Gary Webb – Cái chết bí ẩn của một phóng viên
Gary Webb ( 31.08.1955 – 10.12.2004 ) là phóng viên điều tra của San José, Mercury News.
Theo học ngành báo chi ở Northern Kentucky University 4 năm nhưng bỏ dở, không hoàn tất chương trình học. Gary Webb trở phóng viên điều tra ( Investigative reporter ) của một tờ báo nhỏ ở San José, tờ Mercury News vào năm 1988, sau vài năm làm việc cho các tờ báo địa phương ở Kentucky và Ohio.
Gary Webb được giải Pulitzer năm 1990 với phóng sự Loma Prieta Earthquake – một giải thưởng cao quý cho những người hành nghề báo chí, truyền thông, bao gồm phóng sư, kể cả hình ảnh, các bản nhạc hay các vở kịch…, có thể so sánh tương đương như giải Oscar về điện ảnh…
Cuộc đời cũng như cái chết của Gary Webb sẽ không có gì đáng nói nếu thiên phóng sự điều tra cuối cùng của ông với tựa đề Liên Minh Ma Quỷ ( Dark Alliance ) không làm rúng động dư luận Mỹ ở California vào năm 1996.
Phóng sự Liên Minh Ma Quỷ đăng trên Mercury News năm 1996 gồm có 3 chương, nói về sự liên hệ của cơ quan tình báo Mỹ CIA với quân kháng chiến Nicaragua.
Theo phóng sự này, cơ quan tình báo CIA đã làm ngơ, thậm chí tiếp tay cho kháng chiến quân Contra-Armee Nicaragua đưa hàng tấn ma túy vào đất Mỹ. Một nửa số ma túy ( cocaine ) này được tiêu thụ trên nước Mỹ, nhiều nhất tại Las Vegas, một nửa quay trở lại Nicargua và các nước Châu Mỹ La Tinh.
Số tiền kiếm được hàng triệu Mỹ Kim từ việc buôn bán cocaine này dùng để trang bị vũ khí, tiếp liệu cho kháng chiến quân Nicaragua.
Trong chương đầu, phóng sự cho biết một tổ chức buôn bán ma túy ở San Francisco đã mở ra một đường dây vận chuyển cocaine từ một nước Trung Mỹ đến các khu sinh sống của người da đen chung quanh Las Vegas. Có ba nhân vật chính điều hành đường dây này là Ricky Ross, Oscar Danilo Brándon, Norwin Meneses.
Ricky Ross tay buôn bạch phiến, cắm dùi ở L.A, Brándon và Meneses là người Nicaragua.
Chương thứ hai, Gary Webb nói đến quá trình hoạt động của Brándon từ khi bắt đầu buôn bán bạch phiến để lấy tiền yểm trợ cho Contra-Armee như thế nào.
Meneses là kẻ buôn lậu và yểm trợ kháng chiến quân Nicaragua. Brándon hướng dẫn, huấn luyện Meneses cách thức buôn bán, phân phối bạch phiến. Người thứ ba Ross, khi khám phá ra thị trường tiêu thụ ma túy rộng lớn ở Los Angeles, hắn bắt đầu mua cocaine với số lượng lớn và giá rẻ từ Brándon và Meneses.
Gary Webb nêu lên sự liên hệ giữa ba nhân vật này với kháng chiến quân và CIA, lý do vì sao cả ba vẫn an nhiên tự tại, nhởn nhơ trước pháp luật với các hoạt động buôn bán, vận chuyển, phân phối ma túy của họ.
Chương thứ ba nói về tác động nguy hiểm đến xã hội mà đường dây buôn bán bạch phiến này gây ra với những chỉ dấu rõ ràng rằng người Mỹ da đen là những kẻ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Chương này cũng phân tích sự đối xử khác biệt giữa những tội phạm da trắng và da đen trong luật pháp Mỹ.
Chỉ vì Danilo Brándon đã cộng tác với Cơ quan bài trừ ma túy DEA ( Drug Enforcement Administration ) nên chỉ ngồi tù 28 tháng về tội buôn bán, tàng trữ ma túy, trở thành một kẻ điểm chỉ ( informant ) có lương và được hưởng quyền cư trú vĩnh viễn trên nước Mỹ.
