WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tại sao Ngô Đình Diệm không làm thủ tướng năm 1945

 

1.- VUA BẢO ĐẠI TÌM KIẾM NGƯỜI XƯA

Sau khi đảo chánh Pháp ngày 9-3-1945, Nhật Bản quyết định trao trả độc lập lại cho Việt Nam. Vua Bảo Đại tuyên bố độc lập ngày 11-3-1945 và tìm chọn người lập chính phủ. Nhà vua nhờ người Nhật tìm quan Lại bộ thượng thư cũ (năm 1933) là Ngô Đình Diệm ở Sài Gòn, nhưng đợi mãi không gặp, vua giao cho học giả Trần Trọng Kim làm thủ tướng.

Ông Trần Trọng Kim

Ông Trần Trọng Kim

Vua Bảo Đại xác nhận điều nầy trong đạo dụ số 5 ngày 17-4-1945, chuẩn y nội các Trần Trọng Kim. Nhà vua tuyên bố: “Trẫm đã định giao quyền tổ-chức Nội-các mới cho nguyên Lại bộ thượng-thư Ngô-đình-Diệm và đã nhờ Quí-quan tối-cao Cố-vấn [Nhật tên Masayuki Yokoyama] và sắc phong Ngự-tiền văn-phòng gửi thư và đánh điện tuyên triệu. Nhưng ngày hôm qua Quí-quan tối cao Cố-vấn phúc rằng Ngô khanh đau không về chầu được.(Nguyễn Duy Phương, Lịch-sử và nội-các đầu tiên Việt-Nam, Hà-Nội: Việt-Đông xuất-bản cục, 1945, tr. 4.)

Kể lại chuyện vua Bảo Đại gợi ý việc lập chính phủ, Trần Trọng Kim thuật như sau:

Tôi tâu rằng:“Việc lập chính phủ, Ngài nên dùng người đã dự định từ trước, như Ngô-Đình-Diệm chẳng hạn, để có tổ chức sẵn sàng. Tôi nay phần thì già yếu bệnh tật, phần thì không có đảng phái và không hoạt động về chính trị, tôi xin Ngài cho tôi về nghỉ.

Ngài nói: “Trẫm có điện gọi cả Ngô-Đình-Diệm về, sao không thấy về.

Tôi tâu: “Khi tôi qua Sàigòn, có gặp Ngô-Đình-Diệm và ông ấy bảo không thấy người Nhật nói gì cả. Vậy hoặc có sự gì sai lạc chăng. Ngài cho điện lần nữa gọi ông ấy về. Còn tôi thì xin Ngài cho tôi ra Bắc.

Ngài nói:“Vậy ông ở đây nghỉ ít lâu, xem thế nào rồi hãy ra Bắc.

Lúc ấy tôi mệt nhọc lắm, và có mấy người như bọn ông Hoàng-Xuân-Hãn đều bảo tôi thử trở lại. Tôi chờ đến gần mười ngày. Cách đó ba bốn hôm tôi lại đi hỏi ông tối cao cố vấn Nhật xem có tin tức gì về ông Diệm chưa. Trước thì cố vấn Nhật nói chưa biết ông Diệm ở đâu, sau nói ông Diệm đau chưa về được. Đó là lời tối cao cố vấn, chứ tự ông Diệm không có điện riêng xác định lại.

Vua Bảo Đại thấy tình thế kéo dài mãi cũng sốt ruột, triệu tôi vào bảo tôi chịu khó lập chính phủ mới.” (Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, Sài Gòn: Nxb. Vĩnh Sơn, 1969, tt. 49-50.)

Như thế, theo Trần Trọng Kim, vua Bảo Đại thực tâm có ý muốn tìm Ngô Đình Diệm về Huế lập chính phủ, nhưng sau lần thứ hai nhờ người Nhật, thì được tin ông Diệm đau không về Huế được. Vua Bảo Đại phải mời Trần Trọng Kim làm thủ tướng. Trần Trọng Kim kiếm cách từ chối, thì vua Bảo Đại nói:

Trước kia người mình chưa độc lập. Nay có cơ hội, tuy chưa phải là độc lập hẳn, nhưng mình cũng phải tỏ ra có đủ tư cách để độc lập. Nếu không có chính phủ thì người Nhật bảo mình bất lực, tức họ lập cách cai trị theo thể lệ nhà binh thì rất hại cho nước ta. Vậy ông nên vì nghĩa vụ cố lập thành một chính phủ để lo việc nước.

Tôi thấy vua Bảo Đại thông minh và am hiểu tình thế liền tâu rằng: “Nếu vì quyền lợi riêng, tôi không dám nhận chức gì cả, song Ngài nói vì nghĩa vụ đối với nước, thì dù sao tôi cũng cố hết sức….” (Trần Trọng Kim, sđd. tr. 51.)

Ông Kim nói đã gặp ông Diệm ở Sài Gòn, vì khi ông Kim từ Bangkok về đến Sài Gòn ngày 30-3-1945 và tạm trú ba ngày tại nhà một người Nhật tên là Mitsuhiro Matsushita, thì ông Kim gặp ông Diệm tại đây. Đây là lần đầu tiên hai người gặp nhau. (Masaya Shiraishi, “The Background to the Formation of the Tran Trong Kim Cabinet in April 1945:Japanese Plans for Governing Vietnam”, đăng trong sách Indochina In The 1940s And 1950s, Takashi Shiraishi và Motoo Furuta chủ biên, New York: Cornell, 1992, tr. 138.)

Vua Bảo Đại. Ảnh Wikipedia

Vua Bảo Đại. Ảnh Wikipedia

2.- CHỦ TRƯƠNG CỦA NGƯỜI NHẬT

Về phía người Nhật, người Nhật tính toán thật kỹ ngay từ khi mới đến Đông Dương năm 1940. Người Nhật chủ trương chẳng những duy trì sự cai trị của người Pháp mà còn khuyến khích và tăng cường sự hợp tác giữa hai bên Pháp-Nhật. Bộ tổng tham mưu quân đội Nhật và đại tướng Hideki Tojo, thủ tướng Nhật từ 17-10-1941 đến 22-7-1944, cho rằng loại bỏ người Pháp ở Đông Dương đồng nghĩa với việc người Nhật phải tăng quân tại Đông Dương và nhứt là phải lo tổ chức hành chánh và bảo vệ Đông Dương cùng những hệ lụy phức tạp khác. Lúc đó, Đông Dương là thuộc địa của thực dân da trắng duy nhứt ở Đông Nam Á dưới sự kiểm soát của người Nhật. (Masaya Shiraishi, bđd., sđd. tt. 114-115.)

Tuy nhiên, người Nhật vẫn chuẩn bị những lá bài dự bị để ứng phó với tình thế khi cần. Ví dụ trường hợp Trần Trọng Kim và Kỳ Ngoại Hầu Cường Để với Ngô Đình Diệm.

Hầu Cường Để

Hầu Cường Để

Trần Trọng Kim (1882-1953), sinh tại Hà Tĩnh, học trường Vinh, rồi trường thông sự Ninh Bình. Năm 1905, ông qua Pháp học trường Thương mại La Salle tại Lyon, sau chuyển qua học trường Thuộc Địa ở Paris, rồi trường Sư phạm Melun. Tốt nghiệp năm 1911, ông về nước dạy học rồi làm thanh tra tiểu học và cuối cùng hưu trí năm 1942. Ông viết nhiều sách giá trị về văn chương, triết học, nhất là bộ Việt Nam sử lược, xuất bản lần đầu năm 1920 tại Hà Nội. Do những trao đổi về văn hóa với người Nhật, Trần Trọng Kim bị người Pháp nghi ngờ và theo dõi. Năm 1943, người Nhật đưa Trần Trọng Kim vào Sài Gòn cùng Dương Bá Trạc, rồi đưa hai ông cùng Trần Văn Ân và Nguyễn Văn Sâm qua Singapore, đầu năm 1944. Tại đây ông Trạc từ trần vào cuối năm 1944. Đầu năm 1945, ông Kim đi Bangkok. Sau khi Nhật đảo chánh Pháp ngày 9-3-1945, đại uý Michio Kuga, thuộc văn phòng liên lạc quân đội Nhật ở Sài Gòn qua Bangkok đưa ông Kim về Việt Nam ngày 30-3. Trần Trọng Kim đến Huế ngày 5-4-1945 và được mời triều yết vua Bảo Đại ngày 7-4-1945.

Ngô Đình Diệm

Ngô Đình Diệm

Trường hợp Kỳ Ngoại Hầu Cường Để và Ngô Đình Diệm cũng do người Nhật sắp đặt. Cường Để qua Nhật từ 1906, thời phong trào Đông du. Pháp biết được hoạt động Đông du, liền liên lạc với Nhật và yêu cầu Nhật trục xuất nhóm Đông du để đổi lại nhiều quyền lợi kinh tế ở Đông Dương. Phan Bội Châu và Cường Để phải rời Nhật Bản năm 1909. Riêng Cường Để, sau một thời gian lưu lạc ở Trung Hoa và các nước Âu Châu, trở lại Nhật năm 1915 theo lời mời của chính khách Nhật là Inukai Ki (Khuyển Dưỡng Nghị). Từ đó, Cường Để âm thầm hoạt động giữa Nhật Bản và Trung Hoa. Năm 1936, Cường Để thành lập Việt Nam Độc Lập Vận Động Đồng Minh Hội. Tổ chức nầy đổi tên thành Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội năm 1938, gọi tắt là Đồng Minh Hội, trụ sở chính tại Tokyo, với sự giúp đỡ của đại tá tình báo Nhật là Takaji Wachi. Đồng Minh Hội ra mắt ngày 12-3-1939.

