WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Sài Gòn giải phóng tôi

Nhà văn Nguyễn Quang Lập

Nhà văn Nguyễn Quang Lập

Mãi tới ngày 30 tháng 4 năm 1975 tôi mới biết thế nào là ngày sinh nhật. Quê tôi người ta chỉ quan tâm tới ngày chết, ngày sinh nhật là cái gì rất phù phiếm. Ngày sinh của tôi ngủ yên trong học bạ, chỉ được nhắc đến mỗi kì chuyển cấp. Từ thuở bé con đến năm 19 tuổi chẳng có ai nhắc tôi ngày sinh nhật, tôi cũng chẳng quan tâm. Đúng ngày “non sông thu về một mối” tôi đang học Bách Khoa Hà Nội, cô giáo dạy toán xác suất đã cho hay đó cũng là ngày sinh nhật của tôi. Thật không ngờ. Tôi vui mừng đến độ muốn bay vào Sài Gòn ngay lập tức, để cùng Sài Gòn tận hưởng “Ngày trọng đại”.

Kẹt nỗi tôi đang học, ba tôi không cho đi. Sau ngày 30 tháng 4 cả nhà tôi đều vào Sài Gòn, trừ tôi. Ông bác của tôi dinh tê vào Sài Gòn năm 1953, làm ba tôi luôn ghi vào lý lịch của ông và các con ông hai chữ “đã chết”, giờ đây là triệu phú số một Sài Gòn. Ba tôi quá mừng vì ông bác tôi còn sống, mừng hơn nữa là “triệu phú số một Sài Gòn”. Ông bác tôi cũng mừng ba tôi hãy còn sống, mừng hơn nữa là “gia đình bảy đảng viên cộng sản”. Cuộc đoàn tụ vàng ròng và nước mắt. Ông bác tôi nhận nước mắt đoàn viên bảy đảng viên cộng sản, ba tôi nhận hơn hai chục cây vàng đem ra Bắc trả hết nợ nần còn xây được ngôi nhà ngói ba gian hai chái. Sự đổi đời kì diệu.

Dù chưa được vào Sài Gòn nhưng tôi đã thấy Sài Gòn qua ba vật phẩm lạ lùng, đó là bút bi, mì tôm và cassette của thằng Minh cùng lớp, ba nó là nhà thơ Viễn Phương ở Sài Gòn gửi ra cho nó. Chúng tôi xúm lại quanh thằng Minh xem nó thao tác viết bút bi, hồi đó gọi là bút nguyên tử. Nó bấm đít bút cái tách, đầu bút nhô ra, và nó viết. Nét mực đều tăm tắp, không cần chấm mực không cần bơm mực, cứ thế là viết. Chúng tôi ai nấy há hốc mồm không thể tin nổi Sài Gòn lại có thể sản xuất được cái bút tài tình thế kia.

Tối hôm đó thằng Mình bóc gói mì tôm bỏ vào bát. Tưởng đó là lương khô chúng tôi không chú ý lắm. Khi thằng Minh đổ nước sôi vào bát, một mùi thơm rất lạ bốc lên, hết thảy chúng tôi đều nuốt nước bọt, đứa nào đứa nấy bỗng đói cồn cào. Thằng Minh túc tắc ăn, chúng tôi vừa nuốt nước bọt vừa cãi nhau. Không đứa nào tin Sài Gòn lại có thể sản xuất được đồ ăn cao cấp thế kia. Có đứa còn bảo đồ ăn đổ nước sôi vào là ăn được ngay, thơm ngon thế kia, chỉ giành cho các du hành vũ trụ, người thường không bao giờ có.

Thằng Minh khoe cái cassette ba nó gửi cho nó để nó học ngoại ngữ. Tới đây thì tôi bị sốc, không ngờ nhà nó giàu thế. Với tôi cassette là tài sản lớn, chỉ những người giàu mới có. Năm 1973 quê tôi lần đầu xuất hiện một cái cassette của một người du học Đông Đức trở về. Cả làng chạy đến xem máy ghi âm mà ai cũng đinh ninh đó là công cụ hoạt động tình báo. Suốt mấy ngày liền, dân làng tôi say sưa nói vào máy ghi âm rồi bật máy nghe tiếng của mình. Tôi cũng được nói vào máy ghi âm và thật vọng vô cùng không ngờ tiếng của tôi lại tệ đến thế. Một ngày tôi thấy tài sản lớn ấy trong tay một sinh viên, không còn tin vào mắt mình nữa. Thằng Minh nói, rẻ không à. Thứ này chỉ ghi âm, không có radio, giá hơn chục đồng thôi, bán đầy chợ Bến Thành. Không ai tin thằng Minh cả. Tôi bỉu môi nói với nó, cứt! Rứa Sài Gòn là tây à? Thằng Mình tủm tỉm cười không nói gì, nó mở casette, lần đầu tiên chúng tôi được nghe nhạc Sài Gòn, tất cả chết lặng trước giọng ca của Khánh Ly trong Sơn ca 7. Kết thúc Sơn ca 7 thằng Hoan bỗng thở hắt một tiếng thật to và kêu lên, đúng là tây thật bay ơi!

