Bản thông điệp liên bang cuối cùng của TT Obama
Chỉ so với năm ngoái, ông nhìn già hơn. Tóc ông cũng nhiều sợi bạc hơn. Nếu so với 7 năm trước đây khi ông đọc bản thông điệp liên bang đầu tiên, hình ảnh mọi người chưa quên là ông tươi cười khi bắt đầu bài nói chuyện mang nội dung quốc gia đang ở chỗ đầy khó khăn, lần này cũng trước Lưỡng Viện Quốc Hội, ông bắt đầu bản thông điệp cuối cùng bằng nét mặt nghiêm nghị, cho dù ông hãnh diện nói với mọi người “kinh tế Hoa Kỳ đang ở giai đoạn vững mạnh hơn bao giờ hết”.
Tất cả những người có mặt trong phòng họp của Hạ Viện đều nghĩ đây là bản thông điệp cuối cùng Tổng Thống Barack Obama đọc trước Lưỡng Viện Quốc Hội vì năm nay là năm cuối của ông, đồng thời không ai nghĩ sẽ có biến chuyển nào quan trọng đến mức ông phải trở lại để đọc một bản thông điệp khác. Ngay chính ông cũng biết điều đó, mở đầu bản thông điệp bằng câu “đây là lần cuối cùng” ông có mặt tại đây để trình bày với mọi người những gì ông muốn làm trong năm cuối của nhiệm kỳ 2 và những gì ông nghĩ nước Mỹ phải làm cho những thế hệ tương lai.
Khi nhìn ông đứng trước bục gỗ, ngay phía sau là ông Chủ Tịch Hạ Viện Paul Ryan và Phó Tổng Thống Joseph Biden, không ít người trong cử tọa chợt nghĩ chẳng biết năm tới, ai là người sẽ đứng ngay chỗ Tổng Thống Obama đang đứng tối hôm nay. Đi xa hơn nữa, sẽ có người tự hỏi không biết vị Tổng Thống thứ 45 của Hoa Kỳ là người của đảng Dân Chủ hay đảng Cộng Hòa. Liệu vai trò lãnh đạo quốc gia tiếp tục được trao phó cho một ông, hay lần đầu tiên trong lịch sử, Hoa Kỳ sẽ có một bà tổng thống?
Nếu tính từ ngày người Việt tỵ nạn cộng sản đặt chân đến nước Hoa Kỳ đến giờ, ông Obama là vị tổng thống thứ bảy trình bày cho dân chúng biết tình hình đất nước trước ngày sửa soạn rời Tòa Bạch Ốc. Cũng ngày này 39 năm trước đây (12 tháng Giêng 1977) , Tổng Thống Gerald Ford dõng dạc tuyên bố trước Quốc Hội “dĩ nhiên chúng ta vẫn có thể làm cho tốt hơn, nhưng hôm nay chúng ta có một đất nước hoàn hảo hơn so với ngày tôi mới nhận lãnh trách nhiệm lèo lái con thuyền quốc gia”. Bốn năm sau đó, Tổng Thống Jimmy Carter chỉ gửi bản báo cáo về tình hình đất nước cho Quốc Hội chứ không đọc thông điệp hàng năm (báo cáo này được Tòa Bạch Ốc gửi sang Quốc Hội chỉ một tuần lễ trước ngày ông Carter rời Tòa Bạch Ốc).
Sau ông Carter, bốn vị Tổng Thống -từ ông Ronald Reagan, George Bush, đến ông Bill Clinton và ông George W. Bush)- đều dùng bản thông điệp để trình bày những điều đã làm và những thử thách trước mặt. Các ông Reagan, Clinton và “W” cũng dùng bản thông điệp cuối cùng để kiểm điểm lại thành quả của 7 năm cầm quyền, khéo léo đưa ra lời thách thức người kế nhiệm tiếp tục con đường xây dựng đất nước “để Hoa Kỳ mãi mãi là cường quốc cả thế giới phải nể phục”, như Tổng Thống Regan nói trong bản thông điệp cuối cùng đọc trước lưỡng viện.
