WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cộng sản VN với kỳ đại hội

000_Del6318770-600

Nếu VN có được sự bầu cử thật sự dân chủ, phổ cập như ở các quốc gia tiến bộ trên thế giới. Thì trong hiện tại ông Nguyễn Tấn Dũng, đương kim thủ tướng, chăc chắn sẽ dành được vị trí TBT đảng CSVN, trong đại hội khóa 12. Nhưng với thể chế độc quyền, nặng về danh vọng, thủ đoan và của cải, đương kim TBT Nguyễn Phú Trọng đã lèo lái BCT của đảng CSVN, đề cử bản thân mình tái ứng cử chức danh chủ chốt cúa Đảng thêm một năm nữa. Mà luận điệu chính của ông là, (bằng mọi cách giữ cho được chế độ), đấy là mồi nhử và cũng là sự răn đe cho tất cả đảng viên đang thụ hưởng lợi lộc từ các vị trí lãnh đạo trong Đảng đem lại. Mất chế độ tức là mất Đảng, đồng nghĩa là mất tất cả, ai mà không sợ cho được.

Nhẽ ra việc bầu bán các chức danh trong đảng CSVN là việc riêng của họ, quốc dân đồng bào chả ai được quyền xía vào. Nhưng oái oăm thay, từ lúc Đảng cướp đươc chính quyền, củng cố được vị trí lãnh đạo độc tôn. Đảng CSVN đã tọng vào miệng dân VN miếng dẻ rách mang tên điều 4 hiến pháp nước cộng hòa XHCNVN, khiến không ai lên tiếng được , mà phải cúi đầu chấp nhận sự lãnh đạo của Đảng. Rồi Đảng tự tung ,tự tác,chia chác chức quyền với nhau, không còn coi dân chúng VN ra gì. Người dân VN từ ngày có đảng CSVN lãnh đạo tới nay, chưa bao giờ được quyền bầu ra người lãnh đạo mình. Bởi các chức danh chia chác trong Đảng, cũng là các vị trí quyền lưc trong chính phủ, hái ra tiền. Không do dân bầu lên, nên các lãnh tụ Đảng cộng sản VN, mặc sức dương oai, tham tàn, vơ vét, chức càng to thì thì bổng lộc càng nhiều. lại không phải chịu trách nhiệm gì về những việc làm sai trái của mình , Nên bọn đảng viên gian ác, bằng mọi thủ đoạn kể cả những chiêu bài bẩn thỉu, tranh giành chức tước với nhau, nhất là trong các kỳ đại hội.

Đảng CSVN đã xây dựng trên đất nước VN cái thể chế mà sự tham nhũng, là tồn tại mặc nhiên trong xã hội. Muốn có tiền thì phải có quyền, muốn có quyền thì phải vào Đảng. Giữ được chế độ ngày nào, là còn giữ được quyền và tiền ngày đó. Đấy là lẽ đương nhiên để bọn lãnh đạo Đảng ủng hộ ông NPT,tiếp tục là TBT, Tôi nói bọn lãnh đạo Đảng, vì đảng viên thường cũng chẳng xơ múi gì.

Trong hai nhiệm kỳ trên cương vị thủ tướng, ông NTD đã xây dựng phe cánh của mình bằng cách ban phát bổng lộc cho thuộc hạ. Lúc NTD đương quyền thì bọn thuộc hạ núp bóng ăn tàn, phá hại, tất nhiên là chúng không quên phần lại quả cho thủ tướng, người đã làm ngơ cho chúng tự tung ,tự tác, cướp bóc dân chúng, bòn rút tài sản quốc gia. Điển hình cho hành vi  dung túng này là sự bộc bạch của NTD, đại ý tôi noi gương thủ tướng Pham Văn Đồng làm TT nhưng không kỷ luật ai.

Chưa nắm được chức vụ cao nhất, nhưng NTD hành dụng như kiểu một chúa tể trong truyện Tầu, lấn lướt cả hình bóng của TBT,nên đã gây sự nghi kỵ ,ghanh ghét trong lòng những cán bộ đảng viên bảo thủ và đương kim TBT . Việc NTD sắp xếp vội vàng cho con gái Nguyễn Thanh Phượng nổi đình đám ở ngân hàng Bản việt, lại lấy chồng là con trai cán binh VNCH, mà Đảng gọi là Ngụy. Hai con trai, Nguyễn Thanh Nghị làm bí thư Kiên Giang, Nguyễn Minh Triết vào tỉnh ủy Bình Định. Đây là những điểm mà có thanh minh thế nào ,thì NTD cũng khó tránh khỏi búa rìu dư luận, và cũng  là điểm yếu để BCT của NPT tấn công hạ gục ông trước thềm đại hội 12 của đảng CSVN. Còn như mọi người đồn thổi, người ta gạt ông ra. vì ông tham nhũng. Từ cậu bé vào bưng theo cách mạng, chỉ làm chinh trị, mà tài sản có hàng tỷ USD, đã ai có bằng chứng cụ thể nào không, hay chỉ là nói theo cảm tính. Hơn nữa, đã là cán bộ Đảng viên có chức có quyền, khó kiếm được người không tham nhũng.