Sài Gòn là tây, điều đó hấp dẫn tôi đến nỗi đêm nào tôi cũng mơ tới Sài Gon. Kì nghỉ hè năm sau, tháng 8 năm 1976, tôi mới được vào Sài Gòn. Ba tôi vẫn bắt tôi không được đi đâu, “ở nhà học hành cho tử tế”, nhưng tôi đủ lớn để bác bỏ sự ngăn cấm của ông. Hơn nữa cô họ tôi rất yêu tôi, đã cho người ra Hà Nội đón tôi vào. Xe chạy ba ngày ba đêm tôi được gặp Sài Gòn.

Tôi sẽ không kể những gì lần đầu tôi thấy trong biệt thự của ông bác tôi, từ máy điều hòa, tủ lạnh, ti vi tới xe máy, ô tô, cầu thang máy và bà giúp việc tuổi năm mươi một mực lễ phép gọi tôi bằng cậu. Ngay mấy cục đá lạnh cần lúc nào có ngay lúc đó cũng đã làm tôi thán phục lắm rồi. Thán phục chứ không ngạc nhiên, vì đó là nhà của ông triệu phú. Xin kể những gì buổi sáng đầu tiên tôi thực sự gặp gỡ Sài Gòn.

Khấp khởi và hồi hộp, rụt rè và cảnh giác tôi bước xuống lòng đường thành phố Sài Gòn và gặp ngay tiếng dạ ngọt như mía lùi của bà bán hàng tạp hóa đáng tuổi mạ tôi. Không nghĩ tiếng dạ ấy dành cho mình, tôi ngoảnh lại sau xem bà chủ dạ ai. Không có ai. Thì ra bà chủ dạ khách hàng, điều mà tôi chưa từng thấy. Quay lại thấy nụ cười bà chủ, nụ cười khá giả tạo. Cả tiếng dạ cũng giả tạo nhưng với tôi là trên cả tuyệt vời. Từ bé cho đến giờ tôi toàn thấy những bộ mặt lạnh lùng khinh khỉnh của các mậu dịch viên, luôn coi khách hàng như những kẻ làm phiền họ. Lâu ngày rồi chính khách hàng cũng tự thấy mình có lỗi và chịu ơn các mậu dịch viên. Nghe một tiếng dạ, thấy một nụ cười của các mậu dịch viên dù là giả tạo cũng là điều không tưởng, thậm chí là phi lí.

Tôi mua ba chục cái bút bi về làm quà cho bạn bè. Bà chủ lấy dây chun bó bút bi và cho vào túi nilon, chăm chút cẩn thận cứ như bà đang gói hàng cho bà chứ không phải cho tôi. Không một mậu dịch viên nào, cả những bà hàng xén quê tôi, phục vụ khách hàng được như thế, cái túi nilon gói hàng càng không thể có. Ai đòi hỏi khách hàng dây chun buộc hàng và túi nilon đựng hàng sẽ bắt gặp cái nhìn khinh bỉ, vì đó là đòi hỏi của một kẻ không hâm hấp cũng ngu đần. Giờ đây bà chủ tạp hóa Sài Gòn làm điều đó hồn hậu như một niềm vui của chính bà, khiến tôi sửng sốt.

Cách đó chưa đầy một tuần, ở Hà Nội tôi đi sắp hàng mua thịt cho anh cả. Cô mậu dịch viên hất hàm hỏi tôi, hết thịt, có đổi thịt sang sườn không? Dù thấy cả một rổ thịt tươi dưới chân cô mậu dịch viên tôi vẫn đáp, dạ có! Tranh cãi với các mậu dịch viên là điều dại dột nhất trần đời. Cô mậu dịch viên ném miếng sườn heo cho tôi. Cô ném mạnh quá, miếng sườn văng vào tôi. Tất nhiên tôi không hề tức giận, tôi cảm ơn cô đã bán sườn cho tôi và vui mừng đã chụp được miếng sườn, không để nó rơi xuống đất. Kể vậy để biết vì sao bà chủ tạp hóa Sài Gòn đã làm tôi sửng sốt.

