WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
“Tác giả”

Dân chủ kiểu nào?

Dân chủ kiểu nào?

Cả hai, dân túy và đại nghị, đều vẫn do tầng lớp ưu tú chính trị và kinh tế quyết định thay cho người dân, trong khi tiến hóa toàn diện của nhân loại trên khắp thế giới trong thế kỷ 21 đang tạo điều kiện và môi trường cho mỗi người tự quyết định, tự chủ động được cuộc sống của mình. Trình độ này không cần đại diện, làm thay, mà cần bình đẳng cơ hội, cần chế độ tam phân (phân công, phân lợi, phân mệnh), cần cơ chế phân công hợp tác – cơ chế vừa vận động vừa kết hợp, vừa phân công vừa phối hợp – đó là cơ chế cơ năng hóa hay bản vị-cơ năng mà Lý Đông A đề xuất.

12:01:am 08/11/16 | Đăng tại TIÊU ĐIỂM, VĂN HOÁ-XÃ HỘI | Đọc tiếp »

Tâm tình gửi anh Bích từ Manila

Tâm tình gửi anh Bích từ Manila

Chúng tôi chỉ còn cách quê hương có một vùng biển ngắn, vùng biển mà cách đây gần nửa thế kỷ hàng triệu con dân Việt đã phải vượt qua trong mong manh sống chết để được sống trong tự do hạnh phúc – mà giờ đây chúng tôi cùng hương linh anh Bích đang hướng tới, với niềm tin và cam kết cùng nhau sớm mở ra được thời đại phục hưng mới cho dân tộc: thời đại Đại Việt 2000. Thời đại chấm dứt quá trình vong thân Việt, lưu vong Việt, quá trình từ Thái Sơn đến Động Đình Hồ đến Phong Châu, rồi tiếp tục Nam tiến đến Cà Mâu và ngày nay tràn ra toàn thế giới. Chấm dứt lưu vong và vong thân để trở lại xây dựng môt Đại Việt 2000 trong một vùng ĐNÁ anh em, thịnh vượng, nhân bản và tự do.

10:06:am 10/03/16 | Đăng tại VĂN HOÁ-XÃ HỘI | Đọc tiếp »

Việt Nam sau Đại hội 12

Việt Nam sau Đại hội 12

Đảng CS, sản phẩm “thành công” nhất trong quá trình vong thân Việt, không thể tìm được giải pháp có thực chất và vững bền cho dân tộc hồi sinh trong thời đại toàn cầu. Họ chỉ có thể tìm được giải pháp tạm thời trì hoãn sự tan vỡ của họ. Họ chính là vấn đề nên không thể có giải pháp. Chỉ có thế hệ thanh niên tiên tiến Việt của thời đại 2000, lớn dậy từ sự tương tranh văn hóa, chính trị quốc tế trên đất Việt, mới có khả năng tìm được giải pháp “tập đại thành” cho dân tộc. Mà tìm được giải pháp cho vấn đề thời đại của dân tộc sẽ vừa giải thoát cho dân tộc ra khỏi mê cung CS, vừa mở đường cho dân tộc hồi sinh.

12:01:am 03/02/16 | Đăng tại CHÍNH TRỊ-KINH TẾ, TIÊU ĐIỂM | Đọc tiếp »

Nước Việt mới đầu thế kỷ 20

Nước Việt mới đầu thế kỷ 20

Chỉ những gì thực sự mang tính nhân bản, phục vụ cho đời sống của người dân, của con người, là còn tồn tại mãi mãi. Như đường xe lửa xuyên Viêt. Như khoa học kỹ thuật hiện đại. Như chữ quốc ngữ. Như cà phê, phim ảnh, hội họa và âm nhạc cổ điển Tây phương. Những cái đó đã gắn liền với người Việt và nước Việt không bao giờ phai tàn, dù chế độ thực dân đã tiêu vong.

10:26:am 26/08/14 | Đăng tại TIÊU ĐIỂM, VĂN HOÁ-XÃ HỘI | Đọc tiếp »

Tìm con đường mới để cứu nước: Giai đoạn đầu tiên

Tìm con đường mới để cứu nước: Giai đoạn đầu tiên

Vào đầu thế kỷ 20, trong khi toàn bộ Việt Nam đã hoàn toàn nằm dưới sự đô hộ của người Pháp, phong trào đấu tranh giành độc lập chuyển hướng, từ bỏ những phương pháp thuần túy quân sự của Phan Đình Phùng, Đề Thám. Những biến chuyển tại Nhật bản và Trung Hoa đã tác động đến sự suy nghĩ của nhiều trí thức yêu nước trong việc tìm kiếm con đường mới để cứu nước giành độc lập.