NTD đã làm TT hai nhiệm kỳ, hoặc ông phải tiến tới chức chủ tịch nước hay TBT, hoặc ông phải ra đi. NPT và phe cánh thủ cựu trong Đảng đã bắn mọi mũi tên, giăng mọi loại lưới để ngăn NTD lọt vào danh sách đề cử của BCT. Để NTD nắm chức TBT, cánh ông NPT sợ thể chế hiện tại sẽ bị cải tổ theo hướng tự do dân chủ, tiến tới xóa bỏ vai trò độc trị của đảng CSVN. Vậy nên con đường dẫn tới chưc TBT của NTD chỉ còn là phần ngàn tia hy vọng, ông đã không xin tái cử, vì biết có xin cũng không được. Bây giờ chỉ còn trông vào sự đề cử và sự ủng hộ của các ủy viên TƯ trong kỳ đại hội. Nhưng chín phần chắc là các ủy viên TƯ đã yên vị sẽ quay lưng với ông, bởi ủng hộ cho ông thắng cử, thì trong tương lai sẽ phải cạnh tranh chức vị bằng tài cán thực sự của mình qua lá phiếu của cử tri. và cái chính là phải chịu trách nhiệm việc làm của mình trước nhân dân. Điều này thì hẳn họ không muốn. Hoặc giả NTD xây dựng quyền lực theo kiểu gia đình trị, thì họ phải thường xuyên cống nạp, để được tồn tại, điều này cũng không dễ chịu chút nào.

Các chức danh chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội, tương lai đã được an bài, duy chỉ còn chức TBT là còn tranh đấu quyết liệt. Diễn văn bế mạc hội nghị TƯ 14 khóa XI do ông Nguyễn Phú Trọng đọc đã nói lên điều đó.

Cứ thử hình dung 1400 đại biểu về dự đại hội Đảng ,đề cử, ứng cử, rồi bầu ra 200 ủy viên TƯ. Trong đó có tên các ông. Trọng , Dũng và Sang, rồi các người trúng cử ủy viên TƯ mới bầu BCT và TBT. Sẽ sắp xếp thế nào đây?. Điều này sẽ không xảy ra!. Còn như đại hội bầu trực tiếp chức danh TBT, thì thủ tướng Dũng có nhiều hy vọng thắng cử, nhưng tiền lệ này chưa có trong các kỳ đại hội. Vậy chắc chắn sẽ có sự thỏa hiệp, có nhiều phần là chấp nhận phương án nhân sự của BCT, ông Trọng ở lại TBT một năm, CTN công an Trần Đại Quang, TT ông phó Nguyễn Xuân Phúc, CTQH bà phó Lê Thị Kim Ngân, đổi lại ông Dũng sẽ an toàn ra đi.

Hoặc giả tất cả những người quá tuổi phải rời khỏi chính trường . Đại hội sẽ bầu ra một ê kíp mới hoàn toàn. Giống như hồi bọn ông Lê Đức Thọ, Trường Chinh đồng loạt ra đi cho ông Nguyễn Văn Linh lên TBT, năm 1984. Giải pháp này ít có khả năng xảy ra, vì quyết tâm ở lại rất cao của NPT.

Trong những năm còn đương quyền, có lẽ thành tích lớn nhất của NTD là bắt bở các nhà bất đồng chính kiến, tiêu biểu là vụ trả thù Cù Huy Hà Vũ bằng hai bao cao su nhơ nhớp. Thành tích nữa là thay mặt bần nông Việt đi vay tiền quốc tế về nuôi chế độ, nuôi Đảng, và để cho bọn có chức có quyền phung phí, bòn rút.