Rời quầy tạp hóa tôi tìm tới một quán cà phê vườn. Uống cà phê để biết, cũng là để ra dáng ta đây dân Sài Gòn. Ở Hà Nội tôi chỉ quen chè chén, không dám uống cà phê vì nó rất đắt. Tôi ngồi vắt chân chữ ngũ nhâm nhi cốc cà phê đen đá pha sẵn, hút điếu thuốc Captain, tự thấy mình lên hẳn mấy chân kính. Không may tôi vô ý quờ tay làm đổ vỡ ly cà phê. Biết mình sắp bị ăn chửi và phải đền tiền ly cà phê mặt cậu bé hai mươi tuổi đỏ lựng. Cô bé phục vụ chạy tới vội vã lau chùi, nhặt nhạnh mảnh vỡ thủy tinh với một thái độ như chính cô là người có lỗi. Cô thay cho tôi một ly cà phê mới nhẹ nhàng như một lẽ đương nhiên. Tôi thêm một lần sửng sốt.

Một giờ sau tôi quay về nhà ông bác, phát hiện sau nhà là một con hẻm đầy sách. Con hẻm ngắn, rộng rãi. Tôi không nhớ nó có tên đường hay không, chỉ nhớ rất nhiều cây cổ thụ tỏa bóng sum sê, hai vỉa hè đầy sách. Suốt buổi sáng hôm đó tôi tha thẩn ở đây. Quá nhiều sách hay, tôi không biết nên bỏ cuốn gì mua cuốn gì. Muốn mua hết phải chất đầy vài xe tải. Giữa hai vỉa hè mênh mông sách đó, có cả những cuốn sách Mác – Lê. Cuốn Tư Bản Luận của Châu Tâm Luân và Hành trình trí thức của Karl Marx của Nguyễn Văn Trung cùng nhiều sách khác. Thoạt đầu tôi tưởng sách từ Hà Nôi chuyển vào, sau mới biết sách của Sài Gòn xuất bản từ những năm sáu mươi. Tôi hỏi ông chủ bán sách, ở đây người ta cũng cho in sách Mác – Lê à? Ông chủ quán vui vẻ nói, dạ chú. Sinh viên trong này học cả Mác – Lê. Tôi ngẩn ngơ cười không biết nói gì hơn.

Chuyện quá nhỏ, với nhiều người là không đáng kể, với tôi lúc đó thật khác thường, nếu không muốn nói thật lớn lao. Tôi không cắt nghĩa được đó là gì trong buổi sáng hôm ấy. Tôi còn ở lại Sài Gòn thêm 30 buổi sáng nữa, vẫn không cắt nghĩa được đó là gì. Nhưng khi quay ra Hà Nội tôi bỗng sống khác đi, nghĩ khác đi, đọc khác đi, nói khác đi. Bạn bè tôi ngày đó gọi tôi là thằng hâm, thằng lập dị. Tôi thì rất vui vì biết mình đã được giải phóng.

Theo Uyennguyen

28 Phản hồi cho “Sài Gòn giải phóng tôi”

  1. jaslyne t. says:

