WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Một đời phát thanh

Bà Diane Rehm. Ảnh thedianerehmshow.org

Bà Diane Rehm. Ảnh thedianerehmshow.org

Về Diane Rehm

Người Mỹ hoạt động trong ngành phát thanh nói riêng, truyền thông nói chung, nếu từ 30 tuổi trở lên, U30+, không mấy ai không biết đến Diane Rehm, một “legend” trong ngành truyền thanh. Vì thế, khi nghe bà tuyên bố sẽ giải nghệ sau cuộc bầu cử tổng thống tháng 11 năm nay, cả dân trong nghề lẫn thính giả (bạn nghe đài) có những vui buồn lẫn lộn.

Nếu bên báo chí Mỹ, nói về phái nữ, có Helen Thomas (1920-2013) thì bên phát thanh, các sinh viên truyền thông Mỹ thế hệ sau này chắc chắn sẽ được học hoặc nghe nhắc về Diane Rehm.

Từ hơn 20 năm qua, chương trình talk-show mang tên “The Diane Rehm Show” dài hai tiếng đồng hồ mỗi buổi sáng, được thực hiện tại đài WAMU ở Washington, có số thính giả hằng tuần 2,5 triệu, được phát trên 197 đài của các thành phố khắp nước Mỹ qua mạng lưới của đài NPR.

Giờ đầu của mỗi show là phần trao đổi với các nhân vật thời sự về các vấn đề mà người Mỹ quan tâm, giờ sau là phần phỏng vấn giới văn nghệ sĩ. Thính giả từ khắp nơi có thể gọi vào đặt câu hỏi với khách mời, khen hay chê gì cũng được. Bà Diane Rehm, sắp 80 tuổi, được ca ngợi về vai trò điều hợp giữa khách mời nói chuyện và thính giả, bà luôn luôn duy trì được không khí lịch sự, văn minh, không đứng về phe nào trong một môi trường ngày càng có những tiếng nói chói tai và phân cực.

Là một người trước đây làm thư ký, chưa hề bước chân vào đại học, bà vào làm cho đài WAMU lần đầu tiên vào năm 1973 với tính cách tình nguyện, có nhiệm vụ đi tìm khách mời để lên nói cho một chương trình talk-show của đài. Qua đến năm 1979, đài giao cho bà host chương trình “Kaleidoscope” được vài năm, qua đến 1984 thì chương trình đổi thành chương trình mang tên bà.

Lúc ban đầu, chương trình chỉ được phát trong phạm vi phủ sóng của WAMU, thường là một thành phố; qua đến năm 1995, nó được phát trên gần 200 đài, thông qua đài NPR, có tầm phủ sóng khắp nước Mỹ. Thuật ngữ trong ngành gọi là syndication, có nghĩa là cho phép một đài khác – áp dụng cho cả radio lẫn TV – phát chương trình của mình.

Tổng cộng sự nghiệp phát thanh của bà trải dài gần 40 năm, dù nó đến với bà một cách tình cờ. Trong cuốn hồi ký “On My Own” của mình, bà thổ lộ: “Tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện tạo dựng một sự nghiệp ở bất kỳ ngành nào, huống chi là sự nghiệp trong ngành phát thanh.”

Thế mà trải qua mấy mươi năm, bà đã có dịp phỏng vấn nhiều đời tổng thống, từ Carter cho đến Obama; bên cạnh đó là những đại thụ trong làng văn nghệ văn gừng, như Toni Morrison hoặc Fred Rogers. Tính ra, talk-show của bà là một show sống dai nhất trên một đài không phải của tư nhân và có nhiều thính giả nhất trên nước Mỹ. Mạng lưới của đài NPR sống bằng tiền đóng góp của quần chúng, không lấy quảng cáo, không chịu sự chỉ đạo của bất kỳ cá nhân hay phe nhóm nào.

Tại sao chọn ngày giải nghệ sau cuộc bầu cử tổng thống? “Tôi vẫn thắc mắc muốn biết xem kết quả thực sự của nó ra sao.”