Thách thức này cũng được Tổng Thống Obama nói đến trong bản thông điệp mới đọc tối hôm qua (thứ Ba, 12 tháng Giêng 2016) khi nhắc nhở mọi người cơ hội kinh tế, an ninh, hòa bình và bền vững chỉ đến “nếu chúng ta tranh luận (trong tinh thần) hữu lý và xây dựng”, ám chỉ chính trị Hoa Kỳ đang bị phân hóa, đang có những vết nứt chưa thể hàn gắn được giữa hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa, giữa hành pháp và lập pháp. Vì thế, ông bảo tiếp “những điều (tốt đẹp) đó chỉ xảy ra nếu chúng ta sửa đổi hệ thống chính trị”.
Trong bản thông điệp nói về tương lai của quốc gia, Tổng Thống Obama cũng không bỏ lỡ cơ hội tấn công những lời phát biểu mang tính kỳ thị, phản dân chủ mà một vài ứng cử viên Cộng Hòa đang rêu rao để kiếm phiếu, chẳng hạn như đòi cấm người Hồi Giáo vào Mỹ, gọi những ý tưởng đó đi ngược lại nền tảng của nước Mỹ, làm suy yếu sức mạnh của cường quốc đang đứng đầu thế giới. Ông nói “mỗi khi có những người bảo chúng ta phải âu lo về tương lai, có người bảo chúng ta phải đạp thắng, đừng thay đổi quá nhanh, những người hứa hẹn sẽ lập lại quá khứ huy hoàng nếu chúng ta kiểm soát được những nhóm hay những ý tưởng (mà họ xem là) đe dọa nước Mỹ, thì mỗi lần như thế, chúng ta đều vượt qua sợ hãi (để tiến bước)”.
Ông cũng không quên nhắc đến điều các tổ phụ nước Mỹ đã nói ngay từ ngày lâp quốc: phải thay đổi để tiến tới, luôn luôn mở rộng cơ hội ở phía trước, tạo dựng tương lai trước mặt cho mọi người, “và chúng ta đã làm điều này, bởi vì chúng ta nhìn thấy cơ hội trong khi những người khác chỉ thấy hiểm họa, chính nhờ đó nên chúng ta trỗi dậy mạnh mẽ và huy hoàng hơn trước”.
Ông kết thúc bản thông điệp với niềm tin nước Mỹ sẽ tiếp tục vững mạnh, tin tưởng vào nền tảng ông đã xây dựng trong những năm qua sẽ người được cử tri chọn để kế nhiệm ông dễ dàng làm việc. Nhưng trên đường từ Quốc Hội trở lại Tòa Bạch Ốc, có thể chính ông cũng chợt nghĩ lại những điều ông mong muốn làm mà không thể làm được, cho dù đã cố gắng đến mức tối đa. Ông đắc cử với lời hứa giải quyết 2 cuộc chiến Iraq và Afghanistan, nhưng đến giờ cả 2 cuộc chiến này vẫn chưa hoàn tất, chưa kể một cuộc chiến thứ ba mang tên Syria bắt đầu ló dạng. Về mặt đối nội, 7 năm liền ông kêu gọi Lưỡng Viện Quốc Hội thông qua luật cải tổ di dân, 4 năm liên ông mong tăng mức lương tối thiểu cho công nhân, cả 2 điều này vẫn chưa được quốc hội ngó ngàng tới, và chắc chắn từ giờ đến ngày ông rời Tòa Bạch Ốc, cũng chẳng được Thượng và Hạ Viện đem ra thảo luận.
