WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

TQ đang vươn lên thế siêu cường: Hoa Kỳ có cần tránh chiến tranh với TQ không?

us-vs-china

Lời giới thiệu: Ông John Glaser là nhà nghiên cứu về an ninh thế giới tại đại học George Mason. Các bài nghiên cứu của ông thường được đăng tải trên tuần báo Newsweek, và các nhật báo Guardian, Washington Times. Đài CNN cũng thường dùng tài liệu của ông.

Trong bài nghiên cứu đăng trên tờ National Interest , ngày 28/12/2015, tôi trích thuật sau đây, ông Glaser, trích dẫn nhiều nguồn nghiên cứu của nhiều học giả khác như Graham Allison (giáo sư môn khoa học chính trị trường John F. Kennedy of Government tại đại học Harvard); John Mearsheimer (nhà nghiên cứu về bang giao quốc tế); Lyle Goldstein (gíáo sư phụ giảng về Trung quốc và Hải quân tại trường US Naval War College); Robert Jervis (Giáo sư trường Bang giao Quốc tế Adlai Stevenson, đại học Columbia); và nhiều nhà nghiên cứu khác trong nhiều lĩnh vực như giáo sư Charles Glaser, giáo sư Daniel Drezner, Joseph M. Parent (Trường Mỹ nghệ, đại học Miami), Paul K. MacDonald (Khoa học chính trị, đại học Wellesley) và giáo sư Barry Posen (Khoa học chính trị, đại học MIT) để đi đến kết luận rằng: 

Hoa Kỳ không cần phải giành thế thượng phong tại Á châu Thái bình dương, vì chính sách này có thể tạo ra chiến tranh một cách không cần thiết với Trung quốc.

Bình luận về ý kiến của ông John Glaser, ông Nguyễn Thế Cường thuộc nhóm Họp Mặt Dân Chủ (HMDC) cho rằng nếu Hoa Kỳ theo đường lối của ông John Glaser thì cũng phải thôi, nhưng “Chỉ tội cho Việt Nam. Việt Nam sẽ là nước bị thua thiệt nhất trong vùng”. Tôi đồng ý một nửa với ông Nguyễn Thế Cường. Nửa sau ông quá lo xa. Nếu những người lãnh đạo tại Việt Nam biết dân chủ hóa đất nước, áp dụng một chính sách đoàn kết dân tộc để huy động nội lực của toàn dân thì Việt Nam cũng có cái thế của một nước mạnh như Nhật Bản, Ấn độ có thể tự lo cho mình để không bị Trung quốc chèn ép mà không cần cái khiên chắn của Hoa Kỳ.

Sau đây là nội dung bài viết:

The Ugly Truth About Avoiding War With China

(by John Glaser)
Thế giới đang lên cơn sốt với nạn ISIS (Islamic State of Iraq & Syria), nhưng việc Trung quốc đang chuyển mình để trở thành một siêu cường cũng là chuyện làm cho các lý thuyết gia về chiến tranh và hòa bình nhức đầu. Nhà nghiên cứu Graham Allison lập luận rằng thế quốc tế hiện nay giữa Hoa Kỳ và Trung quốc giống như cái thế giữa hai thành phố Athens và Sparta thuộc Hy Lạp vào thế kỷ thứ 5 trước Tây lịch và trận chiến tranh giành thế độc tôn của Sparta kéo dài 30 năm làm cho hai nước đều kiệt quệ mà nhà sử học Thucydides sau này đã dẫn ra như một bằng chứng lịch sử bi đát về sự tranh hùng để giành quyền bá chủ .

Về phần giáo sư Graham Allison, ông sưu tập lịch sử chiến tranh trong 500 năm qua và thấy rằng trong 16 trường hợp lớn nhỏ có một nước đang mạnh và một nước đang lên thì có 12 trường hợp nước mạnh đánh phủ đầu nước đang lên để duy trì thế bá chủ của mình. Nghiên cứu về Trung quốc hiện nay, ông John Mearsheimer , một chuyên viên về bang giao quốc tế quả quyết rằng Trung quốc không thể trở thành siêu cường trong hòa bình được. Thế nào cũng có một cuộc chiến ác liệt làm cho cuộc chiến tranh chống ISIS chỉ là chuyện nhỏ.

Nhưng có một thực tế là Trung quốc chỉ thật sự là mối đe doạ của Hoa Kỳ nếu Hoa Kỳ nhất định duy trì thế mạnh của mình trên sân cỏ nhà Trung quốc. Đối với Trung quốc sân cỏ vườn nhà là Tây Thái bình dương. Nếu Hoa Kỳ không đòi thế thượng phong tại Tây Thái bình dương thì có thể tránh được chiến tranh. Trái lại nếu Hoa Kỳ quyết chận cửa ra biển của Trung quốc thì chiến tranh khó tránh.

Hiện nay Hoa Kỳ đang áp dụng chính sách 3 gọng để kềm chế Trung quốc:

1. Duy trì và củng cố thế liên minh đang có với các nước Nhật, Nam Hàn, Úc châu, Phi Luật Tân và Thái Lan.

2. Tăng cường phân bố lực lượng quân sự trong vùng Tây Thái bình dương để có thể đáp ứng mọi tình huống quân sự.
3. Hội nhập sâu xa vào sinh hoạt kinh tế trong vùng để giảm thiểu hay gạt ra ngoài ảnh hưởng kinh tế của Trung quốc.
Ông John Glaser viết, nếu tin rằng các biện pháp kềm chế Trung quốc sẽ làm cho Trung quốc dễ bảo hơn thì không có gì sai lầm bằng. Chính sách này chỉ làm cho tình hình an ninh trong vùng căng thẳng hơn.