Ricky Ross trước đó nhờ cộng tác với cảnh sát trong một vụ điều tra về tham nhũng đã được thả ra khỏi tù trước thời hạn giam giữ. Tuy nhiên chỉ ít tháng sau Ross bị bắt lại với sự tố cáo của Brándon. Theo Gary Webb, đây có lẽ là một sự trả thừ của Brándon với Ross vì đã phản bội trong vụ tham những, hối lộ cảnh sát.
Sau khi Liên Minh Ma Quỷ được phổ biến, Mercury News tiếp tục đăng tải các câu chuyện liên quan đến phóng sự. Các tờ báo khác cũng như dân chúng theo dõi câu chuyện một cách thờ ơ, hờ hững, nhưng người Mỹ da đen đã phản ứng mạnh mẽ hơn, nhất là khu vực phía Nam của trung tâm L.A nơi những kẻ buôn bán bạch phiến được nói tới trong phóng sự. Họ giận dữ lên án thiên phóng sự, đòi hỏi phải có biện pháp…
Hai Thượng nghị sĩ liên bang của California, Barbara Boxer, Diane Feinstein cũng quan tâm đến câu chuyện. Họ viết thư cho Giám đốc CIA John Deutsch và Tổng biện lý liên bang Janet Reno yêu cầu điều tra sự viêc.
Nghị viên Maxine Waters, đại biểu khu vực 35 ( bao gồm cả phía Nam – Trung tâm Los Angeles ) bực tức vì các dữ kiện làm xấu mặt chính quyền, trở thành người ủng hộ Gary Webb mạnh mẽ nhất, yêu cầu CIA, bộ tư pháp, ủy ban đặc trách tình báo của quốc hội phải điều tra, „làm rõ vụ việc“.
Cuối tháng chín 1996, chính quyền liên bang tuyên bố mở ra ba cuộc điều tra. Một của CIA, do tổng thanh tra Frederick Hitz, một do bộ tư pháp, Michael Bromwich cũng là tổng thanh tra chịu trách nhiệm, một do ủy ban đặc trách tình báo quốc hội.
Ngoài ra còn một cuộc điều tra thứ tư của cảnh sát L.A. Trong chương đầu của Liên Minh Ma Quỷ nói đến sự thất bại của cảnh sát trong việc theo dõi truy lùng Brándon, Meneses trong nhiều vụ, điển hình là vụ tấn công tổ chức Brándon của sở cảnh sát Los Angeles.
Chương này đưa ta những bằng chứng cho thấy có sự liên hệ của CIA với tổ chức buôn lậu ma túy, sự liên hệ này sau đó đã bị dấu nhẹm đi. Khi Webb viết một câu chuyện khác về chứng cớ của các cuộc hành quân đột kích của cảnh sát L.A vào đầu tháng 10, câu chuyện được nhiều người quan tâm. Sở cảnh sát Los Angeles tuyên bố đã bắt đầu điều tra riêng về Dark Alliance.
Sau thông báo các cuộc điều tra của chính phủ liên bang vào những điều được đề cập trong Liên Minh Ma Quỷ, một vài tờ báo lớn như New York Time, Washington Post, Los Angeles Time vào cuộc. Họ không thể chấp nhận việc để một anh phóng viên báo quận nhỏ bé quật ngã họ đoạt giải Pulitzer lần thứ hai.
Thay vì tiếp tay cho mở rộng cuộc điều tra, Los Angeles Times, Washington Post, New York Times xoáy vào phóng sự, tìm sơ hở, lỗi lầm để quật ngã Gary Webb. Những tờ báo này cho rằng Gary Webb đã tưởng tượng và phóng đại sự việc, các nguồn tin đều thiếu cơ sở, không có bằng chứng…
Đầu tháng 10, một bài viết chi tiết xuất hiện trên trang nhất của tờ Washington Post do 2 phóng viên Roberto Suro và Walter Pincus biên soạn.