Bà định làm gì sau khi về hưu? “Tôi đã có sẵn một số công việc trong đầu và rất vui có dịp làm một cái gì khác đi. Từ 37 năm qua, hầu như ngày nào tôi cũng phải thức lúc 5 giờ để chuẩn bị cho show; rồi đây tôi sẽ có dịp ngủ đến 7 giờ, 7 rưỡi, giống như mọi người bình thường.”

Làm nghề phát thanh, giọng nói là quan trọng. Từ nhiều năm qua, mỗi năm đài cho bà nghỉ ba lần, mỗi lần hai tuần để trị một loại bệnh hiếm hoi về giọng nói. Mỗi lần như vậy, đài phải có người host thay bà.

Bệnh của bà có tên spasmodic dysphonia, bệnh nhân phát âm khó khăn do một rối loạn bẩm sinh trong miệng, lưỡi, cổ họng hoặc mấy sợi dây phát âm. Thời còn trẻ, bệnh này ít ai để ý, ít lộ ra ngoài; tuổi tác càng cao, bệnh này càng trở chứng. Bà không xin nghỉ, mà đài cũng không đuổi bà. Bà đành bắt chước Mai Thảo: “Bệnh ở lâu dài thành bệnh thân…” 

Thính giả email góp ý với đài. Có người thì nhẹ nhàng: “Ngày về hưu của bà đã được chờ đợi quá lâu.” Có người thì hằn học: “Tại sao đài lại hành hạ một cụ bà quá đát như thế? Bộ bà ấy về hưu không đủ tiền để sống hay sao? Cái nghề của bà quan trọng là giọng nói, nếu cái cần câu cơm đó không còn làm ăn gì được nữa thì bà phải tìm nghề khác mà sống. Bà mà tiếp tục làm thì chẳng khác nào để người mù lái xe.” (Chỉ thiếu Bó tay chấm cơm).

Nhưng số người thương mến bà có vẻ đông hơn: “Diane ơi, bà là một tài sản hiếm quý của quốc gia, không ai có thể làm chủ được cái micro giống như bà đã làm. Rất cám ơn cái show tuyệt vời của bà.”

Về nội dung các show của bà, có những đánh giá khen chê lẫn lộn. Có người nói: “Trước đây thì tôi thích bà, nhưng mấy năm gần đây, bà có vẻ nghiêng về phe Dân Chủ quá. Tại sao bà lại chọn về hưu sau ngày bầu cử tổng thống? Chắc là bà nghĩ Hillary lên làm tổng thống sẽ giao cho bà một chức vụ gì đây phải không?”

Nhưng số người khen vẫn đông hơn. Có người nói show của bà phản ánh những “cuộc trao đổi lịch sự, thẳng thắn, có chiều sâu về những đề tài thời sự”. Có người nói: “Tôi nghĩ không ai có thể thay Diane Rehm. Bà đã tạo được những cuộc đối thoại và mang lại kiến thức cho thính giả từ mấy thập niên, thông qua những vấn đề quan trọng. Thính giả sẽ nhớ đến bà mãi mãi.”

Trả lời phỏng vấn sau khi loan báo về hưu  bà nói:Tôi thực sự thích những gì đang làm, nhưng tôi biết không thể tiếp tục mãi mãi. Vào cái tuổi của tôi, cộng thêm những thay đổi của ngành phát thanh hiện nay, phải nhanh nhạy, sống động, một mình phải đóng nhiều vai, đã đến lúc phải nhường cho thế hệ trẻ hơn bước vào cái chỗ hai tiếng đồng hồ mỗi ngày mà tôi hằng yêu quý trong những năm qua.”

Trước trào lưu thính giả ngày càng được cung cấp càng nhiều thông tin qua Internet, Facebook, Twitter… bà có nghĩ quần chúng bây giờ đã nhận được thông tin tốt hơn trước?

Dứt khoát là không. Thính giả bây giờ vẫn thích nghe những chuyện vụn vặt, ít người có một cái nhìn đại cục. Họ nghe theo cảm xúc, không muốn nghe sự kiện. Nhiệm vụ của người làm truyền thông là cung cấp các sự kiện.