Kỳ Ngoại Hầu Cường Để liên lạc ở trong nước với giáo phái Cao Đài ở Tây Ninh, giao cho Trần Quang Vinh và Trần Văn Ân phụ trách liên lạc miền Nam, Ngô Đình Diệm và Phan Thúc Ngô phụ trách liên lạc miền Trung, Dương Bá Trạc, Vũ Đình Dy và Nguyễn Xuân Chữ phụ trách liên lạc miền Bắc. (Trần Mỹ Vân, A Vietnamese Royal Exile in Japan, Prince Cường Để (1882-1951), New York: Routledge, 2005, tt. 142-143.) Trong số những người theo Cường Để trên đây, năm 1943, Vũ Đình Dy ở Hà Nội và Phan Thúc Ngô ở Huế, qua Nhật gặp Cường Để. (Masaya Shiraishi, bđd.sđd. tt. 116-118.)

Ngô Đình Diệm (1901-1963) xuất thân t Trường Hậu bổ Huế năm 1921, làm quan lên dần tới thượng thư bộ Lại năm 1933, nhưng từ chức ba tháng sau đó. Ông tham gia Quang Phục Hội do Cường Để lãnh đạo năm 1939. Ông Diệm bị Pháp nghi ngờ nên vào tháng 7-1944, viên thư ký Tòa lãnh sự Nhật ở Huế là Masao Ishida nhờ hiến binh Nhật (Kempeitai) giúp bảo vệ ông Diệm. Người Nhật đưa ông Diệm vào Đà Nẵng, rồi đưa ông Diệm đáp máy bay quân sự Nhật vào Sài Gòn. Từ đó, ông Diệm được đạo quân Nhật đồn trú ở Sài Gòn trực tiếp bảo vệ. (Masaya Shiraishi, bđd, sđd, tr. 118.)

Được tin Ngô Đình Diệm bị Pháp theo dõi và đe dọa, từ Vĩnh Long, giám mục Ngô Đình Thục, gởi cho đô đốc Jean Decoux, toàn quyền Pháp ở Đông Dương, một thư viết tay bằng tiếng Pháp đề ngày 21-8-1944, với lời lẽ rất thống thiết bảo lãnh em mình. (Nguyên văn thư nầy được photocopy và đăng trong sách Nguyên Vũ, Paris Xuân 96, Houston, Nxb. Văn Hóa, tr. 172 và đăng lại trên Internet.

3.- NHẬT QUYẾT ĐỊNH ĐẢO CHÁNH

Trong khi đó, người Nhật gởi Vũ Đình Dy từ Nhật về lại Sài Gòn với mục đích là thay mặt Cường Để liên lạc với các thành phần thân Nhật và kiếm cách đưa họ qua Nhật. Vũ Đình Dy cùng Ngô Đình Diệm hội họp với nhóm hoạt động chính trị thân Nhật như Nguyễn Xuân Chữ, Lê Toàn… Cuộc họp đưa đến thỏa thuận vào tháng 10-1944 là cùng nhau hợp tác dưới sự lãnh đạo của Ngô Đình Diệm, đồng thời đề nghị người Nhật thành lập một chính quyền mới do ông Diệm lãnh đạo khi điều kiện thuận lợi. Cũng vào tháng 10-1944, thiếu tướng Saburõ Kawamura, tham mưu trưởng đạo quân Nhật đồn trú tại Sài Gòn đi Nhật, đưa Lê Toàn cùng một đồng đội của Toàn đi theo. (Masaya Shiraishi, bđd, sđd, tr. 118.)

Những biến chuyển trên đây cho thấy là sắp đến lúc quân đội Nhật tổ chức lật đổ chính quyền Pháp ở Đông Dương. Thật vậy, trong cuộc họp ngày 14-9-1944, Hội đồng tối cao Kế hoạch Chiến tranh của Nhật Bản bàn về “Những biện pháp đối với Đông Dương thuộc Pháp nhằm đối phó với sự thay đổi tình hình”, vì lúc đó tại Âu Châu, Đức bắt đầu thất bại, chính phủ Vichy thân Đức ở Pháp do thống chế Pétain cầm đầu sụp đổ vào tháng 8-1944, và thiếu tướng Charles de Gaulle về Paris lập chính phủ lâm thời.

Trong cuộc họp nầy, Hội đồng tối cao Kế hoạch Chiến tranh dự tính rằng biện pháp quân sự ở Đông Dương chỉ được sử dụng trong hoàn cảnh không thể tránh được. Điều nầy phản ảnh chủ trương của giới quân sự cao cấp, không muốn sử dụng quân đội để lật đổ chính quyền Pháp tại Đông Dương, bởi vì lúc đó Nhật đang tập trung lực lượng cho chiến dịch Philippines. Tuy nhiên, giới quân sự Nhật ở Đông Dương lại diễn dịch quyết định ngày14-9 rằng đã đến lúc cần phải lật đổ Pháp bằng quân sự. Khi từ Tokyo về Sài Gòn, thiếu tướng Kawamura ra lệnh soạn thảo dự án cai trị Đông Dương sau cuộc đảo chánh quân sự.

Theo Hidezumi Hayashi, lúc đó là trung tá hiến binh Nhật đồng thời là phụ tá chính trị cho thiếu tướng Kawamura, thì bản dự thảo nầy phỏng theo cách cai trị của quân đội Nhật ở các vùng khác do Nhật chiếm đóng tại Đông Nam Á. Hayashi không đồng ý kế hoạch nầy vì ba lý do: 1) Quân đội Nhật ở Đông Dương cần tập trung ở Cánh đồng Chum (Lào), vì vậy không nên dính sâu vào những vấn đề chính trị. 2) Đông Dương không đủ tài nguyên cần thiết cho cuộc cai trị của quân đội. 3) Cần thu phục nhân tâm dân bản xứ Đông Dương nhằm đừng đẩy họ về phía Đồng minh Tây phương. Để lôi kéo họ thì cần thỏa mãn nguyện vọng sâu xa của họ là giải thoát khỏi ách thống trị của Pháp, nghĩa là phải trả độc lập cho họ. Tuy nhiên, không thể tức khắc chuyển giao nền hành chánh trung ương (toàn quyền Pháp ở Đông Dương) cho ba nước Việt, Miên, Lào, nên quân đội Nhật phải tạm thời đảm trách một thời gian cho đến khi chuyển giao được cho ba nước nầy.

Dựa trên những quan niệm trên đây, Hayashi đưa ra đề nghị trao trả độc lập cho ba nước Đông Dương và thành lập một chính quyền thân Nhật ở Việt Nam do Cường Để đứng đầu và Ngô Đình Diệm làm thủ tướng. Ngày 27-12-1944, Hayashi trình lên thiếu tướng Saburõ Kawamura, nay là tham mưu trưởng Quân đoàn 38 vì từ tháng 12-1944, đạo quân Nhật đồn trú ở Sài Gòn được chuyển đổi thành Quân đoàn 38. Thiếu tướng Kawamura chính thức thừa nhận kế hoạch Hayashi trong một cuộc họp quân sự trong ngày hôm sau 28-12-1944. (Masaya Shiraishi, bđd, sđd, tr. 120-121.)

Tuy nhiên nhiên kế hoạch nầy phải đợi sự chấp thuận của tân tư lệnh Quân đoàn 38 là trung tướngYũichi Tsuchihashi. Sau khi bàn giao đơn vị cũ ở Timor, trung tướng Tsuchihashi đến Sài Gòn ngày 14-11-1944 và nhận chức vụ mới là tư lệnh Quân đoàn 38 ngày 14-12-1944 thay trung tướng Kazumoto Machijiri. Ngay sau đó, trung tướng Tsuchihashi rời Sài Gòn đi Hà Nội ngày 18-12-1944 để gặp toàn quyền Pháp tại Đông Dương là đô đốc Jean Decoux. Như thế, kế hoạch của Hayashi được thiếu tướng Kawamura thông qua, nhưng chưa được tân tư lệnh Quân đoàn 38 chấp thuận

Từ tháng 4-1944, Mamoru Shigemitsu lên làm bộ tưởng bộ Ngoại giao Nhật Bản. Ông nầy liền hối thúc việc lật đổ chính quyền Pháp tại Đông Dương. Shigemitsu cho rằng trao trả độc lập cho các nước trong vùng Nhật chiếm đóng, sẽ gây trở ngại cho Mỹ hay Tây Âu khó trở lui các nước nầy dầu Nhật Bản thất trận. (Masaya Shiraishi, bđd., sđd. tt. 121-122.)

Đại tướng Yoshihiro Umezu, tham mưu trưởng quân đội Nhật, trả lời đồng ý trên nguyên tắc, nhưng cần phải nghiên cứu cẩn thận và chuẩn bị đầy đủ. Tuy nhiên, do việc quân đội Nhật thất bại ở Philippines, nên quân đội Nhật nay cũng muốn sớm làm chủ Đông Dương, để biến Đông Dương thành hậu cứ của quân đội Nhật ở Đông Nam Á. Vì vậy, tháng 12-1944, đạo quân Nhật đồn trú ở Sài Gòn được đổi thành Quân đoàn 38. Lúc đó, ngày 11 và 12-1-1945, phi cơ Hoa Kỳ oanh tạc mạnh mẽ khắp Đông Dương và trên Biển Đông, gây thiệt hại nặng cho hải quân Nhật tại vùng nầy. Người Nhật cho rằng đó là dấu hiệu lực lượng Đồng minh sắp đổ bộ Đông Dương. Tuy việc đổ bộ không xảy ra, nhưng người Nhật nghĩ rằng đã đến lúc phải dứt khoát lật đổ Pháp ở Đông Dương. Người Nhật lo ngại nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương vâng lệnh chính phủ De Gaulle, làm nội ứng cho quân Đồng minh thì rất tai hại cho quân Nhật.

Như thế là giữa bộ Ngoại giao và bộ tổng tư lệnh quân đội Nhật ở Tokyo đồng thuận việc lật đổ nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương, nhưng lại xảy ra những bất đồng khác trong nội bộ người Nhật, nhất là việc giao cho ai lãnh đạo Việt Nam và việc sắp đặt bộ máy hành chánhtại Đông Dương giữa giới ngoại giao và giới quân sự. Cuộc tranh cãi trong nội bộ người Nhật gay gắt đến nỗi vào đầu tháng 3-1945, đại sứ Nhật Shunichi Matsumoto từ chức, trước khi quân Nhật đảo chánh.