    NQL. nhìn SG qua cái nhìn từ góc độ một sv 20 tuổi và trong hòan cảnh ở tai nhà Ông basc giàu có (một lần thằng em vào SG sau khi chiêm miền Nam ,Ông anh hào phóng cho 20 cây vàng ,vậy là biết mức độ của bác NQL giàu tới cở nào !)
    Ngoài ra trong hoàn cảnh người dân SG lúc dó ,vẫn chưa hết bàng hoàng sợ hải cái bọn BV ,nhất là thấy một thanh niên nói giọng trọ trẹ bước ta từ ngôi nhà lớn dã nghix tới CB lớn hay Bô Đội có chức quyền hay tên CA hay an ninh gì đó ! (người ta nghe 2 chử VC là sợ mà !), Bà Bán hàng cười xã giao,nếu là người Bắc thì dasm chấp tay “lạy cậu ạ ! câu đi chơi ạ ” . Và bán bút bi mà được trã tiền sòng phẳng thì mừng lắm cho nên gói cẩn thận ,có dây thun buộc chăt cúng không có gì lạ !Vốn dí là như vậy ,nhưng hôm nay bà bán hàng cảm thấy LẠ như NQL thấy LẠ vậy.
    Uống cafe hút capstan là thường ,nhưng làm đỏ vở ly cafe thì cũng là chuyện thường mà không thường Có gi mà chửi kia chứ ! Uong xong trả iền 2 ly cafe+ cái ly vở là được . NHưng NQL không nói gì về đền ly vở hết,thì có lẻ bà chủ quán (sợ chứ/biết đâu “nó “ chẳng CA /thuế vụ..cũng thôi “tiền đền ” 9bor qua cho yên ) Tính 2 ly cafe giá lên một chút – vào ly vở là được ..(có nhiều thằng trả tiền trước mặt ,”quèo” tiền” sau lưng).Cung có thể NQL “ngầu ‘ quá ,thêm giọng trọ trẹ ,có chút ngơ ngáo ,có chút nhà quê nên bà bán hàng và cô con gái cũng …”nể” mặt. (có 01 số sv hè vào SG chơi trong số có kẻ đã làm việc ,đã rủ nhau đi bắt bạc (đã biết trong xómcó nhà dánh bạc).0ng Chũ sòng bài tưỡng CA nên năn nỉ xin tha .. Máy tên đó hót hết tiền trên chiếu còn moi tiền trong bóp và sau cùng bão “đi lên đồn CA” mọi người xanh mặt năn nỉ..Thế là bọn hăn “tha làm phước” và bỏ đi vói số tiền tịch thu được . Chủ nhà và các con bạc còn cám ơn rối rít !).
    Tuy nhiên đọc NQL với câu chuyện ngắn này bổng thấy xót xa cho kẻ thua cuộc . Mật nước là mất tất cả. Mất hết.
    Ngoài ra NQL đã phản ảnh 2 chế đọ bằng những mẩu chuyện vụn vặt mà thấy buồn năm phút ,tự hỏi
    “có thật như vậy không khi người miền Bắc đều là mán mọi ? . Toàn là nhà quê chưa ó văn minh tôi thiẻu.Nhưng nói nhu vậy cũng tủi cho họ . Bởi vì không có thì lấy chi đẻ biết .Năm 80 một cán bộ trẻ khoe cái cassette và nói đó là máy của các điệp viên ,thâu vào đó và phải có một cái máy khác mói nghe được …(cái haut-parleur )….Như ngày nay con cái chúng ta ở Mỹ xử dụng nhiều thứ mà ngay cả chúng ta cũng còn lóng ngóng. Mà ngay năm 80 .cái đông hố nhãy số đã làm cho mọi người nam vn ( cúng chen nhau coi ,trầm trồ…NQL trong hoàn cảnh đó ,biết được nhiều như vậy ,nhận xét nhiều nhu vạy là đã “văn minh” rồi.
    Sự so ssnh đó dã khiên cô thanh niên xung phong ngồi bệt xuống bùng binh Sai gòn mà khóc và cuộc đời tù đoa là khúc rẻ khác ,tốt hơn (nhưng vẫn không chịu chấp nhận VNCH vì như vậy thì bao công lao TNXP.Trường sơn phải bo hết ,và phải nhận lý tưỡng mình theo là SAI sao ? Cho nên vẫn bám xác HCM ,ca tụng “đĩnh cao chói lọi”.Cũng như lú cs hay DLV đang sống ơ Mỹ,sống trong văn minh ,trong thế kỹ có bao giờ thấy XHCN thời Nguyễ quang Lập hay trước đó như bùi Tín ,Dương Thu Hương ,…nghĩa là biết cuộc sống trước 75 ở miền Bắc ra sao đâu cho nên vì dồng tiền và sự bịt mắt .mất lý trí nên làm tay sai cho bọn VC…
    Cho nên ,nhu NQL ,một nhạc sỉ trong Nam đã viết : :Anh giãi phóng tôi hay tôi giãi phóng anh ?’…
    Và các DLV ,các tên “đón gió trở cờ” các tên “dâu đổ bìm leo” hãy tự kiễm diểm minh trước khi “dạy “ người khác!
    Viết được như NQL là đủ hơn là triết học ,khoa học ,khoe chử nghĩa mà RỔNG KHÔNG!
    (J)

  2. Dao Cong Khai says:

    Chính thủ đô Sài Gòn trước năm 1975 nó đã hun đúc long` yêu nước của tôi và nó khiến cho tôi từ chối không di tản sang Mỹ vào một cơ hội duy nhất tôi có được trước 30/04/75. Hôm nay tôi hiểu ra*ng` hồi đó tôi yêu nước và yêu nước thực sự, yêu nước nhiệt thành. Chính cái nồng nàn, nhiệt thành yêu nước đó đã khiến tôi bất mãn với chế độ VNCH trước 75 vì những thành phần tham nhũng và tay sai VC cài nhập trong chế độ đó. Chính lòng yêu nước đó đã khiến tôi ghét Mỹ ngay từ trước 75, chính học đường và hệ thống giáo dục của VNCH đã dạy cho tôi ghét Mỹ như thế. Những ông thầy trong lớp học của tôi sau khi giảng bài, thời giờ rảnh rỗi họ thường chia sẻ tình hình chính trị và ý thức xã hội đối với học sinh, và họ thường chửi Mỹ.