Căn cứ vào những thông tin mà họ tìm thấy, Suro và Pincus cho rằng các dữ kiện mà Gary Webb phổ biến trong phóng sự Dark Alliance là vô lý. Theo họ, sự tiêu thụ ma túy gia tăng là do những người chơi ma túy tiêu thụ nhiều hơn trên một bình diện rộng. Bài báo cũng nói đến sự liên hệ giữa Webb và luật sư bào chữa cho Ross, việc sử dụng những dữ kiện trong thiên phóng sự để biện hộ cho Ricky Ross về những tội phạm.
Giữa tháng 10, New York Times cho đăng tải hai đề mục do Tim Goldene viết, phê bình phóng sự Dark Alliance là hoang tưởng.
Một đề mục cho rằng những bằng chứng về sự tiêu thụ ma túy gia tăng trong cộng đồng da đen là không vững, Goldene cũng dựa vào sự liên hệ giữa Webb và luật sư bào chữa cho Ross để chỉ trích phóng sự.
Đề mục thứ hai, căn cứ vào những cuộc phỏng vấn các nhân viên tình báo, phụ trách hình sự đã và đang hoạt động trong các cơ quan liên hệ, Tim Goldene đánh giá những điều các tay buôn bạch phiến tiết lộ trong phóng sự về việc buôn bán ma túy, lấy tiền yểm trợ quân kháng chiến chống chính quyền Sadinistische là thêu dệt, tưởng tượng.
Tờ Los Angeles Times đi xa hơn, cho đăng một phóng sự riêng mang tên The Cocaine Trail, cũng có 3 phần, phản bác lại Dark Alliance trên đầy các trang của mình. Phóng sự này được đăng liên tiếp trong 3 ngày từ 20 đến 22.10.1996 do một nhóm gồm 17 phóng viên đi truy tìm sự thật.
Cả 3 chương phóng sự The Cocaine Trail được biên tập bởi 4 người là Jesse Katz, Doyle McManus, John Mitchell và Sam Fulwood.
Chương một do Jesse Katz biên soạn, đưa ra một hình ảnh về việc buôn bán ma túy với nhiều băng đảng, ma cô khác nhau, khác hẳn những gì được Webb diễn tả trong Dark Alliance.
Chương hai, là chương dài nhất nói về vai trò của Contra-Armee trong việc buôn bán ma túy, sự hiểu biết của CIA về những hoạt động bất hợp pháp này.
Trong chương này, Mc Manus nói rằng Brándon và Meneses chỉ là những nhà phân phối nhỏ, lợi nhuận không thể lên tới hàng triệu đô la, đồng thời cũng không có bằng chứng nào để kết luận rằng CIA đã tìm cách giúp đỡ, che chở họ.
Chương cuối cùng viết bởi Mitchell và Fulwood, bào chữa những tác động, ảnh hưởng của ma túy lên người Mỹ da đen cũng như phản ứng của họ về một số lời đồn đãi sau khi Liên Minh Ma Quỷ được đăng tải.
Ngoài ra còn một phóng viên khác của tờ Los Angeles Time, năm 1994 đã gọi Ricky Ross là King of Crack của L.A, nhưng nay viết lại, nói Ricky Ross chỉ là một con cá nhỏ không quan trọng trong mạng lưới buôn bán ma túy.
Ngạc nhiên vì những bài báo trên Washington Post, Jerry Ceppos chủ bút tờ Mercury News viết thư cho Washington Post, gửi một bài phản bác, bênh vực phóng sự của Webb, cho rằng Washington Post đã thay đổi nội dung nguyên thủy của phóng sự.
Khi ban biên tập Washington Post từ chối, không cho phổ biến bài viết này của Ceppos. Ceppos đề nghị Pete Carey viết bình luận về phóng sự đăng trên Mercury News.
Bình luận của Pete Carey xuất hiện trên Mercury News giữa tháng 10.1996, điểm lại những phê bình của Washington Post trong phóng sự, kể cả những điểm quan trọng về cách phân phối ma túy của tổ chức Brándon, lời khai của các nhân chứng tại tòa án, đặc biệt là những nhấn mạnh về sự liên hệ của CIA với Brándon.
