Ảo vọng của Trung Cộng tại biển Đông
Sau ngày 12 tháng Bảy, phán quyết của tòa án PCA về Biển Đông lại rơi tõm vào hư không khi các siêu cường mặc nhiên nhìn Trung Cộng tập trận khiêu khích. Không những vậy, hôm thứ Tư 27 tháng này, Ngoại Trưởng Kerry khi họp báo kế bên Ngoại Trường của Philippine là ông Perfecto Yasay, đã ủng hộ một cuộc đối thoại giữa Phi và Trung Cộng về chủ quyền biển Đông.
Chẳng lẽ phán quyết của tòa án PCA không còn hiệu lực nữa? Bổn phận của Trung Cộng là phải rút lui khỏi vùng này một cách vô điều kiện dựa trên phán quyết của tòa án, không thể nói ngược và trong trường hợp Trung Cộng nói ngược, thì Đồng Minh cần phải ra tay can thiệp buộc Trung Cộng phải làm theo phán quyết nếu không muốn nhìn thấy cấm vận và chiến tranh.
Thế nhưng Hoa Kỳ đã không làm điều đó. Dường như nước Mỹ đang cuối gập người xuống cố che giấu sức mạnh quân sự thật sự vượt trội của mình và để cho Trung Cộng mặc nhiên công khai phủ nhận phán quyết của tòa PCA về biển Đông.
Trung Cộng tuyên bố rằng chỉ đồng ý ngồi lại đối thoại với Phi khi Phi cùng quan điểm với Trung Cộng, tức là công khai bác bỏ phán quyết của tòa án PCA vào ngày 12 tháng Bảy. Như vậy thì Kerry đang kèn thổi xuôi, trống đánh ngược hay sao mà tán đồng việc Phi ngồi lại đối thoại với Trung Cộng về chủ quyền biển đảo?
Đương nhiên, ai ai cũng thừa hiểu Kerry không phải là một kẻ lú lẫn mà sự tuyên bố của ông cho thấy rõ Hoa Kỳ chưa tung đối sách thật sự cho biển Đông khi còn đang trong mùa bầu cử.
Nghi vấn về nỗ lực của Goldman Sachs:
Không ai lại điên rồ đi đầu tư ồ ạt vào một quốc gia sắp sửa có ý định đi đến cấm vận hay chuẩn bị gây chiến với đất nước của mình cả. Trong lúc tình hình biển Đông đang căng thẳng sôi sục như thế, ai ai cũng lấy làm lạ là các công ty quốc doanh của Trung Cộng, theo sự huớng dẫn của Goldman Sachs, một tập đoàn tài phiệt của người Do Thái tại Mỹ, ồ ạt đổ tiền thâu tóm các công ty Mỹ trong năm nay, coi như không hề lo lắng gì đến căng thẳng đang leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng một tí nào cả, kể cả quan ngại về khả năng cấm vận của Mỹ.
Bản tin của Blomberg đánh đi vào ngày 10 tháng Hai năm 2015, dưới tựa đề: “Goldman Pushes China Investment Deal as Silicon Valley Wary,” tức là: “Goldman cố thúc đẩy xúc tiến hiệp ước đầu tư Mỹ- Trung trong khi giới kỹ nghệ ở Silicon Valley lo lắng ngăn cản” đã khẳng định Goldman Sach cố thúc ép chính phủ Hoa Kỳ mở cửa để các công ty quốc đoanh của một nhà nước Cộng sản như Trung Cộng ồ ạt thâu tóm các công ty Hoa Kỳ bất chấp những hiểm họa về an ninh quốc gia. Ở Hoa Kỳ, mọi hình thức hoạt động tài chánh kinh doanh cho Cộng Sản đều coi là cấm kỵ và Trung Cộng vẫn là một quốc gia Cộng Sản từ hình thức đến bản chất.
