WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trần Diệu Chân: Cuộc cách mạng Tử Tế

nhai

Chúng ta đã được biết đến các cuộc cách mạng chấm dứt độc tài, cộng sản bằng phương thức đấu tranh Bất Bạo Động qua những tên gọi rất ôn hòa, dễ thương như cuộc Cách Mạng Cam (Orange), CM Hoa Tulip, CM Nhung (Velvet), CM Hoa Hồng (Rose), CM Bách Hương (Cedar), CM Hoa Nhài (Jasmine). Những tên gọi này thường dựa trên biểu tượng mà người dân đã dùng khi xuống đường tranh đấu.

Tại Việt Nam, đã phát xuất một số đề nghị cho tên gọi cuộc đấu tranh Dân Chủ hiện nay là cuộc Cách Mạng Hoa Sen, CM Cây Xanh (khi chế độ cộng sản ra lệnh đốn 6.700 cây xanh tại Hà Nội và đang tạo phẫn nộ trên cả nước), và cũng có thể sẽ là cuộc CM Đồng Nai (qua vụ lấp sông Đồng Nai với nhiều di hại cho đất nước). Gom chung với những quan tâm của người dân về vụ khai thác Bô Xít, khai thác rừng đầu nguồn một cách bừa bãi đưa đến hệ quả lũ lụt …, có thể Việt Nam sẽ có một cuộc Cách Mạng Môi Trường. Đó là những tên gọi dựa trên động lực bảo vệ đất nước từ những phẫn nộ tích lũy của người dân và được kích nổ bởi một quyết định sai lầm mới nhất nào đó của nhà nước cộng sản VN – như giọt nước cuối làm tràn ly nước “phẫn nộ”.

Nhưng nhìn từ khía cạnh phương thức – được thôi thúc từ một động lực rất căn bản, tôi lại có một đề nghị khác cho cuộc cách mạng của dân tộc chúng ta. Đó là cuộc cách mạng Tử Tế (the Kindness Revolution) bật ra và dựa trên lòng tử tế để kêu gọi, để tranh đấu cho những thay đổi rốt ráo nhất trên đất nước.

Ý nghĩ này đã đến với tôi khi trông thấy hình ảnh đau đớn của một em bé ngồi khóc con chó của mình đã bị làm thịt, hình ảnh đau buồn của những cây cổ thụ bị đốn chặt không thương tiếc tại Hà Nội, lòng sông Đồng Nai bị lấp phủ một cách tàn bạo … Đó mới chỉ là một số sự việc xảy ra trong vòng một tuần qua, còn biết bao nhiêu điều thương tâm xảy ra hàng ngày trên vùng đất quê hương ta hàng mấy chục năm dài. Cảnh những trẻ em nghèo phải du dây hoặc chui vào bịch ny lông để vượt sông đi học, những túp lều lụp sụp của người dân bên cạnh những căn biệt thự to kềnh, sang trọng của những kẻ mệnh danh “nô bộc của dân” … Nhiều lắm không kể xiết những đau thương và bất công mà đồng bào chúng ta đã và đang phải gánh chịu.

Việt Nam chắc chắn phải có một cuộc cách mạng để thay đổi tận gốc rễ hệ thống đang gieo rắc đau thương này. Bắt đầu từ mỗi chúng ta, hãy tâm niệm lòng tử tế qua những ứng xử hằng ngày:

  • Tử tế với nhau bằng tình nghĩa đồng bào, bằng tình thương nhân loại.
  • Tử tế với thú vật vì chúng cũng biết đau đớn và sợ hãi như chúng ta, cũng biết cảm nhận và ước mong được đối xử tử tế.
  • Hãy tử tế với môi trường vì những tác hại khôn lường khi môi trường bị tàn phá; chúng ta không muốn để lại cho con cháu mình một giải đất xấu xí, tang thương, ngập lụt và nguy hiểm.
  • Dù làm ngành nghề gì đi nữa, chúng ta nhất định giữ lòng tử tế. Dù được lệnh gì đi chăng nữa, công ai sẽ cương quyết không dùng những lời nặng nề hay thái độ thiếu tử tế đối với những người biểu tình ôn hòa vì yêu nước, những đoàn tưởng niệm các liệt sĩ anh hùng trong sự kính cẩn, trang nghiêm, và cương quyết sẽ không cướp đất của dân. Hãy đối xử với con người và thú vật, cây cối và mọi sự quanh mình như cách mình muốn được đối xử, và ai mà không yêu “sự tử tế”.

 

Hãy bắt đầu một ngày mới bằng một nụ cười nhân hậu với chính mình và mọi người, mọi vật xung quanh. Khi tâm khởi sự nóng giận, ích kỷ, hay vô cảm, hãy nhắc nhở mình ngay là “chúng ta yêu sự tử tế”. Hãy giúp cho sự tử tế được lan tỏa trong gia đình, môi trường học đường, các bệnh viện, văn phòng, sở làm việc, khu chợ … và toàn xã hội.

Sự tử tế sẽ triệt tiêu những cái ác, sẽ gieo mầm thiện và đem lại hạnh phúc cho tất cả mọi người. Và người đầu tiên cảm nhận được hạnh phúc chính là người có ý nghĩ và hành vi tử tế.

© Đàn Chim Việt

15 Phản hồi cho “Trần Diệu Chân: Cuộc cách mạng Tử Tế”

  1. Trần Diệu Chân says:

    “Cuộc Cách Mạng Tử Tế” có thực tế?

    Trần Diệu Chân

    Trước hết, xin cám ơn tất cả quý vị đã quan tâm đọc và chia sẻ một cách xây dựng về bài viết “Cuộc Cách Mạng Tử Tế” (CCMTT). Tôi xin tóm lược các ý kiến đã được nêu ra và lần lượt góp ý về những quan tâm này:

    • Ý niệm “cách mạng” và “tử tế” không thể đi đôi vì cách mạng tự nó là bạo lực, là đột biến nên không thể hợp với ý niệm tử tế và sự tiệm tiến để hoán cải xã hội hiện nay thành tử tế.
    • Chế độ cộng sản Việt Nam (CSVN) là nguyên ủy của mọi sự xấu xa, vô đạo đức, thiếu tử tế tại VN, do đó phải dẹp CSVN trước rồi mới nói đến chuyện tử tế được.
    • Muốn cải thiện xã hội thành tử tế, phải có một chương trình giáo dục đúng đắn. Đây là một nỗ lực canh tân đòi hỏi thời gian và chỉ thực hiện được sau khi chấm dứt chế độ độc tài hiện nay. CCMTT là một ý niệm lý tưởng, hay, đẹp nhưng không thực tế.

    Theo tôi nhận xét, quá khứ đã tạo cho chúng ta một số ấn tượng, quan điểm hay thành kiến như sau:
    • Với bạo lực thì phải dùng bạo lực mới chiến thắng.
    • Cách mạng là phải bạo động, phải dùng bạo lực, và phải đổ máu
    • Cộng sản không hề tử tế, rất tàn ác và không thể thay đổi.