Khi loạt bài The Cocaine Trail xuất hiện trên Los Angeles Times, Ceppos viết thêm một bài nữa, bảo vệ nguyên tác của Gary Webb. Trong các cuộc phỏng vấn, Ceppos cũng bênh vực cả ba chương phóng sự.
Tuy nhiên khi sự phê bình lan rộng, Ceppos buộc lòng phải chiều theo ý kiến độc giả, đón nhận sự phê bình, Đầu tháng 11.1996, Ceppos viết một bài ngắn trên một cột báo, tuy vẫn bênh vực phóng sự của Webb nhưng đồng thời nói rằng sẽ xem xét lại những điểm bị chỉ trích.
Cột báo của Ceppos nhanh chóng nhận được phản ứng của ban biên tập hai tờ New York Times, Washington Post. Trong một xã luận, ban biên tập LA Times nhận rằng họ chỉ trích những lời buộc tội không căn cứ trong Dark Alliance, nhưng đồng ý là thật sự có những liên hệ giữa những kẻ buôn bán ma túy người Nicaragua với các kháng chiến quân Contra-Armee.
Sự trả lời của Washington Post do một ủy viên báo chí, Genf Overholser biên tập. Overholser mạnh mẽ chỉ trích phóng sự của Gary Webb được viết bởi một cái đầu điên khùng nhằm mục đích hướng dẫn dư luận theo chiều hướng định sẵn.
Tuy nhiên, trong khi lên án Dark Alliance, Overholser cũng phê bình gắt gao Washington Post đã không cho đăng thư phản biện của Ceppos cũng như tìm cách che dấu, thay đổi phóng sự.
Overholser bày tỏ sự hối tiếc là Washington Post đã không hoàn thành nhiệm vụ trung thực, đã bỏ lỡ dịp may để điều tra, tìm hiểu rõ ràng CIA cũng như Contra-Armee có dính dáng gì đến các tổ chức buôn bán ma túy không?
Trong lúc đó, ngược lại Gary Webb cũng nhận được sự ủng hộ, đồng tình của Steve Weinberg, một cựu giám đốc điều hành của Tổ chức phóng viên điều tra và biên tập viên.
Trong một buổi nhận định lại phóng sự ở Baltimore Sun, Weinberg nói rằng:- Các nhà phê bình đã quá nghiệt ngã khi đánh giá Dark Alliance. Mặc dù phóng sự có những đoạn có vẻ thổi phồng sự việc nhưng các điều tra, báo cáo là điều đáng khen, cần quan tâm.
Ngoài ra, sau khi phóng sự được phổ biến, Hiệp hội các nhà báo chuyên nghiệp, chi nhánh ở Bắc California đã bầu, chọn Gary Webb là nhà báo của năm 1996.
Mặc dù có nhiều phản đối DarK Alliance trước đó, cũng như ý kiến một thành viên trong ban quản trị là cần phải xem xét kỹ lại phóng sự, ban quản trị vẫn quyết định trao giải thưởng cho Gary Webb.
Sau cột báo ngắn của Ceppos, ban biên tập Mercury News đã dành nhiều tháng họp nội bộ để đánh giá lại Dark Alliance. Sự tái thẩm định Dark Alliance do Jonathan Kim và Pete Carey đồng chịu trách nhiệm. Carey cuối cùng đã quyết định là có vấn đề trong một số đoạn của phóng sự và viết một phác thảo về những điều mình tìm thấy.
Tờ Mercury News quyết định cho Webb qua Nicaragua một lần nữa để tìm thêm bằng chứng cho phóng sự xác tín hơn. Tháng giêng 1997, Webb bổ túc một bản thảo với 4 đề mục về chuyến qua Trung Mỹ của mình, nhưng ban biên tập cho rằng những đề mục này không làm sáng tỏ thêm cho những điều phóng sự nói đến.
Sau vài lần gặp Webb vào tháng hai 1997, thảo luận về những đánh giá nội bộ của ban biên tập về phóng sự, Mercury News quyết định không phổ biến bản phác thảo của Carey và những hồ sơ Webb đưa ra thêm sau chuyến đi Trung Mỹ.