Tại sao ? Vì Trung quốc vốn cảnh giác đối với Hoa Kỳ, cho rằng Hoa Kỳ luôn tìm cách tạo bất ổn cho Trung quốc như: Hoa Kỳ cam kết bảo vệ Đài Loan, Hoa Kỳ dàn trải một lực lượng Hải quân hùng hậu tại Biển Đông Trung quốc và Tây Thái bình dương và là nước có cam kết vừa chính thức vừa bán chính thức với tất cả các nước lân bang của Trung quốc. Trung quốc tin rằng Hoa Kỳ là một quốc gia bất thân thiện sẵn sàng làm bất cứ gì để giảm ảnh hưởng chính trị của Trung quốc trên thế giới .

Theo John Glaser, sự lo lắng của Trung quốc không phải không có căn cứ. Sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ chung quanh bờ biển Trung quốc có tính đe dọa. Hạm đội Thái bình dương của Hoa Kỳ luôn luôn thao diễn quân sự với các nước trong vùng. Hoa Kỳ còn một lực lượng quân sự mấy sư đoàn tại Nam Hàn và một lực lượng hùng hậu khác tại các hải đảo phía nam Nhật Bản không xa bờ biển Trung quốc bao nhiêu. Trong khi đó 40% dầu thô cung ứng cho nền kinh tế Trung quốc đều phải đi qua vùng biển mà trên nguyên tắc Trung quốc chưa đủ khả năng bảo vệ nếu có chiến tranh!
Theo giáo sư Lyle Goldstein, hiện Trung quốc theo chính sách phòng vệ. Nhưng nếu Trung quốc cảm thấy bị đe dọa hơn Trung quốc sẽ chuyển qua thế đối ứng và tình hình có thể trở nên xấu đe dọa hòa bình thế giới. (TBN: chính sách này đang được thử thách khi Hoa Kỳ thỉnh thoảng cho chiến hạm và máy bay thám thính bay vào vùng 12 hải lý chung quanh các hòn đảo Trung quốc đang xây đắp trong vùng biển Trường sa)

Nhưng nếu Hoa Kỳ biết cách chọn lựa, ổn định thế giới có thể được duy trì, trong khi Hoa Kỳ không mất mát gì. Nhiều nhà phân tích nghĩ rằng Hoa Kỳ có thể bỏ chính sách khống chế vùng Tây Thái bình dương mà không làm thiệt hại những quyền lợi cốt lõi của mình.

Hiện nay không có một chỉ dẫn gì Trung quốc sẽ đánh phủ đầu các lực lượng của Hoa Kỳ tại Tây Thái bình dương, cũng như không có ý định xâm lăng các nước trong vùng. Và mặc dù Trung quốc đang xây dựng một lực lượng Hải quân hùng hậu, Trung quốc cũng chưa có khả năng cũng như có ý định cắt đường biển quốc tế xuyên qua Biển Đông. Hãy nhìn vị trí của Hoa Kỳ trên bản đồ thế giới. Hoa kỳ nằm giữa lục địa Mỹ châu, phía Bắc (Canada), và phía Nam (Mexico) là hai đồng minh vừa yếu về quân sự vừa không có tham vọng. Hai bên sườn là hai đại đương. Trên đất nhà Hoa Kỳ có một kho võ khí nguyên tử lớn nhất thê giới. Trong khung cảnh đó duy trì một lực lượng quân sự lớn tại Đông Á không làm cho Hoa Kỳ an toàn hơn, chỉ tốn tiền và phung phí nhân lực.

Một nguyên tắc bất di dịch là muốn làm anh cả phải trả giá. Nếu Hoa Kỳ hứa bảo vệ các nước trong vùng không muốn bị Trung quốc ép, và duy trì hàng chục ngàn quân và hơn một nửa hạm đội tại Tây Thái bình dương thì nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ bị ảnh hưởng. Và sự triển khai một lực lượng như vậy làm cho Hoa Kỳ có nhiều rủi ro dính vào một cuộc chiến cục bộ, mà trên nguyên tắc chỉ lợi cho quốc gia được Hoa Kỳ bảo vệ hơn là có lợi cho Hoa Kỳ .

Nắm thế thượng phong chỉ hữu ích khi nó mang lợi lộc về cho quốc gia. Nếu tính sổ thật kỹ thì trong trường hợp “Tây Thái bình dương” lợi bất cập hại. Giáo sư Robert Jervis từng viết rằng, “chiếm thế thượng phong để tung hoành một cõi đã trở thành chuyện quá khứ”. Trong thời đại nguyên tử, không có nước nào muốn làm cho đất bằng nổi sóng để tự diệt, và khuynh hướng hợp tác giữa các nước lớn là khuynh hướng thời thượng. Giáo sư Charles Glaser cũng lý luận tương tự như vậy. Ông nói: “Thời đại đơn cực đã quá mùa. Hoa Kỳ không nên theo đuổi một chính sách tốn kém nói là để bảo vệ quyền lơi cốt tử của quốc gia mà quên rằng mình đã có sự an toàn cần thiết.” Về phương diện kinh tế, giáo sư Daniel Drezner lý luận: “Người ta thường phóng đại rằng kẻ mạnh nhất sẽ thu được nhiều quyền lợi kinh tế nhất. Không có gì chứng tỏ điều đó là chân lý.” Trên thực tế, một chính sách đối ngọai dựa vào sức mạnh để “làm giàu” là một chính sách sai lầm (TBN: chính sách này chỉ đúng một thời khi các nước Âu châu tranh nhau đi chiếm thuộc địa vào thế kỷ thứ 19)
Nghĩ cho cùng, chính sách giành sức mạnh tại Đông Á của Hoa Kỳ hiện nay trên căn bản không phải vì an ninh quốc gia, cũng không phải vì quyền lợi kinh tế mà chính yếu vì tự ái.

