WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

VN: Hãy thể hiện cam kết nghiêm túc về nhân quyền trong cuộc đối thoại với Australia

(Sydney) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng, Australia cần thúc ép Việt Nam thực hiện các bước cải thiện rõ rệt và cụ thể trong cuộc đối thoại lần thứ mười ba về nhân quyền giữa hai bên. Việt Nam cần thể hiện nỗ lực cải cách bằng việc ngay lập tức phóng thích tất cả những người bị giam, giữ vì lý do chính trị, chấm dứt sách nhiễu và hành hung đối với các nhà hoạt động nhân quyền, tôn trọng quyền tự do tôn giáo, kiểm soát nạn công an bạo hành và ngăn chặn mọi hành vi trả đũa nhằm vào những thuyền nhân bị hồi hương. Hai bên cần phải công bố công khai chương trình và kết quả của cuộc đối thoại diễn ra tại Hà Nội ngày mồng 4 tháng Tám năm 2016.

pobrane (7)

“Năm 2016, chính quyền Việt Nam lại tiếp tục kết án thêm nhiều blogger và nhà hoạt động chính trị với các bản án tù giam, sử dụng bạo lực để giải tán các cuộc biểu tình ôn hòa, và cản trở tự do tôn giáo,” bà Elaine Pearson, Giám đốc phụ trách Australia của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu. “Australia cần vận dụng cơ hội này tuyên bố rõ với Việt Nam rằng những lời hứa suông về nhân quyền là không thể chấp nhận được.”

Trong bản khuyến nghị gửi chính phủ Australia trước đợt đối thoại, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền khuyến nghị phía Australia tập trung vào các vấn đề: những người bị giam, giữ vì lý do chính trị; sách nhiễu, hành hung và cản trở những người bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động; đàn áp tự do tôn giáo; công an bạo hành; và phạt hình sự những thuyền nhân bị trao trả, trái với cam kết của chính quyền Việt Nam.

Ngay trong sáu tháng đầu năm 2016, Việt Nam đã kết án ít nhất 12 người, trong đó có các có các blogger nổi tiếng Nguyễn Hữu Vinh (bút danh Ba Sàm) và Nguyễn Đình Ngọc (bút danh Nguyễn Ngọc Già) với các mức án tù giam nặng nề chỉ vì họ đã thực thi các quyền cơ bản được đảm bảo trong Hiến pháp Việt Nam. Những người này đang phải thụ án tù sau song sắt cùng với hơn 100 người khác chỉ vì đã thực thi các quyền con người, trong số đó có Trần Huỳnh Duy Thức, Ngô Hào, Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nguyễn Công Chính, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương.

Việt Nam đã kết án nhiều người với các tội danh chính trị như “tuyên truyền chống nhà nước” (điều 88 bộ luật hình sự); “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (điều 79); “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc” (điều 87); “phá rối an ninh” (điều 89) và “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” (điều 258). Có ít nhất hơn một chục blogger và nhà hoạt động – trong số đó có Nguyễn Văn Đài, Trần Anh Kim, Lê Thanh Tùng và Nguyễn Hữu Quốc Duy – bị bắt tạm giam từ năm 2015 để điều tra.

Ở Việt Nam, các blogger và các nhà hoạt động ôn hòa phải đối mặt với bạo lực. Riêng trong tháng Bảy này, ít nhất 11 nhà vận động nhân quyền trong đó có Lã Việt Dũng và Tô Oanh bị hành hung và đả thương dưới tay của những người mặc quần áo dân sự nhưng cung cách hành xử, theo các nhà hoạt động, có vẻ như đại diện cho chính quyền. Chính quyền cũng quản chế tại gia hay câu lưu các blogger và các nhà hoạt động để ngăn cản không cho họ tham gia một số sự kiện hay biểu tình. Hồi tháng Năm, công an câu lưu hai nhà hoạt động nổi tiếng Phạm Đoan Trang và Nguyễn Quang A khiến họ không tham dự được cuộc gặp với Tổng thống Hoa Kỳ Obama trong chuyến thăm Việt Nam.
“Các blogger và các nhà hoạt động ở Việt Nam hàng ngày phải đối mặt với sự sách nhiễu, đe dọa, bạo lực và tù đày – ngay cả một hành vi thông thường là gặp gỡ một nhà ngoại giao cũng gây ra một mức độ rủi ro đối với họ,” bà Pearson nói. “Australia cần thẳng thắn thúc ép Việt Nam chấm dứt vi phạm nhân quyền.”