06:40:pm 29/06/14 | Đăng tại LỊCH SỬ-PHÁP LUẬT | Đọc tiếp »

Thoát Trung: Đầu thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21

Thoát Trung: Đầu thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21

Bài học lớn nhất của thời kỳ đầu thế kỷ 20 đem áp dụng cho Việt Nam hiện nay, đầu thế kỷ 21, phải chăng là: nếu chưa sáng tạo được con đường xây dựng đất nước vừa dân tộc vừa thời đại thì nước ta sẽ tiếp tục tròng trành giữa đông-tây, Âu-Á, giữa thoát Trung rồi thuộc Tây, thoát Tây rồi lại thuộc Trung, như 100 năm qua và hiện nay.

12:01:am 19/06/14 | Đăng tại LỊCH SỬ-PHÁP LUẬT | Đọc tiếp »

Dân tộc và dân chủ trong cuộc vận động chính trị hiện nay

Dân tộc và dân chủ trong cuộc vận động chính trị hiện nay

,,, dù có đổi mới và tự điều chỉnh thế nào đi nữa, từ năm 1975 đến nay, ban lãnh đạo cộng sản đã chính thức “khai tử” những cuộc thử nghiệm “dân chủ hóa” nước Việt trước đó, những cuộc thử nghiệm chưa có đủ thời gian và điều kiện để thành công. Họ đã khai tử nền dân chủ còn non trẻ khi đất nước đã “sạch bóng quân xâm lược”, đã “hoà bình thống nhất”, nghĩa là vào đúng lúc mà dân chủ tự do đáng lẽ đã phải có được cơ hội và điều kiện thuận lợi nhất để tồn tại và phát triển.

12:01:am 11/06/14 | Đăng tại CHÍNH TRỊ-KINH TẾ | Đọc tiếp »

Tư tưởng chính trị Việt Nam: Việt Nam thời kỳ đầu Tây học

Tư tưởng chính trị Việt Nam: Việt Nam thời kỳ đầu Tây học

… vào những thập niên đầu của thế kỷ 20, tại ba miền Việt Nam, một tầng lớp trí thức mới đã ra đời đồng thời với sự hình thành một quần chúng Việt mới, đặc biệt là thế hệ trẻ sinh ra vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 tại các thành thị mới phát triển. Bối cảnh này là kết quả của chính chương trình xây dựng và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Chính bối cảnh đó đã thúc đẩy thế hệ tri thức mới tìm về dân tộc như một kích thích cỗi gốc cho cuộc vận động độc lập, như Hoài Thanh đã nhận xét trong cuốn Thi Nhân Việt Nam: “Ảnh hưởng Pháp đã giúp ta nhận thức cái cá tính của ta. Hoặc trở về thơ Việt xưa, hoặc tìm đến thơ Đường, thơ Pháp, đi đâu thì ta cũng cốt tìm ta. Ta tìm và nhiều lần ta đã gặp.”

12:01:am 21/05/14 | Đăng tại VĂN HOÁ-XÃ HỘI | Đọc tiếp »

Việt Nam đầu thế kỷ XX: Thoát Trung – thuộc Tây

Việt Nam đầu thế kỷ XX: Thoát Trung – thuộc Tây

Ngày 9 tháng 6 năm 1885 là một ngày cần được ghi nhớ trong lịch sử Việt Nam nói chung, và lịch sử văn hóa-chính trị Việt Nam nói riêng. Ngày đó tuy cách đây gần 130 năm nhưng lại rất gần và rất có ý nghĩa trong bối cảnh quan hệ Việt-Trung hiện nay. Đó là ngày triều đình nhà Thanh ký với Pháp Hòa ước Thiên Tân công nhận Pháp bảo hộ Việt Nam và phân định đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Hoa.