Theo dòng lịch sử, học giả William Wohlgorth chỉ ra rằng: “Quốc gia nào đang vươn lên hàng siêu cường thường tìm cách thích ứng với khuôn mẫu có sẵn chứ không tìm cách phá bỏ để vươn lên.” Sử gia Thucydides viết rằng, nguyên nhân cuộc chiến tranh Peloponesian giữa Athens và Sparta không phải do “sự vươn lên của Athens vì Athens không đe dọa quá đáng cho nền an ninh và thịnh vượng của Sparta, nhưng Sparta phải hành động (kéo hạm đội sang đánh Athens) vì sự vươn lên của Athens đe dọa thế lãnh đạo thế giới Hy Lạp của Sparta.” Cũng vậy sự vươn lên của Đức bên cạnh siêu cường Anh quốc đưa đến Thế chiến I do một tình cờ lịch sử hơn là vì Anh quốc sợ bị Đức chèn ép quyền lợi. Hoa Kỳ bị ám ảnh bởi sự vươn lên của Trung quốc rõ ràng không phải vì an ninh của Hoa Kỳ bị đe dọa hay vì mất quyền lợi kinh tế mà chính vì tự ái nước lớn. Nhưng nếu đi đến chiến tranh vì tự ái thì không phải là khôn ngoan .

Hai nhà nghiên cứu Joseph M. Parent và Paul K. MacDonald nghĩ rằng: Hoa Kỳ nên thay thế chính sách đối ngoại hiện nay là duy trì sự hiện diện quân sự khắp nơi trên thế giới và ưa can thiệp vào những chuyện chỉ liên hệ bên lề đến quyền lợi của mình, bằng sự xác định lại cái gì thật sự là quyền lợi sinh tử của mình để giảm thiểu chi tiêu quốc phòng và rút dần quân đóng ở nước ngoài về. Hai ông Parent và MacDonald lập luận rằng duy trì các tiền đồn xa là sách lược phòng chống của chiến tranh lạnh theo thuyết dominos khi kẻ thù (Xô viết) là một đối tượng nguy hiểm công khai tuyên bố quyết diệt Hoa Kỳ để thiết lập một thế giới đại đồng ảo tưởng. Thuyết “tiền đồn và ngăn chận” này không còn ăn khách nữa.

Ông Barry Posen tại đại học MIT (Boston, Hoa Kỳ) chủ trương Hoa Kỳ nên giảm bớt sự hiện diện quân sự tại Á châu Thái bình dương. Ông nói các nước có khả năng trong vùng sẽ tự đảm trách công việc bảo vệ mình trước đe dọa của Trung quốc. Sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ có thể làm cho Hoa Kỳ dính líu vào những cuộc tranh chấp địa phương có thể trở thành chuyện lớn .

Thật ra Hoa Kỳ có chính sách “làm đàn anh” tại Đông á trước khi Trung quốc bước vào sân chơi siêu cường, cho nên nếu (Hoa Kỳ) nói cần duy trì sự hiện diện vì Trung quốc đang lên là một lập luận thiếu căn bản. Trên thực tế dù cho kinh tế (và đi theo là sức mạnh quân sự) của Trung quốc càng ngày càng lớn mạnh, viễn ảnh Trung quốc làm chủ Á châu Thái bình dương cũng còn rất xa vời.

Muốn làm chủ Á châu -Thái bình dương,Trung quốc phải chứng tỏ vượt trội hơn các quốc gia trong vùng về mọi phương diện. Điều này không dễ vì Ấn Độ cũng có mộng siêu cường, có vũ khí nguyên tử và được bảo vệ bởi dãy núi Hy Mã Lạp Sơn. Nhật Bản là một quốc gia kiên cường và có khả năng trở thành một lực lượng quân sự, kể cả vũ khí nguyên tử trong một thời gian ngắn nếu cảm thấy bị đe dọa. Liên bang Nga cũng có thể kềm chế ảnh hưởng của Trung quốc trong vùng Trung Á và sự hiện diện của Hải quân Liên bang Nga vùng Bắc Thái Bình Dương cũng không cho phép Trung quốc đầu tư tất cả sức mạnh của hạm đội về phía nam. Trung quốc có vấn đề dân số và tình hình luôn luôn bất ổn tại Tân Cương và Tây tạng. Trong bối cảnh đó Hoa Kỳ có thể rút ra khỏi Tây Thái bình dương và vẫn đủ thì giờ trở lại nếu cần.

Nếu (1) kinh tế lệ thuộc lẫn nhau, (2) gây chiến tranh để giành thế siêu cường độc nhất trong thời đại toàn cầu hóa đã lỗi thời, thì không có căn bản nào để kết luận chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung quốc là điều không thể tránh được. Tuy nhiện lịch sử thế giới chứng tỏ rằng khi có một quốc gia vươn lên thế siêu cường, thế giới sẽ trải qua một thời kỳ tế nhị và nguy hiểm. Nếu không có chiến tranh thì tranh chấp ngấm ngầm cũng làm cho thế giới trải qua những ngày ăn ngủ không yên.

Nếu Hoa Kỳ nhất quyết duy trì thế thượng phong của mình tại Đông Á để chận sự bành trướng của Trung quốc thì có nhiều rủi ro chiến tranh. Và dù tránh được chiến tranh Hoa Kỳ cũng trở nên mệt mỏi một cách không cần thiết.
Tác giả John Glaser kết luận: Đó là điều Hoa Kỳ không cần làm mà vẫn vững như bàn thạch./.