Chính quyền Việt Nam không chỉ trả đũa các nhà vận động nhân quyền, mà còn trả đũa ngay cả những người dân thường nữa. Trong tháng Bảy, tại phiên phúc thẩm, chính quyền giữ nguyên bản án tù giam đối với bốn người định tới Australia bằng thuyền hồi tháng Ba năm 2015 – Trần Thị Thanh Loan và chồng là Hồ Trung Lợi, Nguyễn Thị Liên và Nguyễn Văn Hải. Họ bị xử tội “tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép” theo điều 275 Bộ luật Hình sự Việt Nam. Bốn người khác đã bị xử hồi tháng Năm và kết án từ hai đến ba năm tù, cũng với tội danh nói trên.

Trong hai vụ đó, hải quân Úc đã chặn hai chiếc tàu trên biển và trao trả lại tất cả các hành khách cho phía Việt Nam. Trong cả hai vụ, Việt Nam đảm bảo với chính phủ Úc rằng sẽ không trừng phạt những người này về hành vi vượt biên trái phép, nhưng rồi lại truy tố họ về tội tổ chức chuyến đi. Trong tháng Sáu, hải quân Úc lại chặn một chiếc tàu khác có 21 người Việt và trả họ về Việt Nam.

Chính quyền Úc đã phát biểu rằng “mọi hoạt động điều tra và tố tụng về những tội liên quan đến buôn bán người là vấn đề của Chính phủ Việt Nam.” Nhưng những người nói trên không bị kết tội về hành vi đưa người ra nước ngoài trái phép với mục đích thủ đắc lợi nhuận tài chính hay vật chất – là định nghĩa về tội danh buôn người theo công pháp quốc tế. Họ bị trừng phạt về hành vi rời bỏ đất nước và giúp đỡ gia đình, họ hàng và bạn bè là những người tự nguyện đi theo họ.

Quyền rời bỏ một quốc gia là một quyền con người tối cơ bản theo công pháp quốc tế. Đưa những người di dân ra xét xử sau khi họ bị cưỡng bức hồi hương chỉ xác lập thêm lý do tị nạn cho những người di dân khác, đang sợ bị trừng phạt nếu hồi hương. Chính quyền Australia cần làm tốt việc thúc ép Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyền yếu kém, là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng người dân rời bỏ đất nước.

“Những thường dân này dấn thân vào hoàn cảnh nguy hiểm có thể mất mạng vì họ quá tuyệt vọng,” bà Pearson nói. “Chính quyền Việt Nam cần thể hiện sự độ lượng thay vì trừng phạt họ, và phía Australia cần thúc ép Việt Nam giữ lời hứa về việc không trừng phạt những người di dân như đã cam kết với Australia.”

HRW gửi đăng

1 Phản hồi cho “VN: Hãy thể hiện cam kết nghiêm túc về nhân quyền trong cuộc đối thoại với Australia”

  1. NHÂN QUYỀN VÀ CHÍNH TRỊ

    Chẳng những mục đích tốt đẹp của pháp luật là nhằm bảo vệ nhân quyền mà cả chính trị tốt đẹp cũng nhằm bảo vệ nhân quyền. Nhân quyền là quyền làm người trong tính cách là con người. Con người thì không thể ai giống nhau về mọi mặt, mọi điều kiện hoàn cảnh. Như vậy quyền tự do dân chủ đó là nhân quyền quan trọng và cơ bản nhất. Có tự do dân chủ con người mới phát triển được mọi mặt tùy theo điều kiện và phẩm chất của mình. Có tự do dân chủ cũng khó ai có thể áp đảo ai, xâm hại ai, như vậy nhân quyền mới thật sự có thực chất và được bảo đảm.

    Thế nhưng xã hội toàn trị, chủ nghĩa toàn trị thì không cho như thế. Bởi nghĩ mình là người duy nhất nắm chân lý khách quan tuyệt đối, chân lý lịch sử nên thành bất chấp tất cả. Chỉ muốn mọi người phải phục tùng theo mình, bước đi theo mình và theo cả cách của mình, dắt đi đâu thì đi theo đó, không cần có nhận thức riêng hay năng lực tư duy, trí tuệ riêng, ai trái ngược lại với mình liền chụp cho phá hoại, chụp cho phản động, độc tài độc đoán theo kiểu đó thì làm gì còn nhân quyền được nữa.