4.- KHÔNG MỜI CƯỜNG ĐỂ

Riêng về vấn đề nhà cầm quyền Việt Nam, để tránh xáo trộn, gây thêm khó khăn, bộ Ngoại giao Nhật cũng như bộ Tổng tham mưu quân đội Nhật quyết định duy trì vua Bảo Đại ở ngôi báu, giữ nguyên nền hành chánh bản xứ, không đưa hoàng thân Cường Để về nước thay thế vua Bảo Đại. Tháng 1-1945, có một phái đoàn từ Tokyo đến Việt Nam vận động đưa Cường Để lên ngôi. Thiếu tướng tham mưu trưởng Quân đoàn 38 là Kawamura hỏi ý trung tướng tư lệnh là Tsuchihashi, thì Tsuchihashi trả lời: “Tốt nhất là từ chối.” Cuối tháng 2-1945, một nhân vật từ Tokyo đến Sài Gòn, nói với trung tướng Tsuchihashi là nên đưa Cường Để về Sài Gòn, thì Tsuchihachi trả lời gay gắt:Đưa ông ta về đây thì phải biết rằng khi ông ta đến phi cảng Sài Gòn, tôi sẽ gởi ông ta ra nhà tù Côn Sơn.” (Masaya Shirashi, bđd.sđd. tr. 135.

Sau cuộc đảo chánh thành công ngày 9-3-1945 trên toàn Đông Dương, cố vấn tối cao Masayuki Yokoyama, tổng lãnh sự Akira Konagaya và lãnh sự Taizõ Watanabe đến điện Thái Hòa, trong hoàng cung ở Huế, sáng 11-3-1945, triều yết vua Bảo Đại. Mở đầu cuộc đàm đạo, vua Bảo Đại thẳng thắn bày tỏ nỗi kinh ngạc của nhà vua với Yokoyama là tại sao ông đại sứ không nói chuyện với hoàng thân Cường Để là người sát cánh với chính quyền Nhật trong cuộc tranh đấu chống Pháp, mà lại đến hoàng cung nói chuyện với nhà vua. Đáp lại, Yokoyama cho rằng việc Cường Để đã qua, không còn thích hợp. Yokoyama giải thích với vua Bảo Đại về những hành động mới nhứt của Nhật trên toàn cõi Đông Dương và tuyên bố “muốn đem châu Á trả về cho người châu Á.” Ông ta còn nói rằng ông ta “có nhiệm vụ dâng nền độc lập” lên vua Bảo Đại, đồng thời kêu gọi Việt Nam cùng các nước Đông Dương gia nhập khối Đại Đông Á do Nhật đứng đầu. Khối nầy đã được chính phủ Nhật công bố thành lập ngày 1-8-1940, cách đó 5 năm. (Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, California: Xuân Thu, 1990, tr. 158-159.)

Ngay chiều 11-3-1945, vua Bảo Đại triệu tập Cơ mật viện, các thượng thư, các hoàng thân để thảo luận tình hình mới. Cuộc họp đưa đến kết quả là nhà vua cùng các thượng thư Phạm Quỳnh (bộ Lại), Hồ Đắc Khải (bộ Hộ), Ưng Hy (bộ Lễ), Bùi Bằng Đoàn (bộ Hình), Trần Thanh Đạt (bộ Học), Trương Như Đính (bộ Công) đồng ký BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP do Phạm Quỳnh soạn. Như thế, sau hơn 60 năm bị người Pháp bảo hộ từ năm 1884, nay nước Việt Nam chính thức độc lập do tình hình thế giới biến chuyển và do sự can thiệp của Nhật Bản. Sau đó, Phạm Quỳnh cùng toàn thể 5 thượng thư từ chức.

Vua Bảo Đại liền triệu tập nhân sĩ khắp nước về Huế để thăm dò việc thành lập chính phủ mới. Nhà vua nghĩ rằng người có thể đáp ứng được tình thế mới là cựu thượng thư bộ Lại Ngô Đình Diệm. Nhà vua liền nhờ người Nhật tìm kiếm ông Diệm để mời ông ra chấp chính. Người Nhật trả lời không kiếm được ông Diệm mặc dầu ông đang sống ở Sài Gòn.

Vua Bảo Đại liền mời Trần Trọng Kim, nhưng như trên đã viết, ông Kim đề nghị nhà vua nhờ người Nhật tìm kiếm Ngô Đình Diệm lần nữa. Lần nầy, người Nhật giao việc liên lạc với ông Diệm cho Hidezumi Hayashi, trung tá hiến binh Nhật. Hayashi là tác giả kế hoạch ngày 27-12-1944, đề nghị đưa hoàng thân Cường Để về Việt Nam cầm quyền và đưa Ngô Đình Diệm lên làm thủ tướng. Ông Diệm lúc đó đang ở Vĩnh Long với giám mục Ngô Đình Thục.

Khi gặp nhau, ông Diệm cho Hayashi biết ông ta không có ý định làm thủ tướng theo lời mời của vua Bảo Đại, mà ông Diệm chỉ muốn một điều là Kỳ Ngoại Hầu Cường Để về Việt Nam thay thế vua Bảo Đại. Ông Diệm tỏ ra bất bình Hayashi không báo cho ông biết tin tức đảo chính ngày 9-3, vì Hayashi liên lạc cá nhân khá thân tình với ông Diệm trong thời gian người Nhật bảo vệ ông Diệm ở Sài Gòn. Một lý do khác khiến ông Diệm từ chối lời mời của vua Bảo Đai vì ông Diệm nhận định rằng tình hình người Nhật đang suy yếu một cách nhanh chóng, và thật là thiếu sáng suốt nếu lập chính phủ dưới sự chiếm đóng của người Nhật. Cuối cùng, theo đề nghị của Hayashi, ông Diệm viết thư cho vua Bảo Đại bằng tiếng Pháp, từ chối lời mời của nhà vua, đơn thuần chỉ vì lý do sức khỏe. (Masaya Shiraishi, bđd., sđd., tt. 137-138.)

Trần Trọng Kim cũng được thông báo cho biết tin nầy, nên ông Kim mới nhận lời mời lần thứ hai của vua Bảo Đại, đứng ra thành lập nội các. (Masaya Shiraishi, bđd sđd. tt. 138-139.) Nội các Trần Trọng Kim trình diện ngày 17-4-1945, gồm những nhà trí thức khoa bảng cùng chuyên viên, và đặc biệt không có người thân Nhật, dầu nội các nầy do Nhật bảo trợ

KẾT LUẬN 

Ngay từ khi mới đến Đông Dương, chính sách của Nhật là kiểm soát Đông Dương nhưng vẫn để cho Pháp cai trị Đông Dương, để Nhật khỏi bận tâm chuyện hành chánh và an ninh, cho đến khi tình thế bắt buộc, mới lật đổ Pháp ở Đông Dương ngày 9-3-1945. Trong lúc khó khăn, Nhật lại càng không muốn tạo thêm khó khăn mới, nên không thay đổi nền quân chủ ở Việt Nam. Vì vậy, dầu Kỳ Ngoại Hầu Cường Để và Ngô Đình Diệm đã từng sát cánh hoạt động với người Nhật, cũng không được người Nhật đưa về nước cầm quyền. Theo Trần Trọng Kim, có thể vì người Nhật không chọn Kỳ Ngoại Hầu Cường Để mà chọn vua Bảo Đại, nên người Nhật không mời Ngô Đình Diệm. (Trần Trọng Kim, sđd. tt. 49-50.)

Về phía Ngô Đình Diệm, có thể ông Diệm không vui lòng khi thấy người Nhật không thực tâm và thờ ơ với mình, chuyển lời mời của vua Bảo Đại đến ông quá trễ, và nhất là khi thấy tình thế của người Nhật không được sáng sủa, Nhật đang suy yếu dần, ông Diệm liền từ chối lời mời của vua Bảo Đại.

Có người đặt ra một câu hỏi là nếu Kỳ Ngoại Hầu Cường Để về làm vua và ông Diệm làm thủ tướng năm 1945, thì Việt Nam sẽ đi về đâu? Câu hỏi không bao giờ có phần trả lời vì không thể quay ngược thời gian để làm lại lịch sử.

(Toronto, 29-8-2016)

 © Trần Gia Phụng

 © Đàn Chim Việt

323 Phản hồi cho “Tại sao Ngô Đình Diệm không làm thủ tướng năm 1945”

  1. Vinh says:

    Ngô Đình Diệm còn hơn những kẻ buôn vua hàng ngàn lần. Những kẻ buôn vua chỉ để kiếm lời nhờ việc buôn vua. Ngô Đình Diệm vừa kiếm lời từ việc tự buôn vua, đồng thời còn kiếm lời ở việc chính ông ta được Mỹ cho lên làm vua. Đáng nói là vì vừa buôn vua lại tự chiếm ngôi vua nên ông ta bị tướng lãnh dưới quyền mần thịt không thương tiếc.

    • Tran Vinh says:

      Hồ chí Minh hồi đó chắc sai tên mật thám Vinh chui dưới gầm giường ông Diệm nghe lén, nên bây giờ có chuyện để thuật lại . Thế rắm của ông Diệm thơm hay thum thủm ?

    • Nguyễn Trọng says:

      Ăn nói hồ đồ, không có nguồn chính sử dẫn chứng, thì chỉ có chó nó nghe, tên dư lợn viên Vinh nhá .

    • Tran Vinh says:

      Hồ chí Minh hoặc đám tướng tá phản loạn ngày trước phái tên Vinh chui nằm ở đáy quần lót của ông Diệm nghe lén, nên “biết ” chuyên ông Diệm buôn vua, chớ Bảo Đại không biết chuyện này . Tên Vinh hít hà ở chỗ kín đó ra sao, viết thêm ra làm chứng liệu lịch sử nhá .

      Trong quyển hồi ký “Con Rồng Việt Nam” , Bảo Đại đã ghi rõ những việc làm của thủ tướng Ngô Đình Diệm người mà sau nầy đã đưa ra cuộc Trưng Cầu Dân Ý truất phế ông như sau:

      “Hỏi: Tại sao Ngài lại trao quyền cho ông Ngô Đình Diệm để rồi ông này lật Ngài?”

