WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhật mua 40 tỷ đô la chiến đấu cơ để giữ ưu thế với TQ

Chiến đấu cơ X-2 tối tân của lực lượng không quân Nhật Bản. Ảnh AFP

Chiến đấu cơ X-2 tối tân của lực lượng không quân Nhật Bản. Ảnh AFP

Theo hãng thông tấn Reuters, chính phủ Nhật Bản vừa quyết định sẽ bỏ ra 40 tỷ đô la để trang bị máy bay tiêm kích nhằm duy trì ưu thế không quân với Trung Quốc, trong bối cảnh Bắc Kinh đang tỏ rõ tham vọng bành trướng quân sự tại Biển Đông và biển Hoa Đông.

Một người phát ngôn của bộ Quốc Phòng Nhật Bản cho hay Tokyo đã tiếp xúc đồng thời với các tập đoàn vũ khí Nhật Bản và nước ngoài về hợp đồng mua hơn 100 máy bay chiến đấu nói trên. Kế hoạch F3 (F3 Fighter Plan) có mục tiêu trang bị cho quân đội Nhật các chiến đấu cơ thuộc loại hiện đại nhất.

Kế hoạch F3, một trong những hợp đồng quân sự đắt giá nhất của Nhật Bản, được tung ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Nhật Bản với Trung Quốc gia tăng. Theo Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản, tính riêng trong khoảng thời gian từ tháng Tư đến tháng Sáu năm nay, chiến đấu cơ Nhật đã phải 200 lần cất cánh, so với 114 lần cùng kỳ năm ngoái, để ngăn chặn phi cơ Trung Quốc tại khu vực xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Vẫn theo quân đội Nhật, riêng trong tháng 6, hai lần Trung Quốc đưa tàu vào khu vực nói trên. Ngày 29/06, một cựu quan chức quốc phòng cao cấp Nhật Bản đưa ra thông tin một máy bay của Nhật suýt bị chiến đấu cơ Trung Quốc tấn công tại vùng biển Hoa Đông. Tin này sau đó bị chính phủ Nhật bác bỏ.

Do quan hệ đồng minh mật thiết với Hoa Kỳ, và chiến lược quốc phòng gắn chặt với Washington, khả năng các công ty Mỹ được nhận thầu là rất cao. Hai tập đoàn Mỹ, Boeing và Lockheed Martin, và tập đoàn Nhật Mitsubishi Heavy Industries (MHI) là ba trong số các công ty chủ yếu được mời tham gia dự án. Hai tập đoàn Boeing và Lockheed Martin đều gửi mail tới Reuters cho biết, rất quan tâm đến chương trình F3 của Nhật, và hy vọng được tham gia.
Theo kế hoạch F3, các phi cơ mới sẽ phải hoạt động phối hợp với F-35 do hãng Lockheed chế tạo, mà Tokyo đã đặt hàng, và F-15Js của Mỹ, nhưng được Nhật cải tiến. Hiện tại, loại máy bay duy nhất đáp ứng được yêu cầu của chương trình F3 là phi cơ chiến đấu F-22 của Lockheed Martin, tuy nhiên, hãng không còn sản xuất F-22 nữa, và Hoa Kỳ cũng không cho xuất khẩu loại chiến đấu này, bất chấp mong muốn của Nhật.

Theo các nguồn tin gần gũi với hồ sơ, trong bối cảnh này, chiến đấu cơ mà Tokyo sẽ đặt hàng phải được sản xuất ngay tại Nhật, giống như trường hợp F-15Js trước đây, và điều này sẽ khiến giá thành tăng lên rất cao.

Ngoài hai tập đoàn Mỹ, các nhà sản xuất châu Âu cũng là đối tác tiềm năng. Một phát ngôn viên của tổ hợp Eurofighter vừa cho biết, tập đoàn này thường xuyên có liên hệ với chính phủ Nhật, để thảo luận các cơ hội hợp tác. Eurofighter là tập đoàn hàng không quân sự châu Âu bao gồm một loạt các công ty lớn như Airbus Group, BAE Systems, Leonardo Finmeccanica – nhà sản xuất máy bay tiêm kích Typhoon, và Saab, tác giả của chiến đấu cơ Gripen.

Các đe dọa từ Trung Quốc và từ Bắc Triều Tiên là các nguyên nhân trực tiếp khiến Nhật Bản phải gia tăng các chi phí cho quốc phòng. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, với một ngân quỹ hạn chế, việc ưu tiên tăng mạnh ngân sách trong một lĩnh vực này sẽ đi kèm với việc giảm chi phí trong lĩnh vực khác. Ưu tiên không quân và hải quân có thể ảnh hưởng đến việc đầu tư cho lĩnh vực hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc tình báo và trinh sát, vốn không kém phần quan trọng (xem bài “What Sort of Defense Build-Up Does Japan Really Need?/Nhật Bản thực sự cần các chi phí quân sự nào ?” của chuyên gia an ninh quốc tế Yuki Tatsuli, đăng tải trên trang mạng The Diplomat ngày 30/06/2016). Đây là vấn đề nan giải, mà các nhà hoạch định chính sách quốc phòng Nhật Bản sẽ phải giải quyết.