Webb được phép tiếp tục điều tra, bám theo thiên phóng sự. Tháng ba 1997, Webb đi qua Nicaragua thêm một lần. Tuy nhiên cuối tháng ba, Ceppos cho Webb biết quyết định sẽ đăng tải những gì thảo luận trong các phiên họp nội bộ trên một cột báo. Ngày 11 tháng 5.1997, bài báo này xuất hiện trên Mercury News.
Trong cột báo này, Ceppos tiếp tục bảo vệ những luận điểm trong phóng sự, cho rằng đây là những hồ sơ xác tín, vững chắc cho thấy rõ ràng có sự liên hệ giữa các tổ chức buôn bán ma túy trong thành phố Los Angeles với Contra-Armee để tiêu thụ một số lượng lớn Cocaine.
Tuy nhiên, Ceppos cũng viết thêm là phóng sự đã không đáp ứng đúng yêu cầu của Mercury News trong bốn lãnh vực:
1. Phóng sự chỉ đưa ra một lời diễn giải về những bằng chứng mâu thuẫn nhau, không chứa đựng những thông tin, điều đó có thể khiến phóng sự không có giá trị.
2. Số tiền hàng triệu đô la nói đến trong phóng sự được đánh giá như một bằng chứng thay vì chỉ là một ước tính.
3. Phóng sự đơn giản hóa việc tiêu thụ ma túy gia tăng ở Los Angeles.
4. Phóng sự tạo nên những cảm tưởng rằng sự việc bị diễn giải sai lạc bằng ngôn ngữ và biểu đồ không chính xác.
Ceppos cũng nhấn mạnh thêm là Webb không đồng ý với những kết luận này. Kết thúc bài báo, Ceppos thú nhận đã phạm phải sai lầm, thiếu sót trong lúc làm viêc, mọi người phải chịu trách nhiệm về chuyện đó nhưng trách nhiệm chính vẫn là ông.
Một thời gian ngắn sau, Gary Webb rởi khỏi Mercury News, trở thành phóng viên viết tin ngắn ở Cupertino. Phóng sự Dark Alliance là phóng sự cuối cùng Webb hoàn thành. Tuy nhiên chỉ ít lâu sau Webb từ bỏ nghề vì không tờ báo nào chịu nhận ông vào làm việc với tư cách phóng viên.
Năm 1998 Webb viết lại phóng sự Dark Alliance thành một quyển sách nhưng không còn ai thích thú muốn đọc.
Một điều rất rõ ràng là phóng sự Dark Alliance không hề đưa ra bằng chứng cho thấy rằng các giới chức có thẩm quyền của CIA dính dáng hay liên quan đến việc nhập lậu hàng tấn cocaine từ Nicaragua vào Mỹ. Phóng sự chỉ căn cứ vào lời khai của các nhân chứng Brándon, Rossi, Meneses để lập luận rằng CIA đã làm ngơ hoặc không muốn biết về các hoạt động phi pháp này.
Báo cáo trong ba cuộc điều tra của liên bang về những điều nêu ra trong Dark Alliance được giữ bí mật hơn một năm, sau khi phóng sự được đăng tải. Những báo cáo đó bác bỏ mọi lập luận trong thiên phóng sự nhưng đồng thời cũng chỉ trích nặng nề một số hoạt động của cơ quan tình báo CIA và các sở điều tra hình sự liên quan.
Ngày thứ sáu 10.12.2004 người ta phát giác ra Gary Webb nằm chết trong nhà riêng ở Sacramento, California với 2 vết đạn trên đầu. Cạnh đó là khẩu súng nòng .38´ ( đầu đạn 9mm ) của cha ông cùng với một lá thư để lại gia tài cho vợ và ước nguyện được hỏa thiêu thân xác. Mọi bằng cớ tại hiện trường đều chứng minh đây là một cuộc tự sát.
Người vợ cũ của Webb cho biết, trong thời gian gần đây Gary Webb mắc phải bệnh trầm cảm, đang muốn bán nhà vì không còn tiền để trả nợ nhà băng do thất nghiệp đã lâu.