      Bảo Đại trả lời : “Ông Diệm là người tôi tín nhiệm. Lúc đó thế lực của Pháp đã thất bại. Phía Cộng Sản đã được Liên Sô tích cực ủng hộ về mọi mặt nên tôi khuyên ông Diệm nên tìm sự ủng hộ của Mỹ để có thể ngăn chặn (endiguer) sự bành trướng của Cộng Sản. Việc ông ta lật tôi là do sức ép của chính trị. Ông Diệm là người yêu nước, lúc trao quyền tôi có yêu cầu ông ấy cam kết với tôi hai điều trước bàn thờ Chúa, vì ông ấy rất mộ đạo, là phải giữ vững miền Nam, và nếu không làm được sứ mạng ấy thì phải trao trả quyền lại cho tôi. Nhưng rồi ông ta đã chết khi thi hành nhiệm vụ. Dù sao thì ông ta cũng cố giữ những lời cam kết ấy mà không được.”

    • Hùng AK 47 says:

      Thưa quan bác, em thấy ngược lại, cụ Diệm làm cho người dân miền Nam an cư lạc nghiệp chứ không như ngoài Bắc, vừa bị đói vừa bị giết hàng loạt vào thời cụ Hồ. Cụ Diệm cũng làm cho Việt Nam chính thức có chủ quyền về biển đảo chứ không ký kết công hàm bán nước như cụ Đồng. Theo em nghĩ, các cán đảng chó đẻ cứ mãi lo phun láo nên quên nhìn rõ sự thật- nhờ có cụ Diệm, miền Nam VN trở thành một quốc gia VNCH (Việt Nam Cộng Hòa) đẹp đẽ hiền hòa no ấm. Kính quan bác!

    • Người Huế says:

      Làm DLV thì tha hồ nhục mạ, bôi nhọ bất kì ai không chấp nhận CS, bài trừ CS. Tên Vinh là một kẻ nói bừa chỉ với mục đích hạ nhục TT Ngô Đình Diệm nên gán ghép những gì bỉ ổi, đáng khinh cho một người đáng kính, đáng trân trọng thì không có chi lạ cả vì Vinh kiếm cơm bằng nghề DLV.

  2. Vũ Ánh says:

    Ơn trời, ơn Phật, ơn tổ tiên người Việt đã phù hộ, độ trì cho người dân Việt. Nhờ vậy nên qua các cuộc gọi là trao trả độc lập giả hiệu của Nhật, Pháp và sự đô hộ của Mỹ để dựng lên những cái gọi chính phủ, chính quyền tay sai, bù nhìn cho chúng, thì cuối cùng những chính phủ, chính quyền tay sai, bù nhìn đó đều sớm bị diệt vong, chết yểu để người dân Việt Nam được hưởng độc lập, hòa bình, thống nhât thật sự, cuộc sống ngày càng được nâng cao.

    • Tien Ngu says:

      Nghe cò mồi Cộng láo đóng kịch lạy trời lạy Phật mà anh Ngu cười muốn té phở…

      Còn Mác Lê Mao…bỏ cho chó gậm à?

      Em Phật giáo nào mà không theo Cộng láo, là em đó…thấy mẹ. Riêng Thiên Chúa Giáo thì…khỏi cần anh Ngu diễn tã…

      Hai tôn giáo lớn ở VN, thãm hại nhất là…ông Phật.

      Bị Cộng láo cướp hết đệ tử, lợi dụng ông Phật tới bến, xữ dụng lũ giáo điếm để làm xấu đạo Phật…

      Bớt láo cho đời tuơi tắn chút chút đi cò mồi à…

    • Tran Vinh says:

      Vân nước Việt đến ngày mạt nên lọt vào tay lũ Việt gian Cộng sản Hà nội bán nước hại dân . Lũ Việt gian này được bọn đế quốc Trung- Xô huấn luyện cho những mánh khoé lừa đảo, bịp bợm, diệt chủng Việt, rồi chúng tung về đất Việt, tài trợ, giúp đỡ cho cướp được chính quyền ; tàn sát 50000 người quốc gia chân chính ; giết chết 500000 đồng bào trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất ; chôn sống 6000 người tay không vũ khí ở Huế ; lừa đảo hàng triệu triệu nhân dân lao vào chảo lửa chiến tranh làm những con chốt thí trong giấc mộng bá chủ hoàn cầu của bọn đế quốc.

      Còn nữa, bọn đế quốc Tàu cộng còn cướp đoạt biển, đảo, đất đai của Tổ quốc với sự đồng loã tiếp tay của lũ Việt gian Cộng sản Hà nội ném những người yêu nước lên tiếng phản đối bọn đế quốc vào tù .

      Vận mệnh của Tổ quốc lúc này như chỉ mành treo chuông, chỉ vài năm nữa sẽ bị bọn Việt gian Cộng sản Hà nội dâng trọn cho Hán tộc làm một tỉnh lẻ của bọn đế quốc .

    • Lan says:

      @Vũ Ánh- Đúng, vào Rfa tiếng Việt đọc Tuấn Khanh, một thằng làm báo trong nước qua Mỹ chơi, loạt bài “Người Việt cố giàu lên, để làm gì?” mới biết khu Huntington Beach quận Cam bây giờ đầy nhà Việt cộng… Chả cần nó nói tớ cũng đã biết từ lâu, vì tớ đã hỏi chính Bác chứ ai…

      Dân oan đói rách tả tơi
      Đảng viên tham nhũng xe hơi nhà lầu
      Bán luôn tổ quốc cho Tầu
      Thiên đường cộng sản ở đâu, hả Hồ?

      Thì Bác bảo, ở Mỹ chứ ở đâu, hỏi ngu thế mà cũng hỏi! Nhà đồng chí ở khu nào, lên hơn triệu đô chưa, có mấy phòng ngủ, mấy lăng Bác?

    • Tudo.com says:

      @Vũ Ánh:”người dân Việt Nam được hưởng độc lập, hòa bình, thống nhât thật sự, cuộc sống ngày càng được nâng cao.”

      Chưa cao lắm đâu.
      Nghe nói bác Hồ hiện đang tu trong cái chùa quốc doanh lớn nhất ở VN, Vũ Ánh rán đợi tới khi bác thành phật bác phù. . .phép úm ba la là dân ta khi đi cái. . .đít sẽ được nâng cao hơn cái đầu như mấy con khỉ Trường Sơn cho coi.

  3. Huế Thương says:

    Hây dà, mần thuê chức tưởng thú VN do Nhật lùn sắp bại trận thuê không bằng chờ thời để mần thuê chức tổng thống VNCH cho Mỹ. Có rứa thôi, cãi nhau mần chi cho mệt.

    • Tien Ngu says:

      Mần thuê chức tổng thống hay thủ tướng VNCH chi cho mệt?

      Mần…cha già dân tộc sướng hơn. Khỏi cần học hành mẹ gì hết, lớp 7 cũng được tâng lên mần…chủ tịch.

      Mần thuê các cái chức của VNCH, phải học thấy mẹ, tệ bạc lắm cũng phải tú tài, sủa tiếng Mỹ tiếng Tây như gió.

      Thấy Lê Duẫn, Lê Đức Anh, Đổ Mười, Võ văn Kiệt, Hồ chí Minh không?

      Tụi hắn mần chủ tịch, thủ tướng khoẽ re…

    • Tran Vinh says:

      Hây dzà, muốn mần được tới chức chủ tịch Nước như Hồ chí Minh thì cũng đã phải nịnh bợ lấy đít ngoại bang mà đội lên đầu tôn làm thày, làm cha ; khi ngoại bang muốn quở trách điều chi, thì đích thân sang triều kiến chúng để nghe mắng chửi ; lúc nào cũng phải tỏ ra sốt sắng mong chờ được ngoại bang sai bảo, tựa như tuỳ phái, ô shin, đầy tớ ; khi ngoại bang chúng nó ra lệnh diệt chủng dân Việt, thì giết ngay 500000 người đồng bào để cho chúng hài lòng; khi ngoại bang quơ tay cướp biển, đảo của Tổ quốc, thì liền vỗ tay hoan hô tán thành ; khi ngoại bang tính chuyện làm bá chủ hoàn cầu, thì lừa bịp hàng triệu triệu dân Việt vào chảo lửa chiến tranh …..

      Dẫu cho có bị lịch sử ngàn đời sau nguyền rủa là đại Việt gian bán nước, phản quốc, Ác thú thì cũng còn khá hơn là suốt đời làm bồi tàu cho Pháp !

      *** Khi Lenin qua đời, Hồ chí Minh viết trên tờ báo Pravda của đảng CS Liên Xô, số ra ngày 27/1/1924 , như sau :

      “Khi còn sống, Người là cha, là thày, là đồng chí và cố vấn của chúng ta “.

      ***Trong thư đề ngày 06-6-1938, Hồ chí Minh gửi Lê Nin. “Đồng chí hãy phân tôi đi đâu đó, hay là giữ tôi ở lại đây. Hãy giao cho tôi một việc làm gì mà theo đồng chí cho là có ích?” (Trích Hồ Chí Minh toàn tập).

      ***Đèn Cù”- tác giả Trần Đĩnh : “… qua Phạm Văn Khoa, một người bạn của tôi tháp tùng với Hồ Chủ tịch sang Trung Quốc về kể lại nguyên văn rằng: “Ông Cụ sang kiểm thảo với Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai!”.