    Lịch sử cận đại của nhân loại trong vòng ¼ thế kỷ qua đã cho chúng ta một số bài học giá trị:
    1. Bạo lực không phải là phương cách duy nhất hay hữu hiệu nhất để chiến thắng bạo lực, nhất là trong thời đại ngày hôm nay khi chúng ta có nhiều phương tiện để áp lực và tạo sự thay đổi, tháo chạy hay đầu hàng của guồng máy bạo lực. Phương thức đấu tranh Bất Bạo Động (BBĐ) – dựa trên sức mạnh của số đông (xuống đường biểu tình, đình công, bãi thị, bất tuân dân sự … để làm tê liệt hệ thống độc tài và khiến những kẻ cầm súng buông khí giới bỏ chạy, những chóp bu độc tài phải từ bỏ quyền lực độc tôn) – đã được tăng cường bằng Internet và các phương tiện truyền thông khiến mọi người dễ dàng kết hợp, vượt qua được sự sợ hãi và bưng bít thông tin để tìm đến nhau. Ngoài ra, trong thế giới liên lập ngày nay, quốc tế có thể tiếp tay giúp một dân tộc tranh đấu gia tăng áp lực thay đổi bằng những biện pháp cô lập kinh tế, phong tỏa bang giao, đặt điều kiện trên những trao đổi …

    Các nhà chính trị học đã nghiên cứu nhiều cuộc đấu tranh và kết luận là: đấu tranh BBĐ hữu hiệu hơn đấu tranh Bạo Động rất nhiều. Mới đây nhất, hai nhà chính trị học Erica Chenoweth và Maria J. Stephan đã nghiên cứu 323 cuộc đấu tranh trải dài hơn một thế kỷ, từ 1900 đến 2006, và kết luận là đấu tranh bằng vũ lực chỉ thành công 25%, trong khi đó đấu tranh BBĐ thành công tới 75%. Họ cũng kết luận là Thánh Gandhi đã đúng khi nói rằng đấu tranh BBĐ là phương thức thay đổi xã hội đưa tới một nền hòa bình ổn định lâu dài, trong khi đấu tranh vũ lực thường thất bại trong mục tiêu này.

    Đặc biệt, phương thức đấu tranh BBĐ đã được đồng bào trong nước đón nhận nồng nhiệt vì thích hợp với hoàn cảnh của đất nước và người dân cũng đã quá chán ghét chiến tranh. Phương thức này cũng đã giúp khai dụng mạnh mẽ sức bật của toàn dân. Chính CSVN ngày nay đang rất sợ phương thức đấu tranh mà chế độ nhìn đâu cũng thấy “phản động” này.
    2. Chính vì phương thức đấu tranh BBĐ thành công như vậy mà chúng ta đã có những cuộc cách mạng ôn hòa – Peaceful Revolution (điển hình là tại Đông Đức năm 1989 không tốn một viên đạn hay một giọt máu). Như vậy cách mạng không bao hàm ý nghĩa bạo động hay vũ lực. Cách mạng là một sự thay đổi rốt ráo, tận căn nguyên cỗi rễ của vấn đề, và ở đất nước chúng ta ngày hôm nay chính là cái thể chế chính trị độc tài đi đôi với nền “kinh tế thị trường dưới định hướng xã hội chủ nghĩa”, tạo ra một guồng máy Mafia Đỏ tàn hại đất nước.
    3. Thế giới đã mục kích những con người cộng sản “tỉnh ngộ” như Mikhail Gorbachev, Boris Yeltsin … Trên quê hương chúng ta đã có vô số đảng viên cộng sản thức tỉnh – bỏ đảng, thoái đảng, tham gia tranh đấu/lên tiếng chống lại thể chế hiện nay và đòi phải dân chủ hóa đất nước, trả lại quyền sống của người dân. Như vậy tiền đề mà nhiều người vẫn cho rằng “người cộng sản không thể thay đổi được” là không đúng (chỉ có chế độ cộng sản hay bất cứ một thể chế độc tài nào thì không sửa được mà phải xóa bỏ). Thực tế là những người có/còn lương tâm vẫn biết quay về với chính nghĩa dân tộc, biết nghe lẽ phải và muốn làm điều đúng, điều tốt. Chỉ có những thành phần nằm chót vót trên đỉnh cao quyền lực là mê muội vì bổng lộc và chức quyền nên khó thức tỉnh và chỉ có thể đẩy đi bằng sức ép của toàn dân.
    Với “sự tử tế” như là một “khí cụ” của phương thức đấu tranh BBĐ, chúng ta sẽ thấy được sức mạnh vô hình và vô biên của “sự tử tế”; vì sẽ giúp chúng ta:
    • Chuyển hóa được những người còn có trái tim trong guồng máy cộng sản, do bị sai khiến, mua chuộc, nhồi sọ thành mù quáng…), vô hiệu hóa sự tuyên truyền của chế độ khi giúp cho những kẻ đang bênh vực chế độ (như dư luận viên hay báo lề đảng) hoặc đang bảo vệ chế độ (như quân đội, công an) thấy được sự tử tế của những người đấu tranh. Nhiều đảng viên/cán bộ bị tuyên truyền là “phải bảo vệ đảng, nếu không sẽ bị giết hại”. Sự tử tế của chúng ta sẽ giải tỏa được sự lo sợ này, giúp họ nhìn thấy con đường đúng phải đi, tức là chúng ta đã giải giới được những tay súng/dùi cui của công an, và làm yếu đi cột trụ chống đỡ chế độ.
    • Sự tử tế làm sáng thêm chính nghĩa của dân tộc, vực lại niềm tin yêu và văn hóa tử tế đã bị chế độ CSVN làm băng hoại.
    • Giúp canh tân tư tưởng và hành xử của con người VN ngay từ bây giờ để giảm thiểu những tổn hại cho đất nước (như việc phá rừng, chặt cây, lấp sông, buôn bán trẻ em và phụ nữ, dùng chất hóa học bừa bãi khi trồng cây hay trong đồ ăn …).
    Sự tử tế giúp cho người dân, và nhất là tuổi trẻ, yên tâm khi thấy công cuộc đấu tranh ngày nay là cuộc đấu tranh xây dựng và nhân bản. Sự tử tế giúp “giải giới” những lời nói/bài viết/ứng xử hung hăng/cực đoan/thô lỗ ngay cả ở hải ngoại. Trên Internet, vì người ta có thể dấu tên che mặt, nên cuộc chiến bằng lời, bằng chữ “kém văn hóa, thiếu tử tế” đã tràn ngập và tác hại cao độ lên lòng tin yêu lẫn nhau và sự đoàn kết (đặc biệt được cộng sản khai thác triệt để). Song song với nỗ lực chấm dứt độc tài, cần phải bắt đầu thực hiện việc canh tân con người và xã hội ngay từ bây giờ để giai đoạn xây dựng lại đất nước hậu cộng sản không quá kiệt quệ, tang thương, hủy hoại và phải mất nhiều năm cũng như nhiều nỗ lực để phục hưng dân trí và đất nước. Đồng thời, chính sự canh tân con người và xã hội bây giờ cũng là một phương thức chấm dứt độc tài vì: thiện phát triển thì ác sẽ bị triệt tiêu, ánh sáng của sự thật và văn minh sẽ đẩy lùi lạc hậu và xóa bỏ vô minh.
    Bài viết này mong nói lên được sức mạnh của đấu tranh BBĐ, và sự tử tế là một trong những khí cụ vừa giải giới chế độ độc tài, vừa xây dựng con người và đất nước; do đó, bài viết cũng mong “giải mã” được những ngộ nhận như đấu tranh BBĐ hay phong trào tử tế là chủ bại, yếu, thụ động, phản chiến và hòa hợp hòa giải với chế độ CSVN.
    Trần Diệu Chân
    Nguồn tham khảo:
    1. John Dear. The facts are in: Nonviolent resistance works, Oct. 16, 2012
    http://ncronline.org/blogs/road-peace/facts-are-nonviolent-resistance-works
    2. Maria J. Stephan & Erica Chenoweth. Why Civil Resistance Works: The Strategic Logic of Nonviolent Conflict.
    http://www.mitpressjournals.org/doi/pdf/10.1162/isec.2008.33.1.7
    http://cup.columbia.edu/book/why-civil-resistance-works/9780231156820
    3. Max Fisher. Đấu tranh bất bạo động hiệu quả hơn nhiều lần so với bạo động để lật đổ các chế độ độc tài.
    https://www.danluan.org/tin-tuc/20140221/dau-tranh-bat-bao-dong-hieu-qua-hon-nhieu-lan-so-voi-bao-dong-de-lat-do-cac-che-do