Chồng bà là một nhà ngoại giao. Hai ông bà sống với nhau trong 54 năm trước khi ông qua đời năm ngoái vì biến chứng của bệnh Parkinson’s.

Bà cho biết một trong những công việc bà định làm sau khi nghỉ hưu là sẽ vận động để các nhà nghiên cứu tìm ra thuốc chữa bệnh Parkinson’s.

Tản mạn lai rai

Người host một chương trình talk-show trực tiếp (live) trên radio hay TV cần có những kỹ năng đặc biệt. Họ vừa là MC, vừa là người dẫn chương trình, vừa là người trung gian giữa khách mời và người nghe/xem… Họ phải biết đặt những câu hỏi nào cho lý thú, giảng hòa khi không khí hỏi đáp có vẻ gay gắt, xen vào cắt bớt những người nói nhiều mà không làm phật lòng người bị cắt, hoặc kỹ năng mà nói theo kiểu bây giờ là phải biết xử lý những tình huống đột xuất… Thời lượng phát thanh phát hình rất quý báu, được tính bằng tiền hẳn hòi, không có chỗ cho những chuyện câu giờ, mua vui làm quà, mặc áo thụng vái nhau.

Lối chào hỏi của Diane Rehm với khách mời và những người host khác của Mỹ khá giống nhau ở chỗ ngắn gọn và đi ngay vào câu chuyện chính, không lễ nghi lề mề. Còn Việt Nam mình sau khi được MC giới thiệu, người trả lời 100 người thì hết 99 người phải làm cái thủ tục đầu tiên, đại khái, “trước khi trả lời anh/chị, (nghệ danh) xin phép được gửi đến quý khán/thính giả lời chào thân thương” xong lại cúi đầu xuống một phát cho bên dưới vỗ tay. Thủ tục đó không hiểu có cần thiết hay không? Nhiều khi người trả lời quên thủ tục này thì được MC nhắc nhở ngay lập tức, đại khái như “Mời (nghệ danh) gửi lời chào đến khán/thính giả đi.” Lễ phép hay là một sáo ngữ, mất thời giờ quý báu on-air? Cái văn hóa nước mình nó thế đấy.

Và khi người mình đến lượt được trao chiếc micro thì đa số không muốn rời nó. Nói lan man, nói bất tận, chú ý nhiều đến ego, không chịu đi ngay vào điểm chính, cứ bay lòng vòng trên trời chứ không chịu đáp.

Nói về MC thì Việt Nam mình có bà MC hay đứng chung với ông Nguyễn Ngọc Ngạn. Bà này sắc thì có đấy, nhưng tài thì có lẽ sẽ perfect nếu sau một câu chuyện làm quà, bà đừng cười hềnh hệch thì hay biết mấy. Cú cười tồ tồ của bà làm câu chuyện bị giảm mất 80% chất hài. Môn dạy về nghệ thuật nói chuyện trước công chúng 101 có dặn rồi: người pha trò giỏi là người vẫn giữ được bộ mặt nghiêm và buồn khi câu chuyện chấm dứt.

Ông Nguyễn Ngọc Ngạn thì đến giờ này vẫn chưa có đối thủ. Với một cộng đồng hải ngoại 3 triệu người mà sản xuất ra được một MC cỡ Nguyễn Ngọc Ngạn so với một cộng đồng 90 triệu người trong nước sau 40 năm vẫn không sản xuất được một MC tầm cỡ ông Ngạn (cao nhất là cỡ Lại Văn Sâm hoặc Thanh Bạch) thì chúng ta có thể kết luận được điều gì?
Thế hệ trước ông Ngạn, sau 40 năm, chế độ XHCN đã sản xuất được người nào tường thuật trực tiếp đá banh/bóng đá/túc cầu có trình độ giống như cố Đại úy Huyền Vũ Nguyễn Ngọc Nhung của miền Nam trước 75 chưa?