John Glaser

Trần Bình Nam (lược dịch)

Jan. 1, 2016

© Đàn Chim Việt

75 Phản hồi cho “TQ đang vươn lên thế siêu cường: Hoa Kỳ có cần tránh chiến tranh với TQ không?”

  1. Thái Hoàng says:

    Trung quốc đã đưa tám tổ hợp tên lửa S 300 ra Hoàng sa. Đây là kết quả của việc Mỹ bao năm qua không quyết tâm thực sự ngăn Trung quốc xâm chiếm và xây dựng căn cứ quân sự tại biển Đông, họ chỉ nói to mồn rồi lại bỏ đó nên khi Mỹ tổ chức hội nghị với các nước Đông Nam Á thì Trung quốc đã hoàn thành xong tiền đồn quân sự ở các đảo, nay mang hỏa tiễn ra để rằn mặt Mỹ và các quốc gia đang có tranh chấp. Đây là thất bại của Mỹ làm tình hình biển Đông sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Nói ngăn chặn Trung quốc nhưng lại sợ Trung quốc đó là tâm lý của OBama. Còn Việt nam thì giờ làm gì để lấy lại đảo bị Trung quốc chiếm? Đó là câu hỏi lớn.
    Người ta gọi OBama là con vịt què là chính xác.

    • Tien Ngu says:

      Mới bên kia là con vịt què, nhãy cái tọt qua đây thành Thái…Dúi…

      Sao không mở hoặc đơn khoe từ..Đức, Anh, Hoa Kỳ, cho nó thêm xôm tụ, em?

    • Tudo.com says:

      Trung Cộng đưa S300 qua Hoàng Sa, Mỹ đưa THAAD qua Nam Hàn,Nhật và Ba Lan, Tiệp Khắc. . . sát nách Nga Tàu làm hai nước đó nổi điên. Và theo kết quả thử nghiệm mới nhất của Raytheon và Lockheed Martin thì Vận tốc và Định vị mục tiêu là. . .tuyệt cú mèo!

      Chưa có ai. . . khùng như VN, biết Mỹ sợ Tàu mà hết Dũng xà mâu tới Trọng Lú cứ qua Năn nỉ ỉ ôi với Obama giúp là sao?

      VN muốn lấy lại Hoàng, Trường Sa?
      Dể ụi, VC cứ thay phiên nhau. . . bóp Tập Cận Bình cho tới khi thái. . .dúi là hắn trả lại!

  2. Huong Nguyen says:

    Có độc gỉa/còm sĩ hỏi Trần Bình Nam là tên hay bút hiệu nghĩa là ông không biết gì về Trần Bình Nam cả? – Dĩ nhiên là bút hiệu. Ông là 1 nhân vật lớn của chế độ VNCH ngày trước, làm đến chức…Dân Biểu Quốc Hội. Ông đã từng chống đối việc viện trợ Mỹ để cứu VNCH vào những tháng cuối cùng của chế độ. Qua Mỹ, ông là cố vấn danh dự của 1 lực lượng có tên là Lực Lượng Phục Quốc. Ông có 1 người bạn thân mà ông rất kính phục là Võ Nguyên Giáp. Bọn CS rất sợ ông nên ông về Việt-Nam chơi 2 lần mà chúng không dám làm gì ông cả. Bậy giờ ông là cái gì thì … chỉ có trời mới biết!

    • Tudo.com says:

      @Huong Nguyen:”Bậy giờ ông là cái gì thì … chỉ có trời mới biết!”

      Nếu Trần Bình Nam từng là dân biểu và chống Mỹ viện trợ cứu VNCH thì. . . ha ha ha, tôi biết chắc ông ta là bạn thân, rất thân với Lý quý Chung, Ngô công Đức, Trần Bá Thành . . . .

      Cũng nhân dịp nầy xin hỏi, chẳng hay ông TBN có thể cho đọc giả biết quý danh thật và đồng thời giải thích những điều Huong Nguyên nói về mình được không ?