Theo RFI

3 Phản hồi cho “Nhật mua 40 tỷ đô la chiến đấu cơ để giữ ưu thế với TQ”

  1. Quang Dinh says:

    THỜI KÁCH MỆNH
    Nhất quỷ nhì ma ba giáo gian
    Dạy môn cầm thú pháo ba càng
    Cai Lậy học trò toan vào lớp
    Vãi bầy trẻ nhỏ thịt xương tan
    Nhất liềm nhì búa chào hàng mác lê súng đạn thiên đàng Mao Trạch Đông
    Tam vô quần chúng đại đồng
    Độc tài đảng trị lửa hồng luyện công an
    Của trong thiên hạ bạc vàng trung ương trưng dụng sẳn sàng tự giác giao
    Hàm Rồng Phú Trọng loạn cào cào
    Châu chấu dân đen đợi bồ chao
    Trao trảo Ba Đình luôn túc trực
    Thăng Long tám vố hiếp đồng bào
    Nhà băng trầy trụa Up Down cứu nguy trăm họ góp vào túi quan tham
    Chú Thu hoạch bốn tốp làm
    Mực đen sổ đỏ cánh CAM lưu lầu hồng
    Dân oan không muốn chổng mông đừng nên phản động trong đồn tử sa cung
    TÂM THANH

  2. Minh Đức says:

    Trích: “Hiện tại, loại máy bay duy nhất đáp ứng được yêu cầu của chương trình F3 là phi cơ chiến đấu F-22 của Lockheed Martin”

    Như vậy F-3 của Nhật sẽ là máy bay thế hệ thứ 5. Nhật đã thí nghiệm máy bay tàng hình X-2 và đang chế tạo động cơ phản lực thế hệ thứ 5. Mỹ không bán máy bay F-22 cho Nhật có lẽ vì Mỹ có bửu bối phải giữ kỹ và cũng có lẽ là vì Nhật đã đuổi sát chân Mỹ về ngành chế tạo máy bay. Nếu Mỹ cho Nhật hợp tác lắp ráp F-22 ở Nhật thì Nhật sẽ bằng Mỹ rồi vượt qua Mỹ. Hai nước Nga và Trung Quốc cũng đang chế tạo động cơ phản lực thế hệ thứ năm, vậy thì Nhật không thua Nga và Trung Quốc bao nhiêu. Cả ba nước này đều có thể làm được cái thân máy bay tàng hình nhưng chưa làm được động cơ đời mới. Nhật đang cân nhắc hoặc chế tạo chiếc F-3 một mình, hoặc hợp tác với nước khác, hoặc lấy một chiếc mà nước nào đã chế tạo sẵn để cải tiến. Nhật cũng có các tiến bộ kỹ thuật mà các nước muốn có nên các nước sẵn sàng hợp tác với Nhật chế tạo máy bay. Họ chuyển giao cho Nhật một số kỹ thuật và Nhật cũng chuyển giao lại cho họ kỹ thuật mà Nhật biết. Thí dụ chiếc F-2 của Nhật chính là chiếc F-16 cải tiến thành lớn hơn. Nhưng khi làm thân máy bay lớn hơn thì vật liệu mà Mỹ có không chịu nổi lực. Nhật chế tạo được loại hợp kim nhẹ và có sức chịu đựng cao hơn nên có thể làm được chiếc F-2 lớn hơn chiếc F-16 một chút. Mỹ giúp cho Nhật chế tạo chiếc F-2 thì Nhật cho Mỹ biết cách chế tạo loại hợp kim mà Nhật tìm ra. Có qua có lại, hai bên cùng có lợi, Nhật không chơi trò ăn cắp như Trung Quốc. Mỹ thấy làm bạn với Nhật có lợi thì sẽ hết lòng bảo vệ Nhật chống lại Trung Quốc.

  3. Nguyễn Trọng Dân says:

    Các tập đoàn kinh tế cũng như các ngân hàng quốc doanh của Cộng phỉ Hà Nội nợ như chúa chỡm lên đến cả chục tỉ đô-la khiến Việt Nam túng thiếu ngân sách hiện đại hóa quốc phòng. Càng kéo dài “nền kinh tế thị trường định huớng cướp bóc XHCN” thì quốc phòng Việt Nam càng lụn bại yếu đuối mà thôi. Phi công lái Su hiện đại khi bị rơi phải dùng phone của…ngư dân đễ liên lạc thì thiệt đúng là quá khôi hài!

Leave a Reply to Minh Đức