      ***Vâng theo lệnh của bọn đế quốc Trung- Xô phát động Cải Cách Ruộng Đất trời long đất lở thảm sát 500000 người dân Việt:

      Ông Hoàng Tùng, nguyên Tổng Biên tập báo Nhân Dân(1954-1982) kể lại : ” “Mùa hè năm 1952 Mao Trạch Đông và Stalin gọi bác sang, nhất định bắt phải thực hiện CCRĐ. Sau thấy không thể từ chối được nữa, bác mới quyết định phải thực hiện CCRĐ…
      “Mùa hè năm 1952, sau khi đi Trung quốc và Liên xô về, bác chuẩn bị cho hội nghị cán bộ đầu năm 1953, quyết định CCRĐ. Đoàn cố vấn CCRĐ do Kiều Hiếu Quang làm trưởng đoàn. Kiều là phó bí thư tỉnh ủy Quảng Tây …” (Đàn chim Việt online 4-7-2010)

      ***Lê Duẫn : ” Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên xô, Trung quốc “.

      ***Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Trung Cộng tuyên bố chủ quyền trên các quần đảo Đông Sa, Tây Sa (Hoàng Sa), Trung Sa và Nam Sa (Trường Sa), và nới rộng lãnh hải ra 12 hải lý. Thì 10 ngày sau, Phạm Văn Đồng gửi văn thư cho Chu Ân Lai, Thủ Tướng:

      “Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính Phủ Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc…” .

  4. Quân Mỹ dzô ra says:

    Cụ Ngô này mất năm 63 làm VC tiếc hùi hụi, vì sao? Cụ là người chống chuyện rước Mỹ vào, mà Mỹ hổng dzô chắc cụ cũng chỉ chống nổi đến năm 65 là non sông một mối, chắc dzì dzậy mà họ giết Cụ, Cụ mất oan ức, Mỹ dzô và kéo thêm mười năm nữa, chế độ VNCH lê lết được mươi năm rồi cũng tịch mà nguyên nhân lại do Mỹ: Mỹ dzô sống, Mỹ ra tịch, vậy thôi!

    • Tien Ngu says:

      Thì…ở đời mà,

      Được mất nà chuyện thường tình. Có đều cụ mất, Mỹ cút, mần cho VN lọt tròng Cộng láo.

      Cái đó mới là…khốn nạn.

      Con người sống còn thua con vật suốt mấy chục năm.

    • Việt tị nạn says:

      Đúng như thế!
      Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố:
      “Mỹ còn viện trợ, thì chúng tôi còn chống cộng!”
      “Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập!”.
      Tuyệt!

      • Nguyễn Trọng says:

        Nói mà không có bằng chứng thì chỉ có lũ “dư heo viên” của tên Võ Văn Thưởng nó nghe, dư lợn viên vtn nhá .

      • Khánh Hưng says:

        Phép so sánh tương đồng:”LX, TQ còn viện trợ thì CSVN còn Nam tiến, đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào. Nếu LX, TQ mà không viện trợ nữa thì CSVN không phải một ngày, một tháng hay một năm sẽ không còn xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Có đúng không Việt tị nạn? Bạn có thấy, máu xương của VN còn súng đạn, gạo cơm của các siêu cường LX, TQ và Mỹ. Tự hào, sung sướng mãn nguyện làm gì khi người Việt chết chóc, tàn phế bởi đạn bom “Made in Soviet Union, in China, in USA” và Việt tị nạn sống kiếp tha hương xứ người!

  5. Lại Mạnh Cường says:

    Thưa tác giả và quí đồng hương,

    Thành thật khen ngợi tác giả đã bỏ công tìm kiếm tài liệu phía Nhật sau khi thu thập tài liệu phía phương Tây. Đó là điều tôi mong mỏi và góp ý trong bài trước.
    Tuy nhiên cần làm sáng tỏ ở một số điểm cụ thể:
    Tại sao ông Diệm (NĐD) từ chối không cộng tác với Bảo Đại (BĐ) ?
    Nhật thực sự toan tính gì ở VN ?

    1/
    BĐ là con bài của Pháp nặn ra và NĐD đã chống Pháp nên từ chức thượng thư bộ Lại (12-07-1933). Kể từ đó ông hoạt động chống Pháp ráo riết, nên có lúc đã phải lưu vong xứ người. Sau này ông ngả theo Nhật, nên tôn Kỳ Ngoại Hầu Cường Để (CĐ) làm minh chủ, bởi CĐ là con bài của Nhật. Như thế không thể nào ông lại phản bội lại CĐ ra làm thủ tướng cho BĐ được.

    Wikipedia:
    Hoạt động chính trị chống Pháp[sửa | sửa mã nguồn]
    Ngô Đình Diệm lui về ở ẩn, nhưng vẫn ngấm ngầm ủng hộ Hoàng thân Cường Để đang sống lưu vong tại Nhật nhằm thực hiện một cuộc cách mạng lật đổ chính quyền bảo hộ Pháp. Ông bị xem là quá khích giống như Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam.[1] Năm 1933, ông vào Sài Gòn cùng với Nguyễn Phan Long, Lê Văn Kim,… tổ chức phong trào của trí thức Nam và Trung Kỳ vận động chính giới Pháp tại Paris để đòi bãi nhiệm Toàn quyền Đông Dương Pierre Pasquier. Việc không thành, ông bị Pasquier trục xuất khỏi Huế và chỉ định cư trú tại Quảng Bình. Tuy nhiên, sau cái chết của Pasquier năm 1934, viên toàn quyền mới Eugene René Robin bãi bỏ chỉ định của Pasquier. Ông về dạy tại trường Thiên Hựu (Providence) do anh ông là Ngô Đình Thục làm Giám học[cần dẫn nguồn]
    Thời kỳ 1942-1944, Ngô Đình Diệm tham gia thành lập và lãnh đạo tổ chức Đại Việt Phục hưng Hội, dựa Nhật chống Pháp với thành phần đảng viên nòng cốt là quan lại, linh mục, cảnh sát, và lính khố xanh bản xứ tại Trung Kỳ. Tháng 7 năm 1944, mật thám Pháp phá vỡ tổ chức này và vây bắt Ngô Đình Diệm ở tại phủ Cam. Nhờ sự giúp đỡ của hiến binh Nhật, ông thoát nạn về trú tại lãnh sự Nhật ở Huế. Sau vài ngày, người Nhật đưa Ngô Đình Diệm vào Đà Nẵng rồi dùng máy bay quân sự chở thẳng vào Sài Gòn trú tại trụ sở hiến binh của Nhật.[4] Ông cũng được Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội do hoàng thân Cường Để ủy nhiệm công việc vận động nhân sự ở Trung Kỳ để chống Pháp.[5]
    Tại Sài Gòn, ông đã tham gia thành lập Ủy ban Kiến quốc với mục tiêu phò tá hoàng thân Cường Để. Tuy nhiên Nhật không ủng hộ Cường Để về nước làm vua mà ủng hộ Bảo Đại lập chính quyền thân Nhật với quốc hiệu mới là Đế quốc Việt Nam. Bảo Đại đã từng mời ông làm thủ tướng trong chính quyền mới nhưng không thành mà thay vào đó là Trần Trọng Kim.[6]
    [hết trích]

    Vả chăng Nhật cố tình bỏ rơi con bài CĐ cho nên họ tìm mọi cách ngăn trở BĐ thông tin mời NĐD làm thủ tướng. Cũng như trước khi đảo chánh Pháp họ đã âm mưu đem dấu ông Trần Trọng Kim (TTK) ở Singapore trong khi bỏ mặc NĐD “lêu bêu” ở Sài Gòn, tức “để ngỏ” cho thực dân Pháp và Việt Minh “sơi tái” NĐD bất cứ lúc nào (Kiến Vân Lục, aka Một Cơn Gió Bụi của TTK) !

    2/
    Riêng về vấn đề nhà cầm quyền Việt Nam, để tránh xáo trộn, gây thêm khó khăn, bộ Ngoại giao Nhật cũng như bộ Tổng tham mưu quân đội Nhật quyết định duy trì vua Bảo Đại ở ngôi báu, giữ nguyên nền hành chánh bản xứ, không đưa hoàng thân Cường Để về nước thay thế vua Bảo Đại. (Trần Gia Phụng)

    Nếu thực tình KHÔNG muốn gây xáo trộn ở Đông Dương vào lúc tình thế tuyệt vọng Nhật đã không đảo chánh thực dân Pháp. Tuy nhiên vì không muốn bị mất mặt phải đầu hàng trước thực dân Pháp và giao nộp vũ khí cho họ, nên Nhật đảo chánh lập nên chính phủ bàn xứ để tiện bề toan tính thời hậu chiến, không để cho thực dân có cơ hội tái chiếm Đông Dương.
    Chính vì không còn quân đội và viên chức thực dân Pháp chính thức ở Đông Dương, nên chỉ huy tối cao của phe đồng minh phải dùng quân Anh và Tàu vào giải giới Nhật. Và qua đó một số không nhỏ vũ khí quân Nhật thất thoát vào tay người Việt chống Pháp. Đó là chưa kể một số lính Nhật tìm cách đào ngũ giúp phe kháng chiến chống Pháp.

    Như đã thưa trong góp ý các lần trước, Nhật bỏ các con bài cũ CĐ + NĐD và thay bằng con bài mới BĐ + TTK bởi đám sau dễ khiển dụng hơn, lại không một chút thực lực nào hết. BĐ “ba phải”, gió chiều nào che chiều đó như đã thấy sau này; TTK chỉ là một nhà giáo dục, một học giả tiếng tăm, chưa từng tham gia chính trị hay đảng phái nào cả. Ngắn gọn, Nhật “sỏ mũi” dễ dàng hơn nhiều, nếu như dùng cặp bài trùng CĐ + NĐD.

    Nói thế để thấy hết dã tâm của quân phiệt Nhật cũng như cái gọi là thuyết Đại Đông Á của chúng tung ra hằng mị dân Á châu, nhất là ở các nước nhược tiểu.

    KẾT, tham khảo tài liệu của các phe phái tham chiến là điều chúng ta CẦN phải làm, nhưng phải vận dụng tối đa THẦN TRÍ Việt để tìm ra sự thật ẩn tàng (les vérités cachées) sau các sự kiện lịch sử.