  2. bloodorange says:

    CM hoa hồng ,hoa lài,hoa tulip hay CM nhung là đề cập tới một hình thức CM nhe nhàng ,ít bạo lực hay không bạo lực . Một loại chuyễn quyền từ một chế độ cs ,độc tài ,quân phiệt sang một thể chế dân chũ tự do ,dân quyền mà không đổ máu nhiều…Vì CM là thay củ đổi mới phần nhiều là phải có tranh đấu,phải dùng bạo lực (bạo lực CM ) ,phải hi sinh ,phãi tận dụng bao gian khổ chết chóc tù đày ,và phải dùng tói bạo lực dẻ gĩãiquyết ,đẻ lật đỗ một chế độ ,đẻ xóa bàn làm lại như CM Pháp ,CM Mỹ…nên không thể có cuộc CM tử tế . Nghĩa là có cuộc CM lật đỏ chế độ độc tài cs trước rồi mới có cuộc CM tủ tế (cãi tạo lại xã hội, con người.) . sau.
    Khi xã hội như xã hội bắc kộng ngày nay là xã hội phi nhan tinh ,con người hầu như mât đạo đức ,sự tử tế cũng do đó mất theo (không ai tủ tế vói ai ,từ dân tớii chinh quyền ,tòàn là vô cảm) thì lam sao có sự tử tế là cái nhân đẻ làm nên cuộc CM tử tê? Đay chẳng qua là nói cho có nói ,đưa người đọc vào mê trận ,đi từ cái sai (CM tử tê) đẻ không làm gì hết ,ngồi đó đẻ nhìn xã hội vẩn như vậy ,con người ,chinh quyền vẩn như vậy.Thật ra thì Bắc kông vẩn nói tơi nhũng y niệm về luân lý ,về con người và cả ý niệm tư tế,nhung có làm không và có làm được không?
    Cho nên CM đi đoi với bạo lực vì xưa nay có cuộc CM nào là CM tủ tế đâu ?
    Chĩ lý thuyết suông mà thôi !
    (b.o)

    • Trần Diệu Chân says:

      “Cuộc Cách Mạng Tử Tế” có thực tế?

      Trần Diệu Chân

      Trước hết, xin cám ơn tất cả quý vị đã quan tâm đọc và chia sẻ một cách xây dựng về bài viết “Cuộc Cách Mạng Tử Tế” (CCMTT). Tôi xin tóm lược các ý kiến đã được nêu ra và lần lượt góp ý về những quan tâm này:

      • Ý niệm “cách mạng” và “tử tế” không thể đi đôi vì cách mạng tự nó là bạo lực, là đột biến nên không thể hợp với ý niệm tử tế và sự tiệm tiến để hoán cải xã hội hiện nay thành tử tế.
      • Chế độ cộng sản Việt Nam (CSVN) là nguyên ủy của mọi sự xấu xa, vô đạo đức, thiếu tử tế tại VN, do đó phải dẹp CSVN trước rồi mới nói đến chuyện tử tế được.
      • Muốn cải thiện xã hội thành tử tế, phải có một chương trình giáo dục đúng đắn. Đây là một nỗ lực canh tân đòi hỏi thời gian và chỉ thực hiện được sau khi chấm dứt chế độ độc tài hiện nay. CCMTT là một ý niệm lý tưởng, hay, đẹp nhưng không thực tế.

      Theo tôi nhận xét, quá khứ đã tạo cho chúng ta một số ấn tượng, quan điểm hay thành kiến như sau:
      • Với bạo lực thì phải dùng bạo lực mới chiến thắng.
      • Cách mạng là phải bạo động, phải dùng bạo lực, và phải đổ máu
      • Cộng sản không hề tử tế, rất tàn ác và không thể thay đổi.

      Lịch sử cận đại của nhân loại trong vòng ¼ thế kỷ qua đã cho chúng ta một số bài học giá trị:
      1. Bạo lực không phải là phương cách duy nhất hay hữu hiệu nhất để chiến thắng bạo lực, nhất là trong thời đại ngày hôm nay khi chúng ta có nhiều phương tiện để áp lực và tạo sự thay đổi, tháo chạy hay đầu hàng của guồng máy bạo lực. Phương thức đấu tranh Bất Bạo Động (BBĐ) – dựa trên sức mạnh của số đông (xuống đường biểu tình, đình công, bãi thị, bất tuân dân sự … để làm tê liệt hệ thống độc tài và khiến những kẻ cầm súng buông khí giới bỏ chạy, những chóp bu độc tài phải từ bỏ quyền lực độc tôn) – đã được tăng cường bằng Internet và các phương tiện truyền thông khiến mọi người dễ dàng kết hợp, vượt qua được sự sợ hãi và bưng bít thông tin để tìm đến nhau. Ngoài ra, trong thế giới liên lập ngày nay, quốc tế có thể tiếp tay giúp một dân tộc tranh đấu gia tăng áp lực thay đổi bằng những biện pháp cô lập kinh tế, phong tỏa bang giao, đặt điều kiện trên những trao đổi …

      Các nhà chính trị học đã nghiên cứu nhiều cuộc đấu tranh và kết luận là: đấu tranh BBĐ hữu hiệu hơn đấu tranh Bạo Động rất nhiều. Mới đây nhất, hai nhà chính trị học Erica Chenoweth và Maria J. Stephan đã nghiên cứu 323 cuộc đấu tranh trải dài hơn một thế kỷ, từ 1900 đến 2006, và kết luận là đấu tranh bằng vũ lực chỉ thành công 25%, trong khi đó đấu tranh BBĐ thành công tới 75%. Họ cũng kết luận là Thánh Gandhi đã đúng khi nói rằng đấu tranh BBĐ là phương thức thay đổi xã hội đưa tới một nền hòa bình ổn định lâu dài, trong khi đấu tranh vũ lực thường thất bại trong mục tiêu này.