Một số những hành động được cho là hợp lòng dân như, thúc dục quốc hội sớm đưa ra thảo luận và thông qua luật biểu tình. rồi thông điệp đầu năm 2015. Phát biểu ỏ Filipin (không đánh đổi chủ quyền quốc gia lấy thứ hữu nghị viễn vông nào đó), khi Trung cộng đưa giàn khoan 981 vào vùng biên chủ quyền VN. Bao nhiêu đó cũng không thay đổi đươc tinh thế , bởi ông chỉ nói mà không làm được gì để thay đổi thể chế, hầu người dân có quyền cầm là phiếu bầu cử cho ông.
Việc ra đi của NTD đã rõ. bản thân ông có thể được thỏa hiêp bảo đảm như kiểu Boris Yesin. Nhưng còn bộ sậu của ông, những người núp bóng ông, ba người con của ông, tương lai sẽ ra sao?, thật không dám nghĩ tới.

Kẻ thất phu này cũng suy tư hão huyền mà chém gió chút, hầu góp chuyện với nhân gian. Chứ việc Đảng, Đảng làm, có ai thay đổi được đâu, Đảng có công an ¨còn Đảng còn mình¨, có quân đội tuyệt đối trung thành, trang bị vũ khí đầy mình, với bản chất chuyên chính vô sản, quyền lợi vô biên, thì làm gì Đảng phải nghe dân mà thực thi dân chủ, để phai nhạt quyền lãnh đạo.

TBT Nguyễn Phú Trọng đâ 72 tuổi, tham quyền cố vị ,tìm mọi cách ỏ lại chức vị chủ chốt, để lèo lái VN đi trên con đường mà ông nói đến cuối thể kỷ cũng chưa tới. Hình như ông cho rằng chỉ có ông mới cân bằng được quan hệ của VN với hai nước lớn Mỹ và TQ. Và đưa VN phát triển với thể chế chính trị độc Đảng. Ông mơ màng nghĩ rằng độc đảng CSVN cũng sẽ làm được như độc đảng ở Singapur hay ở Nam Hàn. thật là hão huyền. Độc quyền CS là giáo điều, là duy ý chí, là thủ đoạn, là tham nhũng, là tồn tại nhờ bạo lực, vì quyền lợi phe nhóm và cá nhân, chứ có phải vì dân vì nước đâu. Về đối ngoại ông không dám làm phật lòng TQ, để bảo vệ các quyền lợi chính đáng cúa VN. NPT còn ở vị trí lãnh đạo ngày nào, thì VN còn phải chứng kiến cảnh TQ thôn tính biển đảo của VN ngày ấy.

Nói tóm lại ,sau đại hội XII của Đảng, phe phái nào lên nắm chính quyền thi tình hình VN vẫn vậy. Chỉ là độc tài cá nhân hay độc tài tập thể, nhưng vẫn là độc tài Đảng trị. Nghĩa là dân VN vẫn sống chung với những vấn nạn từ trước tới nay, do Đảng đem lại như tham nhũng, cường quyền, mất đất ,mất biển về tay TQ, rồi Đảng sẽ tăng cường đàn áp tự do, dân chủ vì đe dọa sự tồn vong của Đảng, cho dù nó là khát vọng cho dân cho nước.

Các tổ chức dân sự mới nhen nhóm ở trong nước , khó có đất để tồn tại chứ đừng nói đến các tổ chức đối lập. VN sẽ vào TPP, công đoàn độc lập sẽ được phép hoạt động. Nhưng như tác giả Bùi Quang Vơm dự đoán, phải chờ công an cài cắm xong người của họ vào các tổ chức công đoàn độc lập tương lai.

Công cuộc thoát nạn cộng sản còn nhiều chông gai, đấy là công việc của người VN, nếu muốn cuộc sống trong tương lai gặp nhiều may mắn. Người Mỹ rất thực dụng và song phẳng, họ tiếp anh Điếu Cày, thì cũng tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng, họ mở cho VN vao TPP thì cũng băt VN phải mở cho công đoàn độc lập hoạt động. Chơi với cộng sản độc quyền, nhưng họ ủng hộ dân chủ triệt để, các tổ chức và cá nhân hoạt động dân chủ luôn nhận được sự trợ giúp của họ.

Chừng nào người VN chưa được tự chọn lấy người lãnh đạo cho mình, chừng đó độc tài, đểu cáng còn trên ngôi, VN sẽ còn tụt hậu và tăm tối. Thua xa các nước nhược tiểu như Lào, Campuchia, Miến điện, chứ đừng nói đến sánh vai với các cường quốc năm châu.!