  3. Chúng tôi vừa đọc bài báo hay đăng trên báo ; Xin gửi đến bạn đọc và báo Dân Trí để tự quán xét:
    Bốn ngộ nhận khá phổ biến về CHDCND Triều Tiên
    Cập nhật lúc: 19:00 13/01/2016
    – Để tiếp cận thành công Bình Nhưỡng, các nhà hoạch định chính sách phương Tây cần phải từ bỏ bốn ngộ nhận khá phổ biến về CHDCND Triều Tiên.
    Ít có nước nào gây nhiều phiền hà cho các nước láng giềng như CHDCND Triều Tiên (Triều Tiên). Với vụ thử nghiệm hạt nhân thứ tư gần đây, Bình Nhưỡng một lần nữa đối đầu với tất cả các cường quốc ở Châu Á và thế giới. Như thường lệ, hầu hết những lời bình luận đều tập trung vào việc liệu Triều Tiên có phóng đại vụ thử hạt nhân vừa qua và ai là người chịu trách nhiệm đối với diễn tiến tình hình ngày càng đáng lo ngại này.
    Các nhà hoạch định chính sách phương Tây hiện đang đau đầu trước câu hỏi: Thế giới có thể làm gì với Triều Tiên và nhà lãnh đạo Kim Jong-un vốn bị coi là “cứng đầu cứng cổ”?
    Trước khi có thể trả lời câu hỏi này, cách tốt nhất là tránh không bị rơi vào bốn ngộ nhận khá phổ biến về CHDCND Triều Tiên.
    Ngộ nhận đầu tiên là CHDCND Triều Tiên dưới sự lãnh đạo của ông Kim Jong-un là một đất nước điên khùng và phi lý. Trên thực tế, mọi bằng chứng đều cho thấy Triều Tiên dưới quyền các nhà lãnh đạo họ Kim luôn tỏ ra hợp lý, nếu không muốn nói là quá hợp lý. Tất cả mọi thứ mà Triều Tiên đã làm cho đến nay đều xoay quanh mục đích “sự tồn tại của chế độ”. Theo quan điểm của các nhà lãnh đạo Triều Tiên, sự tồn tại của chế độ luôn bị đe dọa nghiêm trọng. Một cuộc thử nghiệm hạt nhân, nếu thành công, rất có thể làm tăng khả năng tồn tại của chế độ. Điều này không làm thay đổi thực tế rằng một nước Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân có thể là tin xấu đối với các nước khác ở Châu Á.
    Ngộ nhận thứ hai là nhân dân Triều Tiên không ưa thích các nhà lãnh đạo họ Kim và sự sụp đổ từ bên trong của chế độ ở Bình Nhưỡng là không thể tránh khỏi.
    Một lần nữa, đây là một sự ngộ nhận của phương Tây. CHDCND Triều Tiên là một quốc gia độc đáo vì có lịch sử và văn hóa riêng. Ở nước này có một sự trùng hợp đáng kể giữa hai thuật ngữ “quốc gia” và “dân tộc”. Tại Triều Tiên, người dân coi dòng họ Kim là quốc gia và nhà nước. Vì vậy, việc bảo vệ dòng họ Kim chính là để bảo vệ các ý tưởng về nhà nước ở Triều Tiên. Bất kỳ cải cách đáng kể nào trong tương lai đều chỉ có thể là một quá trình từ trên xuống dưới.
    Ngộ nhận thứ ba coi Trung Quốc – đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên – nắm giữ chìa khóa cuối cùng cho các giải pháp về vấn đề Triều Tiên. Đây là một cách nhìn nhận rất thô thiển về quan hệ Trung-Triều, nếu không muốn nói là hoàn toàn sai lầm. Mặc dù Trung Quốc có lẽ có nhiều ảnh hưởng đối với Triều Tiên hơn bất kỳ quốc gia nào khác như Nga hay Mỹ, nên nhớ rằng CHDCND Triều Tiên là một quốc gia độc lập với lý tưởng và thể chế riêng. Trong ba năm qua, Triều Tiên đã nhiều lần xúc phạm và đe dọa lợi ích quốc gia của Trung Quốc. Việc nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un vẫn chưa hội kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là bằng chứng tốt nhất cho thấy mối quan hệ khá lạnh nhạt giữa hai nước láng giềng vốn được coi là “như môi với răng” này. Lịch sử đã nhiều lần chứng tỏ rằng chính sách Triều Tiên của Trung Quốc chỉ phục vụ lợi ích của Bắc Kinh, chứ không phải phục vụ lợi ích của Bình Nhưỡng.
    Bon ngo nhan kha pho bien ve CHDCND Trieu Tien-Hinh-2
    Việc nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un vẫn chưa hội kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho thấy mối quan hệ khá lạnh nhạt giữa hai nước láng giềng vốn được coi là “như môi với răng” này.
    Ngộ nhận thứ tư là các biện pháp trừng phạt quốc tế tỏ ra hữu hiệu đối với Triều Tiên. Thật không may, đây có lẽ vẫn là ngộ nhận lớn nhất của các nhà hoạch định chính sách phương Tây. Trên thực tế, trừng phạt kinh tế không có bất kỳ ảnh hưởng lớn nào đến nền kinh tế Triều Tiên. Trong khi đó, hành động quân sự là quá tốn kém và đầy nguy hiểm mà không một cường quốc nào dám làm thử. Với mỗi ngày trôi qua, Triều Tiên đang tiến gần hơn việc trở thành một “cường quốc hạt nhân” đầy đủ chức năng.
    Nếu tất cả những ngộ nhận nói trên khiến cho người ta cảm thấy bi quan, thì có tin tốt là ngay cả khi trở thành “cường quốc hạt nhân”, về cơ bản Triều Tiên sẽ vẫn sẽ ứng xử một cách hợp lý.
    Vũ khí hạt nhân trong thời đại ngày nay chỉ có chức năng tự vệ. Trong khi đó, CHDCND Triều Tiên vẫn còn là một quốc gia khá yếu kém và không an toàn, bất kể có hoặc không có vũ khí hạt nhân. Cộng đồng quốc tế có thể áp dụng chiến lược “ngăn chặn” đối với Triều Tiên và khuyến khích cải cách trong nước dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Chỉ có điều, khi tiếp cận vấn đề Triều Tiên, các nhà hoạch định chính sách phương Tây cần tránh xa những ngộ nhận khá phổ biến và nguy hiểm nói trên.
    Minh Châu

    • Austin Pham says:

      “Các nhà hoạch định chính sách phương tây “ hoàn toàn không có ngộ nhận gi ráo với Triếu Tiên. Đối với họ thì nước cộng sản nào cũng đói và dốt. Lãnh đạo cộng sản ở đâu cũng hung hăng, gian ác, đểu cáng không chỉ với các nước khác mà còn với chính dân của nó. Những quốc gia cộng sản đích thực là những nông trại súc vật dưới mắt của những người có tự do, có hiểu biết. Lãnh tụ của cộng sản toàn là những thằng/con khốn nạn khi cái mỹ từ “cách mạng” đồng nghĩa với máu xương của dân tộc nó phải đổ như sông như núi. Ngược lại cơm thì không có ăn, giá trị nhân bản không còn, tương lai cũng là hiện tại và hiện tại là trung tâm điểm để…thèm thuồng quá khứ.
      Tóm lại, “Các nhà hoạch định chính sách phương tây “ đã có thể đập thằng Ủn thấy mẹ bất cứ lúc nào. Thế nhưng câu hỏi là quốc gia nào sẽ “nuôi cơm và giáo dục” đám “súc vật” bị nhốt trong chuồng bởi gia đình thằng Ủn Ỉ…a hơn nửa thế kỷ qua, một khi chúng được giải phóng. Nam Hàn chịu sao thấu với 2500 sư đoàn bị gậy sẳn sàng… chỉa, xin, giật mọi thứ lúc xổng chuồng. Đám đó đâu có chịu ăn vũ khí hột…nhơn!
      Thằng tàu đã đào tạo tụi lãnh đạo Triều Tiên và sẽ tự chuốc lấy hậu quả. Rõ như ban ngày!