Xin phép lấn sang mé ca nhạc một chút. Tại sao giờ này Tuấn Ngọc và Khánh Ly từ Cali về hát vẫn cháy vé? Có phải vì chế độ XHCN chưa sản xuất được ai thay thế? Có phải nhân dân ta vẫn còn luyến tiếc dĩ vãng? Nếu dĩ vãng thê thảm hơn bây giờ thì có ai mà luyến tiếc, đúng chưa nào? Này các đồng chí ở Cục nghệ thuật biểu ơi, không chừng cái đám này là do “thế lực thù địch” cài cắm trong quy trình “diễn biến hòa bình” đấy. Có thể các đồng chí cũng biết, nhưng thây kệ, đã chi quá nhiều cho chiếc ghế đang ngồi, cần phải gỡ vốn chứ, với lại nhiệm kỳ đang ở buổi hoàng hôn rồi.
Diane Rehm quả là người biết mình biết người. Cái thế giới truyền thông mà bà đã từng biết đến lúc mới bước vào bây giờ đã thay đổi khốc liệt.

Trong chiến tranh Việt Nam, một cuốn phim nhựa do người của CBS, ABC hoặc NBC quay xong thì ngay lập tức, nhân viên người Việt phải nhanh chóng chạy ra Tân Sơn Nhất đưa cuốn phim đó lên một chuyến bay sớm nhất để tới Los Angeles. Tại phi trường LAX đã có sẵn nhân viên của ba hãng đó đứng chực, ba chân bốn cẳng bưng cuốn phim về studio để edit, cắt ráp cho thật nhanh để mang phát từ bờ Tây sang Đông. Hãng nào mang nhiều tin nóng sốt sớm nhất đến cái TV trong phòng khách của gia đình người Mỹ thì hãng đó có nhiều quảng cáo. Như vậy, tính ra nhanh nhất là 24 tiếng đồng hồ sau khi máy bay cất cánh từ Tân Sơn Nhất, bố mẹ anh chị em người Mỹ mới biết được chuyện gì đã xảy ra cho con em mình cách đó hàng vạn cây số.

Còn bây giờ hả? Chẳng cần phải có TV-journalist của CBS, ABC hay NBC bay từ Mỹ qua gì ráo. Các cuốn phim nhựa đó bây giờ chỉ còn chỗ đứng trong viện bảo tàng. Trước thời đại dân báo, kỹ thuật số, net-citizens, smartphone… bà con Dương Nội đi biểu tình hay chị Cấn Thị Thêu nói gì bên Việt Nam thì dù có ngồi ở đâu trên trái đất này, ta cũng có thể chứng kiến cảnh biểu tình, nghe chị Thêu nói live, real-time, ngay trước mắt mình.

Trước tình hình cạnh tranh ác liệt này, người làm nghề truyền thông theo kiểu cũ phải nhanh chóng cập nhật tay nghề nếu muốn tồn tại. Không còn cảnh ngồi một chỗ gọi điện thoại, đọc tài liệu, soạn sẵn bài, đến giờ là mang ra đọc nữa; mà phải xăn tay áo chạy ra hiện trường, ghi, chụp, quay, cắt, ráp… rồi mới post được.

Người Mỹ có câu: Bạn không thể dạy những con chó già làm những trò mới. Bảo những người đã quen làm báo theo kiểu cũ phải làm những thao tác cần đến máy tính này thì chẳng khác nào bảo Khánh Ly hay Lệ Thu phải vừa hát vừa uốn éo hai bàn tay theo kiểu vũ công Ấn Độ giống như Như Quỳnh, hoặc lắc cái mông qua lại giống như Linda Trang Đài.

Phải chăng nghề báo bổ rồi đây sẽ “hoàn thành nhiệm vụ lịch sử”, sẽ tuyệt chủng, hoặc muốn sống khỏe với nghề này, đeo đuổi cái nghiệp này, phải thật là xuất sắc?