      Đặc biệt, phương thức đấu tranh BBĐ đã được đồng bào trong nước đón nhận nồng nhiệt vì thích hợp với hoàn cảnh của đất nước và người dân cũng đã quá chán ghét chiến tranh. Phương thức này cũng đã giúp khai dụng mạnh mẽ sức bật của toàn dân. Chính CSVN ngày nay đang rất sợ phương thức đấu tranh mà chế độ nhìn đâu cũng thấy “phản động” này.
      2. Chính vì phương thức đấu tranh BBĐ thành công như vậy mà chúng ta đã có những cuộc cách mạng ôn hòa – Peaceful Revolution (điển hình là tại Đông Đức năm 1989 không tốn một viên đạn hay một giọt máu). Như vậy cách mạng không bao hàm ý nghĩa bạo động hay vũ lực. Cách mạng là một sự thay đổi rốt ráo, tận căn nguyên cỗi rễ của vấn đề, và ở đất nước chúng ta ngày hôm nay chính là cái thể chế chính trị độc tài đi đôi với nền “kinh tế thị trường dưới định hướng xã hội chủ nghĩa”, tạo ra một guồng máy Mafia Đỏ tàn hại đất nước.
      3. Thế giới đã mục kích những con người cộng sản “tỉnh ngộ” như Mikhail Gorbachev, Boris Yeltsin … Trên quê hương chúng ta đã có vô số đảng viên cộng sản thức tỉnh – bỏ đảng, thoái đảng, tham gia tranh đấu/lên tiếng chống lại thể chế hiện nay và đòi phải dân chủ hóa đất nước, trả lại quyền sống của người dân. Như vậy tiền đề mà nhiều người vẫn cho rằng “người cộng sản không thể thay đổi được” là không đúng (chỉ có chế độ cộng sản hay bất cứ một thể chế độc tài nào thì không sửa được mà phải xóa bỏ). Thực tế là những người có/còn lương tâm vẫn biết quay về với chính nghĩa dân tộc, biết nghe lẽ phải và muốn làm điều đúng, điều tốt. Chỉ có những thành phần nằm chót vót trên đỉnh cao quyền lực là mê muội vì bổng lộc và chức quyền nên khó thức tỉnh và chỉ có thể đẩy đi bằng sức ép của toàn dân.
      Với “sự tử tế” như là một “khí cụ” của phương thức đấu tranh BBĐ, chúng ta sẽ thấy được sức mạnh vô hình và vô biên của “sự tử tế”; vì sẽ giúp chúng ta:
      • Chuyển hóa được những người còn có trái tim trong guồng máy cộng sản, do bị sai khiến, mua chuộc, nhồi sọ thành mù quáng…), vô hiệu hóa sự tuyên truyền của chế độ khi giúp cho những kẻ đang bênh vực chế độ (như dư luận viên hay báo lề đảng) hoặc đang bảo vệ chế độ (như quân đội, công an) thấy được sự tử tế của những người đấu tranh. Nhiều đảng viên/cán bộ bị tuyên truyền là “phải bảo vệ đảng, nếu không sẽ bị giết hại”. Sự tử tế của chúng ta sẽ giải tỏa được sự lo sợ này, giúp họ nhìn thấy con đường đúng phải đi, tức là chúng ta đã giải giới được những tay súng/dùi cui của công an, và làm yếu đi cột trụ chống đỡ chế độ.
      • Sự tử tế làm sáng thêm chính nghĩa của dân tộc, vực lại niềm tin yêu và văn hóa tử tế đã bị chế độ CSVN làm băng hoại.
      • Giúp canh tân tư tưởng và hành xử của con người VN ngay từ bây giờ để giảm thiểu những tổn hại cho đất nước (như việc phá rừng, chặt cây, lấp sông, buôn bán trẻ em và phụ nữ, dùng chất hóa học bừa bãi khi trồng cây hay trong đồ ăn …).
      Sự tử tế giúp cho người dân, và nhất là tuổi trẻ, yên tâm khi thấy công cuộc đấu tranh ngày nay là cuộc đấu tranh xây dựng và nhân bản. Sự tử tế giúp “giải giới” những lời nói/bài viết/ứng xử hung hăng/cực đoan/thô lỗ ngay cả ở hải ngoại. Trên Internet, vì người ta có thể dấu tên che mặt, nên cuộc chiến bằng lời, bằng chữ “kém văn hóa, thiếu tử tế” đã tràn ngập và tác hại cao độ lên lòng tin yêu lẫn nhau và sự đoàn kết (đặc biệt được cộng sản khai thác triệt để). Song song với nỗ lực chấm dứt độc tài, cần phải bắt đầu thực hiện việc canh tân con người và xã hội ngay từ bây giờ để giai đoạn xây dựng lại đất nước hậu cộng sản không quá kiệt quệ, tang thương, hủy hoại và phải mất nhiều năm cũng như nhiều nỗ lực để phục hưng dân trí và đất nước. Đồng thời, chính sự canh tân con người và xã hội bây giờ cũng là một phương thức chấm dứt độc tài vì: thiện phát triển thì ác sẽ bị triệt tiêu, ánh sáng của sự thật và văn minh sẽ đẩy lùi lạc hậu và xóa bỏ vô minh.
      Bài viết này mong nói lên được sức mạnh của đấu tranh BBĐ, và sự tử tế là một trong những khí cụ vừa giải giới chế độ độc tài, vừa xây dựng con người và đất nước; do đó, bài viết cũng mong “giải mã” được những ngộ nhận như đấu tranh BBĐ hay phong trào tử tế là chủ bại, yếu, thụ động, phản chiến và hòa hợp hòa giải với chế độ CSVN.
      Trần Diệu Chân
      Nguồn tham khảo:
      1. John Dear. The facts are in: Nonviolent resistance works, Oct. 16, 2012
      http://ncronline.org/blogs/road-peace/facts-are-nonviolent-resistance-works
      2. Maria J. Stephan & Erica Chenoweth. Why Civil Resistance Works: The Strategic Logic of Nonviolent Conflict.
      http://www.mitpressjournals.org/doi/pdf/10.1162/isec.2008.33.1.7
      http://cup.columbia.edu/book/why-civil-resistance-works/9780231156820
      3. Max Fisher. Đấu tranh bất bạo động hiệu quả hơn nhiều lần so với bạo động để lật đổ các chế độ độc tài.
      https://www.danluan.org/tin-tuc/20140221/dau-tranh-bat-bao-dong-hieu-qua-hon-nhieu-lan-so-voi-bao-dong-de-lat-do-cac-che-do

  3. noileo says:

    TRích: “Sự tử tế sẽ triệt tiêu những cái ác, sẽ gieo mầm thiện và đem lại hạnh phúc cho tất cả mọi người. Và người đầu tiên cảm nhận được hạnh phúc chính là người có ý nghĩ và hành vi tử tế.” (TDT-bai chu)

    Đúng vậy! Nhưng sự tử tế với nhau trong xã hội không đương nhiên mà có, mà phải có sự dạy dỗ, giáo dục, làm gương cho nhau, trong đó “tầng lớp trí thức” là một tấm gưong nhớn, thì mơí có thể có sự tử tế trong xã hội.

    Sự tử tế với nhau trong xã hội đôi khi là điều tỷ lệ thuận với sự tử tế của “tầng lớp trí thức”

    Như vậy làm sao mà có thể có sự tử tế như tác giả kêu gọi khi mà tầng lớp trí thức lại chỉ nêu những tấm gương lá mặt lá trái, đá cá lăn dưa, lừa đảo dân chủ

    Với tầng lớp trí thức hiện tại, có nhà trí thức xã hội chủ nghĩa “hiêu trưởng đại học” lâm nghiệp hà nội đỏ, tác giả của bản thông báo đê hèn khiếp nhược, làm chỉ điểm & tay sai cho bọn công an cộng sản Hồ chí Minh đàn áp & bịt mồm sinh viên, giáo sư trong trường

    với “tầng lớp trí thức” hiện tại, có một đa số áp đảo là trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ, trí thức VNDCCH & trí thức hà nội & sĩ phu bắc hà & trí thức đảng lãnh đạo, trí thức giải phóng nam kỳ phản bội, chỉ có một cách cư sử lá mặt lá trái thì mọi kêu gọi cho một sự tử tế trong cuộc sống đều là vô vọng, ngớ ngẩn .