Tuy nhiên bằng cách nào một người có thể bắn vào đầu 2 phát để tự sát? Đây là điều bất khả thi. Có điều gì bí ẩn trong cái chết của Gary Webb mà khoa học không thể giải thích được?
That is impossible but doable!
© Thạch Đạt Lang
© Đàn Chim Việt
——————————————–
Tài liệu tham khảo:
-https://en.wikipedia.org/wiki/Gary_Webb
-http://www.berliner-zeitung.de/archiv/vor-acht-jahren-enthuellte-der-amerikanische-journalist-gary-webb-die—dunkle-verbindung–zwischen-cia-und-drogendealern–er-starb-im-dezember—durch-zwei-schuesse-in-den-kopf-eine-grosse-story,10810590,10252026.html
Tham vọng muốn nổi tiếng nhiều khi cũng rất hại người. Có ông cha đứng chụp hình cá sấu ăn con mình mà biện mình rằng đã quá muộn để cứu, thà cố gắng chụp được 1 tấm ảnh sống động còn hơn… Giải thưởng đâu không thấy còn bị kết tội “đồng lõa sát nhân”
Tay Gary Webb ngoài cái can đãm tố cả uncle Sam còn “buộc tội” CIA buon bán thuốc phiện hại cả dân mình thì chỉ có… chết!
Có tên chỉ muốn nổi tiếng, nổ sảng miễn văng lại trúng chính mình mà … qua đời…
http://www.unbelievable-facts.com/2013/12/kevin-carter-committed-suicide-3-months.html
Tên khoai lang đá đỏ này có lẻ vẫn ấm ức về vụ mấy thăng ký giã (nghe nói chưa qua trường lớp nào) VC hay thiên cộng bị ám sát chết trong luc đang xăn tay viết mạt sát nhứng người nhưng nhóm ,đãng tìm cách cứu nước,cho nên nay lại thêm một bài viếtt về tên ký giã Mỹ này nữa .Nhưng hắn tự tữ vì hăn không được lòng tin của các chủ báo và chính phủ ,có quan FBI (tố cáo nhưng không bằng chứng !).
Có tờ báo so sánh vói Nick Ut ,sau khi chụp hình tướng Loan nổi tiếng ,cuối cùng cũng đưa ra “lời xin lổi muộn màng ” (có còn hơn không ) và nay đang đi tò tò bên kim phúc ,cô bé napaln trần trường dsoj xưa kia trong chiến tranh VN vói bức hình cũng khá nổi tiếng ! Ông ta không tự tử vì không bị lương tâm dày vò ,không bị tâm tư dăn vật ,không một chút hối hận nào !
Mong Thạch- chun -úi vói tinh thần của Lephong phóng viên hay của Poirot, của …sẻ tìm ra thủ phạm ,lý giãi sao tự tử mà phải bắn 2 lần…đẻ FBI Mỹ “phục lăn nguồi VN…cái gì cũng biết(the man who knows too much).
(p)
Điều may mắn cho Gary Webb là còn được nhiều đồng nghiệp và “Hiệp hội các nhà báo chuyên nghiệp, chi nhánh ở Bắc California đã bầu chọn (Gary Webb) là nhà báo của năm 1996“.
Còn 5 ký giả người Mỹ gốc Việt bị giết cách nay hơn 30 năm thì bị đồng nghiệp xa lánh, không ai tiếp xúc, lúc chết cũng không ai muốn lên tiếng chia buồn.
Vậy mà chỉ một thời gian ngắn sau Gary Webb phải rởi khỏi Mercury News, trở thành phóng viên viết tin ngắn ở Cupertino, rút cuc rồi cũng phải “từ bỏ nghề vì không tờ báo nào chịu nhận ông vào làm việc với tư cách phóng viên“.
“Ngày thứ sáu 10.12.2004 người ta phát giác ra Gary Webb nằm chết trong nhà riêng ở Sacramento, California với 2 vết đạn trên đầu. Cạnh đó là khẩu súng nòng .38´ ( đầu đạn 9mm ) của cha ông cùng với một lá thư để lại gia tài cho vợ và ước nguyện được hỏa thiêu thân xác. Mọi bằng cớ tại hiện trường đều chứng minh đây là một cuộc tự sát.
