Kết thúc cuộc chơi: một quy trình bài bản
Ngày 7 tháng 4, ông Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng, kết thúc quy trình thay đổi lãnh đạo nhà nước cao nhất gồm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ giữa nhiệm kỳ của Quốc hội khoá 13.
Sau đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) lần thứ 12, ông Nguyễn Phú Trọng được bầu lại làm Tổng Bí thư, có thể nói là đã chấm dứt một thời kỳ dài của sự lạm quyền và lộng quyền của ông Nguyễn Tấn Dũng và phe nhóm, bên cạnh sự lãnh đạo kinh tế có vẻ mờ nhạt của ĐCSVN.
Ta còn nhớ tiếng nói nghẹn ngào của ông Trọng trong lúc đọc diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương 6 vào năm 2012, ông cảm thấy như bất lực, vì đã không loại được ông Dũng ra khỏi vũ đài chính trị, hay chí ít một lời cảnh cáo!
Ông Nguyễn Phú Trọng và chiến hữu thân cận của ông đã chuẩn bị và rất bài bản, đã đảo ngược thế cờ trong đại hội ĐCSVN lần thứ 12 với những nước cờ sắc sảo, chiếu tướng đánh gục Nguyễn Tấn Dũng, phục thù được mối hận.
Ông Nguyễn Phú Trọng ý thức rằng, cần phải trên đà chiến thằng, tận dụng mọi điều cho phép của Hiến pháp, để thúc đẩy sớm nhất việc chuyển giao quyền lực giữa nhiệm kỳ quốc hội, một điều khá hi hữu, đóng lại hồ sơ của một cuộc chơi lớn với nhiều kịch tính suốt mấy năm qua.
Bãi nhiệm các chức vụ cao nhất của nhà nước, ông Trọng đã căn cứ vào điểm 5 của Nghị quyết số 01 ngày 12 tháng 3/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, dựa trên điều 74 và 88 của Hiến pháp CHXHCN Việt Nam năm 2013, căn cứ điều 11 Luật Tổ chức QH, căn cứ Nội quy kỳ họp QH, nêu rõ lý do vì “yêu cầu sắp xếp công tác nhân sự cấp cao của Đảng, Nhà nước sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng nhằm tạo sự đồng bộ trong việc kiện toàn tổ chức Nhà nước và công tác cán bộ”.
Rõ ràng, việc chuyển giao quyền lực sớm là hậu quả tất yếu từ cuộc đấu đá tranh giành quyền lực, nhưng ông Trọng đã thực hiện một quy trình chặt chẽ, khép kín và phù hợp với hiến pháp, không như nhiều nhà bình luận cho là vi hiến.
Không có điều nào trong Hiến pháp CHXH Việt Nam quy định những người giữ các chức vụ cao nhất phải phạm pháp hay không hoàn thành trách nhiệm, thì mới bãi nhiệm. Khi cần thiết, Quốc hội vẫn có thể bãi nhiệm giữa nhiệm kỳ. ĐCSVN lãnh đạo toàn diện nhà nước và xã hội, mà Quốc hội cũng chỉ là một cơ quan của nhà nước, do đó “yêu cầu của Đảng” là hợp lý.
Các chức vụ Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng nằm trong nhiệm kỳ quốc hội khoá 13. Khi Quốc hội khoá 14 (được “bầu” vào ngày 22 tháng 5), các vị lãnh đạo này sẽ được Quốc hội 14 đề cử tiếp tục giữ nguyên các chức vụ mà ĐCSVN sắp đặt. Hoàn toàn không có chuyện chưa có Quốc hội mà đã bầu lãnh đạo như hiểu biết của một số người.
Một câu hỏi đặt ra, nếu các vị lãnh đạo mới không trúng cử vào Quốc hội khoá 14 thì tình hình sẽ ra sao?
Câu hỏi thừa. Bởi vì, như tôi đã nói, Quốc hội là cơ quan nhà nước chịu sự lãnh đạo của ĐCSVN, cho nên nguyên tắc “đảng cử dân bầu”, đảng kiểm phiếu, sẽ dành số phiếu cao nhất cho các vị đó, bất luận ở địa phương bầu cử nào.