Thậm chí, cũng theo bản tin, Goldman Sachs gia tăng sức ép lên chính phủ Mỹ mở cửa cho Trung Cộng đầu tư bất chấp luôn cả nổ lực của chính phủ Obama đang cố xúc tiến hiệp ước TPP nhằm cô lập bao vây kinh tế Trung Cộng. Rõ ràng, Tổng Thống Obama đã thật sự thúc thủ không đối đầu nổi nữa trước sức mạnh thế lực của giới tài phiệt người Mỹ gốc Do Thái. Nay thì ngay cả trong đại hội đảng Dân Chủ của ông, hiệp ước TPP cũng bị kêu gào hủy bỏ. Tài phiệt Do Thái đã lật ngựợc nước cờ cô lập kinh tế của Obama giùm cho Trung Cộng một cách ngoạn mục.
Phát biểu của Mark Schwartz, Chủ-tịch chi nhánh Á châu của Goldman Sachs, “Chúng tôi hy vọng sẽ còn tiếp tục huớng dẫn nhiều công ty quốc doanh Trung Cộng hơn trong viêc thâu tóm các công ty Mỹ ở tương lai.” cho thấy sức thâu tóm của Trung Cộng lên các công ty Mỹ hiện nay chỉ mới là mở màn. Sẽ còn bao nhiêu tập đoàn tài phiệt khác của Mỹ do người Do Thái làm chủ sẽ theo gót Goldman Sachs để giúp Trung Cộng ồ ạt thâu tóm các công ty Hoa Kỳ đây? Một câu hỏi khiến chúng ta không khỏi phải rùng mình.
Nghi vấn về đầu tư của Trung Cộng năm 2016:
Chỉ ba tháng đầu năm nay, Trung Cộng đã đầu tư 5 tỷ Mỹ kim vào Hoa Kỳ bất chấp căng thẳng tại biển Đông leo thang ngày một tăng trong thời gian này. Vào giữa năm nay, tổng số vốn đầu tư cua Trung Cộng vào Hoa Kỳ tăng lên 15 tỷ, tức là gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, và dự tính đến cuối năm, tổng số vốn đầu tư của Trung vào Hoa Kỳ sẽ là 30 tỷ Mỹ kim.
Đầu tư của Trung Cộng vào thị trường của Hoa Kỳ tăng lên được giới tài phiệt hân hoan quãng cáo là tốt cho thị trường lao đồng của Hoa Kỳ, thế nhưng trên thực tế, giới kỹ nghệ gia hàng đầu tại Mỹ đang ngày một lo lắng cho nền an ninh kinh tế của đất nước, khi mà từ kỹ thuật đến thông tin kinh tế lần hồi bị Trung Cộng khống chế nhờ thâu tóm các công ty quan trọng của Mỹ trong lúc Trung Cộng không hề tôn trọng những công ước về bản quyền kỹ thuật và có thề sừ dụng các kỹ thuật này quay ngược trở lại cạnh tranh với công ty Hoa Kỳ một cách trơ trẽn như đã xảy ra trong ngành chế tạo mạch vi tín micro-chip hay trong ngành chế tạo máy bay hàng không lẫn dân dụng và quân sự.
Nếu đứng ở góc độ của mối bận tâm về biển Đông, thì dường như căng thẳng biển Đông giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng càng leo thang thì đầu tư của Trung Cộng lại càng ồ ạt mạnh mẽ hơn nữa đổ vào nền kinh tế Mỹ.
Khi mà vào trung tuần tháng Sáu, tức cuối quí hai, Hoa Kỳ đem hai chiếc hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis và USS Ronald Reagan đi vào vùng biển đảo Hoàng Nhan cảnh cáo Trung Cộng “đùa ở Hoàng Nhan đảo là đùa với lửa ” thì cũng là lúc mà tổng số đầu tư của Trung Cộng vào thị trường Mỹ vọt mạnh lên đến 10 tỷ Mỹ kim ( từ tháng Tư đến tháng Sáu.)