  4. Ban Mai says:

    Thưa quý bạn,

    Vừa “vật lộn” với các “chiefs” xong, rồi ghé mũi vào cổ từng chief ướm mùi để kịp tháo gỡ “bom mìn” tránh thối hoang cả nhà(!) tôi chui lên đây “ngoại tình”… hihi… Chỉ mới 8 comments mà có đủ các bạn, nên tôi đọc “tử tế” về “cuộc cách mạng tử tế”!

    Tôi có cái nhìn khác. Nội dung bài ko so sánh “cách mạng” với “cách mạng tử tế” nên ko rơi vào 2 vế đối nghịch. “Cách mạng” kiểu Hồ Chí Minh là “đốt cả dãy Trường sơn…” nghĩa là bất chấp máu xương, phải “chiến thắng”! Nhưng kết quả “chiến thắng” đó sau 40 năm cho thấy một con số zero tròn trĩnh! Đã thế so với các nước láng giềng, VN tụt hậu (bình quân) gần cả 80 năm! Vì nợ máu xương và cướp bóc tài sản của người miền Nam sau 1975 nên dân chúng đang bị trị, không thể ko oán thù VC, nếu ko muốn nói là chồng chất! Để nguôi ngoai trong lãnh vực nầy con người thường bám víu vào Tôn giáo. Nhưng “tôn giáo” hiện tại đang buôn thần bán thánh, đầy những hủ tục mê tín dị đoan! Vì thế với việc Cách Mạng đang nổ ra từ đầu năm đến nay, khởi đầu là Ngai Vàng Nông Đức Mạnh, đến tàn sát cây xanh ở Hà Nội, lấn sông Đồng Nai, rồi 90.000 ngàn công nhân Bình Dương chống luật BHXH mà cuốc hụi csVN đã thông qua (trong lúc các báo VN phanh phui là có thể sẽ vỡ nợ vào 5, 10, 15 năm sau vì VC sử dụng bừa bãi tiền của dân một cách vô tội vạ) dó đó Cách Mạng VN đang trên giai đoạn đi vào quyết định.

    Bây giờ, ví dụ VC sụp đổ ngay, thì ai là thành phần lãnh đạo xã hội mới? Vì bản chất độc tài toàn trị 40 năm qua nên, cho đến lúc nầy, VN thực sự ko có được một tổ chức chính trị đối lập tương đối có thể lãnh đạo tốt. Mà ko có lãnh đạo mới “Đủ Tâm Đủ Tầm” để thay thế thì máu sẽ chảy thành sông và nạn bị rơi vào vòng oan nghiệt mới là rất có thể! Do đó việc kêu gọi “Cách Mạng Tử Tế” là cần thiết. Là một tín hiệu “có lòng”! Còn có thực hiện “tử tế” được hay ko khi Cách Mạng nổ ra là chuyện khác.

    Đi xa hơn chút nữa, là 5,7 năm trước đây (một ông Đại sứ Mỹ ở VN, bất chợt tôi ko nhớ tên) họp báo tại OC, cho biết là 15, 20 năm sau thì giới lãnh đạo VC sẽ có 2/3 tốt nghiệp từ Mỹ! Điều nầy cho biết là Mỹ đã đầu tư khá sớm tại VN trước khi tuyên bố xoay trục qua biển Đông và, dĩ nhiên, là vì quyền lợi ưu tiên của Mỹ! Do đó, nếu cố gắng dẹp định kiến, thì vấn đề cốt lõi của VN là phải có một thể chế Nhân Bản. Muốn được vậy thì phải cổ súy tính nhân bản ngay từ bây giờ mới mong giảm thiểu được máu đổ! Học bài học sau nội chiến Hoa Kỳ để xây dựng đất nước!

    @ UncleFox: Tôi chỉ biết “con cá gô nằm trong cái gổ nhảy gột gột” nên hổng biết nấu cao lương mỹ vị. Nhưng cũng cám ơn bác chỉ bảo. hihi

    @ Bạn tonydo: Bây giờ bạn biết vì sao tui đòi chưỡn bạn rớt xuống ao rùi! Phải biết quý từng giọt máu của những nhân tố đang cố gắng khai dân trí! Dân trí khá hơn thì Cách Mạng mới giảm được máu đổ! Nói thế nhưng nếu bạn rớt tỏng xún ao thì tui cũng phải thòng ngay cái chưn (thon lẵn nhưng ko có móng đỏ à nghen) cho bạn níu để kéo ngay lên, có điều là cái chưn còn lại cũng mạnh lắm đa nghen nếu bị bạn nợi zụng! Hihi.

    • Chiêu Dương says:

      Hello Ban Mai

      May mắn được gặp lại. Đây là đề tài mà tớ cũng ưu tư khá nhiều trong những lúc rảnh rổi “đi ra đi dzô với cái đầu được rỗng”.

      Hai chử “cách mạng” thường làm cho tớ “rùng mình” bởi những di căn của nó. Sách sử thường chỉ ghi lại “kết quả” chứ ít khi nói đến “hậu quả” của cách mạng, do đó, với các cuộc cách mạng có kết quả tốt thì không hẳn đều đã có hậu quả tốt; với cách mạng có kết quả xấu thì miễn bàn.

      Trở lại bài chủ, tớ rất tâm đắc với “tâm niệm lòng tử tế qua những ứng xử hằng ngày” của tác giả. Tuy nhiên, tớ cho rằng, nếu ( VÀ NÊN ) thực hiện những gì Trần Diệu Trân viết thì đó là “một cuộc cải tổ xã hội sâu rộng và tiệm tiến” chứ không thể gọi là cách mạng như tác giả trình bày là cuộc cách mạng Tử Tế (the Kindness Revolution). Xin chớ hiểu lầm tớ vặn vẹo ngôn từ.

      Tớ đề nghị hảy thực hành “tâm niệm lòng tử tế qua những ứng xử hằng ngày” của tác giả ngay sau khi cách mạng lật đổ CS thành công, ngược lại nếu đem những gì TDT kêu gọi thực hiện để đạp đổ CS thì xin thưa “cách mạng tử tế” chẵng bao giờ thành công cả. Lý do, CS được sinh ra và nuôi dưỡng từ bạo lực, chẵng có chút tử tế nào trong bản chất của CS. Vốn không có tử tế nên CS không thể nào giao thoa với tử tế để từ đó “cách mạng tử tế” cảm hóa và chuyển hóa hay triệt tiêu được CS.