    Ngày xưa chủ nghĩa Mác còn thịnh trị trên thế giới, những người cuồng tín, mù quáng hay giả dối hùa theo đều cho là đỉnh cao của trí tuệ loài người, bắt buộc mọi người đều phải như thế, ai không nói theo như vậy đều cho là diễn tiến, là địch, là giặc chống đối, mà thật sự những người chủ trương như thế thậm chí cũng chẳng hiểu biết mô tê ất giáp chủ thuyết Mác là gì. Họ chỉ làm theo quán tính, suy nghĩ theo quán tính, trong khuôn khổ của cơ chế độc tài thế thôi.

    Như vậy rõ ràng nhân quyền phải đi đôi theo chính trị. Nhân quyền không có thì coi như chính trị đó hỏng, chính tri mà hiểu lầm nhân quyền thì coi như nhân quyền đó hỏng. Bởi vậy phải bảo đảm có sự hiểu biết nhân quyền đúng đắn, có sự hiểu biết chính trị đúng đắn, phải bảo đảm có những hành động đúng đắn, nhân quyền đó mới thực chất và chính trị đó cũng mới thực chất. Nhân quyền thực chất là nhân quyền có ích cho mình và có ích cho người khác cũng như toàn xã hội. Nhân quyền không thực chất là nhân quyền lợi dụng, nhân danh nhân quyền của mình để làm hại người khác, làm hại xã hội. Chính trị thực chất là chính trị cùng luôn đồng hành với nhân quyền. Chính trị không thực chất, tức chính trị sai trái, là chính trị theo kiểu ngược lại.

    Học thuyết Mác là học thuyết tự bản thân nó chứa đựng nhiều mâu thuẫn và điều sai trái, không đúng chân lý khách quan, không đúng thực tại, thế nhưng lại cho rằng mình nắm chân lý tuyệt đối, mình là người bảo vệ nhân quyền tuyệt đối, dùng hình thức độc tài chuyên chính để bắt ép, để cưỡng thúc mọi người, như vậy tự nó đã phản lại nhân quyền và những người áp dụng theo nó tất nhiên cũng dễ dàng vi phạm nhân quyền.

    Mác cho nhân quyền của tự do dân chủ là nhân quyền kiểu tư sản, phản cách mạng, phản động. Chỉ có nhân quyền theo kiểu vô sản, theo kiểu cách mạng vô sản mác xít mới là nhân quyền đúng đắn, thiết yếu, cần thiết và khách quan nhất. Như vậy rõ ràng chính quan điểm hiểu biết, quan điểm nhận thức chi phối mọi việc. Và ngày nay chủ nghĩa cộng sản mác xít thực chất đã sụp đổ trên toàn thế giới, không còn một thời như xưa nữa, thế nên quan điểm nhân quyền của nó trước kia cũng phải hoàn toàn thay đổi, phải trở về quan điểm nhân quyền truyền thống, cổ điển đã từng một thời bị nó hàm hồ lên án, phủ nhận mà không gì khác.

    Bởi nhân quyền nói chung lại là quyền làm người, làm người với tinh thần ý thức tự do, tự chủ, không phải làm người theo kiểu bị vật hóa trong ý hệ tư tưởng kiểu mác xít. Học thuyết Mác chỉ là cá nhân Mác đưa ra, lấy gì bảo đảm nó là chân lý khách quan của toàn lịch sử, toàn thế giới. Người Việt Nam cũng như mọi dân tộc khác so với người Đức hay Do Thái cũng chưa chắc đã thông minh khác nhau. Sự ngu dốt cho học thuyết Mác là chân lý tuyệt đối, đỉnh cao nhân loại để bắt mọi người phải theo, đó chỉ là kết quả của quan điểm độc tài vô sản của Mác, là trí tuệ của người nông dân, công nhân chân đất, không phải trí tuệ nhân loại mà tất cả mọi giai cấp, mọi dân tộc trên toàn cầu vẫn luôn luôn đều có.

    ĐẠI NGÀN
    (06/8/16)

Phản hồi