    • GIÓ NGÀN says:

      HOÀN CẢNH CHÍNH TRỊ VÀ TÂM HUYẾT NGƯỜI LÀM CHÍNH TRỊ

      Mọi người dân bình thường không bao giờ có tâm huyết với nước với non nên họ chỉ luôn sống thụ động theo hoàn cảnh, không bao giờ có ý thức việc làm chính trị. Tuy vậy việc làm chính trị có ba loại : loại lợi dụng thời cơ, loại thích ứng thời cơ, loại tạo dựng thời cơ. Loại đầu tiên là loại cơ hội, tầm thường, thủ lợi. Loại thứ hai là loại nhạy bén, linh hoạt, tích cực. Loại thứ ba chỉ là loại tài năng hiếm thấy, có ý chí của người anh hùng yêu nước thật sự.

      Từ đó quay trở lại hoàn cảnh lịch sử Việt Nam thời điểm 1945 để xét các nhân vật xuất lộ và nổi bật lên khi ấy tạo nên các diện mạo hính trị về sau mà chính họ đem đến : Bảo Đại, Trần Trọng Kim, Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm. Phải cần phân tích khách quan thật sự những người này mới đúng là người trí giả, có hiểu biết. Còn không nếu chỉ kiểu chó của chủ nào sủa theo chủ đó thì hoàn toàn vô nghĩa.

      Trước hết Bảo Đại vẫn chỉ là vua bù nhìn dưới thời thực dân Pháp. Mọi quyền hành đều ở trong tay người Pháp dù ông vua này vẫn có mặt. Khi quân phiệt Nhật hất cẳng được người Pháp, dĩ nhiên Nhật theo lợi ích của mình và vì nguyên tắc luôn phải bảo đảm sự ổn định xã hội trước hết, Nhật phải chọn lá bài Bảo Đại mà không thể nào khác. Ông Trần Trọng Kim đương nhiên phải biết điều đó vì ông là người có hiểu biết, nhưng bởi vì Bảo Đại triệu mời nhiều lần ông không thể từ chối, và lại cũng cứ cầu may có thể tương kế tựu kế phần nào để giúp nước nên vì Bảo Đại tìm Ngô Đình Diệm không ra buộc ông phải nhận.

      Bảo Đại sở dĩ nghĩ tới ông Diệm từ đầu, vì ông Diệm đã có tên tuổi và kinh nghiệm hành chánh lâu năm lúc đó, chọn ông Diệm là bảo đảm mặt ổn định hành chánh, đồng thời có thể tin cậy được như người có đạo đức. Tuy vậy Nhật tìm cách giấu nhẹm tung tích ông Diệm đi khiến Bảo Đại không thể tìm được. Ý đồ của Nhật là thấy ông Diệm không thể hiền như ông Kim, vì ông Diệm có từng hoạt động chống Pháp thật, nên không dễ gì ông ấy lại không chống lại Nhật về sau. Cái hơn của ông Diệm là có dấn thân chống Pháp dưới thời Pháp thuộc, còn thực chất ông Bảo Đại không hề làm được điều đó.

      Riêng ông Hồ Chí Minh, từ trước đó ông không ở trong nước mà ở nước ngoài. Hoạt động chính của ông là hoạt động theo hướng phong trào cộng sản quốc tế khi đó do Lênin của Liên Xô lãnh đạo. Ông Hồ từng được đào tạo ở Mạc Tư Khoa như là cán bộ quốc tế cộng sản thực sự. Sau này ông vê Tàu, sang Thái Lan và cuối cùng về Việt Nam cũng thế. Lý tưởng của ông Hồ không chỉ đơn thuần như lý tưởng của ông Kim hay ông Diệm, tức chủ nghĩa quốc gia dân tộc giản đơn, nhưng lại là lý tưởng cộng sản quốc tế. Bởi vậy nếu học thuyết Mác mà hoàn toàn đúng đắn, phong trào cộng sản quốc tế hoàn toàn tốt đẹp và thành công thật, ý nghĩa của ông Hồ thật sự tuyệt vời hơn mọi nhân vật khác đã nói. Tiếc rằng trong thực tế các điều đó đã không phải tích cực hay trọn vẹn thật sự, thành ra ông Hồ không thể so sánh được như Phan Chu Trinh hay Phan Bội Châu là thế.

      Như vậy từ Bảo Đại đến Hồ Chí Minh sau này, đều không ai như Lê Lợi hoặc Nguyễn Huệ cả. Bởi Lê Lợi, Nguyễn Huệ đều là những ngưởi tự họ xây dựng thời cơ, còn những người như Bảo Đại hay Hồ Chí Minh đều là những người do thời cơ bên ngoài nhào nặn và mang đến cả. Và nếu thế thì xét về ý thức cùng ý chí yêu nước, ông Hồ và ông Kim thực sự cũng không sai khác là mấy. Ông Kim muốn nhân tình thế mà thử thời vận đất nước kiểu thích ứng và cầu may sau này. Ông Hồ vì quá trình lịch sử đào tạo, hoạt động, không thể không đi theo hướng chủ nghĩa Mác mà ông tự cho là điều có lợi nhất đối với dân tộc, đất nước. Và ông cũng thích ứng theo hoàn cảnh lịch sử khi ấy để đi theo thực hiện chí hướng của mình.

      Tới giờ mọi hoàn cảnh thực tế đã hoàn toàn đổi thay không còn giống gì như hổi 1945 nữa cả. Hai cuộc chiến tranh tàn khốc và kéo dài nhất trong lịch sử đất nước cũng đã qua, đất nước được thống nhất sau chiến tranh trong thể chế cộng sản chủ nghĩa, hiện tại vẫn còn rất nhiều khó khăn, nghèo nàn mà chẳng phải là cường quốc gì như nhiều người trước đây mong mỏi cả. Bây giờ Liên Xô đã đổ, Mỹ đã hết can thiệp vào Việt Nam như trước đây, nhưng sự hiện diện của Trung Quốc cộng sản sát nách là điều mà Việt Nam cũng khó buông bỏ ra được nữa. Đặc biệt Hoàng Sa của Việt Nam đã mất về Trung Quốc, Trường Sa và biển Đông cũng đang dậy sóng đơi với Việt Nam, đó là những gì mà mọi người Việt Nam có tâm huyết ngày nay không thể không lưu tâm tới.

      Bởi vậy người Việt hay nói cờ đến tay ai nấy phất. Không phải mọi người làm chính trị đều giỏi hơn người khác, chẳng qua nếu thành công là chủ yếu do hoàn cảnh mang lại cho họ tư thế ngay từ lúc ban đầu thế thô. Ông Kim, ông Diệm, ông Hồ đều là người bình thường lúc đầu mà ra cả, chỉ Bảo Đại là có sẳn ngôi vua qua huyết thống. Nhưng dù cờ đến tay được phất là tự nhiên, song phất thế nào lại là chuyện khác, phất thành công ra sao lại là chuyện khác. Chính thế chiến thứ hai xảy ra và kết thúc thắng lợi về phe Đồng Minh, chính phong trào cộng sản quốc tế cũng đã nổi đình nổi đám ngay sau đó, tất cả mọi điều đó đã tạo nên các sự xào xáo những quân bài từ Bảo Đại qua Trần Trọng Kim đến Ngô Đình Diệm và cuối cùng đến Hồ Chí Minh cầm quyền đối với vận mệnh quốc gia dân tộc do hoàn cảnh lịch sử khách quan tạo nên chung mà không gì khác. Tin hay không tin định mệnh của cá nhân và của đất nước thì tựu trung cũng chỉ như vậy. Còn kiểu mọi loài chó đều sủa theo chủ thì luôn là điều tự nhiên không thể khác. Riêng đặc biệt hễ cộng sản thì tôn thờ và thần thánh hóa lãnh tụ thì gần như quy luật mà không nước cộng sản nào lại không có.

      NGÀN KHƠI
      (04/9/16)

      • Lại Mạnh Cường says:

        Thưa quí đồng hương,

        Thời Bảo Đại, Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm thì Việt Nam nói riêng và nhiều nước nhược tiểu chậm tiến khác trên thế giới, như bán đảo Đông Dương, Triều Tiên, Taiwan … càng ngày càng bị QUỐC TẾ HOÁ, nhất là trong thời Chiến tranh Lạnh.
        Các lãnh tụ mọi phe phái đều chịu ảnh hưởng chi phối của các siêu cường quốc tế, như Mỹ phe tư bản và Liên Sô phe CS.

        Thời của Lê Lợi và Nguyễn Huệ thì VN chỉ chịu ảnh hưởng của mỗi đế quốc phương Bắc là bọn phong kiến Tàu. Thực ra VN dù có độc lập vể chính trị, nhưng không thưjc sự có tự chủ, bởi xã hội ta nhất nhất bị Tàu chi phối, từ vua đến quan đều coi xã hội Tàu như “khuôn vàng thước ngọc” ! Cứ xem tổ chức xã hội trong mọi lãnh vực nhất nhất theo Tàu. Đến ngay chữ viết cũng không có chữ riêng. Học toàn điển tích Tàu trong thơ văn hàng ngàn năm, cho đến thời thực dân Pháp mới “dứt sữa” Tàu rất nhiều.
        Chính bọn khốn nạn V+ đã lôi kéo dân và nước ta trở lại vòng oan khiên Hán hoá.

        Mỗi quốc gia dân tộc có những đặc thù riêng, nhưng không thể vì thế mà phủ nhận các giá trị NHÂN BẢN như quyền con người mang tính phổ quát cho toàn nhân loại (universal), cũng như khuynh hướng thời thượng nổi bật DÂN CHỦ ĐA NGUYÊN !

        Chính vì thế phải lên án mọi hình thái độc tài, nhất là độc tài độc đảng và dân chủ tập trung kiểu CS, độc tài quân phiệt (như ở Miến Điện), cho đến độc tài gia đình trị (như ở Bắc Hàn, Cuba …), hay cái gọi là độc tài sáng suốt kiểu Singapore thời Lý Quang Diệu để có một chính quyển trung ương mạnh !