    Chúng tôi vẫn thương những đồng bào miền Bắc phải sống dưới chế độ độc tài đảng trị của CS hồi trước 75; nhưng tôi thấy không thể nào đội trời chung với bọn VC miền Bắc được nữa khi họ vào cướp được miền Nam rồi cứ huyênh hoang rằng họ GIẢI PHÓNG chúng tôi…. Họ coi gia đình chúng tôi, những người làm việc cho chế độ VNCH như kẻ thù của họ; họ gọi chúng tôi là những kẻ phản động, coi chương trình văn hoá chúng tôi học trong nhà trường là văn hoá đồi trụy, lai căng, phản động và vọng ngoại… Thế thì còn gì tình nghĩa dân tộc với nhau nữa. Nếu vậy thì xin chấm hết./. Xin cho tôi mãi mãi làm một thằng nguỵ, một thằng phản động, một thằng nợ máu, một thằng bán nước; bởi vì tôi quá ghê tởm những kẻ tin rằng mình là người yêu nước và họ đã đến “giải phóng” chúng tôi bang cách cướp hết niềm tin, tài sản, hạnh phúc, tự do và tương lai của chúng tôi.

    Ngày xưa thì tôi yêu nước thật, nhưng bây giờ thì tôi hận thù và ghê tởm những kẻ yêu nước và yêu XHCN đang ở VN.

    • Tran Vinh says:

      “chính học đường và hệ thống giáo dục của VNCH đã dạy cho tôi ghét Mỹ như thế. Những ông thầy trong lớp học của tôi sau khi giảng bài, thời giờ rảnh rỗi họ thường chia sẻ tình hình chính trị và ý thức xã hội đối với học sinh, và họ thường chửi Mỹ “. Đào Công Khai .

      Trật lất . Hệ thống giáo dục của VNCH chẳng bao giờ dạy sinh viên, học sinh ghét Mỹ cả. Mà chính là thể chế tư do ở miền Nam đã để mặc nhiên cho những người giảng dạy với lòng yêu nước mù quáng, đặt sai chỗ misplaced – như Đào công Khai- và những tên cộng sản xâm nhập vào hàng ngũ giáo chức khua môi múa mép tuyên truyền chống Mỹ, đuổi Mỹ để cho….Cộng sản Bắc Việt dễ dàng thôn tính miền Nam .

  3. Nguyễn Văn says:

    “Nhưng khi quay ra Hà Nội tôi bỗng sống khác đi, nghĩ khác đi, đọc khác đi, nói khác đi. Bạn bè tôi ngày đó gọi tôi là thằng hâm, thằng lập dị. Tôi thì rất vui vì biết mình đã được giải phóng.” (Nguyễn Quang Lập)

    Không thấy không tin, chỉ tin khi thấy. Nhưng có người thấy vẫn không dám chấp nhận, vẫn giấu diếm, vẫn xuyên tạc, vẫn bóp méo, vẫn quanh co; và nguy hại hơn nữa là tạo ra cái dối để lừa chính mình, lừa cả xã hội, lừa cả dân tộc – Đó là đảng cộng sản và lãnh đạo Hà Nội.

    Tác giả thay đổi hoàn toàn sau khi được thấy và được biết sự thật. Điều này tự nó đánh tan những gì bị tuyên truyền nhồi sọ. Không thấy làm sao tin? Sự hoài nghi của “bạn bè” hoặc mọi người là mặc nhiên. Họ vẫn tin những gì họ được biết, vẫn tin những gì đảng dạy, bác dạy, và nhà trường dạy. Nhưng bác, đảng và nhà trường chỉ dạy cái giả dối, dạy những cái phản sự thật. Ở đây hãy nói về khía cạnh khác: chân thành. Chân thành và chấp nhận. Điều này không khó nhưng lại rất khó cho chế độ, cho lãnh đạo, cho đảng – Họ chối bỏ mọi sự thật vì sợ sự thật, vì khi sự thật phơi bay thì chế độ sẽ lung lay, khó tồn tại. Họ không bao giờ dám nói thật, tệ hơn, họ đem vào học đường dạy cái không có, dạy cái xấu, cái ác. Họ hãm hiếp sự thật. Họ hãm hiếp những cái hay, cái đẹp, cái nhân bản, cái tâm hồn trong trắng của tuổi thơ, cái lòng khoan dung, chân thành, độ lượng, biết yêu quê hương và đồng loại. Nhà nước cộng sản hãm hiếp mọi sự thật.