06:21:pm 19/04/14 | Đăng tại LỊCH SỬ-PHÁP LUẬT | Đọc tiếp »

Tiếp cận Tây Phương: Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam

Tiếp cận Tây Phương: Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam

Khi so sánh cách tiếp cận và đối phó với Tây phương của ba nước Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam, tôi muốn đưa ra một cách nhìn khác với cách nhìn thông thường từ trước đến nay, cho rằng vua quan và trí thức Việt Nam đã bảo thủ, không thức thời, không nhanh chóng mở cửa canh tân. Và do đó, đã để mất nước. Tôi cho rằng chúng ta mất nước trước khi kịp canh tân. Nhật Bản mở cửa canh tân khi Minh trị Thiên hoàng nắm quyền bính năm 1868. Lúc đó và ba thập niên sau đó nước Nhật hoàn toàn yên ổn để tiếp tục canh tân, và không bị mất một tấc đất nào. Năm đó chúng ta đã mất 1/3 đất nước.

12:01:am 30/03/14 | Đăng tại LỊCH SỬ-PHÁP LUẬT, TIÊU ĐIỂM | Đọc tiếp »

Những cố gắng canh tân Việt Nam trước thời Pháp thuộc

Những cố gắng canh tân Việt Nam trước thời Pháp thuộc

Việt Nam Tiếp Cận Tây Phương Sau thời gian dài chịu ảnh hưởng Khổng giáo và Phật giáo của phương Đông, cuộc Nam tiến và phân tranh Trịnh-Nguyễn có thể coi như khởi đầu cho giai đoạn Việt Nam chịu ảnh hưởng của nửa phía Tây còn lại của thế giới. Ngày nay các công [...]

10:27:am 09/03/14 | Đăng tại TIÊU ĐIỂM, VĂN HOÁ-XÃ HỘI | Đọc tiếp »

Tư tưởng chính trị Việt Nam (2): Bối cảnh Việt Nam buổi giao thời Âu-Á

Tư tưởng chính trị Việt Nam (2): Bối cảnh Việt Nam buổi giao thời Âu-Á

Văn minh Tây Phương đến Việt Nam bằng súng đạn nên lúc đầu cũng bị chống cự lại quyết liệt bằng nổi dậy và bạo động. Giai đoạn cự tuyệt và đề kháng bằng bạo lực kéo dài suốt nửa thế kỷ. Cuộc kháng chiến thất bại của Phan Đình Phùng và Đề Thám có thể coi như chấm dứt giai đoạn kháng Pháp thuần túy bằng bạo lực. Một mặt tiêu diệt thẳng tay những cuộc nổi dậy, mặt khác, Pháp cũng tìm cách chinh phục giới sĩ phu Việt Nam qua chương trình giáo dục Tây học thay thế các trường Hán học.

11:29:am 23/02/14 | Đăng tại VĂN HOÁ-XÃ HỘI | Đọc tiếp »

Về việc nghiên cứu tư tưởng chính trị Việt Nam

Về việc nghiên cứu tư tưởng chính trị Việt Nam

Để thực hiện được cuộc giải phóng tư tưởng này, một chiến dịch văn hóa chính trị phải được phát động, khởi đi từ việc phục hồi và phổ biến rộng rãi những luồng tư tưởng chính trị dân tộc không CS đã xuất hiện tại Việt Nam trong thời kỳ lịch sử cận hiện đại. Đó chính là động cơ và mục đích của loạt bài về tư tưởng chính trị Việt Nam mà chúng tôi đang thực hiện. Trong loạt bài này chúng tôi không có ý muốn tiến hành một cuộc nghiên cứu sâu rông mang tính hàn lâm. Chúng tôi chỉ tập trung vào một số tư tưởng và quan điểm chính trị nổi bật của một số nhân vật tiêu biểu cho mỗi giai đoạn lịch sử từ đầu thế kỷ 20 đến nay. Chúng tôi tin rằng việc phục hồi và phổ biến rộng rãi các hệ thống tư tưởng và quan điểm chính trị không CS xuất hiện tại Việt Nam sẽ góp phần giải hoặc chủ nghĩa CS để khai thông con đường tư duy văn hóa-chính trị tự do cần thiết cho việc kiến tạo một nước Việt mới trong thời đại toàn cầu. Chúng tôi cũng mong được giới thức giả trong ngoài nước cùng quan tâm và tiếp sức trong công cuộc nghiên cứu tư tưởng chính trị này.

