mỹ có tủ lệ đi bầu thấp . Người dân chán ngán nhưng chap nhận bởi họ có đời song vật chat chap nhận được ,có cơ hội tiến thân , tự do căn bản dược tôn trọng . Thế thôi

    • Trúc Bạch says:

      Xin lỗi anh lequan, anh đang cư ngụ tại đâu ? Nếu anh ở VN thì chắc là anh không rành về sinh hoạt chính trị, đảng phái ở Mỹ, nhưng nếu anh đang sống tại Âu châu hay Bắc Mỹ thì – lại xin lỗi – chắc ành là dân nhập cư…lậu phải không ?

      (*) Tui không đọc hết bài chủ vì nó “rối rắm” quá, chỉ đọc cái còm của anh lequan nhưng cũng thấy..vãi.

  5. HN says:

    Bài viết khó hiểu nhưng chưa chắc đã cao siêu hay trúng, trật
    Rất ít độc giả thích những loại bài thế này

Leave a Reply to Doanthytrang