Người vợ cũ của Webb cho biết, trong thời gian gần đây Gary Webb mắc phải bệnh trầm cảm, đang muốn bán nhà vì không còn tiền để trả nợ nhà băng do thất nghiệp đã lâu“.
Cơ quan điều tra của Mỹ đã phải bó tay về những bằng chứng “tự sát” của Webb, nhưng nhà báo Thạch Đạt Lang vẫn thắc mắc “ bằng cách nào một người có thể bắn vào đầu 2 phát để tự sát? Đây là điều bất khả thi. Có điều gì bí ẩn trong cái chết của Gary Webb mà khoa học không thể giải thích được?“.
Chắc là phải nhờ đến bàn tay và trí óc của ký giả họ Thạch cùng với ông A.C Thompson tác giả cuốn film “Terro in Little Sàigòn” để tìm ra thủ phạm?
Tớ đang vận động để CĐVN trên toàn thế giới lập ra một giải có tên là”Việt-Pulitzer”. Người đầu tiên được trao giải sẽ là nhà báo Thach ADua với thiên phóng sự …”Điều tra về thiên phóng sự” nổi tiếng này!
Điểm đặc biệt, nhà báo Thạch đã phát giác và chỉ ra chỗ tinh vi cuả CIA là, sau khi đưa ma tuý vào Mỹ để ‘bắt” người da đen tiêu thụ, bọn đểu cáng này đã vận chuyển hàng tấn ma tuý “không tiêu thụ hết” ngược về Nicaragua để đầu độc các nhà “Cách Mạng Sandinistas”.Vì thế, dù đã nắm được chính quyền, nhưng chỉ ít năm sau, anh Tổng (Cộng) Daniel Ortega Saavedra và toàn bộ sậu cũng bị chị gái goá Violetta Barrios de Chamorro đánh bại!
Hehehe!!!
Ụa ụa, té ra em Lang mần nghề nhà báo phóng viên à? Ngầu nhe…
Nghe nói mần phóng viên rất nà…lợi hại.
Chỉ bằng ngòi bút thôi là phóng viên Mỹ thập niên 70 đã chiến thắng …tổng thống Mỹ, đánh bại VNCH và ….đồng minh.
Hàng triệu người Việt phải bỏ xác trên biển, trong rừng và….trại cãi tạo.
Ông vb chớ có mà….cười he hẹ nhe. Em Lang để nhẹ mốt cái, ông sẽ…lật gọng.
Anh phóng viên Webb này coi bộ…dở hạch chuột. Mèo mù vớ…Pulitzer. Thành ra mới đi tới chổ….tự vận. Xong mẹ nó một đời…
Ngon lành như…Nick Út coi, sống dai sống khoẽ, sống…nỗi tiếng, sao đi đến chổ…tự vận được?
Mấy cái giải thưởng quốc tế, coi vậy chứ nhiều khi cũng….giựt con mắt lắm, không thể nào tin vào chúng nó 100%.
Nobel hoà bình mà nó trao cho…Lê đức Thọ thì….thấy mẹ rồi.
Chẳng phải riêng có cái này mần ví dụ thôi nhe, còn nhiều thứ nữa…
Ở đất Mỹ người ta có thể truy sát gia đfinh Kennedy thi cái chết mờ ám của ký giả Gary Webb nhằm nhò gì chớ.
Nói thực ở các nước thiếu hay không tự do dân chủ, bọn phản động giết còn tàn bạo hơn nhiều và tha hồ nhúng tay vao tội ác. Cứ xem như ở Việt Nam thì rõ. Ở Nga, Tàu, Bắc Hàn … còn ghê rợn hơn. Ở Trung và Nam Mỹ các băng đảng mafia mọc ra như nấm và giết người hàng loạt không ghê tay. Điển hình như ở Mexico sát cạnh Mỹ đó.
Kết, NHÂN CHI SƠ TÌNH BẢN ÁC ! Cho nên tôn giáo mới phát triển mạnh trong mọi thời, nhằm ngăn ngừa cái ác; cũng như phải có giáo dục kèm theo chế tài bằng luật phát là điều tối cần thiết (a MUST)