Có thể Diane Rehm biết rằng cái thời của mình đã qua rồi, mình cần phải biết đâu là điểm dừng; không như một ông Tổng bí thư nào đó, dù biết người ta chê mình đủ thứ, vẫn cố gắng hy sinh ở lại thêm một hay nửa nhiệm kỳ nữa, để giữ ổn định chế độ, giữ sự đoàn kết trong Đảng như giữ gìn con ngươi trong mắt.

Tản mạn cuối

Xin dành cho cậu Nick Út.

Cậu Nick thân mến. Lẽ ra đã không có cái phần tản mạn này nếu không có Facebook. Lẽ ra đã không có cái phần tản mạn này nếu cậu biết đâu là điểm dừng.

Cậu đã lãnh một giải Pulitzer nhờ tấm hình “Cô Bé Napalm” chụp năm 1972, một chuyện mừng cho cậu, cậu tự hào là đúng.

Từ đó đến nay đã quá lâu, đã có bao nhiêu nước chảy qua cầu rồi, những năm đầu tiên sau đó còn có thể hiểu được; nhưng không hiểu sao, cho đến bây giờ, hơn 40 năm, mỗi lần Cô Bé Napalm được mời đi đâu diễn thuyết, cậu cứ đi kè kè bên cô ấy hoài, chỗ nào có cô ấy là lại có cậu, nhiều lúc cậu còn nổi hơn cô ấy nữa? Sao giống như “ăn mày dĩ vãng” vậy?

Mới đây, sau vụ nổ súng ở San Bernardino, cậu đã đưa lên Facebook cho mọi người xem “tác phẩm” của cậu trong tang lễ của cô Nguyễn Thị Thanh Tín đã được hai tờ báo lớn của Mỹ sử dụng. Trông mặt của cậu thật là hí hửng, hả hê, tự mãn.

Trước khi góp ý với cậu, tôi xin kể cậu nghe câu chuyện của Kevin Carter, cũng là một photo-journalist như cậu, cũng lãnh một Pulitzer như cậu, và chắc cậu cũng biết Kevin.

Kevin có mặt ở Nam Sudan năm 1993. Anh bị thu hút bởi hình ảnh một bé gái ốm trơ xương đang lê lết trên mặt đất. Bố mẹ của bé để tạm bé ở đó để nhanh chân đến một điểm phát thực phẩm miễn phí gần đấy. Kevin chỉ định chụp bé gái để nói lên tình trạng đói kém của Nam Sudan nói riêng, Phi châu nói chung. Nhưng khổ một nỗi là có một con kên kên đứng gần đấy. Kevin nói anh chờ đến 20 phút mà kên kên vẫn chưa chịu đi chỗ khác.

Cuối cùng Kevin đành chụp cả bé gái lẫn kên kên, đem bán cho các tờ báo.

Khi tấm ảnh xuất hiện trên tờ New York Times ngày 26 tháng 3 năm 1993 – cùng tờ báo đăng hình tang lễ cô Tín của Nick – nó đã gây cú sốc cho nhiều người về tình cảnh khốn khổ được thể hiện. Cùng lúc, hàng trăm người đọc nhao nhao hỏi tờ báo số phận của bé gái ra sao, liệu có bị kên kên ăn thịt hay không… Người Mỹ nói chung rất mê con nít và hay bênh vực thành phần thấp cổ bé miệng, thành phần vulnerable. Một biên tập viên của tờ trả New York Times lời lấp lửng: bé gái cũng cố gắng tránh xa kên kên nhưng không rõ số phận chung cuộc của bé ra sao. Câu trả lời này càng làm cho người đọc hoang mang hơn nữa. Có người chất vấn tờ báo: tại sao trước một cảnh thương tâm như vậy còn có người thản nhiên đứng chụp ảnh, thay vì phải cứu bé gái? Một tờ báo khác cay độc hơn: “Cái người điều chỉnh ống kính để có thể lấy đúng bức ảnh về sự đau khổ của bé gái đó cũng là một con thú, một con kên kên khác đang có mặt ở hiện trường.”

Kevin nhận được một Pulitzer với tấm ảnh, nhưng lương tâm anh vẫn ray rứt vì đã không giúp gì cho bé gái.