    Cảm ơn tác giả đã mô tả về… sự thật – Sự thật mà lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam không bao giờ dám nhìn, dám đối mặt và dám nói.
    Bốn mươi mốt năm sau… thế hệ lãnh đạo mới và bọn cò mồi dư luận viên bây giờ vẫn không lột xác, cũng vậy, vì họ vẫn sợ sự thật.

    nv

  4. Tudo.com says:

    Trích: “Cuộc đoàn tụ vàng ròng và nước mắt. Ông bác tôi nhận nước mắt đoàn viên bảy đảng viên cộng sản, ba tôi nhận hơn hai chục cây vàng đem ra Bắc trả hết nợ nần còn xây được ngôi nhà ngói ba gian hai chái. Sự đổi đời kì diệu. . . .
    Nó bấm đít bút cái tách, đầu bút nhô ra, và nó viết. Nét mực đều tăm tắp, không cần chấm mực không cần bơm mực, cứ thế là viết. Chúng tôi ai nấy há hốc mồm không thể tin nổi Sài Gòn lại có thể sản xuất được cái bút tài tình thế kia. . . .
    Không đứa nào tin Sài Gòn lại có thể sản xuất được đồ ăn cao cấp thế kia. Có đứa còn bảo đồ ăn đổ nước sôi vào là ăn được ngay, thơm ngon thế kia, chỉ giành cho các du hành vũ trụ, người thường không bao giờ có. . . .” (hết trích).

    Bác Lập ơi,

    Cái đoạn kể ba gặp bác triệu phú Sàigòn của bác Lập thì tui hiểu và thông cảm câu “người Nam nhận họ người Bắc nhận hàng” lắm lắm!

    Nhưng tới đoạn. . .bút bi. . .mì tôm thì thú thật, bác Lập làm tui rơi nước mắt, tui rơi nước mắt mà phải xoay mặt đi nơi khác để lau vì sợ bác Tonydo thấy bác ấy. . .cười cho bọn tiểu tư sản như tui uỷ mỵ yếu mềm!

  5. COTADA says:

    BÀI VIẾT HAY VÀ CẢM ĐỘNG
    Trong khi đại đa số người miền Bắc vào Nam lo khoe khoang, khoác lác, vơ vét, hoặc vòi vĩnh tiền bạc, vật chất, tác giả Nguyễn Quang Lập–một thanh niên thời 30-4-1975–lại có một cái nhìn nhân bản, cao thượng. Anh đã đánh giá và nhận thấy được sự tự do, tiến bộ và đặc biệt là con người đối xử với nhau tử tế, vui vẻ, chân thật, ân cần tại Sài Gón mà mấy chục năm ở miền Bắc anh không bao giờ thấy. Sự kiện này đã làm thay đổi cách sống và suy nghĩ của anh. Khi đọc bài việt “Tiên sư anh Hồ… Tiến Hợi làm khổ bác”, tôi vui vì anh viết đơn giản mà lại buồn cười, đúng là một cao thủ viết văn trào phúng. Đọc bài này, mới thấy anh là người chính trực, không cầu danh lợi, đề cao nếp sống văn minh, tử tế với nhau. Tôi hiểu lý do tại sao anh chỉ muốn “làm con đò nhỏ chuyên chở sự thật đến người dân.”, bênh vực người dân bị hàm oan, và xuống đường chống giặc bành trướng Trung Quốc dù đang bị tàn tật. Những nhận xét của anh là một chuyện thật lớn lao vì 100 năm nữa, chế độ CS không thể làm cho dân VN có trình độ văn hóa đầy tình người như thế. Cám ơn anh đã có nhận xét trung thực và đề cao tình người.

  6. tt says:

    Đọc xong bài ” Sàigon giải phóng tôi” của nhà văn Nguyễn Quang Lập thì thấy dân miền Bắc phần lớn là sợ, vì bị bọn cộng sản dùng búa liềm khủng bố, phần còn lại là ngu vì mình đã đói rách qúa mà vẫn bị bọn chúng lừa là dân miền Nam còn cơ cực gấp ngàn lần! Trí óc ở đâu mà không biết suy luận!

  7. Quang Phan says:

    *** Nhà văn Huy Phương :Sau Tháng Tư, 1975, dân Bắc, ai đi Nam về cùng có chung một nhận xét “trẻ con trong Nam hầu như rất ít nói bậy và ít viết những điều tục tĩu lên tường nơi công cộng, đi đâu về nhà thì lễ phép cung kính vòng hai tay thưa gửi người bề trên. Đặc biệt, ngoài đường, xe cộ nếu có đụng chạm thì cũng không dẫn đến xô xát, chửi bới nhau như ngày nay.”

    *** Nhạc sĩ Tô Hải: “….Tớ muốn chửi cha cái thằng dám viết báo nói rằng “phong cách trẻ em khoanh tay, cúi đầu khi chào người lớn ở miền Nam là…rơi rớt từ chế độ phong kiến!”