11:07:am 10/02/14 | Đăng tại CHÍNH TRỊ-KINH TẾ | Đọc tiếp »

Chuyển hóa Dân chủ tại Việt Nam

Chuyển hóa Dân chủ tại Việt Nam

Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, thời điểm xẩy ra đột biến chính trị dẫn đến chế độ dân chủ chắc không còn xa nữa. Chúng ta cần theo dõi sát diễn biến trong và ngoài đảng CS trong những năm tới để lượng định xem chế độ dân chủ sẽ ra đời như thế nào, ôn hòa hay bạo động, và vào thời điểm nào. Đồng thời cũng để có những hành xử vừa thích hợp hoàn cảnh, điều kiện riêng vừa thích ứng kịp thời với mọi tình huống.

01:33:pm 25/01/14 | Đăng tại CHÍNH TRỊ-KINH TẾ | Đọc tiếp »

Cơ hội cuối cùng

Cơ hội cuối cùng

Không thể thoát Trung nếu dân và chính quyền không là một. Dân không thể là một với một chính quyền độc tài, đàn áp dân, đàn áp những người yêu nước, bỏ tù những người phản đối ôn hoà những sai lầm của chính quyền. Không thể có được con đường thoát Trung nếu không thiết lập được một quan hệ chân thật với Hoa Kỳ. Nhưng không thể chân thật với Mỹ nếu không chân thật với người dân của mình trước đã.

12:01:am 15/08/13 | Đăng tại QUAN ĐIỂM, THẾ GIỚI | Đọc tiếp »

Bốn kịch bản Dân Chủ tại Việt Nam và chọn lựa của chúng ta

Bốn kịch bản Dân Chủ tại Việt Nam và chọn lựa của chúng ta

Chuyển hóa dân chủ tạo ra một trận tuyến mới, trong đó ban lãnh đạo đảng và nhà nước CS bị đẩy sang bờ bên kia (phía đen và xám) của trận tuyến, với hầu hết các tính chất tiêu cực: độc tài, lạc hậu, phản quốc, nhũng lạm quyền thế, đặt quyền lực và quyền lợi bè nhóm lên trên tổ quốc và nhân dân…Bên này (phía xanh và trắng, phía ánh sáng) của trận tuyến đang xuất hiện tiếng nói của đại đa số quần chúng, và các thành phần xã hội quan tâm đến tiền đồ đất nước, cả trong và ngoài nước. Trong cuộc đọ sức giữa hai trận tuyến mới này, kiên trì, tỉnh táo, ôn hòa và sáng kiến là chìa khóa thành công.

09:21:am 31/10/12 | Đăng tại CHÍNH TRỊ-KINH TẾ, VĂN HOÁ-XÃ HỘI | Đọc tiếp »

Thông điệp từ Hội nghị 6

Thông điệp từ Hội nghị 6

Chỉ có nhanh chóng chuyển sang dân chủ pháp trị mới tạo được cơ chế chính trị quốc gia bền vững, tránh được sự lũng đoạn của tài phiệt và chính phiệt, của những phần tử “cõng rắn cắn gà nhà”, giữ vững độc lập dân tộc, bảo đảm công bằng xã hội, duy trì ổn định, tạo môi trường và điều kiện để nhân tài xuất hiện cùng toàn dân phát triển đất nước.

07:19:am 18/10/12 | Đăng tại CHÍNH TRỊ-KINH TẾ | Đọc tiếp »

Chỉnh đốn Đảng hay chọn Dân Chủ

Chỉnh đốn Đảng hay chọn Dân Chủ

Đảng chỉ dám chỉnh đốn đảng của mình. Nhưng “chỉnh đốn” chỉ là vô hiệu bởi không thể vừa đá bóng vừa thổi còi, vừa sản sinh ra sâu lại vừa tự diệt sâu, lấy bầy sâu diệt từng con sâu. Sâu được sản sinh ra và nuôi dưỡng bởi chính hệ thống độc quyền, đặc quyền đặc lợi. Muốn trừ sâu cần chấm dứt độc quyền, cần để xuất hiện những cơ cấu nằm ngoài và độc lập với các cơ cấu của đảng và nhà nước cộng sản. Các cơ cấu độc lập này phải được bảo vệ bằng luật pháp công minh của hệ thống “pháp trị”. Thiếu những cơ cấu đó, “chỉnh đốn” chỉ là biện pháp “xoa dầu” cho người sắp chết, như chính ông Truơng Tấn Sang đã cảnh báo: “một bầy sâu là “chết” cái đất nước này”.