Có phải là ngẩu nhiên hay không? Nếu mà là ngẫu nhiên thì tức là các công ty quốc doanh của Trung Cộng ồ ạt đổ tiền thâu tóm các công ty Mỹ trong ba tháng qua từ tháng Tư đến tháng Sáu mà không hề hay biết gì đến tin tức hai nước đang căng thẳng leo thang quân sự tại biển Đông, và có thể sẽ có đụng độ nếu rũi ro một bên mất kềm chế;
Điều này không thể nào! Các công ty quốc doanh Trung Cộng thật sự biết hai nước đang leo thang đối đầu ngày một căng thẳng ở biển Đông mà vẫn đầu tư ồ ạt vào thị trường Mỹ, thậm chí còn nhiều gấp bội so với năm trước. Càng leo thang căng thẳng thẳng thì số tiền đầu tư càng lớn thì rõ ràng, Trung Cộng đang nhờ tài phiệt Do Thái giúp mua chuộc chung cuộc tại biển Đông. Căng thẳng càng cao thì cái giá chi ra phài càng lớn.
Ngày trước, hiệp định cam kết Hòa Bình Paris 1973 bị vi phạm trắng trợn bởi Cộng Sản Bắc Việt và cái giá phải trả là Trung Cộng chỉ cần một cú bắt tay với Henry Kissinger, đồng ý mở cửa thị trường cho tư bản vào đầu tư. Nay, để có được biển Đông thì đương nhiên, cái giá của một cú bắt tay như năm xưa để trả e rằng không đủ mà cái giá phải cao và tốn kém hơn nhiều.
Nền kinh tế Trung Cộng đã ngày một đuối và trầm kha trong khủng hoảng về tài chánh không lối thoát, vậy mà nay, lại phải đổ dồn không ngừng tiền của đầu tư vào Mỹ, tạo công ăn việc làm cho người Mỹ, nhằm mua chiến thắng chung cuộc tại biển Đông thì quả là Bắc Kinh tự chuốt lấy tình trạng kiệt sức đuối hơi.
Câu hỏi đặt ra là biển Đông có ich gì cho Trung Cộng khi mà sau này nội bộ chính trị và xã hội Trung Cộng bị rối lọan do khủng hoảng, suy thoái để rồi rã nát chia cắt như Gordon Chang đã dự báo?
Một chiến thắng ảo vọng ở Việt Nam đẩy khối Cộng Sản đi đến chia rẽ và làm Liên Xô sụp đổ tả tơi sau đó thì chung cuộc đầy ảo vọng và quá tốn kém tại biển Đông, có lẽ, là điểm sáng cuối cùng của một chế độ đã đuối hơi ở Trung Hoa.
© Nguyễn Trọng Dân
© Đàn Chim Việt
Thưa đàn anh Trọng Dân và qúi Còm Sĩ!
Nhân đọc bài; (China vs. the U.S.: It’s Just as Cheap to Make Goods in the USA) viết bởi Harold L. Sirkin trên diễn đàn Bloomberg.
Em thấy ngoài lý do Goldman Sacks-Do Thái muốn Trung Quốc mang tiền đầu tư vào Mỹ còn có thêm vấn đề cạnh tranh về giá thành sản phẩm, lương bổng công nhân nữa.
Xin gửi quan bác và qúi Còm Sĩ bài phân tích này:
An entire generation of Americans has come of age laboring under the assumption that the U.S. can’t compete in the manufacturing arena with low-cost competitors such as China and Brazil. That may have been true a decade ago, but it’s no longer true today.
I recently completed a review of manufacturing costs in the top 25 export economies with my colleagues Justin Rose and Michael Zinser. Our research shows that when the most important economic factors are considered—total labor costs, energy expenses, productivity growth, and currency exchange rates—
Brazil is one of the highest-cost manufacturing nations in the world, Mexico is cheaper than China, China is virtually even with the U.S. (as are most of the traditionally “low-cost” countries of eastern Europe), and the low-cost leader in western Europe is none other than the country that launched the Industrial Revolution: the United Kingdom.
So throw away the old playbook. Welcome to the new era.
The country with the lowest manufacturing costs, we found, is not China. It’s Indonesia, then India, Mexico, and Thailand. China comes next—with Taiwan’s costs just a tad higher and the U.S.’s a bit more than that, ranking America No. 7 in our study.