      Để thực hiện được những ứng xử tử tế hầu cải tổ xã hội ngay sau khi cách mạng lật đổ CS thành công, đòi hỏi việc cân nhắc xây dựng cách mạng trên những phương châm nào. Tớ hay cải với cụ tonydo bắt nguồn ở đây. Cách mạng từ “học thuyết HÚC” của tonydo dẫn đến hậu quả là sẽ chẵng thể nào thực hiện được những ứng xử tử tế ngay sau khi cách mạng thành công. Xã hội VN lại sẽ bấn loạn, chiến tranh, lạc hậu, đói nghèo, v…v…và v…v…đủ thứ hầm bà lằng bát nháo. Với tớ, phương châm tốt cho cách mạng để sau đó thực hiện những gì TDT viết, ấy là “PHONG TỎA BẠO LỰC CỦA CỌNG SẢN”. Phương pháp phong tỏa xin miễn bàn ở đây, tớ chỉ có thể nói là phương châm này rất phù hợp với thực tế đang diễn ra ở VN.

      Phong tỏa bạo lực không cần viện dẫn đến “hận thù”, nó chỉ đòi hỏi nhận thức : “bạo lực CSVN hôm nay sống còn là do sự kết hợp bởi nỗi sợ hải của người dân và những đồng tiền bẩn thỉu chúng đang vơ vét”. Một khi, cuốn sổ hưu hay tài sản của chúng bị lung lay thì bạo lực CS mất đi một nửa; và nếu cọng thêm việc người dân đánh mất sự sợ hãi thì chắc chắn bạo lực CS tiêu vong.

      Không nên lan man quá xa bài chủ. Tớ xin tóm tắt, hảy làm cách mạng (tên gọi hay biểu tượng gì gì đó hảy để nó tự nhiên khi nó có ) không bằng hận thù mà bằng việc “phong tỏa bạo lực của CS”; ngay sau khi thành công, hảy bắt tay với những gì TDT viết ở nửa sau bài chủ.

      • Ban Mai says:

        Hihihì bạn CD,

        Sự thật thì bài viết chỉ là một ý kiến ngắn, ko có gì đặc biệt nhưng long-weekend cũng rảnh và thấy gần đủ mặt các bạn nên tôi nhào vô cho vui! Hãy trả lại ý nghĩa trong sáng của 2 chữ Cách Mạng, có gì đâu mà ngại? VC đã lạm dụng nó thì mình dùng chính nó, kiểu “gậy ông đập lưng ông” í mà. Chúc bạn vui. Bận zùi, ko biết bao lâu mới mò lên lại đây được! huhuhu…

  5. Chiêu Dương says:

    Những lời khuyên “tử tế” của tác giả thật là hay trong việc “xây dựng tiệm tiến” một xã hội tốt đẹp; trong khi “cách mạng” hiểu nôm na là “lật nhào tức thì” một hệ thống xã hội. Giửa “xây dựng tiệm tiến” và “lật nhào tức thì” là 2 tiến trình hoàn toàn khác nhau; có thể lật nhào tức thì xong rồi xây dựng tiệm tiến, tức cách mạng xong rồi hẳn nói chuyện tử tế. Cách mạng tử tế tự nó mang ý nghĩa “lật nhào tức thì” từ một động tác “xây dựng tiệm tiến”, điều này không thể nào hiện thực được.

    Nói chuyện cụ thể ở VN. Những tử tế của tác giả nêu, tớ tin vẫn đã và đang tồn tại ở các linh mục, các thầy chùa; bên cạnh các vị tu sĩ ấy có các ông tuyên giáo CS; đám tuyên giáo này xỏ mủi các vị tu sĩ tử tế trên mọi chuyện, thực trạng tôn giáo ở VN hiện nay chứng minh điều đó. Nếu xã hội VN được “tử tế hóa” như tác giả nêu thì vẫn còn lại đám tay chân CS không hề tử tế, bởi nếu đã tử tế thì không phải là CS. Đám côn an côn đồ này xỏ mủi người dân VN tử tế như anh nông dân xỏ mủi trâu.

    Với những người tử tế ít bị ràng buộc gia đình như quý vị tu sĩ, xin hỏi họ đã làm nổi một cuộc cách mạng nho nhỏ trong sinh hoạt tôn giáo của họ hay chưa !? Với toàn xã hội, mỗi một người tử tế phải ràng buộc trách nhiệm bản thân họ với cha mẹ, vợ chồng, con cái, v…v…; xin hỏi họ còn lấy đâu ra sức bật để thực hiện một cuộc “lật nhào tức thì” !?

    Vậy nên, xin tác giả chớ buồn cho tớ phát biểu “đã cách mạng thì không thể tử tế, đã tử tế thì không thể cách mạng”.

  6. Pham Minh says:

    Người dân VN sống dưới chế độ CS (cả hai miền nam, bắc) trung bình nay đã hơn nửa thế kỷ. Về mặt giáo dục, đạo đức (làm nên sự tử tế) hiện nay ra sao, không cần phải là người trong tổ chức đấu tranh cũng đều biết rõ, chắc không cần phải dẫn chứng.

    Giáo dục, canh tân con người rồi mới chấm dứt chế độ CS hay chấm dứt chế độ CS rồi thì mới có điều kiện để canh tân con người và canh tân đất nước? Sau hơn 20 năm quý vị chọn phương pháp thứ nhất đến nay đã có thấy được chút ánh sáng ở cuối đường hầm nào chưa mà sao vẫn thấy đạo đức, lừa dối, xảo trá, vô cảm ngày càng suy đồi hơn?

    Kêu gọi, nhắc nhở mọi người phải tập sống với nhau cho tử tế để rồi một ngày Trích: “…khi có một quyết định sai lầm mới nhất nào đó của nhà nước cộng sản VN – như giọt nước cuối làm tràn ly nước “phẫn nộ”.

    Xem ra lâu nay, ở VN, những việc mà nhà nước, côn an đối xử với người dân, chưa ai thấy được có những hành động “không tử tế” nên đã không kích nổ được? Và, ngoài ra cũng chưa có sự kiện nào, biến cố nào khác (vừa mới xảy ra) có thể xem là NGÒI để KÍCH NỔ được sự kiện bùng phát đê lât đổ được chế độ?

    Tác giả là người đấu tranh mà dường như đến nay vẫn chưa hiểu tại sao trong nước người dân bất mãn chế độ là thề mà vẫn không lật đổ được.

    Dùng hai chữ TỬ TẾ để làm chiêu bài (slogan) vận động cho cuộc cách mạng đối đầu với chế độ CSVN độc tài, gian ác, bạo lực liệu có khả thi hay không tưởng? Xin chờ nghe những cao kiến khác để được học hỏi. Cám ơn.
    PM

    • Thạch Đạt Lang says:

      Ý kiến của anh Phạm Minh khiến tôi phải đọc lại bài viết của tác giả Trần Diệu Chân lần nữa. Xin lỗi tác giả đã có ý kiền không đúng vì đọc nhanh quá nên không hiểu rõ ý.

      Đọc lại bài, tôi thấy tác giả có ý khuyên nhủ mọi người trong chúng ta nên tự sửa đổi mình. Đầu tiên là nên đối xử tử tế với nhau, nhân hậu, thương yêu loài vật, tử tế, không tàn phá môi trường sống.

      Nếu mọi người làm được như vậy thì đất nước sẽ tự thay đổi, chuyển mình, chế độ CS sẽ sụp đổ.

      Tôi không hiểu tác giả Trần Diệu Chân sống ở đâu, nhận định thế nào về con người trong chế độ CS? Tôi sẽ viết một bài về đề tài này, cũng để trả lời cho tác giả Trần Diệu Chân rõ ràng hơn.