© Đàn Chim Việt
Nhiều quốc gia và chính trị gia đã gọi ông Obama và nước Mỹ dưới sự lãnh đạo của ông là con vịt què. Tôi thấy danh hiệu này đúng một phần, nếu nói chính xác thì gọi là con Vịt đang trên thớt thì đúng hơn. Nước Mỹ ngày nay đang tụt lùi sau Nga, Ấn độ, Trung quốc, Đức, Anh. Giờ chỉ còn là cái hơi có từ trước thôi. Nói chung sau cuộc chiến tranh tại Việt nam thì nước Mỹ bắt đầu xuống dốc không phanh. Chỉ đến giữa năm nay sẽ thấy kinh tế Mỹ xuống dốc thảm hại ngay chẳng phải chờ lâu. Mỗi lần bầu cử lại là mỗi lần nước Mỹ bị chia rẽ phân hóa thêm. Bản tông điệp của ông OBma nói trắng ra là sự đánh bóng ông ta và là trò bịp nhân dân Mỹ. Vì vậy bản thông điệp và đọc xong đã chìm nghỉm và tắt luôn.
Nhạt như nước ốc
Số phận của những kẻ làm thay sai đều kết thúc bi thảm và không có hậu kể cả là cộng sản hay VNCH. OBama sắp hết đời rồi, nói về nó làm gì nhiều tốn mực, để đấy nói về Trung quốc đang mang giàn khoan vào vùng biển Việt nam thì hơn.
Chính nghĩa này đúng nà chính nghĩa…thúi.
Tay sai VNCH với nhiệm vụ là bảo quốc an dân, không gây chiến.
Xã hội tay sai VNCH không có giáo dục…láo, xui trẽ hận thù, khát máu. Sống…bình yên nếu không bị Cộng láo….giãi phóng.
Còn tay sai Cộng láo thì sao, nhiệm vụ của chúng là cái gì đâu nói nghe coi?
Giãi phóng, độc lập tự do ấm no hạnh phúc? Giáo dục không láo?
So sánh thiệt nà….vô cùng bất lương, chính nghĩa cái…éo.
Vậy mà cũng bày đặt lên đây hát hò.
Trung Cộng vì sao hôm nay nó ngang nhiên ….tát vào mặt dân VN, coi Cộng láo không có ra cái ôn toi gì cả? Nói nghe coi?
~~~ Giấy Ban Khen ~~~
Giấy ban khen cho các dư luận viên: Nguyễn Đan Phi, Hai Cồ, Đàm Thanh, Lầm Thường Thao.v.v…
Chiếu theo điều-1, khoảng-2, trên Thổi, dưới Bôm của chính phủ đều đạt chất lượng.
Tuy nhiên, về khoảng. . . Nổ thì. . . quá Huốt đạt yêu cầu, vì theo các chuyên gia cho biết sự phản ứng của công luận cũng giống như hoá học. Nhưng về dư luận thì nguy hiểm hơn vì họ thông minh hơn, cho nên. . . Nổ quá sẽ văng ra những mãnh. . . Lú, từ lú sẽ Lòi thành. . . Láo!
Sẽ trình lên giám đốc Bôm văn Thổi, ấn ký.
Và sẽ gởi chi phiếu lương về cùng một địa chỉ, vì ai cũng biết các đồng chí ở cùng một giỏ.
OBama sẽ mang con chó Tien Ngu về để dọn phân cho con gái nó đấy. Hãy cố bám nó như ông cha mày theo gót Mỹ ở Việt nam nay bỏ chạy vậy. Thật không biết xấu hổ.
Trật!
Anh Ngu không dây mơ rể má gì mí O ba Má cả…
O ba Má mần cái dốp Tông tông, cũng y hệt như anh Ngu mần dốp…đánh bóng sàn nhà.
Hết dốp, mạnh ai về nhà nấy. Như nhau…
Không biết xấu hổ là Cộng láo mí …cò mồi của chúng. Dốt, đói, và….láo.
Từ cái…cộng sản, đói dốt chết mẹ, phải mở cửa, đi theo…kinh tế thị trường tư bản, kiếm ăn được chút chút…
Chúng vẫn tiếp tục…láo, tự sướng…
Ối giời ơi, dân Hà Nội thời XHCN Cộng láo sao mà mất dạy chó đẻ thế!