As Chinese labor costs rise, American productivity improves, and U.S. energy expenses fall, the difference in manufacturing costs between China and the U.S. has narrowed to such a degree that it’s almost negligible.
For every dollar required to manufacture in the U.S., it now costs 96¢ to manufacture in China, before considering the cost of transportation to the U.S. and other factors. For many companies, that’s hardly worth it when product quality, intellectual property rights, and long-distance supply chain issues are added to the equation.
For the record, the countries with the highest manufacturing costs of the 25 nations we studied were Australia, Switzerland, Brazil, France, Italy, Belgium, and Germany—all of which have costs 20 percent to 30 percent higher than the U.S.’s.
Previous cheaper havens, including Brazil, China, the Czech Republic, Poland, and Russia, experienced a significant increase in relative manufacturing costs since 2004 because of some combination of sharp wage increases, lagging productivity growth, unfavorable currency swings, and dramatic increases in energy costs.
Several countries that were relatively expensive a decade ago, most in western Europe, have become more expensive compared with America. Manufacturing costs in Belgium and Sweden rose 7 percentage points from 2004-2014 relative to the U.S., and in France and Italy they rose 10 percentage points. Largely because of productivity gains, the U.K. held its own.
The two countries making the greatest strides in manufacturing competitiveness were Mexico and the U.S. The key reasons were stable wage growth, sustained productivity gains, steady exchange rates, and the big energy advantage the U.S. has captured since the shale-gas boom began.
The new data are more than food for thought; they’re food for action.
Many companies continue to make manufacturing investment decisions based on conditions a decade or more ago. They still see North America as high cost and Latin America, eastern Europe, and Asia, especially China, as low cost. The new data show there’s a competitive marketplace of manufacturing opportunities today, with high-cost and low-cost countries virtually everywhere.
When companies build new manufacturing plants, they’re typically placing bets for 25 years or more. They need to carefully consider how relative cost structures are changing and how these changes are likely to continue in the future.
Kính!
Cám ơn bài gởi của Đỗ huynh.
Kính -NTrD
***********
(Đúng là nói về “năng-xuất ăn cắp” kỹ thuật hay mẫu mã thì Tàu Cộng hơn hẵn Mỹ, còn phân tích về “năng-xuất lao động” thì Mỹ hơn hẵn Tàu Cộng nà cái chắc!)
Tàu-cọng đã chiếm và tổ-chức đia-thế chiến-đấu tại biển đông có tầm quy-mô chiến-lược. Trong tư thế sẵn-sàng nghinh-chiến. Không thể đánh giá là ảo-vọng. Lực-lượng nhân-dân Tàu trên một tỹ bốn trăm triệu người. Thuần-phục không có đối-lập. Tàu cọng có ưu-thế tuyệt-đối vận-dụng lực-lượng nầy trong chiến-tranh nhân-dân tại biển đông. Chác-chắn Tàu cọng đã hình-thành lực-lượng chiến-tranh nhân (ngư) dân trên biển và đảo với hình-thức Ngư dân đánh bắt cá. Tàu-cọng có thể đã thực-hiên hoàn-chĩnh khả-năng tác-chiến hàng trăm nghìn ghe,tàu với hàng triệu Ngư-dân tham-chiến và sẵn-sàng hy-sinh. Cọng-sản Tàu không có đối-lập, đâu có ngại hy-sinh một vài triệu Nhân (Ngư) dân. Lực-lượng phòng-vệ giữ biển đảo của Tàu cọng toàn là Ghe, Tàu đánh bắt cá của Ngư dân có võ trang bao quanh khắp vùng biển đảo. Ngăn cản và có khả-năng tấn-công bất-ngờ vào tàu chiến của Mỹ và Đồng minh. Mỹ bị gài vào thế bị-động. Không phản-ứng bằng hỏa-lực thì tàu bi tấn-công sẽ chìm ! Bắt buộc phải phản-công để bảo-vệ tàu thì phạm tội chiến tranh vì đã bắn giết Ngư-dân vô tội ! Cái thua trước mắt không phải là Vũ-khí, chiến-thuật, chiến-lược yếu kém hay không có chính-nghĩa. Mà chính vì bản-chất nhân-đaọ của con người không Cọng-sản ! Nhược-điểm nầy đã bó tay các Vị Chỉ-huy Quân-sự Mỹ tham-chiến tại Việt-Nam trước năm 1975 một cách cay-đắng phủ-phàn ! Lần nầy nếu Mỹ cứ thủ chờ Tàu cọng tấn-công. Như Mỹ đã sai lầm taị Nam Việt-Nam trước 1975. Việt-cọng trước đây hay Tàu-cọng bây giờ cũng vận-dụng hình-thức chiến-tranh nhân-dân. Trường-kỳ mai-phục du-kích-chiến dưới dạng Nhân (Ngư) dân. Nếu Mỹ không xuất-kích tấn-công trước vào hậu-cần chính nuôi dưỡng cuôc chiến như Mỹ đã không làm tại Việt-Nam trước 1975. Mỹ và đồng minh khó tránh khỏi bị-động.