Trong bài “Tại sao Trọng tái đắc cử không có nghĩa là hết cải cách ở Việt Nam” ["Why Trong’s re-election doesn’t spell the end for reform in Vietnam"] đăng trên “East Asia Forum” ngày 5 tháng 4/2016, Alexander L. Vuving, giáo sư Trung tâm châu Á-Thái Bình Dương Nghiên cứu An ninh (Daniel K. Inouye Asia-Pacific Center for Security Studies), Honolulu, Mỹ, viết:
“Trọng là một người bảo thủ nhưng ở thời điểm ông có thể hành xử như một nhà cải cách. Ông xem sự sống còn của đảng cộng sản là nhiệm vụ chính của các chính sách của Việt Nam, nhưng ông cũng đã phát huy nhiều đổi mới, những điều đặt sự phát triển quốc gia lên trước và trên sự sống còn của Đảng. Cách tiếp cận của Trọng với Trung Quốc là mềm mại nơi công cộng nhưng vững chắc hơn đằng sau hậu trường. Ông thận trọng về mối quan hệ với Mỹ, nhưng ông cũng ủng hộ mối quan hệ gần gũi hơn với Washington và tham gia Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)“.
Nhận định trên đây, theo tôi, khác chính xác và thực chất với nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam , ít nhất trong nửa thập niên tới.
“Việt Nam sẽ rẽ tiến xa hơn – nhưng không quá xa – từ Trung Quốc, và gần gũi hơn – nhưng không quá gần – với Mỹ” – Alexander L. Vuvin viết.
Nhưng tiếp nhận di sản 20 năm mà Nguyễn Tấn Dũng để lại với những “quả đấm thép” thua lỗ, những món nợ nhà nước khổng lồ, phải vay nợ mới để trả nợ cũ, ngân sách thâm hụt nặng nề và một nền kinh tế lệ thuộc đau đớn vào Trung Quốc, quả là một thách thức lớn và nan giải cho ekíp mới.
Lê Diễn Đức
SUY NGHĨ VỀ NHỮNG NGƯỜI CẦM QUYỀN TẠI VIỆT NAM HIỆN TẠI
Người cầm quyền hay nắm quyền là những người nắm trong tay quyền lực cao nhất của đất nước, toàn dân hiện tại. Cầm quyền có thể gọi là lãnh đạo hay gọi là nắm quyền thụ động do kết quả quán tính tự nhiên của xã hội mang lại.
Trong cơ chế một nước cộng sản, khi chính quyền đã được lập nên do đảng CS đứng đầu rồi, sự lãnh đạo chỉ được hiểu theo là tuân hành theo đường lỗi mácxít lêninnít về mọi mặt đã có, và sự nắm quyền được hiểu như là sự chuyển quyền theo kiểu quán tính đi lên trong chiều dọc, đó là điều ai cũng có thể nhìn ra được.
Như mấy năm trước đây, sự lãnh đạo hay nắm quyền cao nhất được tiêu biểu qua ông Nguyễn Minh Triết là chủ tịch nước lúc đó với câu nói nổi tiếng toàn thế giới là Cuba ngủ Việt Nam thức và ngược lại để canh giữ cho hòa bình thế giới ! Bây giờ thì ông Triết đã về vườn từ lâu và Cuba giờ này cũng đã hoàn toàn đổi hướng.
Hay như ông Trương Tấn Sang đã sáng ngời nhất trước cả nước là tiêu chí duy nhất của ông ta là nêu cao đạo đức Hồ Chí Minh. Trong khi ông ta không nghĩ rằng đạo đức và chính trị trong lịch sử có khi là hai khía cạnh hoàn toàn khác nhau. Vả chăng lấy quá khứ buộc mãi vào hiện tại như thế đó cũng còn gì là tương lai luôn luôn đi lên và phát triển của xã hội, của đất nước ?
Quả nhiên trong lịch sử phát triển của mình, người cộng sản và đảng cộng sản luôn không ngừng tạo nên những phong trào. Đó thường là những hoạt động cảm tính thực tế mà không luôn hướng tới các chiều hướng trí tuệ thật sự khách quan hay thiết yếu. Hình ảnh của ông Triết, ông Sang v.v… đều luôn là những con người kiểu như thế. Chỉ trừ ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng gần mười năm, có được cái là ông ta ít nói huênh hoang hơn các ông khác, kiểu ông ta theo cách thực dụng kiểu cộng sản thế thôi. Giờ thì gió đã thổi ngược và ông ta đã ra đi rồi.