        Cứ xem gương sáng Nelson Mandela, đã hy sinh một đời cho chính nghĩa, đến khi thành công xây dựng một nước Nam Phi dân chủ, ông đã triệt để tôn trọng hiến pháp, không bắt vít ngồi lâu trên quyền lực như đại đa số các lãnh tụ khác.
        Lãnh tụ Nam Hàn Kim Đại Trọng, được xem là Nelson Mandela Á châu, khi nắm quyền đã quyết tâm thực thi “hoà giải hoà hợp” dân tộc thực sự.
        Chính vì thế cả hai ông đã lãnh giải thưởng Nobel hoà bình !
        Anh thư Miến Điện Aung San Suu Kyi cũng không tự tiện dẵm đạp lên hiến pháp để ngang nhiên lên làm thủ tướng hay tổng thống xứ mình.

    • Lại Mạnh Cường says:

      Xin sửa lại :
      Ngắn gọn, Nhật “sỏ mũi” dễ dàng hơn nhiều, nếu như KHÔNG dùng cặp bài trùng CĐ + NĐD.

    • nguyen ha says:

      Lịch sử đả chứng minh,lảnh tụ các nước nhược tiểu ,tất cả đều là “con bài” của các thế lực.Chỉ khác nhau về bản chất các “con bài”.! Công bang mà nói,lịch sử VN cận đại “con bài” Ngô đình Diệm là sang chói nhất, về mặt “Thương -nước-yêu -nòi”. Cám ơn LMC đả có “góp ý” rất rỏ rang về vấn đề nầy.

      • Lại Mạnh Cường says:

        Dear nguyen ha,

        THÂN PHẬN NHƯỢC TIỂU là thế đó :-( !

        Tất cả lãnh đạo các phe phái đều chịu chi phối bên ngoài.
        Thế giới ngày một liên lập, trái đất “bé” lại và thành “phẳng”.

        Đáng buồn là người yêu nước thương dân và có khả năng lại quá hiếm.
        Tuyệt đại đa số là bọn cơ hội chủ nghĩa, giá áo túi cơm, lừa đảo, bịp bợm.

        Lại có những kẻ khi hàn vi khá tốt, nhưng khi nắm quyền kiêu căng độc đoán.
        “Nhân vô thập toàn”, nhưng lãnh tụ cần sáng suốt, công minh, bao dung, nhân bản …

  6. LÊ NAM says:

    Ngoại trưởng Mỹ thay mặt tổng thống Obama chúc người Việt Nam ‘ngập tràn niềm vui’ nhân Quốc khánh 2.9

    Từ Washington, ông Kerry hôm 31.8 có bài phát biểu thay mặt Tổng thống và nhân dân Mỹ nhân dịp Quốc khánh Việt Nam 2.9.
    Ông nói: “Mối quan hệ giữa hai quốc gia và nhân dân hai nước đang đạt được kết quả cao và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chắc chắn chúng ta sẽ đạt thêm nhiều tiến bộ nữa trong những tháng năm sắp tới khi cùng nhau thực hiện các sáng kiến lịch sử được công bố trong chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama đến Việt Nam hồi tháng 5″.
    Ông cho biết đã rất vinh dự được tháp tùng Tổng thống Obama thăm Việt Nam vừa qua và “rất ấn tượng khi chứng kiến sự phát triển vượt trội trong quan hệ song phương Việt – Mỹ”.
    Ngoại trưởng Mỹ chia sẻ điều khiến ông luôn yêu mến Việt Nam là sự nồng ấm, hào phóng và tài khéo léo của ban lãnh đạo người dân Việt Nam.
    Ngoại trưởng Mỹ chúc người Việt Nam ‘ngập tràn niềm vui’ nhân Quốc khánh 2.9.

    Trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ dẫn lời ông Kerry phát biểu: “Việt Nam có tiềm năng to lớn và tôi tin chắc rằng Việt Nam sẽ có tương lai tươi sáng nhờ sự cống hiến của giới trẻ, cộng đồng doanh nghiệp và một xã hội dân sự năng động. Chúng tôi mong đợi tiếp tục làm sâu sắc thêm quan hệ toàn diện và ngày càng mang tính chiến lược với Việt Nam nhằm thúc đẩy lợi ích chung trong việc xây dựng và duy trì một trật tự dựa trên luật pháp, không chỉ ở châu Á – Thái Bình Dương mà trên khắp thế giới”.
    Ông kết thúc bài phát biểu bằng một lời chúc: “Nhân dịp này, tôi chúc nhân dân Việt Nam hòa bình và thịnh vượng trong năm sắp tới”.

    • Tien Ngu says:

      Ừa, nghe em ngoại trưởng này chúc mừng, Cò mồi Cộng láo nó…mừng theo, mà anh Ngu ngậm ngùi.

      Mẹ nó chớ, nó cai trị bằng…láo. Láo từ cái em lãnh tụ cho tới em…cò mồi…

      Mỹ chắc nó ngu lắm, nó hổng biết…

      Cai trị bằng…láo, thì sao khá?
      Lại độc quyền, không cho đảng nào khác vô để…bớt láo.

      Khá cái gì mà…mừng?

    • Tran Vinh says:

      Bốn triệu tên lính Cộng sản Bắc Việt nằm dưới đáy mồ chắc hẳn lật nguời lại ( turn over in their graves) uất hận nhìn bày đàn bè lũ Cộng sản nay xum xoe vui vẻ với “đế quốc” Mỹ dạo nào đã cho họ đội bom chùm B52 và hải pháo Hạm Đội 7 khiến cho cả hàng trăm ngàn tên mất tiêu cả xương cốt, đầu lâu .

      Chuyện Clinton, Bush, Obama giao thiệp với Việt nam chẳng ảnh hưởng chi đến mục tiêu tranh đấu chống Cộng của người Việt hải ngoại. Người Việt hải ngoại trước sau vẫn như một không hoà giải, hoà hợp với bè lũ Cộng sản Hà nội phản quốc .

      Các tên lãnh đạo Cộng sản nếu có sang Mỹ thì sẽ vẫn phải lòn cửa ” hậu môn ” chui vào Toà Nhà Trắng, sẽ vẫn bị dàn chào bằng cả rừng cờ Vàng . Cờ Đỏ nếu có được thậm thụt treo lên ở đâu đó sẽ ngay lập tức bị hạ xuống chết tức tưởi . Ngày sẽ càng nhiều địa phương chấp thuận vinh danh cờ Vàng . Các nghị sĩ, dân biểu Mỹ sẽ vẫn được người Việt thông báo cho những vi phạm nhân quyền của Cộng sản ở Việt nam . v…v…

  7. Cựu lính tiểu đoàn 78, liên đoàn 14 BĐQ/QLVNCH says:

    Hôm nay, kỷ niệm 71 năm Quốc Khánh của VNCS, xem lại cuộc diễn binh, diễn hành kỷ niệm 70 năm Quốc khánh 02/9 (1945 – 2015): https://youtu.be/shEM484aoNs

    • Tien Ngu says:

      Cộng láo VN khoe diễn hành, y hệt như Tàu Cộng khoe…Olympic.

      Chúng khoe cở nào đi nữa, thiên hạ cũng biết rằng chúng độc quyền mà…láo.

      Nó độc quyền, tiền bạc lợi lộc gì cũng vô tay nó hết trọi, dân đói khổ kệ mẹ dân, giao cho…từ thiện họ lo.

      Muốn tổ chức…hoành tráng cái gì lại không được?

    • Tran Vinh says:

      Đọc tin sao chỉ thấy Quân Đôi Nhân Dân thua đậm và bị bọn đế quốc Tàu cộng xỉ nhục cho thảm hại thế này nhỉ ?! Hoá ra ” đánh bại các đế quốc sừng sỏ Mỹ, Pháp ‘ chỉ là chuyện thủ dâm, tự sướng của Cộng sản Hà nội và đám dư lợn viên :

      Năm 79, quan thày Tàu cộng đánh chư hầu Cộng sản Hà nội, giết chết 37000 tên lính Quân Đội Nhân Dân VN, đánh bị thương 7000 tên và bắt được 5000 tù binh – theo diễn văn ngày 16 tháng ba năm 1979 của lãnh đạo Tàu cộng Đặng Tiểu Bình .

      Năm 1984, quan thày Tàu cộng đánh chiếm Lão sơn, giết chết 4000 tên lính Quân Đội Nhân Dân VN.

      Năm 1988, Khmer Đỏ giết chết và làm bị thương hàng trăm ngàn tên lính Quân Đội Nhân Dân VN.

      Năm 88 ở Gạc Ma, quan thày Tàu cộng nã súng bắn chết 69 tên lính Quân Đội Nhân Dân VN.

      Năm 2014 ở Hoàng sa, quan thày Tàu cộng đái lên đầu, lên mặt Quân Đội Nhân Dân VN.

      Hiên tại, quan thày Tàu cộng tung hoành biển Đông. Quân Đội Nhân Dân VN teo chim đứng nhìn ” tàu nạ, tàu nạ”.

    • Tran Vinh says:

      Hic, Quân Đội Nhân Dân Việt Nam hãi bọn đế quốc Tàu cộng đến teo chim, đành bám bờ không dám ra khơi để cho bọn đế quốc Tàu thoải mái tung hoành biển Đông. Ngư dân Việt khốn khổ mất ngư trường, phải mò sang các nước bạn ăn cắp cá, bị Mã Lai tóm 252 lần !

      Các Nước Bắt Nhiều Ngư Dân VN
      09/04/2016

      Bản tin VOA ghi rằng Malaysia đã tố cáo lãnh hải bị tàu Việt Nam xâm phạm nhiều nhất.
      Bộ trưởng đặc trách an ninh quốc gia Shahidan Kassim ngày 8/4 cho hay trong tổng số 273 vụ bắt giữ từ năm 2010 tới tháng 2 năm nay, các tàu cá Việt Nam chiếm phần lớn, với 252 trường hợp.

      Vụ bắt giữ gần đây nhất xảy ra hôm 5/4 khi 4 tàu cá Việt cùng 24 thuyền viên bị Cơ quan Thực thi Hàng hải Malaysia chặn bắt trong vùng biển Kemaman, tịch thu gần 500 kg hải sản.

      Trước đó, hồi cuối tháng 3, Malaysia đã bắt giữ 25 ngư dân Việt trên 3 chiếc tàu, tịch thu ngư cụ và sản lượng đánh bắt.