    ***Thạc sĩ triết học Trần Đình Thảo: Mới đặt chân xuống cái thủ đô của miền Nam này, mọi sự đã làm tôi kinh ngạc. Qua bao nhiêu năm chiến tranh gian khổ mà sao Sài Gòn nó lại khang trang hiện đại như vậy? Tôi cứ ngỡ cả miền Nam đói khổ vì bị Mỹ-Ngụy bóc lột đến nỗi miền Bắc đã phải ‘cắn hạt gạo làm tư’ để cứu giúp miền Nam cơ mà.. Và mọi người ở đây nói năng cởi mở thoải mái như vậy? Ngay những cán bộ Đảng ở đây cũng có thái độ tự do quá. Họ đãi đằng, giễu cợt tôi, coi tôi cứ như anh mán, anh mường ở rừng mới được về thành phố.

    ***Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang “Chế độ VNCH ngày xưa có nhiều điểm ưu việt hơn chế độ chính trị của miền Bắc. Khi giải phóng vào thì tôi thấy là nền giáo dục của họ rất tốt, họ giáo dục cho trẻ em cái Lễ, chứ không phải là đấu tranh giai cấp. Con người ở miền Nam họ sống với nhau cũng có nghĩa hơn, chứ không phải như những con người giả dối, trong hội trường thì tung hô một nẻo, về nhà thì nói một nẻo. Rồi còn có báo chí, nhân quyền được tôn trọng hơn, có tự do ngôn luận hơn chứ không như ở miền Bắc là bưng bít, phải nói theo đảng làm theo đảng, không được phê bình đảng, không nói được nguyện vọng của nhân dân, của quần chúng ” .

    Nhà văn, nhà báo Trần Mạnh Hảo, từ rừng Lộc Ninh vào Sài Gòn đã viết cảm tưởng như sau :

    « Ngày 30/4/1975, từ rừng Lộc Ninh về Sài Gòn, chưa kịp hoàn hồn, tôi đã bị Sài Gòn đánh chiếm bằng văn hóa, bằng văn học, bằng sách vở, âm nhạc. Phạm Duy và Trịnh Công Sơn đã tái chiếm tâm hồn tôi; và hình như tôi, đã tự nguyện quy hàng thứ âm nhạc, thứ văn học, văn hóa mà chế độ mới đang kết án, cho là văn hóa phản động, đồi trụy. Các loại sách dịch gần như vô tận của Sài Gòn còn sót lại sau đại họa đốt sách của chế độ mới đã xâm lược đầu óc tôi, giải phóng tôi thoát khỏi ngục tù của dốt nát, của u mê, của cuồng tín ngớ ngẩn một thời, “bắt” tôi vào trường tự nguyện “học tập cải tạo” đến giờ chưa chịu thả ra » .

  8. Trúc Bạch says:

    Có bao nhiêu người đủ can đảm và lương thiện nhìn vào sự thật như nhà văn Nguyễn Quang Lập ?

  9. TƠ NGÀN says:

    SAIGÒN GIẢI PHÓNG

    Bao anh trí thức trong Nam
    Đọc nhiều sách Mác càng thêm tối mò
    Thở hơi toàn giọng líu lo
    Tới ngày giải phóng tò tò ngẩn ngơ

    Châu Tâm Luân, Nguyễn Văn Trung
    Một thời mác xít lung tung xà ngầu
    Bây giờ chẳng biết về đâu
    Saigòn giải phóng hỏi nào có anh

    Khác gì nồi chõ phong thanh
    Như Trần Đức Thảo loanh quanh một thời
    Mác Lê rao giảng bời bời
    Cuối cùng quay ngược thở dài buồn tênh

    Đúng là ông Mác vang rền
    Phỉnh bao trí thức lênh đênh biển đời
    Đọc càng như thể mê tơi
    Hóa ra chẳng hiểu chút gì mô tê

    Quả nhiên thế giới não nề
    Thời nay mới được mọi bề sáng ra
    Thằng cuội ngồi gốc cây đa
    Để trâu ăn lúa ối a là buồn

    Chẳng qua lịch sử buông tuồng
    Có ai tìm biết ngọn nguồn ra sao
    Chỉ toàn truyền miệng tầm phào
    Nghe hơi nồi chõ ối dào là vui

    PHIẾM NGÀN
    (01/5/16)

    • Quang Phan says:

      Richard Pipes – sử gia Mỹ, nhà xô-viết học-: ” Cộng sản rao giảng những lý tưởng tiến bộ, liên tiếp làm đẹp lòng giới trí thức. Các nhà khoa học xã hội sống trong thế giới của lý tưởng và rất thích tưởng tượng rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ tuyệt vời nếu trở thành hiện thực trong cuộc sống. Thế nhưng không ai khác, họ bị lạc vào không tưởng và tách ra khỏi thực tế…”.