      • Tudo.com says:

        @Austin Pham: “Nam Hàn chịu sao thấu với 2500 sư đoàn bị gậy sẳn sàng… chỉa, xin, giật mọi thứ lúc xổng chuồng.”

        Tự nhiên tôi. . . ớn lạnh tới xương sống rồi tay chân run lên khi đọc tới đoạn nầy của còm sỹ Austin!
        Tôi nghĩ mình bị cảm lạnh, nhưng không, tôi run vì khi tôi hồi tưởng tới đám “súc vật” Trường Sơn xổng chuồng vào Sàigòn . . . chỉa nào là CKC, AK47,B40,T54. . . vô đầu dân miền Nam rồi hốt, rồi giựt. . . mà tôi run.
        Từ một miền Nam trù phú, có của ăn của để vậy mà chỉ một thời gian ngắn sau khi bị. . .”giải phóng” đành phải gặm BoBo, củ chuối!

        Và một Tây Đức không đánh nhau, giàu có, vậy mà è cổ ra nuôi đám ăn mày phía Đông Đức hai mươi mấy năm qua gần ná thở.
        Cho nên chuyện lo cho nam Hàn và đám báo cô bắc Hàn là chuyện chính, đáng!

    • qdnb says:

      ừ thì Tây phương người ta để cho cậu Kim ủn ỉn diễn tuồng hề cho vui thôi chứ dọa được ai?
      chỉ một cú hỏa tiễn của Bắc Hàn vừa rời bệ phóng là nó san bằng đất nước cậu Ủn ỉn thành bình địa ngay
      tôi nghĩ cậu Ủn ỉn không điên khùng như vậy, cậu khôn lắm chứ không điên đâu, cậu giả khùng thì có

    • UncleFox says:

      Cảm ơn đồng chí Nguyễn Hoàng đã cung cấp thông tin . Bài báo trên rất hữu lý . mỗi nước đều có quyền kiếm ăn theo cách riêng . Mỹ và các nước tư bổn lề có quyền gì cấm Bắc Triều Tiên không được chế tạo bom H để làm cần câu cơm hỉ ? các nước CS nói chung, làm kinh tế rất tồi, nhưng về khoản ăn cắp kỹ thuật (Việt Cộng gọi là “công nghệ”) và chế tạo vũ khí cấm để đe doạ lân bang . Bao giờ chế tạo thành công bom H, thỉnh thoảng “xin đểu” các anh Nam Hàn, Nhật Bản tí tiền “bảo kê” để nuôi dân thì thực là .. “hợp lý” chán !
      Chỉ sợ đường thì dài mà óc còn quá ngắn, bom Ếch chưa chế tạo xong mà đồng chí Kim Ủn đã lăn quay củ từ vì chứng béo phì thì thực tiếc cho đồng chí Nguyễn Hoàng đã bõ công liếm bi “kậu” quá !

  4. hn says:

    Bài lược dịch rất khó hiểu
    Ông TBN nên kèm theo bản chính bằng tiếng Anh

  5. Nguyễn Kim Nên says:

    Ở Phương Tây bây giờ cũng có 1 số chính trị gia, cựu chính trị gia và doanh nhân (dĩ nhiên) luôn luôn kêu gọi “để yên cho Trung cộng muốn làm gì thì làm” .

    Các doanh nhân thì mỗi năm kiếm bạc triệu $US cho đến hàng trăm triệu $US cho nên chúng chỉ biết lợi nhuận thôi . Không có gì lạ . Ngày xưa cũng có các doanh nhân hợp tác với Hitler dù là Hitler đang tàn sát hàng triệu người Do Thái .

    Các chính tri gia thì ham cơ hội kiếm tiền cho ngân sách nhà nước từ sự hợp tác với Trung cộng . Chẳng hạn như bọn Vương quốc Anh hiện giờ .

    Còn bọn cựu chính trị gia, bọn “bình luận gia” xảo quyệt hoặc ngu dốt thì kêu gọi “chia xẻ quyền lực” với Trung cộng . Làm như đây là thế kỹ 18-19, các nước “lớn” cứ “chia xẻ quyền lực”, chẳng đếm xỉa gì đến phẩm giá, quyền lợi của các nước “nhỏ” .

    Nhưng xu thế của thế giới hiện tại là các quốc gia đều ngang hàng với nhau . Trong đó nước Mỹ là người bảo vệ những giá trị tự do, dân chủ, công khai, minh bạch . Đương nhiên những thế lực đen như bọn Tàu cộng thì chỉ muốn tiếm quyền “bá chủ thế giới” . Nhưng nước Mỹ có đủ khả năng để dập cho bọn Tàu phù nếu bọn chúng ngoan cố, hung hăng ,

    Các dư luận viên thì hoang tưởng là sẽ nhờ Bắc Hàn dùng bom H tiêu diệt Mỹ ! Mắc cười quá !

  6. Sỹ Hài says:

    Hỏa tiễn phòng không của Bắc Triều tiên đủ sứ xơi tái máy bay B52 này vì nó bắn tới độ cao 15.000 Km. Bay vào vùng trời Nam Triều tiên thôi, còn không vào nổi Bắc triều tiên. Thị uy cho vui thôi. Mỹ thừa biết hỏa tiễn tầm xa của quốc gia này có thể bắn đến Mỹ mà.