Thưa Haile,
Hoa Kỳ đang nhẫn nhục làm bộ yếu hèn là cố để chờ đợi một biến loạn chính trị LỚN sẽ xảy ra bên trong nội bộ lãnh đạo của Trung Cộng để…bất chiến tự nhiên thành tại biển Đông.
Xin Kính- NTrD
Kẽ sợ nước làm sao dám lội vào nước. Người phản-chiến dĩ-nhiên lúc nào cũng sợ chiến-tranh. Kerry là một sỹ-quan của Quân-đội Hoa-kỳ trực-tiếp tham-chiến tại Việt-Nam trước năm 1975. Kerry hiểu rất rõ Quân-lực VNCH đang chiến-đấu tự-vệ chống Quân-đội Cọng-sản Bắc-việt xâm-lăng. Nhưng vì bản-chất Kerry từ chiến-binh Hoa-Kỳ tham-chiến trở nên nhân-vật “PHẢN-CHIẾN” làm cho sư tham-chiến của Quân-Đội Mỹ giúp QLVNCH chống Quân Cọng-sản Bắc-Việt bảo-vệ Miền-Nam. Trở thành Quân Mỹ xâm lược Việt-Nam ! Kerry đã tạo khí-thế một cách hùng-biện cho phong-trào biểu-tình phản-chiến tại Mỹ. Buộc mỹ phải rút quân mang theo “HỘI-CHỨNG PHẢN BỘI” Người như Kerry chỉ có Ông OBAMA xử-dụng mà thôi !!!
Tránh né chiến tranh hay đối đầu va chạm khi kẻ thù hung hãn lấn chiếm là đồng nghĩa với thua thiệt và mất mát, đó có phải là một chiến thuật khôn ngoan trong đối đầu hay nhu nhược tự đầu hàng?
<p.
Mỹ là siêu cường ở xa nhưng quyền lợi rải đầy khắp năm châu; Tàu là một nước lớn và đông dân nhất thế giới lại có nền kinh tế mạnh nhất nhì muốn nổi lên làm cường quốc khu vực – bất chấp đạo lý, lẽ phải và pháp luật nên các nước nhỏ phải sợ là lẽ đương nhiên. Nhưng nếu nước lớn và mạnh như Mỹ mà cũng ngại đối đầu bảo vệ lợi ích trong khi Tàu mỗi ngày một hung hãn, lấn lướt, muốn đuổi mình ra khỏi khu vực để chiếm đoạt quyền lợi của mình thì sự tránh đối đầu liệu có bảo vệ được lợi ích hay đồng nghĩa như các nước nhỏ? Liệu có phải cuộc đối đầu quân sự Trung – Mỹ chưa đến lúc hay vì kinh tế còn gắn chặt? Liệu Mỹ có đủ cứng rắn hay sẽ bỏ? Khi đầu tư của các hãng Mỹ đang rút dần vì lợi nhuận không còn hoặc ngày một giảm bớt thì Tàu lại dùng tiền đầu tư ngược vào Mỹ để buộc chặt kinh tế tạo sức ép khiến Mỹ sẽ khó có hành động cứng rắn về quân sự ở Biển Đông. Đây cũng là một dạng của chiến tranh, tuy không đổ máu hay mất mạng nhưng có ảnh hưởng quyết định thắng thua toàn diện của cuộc chiến.