Giờ quyền cao nhất chỉ có ông Nguyễn Phú Trọng là Tổng bí thư đảng, cũng chỉ là lẽ đương nhiên, vì nguyên tắc đảng CS lãnh đạo hay cầm quyền cao nhất. Hình ảnh của ông Trọng là hình ảnh nguyên lý lý thuyết mà có người còn gọi là giáo điều. Nói như thế chắc ông ta không đồng ý. Bởi vì ngày nay nói giáo điều là nói tới điều gì thủ cựu và không còn hợp thời. Nên nói khác đi, ông ta là người cương quyết đi theo định hướng cũ đã có, bởi vì ông ta thích như thế vậy thôi. Còn chân lý hay ý nghĩa khách quan có hay không ở đây hay đối với xã hội lại là chuyện khác.
Thôi thì mọi sự lãnh đạo đất nước ngày nay nó vốn đã và đang diễn ra như thế. Nguyên do đầu tiên của nó là ở học thuyết Mác. Mác đã chết từ lâu rồi, những người theo Mác làm đúng giáo điều của Mác cũng đã chết hết từ lâu rồi từ Âu sang Á, từ Tây sang Đông. Nên bây giờ mọi sự việc của đất nước Việt Nam cũng hay cứ để những diễn tiến của lịch sử khách quan lèo lái hay phát triển lên để nhằm giải quyết vậy thôi.
ĐẠI NGÀN
(10/4/16)
NHÀ BÌNH LUẬN HAY NHÀ THỔ?
Điều 4 hiến pháp VC đã quy định đảng CS độc quyền cai trị VN nên luật VC chỉ còn là luật rừng. Đảng CSVN luôn đùa cợt với hiến pháp và luật lệ quốc gia vì luật VC luôn lờ mờ chồng chéo lên nhau, điều luật này chửi bố điều kia để họ giải thích tùy tiện. Tất cả chỉ là trò hề. Ngày “Quốc Khánh 70 của CS”, họ còn cho một cô gái 22 tuổi đeo lon Trung Tá với huy chương trên ngực đi diễn binh làm hề gây phản cảm. Tác giả LDĐ dùng luật rừng bào chữa cho đảng CS là hợp hiến thì khôi hài thật! Đừng quên độc giả có thể phân biệt giữa cái gọi là “nhà bình luận chính trị” với nhà thổ.
Ngay câu: “…mà Quốc hội cũng chỉ là một cơ quan của nhà nước,….” thì rõ nhận thứ của LDĐ có vấn đề ( diiều này tôi đã nói rõ từ các comment về bài của LDĐ). Và :”“Trọng là một người bảo thủ nhưng ở thời điểm ông có thể hành xử như một nhà cải cách. Ông xem sự sống còn của đảng cộng sản là nhiệm vụ chính của các chính sách của Việt Nam, nhưng ông cũng đã phát huy nhiều đổi mới, những điều đặt sự phát triển quốc gia lên trước và trên sự sống còn của Đảng. Cách tiếp cận của Trọng với Trung Quốc là mềm mại nơi công cộng nhưng vững chắc hơn đằng sau hậu trường. Ông thận trọng về mối quan hệ với Mỹ, nhưng ông cũng ủng hộ mối quan hệ gần gũi hơn với Washington và tham gia Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)“.
Nhận định trên đây, theo tôi, khác chính xác và thực chất với nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam , ít nhất trong nửa thập niên tới.” lại càng có vấn đề hơn nó lộ rõ bản chất (hay quan điểm ,cũng được) của LDĐ là DLV cấp cao của cs cầm (cường) quyền và cuối cùng nếu LDĐ không phải là DLV thì nói thật : tầm nhìn quá hạn hẹp.
À! thì ra tại Nguyễn Tấn Dũng mà nên nông nỗi này. Dũng đã phá nát việt-Nam trong suốt 20 năm nên đảng ta cũng cần phải it nhất là vài chục năm nữa để phục hồi. Lá bài đã cháy Lê Diễn Đức nay chỉ đành trở về với bộ mặt thật như thế này mà thôi sao?
Lại thêm một ông CHHV thứ hai, chẳng lẽ chỉ vì không cho Nguyễn Tấn Dũng gặp Obama mà đảng CSVN phải miễn nhiệm cả ba ông để bầu ba người khác, rồi khi có quốc hội 14 lại miễn nhiệm ba người mới này xong rồi lại tái bầu họ vào các chức vụ này. “Dân chủ đến thế này thì đéo có nước nào sánh kịp”