    • Nguyen Trong says:

      Nhà văn Xuân Vũ viết ” Cộng sản Việt nam hễ mở miệng là nói láo ” . Dư lơn viên SH nói Bắc Hàn chế hỏa tiễn bay cao 15000 km có thể bắn hạ B52 là nói láo nhá .

    • tèo says:

      Tam loại vủ khí của Mỹ đẻ Mỹ có thể làm chủ thế giới:
      1/quân phục tàng hình
      2/bom xung ddieejnEMP lắp trong vệ tinh
      3/máy bay không người lái
      4/tên lữa siêu thanh có thể tấn công toàn thế giới trong vài phút
      5/pháo điện tử có thể bắn đàu đạnlên đến 2,4km/giây(8600 km /giờ)
      6/vũ khí laser
      7/súng phóng lựu thông minh XM-75
      8/vũ khí laser lắp trong vệ tinh.

      Mỹ vẫn là siêu cường về quân sự trên thê giới….
      Cố nhiên còn nhiều vũ khí bí mật chưa công bố…

      Người ta nói Hoàng Trường Sa nếu có đụng độ vói TC thì chĩ cần ít phút là thổi bay tất cả (trở về HTS nguyên thủy)

      Người ta kể chuyên ,bô đôi CSVN khi dàn trân phục kích ở campuchia ,sáng ra bất ngờ là đã chết hết trong tư thê vần như còn sống …

      Chiến tranh chưa xãy ra và TC cũng như Mỹ và các QG trên thế giới không muốn có chiến tranh xãy ra,vì sự hũy diệt rất lớn lao . Đánh nhau theo sấm Nostradamus thì sau cùng Mỹ THẮNG…
      Còn theo sấm ký thì VN sẻ mất 1/2 miền Nam (phía đuôi chìm xuống biễn (nước dâng cao hơn.hay đập xấy của TC trên sông Mekong bị vở?)

      Đừng úy phục Bắc Triều Tiên vì càng nói người CS VN càng xấu hổ ( Ngay cả campuchia và Lào VN còn thua nữa mà !).VN không có gì hết thì IM ĐI ,RÚC vào háng của Tàu mà tìm bình an trong nô lệ .

      Và quả thật như vậy ! Không phải bi quan ,nhưng rỏ ràng là BẮC THUỘC lần thứ 3. Có lẻ không phải ,mà là VN thành Tây tạng ,Mông , Hồi SÁT NHẬP VÀO TAU trong nay mai.

      Người VN chĩ nhìn về VN và khóc “VN tôi đâu ?” hởi bọn bán nước cầu vinh?

      Nghe nói NP Trọng tiếp tục làm thêm 2 năm nữa…. Phải chăng là đẻ bàn giao VN cho TC?

      “ĐM óc lợn . Mất nước tới nơi ,ở đó mà ca ngợi cs chửi Mỹ” (một phv của ĐCV)
      (việc nhà không lo,lo chuyện bao đồng )!
      Nếu có đánh nhau VN bộ bình yên “đu dây” đẻ hưỡng lơi hay sao mà ở đó ca TC Nga bây giờ tới Bắc Triều Tiên…Thật tởm !!!!
      (tèo)

    • Ngô Vĩnh Tường says:

      Hỏa tiễn phòng không nào mà có thể bắn cao tới 15.000 km vậy bạn?

      • Tudo.com says:

        @Ngô Vĩnh Tường says:
        12/01/2016 at 11:53
        “Hỏa tiễn phòng không nào mà có thể bắn cao tới 15.000 km vậy bạn?”

        Ậy,ậy!
        Đây là loại mà nhà kỉ thụt da. . .Sỹ Hài hước muốn nói đến giống như loại tên lửa của. . . bác Hồ đó mà.
        Nó,(tức loại hoả tiển của Bác) được thiến ra, phơi khô, (nếu cần gấp có thể sấy) treo lên bong bóng thả bay trên mây, chờ ở đó cho đến khi địch xuất hiện, các chiến sĩ cái của Bác lập tức tuột quần bấm. . .Rì mốt khai hoả, bảo đảm và đãm bão không có bất cứ loại. . . đồ phi cơ nào chạy khỏi!

        Và theo tin tình báo nhân dân ta cho biết, bọn đế quốc Mỹ nó sợ loại hoả tiển nầy đến nổi chúng nó khóc. . . ướt giường mổi đêm!

    • ABC says:

      Không biết ông Đinh thế Huynh, khi tuyển mộ dư-luận -viên, tiêu chí ông đặt ra là như thế nào nhỉ?
      Thời buổi bây giờ, mà vẫn còn những câu chuyện thần thoại kiểu như “Mig tắt máy, nấp trong mây phục kích máy bay Mỹ” thì con nít nó cũng cuời vào mặt.
      -Có biết độ cao 15 ngàn kilomet là cao bao nhiêu không hở cậu bé dư luận viên Sỹ Hải ?

  7. Nguyễn Kim Nên says:

    Những “nhà bình luận” vô nguyên tắc, hèn hạ như John Glaser mà ông Trần Bình Nam cũng giới thiệu với độc giả người Việt . Không những thế, ông TBN còn hoàn toàn đồng ý với John Glaser nữa, thì thật không biết lập trường của ông này là như thế nào ?