© Việt Nguyễn

© Đàn Chim Việt

2 Phản hồi cho “Cộng sản VN với kỳ đại hội”

  1. NGÀN KHƠI says:

    LUÔN LUÔN CÓ HAI ĐIỀU CẦN THIẾT CỦA MỘT ĐẤT NƯỚC

    Hai điều này gần như nguyên tắc tối hậu của chính trị : chủ quyền độc lập và luật pháp hiệu lực. Đối với những quốc gia bị nước khác đô hộ, dĩ nhiên chủ quyền độc lập không có và luật pháp cũng là luật pháp của nước đô hộ áp đặt, như vậy cũng coi như không có pháp luật chủ động hay lành mạnh của riêng mình.

    Ngược lại, nếu một đất nước không ở dưới sự thống trị của nước khác, nhưng luật pháp không hiệu lực, khiến cho trật tự của quốc gia lỏng lẽo, nạn tiêu cực lộng hành, người dân cơ cực, bị khống chế mọi mặt mà không có quyền tiếng nói, như vậy cũng chẳng khác gì bị nước khác đô hộ, cái đầu người ta thường nói là nạn ngoại xâm, cái sau thì cũng nhiều người đã nói như là nạn nội xâm.

    Chính luật pháp quan thiết như vậy thì làm thế nào để luật pháp hiệu quả mới là vấn đề. Luật pháp hiệu quả chẳng qua phải là luật pháp của dân tức là luật pháp trên cơ sở tự do dân chủ. Bởi chỉ luật pháp của dân mới vì dân, mới lo cho dân. Nếu không như thế, luật pháp không phải của toàn dân mà chỉ là luật pháp của thiểu số cầm quyền, dù thiểu số cầm quyền đó bất chấp là ai, cá nhân hay tập thể, đảng phái độc quyền và chuyên quyền như thế nào đó.

    Cho nên luật pháp của dân, do dân, vì dân không phải chỉ là danh từ suông, danh xưng suông, chỉ nói trên cái miệng, ngoài môi mép, mà phải thực chất từ bản thân của nó. Tức nhân dân phải được quyền trực tiếp chọn người làm ra luật pháp cho mình, đó mới là luật pháp của toàn dân thực sự. Luật pháp đó ngày nay, tức trong thời hiện đại, phải nhất thiết là luật pháp mang tính hiện đại, khoa học, thực tế, đồng thời nhất thiết phải là luật pháp tự do dân chủ, tức có nguồn gốc từ sự tự do dân chủ thực chất của toàn dân và cũng nhằm phục vụ lại chính mục đích tự do dân chủ của nhân dân.

    Có nghĩa bất kỳ luật pháp nào ngày nay mang dáng dấp là luật pháp kiểu ý thức hệ giả tạo và áp đặt của thiểu số lên toàn xã hội đều thực chất đều đã lỗi thời, phản khoa học, phi xã hội, và nhất thiết đều phản động. Bởi luật pháp là cơ sở tiên quyết của xã hội, nó phải phát triển và kiện toàn không ngừng theo hoàn cảnh và điều kiện lịch sử. Trong khi đó mọi ý thức hệ giả tạo nên đời này chỉ do một cá nhân hay số cá nhân vớ vẫn nào đó đưa ra, tưởng tưởng ra, như vậy hoàn toàn không thực tế, giả tạo và nhiều khi không ăn nhập gì đến xã hội thực tiển cả. Chính tính chất phản động, phản xã hội, phản nhân dân của mọi thứ luật pháp ý thức hệ giả tạo ngày nay chính là như thế.

    Vì thực pháp thực chất, tức luật pháp toàn dân, luật pháp tự do dân chủ, nó do toàn dân kiểm soát và xây dựng, do đó cũng không thể hay rất khó có chỗ đứng cho tiêu cực mọi loại, mọi mặt. Trái lại pháp luật mang tính cách ý thức hệ và áp đặt của một thiểu số hay đảng phái nào đó áp đặt lên xã hội, tất nhiên hoàn toàn giả tạo, do đó nhân dân không quan tâm, không kiểm soát được, bởi vậy mà là miếng đất đầy màu mỡ cho mọi dạng loại tiêu cực là lẽ khách quan tự nhiên.

    Và hai điều thiết y

    • Và hai điều thiết yếu đó luôn phản ảnh trong Hiến pháp của một đất nước. Hiến pháp như khuôn mặt của một người. Cứ nhìn vào hiến pháp là biết đất nước đó có tự do dân chủ thật sự hay không, luật pháp đó là luật pháp khoa học khách quan hay chỉ là hiến pháp ý thức hệ chủ quan, thì cũng có nghĩa đất nước đó là lành mạnh hay bệnh tật, có phát triển đúng nghĩa hay không, có hạnh phúc và triển vọng hay không cũng chỉ là thế đó.

      ĐẠI NGÀN
      (22/01/16)

Phản hồi