Ba tháng sau khi nhận giải, anh tự sát, để lại lá thư cho biết một trong những lý do anh muốn chết là bị ám ảnh bởi những gì mình đã làm.

Cậu Nick thân mến,

Cậu đeo đuổi cái nghề photo-journalist từ mấy chục năm qua và sống thoải mái nhờ nó là chuyện mừng cho cậu.
Trong cái ngành truyền thông, nghề của cậu nó khác với nghề của Bob Woodward và Carl Bernstein, những người đã khui ra vụ Watergate. Nó cũng khác với công việc của Tuấn Khanh, Nguyễn Quang Lập, Huy Đức hoặc những nhà báo đã khui ra vụ PMU 18 hoặc vụ Huỳnh Văn Nén.

Nghề của cậu, tuy cũng có nguy hiểm khi phải ra những chỗ có tiếng đạn bom, nhưng không mang tính sáng tạo, không sợ bị bắt, bị tù, bị thủ tiêu; cậu chỉ chờ sự kiện xảy ra thay vì tạo ra sự kiện.

Cậu may mắn hơn nhiều phóng viên khác. Cậu đã được tổ đãi. Cơ hội từ trời rơi xuống. Cả đời phóng viên nhiếp ảnh may ra mới đến một lần. Nói cách khác, cậu đã ở đúng nơi, đúng lúc, và làm đúng công việc của mình, chấm hết, you happened to be in a right time and a right place, that’s all.

Cách hành xử của cậu làm nhiều người yêu nghề truyền thông xấu hổ. Cậu đã chứng minh cho câu nói: nghề báo là nghề sống bằng đau khổ và xác chết của đồng loại.

© Đàn Chim Việt

8 Phản hồi cho “Một đời phát thanh”

  1. Khách says:

    Đã U30 mà còn (+) nữa là sao ?! Ý tác giả muốn nói là 30+ ?

  2. Khách says:

    Đã U30 mà còn (+) nữa ? Tg xem lại.

  3. Lão Ngoan Đồng says:

    Tác giả chê người Việt có cố tật “câu giờ”, nhưng chính tác giả cũng “lề mề”, chuyện nọ sọ sang chuyện kia, không ăn nhậu gì với nhau, nhât là làm độc giả không khỏi ngỡ ngàng trước những nhận định rất chủ quan.
    Bài viết đang lẽ rất hay, nhưng bị giảm giá trị đi nhiều ở phần tản mạn không cần thiết. Thật đáng tiếc.

    • Trần Tưởng says:

      Hehe … Cách đọc báo của quan đốc có khác,thích đọc những gì đi thẳng vào vấn đề.
      Dân lao động như tui thì chú ý đọc ba cái chuyện vụn vặt ,tào lao thiên tướng, chuyện thị phi,
      chuyện “bí mật hậu trường ” hơn là đề tài chính , để còn dễ bề tán dóc quanh ly cà phê nước dão

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Bá nhân bá tánh ..bá bao tử :-) !
        Có thế bình loạn mới dzui như pháo tết :-) !

    • Fen Kụ Kường says:

      Ậy, Kụ Kường chê tác giả “lề mề”, lung tung xèng, etc…

      Kụ mần ơn soi gương chính kụ cái coi ra sao hè?

      Cắt, dán, đạo chích, móc họng, chửi Diệm Thiệu, dè bĩu…
      Ôi, Kụ cũng là sư phụ đó chớ. hahahaaaaa:)

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Điểm chính yếu là nhận xét của tôi đúng hay sai ?

        Đúng ở đâu ?
        Sai chỗ nào?
        Chấm hết !

        Cứ lạc đề như thế,
        thì đành … bó tay chấm còm :-) !

      • Tiến sĩ VC says:

        Kụ Đốc tờ là Thầy lãi nhãi , góp ý của Kụ dài lê thê ,chẵng ai có can đãm đọc cho đến hết … bây giờ thì đỡ hơn .
        Kụ đồng ý chớ ?

Leave a Reply to Lão Ngoan Đồng