    Người ngu dốt nhất cũng biết 1 bước lùi nhường cho kẻ háo chiến cũng là 1 sự mời gọi nó tiến thêm 1 bước nữa . Và nó sẽ lấn áp thêm, thêm nữa, cho đến khi người ta chịu không nỗi nữa . Khi đó thì cũng phải dùng tất cả sức lực mà ngăn chặn nó; . Và khi đó thì sự ngăn chặn đã quá trễ . Chiến tranh khi đó mới là không tránh khỏi .

    Không ngăn chặn Tàu khi nó chưa đủ mạnh mà đợi nó hoàn thiện sức mạnh và bố trí chiến lược đầy đủ rồi thì hãy chống lại nó . Không lẽ Trần Bình Nam không đủ khôn ngoan để thấy được sự vô lý đó ? Lý lẽ của Glaser: chỉ cần để cho Ấn, Nhật, Nga … cản trở Tàu là đủ thì thật hèn nhát và vờ vĩnh … ngây thơ .

    Chỉ có nước Mỹ có đủ khả năng và ý chí để ngăn chặn dã tâm bành trướng của Tàu thôi ông TBN ạ .

    • vnch says:

      Chúng tôi là con rối của Mỹ thì ăn thua mẹ gì với các ông, mặc cha chúng tôi, miễn là các ông đừng vào Nam vơ vét thóc gạo của chúng tôi, khuân đồ của chúng tôi, vét vàng trong ngân hàng của chúng tôi..
      Khuân đồ của đồng bào ruột thịt mà không biết xấu hổ à?

      • VNDCCH says:

        Các anh thông cảm cho.

        Chúng tôi đói quá, không khuân thì chết đói sao!

        Còn chuyện xấu hổ kệ mẹ bác Hồ lo.

    • Dat song says:

      Trần Bình Nam, là tên hay là bút danh? Nếu là bút danh, thì Bình Nam này, có phải nghĩa là, bình đinh nước Nam không? Có mùi tàu khựa rồi.

  8. Hồ chủ tịt says:

    Chết cha rồi các cháu ơi, Bác ở dưới này vẫn quán triệt tình hình trên dương thế
    Từ ngày Bác cháu ta đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào thì nhân dân ta ngày càng đói khổ, Bác ở dưới này cũng gặm khoai sắn là thường, bọn cán bộ quản lý lăng phần thì thiếu gạo, thiếu gà vịt, phần thì chúng nó ăn bớt ăn xén phần của Bác nên chúng nó chỉ cúng Bác bằng khoai lang luộc và sắn thôi
    Từ ngày bang giao với Đế cuốc Mỹ năm 1992 toàn dân ta nhờ bơ thừa sữa cặn của chúng nó mà no nê, nay Bác đọc nhiều cái còm nói thằng Tầu phù, Thằng Kim Ủn Ỉn, Thằng Pu tin …chúng nó toa rập nhau đánh phá bọn Đế cuốc
    Bác lo thấy mẹ, chúng nó bao vây Đế cuốc thì Bác cháu ta hết hy vọng có bơ thừa sữa cặn, Bác cháu ta lấy cái chó gì mà đớp, lấy cái chó gì mà bỏ vào mõm chứ
    Nguy rồi

  9. UncleFox says:

    Tiên sư bố thằng ráo sư này rốt thậm dốt tệ . Mỹ rút khỏi Tây TBD, nhường cho TQ thì Biển Đông sẽ hoàn toàn bị thằng Tầu Khựa chế ngự . Nó sẽ mở đường từ Ấn Độ Dương bằng kênh đào ngang qua Thailand để chở nhiên liệu và hang hoá về nhà nó . Và cái eo biển Malacca sẽ bị nút chặt bằng thuỷ lôi và tầu nổi, tầu ngầm . Khi ấy thì cả thế giới phải học tiếng Tầu … để khóc .

    Các đồng chí Thế Anh, Trần Đại Nghĩa, Phạm Mạnh Hải .. thân mến,
    Theo tinh thần dương vật biện trứng thì đế quốc Mỹ đang thua tụt quần trước Trung Cộng hùng mạnh . Bằng chứng “cụ thể” nhất là từ khi Biển Đông của Mỹ rơi vào tay thằng Khựa, Obama chỉ biết thúc thủ đứng nhìn chứ có dám lên tiếng phản đối chiếu lệ như quân đội nhân dân Việt Nam “vô đối” của chúng ta đâu .
    Đất nước chúng ta sắp được trở thành một huyện của Thiên Triều, nguyện ước cháy bỏng trong tim Kụ Hồ nay sắp thành hiện thực . Hãy cố gắng lên nhé các đồng chí !

  10. Minh Đức says:

    Trích: “Ông Barry Posen tại đại học MIT (Boston, Hoa Kỳ) chủ trương Hoa Kỳ nên giảm bớt sự hiện diện quân sự tại Á châu Thái bình dương. Ông nói các nước có khả năng trong vùng sẽ tự đảm trách công việc bảo vệ mình trước đe dọa của Trung quốc”

    Cho rằng cách nước trong vùng có thể tự bảo vệ chống lại Trung Quốc không cần đến Mỹ là sai. Trung Quốc là nước lớn, các nước khác nhỏ hơn, không chống nổi Trung Quốc về mặt quân sự và cũng bị lấn át về mặt kinh tế. Nhìn quanh Á Châu, Nhật mạnh nhất nhưng có thể cự được với Trung Quốc trong một trận chiến ngắn nhưng không thể chống lại Trung Quốc trong một cuộc chiến tranh toàn diện vì Trung Quốc có số đông. Cũng giống như trong thời Chiến Tran Lạnh, các nước Tây Âu không thể chống lại Liên Xô vì Liên Xô đông dân mà lại dồn đến 30% GDP vào quân sự. Nếu không có Mỹ chống lưng thì Liên Xô đã có thể chiếm Tây Âu rồi.

Leave a Reply to vnch