      Đầu tháng 3, Malaysia chặn bắt 42 thuyền viên Việt Nam cùng 3 chiếc tàu, tịch thu hơn 8 tấn hải sản trị giá trên 48 ngàn đôla.

      Trong khi đó, bản tin RFA ghi rằng từ ngày 3 đến 7 tháng tư năm nay, Thái Lan đã bắt giữ tổng cộng 11 tàu cá và 102 ngư dân Việt Nam vì cho vi phạm vùng biển của nước này.

    • Tran Vinh says:

      Thành tích ô nhục của Quân Đội Nhân Dân VN :

      Quân Đội Nhân Dân đánh lớn thua lớn Mùa Hè Đỏ Lửa 72, đánh nhỏ thua nhỏ. Đánh lén Mậu Thân 68 thua nốt. Phải đợi đến khi miền Nam mất quân viện, chúng mới thắng nổi.

      Quân Đội Nhân Dân sang Kampuchea bị đánh phải ôm đầu máu rút về 1988.

      Choảng nhau với quan thày Trung quốc mất Lão Sơn 1984. Ra khơi năm 88 ở Gạc Ma, đứng làm bia thịt cho súng phòng không Trung quốc thoải mái nhả đạn. Sang đến năm 2014, bị tàu Trung quốc đái cả lên đầu lên mặt .

  8. Minh Ngọc says:

    Ở đời, người ta phò thịnh chứ có ai phò suy, ông Diệm cũng không ngoại lệ.
    Ông Diệm là tay đầu cơ chính trị và quyền lực. Ông ta tính toán hơn cả con buôn tài ba, sừng sỏ.
    Này nhe, Nhật sắp bại trận, đầu hàng đồng minh, dại gì mà ôm rơm để rặm bụng. Thà nằm im chờ thời và tìm cách đến nước Mỹ, thân Mỹ, làm việc dưới quyền điều khiển và tiền bạc, vũ khí của Mỹ là bên thắng trận vẫn hơn. Thời cơ đến thì cứ tạm thời làm thủ tướng cho tên vua ham ăn, ham chơi, ham gái, lại ở tít tận trời tây là Bảo Đại, rồi sau đó tìm cách hất cẳng hắn ta để làm quốc trưởng hoặc tổng thống. Bảo Đại lại là người thân Pháp và do Pháp bắc lên bếp để làm quốc trưởng, mà Pháp thì đã hết thời nên rất dễ lật đổ hắn ta. Diệm lại là người của Mỹ. Chắc chắn Mỹ sẽ hất cẳng Pháp để chiếm Đông Dương. Có Mỹ đỡ đầu thì chắc chắn trở thành tổng thống của nửa nước Việt Nam. Vậy dại gì mà lãnh cái chức thủ tướng trời ơi đất hỡi do kẻ bại trận là Nhật Bản dựng lên. Chỉ có Trần Trọng Kim giỏi văn chương nhưng dốt chính trị và không phải là con buôn chính trị mới dại dột nhận cái chức thủ tướng dõm do Nhật Bản là kẻ bại trận “trao tặng”.

    • Nguyễn Trọng says:

      Hồ chí Minh hồi đó chắc sai tên mật thám Minh Ngọc chui dưới gầm giường ông Diệm nghe lén, nên bây giờ có chuyện để thuật lại . Thế rắm của ông Diệm thơm hay thum thủm ?

    • Tran Vinh says:

      Giàu đổi bạn, sang đổi vợ. Tên Minh Ngọc chắc thuộc loại người tồi tệ này, nên suy bụng ta ra bụng người . Ăn nói hồ đồ, không có nguồn chính sử dẫn chứng, thì chỉ có chó nó nghe, tên dư lợn viên Minh Ngọc nhá .

    • Tran Vinh says:

      Phò thịnh chớ không phò suy. Tên Minh Ngọc chắc thuộc loại người tồi tệ này, nên suy bụng ta ra bụng người . Mai đây, nếu Việt nam mất vào tay Tàu cộng, tên Minh Ngọc sẽ là kẻ liếm gót giày giặc Hán đày đoạ đồng bào . Ăn nói hồ đồ, không có nguồn chính sử dẫn chứng, thì chỉ có chó nó nghe, tên dư lợn viên Minh Ngọc nhá .

    • Tien Ngu says:

      Mắc cười quá…

      Ở đời, chỉ có cái thứ…dốt, mắt hí, mới ra thân mần cò mồi cho Cộng láo.

      Nó dạy sao, hay vậy, lập lại như vẹt.

      Mà cái giọng của Cộng láo, là giọng khoái …lên lớp dân ngu. Chúng không hiểu rằng thì là, chúng cũng thuộc…ngu như bò.

      Với chúng, Ngô đình Diệm là dân…cơ hội, canh me kiếm…ăn.
      Còn Hồ chí Minh, mới là người đàng hoàng, tuy mới học lớp…7, nhưng ngon lành hơn Ngô đình Diệm.

      Mặc dù thực tế đã chứng minh miền Nam tự do no ấm, dân trí phát triển đều đều; miền Bắc…đói dốt chết mẹ.

      Qua đó, ai cũng thấy cái dốt mà…láo của lũ Cộng.

      Ấy thế mà Cộng vẫn tung cò mồi, láo tỉnh…

    • UncleFox says:

      Đồng chí Minh Nọc thân mến,
      Bác biết đồng chí bận làm Lơn viên nên rất ít có cơ hội “tiếp cận” sách vở báo chí LỀ THẬT . Diệm do chính cựu Hoàng Đế Bảo Đại triệu nạp . Bảo Đại thì “thân Pháp” chứ có dây mơ rễ má gì với đế quốc Mỹ đâu mà bảo rằng Diệm do Mỹ dựng nên ?
      Đảng ta cứ miệt thị Bảo Đại, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu là bù nhìn, là tay sai do Pháp, Mỹ dựng lên mà Mỹ, Pháp có thu được tấc đất nào của họ dâng cho không ? Còn Bác Hồ và Đảng Cộng Phỉ ta do ai tạo ra mà hết sang Nga xin Stalin cho chỉ thị lại sang Tầu nghe Mao bắt về làm cái gọi là cải cách ruộng đất giết hại mấy mươi vạn dân lành, rồi lại cắt đất, nhượng biển đảo cho Tầu để tỏ lòng thần phục nữa …
      Thế nghĩa nà nàm thao hả đồng chí Minh Nọc thân mến ?

    • Hạnh Nguyễn says:

      Ta là Minh Ngọc thì sẽ cắn lưỡi cho xác thân trở về cát bụi vì quá xấu hổ khi viết cái comment để thiên hạ chửi rủa như thế này! Cái nghề DLV sao mà khó kiếm miếng cơm quá, cái miếng cơm không ấm được cái bụng mà phải nhục nhằn như thế này !

  9. Minh Đức says:

    Trích: “nếu Kỳ Ngoại Hầu Cường Để về làm vua và ông Diệm làm thủ tướng năm 1945, thì Việt Nam sẽ đi về đâu?”

    Nếu Kỳ Ngoại Hầu Cường Để có một quân đội có khả năng chiến đấu thì Việt Nam sẽ đi về hướng nào mà Kỳ Ngoại Hầu muốn, không phải ngồi chờ các nước dàn xếp. Vua thì phải có khả năng cầm quân. Nếu vua không cầm quân được thì cần có bầy tôi như Tào Tháo hay Lưu Bị phò vua và phải lệ thuộc họ, như vua Lê nhờ có Nguyễn Kim mà quay trở lại làm vua dựng nên nhà Hậu Lê. Như Sihanouk nhờ có Kmer Đỏ mà quay trở lại ngai vàng.

  10. Quang Phan says:

    ***Sách “Việt Nam 1945-1995: Chiến tranh. Tị nạn. Bài học Lịch sử” – tác giả Lê Xuân Khoa – cựu Phó Viện trưởng Đại học Saigon :

    Theo bản phúc trình cho nhà cầm quyền Pháp dưới dạng hồi ký không được công bố của Đại sứ Nhật Yokoyama, Ngô Đình Diệm đã từ chối vì lý do sức khoẻ. Nhưng ít lâu sau thì ông được biết ông Diệm đã từ chối vì hai lý do: Thứ nhất, ông đã thề trung thành với Kỳ Ngoại hầu Cường Để và không muốn phục vụ Bảo Đại mà ông cho là thân Pháp; thứ hai là ông muốn lấy lại Nam Bộ và ba thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng mà lúc này Nhật chưa trả lại cho Việt Nam.

    ***Sử gia Hoàng Xuân Hãn: Ông tướng coi quân đội Nhật ở Việt Nam, Nhật gọi là Tsuchihaschi . Ông gặp tôi nhiều lần lắm ở Hà Nội, ông kể chuyện, từ trước, về chính trị của Nhật, ông cho biết rằng là chính ông phản đối lại chuyện Cường Để về Việt Nam. Bởi vì ông có trách nhiệm giữ ở bên Đông Dương cho yên ổn. Nếu người Mỹ họ đổ bộ vào thì để cho binh đội Nhật rảnh tay chống lại quân Mỹ, chứ họ không muốn có chuyện gì lôi thôi hết cả. Cho nên sợ ông Cường Để về thì sẽ chống lại Pháp, sẽ gây ra khó khăn cho Nhật Bổn. Nhật Bổn giải giáp người Pháp, nhưng không muốn kiếm chuyện gì với người Pháp cả. Cho nên chuyện Cường Để không về là vì thế. Ngô Đình Diệm không lên là vì thế.

    • Phó thường dân says:

      Tâm lý chung con người hay thích khoe khoang
      Người giầu khoe tiền, khoe của
      Người đẹp khoe ngực khoe đùi
      Người kẻ sĩ hay khoe chữ nghĩa
      Nói cho cùng khoe khoang vừa vừa thì hay hơn, khoe khoang quá lố thật zị hợm và khó coi, phàm là người hiểu biết phải tự kiềm chế đừng đi quá đà không hay ho gì

      • Khánh Hưng says:

        Có phải bị mặc cảm tự ái mà gây ra đố kị, hiềm khích?

Leave a Reply to Vinh