Mỹ sẽ đối đầu, hay đối thoại, hay sẽ rút lui là tùy vào sức mạnh kinh tế và quyết tâm của tổng thống mới và Quốc Hội sau bầu cử. Nhưng biết khó thắng Mỹ về quân sự nên Tàu thay đổi chiến thuật tìm một giải pháp mới hữu hiệu hơn để giải quyết tranh chấp tại Biển Đông.
nv
Thưa, xin được thêm chút chút với Văn huynh rằng thì mà là:
“Chớ đừng có cậy tiền nhiều,
Chữ “tiền” liền với chữ “tiêu” nào giờ!
Kính-NTrD
Vượt làn ranh đỏ… Thế giới đã nói không với đường lưỡi bò và bắt đầu có cái nhìn tiêu cực về đồng tiền đầu tư của Tàu, cụ thể là Anh và Úc, và họ có đủ lý để nói không với Tàu dù cần tiền của Tàu.
Thưa Dân huynh,
Bấy lâu nay Mỹ lên tiếng nhiều về sự lấn lướt của Tàu ở Biển Đông nhưng Tàu vẫn tỉnh bơ, vẫn tiếp tục vi phạm luật quốc tế, vẫn tiếp tục xây dựng và quân sự hóa các bãi đá, và vẫn đe dọa xâm phạm chủ quyền các nước trong khu vực… Và mấy hôm nay, Tàu vượt làn ranh đỏ, đưa thêm tàu, tăng cường hiện diện ở Scarborough mà Mỹ chỉ lên tiếng cảnh cáo, chưa có hành động. Dù không có cơ sở pháp lý và đã thua trong phiên xử PCA nhưng Tàu vẫn tự cho toàn vùng Biển Đông, trong đó bao gồm cả đường lưỡi bò, là lợi ích cốt lõi và bằng mọi cách phải xâm chiếm – và từng bước, Tàu cứ từ từ. Với sức mạnh ngày nay, Tàu đủ sức để đi xâm lược lân bang mà không nước nào dám chống trả, và Biển Đông là cửa ngõ mà Tàu phải chiếm với bất cứ giá nào. Như vậy có phải Tàu coi luật pháp quốc tế như củ khoai và không ngán Mỹ? Vậy Mỹ sẽ làm gì để ngăn cản?
Tại sao Tàu dám hung hăng như thế? Vì Mỹ có hai yếu điểm mà Tàu đã nắm được nên vẫn hung hăng. — Một là ngại đối đầu (vì còn liên hệ kinh tế); và — hai là Mỹ không đủ lý để răn đe bắt Tàu phải nghe; và chính vì tránh đụng độ và không đủ lý nên cái gọi là làn ranh đỏ không làm Tàu chùn chân. Mặc dù Biển Đông cũng là lợi ích cốt lõi nhưng không phải ao nhà hoặc thuộc chủ quyền của Mỹ. Yếu lý là vậy. Nhưng nếu là ao nhà hoặc thuộc chủ quyền của Mỹ thì liệu Tàu có dám ngang nhiên? Hẳn là không dám. Cũng như Senkaku, Tàu luôn khiêu khích nhưng không dám manh nha đi sâu vào vì biết Nhật đủ mạnh để đáp trả và sẽ đáp trả (dù kinh tế cũng ràng buộc nhưng Nhật dám nói không).
Còn Mỹ? Đã “đủ sức” nói không với mọi thứ với Tàu?