      • TRĂNG NGÀN says:

        KHÁCH QUAN VÀ TƯỞNG TƯỢNG

        Không ai đi bộ trên không
        Đó là quy luật khách quan vậy mà
        Chỉ do anh Mác ta bà
        Nói toàn những chuyện có là thực đâu

        Bao anh trí thức cạn đầu
        Cho là hay đấy mới âu tầm phào
        Nghĩa là toàn bọn tào lao
        Sống bằng tưởng tượng quý hồ hay chi

        Thế gian thực tế thường khi
        Thế gian ảo ảnh dễ khi nào cần
        Kiểu toàn thằng cuội ngu đần
        Cung trăng ngồi đó có mần được chi

        Tháp ngà quả thật ngu si
        Bao anh trí thức rõ thì mộng mơ
        Đời đâu giống kiểu làm thơ
        Đời luôn chính xác tơ mơ sụp hầm

        NGÀN TRĂNG
        (03/5/16)

      • Tudo.com says:

        Ai cũng biết Jean-Paul Sartre nhà văn, triết gia lừng danh của Pháp, ông ta cũng là người thiên tả và coi chủ nghĩa Cộng Sản như là kim chỉ nam cho nhân loại.
        Thập niên 50-60, những gì ông viết, ông nói thiên hạ coi như. . .sấm truyền!

        Đùng một cái, những ngày sau 30/4/75, cơn sóng thuyền nhân VN mà thế giới gọi là “Boat Poeple”.
        Nhìn những hình ảnh người tị nạn CSVN tràn ngập trên truyền thông thế giới và khi báo chí hỏi ông nghỉ sao về cộng sản tư bản, ông tuyên bố:
        Bây giờ không phải là lúc tranh cải về chính trị mà phải lo cứu thuyền nhân.

        Còn tranh cải cái con. . .mẹ gì nữa hả bác Sartre?
        Bác Hồ, bác Mao, bác Lénine, bác bác. . .bát tô chén dĩa gì thì cũng chỉ. . .Nghe Hơi Nồi Chõ rồi hát theo để được làm vua thôi chứ có bác nào biết cái khỉ mốc gì quy luật xã hội loài người đâu mà tranh với cải.

  10. Nguyễn Kim Nên says:

    Những chuyện rất nhỏ nhưng rất rõ: Văn minh miền Nam tự do cao gấp trăm lần nền văn minh “bác đảng” miền Bắc.

    Đau 1 cái là tại sao cái xứ cộng sản man rợ Bắc Việt lại đánh thắng miền Nam tự do văn minh vào cái ngày 30/4 đau thương ấy. Đúng là cả dân tộc bị đui mù.

    • Tudo.com says:

      @Nguyễn Kim Nên: “Đau 1 cái là tại sao cái xứ cộng sản man rợ Bắc Việt lại đánh thắng miền Nam tự do văn minh vào cái ngày 30/4 đau thương ấy. ”

      Bốn mươi mốt năm qua, hàng trăm hàng ngàn tài liệu đã giải mã tiết lộ nguyên nhân.

      Nhưng để đơn giản thì như thế nầy:
      Một gia đình làm ăn lương thiện (miền Nam), bị một bọn cướp hung hăng (cs miền bắc) với mã tấu, dao găm, búa tạ đập cửa xông vào nhà cướp lấy cướp để, sau đó chúng tuyên bố. . .chúng tôi chiến thắng, chúng tôi đã làm cuộc cách mạng cướp bóc lịch sử!

      Đó là tại họ chiến thắng.

      • Nguyễn Kim Nên says:

        Tôi nghĩ cộng sản thắng vì chúng thắng trên mặt trận dư luận quốc tế. Mỹ tiêu diệt ông Diệm, đổ quân vào Việt Nam, tạo cho Bắc Việt có lý do lường gạt người Việt, nhất là người ngoài Bắc và dân làng quê ở miền Trung, là cuộc chiến “giải phóng”, và lường gạt quốc tế là cuộc chiến của chúng có “chính nghĩa”.

        Nếu Mỹ khôn ngoan đứng ngoài và giúp Việt Nam dồi dào về quân sự, kinh tế thì cơ hội thắng giặc cộng sẽ nhiều hơn.

        Nhưng bây giờ nói thì dễ. Lúc đó không ai biết được tình hình sẽ như thế nào nếu Mỹ không đổ quân vào.

        Dù sao thì nỗi buồn, nỗi cay đắng của người miền Nam đã được nhà thơ ngoài Bắc Nguyễn Chí Thiện viết lên :

        “Miền Nam ơi, từ buổi đau thương ấy
        Ta đã sống vạn ngàn cơn thác loạn”

Phản hồi