12:01:am 29/02/12 | Đăng tại CHÍNH TRỊ-KINH TẾ | Đọc tiếp »

Tầm nhìn thế giới và nhân loại

Tầm nhìn thế giới và nhân loại

Đối kháng lưỡng cực tư bản-cộng sản từ sau đệ nhị thế chiến đưa đến nguy cơ thế chiến hạt nhân khiến cả hai khối đều phải thay đổi chiến lược dẫn đến sự tan vỡ của khối cộng sản quốc tế. Vào cuối thế kỷ XX thế giới chuyển từ lưỡng cực đối kháng sang đa cực hợp tác giữa các nước giầu (Bắc bán cầu) và các nước nghèo (Nam bán cầu).

09:52:am 03/02/12 | Đăng tại THẾ GIỚI | Đọc tiếp »

Trận tuyến dân tộc – dân chủ

Trận tuyến dân tộc – dân chủ

Cuộc vận động dân chủ chỉ thật sự thành công khi mọi khuynh hướng và đoàn thể chính trị đều được tồn tại, và đều được bảo đảm môi trường và điều kiện cạnh tranh tự do như nhau.

01:28:am 21/01/12 | Đăng tại CHÍNH TRỊ-KINH TẾ | Đọc tiếp »

Biểu tình và sau biểu tình

Biểu tình và sau biểu tình

Cuộc chiến dân chủ chống độc tài diễn ra trong bối cảnh chính trị đặc thù của VN: vừa phải chống bành trướng Tầu, vừa phải chống độc tài đảng trị, lại vẫn phải sống chung với cơ chế độc tài tham những diễn ra hàng ngày chung quanh mọi người, như dân miền tây nam bộ phải sống chung với lũ. Cuộc chiến giữa hai bên lại tiếp tục, sau đối thọai, và sau biểu tình, trong một quan hệ đặc thù Việt Nam: quan hệ “vừa đối lập vừa thống nhất”, và luôn biến chuyển, giữa bên phản kháng và bên cầm quyền, trong mối nguy bành trướng Đại Hán “đỏ” TQ.

12:03:am 27/09/11 | Đăng tại CHÍNH TRỊ-KINH TẾ | Đọc tiếp »

Sách lược chuyển hóa

Sách lược chuyển hóa

…sách lược chuyển hóa nhằm bốn mục tiêu cụ thể: (1) tạo được áp lực từ xã hội và quần chúng đòi thay đổi chế độ chính trị; (2) nới lỏng được sự kiểm soát của đảng CSVN trong các lãnh vực văn hóa, giáo dục, thông tin, tư tưởng; (3) tạo được sự ủng hộ của quốc tế cho tiến trình dân chủ hóa; (4) xây dựng được nhân sự nồng cốt (core) và lực lượng dân chủ trong nước.

12:01:am 16/09/11 | Đăng tại CHÍNH TRỊ-KINH TẾ | Đọc tiếp »

Chuyển hóa xã hội tại Việt Nam

Chuyển hóa xã hội tại Việt Nam

Vấn đề còn lại chỉ là: nó sẽ sụp đổ như thế nào, êm thắm hay bạo loạn. Cục diện sẽ ngày càng rõ ra trong thời gian tới, và yếu tố quyết định nằm trong tương quan giữa “tự chuyển biến” và chuyển biến xã hội, trong đó tốc độ và tính chất của nhân tố “tự chuyển biến” sẽ cho thấy đột biến chính trị xẩy ra một cách êm thắm hay bạo lọan, và nhanh hay chậm. Tự chuyển biến chậm thì “cơn đau đẻ” dân chủ sẽ xẩy ra chậm, với nhiều bạo loạn, một điều chắc chắn không mấy tốt đẹp cho đất nước. Tự chuyển biến nhanh thì một nước Việt mới sẽ “chào đời” nhanh hơn, êm thắm hơn, đem lại thành quả tốt đẹp cho mọi người Việt và cho tương lai dân tộc.

01:08:am 26/08/11 | Đăng tại CHÍNH TRỊ-KINH TẾ | Đọc tiếp »

Tự chuyển hóa

Tự chuyển hóa

Chuyển hóa dân chủ tại Việt Nam, trong hơn 20 năm qua, đã và đang xẩy ra trong cả hai khu vực: ngoài xã hội và trong giới cầm quyền, cụ thể là ngay trong ban lãnh đạo CS.  Chuyển biến trong xã hội xẩy ra trong mọi tầng lớp nhân dân, từ trí thức [...]