      Thạch Đạt Lang

  7. Võ Trang says:

    Năm xưa, trong chiến tranh Việt-Nam, không kể đến những thành phần nằm vùng và tai sai của CS, những thành phần chủ bại, những tổ chức hoạt động quốc tế salon cứ đến Sài-Gòn để kêu gọi hoà bình mà cố tình quên đi kẻ chủ động chiến tranh xâm lược là CS Hà Nội. Hôm nay, cũng lại những thành phần như thế (?) tiếp tục kêu gọi những nạn nhân của cuộc chiến ấy hãy quên quá khứ, hòa hợp hòa giải, tiếp cận để chuyển hóa, cổ xướng đấu tranh bất bạo động, ôn hòa và bây giờ là cách mạng tử tế?

    Cách mạng là những vận động căn bản để đạp đổ cái củ, thay cái mới trong cả hệ thống quyền lực và tổ chức (fundamental change in power and/or organizational structure). Cách mạng thường phải mãnh liệt, dứt khoát (forcible) và thường phải bạo hành (Violent) vì nhà cầm quyền đường nhiệm thường không dễ dàng từ bỏ vị trí đã có của mình. Cách mạng áp dụng với kẻ thù của mình. Không có cách mạng với những người bạn của mình. Đối với những người Việt-Nam chân thật, hiền lành, có chính nghĩa không cần làm cách mạng.

    Gần đây tôi thấy trên mạng có khuynh hướng xữ dụng một từ mới là : đấu tranh bất bạo động và ôn hòa. Bất bạo động là đường lối nỗi tiếng của ông Gandi đã áp dụng thành công để dành lại độc lập tại Ấn Độ. Nhưng “ôn hòa” thì phải cần xét lại nếu không muốn bị lợi dụng (manipulate). Tôi chưa thấy có cuộc cách mạng nào ôn hòa mà thành công cả. Vì bản chất của cách mạng là phải quyết liệt và đấu tranh bất bạo động là một cuộc đấu tranh hoàn toàn không công bằng giữa những người tay không với nhà cầm quyền đầy vũ khí và quyền lực. Cho nên tính quyết liệt của một cuộc đấu tranh bất bạo động càng phải cao hơn nữa. Một sự bất xứng như thế càng đòi hỏi những hy sinh vô cùng to lớn… Cách mạng không phải là cuộc nói chuyện của 2 người bạn. Khuyên người Việt-Nam tiến hành một cuộc “Cách Mạng Tử Tế” với bọn người sẵn sàng hành quyết đồng loại bằng mã tấu, với bọn nói láo có bài bản, hệ thống, với tổ chức tội phạm của nhân loại, bà Trần Diệu Chân nghĩ rằng người Việt-Nam quá ngây ngô? Trong một cái nhìn khắc khe hơn, có phải bà đang ru ngũ người Việt, dù nhìn nhận chế độ CS là một chế độ tàn ác, phi nhân? – Bà đang đứng ở đâu vậy?

    Hiện nay, trong chiến lược trở lại Châu Á của Hoa Kỳ, một số trí thức và con buôn nghĩ rằng đây là thời điễm đầy ý nghĩa nhất để “cuốn theo chiều gió” ? Xu hướng này dĩ nhiên rất thuận lợi và hợp tình cho những những kẻ mang mặc cảm phải đầu hàng vì mệt mỏi… Còn về phía cộng sản Việt-Nam thì họ đang mong đợi cái gì? Tôi tin, như vẫn còn là những con người đang ngạo nghể với chính người dân của họ thì dù là cố chấp và ngu xuẫn, những nhà cầm quyền CSVN cũng không thể thoải mái khi phải cúi mặt trước những ngạo nghễ, thách thức kẻ cả của Trung Cộng và những nguyền rủa, ghê tởm của người dân Việt-Nam. Điều mà họ cần là một sự bảo đãm của Hoa Kỳ cho vị trí lãnh đạo của họ trong mặc cả ngoại giao của 2 nước như hiện nay. Vụng về nhất là vai trò của Hoa Kỳ trong chiếc áo khoát tự do và nhân quyền, những khái niệm cơ bản nhất của chính xã hội của họ mà họ phải dẵm lên khi chấp nhận bắt tay với nhà cầm quyền CSVN.

    Nhưng lịch sữ con người rất khách quan và sáng sủa hơn cái nhìn hạn hẹp của một giai đoạn mua bán tạm thời. Trong thân phận của một người tị nạn CS, tôi không thể không tự hỏi một sự bắt tay cuả chính quyền Hoa Kỳ và lãnh đạo cao cấp CSVN thì sẽ giúp ích được gì để giải phóng dân tộc VN ra khỏi ách cai trị của CS độc tài? Chính quyền Mỹ có những chính sách của họ – và cần rõ ràng: Đó là vì quyền lợi của Hoa Kỳ chứ không phải vì quyền lợi cũa người dân Việt-Nam để sau này đừng thất vọng rồi oán trách.

    Là một người Việt tị nạn cộng sản mang quốc tịch Hoa Kỳ, có thể tôi cũng những người Việt tị nạn khác bị “kẹt” trong cuộc tranh chấp với những hệ luận của nó trong những khiá cạnh khác nữa của ý thức hệ, của đạo đức, xã hội. May mắn thay, chúng ta đang sống trong một xã hội mà quyền tự do tư tưởng, việc bất đồng chánh kiến với chính quyền vẫn được tôn trọng vì một chính sách trong cái nhìn của một thể chế tự do và đa nguyên tùy thuộc quan điễm lãnh đạo có tính giai đoạn, qui định bởi hiến pháp chứ không phải bất biến như trong chế độ CS cho đến chừng nào tập đoàn lãnh đạo chịu chấp nhận thay đổi – nếu không thì thì thành phần bất đồng chính kiến sẽ bị qui tội chống phá nhà nước và âm mưu lật đổ chế độ! Trong điều kiện như thế, chúng ta không việc gì phải sợ hải hay mặc cảm mình đã không đi đúng hướng của chính sách của nhà cầm quyền. Vì một lý tưởng tự do thật sự hay ở một vị trí đối lập, chúng ta vẫn có đủ lý do chánh đáng để phê bình, đóng góp cho một giải pháp khác (alternative) mà chúng ta cho là phù hợp với nguyện vọng chung của tòan dân Việt Nam hơn. Ở đây, nhân cách của một người Việt Nam chân chính cần được thể hiện và trí tuệ của những người Việt-Nam yêu nước cần được chứng minh thay vì chỉ biết cúi đầu chấp nhận một sự đặc để của quyền lực và thời thế.

    Hãy nhìn Cuba và Bắc Hàn, sau (trên dưới) 50 năm cai trị của CS, những kêu gọi cải cách dân chủ đã đi về đâu? Hàng cuối tuần, phụ nữ Cuba mặt đồng phục trắng biểu tình ôn hòa để đòi lại chồng con? Qua Hồng Kông, viễn ảnh sẽ như thế nào dưới sự cai trị của CSTQ dù Hồng Kông đã sẵn có những vốn liếng và nền tảng dân chủ rất cao từ chế độ của Anh Quốc để lại?