Bao lâu Mỹ vẫn ngại đối đầu và chưa có những hiệp ước bảo vệ với các nước đồng minh nhỏ thì Mỹ vẫn chỉ đứng ngoài lên tiếng và Tàu vẫn đường ta ta cứ đi, miễn chưa đe dọa eo biển Malacca thì làn ranh đỏ đâu đó chẳng làm Tàu ngán sợ vì Mỹ vẫn chưa đủ lý để hành động.
Kính Dân huynh và chúc huynh một cuối tuần vui vẻ.
nv
@Nguyễn Văn: “Liệu có phải cuộc đối đầu quân sự Trung – Mỹ chưa đến lúc hay vì kinh tế còn gắn chặt?
Câu hỏi của Nguyễn Văn ngắn gọn và hay nhưng ai cũng có thể thấy câu trả lời là có, cả hai.
Điều đó cho thấy, mặc dù CPA ra phán quyết nhưng những quốc gia liên hệ trong cuộc tranh chấp đó chính là VN và Phillipines nên Hoa Kỳ kiên nhẫn đợi (hay mưu đồ mới?) khi ngoại trưởng Kerry xúi ông Perfecto thương lượng với TC, bởi vì TC đâu có thể từ bỏ sự xâm lấn một cách dể dàng như vậy.
Thật ra hiện nay Hoa Kỳ không còn (dại) làm anh hùng đơn phương như thế kỷ trước nữa, cho nên trong cuộc đấu biển đông nầy, để tránh đổ máu và tan nát, Hoa Kỳ đang cực kỳ khó khăn lôi kéo VC ra khỏi vòng kim cô của TC để thành liên minh tất cả các nước Châu Á như một NATO của liên minh Châu Âu vừa ký kết tại Ba Lan.
Nếu được, thì Tập Cận Bình cũng sẽ ngậm đắng nuốt cai như khi Putin chứng kiến những giàn Rada báo động và điều khiển tọa độ cho THAAD được gắn ở các nước dọc biên giới Nga.
Nếu không, thì rỏ ràng là. . .ý trời!
Lúc đó lời cụ Trạng Trìn sẽ ứng nghiệm: ” Mười phần chết bảy còn ba, chết hai còn một mới ra thái bình”.
Đảng cộng sản VN chuyên đánh tráo và lừa bịp, tự nhận là con người yêu nước nhưng kỳ thực là yêu đảng và bán nước. Đảng cướp dân, cướp đất, cướp nước rồi cướp cả quyền yêu nước của dân mà cứ tuyên truyền yêu nước yêu dân, vì dân vì nước, vì tổ quốc. Tổ quốc nào? Tổ của đảng là Mác là Lê; còn Quốc nay có thuộc về dân hay của đảng? Đảng còn bịp bợm đánh cho Mỹ cút nhưng sao lại chạy qua xin xỏ Mỹ? Mỹ không dung tha giúp đỡ thì liệu có sống đến ngày nay?
“Hoa Kỳ đang cực kỳ khó khăn lôi kéo VC ra khỏi vòng kim cô của TC…” Bạn Tudo.com nói không sai. Nhưng khốn nạn cho VN vì VC lại sợ, chỉ muốn bám Tàu để cầm quyền và chơi với Mỹ để làm giầu. Vì bám Tàu mà cả một dân tộc và đất nước bây giờ không còn sức sống dưới bàn tay của chúng. Chúng cho sống thì được sống, chúng bắt tù là phải tù, chúng bắt chết thì phải chết; còn chúng? Chúng chỉ biết bán nước tranh nhau lo làm giầu, và bây giờ giầu rồi nên sợ chết. Chẳng có tên nào về hưu ôm của chạy qua Tàu mà tất cả chỉ lo cho con cháu chạy qua Mỹ và các nước tự do hưởng thụ.
Nhưng liệu cộng sản Hà Nội bây giờ có dám phản Mỹ, bỏ Mỹ? Bám Tàu nhưng chúng chẳng dại chạy theo Tàu. Nhưng chúng đã hết đường lựa chọn. Chúng biết kẻ ăn bám mà phản chủ thì sẽ bị chủ diệt nên vẫn chưa biết theo ông chủ nào.
nv