08:18:am 27/07/11 | Đăng tại CHÍNH TRỊ-KINH TẾ | Đọc tiếp »

Giải pháp dân chủ

Giải pháp dân chủ

…chuyển hóa dân chủ cần được tiến hành phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn tại Viêt Nam, và trong tầm nhìn toàn cảnh: toàn cầu, toàn dân tộc và toàn diện (kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị). Nguyên tắc “đa nguyên trong nhất nguyên” cần được tuân thủ: mục đích là một, nhưng chiến thuật và phương thức thực hiện phải luôn luôn đa dạng, phong phú và cải tiến, thích hợp từng đối tượng, môi trường và điều kiện khách quan và chủ quan.

12:01:am 29/06/11 | Đăng tại CHÍNH TRỊ-KINH TẾ | Đọc tiếp »

Giải pháp dân chủ

Giải pháp dân chủ

…sách lược chuyển hóa nhằm bốn mục tiêu cụ thể: (1) tạo được áp lực từ xã hội và quần chúng đòi thay đổi chế độ chính trị; (2) nới lỏng được sự kiểm soát của đảng CSVN trong các lãnh vực văn hóa, giáo dục, thông tin, tư tưởng; (3) tạo được sự ủng hộ của quốc tế cho tiến trình dân chủ hóa; (4) xây dựng được nhân sự nồng cốt (core) và lực lượng dân chủ trong nước.

12:01:am 28/05/11 | Đăng tại CHÍNH TRỊ-KINH TẾ | Đọc tiếp »

Giải pháp dân chủ

Giải pháp dân chủ

Chưa có được sáng tạo văn hóa-xã hội-chính trị, tổng hợp và thích hợp trong thời đại toàn cầu, thì dân tộc chưa thể ổn định, thống nhất và phát triển bền vững. Dân chủ là một điều kiện và môi trường sinh hoạt cần có cho sáng tạo này. Nhưng niềm tin vào dân tộc phải là điểm tựa cần thiết khởi đầu cho cuộc vận động dân chủ, để thống nhất được mọi sức mạnh đa dạng và còn nhiều khác biệt, kể cả xung khắc, trong cộng đồng dân tộc trong ngoài nước.

10:28:am 15/05/11 | Đăng tại CHÍNH TRỊ-KINH TẾ | Đọc tiếp »

Tại sao chưa đến Việt Nam?

Tại sao chưa đến Việt Nam?

Dân chủ hóa là một trào lưu thời đại, một xu thế tất yếu, đã xẩy ra tại các nước Đông Âu, tại các nước Trung Á, và giờ đây đang xẩy ra tại các nước thuộc khối Hồi Giáo Bắc Phi và Trung Đông. Tại sao chưa xẩy ra tại Việt Nam, một nước [...]

12:11:am 12/04/11 | Đăng tại CHÍNH TRỊ-KINH TẾ | Đọc tiếp »

Dân chủ và dân tộc

Dân chủ và dân tộc

…vận động dân chủ là tạo một “sân chơi chung (dân chủ) với “luật chơi chung” (pháp trị) cho mọi “đội chơi” (toàn dân, mọi tổ chức) và trong mọi “trò chơi” (kinh tế, văn hóa, chính trị). Tức là vận động dân chủ nhằm tạo cơ chế, môi trường và điều kiện để mọi tài năng của mọi người Việt đều được phát huy. Vận động dân chủ khởi đi từ bệ phóng dân tộc, từ thế đứng toàn dân, để đạt đến điểm đích là toàn dân hạnh phúc và dân tộc hưng thịnh.

12:01:am 25/03/11 | Đăng tại CHÍNH TRỊ-KINH TẾ | Đọc tiếp »

Nhận định nhanh về chính biến ở Ai cập

Nhận định nhanh về chính biến ở Ai cập

Cuối cùng thì Tổng Thống Hosni Mubarak cũng phải ra đi dù cho đến ngay trước “đêm trừ tịch của độc tài” ông vẫn cố bám lấy chức Tổng thống trên danh nghĩa. Quần chúng Ai cập đã thắng, sức mạnh của nhân dân đã thắng. Cuộc biểu tình của mấy trăm ngàn người kiên [...]

03:48:pm 12/02/11 | Đăng tại QUAN ĐIỂM | Đọc tiếp »