    Là người trí thức (?) – tôi nghĩ rằng – phải phân biệt cho rõ giữa lý tưởng và hành động. một Lý tưởng có thể không thực hiện được vì những khó khăn giai đoạn nhưng đó vẫn là cái kim chỉ nam, là thước đo giá trị của những vận động. Vì thế, một lý tưởng trong sáng, cao đẹp thì không thể biện minh bằng những vận động dối trá và lừa lọc…

    Đối với tuổi trẻ Việt-Nam, là bậc cha mẹ, người lớn, chúng ta giáo dục thế hệ trẻ một lý tưởng trong sáng hay huấn luyện cho chúng thành những kẻ khôn ngoan, biết lòn lách trong cuộc đời? – như Giáo Sư Nguyễn Xuân Khoa đã có lần khuyên nhủ người Việt tị nạn phải biết thức thời để đừng bị người Mỹ bỏ rơi một lần nữa?

    • Thạch Đạt Lang says:

      Đồng ý với bạn Võ Trang.

      Không thể nào có một cuộc Cách Mạng Tử Tế. Cách mạng là xóa bỏ cái cũ xấu xa, tồi tệ để thay thế bằng một cái mới tốt đẹp, hoàn thiện hơn.

      Tôi hiểu ý của tác giả Trần Diệu Chân, có lẽ muốn nói đến canh tân thì đúng hơn. Canh tân là một sự thay đổi từ từ, từng phần, từng giai đoạn như ở Miến Điện, không có tính quyết liệt khi chính quyền tự ý nới lỏng chính trị.

      Nhưng với chế độ CSVN thì không thể có canh tân được. Tại sao? CSVN là bọn ngoan cố nhất thế giới, chúng không bao giờ từ bỏ quyền lực hay chịu thay đổi chính sách cai trị.

      Những ngày sắp tới có thể máu sẽ đổ nếu cuộc biểu tình chống thay đổi bảo hiểm xã hội bùng nổ mạnh. Người công nhân Việt Nam đã đến bước đường cùng khi chén cơm, manh áo cuối cùng sẽ bị cướp đoạt nay mai.

      Thạch Đạt Lang

    • Nói Toẹt Móng Heo says:

      Võ Trang says: “Năm xưa, trong chiến tranh Việt-Nam, không kể đến những thành phần nằm vùng và tai sai của CS, những thành phần chủ bại, những tổ chức hoạt động quốc tế salon cứ đến Sài-Gòn để kêu gọi hoà bình mà cố tình quên đi kẻ chủ động chiến tranh xâm lược là CS Hà Nội. Hôm nay, cũng lại những thành phần như thế (?) tiếp tục kêu gọi những nạn nhân của cuộc chiến ấy hãy quên quá khứ, hòa hợp hòa giải, tiếp cận để chuyển hóa, cổ xướng đấu tranh bất bạo động, ôn hòa và bây giờ là cách mạng tử tế?

      Trên đây cũng là suy nghĩ của tôi từ bao năm nay.

      Tại sao người ta không khuyên can kẻ cướp hãy buông đồ đao, học hành làm người lương thiện. Mà lại cứ khuyên nạn nhân hãy cúi đầu xuôi tay “ quên quá khứ, hòa hợp hòa giải” với kẻ cướp?

      Tôi thật tình không hiểu nổi ông Giáo Sư Nguyễn Xuân Khoa suy nghĩ thế nào mà lại có hanh động như thế?

  8. nguenha says:

    Mọi người sinh ra đều Tử-tế.: “Nhân chi sơ vốn bản thiện’ ! Từ đó con người lớn lên,tùy theo môi trường sống ,trở thành mổi người mổi vẻ. Củng từ đó “sự-tử -tế” biến dạng ! Rỏ nét nhất ,là nền giáo dục CS. Ai củng biết cái khẩu hiệu ” Tiên học Lễ,hậu học Văn” mới được treo lên các trường học tại
    VN không quá 20 năm nay . Ở Miền Nam , câu đó dả có từ lâu.,như lời nói đầu đời của một học sinh!
    Nói như thế đủ biết “sự tử tế” của Đất nước mới được” học “ngày -hôm-qua so với Lịch sử 4000 năm !
    Nhưng thưc chất đó củng chỉ là “khẩu hiệu”, bởi vì nhà trường bắt học sinh phải noi gương Đạo đức HCM ! Trong lúc Ông Hồ là người Mất-đạo -đức. Nói cho cùng muốn có” sự-tử tế “thì phải không có DCS, vì chính cái Đảng nầy làm cho con người không Tử-Tế.

  9. Võ Đình Tuyết says:

    Thế nào là cuộc cách mạng tử tế?
    Trên thế giới bây giờ khó có một cuộc cách mạng nào là tử tế.Hãy nhìn những nước Trung Đông vẫn đổ máu hằng ngày.Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt và Nga bây giờ dược bàn tay Putin cai trị vẫn giết hại biết bao người mỗi ngày. Sau cuộc cách mạng tan rã của sinh viên ở Thiên An Môn Trung cộng,cuộc cách mạng mang tên “Dù” mới đây ở Hồng Kông do một chàng trai trẻ cổ xúy bị dẹp tàn nhẫn dù bất bạo động.
    Những người lương thiện không cần học hỏi gì, chính họ,cũng đã tử tế với nhau.
    Những người lao công hay những người nông dân” bỏ lên bàn cân yêu nước”, cũng không chắc gì thua các vì vua chúa hay quan to.
    Người cộng sản sinh ra bằng bạo lực và dối trá nên họ nhuần nhuyễn trong vần đề lươn lẹo thay mầu.Như những tôn giáo cuồng tín bây giờ tuyên truyền một đấng tôi cao để nhân danh giết người,thì cộng sản cũng là loại như vậy nhưng tinh vi dầu diếm hơn.
    Bạn lầy gì để chiến thắng được chủ nghĩa cộng sản bây giờ mà lầy lòng từ bi trước loài qủy dữ.
    Trong cuộc chiến tranh nội chiến Nam Bắc của người Mỹ sau khi kết thúc hơn hai trăm năm trước chúng ta học hỏi được gì?:
    Lòng quảng đại và sự bao dung yêu nước thật sự.
    Không trả thù và dành mọi sự phát triển đất nước.
    Còn người cộng sản Việt Nam sau bốn mươi năm cưỡng chiếm Miền Nam?:
    Trả thù triền miên và không tin ai.
    Bỏ tù tất cả những ai yêu nước theo sự phán quyết của Tàu.
    Tất cả những luật học quốc tế đều không thể thực hiện tại Việt Nam.Việt Nam không có luật sư chân chính thật sự, vì những người luật học thật sự đã bị vào tù.Việt Nam là luật rừng xử theo chính trị bộ và công an cầm súng chỉ vào đầu dân nắm luật.
    Thế nào là cuộc cách mạng Hoa Sen (Lòng từ bi Phật) cho những người “chẳng bao giờ có lương tâm” sắt máu như những người cộng sản.
    Khi tất cả người dân chưa hiểu sự man trá của chủ nghĩa cộng sản và còn thờ ơ trước mọi vấn đề đất nước,thì cách mạng nào cũng thành đồ bỏ.
    Khai Dân Trí, Chấn Dân Sinh, của cụ Phan Chu Trinh đã dạy cho chúng ta bài học cả trăm năm trước,chúng ta có học được đâu mà bắt đầu mở lòng từ bi nhân ái và lòng tử tế cho kẻ chuyên cầm dao mổ bò mổ lợn.

Leave a Reply to Võ Trang